Chương 6

Tuy vậy, thơ hồi đáp của Charner cũng chưa làm đổ vở cuộc thương thảo giữa đôi bên và vào ngày 7 tháng 6 dl năm 1861, Charner lại chuyển đến quân thứ Biên Hoà một văn thư nhắc lại những điều kiện đòi hỏi để việc tái lập hòa bình có thể thực hiện. Văn thư đó như sau:
"J' aurais répondu moins tardivement à la terre que Votre Excellence m' a fait l' honneur de m' adresser, si je n' avais été persuadé que, dans ma précédente correspondance, j'ai fait connaitre, d'une manière détaillée, les bases d' après lesquelles nous pourrions conclure une paix durable.
Toutefois, dans la crainte d' avoir commis quelque oubli, je vais récapituler les conditions d' après lesquelles je dois traiter:
1) Libre exercice du culte chrétien.
2) Cession de Saigon et de sa province.
3) Cession de Mỷ Tho et du terrain qui l' entoure.
4) Cession de Thủ Dầu Một, dans la province de Biên Hòa.
5) Libre navigation des cours d' eau de l' Ouest.
6) Libre circulation des Européens dans l' intérieur de l'empire, à la condition pour eux de se soumettre aux lois du pays.
7) Remise entre les mains du consul du port le plus voisin, de Européens prévenus d'infraction aux lois.
8) Droit de représentation réciproque des deux souverains de France et de Cochinchine à la cour l' un de l'autre.
9) Établissement de consulats et liberté donnée au commerce européen dans les ports principaux.
10) Amnestie pour tous les faits relatifs à la guerre.
11) Indemnité de quatre millions de piastres.
12) Admission de l'ambassadeur espgnol à prendre part au traité à intervenir.
Jusqu' à présent, Votre Excellence, ne tenant aucun compte des faits accomplis, n'a approuvé que deux clauses, le libre exercice du culte chrétien et l'admission de l'ambassadeur espagnol à prendre part au traité.
Votre Excellence s'est plainte constamment de l'exagération de mes demandes, mais tout en m'assurant de son vif désir de la paix, elle a jusqu'à présent évité de formuler d' une manière précise les concessions qu' elle consentirait à nous faire.
Votre Excellence a plusieurs fois fait remarquer qu'en retour des avantages que nous réclamions, nous n'avions aucune compensation à lui présenter, et que la cession de la province de Saigon équivalait à celle de toutes les provinces de l' Ouest de la Basse-Cochinchine.
J'aurai l'honneur de répondre encore que la paix permettra à l'empire d' Annam de faire sûrement et avantageusement le commerce; de cesser d'être sous le coup de nouvelles attaques de notre part; de pouvoir communiquer avec les provinces de l' Ouest, qui sont exposées dans ce moment à échapper à sa domination.
Si la guerre, au contraire, se prolonge, la situation de l' empire ne peut manquer de s'aggraver. Votre Excellence, sans nul doute, a dû déjà remarquer cette tendance." (A.Schreiner; sách đã dẫn ; trang 208, 209).
Tạm dịch:
"Sở dĩ bản chức chưa hồi đáp ngay lá thư của ngài là vì bản chức đinh ninh rằng trong văn thư trước đây bản chức đã thông báo đầy đủ chi tiết các cơ sở mà theo đó đôi bên chúng ta có thể dựa vào để đi tới một kếc cuộc hòa bình lâu bền.
Tuy nhiên, vì sợ rằng có điều thất thố, bản chức sẽ tổng hợp lại các điều kiện mà bản chức cần bàn định:
1 Tự do theo đạo Gia tô.
2) Trao nhượng thành phố Sài Gòn và tỉnh thành Gia Định.
3) Trao nhượng tỉnh Mỹ Tho và cá vùng đất phụ cận của tỉnh nầy.
4) Trao nhượng Thủ Dầu Một nằm trong tỉnh Biên Hòa.
5) Tự do lưu thông trên sông rạch miền Tây.
6) Người Âu Châu tự do đi lại trong nội địa nước Đại Nam, tuân thủ luật lệ của nước nầy
7) Giao nạp cho trú sử tại một cảng gần nhứt những người Âu châu vi phạm luật pháp.
8) Quyền đại diện hổ tương giữa 2 vương quốc Pháp và Nam Kỳ trước tòa án của mỗi nước.
9) Thiết đặt các trú sứ và quyền tự do thương mại cho người Âu châu tại các thương cảng chính yếu.
10) Ân xá cho tất cả những hành vi đã qua có liên hệ với chiến tranh.
11) Bồi thường chiến phí bốn triệu đồng.
12) Thừa nhận cho đại sứ nước Tây Ban Nha được dự phần vào việc ký kết hiệp ước.
Cho đến nay, thượng quan vẫn không đếm xỉa gì tới thực tế đã xảy ra mà chỉ chịu chấp nhận có 2 điều khoản là tự do truyền bá đạo gia tô và thừa nhận cho dại sứ Tây Ban Nha đực tham dự vào việc đinh ước.
Thượng quan cứ lập đi lập lạisự oán trách về những đòi hỏi mà thượng quan cho là quá lố của bản chức, và một mực chứng tỏ ước vọng hòa bình của thượng quan nhưng cho đến lúc nầy thượng quan vẫn tránh né đưa ra một phương thức chính xác về những nhân nhượng mà thượng quan đồng ý trao cho chúng tôi.
Thượng quan đã nhiều lần lưu ý rằng những lợi lộc mà chúng tôi đòi hỏi thì lại không có một khoản đền bù ngược lại từ phía chúng tôi đề nghị với thượng quan, và thượng quan cho rằng trao nhượng một tỉnh Sài Gòn không thôi thì cũng đủ ngang bằng với các tỉnh miền Tây của Nam Kỳ.
Bản chức lại hân hạnh phúc đáp rằng hoà bình sẽ khiến cho nước An Nam có được một nền thương mại vững mạnh, sẽ tránh cho quý quốc không còn phải chịu những sự tấn công mới của chúng tôi, sẽ khiến cho quý quốc có thể giao lưu với các tỉnh miền Tây mà hiện nay được thoát khỏi sự thống trị của chúng tôi.
Ngược lại, ví bằng chiến tranh cứ kéo dài thì tình cảnh kốn đốn của quý quốc càng trầm trọng thêm. Ngài thượng quan chắc hẵn là đã phải nhận định tình thế theo chiều hướng đó."
°
Lời lẽ cuối thơ phúc đáp của Charner vừa dẫn ra ở trên đầy giọng hăm dọa chẳng hạn như "tránh được những sự tấn công mới của chúng tôi", "Khiến cho quý quốc có thể giao lưu với các tỉnh miền Tây hiện nay được thoát khỏi sự thống trị của chúng tôi", "...chiến tranh kéo dài thì tình trạng khốn đốn của quý quốc càng trầm trọng thêm."
Không những hăm dọa mà còn cho thấy được ý đồ tham vọng xâm chiếm bành trướng lãnh thổ của đoàn quân viễn chinh xâm lược Pháp-Tây Ban Nha ngay từ giai đoạn nầy.
Trong văn thơ hồi đáp, Charner có tham chiếu văn thư của Nguyễn Bá Nghi trước đó gởi cho ông ta. Vậy Nguyễn Bá Nghi đã viết gì trong văn thư đó? Không có thư tịch hoặc sách vỡ nào chép lại các văn thư giao dịch của Nguyễn Bá Nghi trong khi thương lượng với Charner. Tuy nhiên, sách ĐTLCB của sử quán triều Nguyễn có ghi lại những lời cố vấn của Trương Đăng Quế về việc Nguyễn Bá Nghi giảng hòa làm kế hoãn binh như sau: