Lã Tuyết Cừu và Phi Quỳnh ra tới giao lộ. Tuyết Cừu nói:
- Tại hạ phải về Thiên Trượng cốc mà chữa bệnh cho Cốc chủ. Ý của tiểu thư thế nào?
Phi Quỳnh nói:
- Đó là việc cần làm trước. Nhưng ta có thể đi với ngươi đến đó được không?
Tuyết Cừu nói:
- Tại hạ đã nghĩ về điểm này rồi. Quỷ Vô Môn Quan là nơi cấm người lạ đến. Chúng ta cứ đến nơi miệng hố, tiểu thư ở đó vài ngày chờ tại hạ. Nếu xin phép được thì tại hạ ra đưa tiểu thư vào. Còn không được, tại hạ sẽ chữa cho bà xong, rồi cùng tiểu thư đi.
Phi Quỳnh trầm ngâm không nói gì.
Dọc đường, họ nghe được nhiều tin cũng đáng chú ý. Có sáu thiếu nữ đẹp như tiên đã đánh chiếm mấy trạm của Nga Mi và giang hồ. Thỉnh thoảng có Tiểu Sát Tinh Lã Tuyết Cừu xuất hiện và yểm trợ cho họ. Họ lập thành những phạn điếm, tửu điếm để bán cho những người lương thiện. Ai đứng về phía Lã Tuyết Cừu thì được họ tiếp đãi tử tế còn khách giang hồ theo Nga Mi hoặc đệ tử của Nga Mi đều bị họ tiêu diệt.
Nga Mi nhiều lần phái các cao thủ đến nhưng không có một ai sống sót trở về. Đường đi đến Nga Mi bây giờ cỏ mọc hoang vu. Dần dần, các cô đó chiêu mộ được một số đông cao thủ giang hồ đứng về phía họ. Cuối cùng, Nga Mi phải mở một lối đi khác.
Các cô dọa:
- Rồi đây Nga Mi sẽ không còn một lối đi nào khác. Cho đến hôm nay quả thật, không còn người giang hồ nào dám qua lại với Nga Mi.
Nghe đâu khoảng mười thiếu nữ trẻ đẹp đã qui tụ về đó, và hơn trăm cao thủ khác chia làm ba trạm đóng trên các trục lộ hướng về phái Nga Mi cách nay chừng ngoài nửa tháng.
Lã Tuyết Cừu nghe những tin như vậy chỉ thở dài lòng tỏ ra phiền muộn chứ không nói gì.
Phi Quỳnh nói:
- Nghe những tin như vậy sao công tử lại thông vui?
Tuyết Cừu nói:
- Vui làm sao được? Đó là cái họa cho võ lâm mà thôi. Bất kỳ một đám đông nào cũng có những kẻ lợi dụng làm việc tư lợi cho mình. Đó là chưa kể họ sẽ phao những tin thất thiệt làm tốn hại huy tín những nhân vật chánh phái.
Phi Quỳnh gật đầu nói:
- Như vậy, sau khi chữa bệnh cho Bạch cốc chủ xong, ta nên trực chỉ đến Nga Mi mà giải quyết việc này.
Tuyết Cừu nói:
- Không được! Theo chỗ tại hạ biết các cô đó hầu hết là có cảm tình với tại hạ mà làm như vậy. Chả lý khi tại hạ đi, họ đi theo, tại hạ không cho thật khó xử? Cứ để họ sống như vậy một thời gian nữa, chắc chắn họ sẽ có đôi có cặp, chừng đó ta sẽ tính sau.
Phi Quỳnh nói:
- Hoặc một ít lâu sau, ta phóng tin Lã Tuyết Cừu chết là xong việc!
Họ vừa đi vừa nói chuyện.
Mãi đến trưa, họ đến một xóm nhà, hai người dừng lại đầu xóm mà ngồi nghỉ dưới một cội cây. Con trẻ lối xóm thấy Phi Quỳnh mặt rỗ chẳng rỗ chịt dễ sợ, ghê tởm, chúng vừa chạy vừa la:
- Ma tử nữ! Ma tử nữ (cô gái mặt rỗ).
Những người trong xóm nghe chúng la lại hiểu theo nghĩa con ma cái, liền cầm gậy chạy ra...
Phi Quỳnh tủi thân vô hạn. Nàng nhớ hồi trước khi đi, Lã Tuyết Cừu đòi cải trang cho nàng, nhưng nàng không chịu. Mục đích cũng là để dò xét tâm lý của chàng. Cho đến mẫu thân nàng cũng không dám nhìn thì còn ai dám nhìn?
Người trong xóm chạy ra thấy hai người. Người thanh niên tuấn tú, còn thiếu nữ mặt mày hung dữ như quỷ, đang ngồi bình tịnh dưới cội cây mà nhìn họ.
Có người đánh bạo đến gần hỏi:
- Công tử và cô nương đi về đâu?
Lã Tuyết Cừu lễ phép mà nói với họ:
- Huynh muội tại hạ đi làm ăn xa, nay trở về quê quán ở Nam Thị.
Một người nào đó nói:
- Vị ma nương (cô gái rỗ) có muốn chữa bệnh không, ta biết một vị lão sư chữa chứng ma chẩn này hay lắm.
Lã Tuyết Cừu đứng lên chắp tay nói:
- Lão bá có thể chỉ cho vãn bối vị lão sư đó không?
Một người nữa đứng ở bên cạnh nói:
- Khó lắm! Vị lão sư ấy ở trên núi Linh Nham, nằm về phía Tây xóm nhà này. Đường lên núi rất khó đi. Người có lòng thành và hiền hậu thì từ đây đến đó mất nửa ngày, còn người hung dữ đi cả đời không đến...
Lã Tuyết Cừu hỏi:
- Phải cần lễ vật gì đến gặp lão sư?
Người kia đáp:
- Lễ vật gặp lão sư là tấm lòng thành, ngoài ra còn một điều quan trọng nữa là bệnh nhân và người đưa bệnh đi không phải là người võ lâm. Đừng tưởng là người võ lâm mà mạo nhận là không thì cũng không qua mắt lão sư ấy được!
Tuyết Cừu và Phi Quỳnh thầm than khổ. Cả hai đều nghĩ rằng là dị nhân chắc chắn phải có một vài nét đặc dị.
Chàng chắp tay xá một cái nói:
- Cảm ơn chư vị lão bá. Bây giờ bọn vãn bối xin phép cáo từ để đến đó.
Các lão gìa nhìn nhau rồi nói:
- Không được đâu, đường đi trăn, rắn, hổ báo rất nhiều, lại nhiều ngõ ngách, phải nhờ người đưa đường mới được.
Phi Quỳnh nói:
- Nhờ chư vị lão bá giúp cho tiểu nữ một người hướng đạo.
Một thanh niên gần đó nói:
- Muốn đi ngay bây giờ, tại hạ xin dẫn lộ cho công tử.
Lã Tuyết Cừu cả mừng móc ngay mừng giết người, để người giết mình?
Lão nói gọn:
- Có thể hiểu như vậy cũng được.
Tuyết Cừu lại ngửa mặt nhìn trời. Chàng nói:
- Hãy đem điều ấy mà dạy đám tử tôn của lão.
Lã Tuyết Cừu nói xong thì bước đi.
Bất ngờ có nhiều ánh kiếm chớp lên phía sau. Nhưng người ta chỉ nghe nhiều tiếng cạch, cạch. Mỗi tiếng cạch như vậy là một thanh kiếm bị gãy.
Tuyết Cừu vừa bước đi, vừa cho đao vào vỏ. Chàng không quay lại, nhưng biết đám người kia đang sợ mất mật.
Vừa lúc ấy, một bóng người từ trên cây cổ thụ đáp xuống trước mặt chàng.
Người vừa đến, vận y phục màu trắng, bao mặt, lưng đeo trường kiếm, bình tịnh đứng nhìn chàng một hồi, nói:
- Võ công cao, khí sắc lạnh... Bạc phúc.
Tuyết Cừu trầm giọng:
- Muốn đón đường ta, hãy báo danh đi!
Người bịt mặt đáp:
- Bát Tý Na Tra Lý Độc.
Tuyết Cừu với giọng lạnh như băng:
- Hai mươi năm trước, tại Thiên Trượng cốc, các hạ là người đứng đầu trong việc truy sát vợ chồng Huyết Thủ. Oan oan tương báo. Rút kiếm ra!
Lý Độc chớp người lên, người ta nghe tiếng khua leng keng trên không thành chuỗi...
Lã Tuyết Cừu thi triển Long Phi đệ nhất thức. Chiêu đã đi qua, mà vẫn chưa hạ được đối phương.
Tuy không nói, nhưng chàng thầm phục Bát Tý Na Tra.
Bát Tý Na Tra Lý Độc nhìn chàng sững sờ. Lão không ngờ rằng một gã mới hai mươi tuổi đầu mà mình mang tuyệt học như vậy. Trong đệ nhất thức vừa rồi, kiếm lão suýt rơi.
Còn Tuyết Cừu thấy lão là người phá được chiêu thức đầu tiên của chàng, đâm ra có chút cảm tình với lão. Giá không có mối huyết cừu kia, chắc chàng sẽ chẳng đi tới chỗ tuyệt tình.
- Nếu các hạ đỡ được Long Phi tam thức của ta, ta sẽ để cho các hạ đi tự do, nhưng đừng chường mặt ra giang hồ nữa. Gặp ta lần nữa thì hết sống.
Tuyết Cừu chớp người lên...
Lại những tiếng đao kiếm chát chúa vang vọng. Khi đáp xuống, thanh kiếm của Bát Tý Na Tra Lý Độc chỉ còn lại hai phần, lão đưa tay chặn ngực và ụa ra mấy búng máu.
Tuyết Cừu tiếp tục phóng người lên, thân ảnh của chàng trở thành một bóng mờ...
Và Bát Tý Na Tra Lý Độc cũng mất hút ngay lúc đó.
Bao nhiêu người có mặt ở đây đều kinh tâm. Bát Tý Na Tra Lý Độc gần như một nhân vật tuyệt đỉnh, Chưởng môn của các đại bang phái đều trải chiếu mời lão ngồi. Thế mà... Sắp đến đây, người ta chưa dám đoán việc gì xảy ra cho lão.
Cạch cạch, tiếp theo một tiếng ôi, một người từ trên không rơi xuống.
Người đó là Bát Tý Na Tra Lý Độc. Trên tay Lý Độc còn chuôi kiếm, toàn thân lão đẫm máu tươi.
Lã Tuyết Cừu lặng lẽ bước đi. Lần đầu tiên chàng tha chết cho một kẻ đại thù.
Tuyết Cừu tự nhũ thầm:
- “Võ học của lão đáng gọi là Tử công phu”.


Hồi 34
Thiên Trượng cốc: bỉ sắc tư phong

Vô Nhãn đã đi Quan ngoại rồi mà giang hồ võ lâm không hay. Lại còn một chuyện đáng phiền hơn nữa là Lã Tuyết Cừu đột nhiên bị mất tích.
Lã Tuyết Minh vội vàng triệu tập giang hồ võ lâm làm hai nhóm.
Một nhóm truy tầm Thiên Thủ Vô Nhãn, do Tuyết Minh cầm đầu.
Một nhóm đi tìm Lã Tuyết Cừu do Vệ Thạch Thần Nữ cầm đầu.
Đoàn người do Lã Tuyết Minh tiến về phía Bắc Trung Nguyên. Còn nhóm Vệ Thạch lần về phía Nam.
Trên đường đi có nhiều tin đồn:
- Tuyết Cừu và Vô Nhãn đánh nhau long trời lở đất. Nguyên do là Vô Nhãn ngộ được kỳ duyên, do hắn uống nước giếng tiên. Cả hai đánh nhau và đuổi nhau từ đầm Vân Mộng đến Thiên Trượng cốc.
Võ lâm không ai kiểm chứng được nguồn tin ấy, nhưng vẫn cứ đồn khan.
Vệ Thạch tuy bình tĩnh nhưng vẫn thấy lòng đau đớn.
Cả đoàn người gồm năm bảy chục cao thủ chia làm nhiều ngõ đi hết rừng này núi kia, thị trấn nọ, họ vẫn cứ nghe đồn:
- Hai đại cao thủ trẻ nhất trong võ lâm Trung Nguyên một đêm sống chết trên Thiên Trượng cốc.
Từ đó có người đồn:
- Dòng họ Lã có nghiệp chết hang.
Vệ Thạch dẫn đoàn người đi tìm Lã Tuyết Cừu tiến về Thiên Trượng cốc. Mộc Thúy Hương, Oanh Oanh, Hoa Như Tuyết, Phi Quỳnh... có mặt trong đám người này.
Hoa Như Tuyết tìm đến cửa hang để xuống đáy huyệt. Hang đã bị ai đó đổ đá lấp rồi.
Bỗng có một người ăn mặc theo lối ẩn sĩ từ dưới triền dốc đi lên.
Mộc Thúy Hương nhìn ra biết phụ thân mình, nàng vội chạy tới hỏi:
- Phụ thân đi đâu mà lạc tới chốn này?
Lão chính là Mộc Đăng, một trong những kẻ tử thù của Lã Tuyết Cừu trước đây lão thấy con gái lão nay đã trưởng thành, càng lớn càng xinh đẹp ra, lão vui mừng nhìn con lão với giọng đầy xúc động:
- Hương nhi! Hương nhi đi đâu mà biền biệt mấy năm trường?
Thúy Hương vừa khóc vừa nói:
- Hương nhi lăn lộn trên chốn giang hồ để học thêm.
Lão hỏi:
- Và đoàn người đây đi đâu mà đông thế?
Có người đáp thay cho Thúy Hương:
- Đi kiếm Tiểu Sát Tinh Lã Tuyết Cừu đó, tiền bối ạ.
Lúc bấy giờ tại bờ vực thẳm có nhiều người đứng nhìn xuống.
Mộc Đăng nói:
- Còn đâu nữa mà tìm? Chính mắt lão thấy hai Tiểu Sát Tinh đấu với nhau... Không ai nhượng ai, cuối cùng mỗi người đánh hụt một chưởng, cả hai cùng rơi xuống Thiên Trượng cốc. Dòng họ Lã có số chết trùng.
Vệ Thạch nghiêm sắc mặt hỏi:
- Quả tiên sinh có thấy đích thực như vậy không?
Mộc Thúy Hương, Hoa Như Tuyết, Lý Nhân Nhu, Lý Nhân Nhiên đều xúm lại hỏi mỗi người một câu.
Lại có tiếng nói oang oang từ dưới triền dốc vọng lên:
- Chính mắt lão phu cũng trông thấy.
Mọi người nhìn ra đó là Bát Tí Na Tra Lý Độc.
Cả Nhân Nhu và Nhân Nhiên cũng nhào tới ôm lão Bát Tí mà hô một cách thảng thốt:
- Phụ thân! Phụ thân nói sao?
Bát Tí nói:
- Họ Lã chết nhằm ngày trùng. Lã sát tinh và gã không có mắt đánh nhau rồi ôm nhau, vật nhau, cuối cùng rớt xuống Thiên Trượng cốc.
Có người cha nào nói dối con?
Ba tiếng thét thất thanh cùng một lúc, ba bóng hình từ trên miệng hố nhảy xuống hang sâu không thấy đáy cùng một lúc.
Đó là chị em họ Lý và Mộc Thúy Hương.
Hai lão đứng bàng hoàng, không ngờ mới gặp con mình không đầy nửa khắc, họ cứ tưởng con mình vì nể lòng giang hồ mà đi tìm. Hai lão thật không ngờ, chính họ giết con họ.
Mộc Đăng nằm lăn cách miệng hố xa xa mà khóc.
Bát Tí Na Tra thì bước tới miệng hố mà than:
- Nhu nhi, Nhiên nhi! Năm xưa phụ thân có truy sát Lã Huyết Thủ thật nhưng Tuyết Cừu đã đánh bại phụ thân. Phụ thân vì còn hận hắn và nghe thiên hạ đồn mà nói vậy. Người đồn tin này đầu tiên chính là Mộc Đăng. Không ngờ lời nói đơn giản ấy chính phụ thân đã giết hai con.
Lão khóc rồi nói tiếp:
- Mẫu thân hai con đã qua đời, rồi hai con cũng tuyệt mệnh, phụ thân sống với ai đây?
Lão nói xong vụt nhảy xuống Thiên Trượng cốc để đi theo hai con lão.
Vệ Thạch nhìn lại lão Mộc Đăng đã đi đâu rồi.
Có người lên tiếng nói:
- Mộc Đăng đã trốn rồi!
Hoa Như Tuyết từ dưới xa kéo Mộc Đăng lên, nói:
- Làm sao trốn được?
Nàng nhìn Mộc Đăng nói:
- Tiểu nữ và Thúy Hương là hai tỷ muội đã thề sống chết có nhau. Nay lão bá vô cớ làm việc xúc xiểm để hại con mình, tiền bối tính sao đây?
Lão không mở miệng nói một lời.
Vệ Thạch giá kiếm hỏi:
- Ai đã lấp hang Thiên Trượng cốc?
Mộc Đăng cúi đầu nói:
- Lão phu!
Vệ Thạch suy nghĩ một hồi rồi nói lớn cho quần hùng nghe:
- Thưa các vị bằng hữu giạng hồ! Tin đồn Lã Tuyết Cừu cùng Vô Nhãn đấu nhau từ Vân Mộng về Thiên Trượng cốc là do lão Mộc Đăng bịa đặt. Lấp đường hang xuống đáy cốc cũng do Mộc Đăng. Sở dĩ lão làm việc đó là muốn giang hồ có kẻ nhẹ dạ nhưng nặng tình với Lã Tuyết Cừu thì phải nhảy xuống hang mà chết. Nếu sau này Lã Tuyết Cừu biết có người thân của mình nhảy xuống hang thì Tuyết Cừu cũng nhảy theo.
Nàng lại lấy giọng cao lên:
- Không ngờ hai lão lại giết con mình. Xin quần hùng hãy cho một đề nghị...
Mộc Đăng nói:
- Khỏi ai ban bố điều gì cả, ta tự xử lấy.
Lão nói xong hét lên mấy tiếng rồi phóng mình xuống. Hoa Như Tuyết đờ đẫn nhìn theo.
Nàng khóc và than nho nhỏ:
- Lã đại ca chưa biết sống chết ra sao, còn Mộc Thúy Hương đã hóa ra người thiên cổ, ta sống làm gì?
Nàng nói xong phóng vút người lên, nhưng Vệ Thạch đã chớp người theo, níu áo ném Như Tuyết trở lại, còn nàng hụt chân, rơi tăm tắp xuống hang.
Đang trên đà rơi, Vệ Thạch cố vận dụng Phiêu ảnh và Ảo thân pháp để người nhẹ hắn đi. Thân vừa mới nhẹ thì mắt nàng tối sầm lại, đáy cốc đã hiện ra trước mắt.
Cũng may thân cây do Lã Tuyết Cừu đổ xuống trước đây mấy năm còn trở lại mấy cành đủ làm sức nhún cho Vệ Thạch rớt xuống, nhờ vậy mà nàng thoát chết.
Nhìn lại những người nhảy xuống trước đây, ai cũng tan xương nát thịt.
Bất ngờ trên trời cao một bóng người nhảy theo...
Vệ Thạch dùng Phiêu ảnh nhảy lên để đón giữa chừng, nhờ đà cản này mà người kia giảm đi sức nặng. Cả hai người rơi xuống bình yên.
Xem lại là Hoa Như Tuyết.
Như Tuyết qua hết cơn kinh hoàng rồi nói:
- Tỷ tỷ vì cứu tiểu muội mà chết, thì tiểu muội sống làm gì?
Vệ Thạch thở dài nói:
- Thật là oan nghiệt! Mộc Đăng và Lý Độc là những kẻ đã gây nên thảm họa này. Lã đại ca làm sao mà chết được? Bây giờ chúng ta đào hai huyệt, một huyệt chôn ba cô, một huyệt chôn hai lão...
Không bao lâu, họ làm xong.
Như Tuyết đưa Vệ Thạch về Quỷ Vô Môn Quan.
Đến nơi, Như Tuyết giảng giải cho Vệ Thạch từng điểm một.
Vệ Thạch ngậm ngùi than:
- Bạch cốt chủ quả là một người kiên trinh. Lã Tuyết Cừu là một bậc hiếu nghĩa.
Như Tuyết nói:
- Nơi đây không có lối ra, chỉ có một người duy nhất biết lối ra khác là Lý Di Niên. Nhưng lão tiền bối đã dưa Lý Yến Phi đi Tây Vực rồi.
Vệ Thạch nói:
- Hiền muội yên tâm! Chừng vài ngày đổ lại sẽ có Lã Tuyết Cừu ở đây.
Như Tuyết nói:
- Tiểu muội cũng đoán chừng như vậy. Vì Thần nữ rơi xuống Thiên Trượng cốc là một tin làm chấn động cả hoàn vũ. Nếu Tuyết Cừu còn sống làm sao lại không đến đây mà tìm?
Những ngã ngách nơi đây Như Tuyết rất thành thạo, nên cuộc sống hai nàng không có gì vất vả cả.
Tối lại, hai cô đốt lửa ngồi nói chuyện.
Vệ Thạch hỏi:
- Nếu Tuyết Cừu đến đây, chúng ta nên giữ chàng lại hay để chàng trở về với nhân gian?
Như Tuyết nói:
- Châu Tuyết Minh cũng rất yêu chàng. Và sự nghiệp của chàng là ở trên mặt đất chứ không phải dưới này.
Vệ Thạch sung sướng ôm Như Tuyết vào lòng nói:
- Hiền muội quả là bậc đại hiền. Có một... tình địch thế này thật là... Hoa Như... Tuyết.
Trong lúc rảnh, Như Tuyết thuật lại hồi Tuyết Cừu rơi xuống đây, không bỏ sót một chi tiết nào. Nghe xong, Vệ Thạch thở dài não nuột.
Nàng nói:
- Dĩ nhiên những bậc như Tuyết Cừu phải có một tương lai rạng rỡ. Nếu tỷ tỷ đoán không lầm thì chàng đã ngộ một kỳ duyên gì nữa rồi. Cái ngộ lần sau cùng khiến võ công thành tựu một cách đặc biệt ngoài sức tưởng tượng của con người. Chính vì vậy mà chàng không trở lại nhân gian.
Bỗng Như Tuyết hỏi:
- Sư phụ của tỷ tỷ là ai mà dạy tỷ tỷ võ công uyên thâm như vậy?
Vệ Thạch nói:
- Hồi xuất môn, sư phụ bắt tỷ tỷ hứa một lời. Đừng bao giờ tiết lộ tên tuổi, môn phái, quê quán của sư phụ. Hiền muội thứ cho, tỷ tỷ không dám phản ngôn.
Như Tuyết không dám hỏi nữa.
Sáng hôm sau, hai cô đưa nhau vào rẫy.
Rẫy ở đây tươi tốt quanh năm. Vệ Thạch thở ra nhè nhẹ.
Như Tuyết lấy làm lạ hỏi:
- Rẫy tươi tốt thế này, đáng lý tỷ tỷ vui, cớ sao lại buồn?
Vệ Thạch nói:
- Nhớ quê hương.
Hai nàng vượt qua một ngọn đồi vách đứng cao ngút đi sâu vào trong, bỏ lại con suối và nương rẫy sau lưng.
Như Tuyết lấy làm lạ lùng cho phong cảnh phía trước. Nàng nói:
- Hồi tiểu muội còn ở đây, võ công không đủ sức vượt qua ngọn đồi này. Đi một thời gian, trở lại mới hay võ công của mình vượt rất xa.
Nhìn bình nguyên trước mắt tít mù, chẳng lẽ một dải đất phì nhiêu ấy lại không có dân cư?
Vệ Thạch đề nghị:
- Ta nên viết mấy chữ để lại cho Lã đại ca, rồi làm tín hiệu bên đường cho đại ca biết mà tìm ta.
Hai cô liền trở lại cốc làm việc đó.
Xong, họ trở lại ngọn đồi đó đi sâu về hướng Tây.
Nơi đây chừng như là bãi phù sa của một con sông nào trong mùa mưa lớn.
Họ đi mãi đến trưa, họ thấy về mé phía phải dưới gốc cây cổ thụ lớn đến bốn người ôm, tàng lá sum sê, một vị thiền sư đang ngồi nhập định.
Cả hai nhẹ nhàng đi tới...
Họ tới nơi, vị thiền sư ấy vẫn không hay.
Thiền sư nước da trắng, mũi cao, có vẻ khắc khổ, nhưng có tướng rất Phật. Tuổi tác không biết bi cùng á lên một lúc.
Chàng đã được Như Tuyết nhắc nhở rồi, đừng nói thật lai lịch của mình ra. Nhưng đã đến nước này không nói thật không được. Lã Tuyết Cừu chờ xem phản ứng của Cốc chủ...
Cốc chủ trợn mắt sáng quắc nhìn chàng. Bất ngờ bà đánh ra một chưởng, chưởng khí bay mù mịt.
Như Tuyết và Tiểu Kha nhanh mắt nhảy tránh, còn Lã Tuyết Cừu đang sững sờ nên không tránh né vào đâu được, đã hứng trọn một chưởng đó bay tạt vào vách động, máu me lai láng nằm bất động.
Hai thiếu nữ cả kinh. Tuy vốn sợ bà, nhưng Như Tuyết và Tiểu Kha vẫn chạy lại xem thương thế của chàng.
Cốc chủ gọi:
- Như Tuyết, Tiểu Kha! Cớ gì hai con có vẻ quan tâm đến hắn quá vậy?
Như Tuyết quỳ xuống thưa:
- Bạch sư phụ! Song thân hắn đã thảm tử, lẽ nào sư phụ giết hắn cho đành.
Bà nói:
- Hắn chỉ bất tỉnh một chút thôi, chưa chết đâu. Thúc chân lực làm cho hắn tỉnh lại!
Hai cô cả mừng, cô bên tả, cô bên hữu truyền công lực vào..
Cốc chủ lại nhắm mắt. Bỗng bà hô lên thất thanh:
- Nguy rồi!
Nhưng trong lúc truyền chân lực, hai cô đã đi vào trọng điểm, nên không dám phân tâm. Họ vẫn tiếp tục tiến hành.
Không bao lâu, Tuyết Cừu hồi tỉnh. Chàng chỉ á, một tiếng rồi lại ngất lịm.
Hai cô thu hồi chân lực đứng lên. Như Tuyết nói:
- Quái lạ! Sao hắn lại thế này?
Cốc chủ nói:
- Bình thường Như Tuyết luyện về âm nhu, Tiểu Kha luyện về dương cương. Nếu chân khí của Như Tuyết thuộc hàn, còn của Tiểu Kha thuộc nhiệt. Hai luồng chân khí này gặp nhau, nạn nhân không đủ sức để điều hòa, tất sẽ sinh ra sự xung kích. Có thể lục phủ ngũ tạng của hắn nát bét hết rồi.
Bà vẫn ngồi yên tại chỗ.
Như Tuyết sợ hết hồn, ngồi xuống bắt mạch. Nàng lim dim mắt một hồi rồi đứng lên run giọng nói:
- Mạch không bắt được. Nguy quá...
Nàng nói như muốn khóc.
Tiểu Kha ngồi xuống kiểm tra lại lần nứa, rồi cũng lắc đầu, thở dài thốt:
- Hết cứu!
Cốc chủ nói:
- Cho hằn ngậm một viên Dẫn Lực hoàn. Điểm vào huyệt Thụy Túc của hắn.
Hai cô làm xong rồi chờ kết quả.
Không bao lâu, Lã Tuyết Cừu cựa mình, mửa ra mấy búng máu đen... Chàng lăn lộn quằn quại, những khớp xương kêu rắc rắc... Hồi lâu mê man trở lại.
Cốc chủ nói:
- Hắn sẽ bị tẩu hỏa nhập ma.
Tiểu Kha nói:
- Thà giết hắn chết chứ để đau đớn một đời thì nỗi hận không ai hóa giải được.
Nàng nói xong tung chưởng nhắm vào huyệt Thiên linh cái của Lã Tuyết Cừu mà đánh xuống.
Như Tuyết thất kinh tung chưởng ra đỡ, hét:
- Tiểu Kha! Sư muội điên rồi ư?
Tiểu Kha đỏ mắt, đáp:
- Tiểu muội nghĩ kỹ rồi. Hắn tỉnh lại hắn cũng sẽ tự sát thôi.
Như Tuyết nói:
- Trong võ học trăm đường ngàn nẻo. Còn sống là còn hy vọng chữa được. Sư phụ thần thông quảng đại, người đã nói tiếng gì đâu. Đừng hành động lỗ mãng nữa.
Việc xảy ra như vậy mà Cốc chủ vẫn tọa thị điềm nhiên.
Hồi lâu, bà đuổi Như Tuyết ra ngoài, rồi gọi Tiểu Kha tới nói nhỏ. Bà hỏi:
- Đệ tử có muốn cứu sống Lã Tuyết Cừu không?
Tiểu Kha nói:
- Đệ tử với hắn không thù oán, và hắn cũng không phải là người bại hoại. Cứu hắn sống lại là điều rất nên.
Cốc chủ nói:
- Vậy con phải hy sinh.
Tiểu Kha giật mình hỏi:
- Sư phụ hãy nói rõ, đệ tử phải hy sinh cách nào?
Bà thì thầm vào tai Tiểu Kha mấy câu...
Tiểu Kha đỏ mặt, lắc đầu nói:
- Nếu để đệ tử chết mà cho hắn sống thì đệ tử dám lãnh. Còn làm như vậy, đệ tử... Không dám vâng lời. Thôi, cứ để hắn tật nguyền, hay để hắn chết đi cho rảnh.
Cốc chủ nói:
- Cái mạng không tiếc, còn cái đó lại tiếc. Thật mâu thuẫn! Đệ tử cứu hắn, tất nhiên sau này hắn vì mối thâm ân mà chu đáo với con.
Tiểu Kha vẫn lắc đầu, nói:
- Đệ tử nghe sư phụ thuật lại cớ sự của người rồi. Sư phụ cứu phụ thân hắn cũng bằng phương pháp đó, sau này Lã Đạo Nghi đã không cảm ơn lại còn đi hận sư phụ. Quả là một việc ngược đời. Mãi đến giờ này, sư phụ vẫn thủ tiết mà không chịu kiếm một đức lang quân.
Cốc chủ bóp trán suy nghĩ. Hồi lâu, bà hỏi:
- Có thể nào đệ tử thuyết phục Như Tuyết được chăng?
Tiểu Kha trầm ngâm thật lâu...
Bỗng Như Tuyết hối hả chạy vào nói:
- Đệ tử có cách cứu Tiểu Huyết Thủ được.
Cố chủ lẫn Tiểu Kha cùng hỏi:
- Cách gì?
- Thượng tả, hạ bổ. - Như Tuyết nói.
Bà vờ giật mình, nói:
- Ta đang nghĩ đến điều đó, nhưng không dám nói cho các đệ tử. Trong hai con có ai tự nguyện không?
Hai cô nhìn nhau đỏ mặt...
Cốc chủ nói:
- Cả hai đều sẵn lòng cứu người, nhưng cả hai còn... Tiếc sự trinh bạch. Vậy ta làm phép rút thăm là công bằng.
Như Tuyết nói:
- Đệ tử biết sư phụ còn có một cách khác.
Bà lắc đầu, nói:
- Ta hết cách rồi. Nhưng nếu dùng cách này thì võ công hắn rất khó phát triển, nhất là về phần công lực. Hắn sẽ không thuần nguyên, nên không thể nào đả thông được Sinh tử huyền quan.
Bà bắt đầu làm một cuộc rút thăm...
Kết quả, Như Tuyết bắt phần được. Không biết nàng vui hay buồn, nhưng đôi mắt nàng có vẻ u hoài lắm.
Còn Tiểu Kha cũng giương đôi mắt đen lay lấy nhìn Như Tuyết, chắc chắn là cô bé không được vui.
Cốc chủ nói:
- Như Tuyết! Hãy mang xác hắn ra ngoài, lựa nơi nào thích hợp tiến hành đi, kẻo trễ mất.
Như Tuyết vác xác Lã Tuyết Cừu lên vai mà lòng dạ rối như tơ vò. Nàng vừa đi vừa nghĩ biện pháp để thay thế cho cách thượng tả, hạ bổ.
Nguyên tắc của nó là dĩ âm bổ dương để điều hòa hai nguồn chân lực.
Nàng đưa Lã Tuyết Cừu đến một nơi bằng phẳng và kín đáo. Thấy chàng không khác gì một xác chết quằn quại, mềm nhũn, thì làm sao mà bổ được đây?
Công việc đầu tiên, nàng điểm vào mấy kích huyệt để cơ thể của chàng phấn hoạt trở lại.
Nhưng Lã Tuyết Cừu vẫn bất tỉnh.
Nàng bối rối, nên cứ lựa mấy trọng huyệt mà kích, cũng không thấy tăm dạng gì.
Như Tuyết giậm chân khóc:
- Lã Tuyết Cừu ơi! Phụ thân ngươi gây oán với Cốc chủ, bà làm cho ngươi thế này. Ta cố tình cứu chữa, nhưng ngươi không tỉnh lại, ta biết làm sao.
Nàng cầm mũi thoa chích vào mấy huyệt hồi dương, và nghe lại nhịp tim đập của chàng khá hơn một chút.
Như Tuyết mừng như chính mình sống lại. Nàng điểm thêm vài huyệt đạo nữa để chàng có tĩnh lại cũng giảm bớt đau đớn.
Như Tuyết bắt đầu cởi y phục của chàng ra, đến bộ đồ cuối cùng, nàng ngập ngừng...
Như Tuyết thốt thành nói:
- Như Tuyết ơi! Ngươi không nhớ một giai đoạn giữa phụ thân chàng với Cốc chủ sao? Đời ta còn gì, làm sao mà nhìn mặt ai nữa?
Lã Tuyết Cừu bỗng cựa mình tỉnh lại. Chàng đau đớn lăn lộn, rồi bò quanh mấy tảng đá, miệng nói:
- Nhũ mẫu ơi! Cừu nhi đau đớn đến chết được.
Nhìn Như Tuyết chàng nói:
- Hoa cô nương! Sao tại hạ lại... Thế này! Trước mặt cô nương?
Như Tuyết lộ vẻ khổ sở nói:
- Ta không còn cách nào khác để cứu công tử.
Tuyết Cừu động tâm, chàng vịn đá đứng lên hỏi:
- Cô nương định cứu tại hạ bằng cách nào?
Như Tuyết buông tiếng thở dài, nghiêm giọng:
- Thượng tả, hạ bổ!
Tuyết Cừu quỳ xuống nói:
- Một lời như vậy cũng là đại ân đại đức rồi. Đừng! Hãy giúp cho tại hạ một chưởng đi.
Như Tuyết khóc, nói:
- Không được. Cả ngươi lẫn ta hợp tác để tìm biện pháp. Hiện giờ trong người ngươi thấy thế nào?
Tuyết Cừu ngồi xếp bằng nhắm mắt vận công. Chàng nói:
- Đỡ hơn hồi nãy một chút. Có thể cô nương làm ơn nướng cho tại hạ một miếng thịt sấu, không chừng thịt này giúp tại hạ điều giải được hai nguồn xung lực...
Như Tuyết không hiểu, hỏi:
- Thịt sấu đâu có dược dụng gì?
Tuyết Cừu phải dẫn giải thêm một hồi.
Nàng bán tín bán nghi. Nàng nói:
- Để ta nói Tiểu Kha đi làm việc đó. Ta có nhiệm vụ chăm sóc công tử. Ta đi, rủi công tử có việc gì thì nguy lắm.
Nàng nói xong đứng trên gộp đá hú một tiếng lanh lảnh.
Lát sau, Tiểu Kha xuất hiện.
Hai nàng gặp nhau, không hiểu sao Như Tuyết đỏ mặt.
Tiểu Kha hỏi một câu:
- Tốt đẹp chứ?
Như Tuyết nói:
- Hắn đã tỉnh và bớt đau hơn lúc trước.
Nàng biết Tiểu Kha hiểu lầm, nhưng nàng không cần đính chính, nói:
- Sư muội chạy lên phía trên vài dặm, về phía trái dòng suối, nhặt một mớ thịt sấu nướng lại và mang xuống đây cho hắn.
Tiểu Kha nhướng mắt:
- Sao sư tỷ không đi?
Như Tuyết gắt:
- Tiểu quỷ! Có đi hay đứng ngây người ra đó?
Tiểu Kha vừa chạy vừa nói:
- Sao không bổ bằng sâm nhung quy thực, mà lại lấy thịt sấu bổ?
Như Tuyết vào bên trong, thấy Tuyết Cừu ngồi tựa lưng vào vách đá, nét mặt đầy vẻ đau đớn. Dường như chàng đang hôn mê.
Như Tuyết không dám truyền công lực vào nữa. Nàng lại điểm thêm mấy huyệt đạo trấn thống để chàng giảm bớt cơn đau.
Tiểu Kha đi một hồi đem thịt lại nói:
- Thịt đây! Hắn sao rồi?
Như Tuyết nói:
- Hắn lại hôn mê.
Tiểu Kha hỏi:
- Tiểu muội vào đó một chút được không?
Như Tuyết đáp:
- Cứ vào!
Tiểu Kha bước vào, thấy Tuyết Cừu chỉ mặt một chiếc quần cộc, liền đỏ mặt nói:
- Sao tỷ tỷ không mặc y phục cho hắn lại?
Như Tuyết nói:
- Đừng bận tâm cái lốt bên ngoài đó. Người hắn đang nóng cực độ. Cứ để cho hắn mát.
Tiểu Kha hỏi:
- Dường như sư tỷ chưa bổ hắn, phải không?
Như Tuyết hét:
- Nếu hắn được bổ đâu còn tình trạng này. Ta nghĩ ra cách rồi!
Tiểu Kha sáng mắt hỏi nhanh:
- Cách gì?
Như Tuyết nói:
- Hai nguồn chân lực ấy không hợp nhau, nên mới sinh tình trạng xung kích. Khi nãy sư muội đi nhâm, ta đi đốc. Bây giờ sư muội đi đốc, ta đi nhâm.
Tiểu Kha gật đầu:
- Có lý! Nhưng mẫn nhắm mắt, nhưng vẫn nói:
- Tiểu Sát Tinh đến đó...
Không bao lâu, Lã Tuyết Cừu hiện ra trước mặt hai cô.
Tuyết Cừu chắp tay xá một cái rồi ngồi im mà nhập định.
Hai cô đều nghĩ có lẽ chàng không dám làm kinh động nhà sư.
Nhưng không lâu, nhà sư lại mở mắt ra, và Tuyết Cừu cũng xả công.
Đại sư nhìn Tuyết Cừu nói:
- Tiểu thí chủ là nhân vật của võ lâm, võ công đến mức có một không hai trên đời này. Thí chủ là con của Vô Tận Tàng cao thủ Lã Đạo Nghi thí chủ có biết không?
Đây là cái tin sét đánh cho ba người.
Lã Tuyết Cừu chấn động tâm thần, quỳ xuống hỏi:
- Bạch lão tăng! Vì đâu mà lão tăng nói vậy? Song thân của vãn bối đã qua đời hai mươi hai năm trước đây.
Lão tăng cười thật lành:
- Lã Đạo Nghi và Phù Dung rơi xuống vực thẳm, một trong hai người ta chỉ cứu được một. Lã Đạo Nghi gần ta hơn nên ta cứu được. Sau đó còn nhiều người rơi nữa, nhưng cái duyên chỉ đến đó mà thôi.
Ba người còn đang kinh dị, nhất là Hoa Như Tuyết. Nàng nghe sư phụ nàng là Bạch La Phiến nói hai hài cốt kia chắc chắn là của vợ chồng Huyết Thủ. Giờ này nàng nghe lão tăng nói như vậy bảo sao nàng không kinh ngạc?
Lão sư nói:
- Chính ta truyền thụ võ công cho Lã Đạo Nghi trong vòng ba năm, nhờ vậy lão mới có một thân thủ như hôm nay.
Lã Tuyết Cừu quỳ xuống lạy tạ.
Hai nàng kia thấy vậy vội quỳ theo.
Lão phất tay áo đỡ ba người ngồi dậy rồi nói:
- Sở dĩ võ công của thí chủ cái thế là nhờ tấm lòng thuần thành và đôn hậu. Hôm nay ta gặp nhau đây là ý trời.
Lão chỉ lên cây rồi nói với Lã Tuyết Cừu:
- Thí chủ có dây cương ti, hãy leo lên mà buộc trái Thảo hoàn đơn kia, rồi rứt bảo kiếm chặt thật mạnh vào cuống quả. Thòng từ từ xuống ngang tầm người ngồi rồi cột lại ở đó.
Tuyết Cừu nghe lão tăng dặn dò kỹ lưỡng, chàng đâm hoảng. Ngó lên thấy trái chỉ dài chừng gang tay, bề ngang chừng nửa gang thì nặng có là bao.
Thấy Tuyết Cừu còn đang ngẩn ngơ, lão nói tiếp:
- Nếu là người bình thường thì cần đến mười người mới khiêng nổi quả này. Nếu quả này lớn bằng con người ta thì đến mười con voi mới chở nổi.
Tuyết Cừu leo lên cột, ràng qua thật chắc chắn, một tay chàng cầm đầu dây, một tay đưa kiếm ra, vận thần lực chặt xuống một nhát quả rơi, cây rung rinh.
Tuyết Cừu vịn thật kỹ thế mà nó muốn kéo luôn cả chàng.
Quả xuống vừa ngang tầm người ngồi, chàng cho dừng lại và buộc đầu dây.
Mùi thơm của hai quả chín còn trên cây khiến chàng phải ngây ngất.
Tuyết Cừu nhìn cuống quả tiết ra nước màu đỏ hồng tươi. Chàng nếm thử, có vị thơm ngát.
Chàng phi thân xuống.
Lão tăng hỏi Như Tuyết:
- Thí chủ bợ hổng quả này lên chăng?
Như Tuyết đứng lên dùng thế Thiên cân trụy, hai tay bợ quả lên cao được vài thốn.
Quay sang Tuyết Cừu, lão tăng hỏi:
- Thí chủ dùng hai ngón tay kẹp cuống giở lên.
Tuyết Cừu vận thần công, hai ngón tay kẹp cuống quả kéo lên một cách nặng nhọc, và chỉ lên được vài thốn.
Vệ Thạch một tay bợ quả lên cao được nửa thước.
Đến lượt lão sư, lão nằm xuống đất thổi phù lên một hơi, quả bị đẩy đứng lên chừng một gang tay, và giữ vị trí đó dài bằng một hơi thở.
Mọi người thất kinh cho thần lực của lão tăng.
Lão cắt chừng một phần tư quả chia đều cho mỗi người.
Chỉ một miếng bằng quả lê mà Như Tuyết cầm muốn trĩu tay.
Miếng đầu tiên ai cũng cảm thấy có vị thơm ngon ngọt và mát lịm cả người.
Ăn hết phần đó. Thân nhiệt tăng lên một cách dữ dội. Hoa Như Tuyết mặt đỏ bừng bừng. Nàng vội vận công để điều hòa thân nhiệt. Còn ba người kia hòa hoãn hơn.
Ngày hôm đó, bốn người ăn, hết một trái.
Qua ngày thứ hai, lão tăng không dùng, chỉ ba người ăn.
Qua ngày thứ ba, mới có rạng ngày, lão sư nói:
- Chúng ta hết nhân duyên với trái này rồi.
Đột ngột Như Tuyết hỏi:
- Hạt của nó đâu?
Lão cười:
- Trời đất nghĩ cũng lạ. Một mùa trái như vậy chỉ có một hạt mà thôi. Lúc này hạt nằm ở trái thứ ba.
Như Tuyết thấy công lực của mình tiến rất nhanh. Trái lại, Tuyết Cừu thấy công lực mình không tiến tới đâu cả. Chỉ có trong mình nghe khoẻ mà thôi.
Vệ Thạch thấy tiến rất chậm về công lực, nhưng tinh thần sảng khoái vui hòa.
Lão tăng nói:
- Hôm nay là ngày quyết đấu của ta. Một trăm tuổi luân hồi cũng rất là nhiều lần. Nhưng ta không được cái kiếp luân hồi đó. Một trăm tuổi vẫn còn nặng nghiệp võ lâm.
Vào buổi chiều đã thấy hai người từ phía Tây thong thả đi lại. Dáng đi của họ ung dung lắm, nhưng thoáng chốc đã tới nơi.
Hai người này có tướng mạo quái lạ. Một người có số tuổi đếm cũng không hết, mặt dài như mặt ngựa, trước ngực đeo lòng thòng một... Thập tự giá, đó là tín vật của Đại Tần giáo, y phục đen có thắt đai.
Một người nữa tuổi ngoài hai mươi, miệng nằm ngay tại... cằm, mặc y phục trắng, không đeo thứ gì cả.
Cả hai người đều thuộc dạng mũi cao, mắt nâu, da sậm.
A Tì lão tăng chắp tay niệm Phật hiệu rồi nói:
- Bần tăng đợi hai đạo hữu đã hai mươi năm. Hôm nay quả đại lê đã chín, có tới ba quả tất cả. Bọn bần tăng bốn người dùng hai quả, còn một quả nhường lại cho hai vị.
Vị Đại Tần giáo đưa một tay lên ngực, tay kia làm dấu bốn chấm, nói:
- Thánh tăng có tấm lòng cao cả thay! Nhưng đây là linh quả, ai gặp được là có duyên, bần sở được duyên phúc gì mà hưởng linh quả?
Lão tăng quay sang Lã Tuyết Cừu:
- Phiền thí chủ đưa quả xuống.
Tuyết Cừu đứng lên toan đi. Gã không cằm đưa tay ngăn lại, nói:
- Không dám phiền công tử, để ta!
Vị Đại Tần giáo nói:
- Giáo hữu! Quả nhỏ như vậy nhưng nặng bằng mười người. Giáo hữu làm cách nào đem xuống?
Hắn nói:
- Cứ bẻ rồi ôm nó nhảy xuống.
Vệ Thạch nói:
- Bất ổn!
Hắn không nói không rằng, phi thân lên cây ôm trái mà lắc một cái, trái vẫn trơ trơ.
Nhiều lần như vậy, không kết quả gì.
Hắn tức quá, một tay ôm trái, một tay rút kiếm ra. Chặt vào trái vẫn không suy suyển gì.
Hắn vừa tức vừa thẹn hỏi:
- Xin quý vị dạy lại cách hái!
Vì miệng hắn nằm phía dưới cằm, nên ai cũng thấy tướng hắn có vẻ dị dạng làm sao đó.
Tuyết Cừu nói:
- Công tử hãy xuống, để tại hạ hái cho!
Hắn nhảy xuống.
Vị Đại Tần giáo nói:
- Không có kinh nghiệm, không hái được quả này.
Tuyết Cừu nhảy lên làm cung cách như cũ...
Hai vị ngoại giáo kia phục lắm.
Tuyết Cừu cắt quả cho họ dùng.
Đến tối, Tuyết Cừu hỏi người không cằm:
- Có thể nào các hạ cho bọn tại hạ biết tên được chăng?
Hắn nói:
- Tên tại hạ là Tu Liệp Tây.
Tuyết Cừu rất có thành kiến với họ Tu, nên chàng vụt hỏi:
- Có bà con gì với... Tu Kim Thọ không?
Hắn nói:
- Tại hạ chưa hề nghe Tu Kim Thọ. Tên ta dịch theo tiếng Trung Nguyên là Hoa Uất Kim Hương.
Bây giờ, cái quan trọng của hai vị khách là ăn và vận công.
Vị Đại Tần giáo chỉ ăn một phần nhỏ rồi không ăn nữa, giao lại cho đệ tử của mình.
Mặt trời gần lặn, vị Đại Tần giáo nói:
- Bản sở có tên là Phá Lộ, chỉ vì cuộc hẹn ngoài hai mươi năm trước, cho dù đường xa vạn dặm cũng cố gắng đến đây chứ không dám trễ. Cứ nhìn sắc thái của thánh tăng, bản sở nghĩ rằng ta không nên đấu nữa.
A Tì lão tăng chỉ nói:
- Mô Phật!
Phá Lộ lão nhân nói tiếp:
- Đã trăm tuổi rồi mà chịu chi phối những sự không đâu. Vả lại, lần này bản sở nhìn thánh tăng có Phật khí rất nhiều, nên tuy chưa đấu nhưng cũng biết được mình thất bại.
A Tì lão tăng nói:
- Mô Phật!
Tu Liệp Tây lướt mắt nhìn sang hai cô rồi nói:
- Bản sư có ý khiêm tốn. Nhưng sự quyết định có đấu hay không còn tùy thánh tăng nữa.
- Mô Phật!
Vệ Thạch nói:
- Những cao thủ tuyệt vời chỉ cần liếc qua sắc diện, âm thanh, cử chỉ có thể đoán được thắng bại như thế nào. Nếu không phải là cừu thù, không phải vì danh dự thì thiết tưởng hai vị lão đại gia không nên giao đấu.
Tu Liệp Tây hỏi gằn:
- Không giao đấu thì ngàn dặm chúng ta tới đây làm gì chứ?
Vệ Thạch mỉm cười:
- Cứ xem như đi thăm cố nhân.
Vị Đại Tần giáo nói:
- Ý tưởng đó hay lắm!
Ông nói xong cũng ngồi tham thiền.
Tu Liệp Tây lộ vẻ nóng nảy nói:
- Hai vị lão đại gia có ý khước từ. Vậy tại hạ xin mời một trong ba vị vui lòng chỉ giáo cho tại hạ để được học hỏi thêm.
Tuyết Cừu chỉ mỉm cười, nhân nghĩ đến việc cái giếng một tay đại ma dầu như Vô Nhãn mà còn phải cải tà quy chánh, huống gì quả Thảo hoàn đơn này. Nhưng gã Tu Liệp Tây lại cứ nằn nằn quyết đấu, nghĩa là sao?
Hoa Như Tuyết nói:
- Hai người bạn của tiểu nữ võ công tầm thường, không phải là đối thủ của công tử. Tiểu nữ xin đấu!
A Tì lão tăng mở mắt ra nói:
- A Di Đà Phật! Nếu Hoa thí chủ mà đấu trận này, e... kẻ chết người sống Bởi hai vị tương đương nhau.
Như Tuyết nói:
- Vì công tử quá hăng hái nên tiểu nữ đành phải thù tiếp vậy thôi.
Tu Liệp Tây lặng lẽ bước ra sân đứng chờ.
Như Tuyết cũng theo ra, nhưng Vệ Thạch nói:
- Hiền muội để ta!
Như Tuyết ngần ngừ, Vệ Thạch đứng án trước mặt nàng nói:
- Ta xin hầu với công tử vài chiêu.
Nhìn sắc đẹp của Vệ Thạch dẫu cho cỏ cây cũng còn rúng động, huống gì gã diện mạo dị dạng này.
Vị Đại Tần giáo nói:
- Tu Liệp Tây! Đệ tử thích đi về Đông để học hỏi, nên nhân cơ hội này ta muốn đưa đệ tử đi mà thôi. Chứ còn ra lực quyết đấu, đệ tử chỉ có sức mạnh chứ chưa có công phu.
Tu Liệp Tây lễ phép nói:
- Bạch sư phụ! Mũi tên đã giương rồi.
Vệ Thạch chìa tay mời. Hắn mời lại.
Vệ Thạch bèn đánh ra một chưởng rất nhẹ nhàng, thế chưởng thong thả, không sát phạt.
Tu Liệp Tây đứng vững bộ, chùn người xuống đưa ra bảy thành công lực...
Hai chưởng gặp nhau, Vệ Thạch nhẹ nhàng lui lại một bước.
Tu Liệp Tây đứng vững một chỗ khen:
Nhiều lần chàng xả công, vẫn thấy Cốc chủ nhập định.
Lã Tuyết Cừu toan lên tiếng, đã thấy Tiểu Kha ra hiệu cho chàng ra ngoài.
Ra đến nơi, Tuyết Cừu hỏi:
- Cô nương có việc gì?
- Ngươi hãy ở đây, khi nào nghe tiếng bà thì vào.
Lã Tuyết Cừu thấy vắng Như Tuyết, liền hỏi:
- Hoa cô nương đâu?
Tiểu Kha nói:
- Dường như có người lạ đột nhập vào suối này. Sư tỷ bận theo dõi.
Lã Tuyết Cừu nghĩ ngay đến Lý độc cước.
Nhưng nếu là Lý độc cước thì Hoa Như Tuyết không phải là đối thủ của ông.
Chàng lại liên tưởng tới việc một mình chàng hạ không biết bao nhiêu cao thủ nổi danh của Thiếu Lâm, kể cả Chưởng môn Không Động và Côn Luân, có phải vì võ công của chàng cao hay là võ công của họ thấp? Và nếu võ công của chàng vào bậc thượng thừa thì Tiểu Kha, Như Tuyết vào hạng gì? Cốc chủ, Lý độc cước vào hạng gì?
Rõ là đám giang hồ hữu danh kia như Thất Bộ Sát Nhất Nhân Bàng Tục, Kiến Nghĩa Hữu Vi Lỗ Đình Trí, Nam Mã Nguyện, Độ Ách, Quãng Pháp... Chẳng qua chỉ là những kẻ hư danh.
Hai thiếu nữ bên suối không tên tuổi, xuân xanh vừa tròn đôi mươi thế mà võ công đáng bậc thầy của họ.
Chàng lại suy nghĩ tới thân phận mình, tứ cố vô thân, về sở học ngoài sự dẫn dắt của nhũ mẫu, chàng còn tự luyện lấy. Giờ đây chàng lại nhận thêm đến bảy mươi năm công lực, thì hiện nay toàn cõi Trung Nguyên được mấy người như chăng?
Tiểu Kha thấy chàng mãi trầm tư, nàng cũng không dám làm phiền. Nghĩ đến cái việc suýt... Nằm cùng chàng sao mà lòng dạ cứ bâng khuâng mãi.
Bỗng nhiên mặt nàng đỏ hây hây.
Có tiếng của Cốc chủ gọi Tiểu Kha. Hai người cùng bước vào.
Cốc chủ nghe bước chân liền mở mắt ra nhìn Lã Tuyết Cừu. Chàng nhìn lại bà mà lòng hồi hộp. Không biết bà có chuyện gì nữa đây?
Cốc chủ nói:
- Công lực của ngươi nay đã tăng lên hơn nửa trăm năm, và đã ổn định được với phần gốc trong người ngươi. Lã Tuyết Cừu! Ai đã trợ giúp phần điều hòa công lực ấy cho ngươi?
Lã Tuyết Cừu rất phục nhận xét của bà.
Chàng thản nhiên đáp:
- Mỗi lần hôn mê tỉnh lại là mỗi lần thấy nhị vị cô nương bên cạnh và lại thấy công lực mình càng khác hơn trước. Phần công đức ấy có ai ngoài Như Tuyết và Tiểu Kha.
Bà nói:
- Ngươi lại đây!
Lã Tuyết Cừu ung dung bước lại.
Bà nắm tay sờ mạch chàng, rồi nói:
- Ngươi cũng có cái tật ngoa ngôn giống phụ thân ngươi. Số công lực nhận thêm ngoài hai đệ tử ta, còn có người thứ ba nữa. Thế sao ngươi không chịu nói thật?
Kinh nghiệm cho biết, đã trót giấu rồi cũng nên giấu luôn. Chàng nói:
- Vãn bối hôn mê nhiều hơn tỉnh. Nếu có ai hoặc việc gì, thì nhị vị tiểu thư phải biết rõ hơn tại hạ.
Cốc chủ mặt có sắc giận. Bà trừng mắt hỏi Tiểu Kha:
- Như Tuyết đâu?
Tiểu Kha vội nói:
- Bạch sư phụ! Hôm nay đến lượt Như Tuyết ra ngoài.
Lã Tuyết Cừu hỏi:
- Thưa Cốc chủ! Vãn bối không hiểu vì lý do gì, khi nghe vãn bối là con của Huyết Thủ thì tiền bối lại đánh vãn bối chết đi sống lại?
Cốc chủ nói:
- Ta không giết ngươi đó là vạn phúc cho ngươi rồi. Rất tiếc, con ma nữ Phù Dung đã chết rồi, nếu không ả không tránh được tay ta đâu. Và bây giờ ta không nhận ngươi làm đệ tử nữa. Ngươi hãy tự tìm lấy con đường ra. Nếu còn quanh quẩn nơi đây thì đừng trách ta. Ngoài ra, nếu ngươi thuật lại việc này cho bất kỳ ai, thì cũng không tránh khỏi tội chết.
Lã Tuyết Cừu thấy Cốc chủ xúc phạm đến mẫu thân mình, lòng có ý bất bình, nhưng chàng biết đây chỉ là sự tranh chấp về tình yêu. Tuy vậy chàng vẫn nói:
- Cốc chủ! Cốc chủ là bậc cao nhân mà có tâm địa hẹp hòi. Phù Dung Tiên Tử là gia mẫu đã qua đời trong trường hợp thê thảm, lý ra Cốc chủ phải có tấm lòng hào hiệp mà bênh vực người mới phải. Lúc thân mẫu còn sinh thời thì Cốc chủ không dám đối diện, đến khi thân mẫu qua đời thì Cốc chủ nói xấu người. Tại hạ không phục.
Nghe Tuyết Cừu nói, bà nổi giận hét lên lanh lảnh, hai tay bà đánh không biết bao nhiêu chưởng độc, nhưng bà vẫn ngồi một chỗ.
Tuyết Cừu không hoàn thủ, chàng nhân sức chưởng mà bay ra ngoài. Chàng vừa dừng chân lại đã thấy bà ngồi trên Phi long ỷ trước mặt chàng.
Lã Tuyết Cừu cả kinh. Phi long ỷ mường tượng như chiếc ghế dài hình rồng bằng đá cẩm thạch, gấp đôi sức nặng con người, thế mà bà bay với Phi long ỷ ra trước chàng, đủ biết khinh công và nội lực của bà như thế nào.
Đã vậy, chàng không hiểu Quỷ Vô Môn Quan là sao? Vô môn quan (cửa không mở) là một thuyết bao hàm một ý nghĩa triết học cao siêu.
Lý ra chàng phải bình tĩnh ở lại tìm hiểu môn phái này kỹ hơn.
Cốc chủ hỏi:
- Sao ngươi dám mắng ta?
Tuyết Cừu hỏi lại:
- Sao Cốc chủ dám xúc phạm đến gia mẫu?
Bà không trả lời, song chưởng đưa lên, tung ra một chưởng có sức thôi sơn bạt hải. Muốn biết công lực mình tới mức nào, nên chàng cũng phải đem chưởng ra để đối chứng võ học.
Chàng vận hết tám thành công lực...
Hai chưởng gặp nhau làm chấn động cả một vùng núi trước động, làm sỏi đá từ trên cao rơi xuống ào ào...
Lã Tuyết Cừu loạng choạng thối lui, còn Cốc chủ tuy bị chấn động nhưng vẫn ngồi yên một chỗ.
Cốc chủ nhìn sững chàng. Trong ánh mắt ấy có phần ngạc nhiên lẫn xúc động. Nhưng bất thần bà nhấc bổng người lên cao đánh ra hai thứ chưởng theo thế Song phủ khai sơn, Lã Tuyết Cừu đứng theo tấn Thiên Cân Trụy, đưa chưởng ra đỡ.
Cốc chủ bay về lại Phi long ỷ, còn Lã Tuyết Cừu lún chân xuống đất.
Còn lâu lắm, Tuyết Cừu mới là đối thủ của bà.
Sau chiêu “Song Phủ Khai Sơn”, Tuyết Cừu từ từ trào máu ra... Chàng cảm thấy mắt tối lại.
Lã Tuyết Cừu là người có tính khí cao ngạo lạnh lùng. Chết thì chịu, dứt khoát không tỏ ra là kẻ chiến bại.
Thay vì rút kiếm ra để quyết đấu với bà, nhưng chàng dừng lại, bởi vì theo thái độ của bà, giữa phụ thân và bà cũng có một sự liên hệ nào đó.
Lã Tuyết Cừu lảo đảo bước đi, máu miệng vẫn thổ ra lai láng. Không ai nhìn cảnh đó mà không đau lòng.
Tiểu Kha chạy theo điểm huyệt cầm máu cho chàng, nhưng không thuyên giảm gì mấy.
Như Tuyết xuất hiện. Nàng thấy cảnh như vậy lòng rất bất bình. Như Tuyết lấy trong người ra viên thuốc màu đỏ nhét vào miệng chàng rồi dìu chàng đi.
Cốc chủ nhìn theo không nói một lời.
Tuyết Cừu đi một hồi đến một hòn đá bằng ngồi xuống vận công.
Như Tuyết và Tiểu Kha đứng hai bên, cả hai không dám truyền chân lực cho chàng nữa.
Tuyết Cừu nói đứt quãng:
- Tới đây là đủ rồi... Nhị vị nên quay về đi.
Dĩ nhiên là họ phải trở lại. Bởi vì hai cô đều biết sư phụ của mình rất khó tính, lại còn quái gở nữa là khác.
Tiểu Kha nói:
- Công tử có công lực thượng thừa, chỉ vì vừa trải qua một trận nội thương, khí huyết mới bắt đầu ổn định, kế đó lại bị mấy chưởng hết sức mạnh. Công tử không chết là may mắn lắm rồi.
Hai đệ tử Quỷ Vô Môn Quan vẫn còn đứng đó, nhưng Lã Tuyết Cừu đã đi vào nhập định.
Khi chàng mở mắt ra thì trời đã tối.
Hai nàng đã đi từ bao giờ.
Sức khỏe của chàng phục hồi gần nguyên vẹn.
Lã Tuyết Cừu vươn vai đứng lên với nhiều suy nghĩ:
- Lão ăn mày họ Lý là ai? Hành tung hết sức bí mật, võ công cao thâm lại có ý giúp đỡ chàng. Ông đối với Cốc chủ là bạn hay thù? Cốc chủ Quỷ Vô Môn Quan là ai? Chắc chân bà bị tê liệt nên không đi đứng được nhưng chưởng lực và khinh công của bà vào hạng quán thế tuyệt luân. Thân thế của Hoa Như Tuyết và Dương Tiểu Kha như thế nào?
Lý độc cước vào đây bằng lối nào? Nếu lão vào theo lối mạo hiểm như chàng thì hết cách ra. Nhưng dù sao nếu còn gặp lão, thì còn có điều kiện ra được.
Giang hồ đồn Huyết Thủ có liên hệ với Quỷ Vô Môn Quan, Huyết Ảnh Thần và Mê Hồn cốc. Vậy còn hai nơi nữa. Trường hợp Quỷ Vô Môn Quan tuy chưa rõ ràng lắm, nhưng không phải là không đúng. Do đó hai nơi kia chắc cũng liên quan ít nhiều. Nhưng tại sao phụ thân hay mẫu thân chàng lại đi quan hệ với các môn phái tà đạo như vậy?
Và sau cùng Lã Tuyết Cừu kiểm điểm lại chuyến đi xuống vực của chàng được mấy điều lợi:
- Kiến thức, võ công và bảo vật. Dĩ nhiên chàng phải đổi lại một chút thiệt thòi nào đó.
Trước khi định hướng, chàng dùng trí tuệ phân biệt nên đi về hướng nào để tìm lối thoát thân. Tuyết Cừu đi theo chiều xuôi của dòng suối.
Đêm trong suối tối như mực, thỉnh thoảng có những con đom đóm chớp lòe, cảnh vắng vẻ thê lương lại như có phần hăm dọa. Chàng không sợ Quỷ Vô Môn Quan nữa, nhưng nhiều sự thắc mắc vẫn lẩn quẩn bên chàng.
Mục lực của chàng bây giờ hơn hẳn vài ngày trước đây.
Chàng đi cách động của Cốc chủ chừng vài dặm rồi ngồi lại dưỡng thần.
Khi chàng mở mắt ra thì trời vừa sáng.
Lã Tuyết Cừu lắng nghe như có tiếng gầm thét phía sau lưng chàng, tức là phía động của Cốc chủ.
Trong vực, âm thanh đi theo một luồng nên rất dễ nghe.
Lã Tuyết Cừu kín đáo phi thân về hướng đó. Trước mặt chàng hiện ra một trận đánh long trời lỡ đất.
Cốc chủ ngồi trên Phi long ỷ đang chong kiếm hướng về đối phương là một lão cao lớn, có gương mặt dữ tợn độc ác.
Như Tuyết và Tiểu Kha đấu với hai gã thanh niên, tuổi của họ chừng hăm sáu, hăm bảy.
Bên ngoài còn một lão mặt y phục xanh, mặt mày đanh ác như muốn ăn tươi nuốt sống người.
Xét về kiếm pháp thì Như Tuyết và Tiểu Kha có thể trội hơn hai tên mặt lạnh kia, nhưng họ là phận nữ nhi lại bị uy khí bên ngoài bức hiếp nên hai nàng mau xuống sức hơn.
Kịp lúc Lã Tuyết Cừu xuất hiện, bỗng đường kiếm của hai nàng như có thần. Không phải chỉ riêng hai cô gái chịu ảnh hưởng mà còn Cốc chủ nữa.
Cốc chủ vỗ vào Phi long ỷ một cái, người của bà bay vút như cánh diều, nhưng với tốc độ rất nhanh, và đối phương cũng nhanh không kém.
Cả hai trao đổi trên không không biết mấy chiêu, nhưng dưới con mắt của Lã Tuyết Cừu thì đường kiếm của Cốc chủ điêu luyện hơn nhiều. Chỉ tiếc một điều bà bị bán thân bất toại, nên đối phương mới hò hét làm hung làm dữ để cướp lấy khí thế chiến đấu.
Họ trao đổi trên không năm, bảy chiêu cực kỳ thần tốc rồi trở lại vị trí cũ. Hai bên lại ngưng thần để chuẩn bị tái chiến.
Lã Tuyết Cừu nghiễm nhiên đặt mình về phe Cốc chủ, chàng đứng bên Phi long ỷ của bà, tay sờ đốc kiếm như chuẩn bị xuất thủ.
Lão áo xanh bước tới trầm giọng:
- Tặc tử! Ngươi quen biết gì với đám này?
Lã Tuyết Cừu lạnh lùng nói gằn:
- Các hạ báo danh đi!
Lão ngửa mặt cười ré một tràng, nói:
- Các đám giang hồ lóc nhóc này, ta có coi vào đâu. Ta là ẹ.
Thấy Tuyết Cừu dễ đánh như vậy, Đạc Đà rất ham đánh.
Chừng hơn một khắc hắn bắt đầu thở mạnh, lơi đánh, rồi cuối cùng không muốn đánh nữa, đứng nhìn sững chàng.
Gã Tu Liệp Tây tức quá, nhảy vào hất Đạc Đà ra nói:
- Để tiểu đệ cho hắn mấy chưởng!
Đạc Đà nghiêm mặt hỏi:
- Ai cho phép sư đệ đánh kiểu đó?
Tu Liệp Tây nói:
- Miễn hắn đồng ý là được.
Cách lì lợm của hắn, ai cũng thấy khó chịu.
Nhưng Tuyết Cừu nói:
- Nếu Đạc Đà huynh hết muốn đánh nữa thì cứ giao cho Tu Liệp huynh đây vậy.
Đó là câu nói nửa mềm nửa cứng, tuy nhẹ nhàng nhưng rất khó xử.
Đạc Đà nói:
- Sư đệ chờ chút!
Qua chút ít thời gian nghỉ ngơi, bây giờ hắn vận dụng tất cả tuyệt học và mưu trí, chiêu chưởng hấn tấn công vào người Tuyết Cừu dày như mác cửi.
Tuyết Cừu chỉ dùng phiêu ảnh hoặc phương pháp Tá lực pha chút Vô ảnh... Người chàng bây giờ như mây như khói, khi thì văng xa, khi thì văng gần, khi thì lăn tròn nhưng không hề hấn gì.
Đạc Đà cũng không bị thương.
Đạc Đà miệng thở hồng hộc... nhảy ra ngoài chắp tay nói:
- Tại hạ nhận bại.
Tuyết Cừu cười, không nói.
Tu Liệp Tây tức quá, nói:
- Tại hạ không phục.
Hoa Như Tuyết nổi giận nói:
- Mắt thịt! Thấy người ta dễ đánh quá mà ham. Sao không tự hỏi mình nếu chịu đựng như vậy có được không? Và nếu người ta chịu khó đánh ra vài chưởng, liệu có đỡ nổi không?
Mặc cho nàng nói, hắn bước tới hỏi Tuyết Cừu:
- Các hạ chấp nhận cho tại hạ giao đấu?
- Tự nhiên! Tuyết Cừu nói.
Tu Liệp Tây không khách sáo, vận hết công lực thập thành, đánh ra một chưởng, bên ngoài ai cũng thấy ngán cho công lực của hắn.
Tuyết Cừu bị hất tung lên rồi rớt xuống từ từ...
Hắn nhào tới tấn công tiếp...
Chừng vài ba chục chiêu với công lực thập thành như vậy, Tu Liệp Tây bắt đầu thở như trường hợp Đạc Đà trước đây. Trong người hắn không còn chút khí lực nào.
Hắn vừa thở vừa nói:
- Các hạ thử đánh ta một chưởng xem sao?
Tuyết Cừu mỉm cười đưa tay lên...
Tu Liệp Tây vận công hượm sẵn. Tuyết Cừu phất tay áo một cái, chưởng lực tuôn ra ào ào.
Tu Liệp Tây bị gió đập, ngã lăn ra dậy không nổi.
Tuyết Cừu khoanh tay đứng nhìn.
Lát sau, Tu Liệp Tây ngồi dậy.
Hắn chắp tay nói:
- Công tử chẳng những là cao nhân mà còn là quái nhân, tiểu đệ bội phục.
Hắn nói xong về chỗ.
Đạc Đà bước tới hai tay dâng ấn cho Tuyết Cừu. Chàng lắc đầu nói:
- Tiểu đệ còn cái này mà chưa biết làm gì, huống gì mấy cái đó. Công tử cất đi!
Phá Lộ lão nhân nói:
- Vậy là các đệ tử khỏi ức lòng rồi chứ? Thôi, không đấm đá gì nữa!
Tu Liệp Tây nói:
- Nhưng còn Kiết Ba sư tỷ khuya này đến thì sao?
Phá Lộ lão nhân mệt mỏi nói:
- Thì cũng như các đệ tử thôi!
Tu Liệp Tây nói:
- Sư phụ đừng chán nản. Còn nước còn tát.
Bây giờ đã quá canh ba. Mùi thơm của Thảo hoàn đơn tiết ra, ai cũng cảm thấy nhẹ nhõm.
Trăng lặn. Người ta nghe có tiếng vạt áo bay phần phật... Một thiếu nữ người Tây Dương xuất hiện.
Thiếu nữ đến nơi chào hết tất cả mọi người rồi hỏi:
- Các trận đấu ra sao rồi?
Không ai trả lời.
Hoa Như Tuyết lấy bảo kiếm của Tuyết Cừu cắt trái cây mời cô ăn.
Kiết Ba thấy cách ăn trái quái gở như vậy, liền nói:
- Cảm ơn! Ta không quen ăn theo lối này.
Phá Lộ lão nhân giải thích cho cô nghe về tính chất của trái. Hai tay Kiết Ba nâng trái lên...
Kiết Ba thất kinh nói:
- Nếu như một khối bạch kim ngang vậy thì sức nặng chưa đầy một nửa. Thật là một nơi văn vật.
Cuối cùng rồi nàng cũng chịu ăn. Ăn xong, nàng thấy trong người nóng như lửa, nàng phải ngồi điều tức. Tám người ngồi dưỡng thần cho đến sáng.
Kiết Ba nhìn những người Trung Nguyên rồi nhìn lại các bạn đồng môn, nàng chợt xa vắng.
Dường như không khí phe nàng có cái gì thê lương đốn tỏa, chỉ trừ có vị Phá Lộ lão nhân là bình thản.
Phá Lộ lão nhân nói:
- Thánh tăng kỳ này phải xuất hiện, xuống núi một chuyến để chỉ thị cho võ lâm Trung Nguyên. Công tử Lã thiếu hiệp làm võ lâm Đại minh chủ. Bên cạnh đó có bản sở ủng hộ một tay.
Trời sáng, ai cũng thấy Kiết Ba đẹp. Ba nàng tiên ở đây, mỗi nàng đẹp một vẻ. Nhưng vẻ nào thì vẻ, đối với bây giờ, Tuyết Cừu chỉ thích đào giếng làm cầu.
Kiết Ba nói:
- Bạch sư phụ! Bất kỳ ai lên làm Minh chủ, nếu đệ tử chưa đấu với người đó thì chưa công nhận.
Như Tuyết hứ một tiếng, nói:
- Người ta làm Minh chủ Trung Nguyên chứ ai làm Minh chủ xứ cô?
Kiết Ba trừng mắt nói:
- Võ lâm không biên giới, vì vậy mà có cuộc gặp gỡ hôm nay.
Như Tuyết toan nói, nhưng Vệ Thạch đã nói trước:
- Cô nương! Vị sư đệ và sư huynh của cô nương đã thử qua rồi. Cô nương còn rắc rối làm gì?
Kiết Ba lạnh lùng:
- Ta chỉ có sư đệ chứ không có sư huynh.
Vệ Thạch nói:
- Thì ra là vậy! Nhưng ý cô nương muốn đấu với ai?
Kiết Ba nói:
- Người nào sắp làm Minh chủ hãy đấu với ta.
Như Tuyết và Vệ Thạch cùng nói:
- Ta làm Minh chủ đây!
Cả hai nói một rập như đã có sắp đặt trước.
Kiết Ba ngạc nhiên hỏi:
- Võ lâm Minh chủ ở Trung Nguyên là hai người sao? Ta nghe nói là Lã công tử gì đó cơ mà?
Vệ Thạch nói:
- Hắn nhường cho ta rồi. Xin mời!
Kiết Ba là cô gái da trắng, tính tình phóng khoáng, tư cách đoan trang, lại là người có tính khẳng khái. Nghe Vệ Thạch mời, nàng bước ra ngay.
Tuyết Cừu nói:
- Với chức vị, quyền lợi, công danh đã làm cho người ta quên đi cái nghĩa làm người.
Vệ Thạch hiểu ý nói:
- Sau việc này, tiểu muội về xứ. Mời Kiết Ba cô nương.
Kiết Ba vận công, gương mặt của nàng từ trắng đổi sang hồng rồi sang đỏ. Còn Vệ Thạch bất chước kiểu của Tuyết Cừu dùng phiêu ảnh và ảo thân pháp cứ chập chờn cho Kiết Ba tha hồ nện.
Vệ Thạch biến mình thành bao tập, Kiết Ba đánh đủ mọi loại quyền cước. Trong người nàng dường như tập trung mọi thứ võ công trong hoàn vũ.
Còn Vệ Thạch chỉ “nhá” cầm chừng theo kiểu hư chiêu.
Tên không có cằm nói:
- Võ công của Trung Nguyên là... đưa lưng cho người ta đấm, kẻ đấm một hồi bị mất sức, người chịu đấm còn sức, cuối cùng bị chúng đấm một chưởng là văng ngay. Đừng đấm nữa!
Kiết Ba thấm mệt, nàng nhảy ra ngoài thủ thế hỏi:
- Sao cô nương không xuất chiêu?
Vệ Thạch cười mát:
- Nếu ta xuất chiêu là cô nương hết sống!
Kiết Ba nổi giận nói:
- Thật là không biết trời rộng đất dài.
Nàng vận công và đánh theo quyền chưởng Thiếu Lâm.
Chờ cho Kiết Ba xuất chiêu, Vệ Thạch đánh thốc từ dưới lên một chưởng. Kiết Ba thân hình bay hổng lên cao. Khi rớt xuống, thì Vệ Thạch dùng phiêu ảnh hứng bắt. Nàng để Kiết Ba xuống rồi nói:
- Về chưởng lực và chiêu thức đối với võ lâm Trung Nguyên cô vào hạng thượng thừa. Lý ra cô phải thành một tuyệt đại cao thủ, nhưng bởi cô học nhiều môn phái quá, nên thời gian bị chia rất nhiều. Bây giờ chúng ta là người nhà nhau cả.
Tuyết Cừu thu dây trở lại, rồi lom khom tìm một vật.
Như Tuyết thấy vậy nói:
- Tiểu muội cất rồi.
Không ai hiểu Tuyết Cừu tìm gì, và Như Tuyết cất gì.
Tuyết Cừu mỉm cười không tìm nữa.
Phá Lộ lão nhân và A Tì lão tăng đứng lên.
Hai vị cùng nói:
- Công tử cứ lên Linh Nham, điện Võ lâm Minh chủ ta đã cho người xây dựng ở đó rồi.
Tám người cùng đi.

Truyện Hồi 1 Hồi 2 Hồi 3 Hồi 4 Hồi 5 Hồi 6 Hồi 7 Hồi 8 Hồi 9 một chiêu tối nguy gọi là Ảo Ly chiêu. Sự tịnh khí của lão là mục đích đó.
Lã Tuyết Cừu gầm lên một tiếng để cướp uy, cả người lẫn kiếm mất hút, bóng dáng Hàn Kiên Thọ cũng không còn.
Một vùng mờ trước mặt mọi người lấp lánh có ánh sáng, không khí lắng động, tiếng khua của kim loại quý đổ liên hồi giòn giã...
Lã Tuyết Cừu đã sử dụng Ma chiêu đệ ngũ, đệ lục đến chỗ tuyệt luân...
Hai bóng người dạt ra, chàng bị một vết kiếm bên tay trái, máu chảy thành dòng, hai bên khóe miệng của chàng cũng rỉ máu.
Nhìn sang Hàn Kiên Thọ thấy mặt mày lão lộ nét hung ác lẫn sợ sệt. Da mặt lão trổ màu xanh, điềm khí không còn tụ quanh lão nữa.
Lã Tuyết Cừu lại chớp người lên...
Âm thanh của kiếm phát ra những tiếng hú thê thảm...Và khi chàng dừng lại, chỉ còn kịp nghe tiếng oái, của Hàn Kiên Thọ với cây thịt đổ xuống...
Hàn Kiên Thọ vĩnh viễn ra đi...
Cốc chủ Bạch La Phiến chép miệng:
- Một đại ma đầu đã chết... Lã Tuyết Cừu! Ngươi cũng xứng đáng là truyền nhân của Huyết Thủ lắm.
Từ Nam Phủ hỏi:
- Ngươi là con của Lã Đạo Nghi à?
Cánh tay của chàng bị một vết kiếm khá sâu.
Như Tuyết điểm huyệt cầm máu, Tiểu Kha xoa thuốc vào vết thương.
Lã Tuyết Cừu nói:
- Đêm song thân bị truy sát, tại hạ được nhũ mẫu họ Từ bế chạy trốn trong hốc đá. Sau đó bà đem tại hạ về nuôi dưỡng tại Loạn Thạch cổ trận vùng Nam Thị.
Từ Nam Phủ nói:
- Ta có một sư muội tên Từ Phi Hương, bình sinh rất quý vợ chồng Lã Đạo Nghi và Phù Dung. Có lẽ giờ phút cuối cùng Từ Phi Hương xuất hiện cứu ngươi đó. Thảo nào hai mươi năm nay ta không gặp... Hiện giờ Phi Hương...
Lã Tuyết Cừu rơi nước mắt đáp:
- Nhũ mẫu qua đời hơn nửa năm rồi.
Lã Tuyết Cừu hỏi thăm vài chi tiết để xác nhận thân thế của hai nhân vật họ Từ... Và kết quả Phi Hương là bào muội của Từ Nam Phủ.
Họ Lã và họ Từ tuy không bà con, bây giờ cũng hóa ra người nhà.
Bạch La Phiến thở dài thuật lại một đoạn tình đã qua giữa bà và Lã Đạo Nghi, và chính chàng suýt nữa cũng bước lên vết xe của thân phụ.
Câu chuyện này khiến ai cũng thương tâm.
Qua một hồi ngổn ngang tâm sự, hai vị Giáo chủ đề nghị sát nhập hai môn phái lại với nhau.
Lấy lòng suối làm cứ địa. Bạch La Phiến nhường quyền Giáo chủ cho Từ Nam Phủ. Số đệ tử của Thanh U cung trên dưới ba mươi người, cũng chỉ có hai nữ đệ tử. Họ lập lại tôn chỉ và môn quy cho thích hợp.
Lã Tuyết Cừu lưu lại đó chơi vài hôm...
Trong thời gian lưu lại, chàng tìm được không khí của gia đình.
Bạch La phiến xem chàng như con đẻ. Bà truyền thụ và bổ sung thêm kinh nghiệm giang hồ cho chàng.
Từ Nam Phủ tuy gương mặt hung dữ, nhưng tính tình ôn hòa đằm thắm. Về võ công, ông còn có phần hơn hẳn Bạch cốc chủ. Bởi Cốc chủ bị bán thân bất toại, nên không sử dụng hết mức tuyệt học của bà.
Hai vị Giáo chủ có ý định truyền chức Giáo chủ lại cho Lã Tuyết Cừu, nhưng chàng từ chối, nói:
- Vãn bối vì mối thù của song thân, không biết bao giờ mới xong, nên không lòng dạ nào nghĩ đến việc này. Hơn nữa trong Quỷ Vô Môn Quan còn nhiều huynh đệ vừa có công cao lại vừa có tài, để tránh sự tỵ hiềm, nhị vị tiền bối nên giao lại cho người trong môn phái. Vãn bối nên đóng vai một hộ pháp là tốt nhất.
Trong thời gian này, Như Tuyết và Tiểu Kha cũng tỏ ra thân thiết với chàng, dĩ nhiên đôi bên cũng giữ chừng mực với tình huynh muội.
Các đệ tử Thanh U cung chuyển qua Quỷ Vô Môn Quan thoạt đầu hơi bỡ ngỡ, về sau dần họ cũng quen đi.
Duy hai thiếu nữ nọ có mặc cảm về nhan sắc của mình. Cô lớn hăm lăm tuổi có tên Ngũ Liễu Nhi, tính tình trầm lặng khó hiểu, cũng không ai biết võ công của nàng tới đâu.
Từ Nam Phủ thường nói:
- Trong hàng đệ tử, Ngũ Liễu Nhi là thông minh hơn hết. Về võ học nàng cũng vào hạng xuất sắc trong giới nữ lưu.
Cô thứ hai mươi sáu tuổi, tên Tô Tố Vân cũng trầm lặng không kém Liễu Nhi.
Thật ra, hai cô này đều có nhan sắc, nhưng một cô tuổi khá lớn, còn một cô tuổi vừa cặp kê, nên đám huynh đệ đồng môn ít đẩy đưa tình cảm với họ.
Riêng Như Tuyết và Tiểu Kha vẫn hoạt bát hồn nhiên. Nhiều người cũng tỏ mối thiện cảm với hai nàng này, nhưng hai nàng chỉ đáp lại bằng lịch sự chứ không thân thiết lắm.
Từ khi Thanh U cung dọn về đây, dòng suối không còn vắng vẻ nữa. Lã Tuyết Cừu vào thưa với Bạch cốc chủ:
- Ngày mai vãn bối phải lên đường. Xin tiền bối dặn dò những điều cần thiết.
Bà âu yếm nhìn chàng nói:
- Sao công tử vẫn một mực khách sáo, cho tới giờ phút này, vẫn không xem ta là người thân?
Tuyết Cừu nói:
- Trong thâm tâm vãn bối lúc nào cũng tôn kính tiền bối như đấng sinh thành, nhưng ngại tiền bối...
Bà rơi nước mắt nói:
- Được Cừu nhi nhận ta là người thân, ta có chết cũng vui rồi. Cừu nhi đi lần này, ta sẽ cắt một trong hai đứa nhỏ đi theo.
Tuyết Cừu lắc đầu:
- Để Cừu nhi tự lo liệu một mình cho có ý nghĩa. Cừu nhi không thích làm phiền ai. Thỉnh thoảng, Cừu nhi ghé về thăm...
Chàng không biết dùng từ ngữ nào cho thích hợp.
Bạch La Phiến biết ý nói:
- Có thể gọi ta là di mẫu, trưởng mẫu...
Tuyết Cừu xá một cái nói:
- Vậy từ nay, Cừu nhi có được... Di mẫu.
Chàng xin phép bà được đi dạo chơi những nơi chàng chưa đến, để rồi ngày mai lại tái nhập giang hồ.

*

Lã Tuyết Cừu một mình đi đến một ngã ba suối. Chàng rẽ phải đi theo con suối phụ, một nhánh từ ngọn núi bên kia đổ ra. Con suối này rộng vài sải tay, hai bên vách lõm vào. Càng đi sâu, lòng suối càng hẹp và tối âm u.
Lã Tuyết Cừu dừng lại nghĩ thầm:
- “Ta đến nơi này làm chi chứ?”
Nhưng chàng thoáng nghe trong lòng suối có mùi hương của nữ nhân vừa trang điểm đâu đây. Để đề phòng, chàng bế một phần hô hấp, rồi dùng khinh công thoăn thoắt vượt lên...
Con suối uốn qua một khúc quanh, chàng nghe phía trước có tiếng nói:
- Ngũ tỷ tỷ! Gã nọ đã biết báo cừu cho song thân hắn, chẳng lẽ ta không biết báo cừu cho sư thúc sao?
Có tiếng của một thiếu nữ khác:
- Sư muội! Ta thấy hai vị Giáo chủ rất thương yêu hắn. Hơn nữa, chư huynh đệ không đồng lòng. Nếu việc này mà để lộ ra cho ai biết thì nguy hiểm lắm. Nhất là Bạch giáo chủ sẽ không tha ta.
Thì ra hai thiếu nữ đệ tử Thanh U cung, Tô Tố Vân và Ngũ Liễu Nhi.
Tô Tố Vân nói tiếp:
- Theo tỷ tỷ, Như Tuyết và Tiểu Kha thì sao?
Liễu Nhi suy nghĩ một hồi, nói:
- Ta thấy hai con bé đó tính tình không tệ, mà võ công cũng vào hạng xuất sắc. Tuy vậy, ta không thể sống chung với hai thị được.
Tố Vân nói:
- Tiểu muội cũng thấy như vậy. Nhưng tỷ tỷ đưa tiểu muội vào đây chỉ nói một vài lời vậy sao?
Liễu Nhi nói:
- Ta biết hai con nhỏ thường vào đây lắm, nên ta phải lập Thanh U độc trận ở đây. Chúng nó vào đây thì hết ra được.
Không nghe hai nàng nói gì nữa, chỉ nghe tiếng di chuyển đá lộp bộp.
Lã Tuyết Cừu không biết có nên xuất hiện không. Cuối cùng, chàng quyết định không lộ diện.
Chàng quay về gặp Như Tuyết và Tiểu Kha thuật lại mọi việc...
Như Tuyết nói:
- Nếu cho hai vị Giáo chủ biết thì hai nàng kia hết sống. Nhưng như vậy thì Quỷ Vô Môn Quan sẽ xảy ra cảnh huynh đệ tương tàn.
Tiểu Kha nói:
- Hai nàng đó thật rắc rối. Không lý ta phải lặng thinh? Hay là chúng ta đi phá trận?
Như Tuyết nói:
- Thanh U độc trận phối hợp với Quỷ môn, thế nào các cô ấy cũng rải độc, ta không nên vào đó là xong.
Lã Tuyết Cừu nói:
- Nhị vị không vào là được rồi, nhưng hai cô ấy lại bày ra một cách hại khác, có thể còn nguy hiểm hơn nữa chỉ có cách chúng ta gặp riêng hai cô ấy giải quyết trắng đen cho ra lẽ là tiện nhất.
Hai cô đồng ý. Cả ba người tiến đến ngã ba suối.
Vừa lúc ấy, Tố Vân và Liễu Nhi từ trong suối nhỏ đi ra.
Hai bên gặp nhau, Tố Vân và Liễu Nhi hơi ngỡ ngàng một chút.
Như Tuyết chào hỏi họ xong, rồi lạnh lùng nói:
- Tiểu muội đi vào Thanh U độc trận của Ngũ tỷ tỷ đây.
Tố Vân và Liễu Nhi đều sững sờ.
Tiểu Kha tiếp nói:
- Ngũ tỷ tỷ! Trong một phái, nên lấy tình ruột thịt mà đối nhau. Bọn tiểu muội có thể làm hai vị phật ý, hai vị nên nói để bọn tiểu muội sửa sai, chứ không nên tìm cách hại nhau như vậy. Nếu việc này mà bọn tiểu muội bẩm lại với Từ, Bạch giáo chủ thì tai hại biết dường nào? Đó là chưa kể trong phe phái bênh vực lẫn nhau, rồi sinh ra cốt nhục tương tàn không?
Tố Vân nói:
- Nhị vị tỷ tỷ có thể hiểu lầm chăng? Bọn tiểu muội đi dạo suối chơi thôi mà.
Như Tuyết nói:
- Tố Vân hiền muội! Bình sinh ta không vu khống cho ai việc gì bao giờ. Qua khỏi khúc quẹo là hai vị đã lập trận ấy rồi. Nếu hiền muội không cải hối thì sự việc nghiêm trọng lắm.
Ngũ Liễu Nhi thở ra, nói:
- Thật tình ta rất muốn giết Lã Tuyết Cừu, chứ ta không thù oán gì với nhị vị cô nương cả. Nhưng ta lại ghét lây. Bây giờ sự việc thế này, ta lấy làm tự thẹn và không ăn nói với ai được.
Lã Tuyết Cừu nói:
- Hàn Kiên Thọ có mối đại thù với tại hạ. Tại hạ đường đường chính chính công bố việc ấy ra, đồng thời cả hai bên đều đem tài ra để tranh sống. Giả sử tại hạ chết, có phải họ Lã bị tuyệt tự chăng? Và ai vì tại hạ mà báo cừu? Hơn nữa, Hàn Kiên Thọ vào Thanh U cung là có mục đích khác, không phải là người Thanh U cung thuần túy. Từ đây, nếu chúng ta không coi nhau là người thân được, thì cũng đừng coi nhau là kẻ thù. Và việc lập trận này không ai nhắc đến nữa. Tại hạ sẽ đi phá nó, để khỏi ai bị vướng.
Ngũ Liễu Nhi vội nói:
- Đừng. Trận đó chính tay ta lập ra, nguy hiểm dị thường. Để ta đi phá. Mọi người đừng đến đó. Chất độc nơi ấy đã bay phảng phất cả dòng suối. Chỉ cần hít thở là dính ngay.
Tuyết Cừu nói:
- Quý hóa thay tấm lòng của Ngũ cô nương. Đó mới là tâm của bậc nữ kiệt. Bây giờ tại hạ bế hô hấp, vào gỡ mấy viên đá là xong. Chỉ sợ mưa xuống, chất độc ấy trôi ra làm tôm cá điểu thú bị ảnh hưởng, rồi làm lây đến con người cũng là chuyện bận tâm không ít.
Ngũ Liễu Nhi nói:
- Ta đã có thuốc giải.
Nàng nói rồi xoay người đi liền. Bốn người kia đi theo. Mãi đến chiều tối, họ mới trở lại Tổng đàn.
Ngay đêm đó, Liễu Nhi và Tố Vân lấy cớ trở về thăm Tổng đàn Thanh U cung cũ, rồi đi luôn.
Tiểu Kha, Như Tuyết, Tuyết Cừu biết hai cô vì tự thẹn hành động của mình mà bỏ đi, nhưng họ vẫn không tiết lộ việc đáng tiếc vừa qua.
Sáng hôm sau, Lã Tuyết Cừu từ biệt mọi người lên đường.
Bạch La Phiến rơi nước mắt nói:
- Nhớ là ta trông Cừu Hồi 35