Hồi 4
Tiêu Sơn Kết Nghĩa

Đã lâu nay cửa tam quan chùa Tiêu Sơn rào kén hẳn hàng ba, bốn lần tre, hóp
và chông chà.
Khách thập phương phải đi qua một con đường vòng chạy theo chu vi trái đồi,
rồi rẽ ngoặt ra phía bên. ở đó có một cái cổng nhỏ hẹp nhưng xây rất kiên cố. Qua
lần cổng, một hàng bậc gạch cao và giốc đưa đến nhà trai. Như thế, đứng trên
ngọn đồi hay trong lầu Tiêu Lĩnh nhìn xuống có thể biết ai sắp đến chùa, nhất lại
có một cái lạch nước rất sâu ngăn chận đồi ra với con đường vòng. Cái lạch ấy, sư
Phổ T nh cho đào để lấy đất đắp bức tường dài bao bọc quanh đồi. Và cũng nhờ
việc to tát ấy mà nhà sư đã được dân làng nức nở ca tụng công đức. Họ cho nhà sư
đắp tường đào hào như thế không những chỉ có một mục đích giữ chùa, mà còn có
mục đích che chở cho dân quanh vùng trong khi nhiễu loạn, vì hạt ấy, họ sợ hãi
bọn Nguyễn Đoàn, Phạm Thái lắm, tuy chỉ sợ bóng sợ gió.
ý chừng Phổ T nh thiền sư cũng biết vậy, nên ngay ở cửa tam quan, có dán
một tờ yết thị nói cửa từ bi không hẹp, ai sơ quân cường đạo cướp bóc cứ vào chùa
nương náu ít ngày, nhà chùa sẵn lòng dung nạp.
Kỳ thực chỉ có đồ đảng của Phổ Tĩnh là hay lui tới cửa chùa và tờ yết thị kia
không có mục đích gì khác là để che mắt quan quân. Chẳng thế có khi trong chùa
tụ họp đến hàng trăm người mà viên phân phủ Từ Sơn vẫn không lưu ý tới, cho
rằng đó toàn là lulung bọn quê mùa yếu hèn, nhút nhát đến ẩn núp. Không những
thế, viên phân phủ còn nhân tờ chiếu của vua Quang Trung bắt bỏ hết chùa nhỏ
trong các làng đệ dựng một ngôi chùa lớn ở mỗi phủ, mỗi huyện, mà đệ tờ bẩm lên
quan trấn thủ xin lấy chùa Tiêu Sơn làm chùa chính thức được trụ trì, ở chùa ấy.
Tuy việc tư xin bị đình bãi, vì từ khi vua Quang Trung thăng hà, vua Quang Toản
và thái sư Bùi Đắc Tuyên không còn lưu tâm gì đến công việc cải cách thiền học
nữa, nhưng lòng tín nhiệm của quan quân hạt Kinh Bắc đối với Phổ T nh thiền sư,
nhờ việc đó mà ngày một thêm vững chặt.
Lòng tính nhiệm hầu hoàn toàn ấy đã giúp đồ đảng bí mật của Quang Ngọc
hoành hành dễ dàng ở vùng Kinh Bắc, vì những viên kiện tướng của chàng đều là
các sư ông, sư bác mà tay quan trọng nhất là Phạm Thái tức sư ông Phổ Chiêu
chùa Linh Đài, làng Nghiêm Xá.
Chiều hôm trước nhân sư bác chùa Đình Bảng đến báo có một bà hoàng phi bị
bắt giải về giam ở phủ Từ Sơn, Quang Ngọc liền hốt hoảng chít vội cái khăn
vuông xuống tận mắt và khoác vội vào mình cái mền nâu cũ, cho người ta không
nhận được ra đi.
Nguyên chàng vẫn biết rằng từ khi thành Thăng Long mới vỡ, người em thứ
ba vua Lê là Lan quận công Duy Chí đem bà hoàng phi họ Nguyễn chạy lên
Tuyên Quang rồi chiêu dụ những người thổ hào cùng nhau lo toan việc hưng phục.
Nhưng Duy Chí mới chống chọi với quân Tây Sơn được vài tháng ở Bắc Lạc thì bị
bắt bỏ cũi giải về Phú Xuân hàng hình cùng với hết thảy các tướng tá. Hoàng Phi
liền rời Tuyên Quang trở về hạt Kinh Bắc ẩn núp ở trong các nhà bình dân. Quân
Tây Sơn thường đi lùng bắt mà không được, vì người Kinh Bắc vẫn còn mến tiếc
nhà Lê, không ai chịu tố cáo nơi hoàng phi trú ẩn.
Khi đã dò biết đích xác rằng hoàng phi bị bắt, Quang Ngọc vào hàng cơm nhà
Ngỗng ở phố phủ, định sai chủ quán, một đảng viên của đảng Tiêu Sơn, đưa ngay
tin đến Nghiêm xá cho Phạm Thái. Chẳng ngờ gặp giữa lúc Lê Báo đang uống
rượn và nói nhiều câu khảng khái. Chàng liền dốn ngồi lại để xem ông khách trẻ
tuổi kia là người thế nào, nhất chàng lại như bị cái sức vóc vạm vỡ và nét mặt tươi
như hoa của kẻ kia lưu luyến.
Việc cần kíp thứ nhút của Quang Ngọc khi đã đưa Lê Báo về tới chùa là viết
thư sai người tức tốc đến Kinh Bắc giao Nhị Nương đem về Nghiêm xá cho Phạm
Thái. Chàng biết tất có binh mã đuỗi theo con đường Từ Sơn - Kim Lũ, nên chàng
không cho người mang thư đi lối ấy. Chàng lại biết đàn bà, con gái ít khi bị ngờ
vực, khám xét, nên việc thông tin tức chàng thường giao cho bọn họ.
Vào khoảng cuối giờ Tỵ, Phạm Thái tới chùa Tiêu Sơn. Quang Ngọc đã dứng
chờ ở chân đồi. Hai người lớn tiếng chào nhau: "A di đà phật?"
- Lê Báo đâu?
Quang Ngọc cũng khe khẽ đáp lại:
- Trong chùa.
- Có việc gì quan hệ nữa không?
- Có, chốc nói chuyện.
Lên đến đầu bực thang gạch, nghe có tiếng mõ lớn thưa thớt rời rạc. Phạm
Thái mỉm cười, theo Quang Ngọc qua cái cửa nách bước vào chùa trên. Một nhà
sư đầu mới cạo nhẵn thín, khoác áo cà sa ngồi ở cái bục gỗ trước bàn thờ, miệng
lẩm nhẩm đọc kinh, tay uể oải gõ mõ. Hình như nhà sư chú hết tinh thần vào sự
tụng niệm, nên không biết có hai người vừa vào, tuy họ đã cất tiếng chào: "A di đà
phật?"
Thấy người kia không nhúc nhích, Quang Ngọc đưa mắt liếc Phạm Thái, mỉm
cười rồi lại gần bàn thờ gọi:
- Lê Báo?
Lê Báo vờ không nghe rõ, vẫn ngồi đọc kinh, mắt chăm chăm để vào quyển
sách chữ lớn mở đặt trên giá. Quang Ngọc cáu tiết, đến sau lưng ghé vào tai nói:
- Mới tu được một buổi mà đã mộ đạo thế ư?
Bấy giờ Lê Báo mới rời quyển kinh, ngước mắt nhìn lên, nhoẻn miệng cười:
- Không, đệ có đọc kinh đâu, đệ ngâm thơ đó chứ?
Cả ba người cùng cười ồ. Bỗng một chú tiểu ở ngoài đi vào để thắp hương.
Các nhà sư lại im bặt, nét mặt người nào người ấy đều có vẻ thành kính, nhu mì,
kín đáo. Phổ Tĩnh vờ hỏi Lê Báo:
- Sư cụ bên ấy vẫn được mạnh đấy chứ?
Lê Báo hấp tấp đáp lại:
- Thưa ngài...
Phổ Chiêu vẻ mặt trang nghiêm vội đỡ lời:
- Bạch sư ông, cụ Phổ Mịch nhờ ơn Phật tổ vẫn được mạnh như thường.
Phổ tĩnh mỉm cười rồi quay ra bảo chú tiểu, ý chừng mới tu ở chùa này:
- Gọi chú Mộc?
Một lát sau, bước vào một người to lớn, gân cốt nở nang, cặp mắt tròn xoe, da
dẻ hồng hào.
Phổ Tĩnh hất hàm hỏi:
- Nó mới đến, chú đã biết tâm địa ra sao mà dám cho lên chùa trông nom việc
đèn nhang?
- Bạch sư ông, nó ở trong bọn thủ túc chân thành của đệ tử. Đệ tử xin cam
đoan chịu hết trách nhiệm.
Phổ T nh hơi gắt:
- Đành vậy, nhưng cứ phòng bị trước thì vẫn hơn. Tiệc đã sửa soạn xong
chưa?
- Bạch sư ông đã.
- Có nhiều rượn ngon đấy chứ?
- Bạch sư ông, đủ cả. Đệ tử đã cho xong đâu đấy ở trên lầu Tiêu Lĩnh.
- Được, ta không cần đến chú nữa.
Chú tiểu lễ phép cúi đầu chào, đi ra. Phổ T nh đóng cửa cẩn thận mà nói rằng:
- Thôi, bây giờ chúng ta không còn lo sợ điều gì, cú việc bình tĩnh mà đánh
chén, vì muốn lên Tiêu Lĩnh tất phải qua chùa, mà cửa chùa thì đóng khóa kiên cố
lắm.
Thấy Phạm Thái thì thầm nói chuyện với Lê Báo, Quang Ngọc quay lại hỏi hai
người:
- Chỗ quen biết cả đấy. Mà dù chưa quen biết thì rồi cũng phải quen biết. Anh
hùng trong thiên hạ phỏng được bao người, sao không cùng nhau làm việc đại
nghĩa.
Phạm Thái đáp:
- Ngu đệ vẫn được nghe đại danh của quan Thiên thơ khu mật viện sự. Nay
được gặp ngài thực lấy làm hân hạnh.
Quang Ngọc thẳng thắn cười lớn:
- Ngài? Cái tiếng xưng hô ấy không được ổn bỏ nó đi.
Lê Báo cũng nói:
- Phải, chỗ anh em sao lại gọi thế?
Quang Ngọc bàn:
- Muốn chính kỳ danh, trước hết phải chính kỳ vị. Ngày xưa anh em Lưu,
Quan, Trương kết nghĩa tại vườn đào, rồi lập nên cơ nghiệp kinh thiên động địa.
Vậy ngày nay, sao chúng ta không theo gương ấy mà cũng kết làm anh em?
Lê Báo vỗ tay, thét vang như tiếng lệnh:
- ồ? Phải đấy? Hay? Hay? ý đại huynh hay lắm!
Phạm Thái mỉm cười:
- Trong ba anh em mình chẳng biết có ai giống Lưu Huyền Đức, Quan vân
Trường không, như giống Trương Dực Đức thì Lê hiền hữu thực là giống như đúc.
- Vậy đệ xin làm em út chứ sao.
Quang Ngọc hỏi:
- Hiền hữu niên canh bao nhiêu?
- Mười chín tuổi.
- Thế thì hiền hữu là em út hẳn đi rồi, vì Phạm quân hơn hiền hữu một tuỗi.
Phạm thái khiêm tốn:
- Nhưng Lê hiền hữu giòng dõi tôn thất nhà Lê, ngu đệ xin nhường là anh.
Phổ T nh vội gạt:
- Không được, chỉ có một điều đáng kể: Ai hơn tuổi là anh.
- Hiền huynh đã dạy như thế, thì hai em hẳn phải vâng theo. Vậy bây giờ
chúng ta phải thề ra sao?
Lê Báo hỏi:
- ở chùa này cũng có thờ Quan Công đấy chứ?
Quang Ngọc cười:
- Chùa nào lại chẳng thờ đức Thánh Quan.
- Thế thì hay lắm. Chúng ta cứ đến trước bàn thờ ông ấy mà thề.
- Phải đấy, phải đấy?
Ba người liền cùng nhau lại bàn thờ Quan Clông. Lê Báo bảo hai bạn:
- Trông Quan vân Trường lẫm liệt oai phong lắm nhỉ? Có lẽ vẻ lẫm liệt oai
phong ấy là nhờ ở bộ mặt đỏ, mà muốn có một bộ mặt đỏ tất phải uống nhiều
rượn Vậy trước khi phát thệ, sao ta không đem rượn lên dâng ngài rồi cùng nhau
uống thực say đã?
Quang Ngọc cười:
- Vì say rượn hiền hữu suýt bị thiệt mạng ở tửu quán, thế mà vẫn không chừa?
Lê Báo lấy làm xấu hổ với Phạm Thái, nói chữa thẹn:
- Hiền huynh tưởng ngu đệ say à? Ngu đệ uốn gấp năm, gấp mười thế cũng
chẳng thấm vào đâu. Chẳng qua giữa lúc bất ngờ bị chúng nó đẩy cái bàn vào
người, nên ngu đệ ngã đó mà thôi.
Phạm Thái vốn thích rưỡn mà uống bao nhiêu cũng không say, liền đỡ lời bạn:
- Lê hiền hữu nói rất đúng. Lễ phát thệ long trọng này không có rượn sao
được?
Dút lời, Quang Ngọc đi thẳng lên lầu Tiêu L~nh. ở lại trước bàn thờ Quan
Công, Phạm Thái sẽ bảo Lê Báo:
- Nghe nói tửu lượng hiền hữu khá lắm.
- Vâng, cũng khá. Hôm nay xin uống thi.
- Thi cái gì chứ thi uống rượn thì không bao giờ ngu đệ dám nhận lời.
- Sao vậy?
- Vì kẻ tu hành phải giới tửu.
- Thế thì buồn lắm nhỉ?
Quang Ngọc bê xuống một bình rượn lớn và hỏi hai người:
- Ngần này đã đủ chưa?
Lê Báo đáp:
- Cũng tiềm tiệm. Nhưng rượn có ngon không đấy? Chứ rượn của thằng cha
chủ quán, ngu đệ uống hôm qua không thể nuốt được.
Phạm Thái cười:
- ấy là không thể nuốt được đấy, chứ nuốt được thì không biết hiền hữu say
tới đâu?
Quang Ngọc cũng cười:
- Hai chú không ngại. Rượn đây tôi thửa mãi tận ở Thủ Khối chính hiệu hoàng
cúc Nhưng ta làm lễ đã rồi hãy hay.
Quang Ngọc nói:
- Bây giờ mỗi người thề một câu. Tôi hơn tuổi được hai hiền đệ tôn làm anh
xin thề trước.
Chàng liền quỳ trước bàn thờ Quan Công và dõng dạc khấn rằng:
- Ngày xưa Quan thánh đế có kết nghĩa với Lưu Huyền Đức, Trương Dực Đức
tai vườn đào, thề cùng sống cùng chết để cùng nhau phò nhà Hán, cứu giúp muôn
dân. Ngày nay ở nước Việt Nam chúng tôi trăm họ loạn lạc, bị lầm than chẳng
kém đời hậu hán, hai anh em lũ giặc Tây Sơn đem quân đi ăn cướp phá đánh đuổi
vua chúng tôi phải chạy trốn sang bên quý quốc, giết cha chúng tôi, giết họ hàng
chúng tôi, vậy trước bàn thờ ngài ba chúng tôi là Trần Quang Ngọc, hai mươi
nhăm tuổi, Phạm Thái hai mươi tuổi, Lê Báo mười chín tuổi, xin theo gương ngài
cùng họ Lưu, họ Trương, kết nghĩa anh em, trước là để phò nhà Lê, sau nữa là để
rửa thù cho cha chúng tôi. Tôi thề rằng tôi coi Phạm Thái, Lê Báo như hai anh em
ruột, cùng hai người sống chết có nhau. Nếu tôi ở không đúng lời thề xin chết như
thế nầy.
Dút lời chàng bẻ hương ra làm hai đoạn mà vứt xuống đất. Phạm Thái thề
cũng như Quang Ngọc. Đến lượt Lê Báo. Chàng rót thêm vào chén rượn thờ, rồi tự
rót cho mình một chén đầy giốc một hơi cạn. Đoạn chàng bảo hai người:
- Hai hiền huynh thề như thế không được, nghe ngu đệ đây nè.
Tức thì chàng vào quì trước bàn thờ và lớn tiếng khấn:
- Tôi đây Lê Báo tuy mới mười chín tuổi đầu nhưng trong ba năm nay tôi đã đi
chu du khắp nước, vì vậy tôi biết dân tình rất khổ sở. Tôi nhớ sách Mạnh Tử có
câu: Dân vì quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh. Thế mà họ coi nước như tư sản của
họ, không tưởng gì đến dân, đến xã tắc nữa. Vì vậy ba chúng tôi là Trần Quang
Ngọc, Phạm Thái, Lê Báo cùng nhau kết anh để ra tay tôn phò một vị nhân quân
biết coi dân làm trọng. Tôi thề rằng (vừa nói vừa rót rượn vào chén) tôi xin giữ
trọn đạo làm em út dốc lòng tuân theo mệnh lệnh của đảng trưởng là ông anh cả
Trần Quang Ngọc của tôi, nếu tôi trái lời thề ấy thì nguồn ngày xanh của tôi cũng
cạn như chén rượn này.
Cùng với câu thề, chén rượn cùng hết. Quang Ngọc và Phạm Thái đưa mắt
nhìn nhau mỉm cười. Rồi Quang Ngọc rót ba chén rượn đầy mà nói rằng:
- Xin uống cạn chén rượn để chúc cho tình huynh đệ chúng ta ngày thêm bền
chặt với non sông Nam Việt.
Uống xong Phạm Thái khen:
- Rượn của hiền huynh ngon lắm.
Lê Báo nghĩ thầm: "Đã giới tửu mà còn biết rượn ngon?"
Quang Ngọc mời hai bạn lên lầu Tiêu Lĩnh dự tiệc. Lê Báo sợ bỏ quên mất
bình rượn, vội vàng bê theo.