Chương 29

Người Pháp và nước Pháp, kể từ thời Napoléon III đến nay đều coi Francis Garnier như là một trong những người vĩ đại đi tiên phong trong tiến trình phát triển chính sách thuộc địa thực dân của họ trên các lãnh thổ hải ngoại tại vùng Á Châu đặc biệt là ở Đông Dương. Trong khi mà đoàn quân viễn chinh xâm lược của Pháp chỉ mới làm chủ thực sự 2 thành phố lớn quan trọng ngang nhau, nằm kề sát bên nhau là Sài Gòn và Chợ Lớn thì với vị thế là một thị trưởng thành phố Chợ Lớn, tiếng nói của Francis Garnier nhất định phải được chính quyền và dư luận quần chúng ở Pháp đặc biệt quan tâm.
Sau thắng lợi ngoại giao ngoạn mục của đoàn sứ Đại Nam do Phan Thanh Giản cầm đầu, hoàng đế Pháp Napoléon III và chính phủ Pháp đã đồng ý mở một cuộc thương thảo để ký kết với triều đình Huế một hòa ước mới. Nhóm quân phiệt của bộ Hải quân Pháp cầm đầu là bộ trưởng Chasseloup Laubat và Thống đốc kiêm tư lệnh lực lượng viễn chinh xâm lưuợc Pháp ở Nam Kỳ hạ De La Grandière đã có những thái độ và hành động chống đối chủ trương xét lại của Napoléon III và chính phủ Pháp ở Paris và không đếm xỉa gì tới sự hiện diện của đặc sứ Aubaret. Chính La Grandière đã thúc hối bộ trưởng bộ Hải quân Chasseloup Laubat qua các công hàm nầy đến công hàm khác để phản đối chủ trương xét lại của chính phủ Pháp về vấn đề Nam Kỳ hạ thuộc Pháp. Chính trong thời điểm và bối cảnh như thế thì tiếng nói của Francis Garnier đã góp phần không nhỏ cho việc xoay chuyển nếp suy tư và dư luận quần chúng Pháp trong việc chôn vùi hòa ước Aubaret.
Tuy nhiên, chuyện gì đã xảy ra ở Paris trong khi có những dư luận phát xuất từ Sài Gòn và từ Bộ Hải Quân để chống đối chủ trương xét lại của chính phủ Pháp? Theo quan điểm của người Pháp thì đây chỉ là một phản ứng hiển tự nhiên đưa tới một hiệu quả hiển nhiên phải có: Chasseloup Laubat vốn là một kẻ chủ trương mạnh mẽ chính sách thực dân thuộc địa đã đã hợp với thủ tướng nước Pháp vào lúc đó là Druyn de Lhuys- cùng một bản chất như Chasseloup Laubat- cả hai đã quyết định đảo ngược quan điểm lập trường trước đây không lâu của họ khi họ cũng đã từng đồng ý về việc ký kết một hoà ước mới để thay thế cho hòa ước Nhâm Tuất 1862. Họ đã ra sức kêu gào Napoléon III đừng chú ý gì đến kết quả đàm phán của đoàn sứ Phan Thanh Giản và yêu cầu Napoléon II vô hiệu hóa những chỉ thị mà chính họ cũng có tham dự vào để truyền đạt cho Aubaret trong sứ vụ thương thảo với triều đình Huế. Thêm vào đó dư luận báo chí, ngoại trừ tờ báo Les Débats, đã bắt đầu thấu rõ là vì quyền lợi thực sự của nước Pháp đòi hỏi mà lãnh thổ Nam Kỳ hạ phải tồn tại với người Pháp và do đó dư luận báo chí ở Pháp đã tung ra những bài báo hưởng ứng và cổ động cho chiến dịch tuyên truyền chính sách thuộc địa của ho. Tại Viện Dân Biểu của Quốc Hội Pháp, những người có thế lực như Dân biểu Thires và Lambrecht dù không ngả theo nhưng cũng không tỏ ý chống đối. Hoàng đế Napoléon III phân vân bất định về nhũng dư luận đồn đãi đang bủa vây tứ phía. Và rồi, vào cuối năm 1863, một ủy ban nghiên cứu dư luận được hình thành; mặt khác Chasseloup Laubat cũng được chỉ thị lập một bản tường trình sự việc trình lên Napoléon III. Ngày 6/6/1864, hoàng đế Pháp liền chỉ thị cho thủ tướng Druyn de Lhuys thông báo cho Chasseloup Laubat gởi công hàm cho Aubaret yêu cầu chấm dứt những cuộc điều đình đang tiến hành tại Huế. Tuy nhiên, vì cách biệt xa xôi, sự chuyển vận thư từ chậm trễ cho nên khi công hàm của Chasseloup Laubat đến tay Aubaret thì hiệp ước mới đã được ký kết.
Ngày 4/11/1864, Chasseloup Laubat gởi cho Napoléon III một bản tường trình dài lưu ý Napoléon III trong khi chờ đợi một tình thế sáng sủa hơn thì nên trở lại với hòa ước Sài Gòn năm Nhâm Tuất ngày 5 tháng 6 dl năm1862. Phiên hợp nội các ngày 10 tháng 11 năm 1864, chính phủ Pháp quyết định không phê chuẩn hòa ước Aubaret tức là xóa bỏ việc cho triều đình Huế chuộc lại bằng tiền những lãnh thổ đã thuộc về người Pháp theo hoà ước Nhâm Tuất 1862 hay nói khác đi người Pháp chỉ thừa nhận hoà ước Nhâm Tuất 1862 là có hiệu lực chấp hành. Quyết định nầy được gởi đi Sài Gòn vào ngày 29 tháng 1 năm 1865.
La Grandière viết thư cho triều đình Huế biết về quyết định không phê chuẩn hoà ước Aubaret của chính phủ Pháp và mặc dù có trình bày cho biết những lý do vì sao chính phủ Pháp không chịu phê chuẩn hòa ước Aubaret nhưng trên thực tế thì dù có giải thích hay không giải thích thì tình thế vẫn không có gì khác biệt bởi vì ý đồ xâm lược và bành trướng lãnh thổ thuộc địa của người Pháp mới là lý do chính yếu cho mọi quyết định của họ trên vùng lãnh thổ Nam Kỳ hạ. Câu hỏi đặt ra là: triều đình Huế đã phản ứng ra sao khi hoà ước Aubaret không được người Pháp chuẩn phê?
Chính sử nhà Nguyễn ghi chép về giai đoạn nầy như sau:
"Chủ súy nước Pháp là Gia-lăng-di-e, phái người là Sơ Ba Lê đi tàu chạy máy bằng hơi nước đến đồn cửa biển Thuận An, đưa thư xin vào chầu và tâu bày định việc hòa ước.
Vua nói: Chủ súy nước Phú, phái người đến, để cố giữ lời ước trước đó thôi; còn việc vào triều yết là việc quan trọng, không nên khinh suất mà cho được. Sai bọn Phan Thanh Giản, Trần Tiễn Thành, và Phạm Phú Thứ, vỗ về úy lạo từ khước đi.
Ba Lê lại nói: lần nầy vẫn giữ ước cũ về năm nhâm tuất, nên xuống dụ cho các tỉnh cấm việc mộ dân, và tiền bồi thường đem đến giao ở tỉnh Bình Thuận; còn giấy tờ phỏng độ làm hôm nào xong, sáng mai bao cho biết, thì trở về, không dám ở lâu.
Bọn Thanh Giản đem việc tâu lên. Vua giao cho Phủ Tôn nhân và đình thần bàn định, đều nói: vua tôi nước ấy, đã không chịu cho chuộc lại 3 tỉnh; (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa), nếu lại viết quốc thư để hỏi thì họ lại cố chấp lời nói trước, sợ có tổn đến quốc thể chăng? Xin sai quan Thương bạc viết thư gửi cho đại học sĩ nước ấy là Anh Đê Luy và chủ súy nước Phú ở Gia Định, thông tin, phân trần cặn kẽ, họa có chút động lòng nghe chăng, sau sẽ dần dần mưu tính. Vua nói: bọn khanh liệu tính thế nào, chả nhẽ theo ước cũ mà nỡ bỏ đất cát 3 tỉnh ấy ư? Nên tính cho kỹ. Các đại thần lại nói: nghị lớn về hòa ước từ trước tới nay vẫn giữ bí mật, chưa có công bố, cho mọi người nghe biết nên người thôn quê chưa biết, sinh ra ngờ vực. Xin do tỉnh thần 3 tỉnh: Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên, đem sao lục 12 điều ước cũ, đưa đi treo dán, để hiểu bảo cho sĩ dân điều biết, khiến đều yên ở làm ăn. Đến như việc thu xếp sau nầy được thỏa thiện, nên xin thong thả sẽ bàn định. Vua y cho. Nhân bảo bọn Thanh Giản rằng: ý người Phú như thế, là muốn dân ta dứt tình với ta, cho nên dân không nhịn được tức giận nhỏ ấy. Ta đã nhiều lần phái người mật đi hiểu bảo, nhưng có 1, 2 kẻ hiếu sự, không chịu nghe, đã để cho họ sinh ngờ, lại làm nhiễu hại dân ta. Vã lại, họ đương cô chấp lời ước, để gây hiềm khích, 3 tỉnh bị trơ trọi thì tất đến nguỵ Nay dứt tình đi thì sợ lòng dân ngày thêm lìa tan, nếu không không dứt tình tuyệt đi, thì việc chưa nên, mà lúc cấp khó cứu, nên bất đắc dĩ phải dứt tình đi, để cho dân 3 tỉnh ấy không còn trông nhờ vào đâu để bạo động nữa. Đó là đoạn tuyệt để mà bảo vệ, để làm kế sau nầy nảy nở sẽ mưu toan dần dần. Bèn xuống dụ cho tỉnh thần 3 tỉnh sức khắp các hạt biết, có ai mượn tiếng là mộ nghĩa, thì không được vào trong địa giới, mà các quan phủ, huyện một khi trông thấy tức thời bắt ngay đem giải; nhà dân có ai chứa chấp, cũng bắt tội như kẻ phạm." (ĐNTLCB; đệ tứ kỷ; quyển XXXI; trang 162,163; bản dịch; Hà Nội; 1974). (cũng xem: Sử Quốc Triều Chánh Biên Toát Yếu; bản dịch năm 1925; sử quán triều Nguyễn; trang 345)
°
"...phân trần cặn kẽ, họa có chút động lòng nghe chăng, sau sẽ dần dần mưu tính". Uy quyền, sĩ diện của một nước giờ đây tiêu tan để hạ mình phân trần kêu ca, tuân hành các đòi hỏi của kẻ xâm lược để mong kẻ địch thương xót mà xét lại chăng? Lần nầy chớ có đổ tội cho ông Phan Thanh Giản là đã đầu hàng tuân lệnh của giặc ngoại xâm. Ông Giản đã làm tròn bổn phận của một nhà thương thuyết ngoại giao thêm một lần nữa nhưng Tự Đức và đám người ăn hại ở triều đình Huế lại một lần nữa làm hỏng sự và chỉ có một khác biệt nhỏ là lần nầy không thấy Phan Thanh Giản bị hạ chức và mang thêm một án trảm giam hậu như mấy lần trước!
Trước thái độ hèn yếu cam phận của triều đình Huế theo chỉ thị của Tự Đức, quân xâm lược Pháp đã thây rõ uy thế lấn lướt của mình và kể từ lúc nầy họ bắt đầu lên mặt huênh hoang, độc đoán khi giao dịch với các cấp chính quyền của nước Đại Nam từ quan binh cho đến người lãnh đạo cao cấp nhất và tệ hại hơn nữa, họ liền nghĩ ngay tới chuyện chiếm lãnh thêm các vùng đất phì nhiều ở miền Tây Nam Kỳ.
Một lần nữa, Francis Garnier lại lên tiếng hối thúc đoàn quân xâm lược Pháp tiến chiếm thêm 3 tỉnh miền Tây của Đại Nam trong một bản tường trình của ông có tựa đề là DE LA COLONISATION De La COCHINCHINE, viết xong ngày 1 tháng 3 dl năm 1865 do nhà xuất bản Challamel Ainé ấn hành ở Paris vào năm 1865.
Nơi trang 7, 8 và 9, F Garnier khởi đầu bài tường trình của ông như sau:
Tạm dịch:
Kể từ lúc bác bỏ không thừa nhận những cuộc thương lượng công khai với triều đình Huế vào tháng 7 năm 1864, thuộc địa được đặt trở lại vào vào những điều kiện lãnh thổ được thỏa thuận trong hòa ước ký kết ngày 6 tháng 6 năm 1862. Nếu đã dựa trên những nền tảng thuần lý, không thể tranh cải để biến thành nguyên lý đẩy lùi các tưởng làm suy giảm uy lực của chúng ta ở Nam Kỳ thì người ta cũng phải chịu chấp nhận mọi hậu quả và phải tạo được chiến thắng từ những hậu quả đó. Nếu không thì người ta cứ phải tranh luận không dứt giữa một vị thế vô sinh chỉ biết chấp nhận nguyên nhân mà không dám khai triển hậu quả, làm ung thối đi những thành quả chính đáng hợp pháp và quý báu nhất của 5 năm chiến đấu và hy sinh.
Người ta đã thường thấy được rằng sự chiếm hữu 3 tỉnh của chúng ta vẫn chưa phải là đầy đủ và đã trở thành nguy hiểm nếu chúng ta không bổ sung thêm trong vòng một thời hạn thật ngắn bằng cách chinh phục phần đất còn lại của Nam Kỳ Hạ, điều mà tôi không có ý định quay lại những chứng cớ dài dòng về thực tế trong khi chỉ cần nhìn lên một tấm bản đồ thì cũng đủ để ghi nhận được.
Ta biết rằng đối với người An Nam thì 6 tỉnh được xem như là một khối duy nhất không thể tách biệt nhau được, rằng chính vì cuộc chinh phục xâm chiếm vùng lãnh thổ Biên Hòa của vương quốc Cam Bốt mà tất nhiên họ phải bị lôi kéo vào cuộc chinh phục tiếp theo để chiếm lấy phần đất còn lại của cả một vùng châu thổ miền Tây (châu thổ sông Mê-kong). Nếu đó đã là điều thiết yếu cho người An Nam thì điều đó lại còn cấp thiết hơn nữa đối với những kể đi chinh phục đến từ Âu Châu, trong khi đang gặp nhiều khó khăn hơn để hoà đồng một sắc dân bị chiến bại thì những kẻ chinh phục phải làm sao để các lối thoát của họ giảm đi và phải phân cách họ nhiều hơn đối với bất kỳ ảnh hưởng ngoại lai nào.
Bị cách trở hoàn toàn với phần lãnh thổ còn lại của đế quốc Đại Nam và chỉ còn có thể giao lưu với phần lãnh thổ nầy bằng cách xuyên ngang qua các vùng lãnh thổ bị người Pháp chiếm đóng, 3 tỉnh của người An Nam trong miền Nam Kỳ Hạ vì đang ở dưới sự cai trị đầy run sợ và lúc nào cũng phải cảnh giác đề phòng cho nên người dân trong 3 tỉnh nầy bị đặt vào một cảnh huống bất thường và bắp bênh khiến cho họ không thể có một ước muốn mãnh liệt để nhìn thấy được thực trạng thân phận của họ. Cũng vậy, cho đến khi nào niềm hy vọng độc lập vẫn còn tồn tại trong con tim của những dân An Nam, - một điều mà chúng ta phải ghi nhận rằng thái độ chần chừ của chúng ta đã góp phần bảo tồn niềm hy vọng đó, có thể là vượt quá phẩm cách của chúng ta, - thì 3 tỉnh nầy sẽ vẫn còn là nơi trú ẩn của những kẻ bất mãn, là trung tâm của những âm mưu nổi loạn mà chúng ta sẽ phải đối đầu.
Trong hoàn cảnh thiêu thốn nhất ma lại phải bận tâm một cách bó buộc để canh chừng cẩn mật các quan binh triều đình Huế được phép di chuyển ngang qua phần lãnh thổ của chúng ta theo như hòa ước đã quy định thì chúng ta không có cách nào ngăn chận họ thực hiện những mưu toan tuyển quân mà cũng không thể nào khắc phục được lòng câm phẫn của dân chúng An Nam khi vẫn còn nhìn thấy quan lại cai trị cũ qua lại trước mắt họ.
Ngay cả trong tình trạng lãnh thổ mà chúng ta đã chấp nhận, chúng ta vẫn cứ phải gánh chịu một cách tất nhiên những sự chống đối thù địch nặng nề và thường xuyên của hạng người thuộc tầng lớp cao cùng với sự do dự hoài nghi tai hại của khối quần chúng.
.......................................................................................................
° Nơi trang 13 và 14, thái độ khinh thường của người Pháp về sự yếu kém và hèn nhát của quan binh triều đình Huế đã được Francis Garnier nêu lên tách bạch và đầy tự tin đến mức trở thành kiêu căn cao ngạo một cách hữu lý:
Tạm dịch:
.......................................................................................................................
Cảm tưởng về sự bất lực quân sự của người An Nam khi họ đối trận thường xuyên với chúng ta đến nay đã tới một mức độ mà chỉ cần có một khẩu trọng pháo loại nhỏ cùng với 20 ngươi cũng đủ để tiến quân một cách an toàn trước mặt bất cứ một viên quan đầu tỉnh nào của triều đình rồi tuyên cáo luật pháp bắt họ phải tuân hành. Thay vì đăng dán, truyền rao chiến thắng khải hoàn thì người ta phải biết gát bỏ lòng thỏa mãn để lo phối hợp mọi phương cách cùng với một phương hướng hành động nhanh chóng để chiến lãnh mà không phải đụng trận những địa điểm trọng yếu của vùng châu thổ sông Cam Bốt (tức là sông Cửu Long còn gọi là sông Mê-Kong) và tuyên bố các địa điểm đó được sáp nhập vào lãnh thổ Nam Kỳ của người Pháp. Các làng mạc sẽ được hàng phục nhanh chóng bằng cách chỉ cắt cử người bản xứ địa phương giữ nhiệm vụ hành chánh công quyền không bị áp lực quân sự chi phối. Việc chinh phục 3 tỉnh của người An Nam chỉ cần một sự rải quân nhanh chóng qua sự chuyển vận của các tàu thuyền; và nếu gặp sự kháng cự ở tại một địa điểm nào như ở An Giang hay Châu Đốc chẳng hạn thì đó chỉ là ảo vọng vô ích của các quan triều nhà Nguyễn; họ ganh ghét vì muốn bảo vệ danh dự cho khả năng quân sự và những việc làm sai trật của họ trước đây đang bị bêu rêu làm trò đùa. Để thực hiện sự chiếm đóng nầy, không cần phải tăng gia thêm 1 người hay 1 tàu chiến nào cho đoàn quân viễn chinh hiện nay ở Nam Kỳ Hạ, và nếu tôi dám phiêu lưu để xác định thực tế nầy là vì chính ngay vị thống đốc Nam Kỳ cũng đã từng đề xuất như thế.
Nếu có ai phản đối rằng chúng ta đang ở trong tình trạng hòa bình với triều đình Huế và sẻ không có một duyên cớ chính đáng nào để biện minh cho một cuộc xâm chiếm tàn bạo thì tôi có thể trả lời là chính triều đình Huế đang chờ đợi cuộc xâm chiếm nầy từ lâu rồi, kể từ khi họ bắt buộc phải bỏ rơi mọi hy vọng di tản; từ khi họ biết được rằng họ không còn đủ khả năng để gìn giữ, mỗi ngày họ lại tạo ra hết lý do nầy lại đến lý do khác rất đáng để chúng ta cắt đứt mọi nghi thức quan hệ ngoại giao; chẳng thà đơn phương chấp nhận đã đánh giá sai lạc bản chất về những mối giao hảo với chính quyền An Nam còn hơn là lý luận theo lối Tây phương để rồi gây tổn hại thực sự cho đất nước, gây tổn hại cho những hy sinh to lớn đã qua, còn hơn là cứ phải ở trong một tình trạng hiện hữu không thể chấp nhận được hoặc phải là tự ý rời bỏ những phương cách mở mang theo nguyên tắc thuần lý của cuộc xâm chiếm như tôi đã đề cặp từ lúc mở đầu bài nầy, một nguyên tắc đã từng được một lần chấp nhận.
Đối với một chính quyền không có thiện ý và quá chậm tiến như chính quyền của người An Nam thì muốn đảm bảo cho tương lai được tiến triển một cách an toàn để đạt một mục tiêu thì cần phải cẩn trọng để tạo lập một vị thế khiến cho cho sự an bình của lãnh thổ thuộc địa không còn phải lệ thuộc ít hoặc nhiều vào thiện ý thi hành các hiệp ước; và khi mà tình thế thuận lợi như lúc nầy, chúng ta có thể được đoan chắc một cách tuyệt hảo cho việc chiếm hữu toàn diện lãnh thổ của Nam Kỳ Hạ.
°
Đầu mục kháng chiến quản Định bị Huỳnh Công Tấn hợp tác với quân Pháp truy kích giết chết vào ngày 20 tháng 8 năm 1864 và sau khi hòa ước Aubaret bị xóa bỏ, đề đốc La Grandière đã lên tàu Donnaï về Pháp ngày 30/3/1865 để bàn định với Chasselouplaubat về việc thiết đặt một chương trình cai trị khôn khéo và hữu hiệu trên các vùng đất vừa chiếm đoạt được ở phía Nam nước Đại Nam. Đề đốc Roze được cử sang để tạm thời thay thế trong khi La Grandière vắng mặt ở Nam Kỳ (A. Schreiner, sách đã dẫn; trang 268). Chuyến đi nầy của La Grandière rất trùng hợp với bản phúc trình DE LA COLONISATION de la COCHINCHINE của Francis Garnier vừa được viết xong vào 1 tháng 3 năm 1865.
La Grandière trở lại Nam Kỳ vào ngày 27/11/1865 mang theo cả gia đình vợ con: điều nầy lại cho thấy rõ quyết tâm của La Grandière nhất định thực hiện cho bằng được chính sách bành trướng thuộc địa của người Pháp đặt lên đất nước Đại Nam. Quyết tâm nầy không phải chỉ có nhắm vào 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ và nước Cam Bốt mà thôi nhưng lại bao gồm luôn hết đất nước Đại Nam từ ải Nam Quan tới mũi Cà Mau kể cả nước Lào nữa:
1- HÀNH QUÂN BÌNH ĐỊNH VÙNG ĐỒNG THÁP MƯỜI
Trước hết là những cuộc hành quân càn quét dân quân kháng chiến tại vùng Đồng Tháp Mười.
Vào lúc khởi đầu năm 1866, tình hình Nam Kỳ được chính quyền xâm lược tuyên bố là yên ổn và có nhiều triển vọng. Người Pháp đã thu về cho họ hơn 5 triệu đồng quan (francs). Tình hình các tỉnh yên ổn. Khi trở lại Sài Gòn, la Grandière đã được nhiều tầng lớp người An Nam và người Hoa bề thế đón rước chào mừng. Trở lại Sài Gòn, la Grandière đã mang theo nhiều bằng tuyên dương công trạng và huy chương danh dự của chính phủ Pháp ở Paris để tưởng thưởng những người bản xứ đã và đang hợp tác với đoàn quân viễn chinh xâm lược Pháp: đốc phủ Trần Tử Ca, đội Huỳnh Công Tấn được huy chương danh dự (Méaille de la Légion d'honneur, thường được gọi là mề đai điều vì nó có nền toàn màu đỏ, một loại huy chương cao cấp của người Pháp giống như Bảo Quốc Huân Chương của Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975. Đồn rằng, người đeo mề đai điều được mọi người Pháp ở bất cứ nơi đâu kính trọng và sẽ được giảm nhẹ án khi người đeo mề đai điều phạm tội hình sự), đội Trần Bá Lộc được thưởng huy chương quân đội (la médaille militaire, giống như anh dũng bội tinh của Việt Nam cộng Hòa trước 1975). Các thế lực từ các nước lân bang đều tỏ dấu hiệu thân thiện với người Pháp ở Nam Kỳ.
Tuy nhiên, vẫn còn vùng Đồng Tháp Mười, nơi chứa chấp và là mật khu của dân quân kháng chiến Nam Kỳ thường gọi là bưng biền. Tiếp nhận súng óng đạn dược từ Hà Tiên, Rạch Giá đưa vào bưng, dân quân kháng chiến tiếp tục gây rối và tạo khó khăn cho lịch trình thi hành chính sách thuộc địa của người Pháp trên toàn cõi Nam Kỳ hạ. Thống soái la Grandière đã lưu ý triều đình Đại Nam về tình hình bất ổn ở vùng Đồng Tháp và cảnh cáo rằng những cuộc xuất quân từ bưng biền để đánh phá đồn bót của đoàn quân viễn chinh Pháp là vi phạm trầm trọng hòa ước Nhâm Tuất (1862). Để đáp lại, quan binh địa phương và triều đình Huế chỉ trả lời xin cho có hình thức theo thủ tục ngoại giao.
Ngày 20 tháng 1 dl năm 1866, Phan Thanh Giản đã được triều đình Huế cử làm Kinh lược đại thần 3 tỉnh miền Tây. Người Pháp chờ đợi ông Phan Thanh Giản sẽ giải quyết được tình hình bất ổn tại vùng bưng biền Đồng Tháp nhưng rốt cuộc rồi họ thất vọng vì không thấy có một dấu hiệu nào thay đổi mà tình trạng bất ổn còn gia tăng hơn lúc trước. Mức độ các đoàn dân quân kháng chiến xuất phát từ Đồng Tháp Mười để đánh phá càng lúc càng nhiều và lan rộng khắp nơi. Những tiền đồn của quân xâm lược Pháp ở Mỹ Tho bị tấn công. Quân kháng chiến hô hào tuyên truyền rằng người Nhật Bản sẽ trợ giúp để chống quân xâm lược Pháp.
Vào cuối tháng 3 dl, dân quân kháng chiến đánh chiếm đồn Cái Nứa ở Mỹ Tho khiến quân Pháp phải hành quân tái chiếm nhiều lần mới tạm yên. Không thể để tình trạng xáo động kéo dài, quân xâm lược quyết định mở cuộc hành quân bình định vùng Đồng Tháp Mười. Từ bên ngoài, đoàn quân của Pháp gồm có 100 quân chính quy người Pháp, 250 lính tập người bản xứ với thành phần chỉ huy gồm có 3 đại úy người Pháp, quản Tấn và huyện Lộc, chia nhau đi theo 3 lộ trình xuyên đầm lầy tấn công vào cứ điểm trung tâm của kháng chiến quân. Ngày 16 tháng 4 dl năm 1866 quân Pháp tấn chiếm Đồn Tả, một đồn chính yếu ở trung tâm Đồng Tháp do 350 quân kháng chiến trấn thủ và 40 khẩu đại pháo. Một đại đội quân từ tàu chiến la Fusée được tăng viện: quân kháng chiến chống cự mãnh liệt liệt nhưng cuối cùng phải bỏ chạy tứ tán. Chỉ huy kháng chiến quân thiên hộ Dương chạy thoát, nhiều dân quân kháng chiến bi quân xâm lược bắt sống ở Cái Thìa (Mỹ Tho) trong số đó có một binh sĩ Pháp đào ngũ tên là Linguet đi theo kháng chiến bưng biền Đồng Tháp Mười.

Truyện Khảo Luận Về Ông Phan Thanh Giản ---~~~cungtacgia~~~--- !!!5842_25.htm!!!!!!5842_29.htm!!! Đã xem 67957 lần. --!!tach_noi_dung!!--


Chương 29

--!!tach_noi_dung!!--
Người Pháp và nước Pháp, kể từ thời Napoléon III đến nay đều coi Francis Garnier như là một trong những người vĩ đại đi tiên phong trong tiến trình phát triển chính sách thuộc địa thực dân của họ trên các lãnh thổ hải ngoại tại vùng Á Châu đặc biệt là ở Đông Dương. Trong khi mà đoàn quân viễn chinh xâm lược của Pháp chỉ mới làm chủ thực sự 2 thành phố lớn quan trọng ngang nhau, nằm kề sát bên nhau là Sài Gòn và Chợ Lớn thì với vị thế là một thị trưởng thành phố Chợ Lớn, tiếng nói của Francis Garnier nhất định phải được chính quyền và dư luận quần chúng ở Pháp đặc biệt quan tâm.
Sau thắng lợi ngoại giao ngoạn mục của đoàn sứ Đại Nam do Phan Thanh Giản cầm đầu, hoàng đế Pháp Napoléon III và chính phủ Pháp đã đồng ý mở một cuộc thương thảo để ký kết với triều đình Huế một hòa ước mới. Nhóm quân phiệt của bộ Hải quân Pháp cầm đầu là bộ trưởng Chasseloup Laubat và Thống đốc kiêm tư lệnh lực lượng viễn chinh xâm lưuợc Pháp ở Nam Kỳ hạ De La Grandière đã có những thái độ và hành động chống đối chủ trương xét lại của Napoléon III và chính phủ Pháp ở Paris và không đếm xỉa gì tới sự hiện diện của đặc sứ Aubaret. Chính La Grandière đã thúc hối bộ trưởng bộ Hải quân Chasseloup Laubat qua các công hàm nầy đến công hàm khác để phản đối chủ trương xét lại của chính phủ Pháp về vấn đề Nam Kỳ hạ thuộc Pháp. Chính trong thời điểm và bối cảnh như thế thì tiếng nói của Francis Garnier đã góp phần không nhỏ cho việc xoay chuyển nếp suy tư và dư luận quần chúng Pháp trong việc chôn vùi hòa ước Aubaret.
Tuy nhiên, chuyện gì đã xảy ra ở Paris trong khi có những dư luận phát xuất từ Sài Gòn và từ Bộ Hải Quân để chống đối chủ trương xét lại của chính phủ Pháp? Theo quan điểm của người Pháp thì đây chỉ là một phản ứng hiển tự nhiên đưa tới một hiệu quả hiển nhiên phải có: Chasseloup Laubat vốn là một kẻ chủ trương mạnh mẽ chính sách thực dân thuộc địa đã đã hợp với thủ tướng nước Pháp vào lúc đó là Druyn de Lhuys- cùng một bản chất như Chasseloup Laubat- cả hai đã quyết định đảo ngược quan điểm lập trường trước đây không lâu của họ khi họ cũng đã từng đồng ý về việc ký kết một hoà ước mới để thay thế cho hòa ước Nhâm Tuất 1862. Họ đã ra sức kêu gào Napoléon III đừng chú ý gì đến kết quả đàm phán của đoàn sứ Phan Thanh Giản và yêu cầu Napoléon II vô hiệu hóa những chỉ thị mà chính họ cũng có tham dự vào để truyền đạt cho Aubaret trong sứ vụ thương thảo với triều đình Huế. Thêm vào đó dư luận báo chí, ngoại trừ tờ báo Les Débats, đã bắt đầu thấu rõ là vì quyền lợi thực sự của nước Pháp đòi hỏi mà lãnh thổ Nam Kỳ hạ phải tồn tại với người Pháp và do đó dư luận báo chí ở Pháp đã tung ra những bài báo hưởng ứng và cổ động cho chiến dịch tuyên truyền chính sách thuộc địa của ho. Tại Viện Dân Biểu của Quốc Hội Pháp, những người có thế lực như Dân biểu Thires và Lambrecht dù không ngả theo nhưng cũng không tỏ ý chống đối. Hoàng đế Napoléon III phân vân bất định về nhũng dư luận đồn đãi đang bủa vây tứ phía. Và rồi, vào cuối năm 1863, một ủy ban nghiên cứu dư luận được hình thành; mặt khác Chasseloup Laubat cũng được chỉ thị lập một bản tường trình sự việc trình lên Napoléon III. Ngày 6/6/1864, hoàng đế Pháp liền chỉ thị cho thủ tướng Druyn de Lhuys thông báo cho Chasseloup Laubat gởi công hàm cho Aubaret yêu cầu chấm dứt những cuộc điều đình đang tiến hành tại Huế. Tuy nhiên, vì cách biệt xa xôi, sự chuyển vận thư từ chậm trễ cho nên khi công hàm của Chasseloup Laubat đến tay Aubaret thì hiệp ước mới đã được ký kết.
Ngày 4/11/1864, Chasseloup Laubat gởi cho Napoléon III một bản tường trình dài lưu ý Napoléon III trong khi chờ đợi một tình thế sáng sủa hơn thì nên trở lại với hòa ước Sài Gòn năm Nhâm Tuất ngày 5 tháng 6 dl năm1862. Phiên hợp nội các ngày 10 tháng 11 năm 1864, chính phủ Pháp quyết định không phê chuẩn hòa ước Aubaret tức là xóa bỏ việc cho triều đình Huế chuộc lại bằng tiền những lãnh thổ đã thuộc về người Pháp theo hoà ước Nhâm Tuất 1862 hay nói khác đi người Pháp chỉ thừa nhận hoà ước Nhâm Tuất 1862 là có hiệu lực chấp hành. Quyết định nầy được gởi đi Sài Gòn vào ngày 29 tháng 1 năm 1865.
La Grandière viết thư cho triều đình Huế biết về quyết định không phê chuẩn hoà ước Aubaret của chính phủ Pháp và mặc dù có trình bày cho biết những lý do vì sao chính phủ Pháp không chịu phê chuẩn hòa ước Aubaret nhưng trên thực tế thì dù có giải thích hay không giải thích thì tình thế vẫn không có gì khác biệt bởi vì ý đồ xâm lược và bành trướng lãnh thổ thuộc địa của người Pháp mới là lý do chính yếu cho mọi quyết định của họ trên vùng lãnh thổ Nam Kỳ hạ. Câu hỏi đặt ra là: triều đình Huế đã phản ứng ra sao khi hoà ước Aubaret không được người Pháp chuẩn phê?
Chính sử nhà Nguyễn ghi chép về giai đoạn nầy như sau:
"Chủ súy nước Pháp là Gia-lăng-di-e, phái người là Sơ Ba Lê đi tàu chạy máy bằng hơi nước đến đồn cửa biển Thuận An, đưa thư xin vào chầu và tâu bày định việc hòa ước.
Vua nói: Chủ súy nước Phú, phái người đến, để cố giữ lời ước trước đó thôi; còn việc vào triều yết là việc quan trọng, không nên khinh suất mà cho được. Sai bọn Phan Thanh Giản, Trần Tiễn Thành, và Phạm Phú Thứ, vỗ về úy lạo từ khước đi.
Ba Lê lại nói: lần nầy vẫn giữ ước cũ về năm nhâm tuất, nên xuống dụ cho các tỉnh cấm việc mộ dân, và tiền bồi thường đem đến giao ở tỉnh Bình Thuận; còn giấy tờ phỏng độ làm hôm nào xong, sáng mai bao cho biết, thì trở về, không dám ở lâu.
Bọn Thanh Giản đem việc tâu lên. Vua giao cho Phủ Tôn nhân và đình thần bàn định, đều nói: vua tôi nước ấy, đã không chịu cho chuộc lại 3 tỉnh; (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa), nếu lại viết quốc thư để hỏi thì họ lại cố chấp lời nói trước, sợ có tổn đến quốc thể chăng? Xin sai quan Thương bạc viết thư gửi cho đại học sĩ nước ấy là Anh Đê Luy và chủ súy nước Phú ở Gia Định, thông tin, phân trần cặn kẽ, họa có chút động lòng nghe chăng, sau sẽ dần dần mưu tính. Vua nói: bọn khanh liệu tính thế nào, chả nhẽ theo ước cũ mà nỡ bỏ đất cát 3 tỉnh ấy ư? Nên tính cho kỹ. Các đại thần lại nói: nghị lớn về hòa ước từ trước tới nay vẫn giữ bí mật, chưa có công bố, cho mọi người nghe biết nên người thôn quê chưa biết, sinh ra ngờ vực. Xin do tỉnh thần 3 tỉnh: Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên, đem sao lục 12 điều ước cũ, đưa đi treo dán, để hiểu bảo cho sĩ dân điều biết, khiến đều yên ở làm ăn. Đến như việc thu xếp sau nầy được thỏa thiện, nên xin thong thả sẽ bàn định. Vua y cho. Nhân bảo bọn Thanh Giản rằng: ý người Phú như thế, là muốn dân ta dứt tình với ta, cho nên dân không nhịn được tức giận nhỏ ấy. Ta đã nhiều lần phái người mật đi hiểu bảo, nhưng có 1, 2 kẻ hiếu sự, không chịu nghe, đã để cho họ sinh ngờ, lại làm nhiễu hại dân ta. Vã lại, họ đương cô chấp lời ước, để gây hiềm khích, 3 tỉnh bị trơ trọi thì tất đến nguỵ Nay dứt tình đi thì sợ lòng dân ngày thêm lìa tan, nếu không không dứt tình tuyệt đi, thì việc chưa nên, mà lúc cấp khó cứu, nên bất đắc dĩ phải dứt tình đi, để cho dân 3 tỉnh ấy không còn trông nhờ vào đâu để bạo động nữa. Đó là đoạn tuyệt để mà bảo vệ, để làm kế sau nầy nảy nở sẽ mưu toan dần dần. Bèn xuống dụ cho tỉnh thần 3 tỉnh sức khắp các hạt biết, có ai mượn tiếng là mộ nghĩa, thì không được vào trong địa giới, mà các quan phủ, huyện một khi trông thấy tức thời bắt ngay đem giải; nhà dân có ai chứa chấp, cũng bắt tội như kẻ phạm." (ĐNTLCB; đệ tứ kỷ; quyển XXXI; trang 162,163; bản dịch; Hà Nội; 1974). (cũng xem: Sử Quốc Triều Chánh Biên Toát Yếu; bản dịch năm 1925; sử quán triều Nguyễn; trang 345)
°
"...phân trần cặn kẽ, họa có chút động lòng nghe chăng, sau sẽ dần dần mưu tính". Uy quyền, sĩ diện của một nước giờ đây tiêu tan để hạ mình phân trần kêu ca, tuân hành các đòi hỏi của kẻ xâm lược để mong kẻ địch thương xót mà xét lại chăng? Lần nầy chớ có đổ tội cho ông Phan Thanh Giản là đã đầu hàng tuân lệnh của giặc ngoại xâm. Ông Giản đã làm tròn bổn phận của một nhà thương thuyết ngoại giao thêm một lần nữa nhưng Tự Đức và đám người ăn hại ở triều đình Huế lại một lần nữa làm hỏng sự và chỉ có một khác biệt nhỏ là lần nầy không thấy Phan Thanh Giản bị hạ chức và mang thêm một án trảm giam hậu như mấy lần trước!
Trước thái độ hèn yếu cam phận của triều đình Huế theo chỉ thị của Tự Đức, quân xâm lược Pháp đã thây rõ uy thế lấn lướt của mình và kể từ lúc nầy họ bắt đầu lên mặt huênh hoang, độc đoán khi giao dịch với các cấp chính quyền của nước Đại Nam từ quan binh cho đến người lãnh đạo cao cấp nhất và tệ hại hơn nữa, họ liền nghĩ ngay tới chuyện chiếm lãnh thêm các vùng đất phì nhiều ở miền Tây Nam Kỳ.
Một lần nữa, Francis Garnier lại lên tiếng hối thúc đoàn quân xâm lược Pháp tiến chiếm thêm 3 tỉnh miền Tây của Đại Nam trong một bản tường trình của ông có tựa đề là DE LA COLONISATION De La COCHINCHINE, viết xong ngày 1 tháng 3 dl năm 1865 do nhà xuất bản Challamel Ainé ấn hành ở Paris vào năm 1865.
Nơi trang 7, 8 và 9, F Garnier khởi đầu bài tường trình của ông như sau:
Tạm dịch:
Kể từ lúc bác bỏ không thừa nhận những cuộc thương lượng công khai với triều đình Huế vào tháng 7 năm 1864, thuộc địa được đặt trở lại vào vào những điều kiện lãnh thổ được thỏa thuận trong hòa ước ký kết ngày 6 tháng 6 năm 1862. Nếu đã dựa trên những nền tảng thuần lý, không thể tranh cải để biến thành nguyên lý đẩy lùi các tưởng làm suy giảm uy lực của chúng ta ở Nam Kỳ thì người ta cũng phải chịu chấp nhận mọi hậu quả và phải tạo được chiến thắng từ những hậu quả đó. Nếu không thì người ta cứ phải tranh luận không dứt giữa một vị thế vô sinh chỉ biết chấp nhận nguyên nhân mà không dám khai triển hậu quả, làm ung thối đi những thành quả chính đáng hợp pháp và quý báu nhất của 5 năm chiến đấu và hy sinh.
Người ta đã thường thấy được rằng sự chiếm hữu 3 tỉnh của chúng ta vẫn chưa phải là đầy đủ và đã trở thành nguy hiểm nếu chúng ta không bổ sung thêm trong vòng một thời hạn thật ngắn bằng cách chinh phục phần đất còn lại của Nam Kỳ Hạ, điều mà tôi không có ý định quay lại những chứng cớ dài dòng về thực tế trong khi chỉ cần nhìn lên một tấm bản đồ thì cũng đủ để ghi nhận được.
Ta biết rằng đối với người An Nam thì 6 tỉnh được xem như là một khối duy nhất không thể tách biệt nhau được, rằng chính vì cuộc chinh phục xâm chiếm vùng lãnh thổ Biên Hòa của vương quốc Cam Bốt mà tất nhiên họ phải bị lôi kéo vào cuộc chinh phục tiếp theo để chiếm lấy phần đất còn lại của cả một vùng châu thổ miền Tây (châu thổ sông Mê-kong). Nếu đó đã là điều thiết yếu cho người An Nam thì điều đó lại còn cấp thiết hơn nữa đối với những kể đi chinh phục đến từ Âu Châu, trong khi đang gặp nhiều khó khăn hơn để hoà đồng một sắc dân bị chiến bại thì những kẻ chinh phục phải làm sao để các lối thoát của họ giảm đi và phải phân cách họ nhiều hơn đối với bất kỳ ảnh hưởng ngoại lai nào.
Bị cách trở hoàn toàn với phần lãnh thổ còn lại của đế quốc Đại Nam và chỉ còn có thể giao lưu với phần lãnh thổ nầy bằng cách xuyên ngang qua các vùng lãnh thổ bị người Pháp chiếm đóng, 3 tỉnh của người An Nam trong miền Nam Kỳ Hạ vì đang ở dưới sự cai trị đầy run sợ và lúc nào cũng phải cảnh giác đề phòng cho nên người dân trong 3 tỉnh nầy bị đặt vào một cảnh huống bất thường và bắp bênh khiến cho họ không thể có một ước muốn mãnh liệt để nhìn thấy được thực trạng thân phận của họ. Cũng vậy, cho đến khi nào niềm hy vọng độc lập vẫn còn tồn tại trong con tim của những dân An Nam, - một điều mà chúng ta phải ghi nhận rằng thái độ chần chừ của chúng ta đã góp phần bảo tồn niềm hy vọng đó, có thể là vượt quá phẩm cách của chúng ta, - thì 3 tỉnh nầy sẽ vẫn còn là nơi trú ẩn của những kẻ bất mãn, là trung tâm của những âm mưu nổi loạn mà chúng ta sẽ phải đối đầu.
Trong hoàn cảnh thiêu thốn nhất ma lại phải bận tâm một cách bó buộc để canh chừng cẩn mật các quan binh triều đình Huế được phép di chuyển ngang qua phần lãnh thổ của chúng ta theo như hòa ước đã quy định thì chúng ta không có cách nào ngăn chận họ thực hiện những mưu toan tuyển quân mà cũng không thể nào khắc phục được lòng câm phẫn của dân chúng An Nam khi vẫn còn nhìn thấy quan lại cai trị cũ qua lại trước mắt họ.
Ngay cả trong tình trạng lãnh thổ mà chúng ta đã chấp nhận, chúng ta vẫn cứ phải gánh chịu một cách tất nhiên những sự chống đối thù địch nặng nề và thường xuyên của hạng người thuộc tầng lớp cao cùng với sự do dự hoài nghi tai hại của khối quần chúng.
.......................................................................................................
° Nơi trang 13 và 14, thái độ khinh thường của người Pháp về sự yếu kém và hèn nhát của quan binh triều đình Huế đã được Francis Garnier nêu lên tách bạch và đầy tự tin đến mức trở thành kiêu căn cao ngạo một cách hữu lý:
Tạm dịch:
.......................................................................................................................
Cảm tưởng về sự bất lực quân sự của người An Nam khi họ đối trận thường xuyên với chúng ta đến nay đã tới một mức độ mà chỉ cần có một khẩu trọng pháo loại nhỏ cùng với 20 ngươi cũng đủ để tiến quân một cách an toàn trước mặt bất cứ một viên quan đầu tỉnh nào của triều đình rồi tuyên cáo luật pháp bắt họ phải tuân hành. Thay vì đăng dán, truyền rao chiến thắng khải hoàn thì người ta phải biết gát bỏ lòng thỏa mãn để lo phối hợp mọi phương cách cùng với một phương hướng hành động nhanh chóng để chiến lãnh mà không phải đụng trận những địa điểm trọng yếu của vùng châu thổ sông Cam Bốt (tức là sông Cửu Long còn gọi là sông Mê-Kong) và tuyên bố các địa điểm đó được sáp nhập vào lãnh thổ Nam Kỳ của người Pháp. Các làng mạc sẽ được hàng phục nhanh chóng bằng cách chỉ cắt cử người bản xứ địa phương giữ nhiệm vụ hành chánh công quyền không bị áp lực quân sự chi phối. Việc chinh phục 3 tỉnh của người An Nam chỉ cần một sự rải quân nhanh chóng qua sự chuyển vận của các tàu thuyền; và nếu gặp sự kháng cự ở tại một địa điểm nào như ở An Giang hay Châu Đốc chẳng hạn thì đó chỉ là ảo vọng vô ích của các quan triều nhà Nguyễn; họ ganh ghét vì muốn bảo vệ danh dự cho khả năng quân sự và những việc làm sai trật của họ trước đây đang bị bêu rêu làm trò đùa. Để thực hiện sự chiếm đóng nầy, không cần phải tăng gia thêm 1 người hay 1 tàu chiến nào cho đoàn quân viễn chinh hiện nay ở Nam Kỳ Hạ, và nếu tôi dám phiêu lưu để xác định thực tế nầy là vì chính ngay vị thống đốc Nam Kỳ cũng đã từng đề xuất như thế.
Nếu có ai phản đối rằng chúng ta đang ở trong tình trạng hòa bình với triều đình Huế và sẻ không có một duyên cớ chính đáng nào để biện minh cho một cuộc xâm chiếm tàn bạo thì tôi có thể trả lời là chính triều đình Huế đang chờ đợi cuộc xâm chiếm nầy từ lâu rồi, kể từ khi họ bắt buộc phải bỏ rơi mọi hy vọng di tản; từ khi họ biết được rằng họ không còn đủ khả năng để gìn giữ, mỗi ngày họ lại tạo ra hết lý do nầy lại đến lý do khác rất đáng để chúng ta cắt đứt mọi nghi thức quan hệ ngoại giao; chẳng thà đơn phương chấp nhận đã đánh giá sai lạc bản chất về những mối giao hảo với chính quyền An Nam còn hơn là lý luận theo lối Tây phương để rồi gây tổn hại thực sự cho đất nước, gây tổn hại cho những hy sinh to lớn đã qua, còn hơn là cứ phải ở trong một tình trạng hiện hữu không thể chấp nhận được hoặc phải là tự ý rời bỏ những phương cách mở mang theo nguyên tắc thuần lý của cuộc xâm chiếm như tôi đã đề cặp từ lúc mở đầu bài nầy, một nguyên tắc đã từng được một lần chấp nhận.
Đối với một chính quyền không có thiện ý và quá chậm tiến như chính quyền của người An Nam thì muốn đảm bảo cho tương lai được tiến triển một cách an toàn để đạt một mục tiêu thì cần phải cẩn trọng để tạo lập một vị thế khiến cho cho sự an bình của lãnh thổ thuộc địa không còn phải lệ thuộc ít hoặc nhiều vào thiện ý thi hành các hiệp ước; và khi mà tình thế thuận lợi như lúc nầy, chúng ta có thể được đoan chắc một cách tuyệt hảo cho việc chiếm hữu toàn diện lãnh thổ của Nam Kỳ Hạ.
°
Đầu mục kháng chiến quản Định bị Huỳnh Công Tấn hợp tác với quân Pháp truy kích giết chết vào ngày 20 tháng 8 năm 1864 và sau khi hòa ước Aubaret bị xóa bỏ, đề đốc La Grandière đã lên tàu Donnaï về Pháp ngày 30/3/1865 để bàn định với Chasselouplaubat về việc thiết đặt một chương trình cai trị khôn khéo và hữu hiệu trên các vùng đất vừa chiếm đoạt được ở phía Nam nước Đại Nam. Đề đốc Roze được cử sang để tạm thời thay thế trong khi La Grandière vắng mặt ở Nam Kỳ (A. Schreiner, sách đã dẫn; trang 268). Chuyến đi nầy của La Grandière rất trùng hợp với bản phúc trình DE LA COLONISATION de la COCHINCHINE của Francis Garnier vừa được viết xong vào 1 tháng 3 năm 1865.
La Grandière trở lại Nam Kỳ vào ngày 27/11/1865 mang theo cả gia đình vợ con: điều nầy lại cho thấy rõ quyết tâm của La Grandière nhất định thực hiện cho bằng được chính sách bành trướng thuộc địa của người Pháp đặt lên đất nước Đại Nam. Quyết tâm nầy không phải chỉ có nhắm vào 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ và nước Cam Bốt mà thôi nhưng lại bao gồm luôn hết đất nước Đại Nam từ ải Nam Quan tới mũi Cà Mau kể cả nước Lào nữa:
1- HÀNH QUÂN BÌNH ĐỊNH VÙNG ĐỒNG THÁP MƯỜI
Trước hết là những cuộc hành quân càn quét dân quân kháng chiến tại vùng Đồng Tháp Mười.
Vào lúc khởi đầu năm 1866, tình hình Nam Kỳ được chính quyền xâm lược tuyên bố là yên ổn và có nhiều triển vọng. Người Pháp đã thu về cho họ hơn 5 triệu đồng quan (francs). Tình hình các tỉnh yên ổn. Khi trở lại Sài Gòn, la Grandière đã được nhiều tầng lớp người An Nam và người Hoa bề thế đón rước chào mừng. Trở lại Sài Gòn, la Grandière đã mang theo nhiều bằng tuyên dương công trạng và huy chương danh dự của chính phủ Pháp ở Paris để tưởng thưởng những người bản xứ đã và đang hợp tác với đoàn quân viễn chinh xâm lược Pháp: đốc phủ Trần Tử Ca, đội Huỳnh Công Tấn được huy chương danh dự (Méaille de la Légion d'honneur, thường được gọi là mề đai điều vì nó có nền toàn màu đỏ, một loại huy chương cao cấp của người Pháp giống như Bảo Quốc Huân Chương của Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975. Đồn rằng, người đeo mề đai điều được mọi người Pháp ở bất cứ nơi đâu kính trọng và sẽ được giảm nhẹ án khi người đeo mề đai điều phạm tội hình sự), đội Trần Bá Lộc được thưởng huy chương quân đội (la médaille militaire, giống như anh dũng bội tinh của Việt Nam cộng Hòa trước 1975). Các thế lực từ các nước lân bang đều tỏ dấu hiệu thân thiện với người Pháp ở Nam Kỳ.
Tuy nhiên, vẫn còn vùng Đồng Tháp Mười, nơi chứa chấp và là mật khu của dân quân kháng chiến Nam Kỳ thường gọi là bưng biền. Tiếp nhận súng óng đạn dược từ Hà Tiên, Rạch Giá đưa vào bưng, dân quân kháng chiến tiếp tục gây rối và tạo khó khăn cho lịch trình thi hành chính sách thuộc địa của người Pháp trên toàn cõi Nam Kỳ hạ. Thống soái la Grandière đã lưu ý triều đình Đại Nam về tình hình bất ổn ở vùng Đồng Tháp và cảnh cáo rằng những cuộc xuất quân từ bưng biền để đánh phá đồn bót của đoàn quân viễn chinh Pháp là vi phạm trầm trọng hòa ước Nhâm Tuất (1862). Để đáp lại, quan binh địa phương và triều đình Huế chỉ trả lời xin cho có hình thức theo thủ tục ngoại giao.
Ngày 20 tháng 1 dl năm 1866, Phan Thanh Giản đã được triều đình Huế cử làm Kinh lược đại thần 3 tỉnh miền Tây. Người Pháp chờ đợi ông Phan Thanh Giản sẽ giải quyết được tình hình bất ổn tại vùng bưng biền Đồng Tháp nhưng rốt cuộc rồi họ thất vọng vì không thấy có một dấu hiệu nào thay đổi mà tình trạng bất ổn còn gia tăng hơn lúc trước. Mức độ các đoàn dân quân kháng chiến xuất phát từ Đồng Tháp Mười để đánh phá càng lúc càng nhiều và lan rộng khắp nơi. Những tiền đồn của quân xâm lược Pháp ở Mỹ Tho bị tấn công. Quân kháng chiến hô hào tuyên truyền rằng người Nhật Bản sẽ trợ giúp để chống quân xâm lược Pháp.
Vào cuối tháng 3 dl, dân quân kháng chiến đánh chiếm đồn Cái Nứa ở Mỹ Tho khiến quân Pháp phải hành quân tái chiếm nhiều lần mới tạm yên. Không thể để tình trạng xáo động kéo dài, quân xâm lược quyết định mở cuộc hành quân bình định vùng Đồng Tháp Mười. Từ bên ngoài, đoàn quân của Pháp gồm có 100 quân chính quy người Pháp, 250 lính tập người bản xứ với thành phần chỉ huy gồm có 3 đại úy người Pháp, quản Tấn và huyện Lộc, chia nhau đi theo 3 lộ trình xuyên đầm lầy tấn công vào cứ điểm trung tâm của kháng chiến quân. Ngày 16 tháng 4 dl năm 1866 quân Pháp tấn chiếm Đồn Tả, một đồn chính yếu ở trung tâm Đồng Tháp do 350 quân kháng chiến trấn thủ và 40 khẩu đại pháo. Một đại đội quân từ tàu chiến la Fusée được tăng viện: quân kháng chiến chống cự mãnh liệt liệt nhưng cuối cùng phải bỏ chạy tứ tán. Chỉ huy kháng chiến quân thiên hộ Dương chạy thoát, nhiều dân quân kháng chiến bi quân xâm lược bắt sống ở Cái Thìa (Mỹ Tho) trong số đó có một binh sĩ Pháp đào ngũ tên là Linguet đi theo kháng chiến bưng biền Đồng Tháp Mười.
--!!tach_noi_dung!!--


Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 16 tháng 7 năm 2005

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--