Lã Tuyết Cừu và Phi Quỳnh ra tới giao lộ. Tuyết Cừu nói:
- Tại hạ phải về Thiên Trượng cốc mà chữa bệnh cho Cốc chủ. Ý của tiểu thư thế nào?
Phi Quỳnh nói:
- Đó là việc cần làm trước. Nhưng ta có thể đi với ngươi đến đó được không?
Tuyết Cừu nói:
- Tại hạ đã nghĩ về điểm này rồi. Quỷ Vô Môn Quan là nơi cấm người lạ đến. Chúng ta cứ đến nơi miệng hố, tiểu thư ở đó vài ngày chờ tại hạ. Nếu xin phép được thì tại hạ ra đưa tiểu thư vào. Còn không được, tại hạ sẽ chữa cho bà xong, rồi cùng tiểu thư đi.
Phi Quỳnh trầm ngâm không nói gì.
Dọc đường, họ nghe được nhiều tin cũng đáng chú ý. Có sáu thiếu nữ đẹp như tiên đã đánh chiếm mấy trạm của Nga Mi và giang hồ. Thỉnh thoảng có Tiểu Sát Tinh Lã Tuyết Cừu xuất hiện và yểm trợ cho họ. Họ lập thành những phạn điếm, tửu điếm để bán cho những người lương thiện. Ai đứng về phía Lã Tuyết Cừu thì được họ tiếp đãi tử tế còn khách giang hồ theo Nga Mi hoặc đệ tử của Nga Mi đều bị họ tiêu diệt.
Nga Mi nhiều lần phái các cao thủ đến nhưng không có một ai sống sót trở về. Đường đi đến Nga Mi bây giờ cỏ mọc hoang vu. Dần dần, các cô đó chiêu mộ được một số đông cao thủ giang hồ đứng về phía họ. Cuối cùng, Nga Mi phải mở một lối đi khác.
Các cô dọa:
- Rồi đây Nga Mi sẽ không còn một lối đi nào khác. Cho đến hôm nay quả thật, không còn người giang hồ nào dám qua lại với Nga Mi.
Nghe đâu khoảng mười thiếu nữ trẻ đẹp đã qui tụ về đó, và hơn trăm cao thủ khác chia làm ba trạm đóng trên các trục lộ hướng về phái Nga Mi cách nay chừng ngoài nửa tháng.
Lã Tuyết Cừu nghe những tin như vậy chỉ thở dài lòng tỏ ra phiền muộn chứ không nói gì.
Phi Quỳnh nói:
- Nghe những tin như vậy sao công tử lại thông vui?
Tuyết Cừu nói:
- Vui làm sao được? Đó là cái họa cho võ lâm mà thôi. Bất kỳ một đám đông nào cũng có những kẻ lợi dụng làm việc tư lợi cho mình. Đó là chưa kể họ sẽ phao những tin thất thiệt làm tốn hại huy tín những nhân vật chánh phái.
Phi Quỳnh gật đầu nói:
- Như vậy, sau khi chữa bệnh cho Bạch cốc chủ xong, ta nên trực chỉ đến Nga Mi mà giải quyết việc này.
Tuyết Cừu nói:
- Không được! Theo chỗ tại hạ biết các cô đó hầu hết là có cảm tình với tại hạ mà làm như vậy. Chả lý khi tại hạ đi, họ đi theo, tại hạ không cho thật khó xử? Cứ để họ sống như vậy một thời gian nữa, chắc chắn họ sẽ có đôi có cặp, chừng đó ta sẽ tính sau.
Phi Quỳnh nói:
- Hoặc một ít lâu sau, ta phóng tin Lã Tuyết Cừu chết là xong việc!
Họ vừa đi vừa nói chuyện.
Mãi đến trưa, họ đến một xóm nhà, hai người dừng lại đầu xóm mà ngồi nghỉ dưới một cội cây. Con trẻ lối xóm thấy Phi Quỳnh mặt rỗ chẳng rỗ chịt dễ sợ, ghê tởm, chúng vừa chạy vừa la:
- Ma tử nữ! Ma tử nữ (cô gái mặt rỗ).
Những người trong xóm nghe chúng la lại hiểu theo nghĩa con ma cái, liền cầm gậy chạy ra...
Phi Quỳnh tủi thân vô hạn. Nàng nhớ hồi trước khi đi, Lã Tuyết Cừu đòi cải trang cho nàng, nhưng nàng không chịu. Mục đích cũng là để dò xét tâm lý của chàng. Cho đến mẫu thân nàng cũng không dám nhìn thì còn ai dám nhìn?
Người trong xóm chạy ra thấy hai người. Người thanh niên tuấn tú, còn thiếu nữ mặt mày hung dữ như quỷ, đang ngồi bình tịnh dưới cội cây mà nhìn họ.
Có người đánh bạo đến gần hỏi:
- Công tử và cô nương đi về đâu?
Lã Tuyết Cừu lễ phép mà nói với họ:
- Huynh muội tại hạ đi làm ăn xa, nay trở về quê quán ở Nam Thị.
Một người nào đó nói:
- Vị ma nương (cô gái rỗ) có muốn chữa bệnh không, ta biết một vị lão sư chữa chứng ma chẩn này hay lắm.
Lã Tuyết Cừu đứng lên chắp tay nói:
- Lão bá có thể chỉ cho vãn bối vị lão sư đó không?
Một người nữa đứng ở bên cạnh nói:
- Khó lắm! Vị lão sư ấy ở trên núi Linh Nham, nằm về phía Tây xóm nhà này. Đường lên núi rất khó đi. Người có lòng thành và hiền hậu thì từ đây đến đó mất nửa ngày, còn người hung dữ đi cả đời không đến...
Lã Tuyết Cừu hỏi:
- Phải cần lễ vật gì đến gặp lão sư?
Người kia đáp:
- Lễ vật gặp lão sư là tấm lòng thành, ngoài ra còn một điều quan trọng nữa là bệnh nhân và người đưa bệnh đi không phải là người võ lâm. Đừng tưởng là người võ lâm mà mạo nhận là không thì cũng không qua mắt lão sư ấy được!
Tuyết Cừu và Phi Quỳnh thầm than khổ. Cả hai đều nghĩ rằng là dị nhân chắc chắn phải có một vài nét đặc dị.
Chàng chắp tay xá một cái nói:
- Cảm ơn chư vị lão bá. Bây giờ bọn vãn bối xin phép cáo từ để đến đó.
Các lão gìa nhìn nhau rồi nói:
- Không được đâu, đường đi trăn, rắn, hổ báo rất nhiều, lại nhiều ngõ ngách, phải nhờ người đưa đường mới được.
Phi Quỳnh nói:
- Nhờ chư vị lão bá giúp cho tiểu nữ một người hướng đạo.
Một thanh niên gần đó nói:
- Muốn đi ngay bây giờ, tại hạ xin dẫn lộ cho công tử.
Lã Tuyết Cừu cả mừng móc ngay mừng giết người, để người giết mình?
Lão nói gọn:
- Có thể hiểu như vậy cũng được.
Tuyết Cừu lại ngửa mặt nhìn trời. Chàng nói:
- Hãy đem điều ấy mà dạy đám tử tôn của lão.
Lã Tuyết Cừu nói xong thì bước đi.
Bất ngờ có nhiều ánh kiếm chớp lên phía sau. Nhưng người ta chỉ nghe nhiều tiếng cạch, cạch. Mỗi tiếng cạch như vậy là một thanh kiếm bị gãy.
Tuyết Cừu vừa bước đi, vừa cho đao vào vỏ. Chàng không quay lại, nhưng biết đám người kia đang sợ mất mật.
Vừa lúc ấy, một bóng người từ trên cây cổ thụ đáp xuống trước mặt chàng.
Người vừa đến, vận y phục màu trắng, bao mặt, lưng đeo trường kiếm, bình tịnh đứng nhìn chàng một hồi, nói:
- Võ công cao, khí sắc lạnh... Bạc phúc.
Tuyết Cừu trầm giọng:
- Muốn đón đường ta, hãy báo danh đi!
Người bịt mặt đáp:
- Bát Tý Na Tra Lý Độc.
Tuyết Cừu với giọng lạnh như băng:
- Hai mươi năm trước, tại Thiên Trượng cốc, các hạ là người đứng đầu trong việc truy sát vợ chồng Huyết Thủ. Oan oan tương báo. Rút kiếm ra!
Lý Độc chớp người lên, người ta nghe tiếng khua leng keng trên không thành chuỗi...
Lã Tuyết Cừu thi triển Long Phi đệ nhất thức. Chiêu đã đi qua, mà vẫn chưa hạ được đối phương.
Tuy không nói, nhưng chàng thầm phục Bát Tý Na Tra.
Bát Tý Na Tra Lý Độc nhìn chàng sững sờ. Lão không ngờ rằng một gã mới hai mươi tuổi đầu mà mình mang tuyệt học như vậy. Trong đệ nhất thức vừa rồi, kiếm lão suýt rơi.
Còn Tuyết Cừu thấy lão là người phá được chiêu thức đầu tiên của chàng, đâm ra có chút cảm tình với lão. Giá không có mối huyết cừu kia, chắc chàng sẽ chẳng đi tới chỗ tuyệt tình.
- Nếu các hạ đỡ được Long Phi tam thức của ta, ta sẽ để cho các hạ đi tự do, nhưng đừng chường mặt ra giang hồ nữa. Gặp ta lần nữa thì hết sống.
Tuyết Cừu chớp người lên...
Lại những tiếng đao kiếm chát chúa vang vọng. Khi đáp xuống, thanh kiếm của Bát Tý Na Tra Lý Độc chỉ còn lại hai phần, lão đưa tay chặn ngực và ụa ra mấy búng máu.
Tuyết Cừu tiếp tục phóng người lên, thân ảnh của chàng trở thành một bóng mờ...
Và Bát Tý Na Tra Lý Độc cũng mất hút ngay lúc đó.
Bao nhiêu người có mặt ở đây đều kinh tâm. Bát Tý Na Tra Lý Độc gần như một nhân vật tuyệt đỉnh, Chưởng môn của các đại bang phái đều trải chiếu mời lão ngồi. Thế mà... Sắp đến đây, người ta chưa dám đoán việc gì xảy ra cho lão.
Cạch cạch, tiếp theo một tiếng ôi, một người từ trên không rơi xuống.
Người đó là Bát Tý Na Tra Lý Độc. Trên tay Lý Độc còn chuôi kiếm, toàn thân lão đẫm máu tươi.
Lã Tuyết Cừu lặng lẽ bước đi. Lần đầu tiên chàng tha chết cho một kẻ đại thù.
Tuyết Cừu tự nhũ thầm:
- “Võ học của lão đáng gọi là Tử công phu”.


Hồi 9
Bối Diện Đồ Thư

Một nữ lang áo ngọc ngồi trên một bệ đá trắng muốt, dường như bệ đá đó là một khối ngọc thạch khổng ồ, xoay lưng lại phía Lã Tuyết Cừu, với suối tóc đen tuyền óng ả, tương phản với màu áo, màu đá. Chung quanh bệ đá, những hoa là hoa, màu sắc và âm thanh kỳ diệu chung quanh làm tôn nét thanh cao của nàng lên một bậc nữa.
Lã Tuyết Cừu không dám gây một tiếng động, dù là một tiếng động rất khẽ.
Xa xa, về phía trước nữ lang, đôi khổng tước màu sắc sặc sỡ đi kèm nhau.
Buổi chiều, mùa đông nơi đây có cái u tịch của cõi thiên thai nào đó. Có cái kỳ diệu của cõi đào nguyên huyền thoại. Nhưng thật dáng giận cho... hoàng hôn.
Tuyết Cừu đứng như vậy rất lâu. Và chàng cũng không biết mình sẽ đứng tới bao lâu nữa.
Bỗng có tiếng nói trong như ngọc của nữ lang:
- Tối rồi, ngươi đi đi chứ!
Lã Tuyết Cừu hú hồn. Thì ra, nàng cũng biết có mặt chàng ở đây.
Tuyết Cừu lên tiếng:
- Tại hạ xin ra mắt... tiểu thư!
Nữ lang trách:
- Tại hạ à? Ngôn ngữ ấy chỉ có bọn tục khách đui mà thôi. Những là tại hạ, các hạ, túc hạ, điện hạ, bệ hạ... nghe om sòm mà chẳng ra cái gì cả. Ngươi không có từ nào khác để thay cho tại hạ sao?
Lã Tuyết Cừu bối rối. Chàng phải lục lọi một mớ nhân xưng, bỉ nhân, mạt sĩ, hàn sĩ, tiện nhân cuối cùng chàng miễn cưỡng nói:
- Kẻ hàn sĩ này xin ra mắt tiểu thư!
Một đôi tiếng cười trong như ngọc vỡ, nàng hỏi:
- Công tử là một... học trò nghèo à? Chứ không phải công tử là con nhà võ sao?
Giọng nói của nàng trẻ lắm. Âm thanh cho phép người ta đoán được nhan sắc và tuổi tác. Trong một chừng mực nào đó, nữ lang bắt bẻ thật có duyên.
Lã Tuyết Cừu lớ ngớ ngay. Chàng ấp úng:
- Thưa... Bỉ nhân là kẻ.. vô học!
Nữ lang cười lớn hơn một tí nữa nói:
- Té ra ngươi là một... đồ giả chuyên về sách vở?
Chàng thấy quái lạ cho vị cô nương này! Từ nào cũng bị nàng chê cả. Chàng đánh bạo nói:
- Không phải! Tiểu nhân là người biết cầm búa chứ không biết cầm bút, bởi vậy rất dốt về ngôn ngữ.
Nữ lang nói:
- Đủ rồi! Ngươi muốn hỏi ta điều gì?
Tuyết Cừu nói:
- Nơi đây là rừng núi hoang vu, không có lấy một ngôi nhà. Trời sắp tối rồi. Tiểu thư về đâu, tiểu nhân đưa về?
Có tiếng thở dài nhè nhẹ của nữ lang. Nàng nói:
- Ngươi có thiện ý vậy sao? Ta chỉ sống nơi đây và không nhà cửa.
Tuyết Cừu ồ một tiếng, nói:
- Mặt trước núi là của Phi Loan Tiên Tử. Mặt sau sao lại có được một ngọc y tiểu thư? Vị Tiên tử ấy có nhiều đệ tử, có nhiều kẻ nô lệ vào hàng cao thủ. Còn ở đây, ai cung phụng cho tiểu thư? Cơm gạo đâu? Mưa nắng trú ngụ nơi nào?
Nữ lang nói:
- Cảm ơn ngươi đã lo lắng. Bao lâu rồi ta vẫn quen sống như thế này. Ngươi lo lắng nhưng có thể nào giúp cho ta được không chứ?
Tuyết Cừu nói:
- Không biết tiểu nhân có thể giúp được gì chỗ tiểu thư?
Nữ lang nói:
- Ta cần một người... lo việc khoai rau mưa nắng cho ta. Khi ta vui buồn thì người đó biết nghe và biết nói... Và ta sẵn sàng tạ ơn người trước.
Lã Tuyết Cừu cảm khái vô hạn. Chàng vốn bốn biển không nhà, tứ cố vô thân, hận thù chồng chất... Nhưng dù sao chàng vẫn là một trang nam tử. Bây giờ hai kẻ cô đơn tận cùng lại gặp nhau.
Chàng nhẩm tính, dưới hang sâu cũng có các nữ nhân thân thế mù mịt, nhưng dù sao nơi ấy vẫn còn nhiều người. Ở đây chỉ có một mình nàng. Phải chi nàng thuộc dạng lam lũ, biết trồng tỉa, biết chịu đựng nắng mưa sương gió thì cũng tạm được. Một mình kiếm sao ra áo ngọc, tìm đâu ra nét u hương.
Không gian tịch mịch đề nặng lấy hồn người. Tuyết Cừu thở dài, nói:
- Kẻ mạt sĩ cũng không biết đi đâu về đâu. Nếu tiểu thư không chê là bần tiện, thì đây cũng nguyện được hầu hạ tiểu thư.
Chàng thấy đôi vai của nữ lang khẽ run. Nàng nói:
- Chẳng lẽ ngươi vì ta mà bỏ hết công danh, sự nghiệp, nợ nần? Nhưng nếu có vì ta thì cũng phải có điều kiện.
Lã Tuyết Cừu vốn có tính hào hiệp. Chàng nghĩ, dù đi nơi nào cũng phải rèn luyện võ công. Có nhiều pháp môn huyền ảo chàng chưa có thời gian tham luyện, nhân đây cũng là một việc tiện thôi. Đã là kỳ nhân tất phải gặp kỳ sự không chừng lại có kỳ duyên. Tuyết Cừu hỏi:
- Xin tiểu thư cho biết điều kiện?
Nữ lang áo ngọc nói:
- Đừng bao giờ tìm hiểu đời tư của ai. Ngươi đừng đi qua trước mặt ta, mà nếu có qua trước mặt cũng phải nhắm mắt lại. Đại khái, ngươi đừng cố ý nhìn thấy gương mặt ta là được. Ngươi ở bao giờ ngươi thích đi thì cứ đi!
Chàng đáp không cần suy nghĩ:
- Không việc gì khó! Tiểu nhân đáp ứng mấy điều này!
Nữ lang áo ngọc cẩn thận một chút:
- Điều thứ nhì ngươi không thể thực hiện đâu!
Tuyết Cừu quả quyết:
- Không khó!
Nàng nói:
- Được rồi! Phía trước chỗ ta ngồi là cửa xuống một địa động. Trong ấy có tiện nghi. Ngươi vào đó sắm một bữa tiệc nhẹ đem ra đây. Ta cùng ngươi... Đối ẩm!
Chàng giật mình, tự hỏi:
- “Nàng thử ta chăng? Đối ẩm mà phải nhắm mắt thì làm sao đối ẩm được?”
Nhưng bậc quân tử, nói là phải y ngôn.
Chàng vâng một tiếng rồi đi vòng về phía trước. Khi đang đi trước mặt nàng, chàng cúi đầu thấp xuống một chút, trước là để giữ lời hứa, sau là tìm cửa vào.
Có cửa vào thật. Lã Tuyết Cừu đẩy nhẹ tấm cửa đá, bên trong có ánh sáng của ngọn đèn dầu lạc, lửa màu xanh biếc hắt hiu từ phòng dưới dọi lên.
Chàng đi sâu xuống từng bậc thang bằng đá. Một căn phòng rộng rãi, bốn vách đều bằng bạch thạch. Cách bài trí trong phòng cũng ngăn nắp. Một vách treo các dụng cụ về âm nhạc, vách đối diện treo vũ khí. Ai vách còn lại dành cho tranh ảnh và sách vở. Tiểu phòng kế bên là y phục, ẩm thực. Còn nơi tắm giặt, giường ngủ thì không thấy, lại có chiếc tạ đăng.
Lã Tuyết Cừu nhìn thấy bình rượu mà giật mình.
- “Nữ lang áo ngọc lại dùng... rượu ư?” - Chàng tự hỏi.
Chàng rót rượu ra bình sứ với hai tiểu tràng bằng ngọc trắng trong như pha lê. Đã có sẵn một đĩa thịt rừng còn ấm, hương vị đậm đà.
Tất cả chàng đặt trên mâm và mang ra ngoài. Chàng đặt mâm xuống, để giữ lời hứa, chàng nhắm mắt lại, ngước mặt lên chắp tay nói:
- Mời tiểu thư dùng!
Nữ lang im lặng ra chiều suy nghĩ. Một hồi, nàng nói:
- Thật là khó cho ngươi, có những điều bất thường thật khó ứng xử. Ngủ thì không ai mở mắt, và thức thật khó nhắm mắt. Đúng là một trận chơi.
Tuyết Cừu nói:
- Quả vậy! Vua chúa, danh nhân, hào kiệt giai nhân cũng chỉ là một cuộc chơi. Nhưng những kẻ đầu trần chân đất mới có được cuộc sống đích thực. Tiểu nhân là hạng người này. Tiểu thư đừng ngại gì cả.
Nữ lang rót rượu xong, nói:
- Ngươi ngồi lại, cứ mở mắt nhưng đừng nhìn là được. À, ta là Phi Quỳnh. Núi này là Phi Nga.
Lã Tuyết Cừu tâm niệm Phi Loan, Phi Quỳnh, Phi Nga... Tất phải có liên quan gì với nhau, nhưng chàng không được phép hỏi.
Tuyết Cừu nói:
- Tiểu nhân không biết uống rượu! Mời tiểu thư dùng cho!
Phi Quỳnh hơi ngạc nhiên, nói:
- Không biết uống rượu không phải là điều hay! Bất kỳ điều hay nào cũng có mặt trái của nó kèm theo. Phải đối diện với mặt xấu để tìm lấy sự thật. Mời ngươi!
Lã Tuyết Cừu nâng cốc rượu lên ngang mày, nhưng mắt nhắm lại nói:
- Mời tiểu thư!
Chàng làm ngọt một hớp cạn cốc.
Không rõ Tuyết Cừu uống rượu như vậy có thú vị gì chăng? Uống rượu mà bị hạn chế nhiều mặt thì không thú vị gì, nếu như ở vào trường hợp người khác. Thà là một người mù.
Phi Quỳnh nói:
- Ta thấy tội nghiệp cho ngươi quá!
Lã Tuyết Cừu dù cúi gầm mặt xuống, nhưng vẫn cười mát nói:
- Đây là tiểu nhân tự nguyện! Nghĩ mà tội cho tiểu thư, ấm lạnh gì cũng có một mình. Giả sử tại hạ... À, xin lỗi... Tiểu nhân mà bị như vậy thì không nói gì...
Phi Quỳnh nói:
- Nhưng ta đoán được lý lịch của ngươi! Nếu ngươi còn song thân, chắc chắn không có những trận chơi như thế này. Tóm lại, ta và ngươi đều là những kẻ cô độc.
Lã Tuyết Cừu thở dài nhè nhẹ...
Phi Quỳnh lại rót rượu nói:
- Ngươi uống rượu đi! Ta có cách cho ngươi vui. Trong thư phòng ta có rất nhiều sách, văn võ, y dược, đủ để đọc mấy năm, ngươi thích thì lấy đọc.
Tuyết Cừu có nhiều điều muốn hỏi. Nhưng chàng ngại gì đó nên không dám mở lời. Ly rượu vẫn còn nguyên.
Phi Quỳnh hỏi:
- Ngươi có điều gì thắc mắc?
Tuyết Cừu nói:
- Biết bao nhiêu điều thắc mắc... Nhưng thôi, từ từ sẽ rõ. Có điều đêm nay tại... À không, tiểu nhân ngủ nơi đâu?
Phi Quỳnh mỉm cười:
- Chỗ ngủ không hạn chế. Cứ nằm lăn dưới nền nhà là xong. Nền nhà là một tảng băng thạch. Có sức lạnh ngang với băng tuyết. Người sẽ luyện trước hai môn công phu lợi hại, đó là hàn nhiệt công phu.
Thay vì biểu lộ nét mừng, Tuyết Cừu lại lặng thinh. Tuyết Cừu cứ nhắm mắt mà nghe Phi Quỳnh nói.
Nàng mỉm cười gắp thức ăn bỏ vào chén chàng rồi ép:
- Ta mời ngươi đối ẩm, té ra chỉ mình ta độc ẩm! Cánh này khiến ta nhớ tới bài thơ của Hứa Hồn!
Lã Tuyết Cừu tuy có kiến thức, nhưng lại không thích văn chương, nghe Phi Quỳnh nói vậy, chàng cũng hỏi qua loa:
- Bài ấy như thế nào, tiểu thư có thể cho tiểu nhân biết được chăng?
Phi Quỳnh nói:
- Đây chỉ là một bài thơ thuần túy. Về sau có người cảm bài thơ này, nên viết thành bộ Dao Trì kiếm pháp. Bộ kiếm pháp này rất cao siêu không kém gì Tuyết Sơn kiếm pháp. Ta đọc bài thơ đó ngươi nghe!
Giọng nàng trong trẻo đọc:
Mộng Trung
Nhật văn Dao Trì lộ khí thanh
Tiệc trung duy hữu hứa Phi Quỳnh!
Trần tâm vị tận tục duyên đoạn
Thiên lý hạ san không nguyệt minh!
Trong Mộng
Sương khói Dao Trì buổi tối nay
Phi Quỳnh trong tiệc, với ai đây?
Lòng trần còn vướng, duyên trần dứt
Ngàn dặm trăng soi dáng núi gầy.
Lã Tuyết Cừu giật mình. Rõ ràng nàng mượn bài thơ mà trách chàng không biết uống rượu.
Nàng đã nói: Những lúc ta buồn chỉ cần có người biết nghe và biết hói chuyện...
Tuyết Cừu chắp tay xin lỗi:
- Tiểu nhân vô ý để tiểu thư phiền. Vậy xin được đối ẩm!
Chàng lại cầm chén rượu lên đưa ngang mày, mời rồi cạn một chén rượu. Xong lại rót.
Phi Quỳnh cảm thấy vui vui nói:
- Ta sẽ đưa công tử hai bộ cổ thư dạy về kiếm pháp đó là bộ Vô Ảnh ma chiêu và bộ Dao Trì kiếm pháp.
Lã Tuyết Cừu vừa mừng vừa ngạc nhiên. Chàng lâu nay cứ tưởng Vô Ảnh ma chiêu chỉ gói ghém trong Thạch trận, không ngờ lại có người viết thành sách. Có điều không rõ ai là tác giả của bài kiếm.
Tuyết Cừu nói:
- Tạ ơn tiểu thư! Tiểu nhân chưa hề nghe ai nói đến hai bộ sách này!
Chàng muốn hỏi thêm vài điều, nhưng sợ chạm đến tìm hiểu đời tư, đành làm thinh.
Tiệc tàn, Phi Quỳnh nói:
- Từ nay ngươi khỏi xưng tiểu nhân nữa, cũng đừng gọi ta là tiểu thư. Cứ gọi nói một cách tự nhiên!
Hai người cùng vào trong, Phi Quỳnh nói:
- Công tử cứ tự nhiên tìm cách luyện tập. Nhưng mỗi ngày phải làm cho ta những việc này, trồng tỉa rau khoai ngũ cốc, chăm bón hoa, xuống sông bắt cá... Còn ta lo việc cơm nước!
Tuyết Cừu nói:
- Đó là nghề của tại hạ.
Chàng lại kệ sách lục tìm bộ Vô Ảnh ma chiêu. Tìm được bộ sách rồi, chàng đứng chết trân tại chỗ.
Ngoài bìa sách thấy đề nhãn, và vẽ lại thạch trận. Ngoài chàng ra, chắc chắn không một ai hiểu được hình vẽ này.
Phi Quỳnh mỉm cười nói:
- Công tử như người đãng trí! Cứ thong thả mà xem! Ta đi dạo một chút.
Lã Tuyết Cừu không ngước đầu lên, nói:
- Tiểu thư cứ tự nhiên.
Phi Quỳnh đi cũng khá lâu, bỗng Lã Tuyết Cừu nói:
- Đây rồi! Cứ xem đây là bộ thiên thư, nếu không tắm rửa thì đừng mở bên trong!
Chàng ra ngoài khép cửa lại cẩn thận rồi băng mình chạy ra bờ sông. Đến nơi, chàng cởi quần áo ra nhảy ùm xuống sông, và bất ngờ...
Có người đang tắm khỏa thân.
Lã Tuyết Cừu giật mình hỏi:
- Ai?
Người kia nói:
- Tại sao ngươi dám đến đây?
Người nói đó chính là Phi Quỳnh.
Tuyết Cừu sợ quá, lội vào bờ, nói:
- Tại hạ không biết tiểu thư tắm ở đây. Vả lại, trời tối tại hạ không nhìn kỹ. Dĩ nhiên tại hạ cần phải tắm mới dám mở bộ kỳ thư. Mong tiểu thư xóa lỗi!
Phi Quỳnh nói:
- Không biết thì chẳng sao. Hãy tự nhiên mà tẳm đi!
Lã Tuyết Cừu bớt sợ, chàng đi lần xuống phía dưới...
Phi Quỳnh lại nói:
- Không cần thiết phải đi đâu!
Lã Tuyết Cừu kỳ cọ một hồi, nhảy lên bờ mặc quần áo lại.
Phi Quỳnh nói:
- Ngươi chờ ta với.

*

Lã Tuyết Cừu ở đó được khá lâu. Chàng và Phi Quỳnh ngày càng thắm thiết. Tuy nhiên chàng chưa hề nhìn được gương mặt của nàng. Chàng đã luyện xong hai bộ kiếm pháp.
Riêng bộ Vô Ảnh ma chiêu, chàng đã luyện đến mức Lô hỏa thuần thanh. Võ công của chàng bây giờ so với trước đây một trời một vực.
Phi Quỳnh nói:
- Võ công của công tử vừa mới tương đương với ta, như vậy vẫn chưa phải là đối thủ của Phi Loan Tiên Tử. Và ở đây hết sách hay cho công tử đọc rồi!
Tuyết Cừu nói:
- Dù hết sách, nhưng tại hạ vẫn ở đây!
Phi Quỳnh lộ nét cảm động nói:
- Công tử không biết mặt mũi của ta, và ta cùng chưa biết tên công tử. Thế thì chúng ta làm một cuộc trao đổi vậy!
Lã Tuyết Cừu cúi mặt nói:
- Tại hạ là... Tiểu Sát Tinh Lã Tuyết Cừu, con của Huyết Thủ Lã Đạo Nghi!
Phi Quỳnh bỗng nói:
- Lạ nhỉ! Té ra có hai Lã Tuyết Cừu!
Lã Tuyết Cừu quá đổi ngạc nhiên, hỏi:
- Tiểu thư lại biết một Lã Tuyết Cừu thứ hai nữa sao?
Phi Quỳnh nói:
- Gã Lã Tuyết Cừu thứ hai chính là đệ tử của Phi Loan Tiên Tử. Cách đây mấy tháng, hắn bị một nữ nhân phế bỏ võ công. Đám đệ tử của Tiên tử, đem hắn về cho bà phục hồi lại võ công cho hắn. Hiện nay hắn ở tại động Lý Hoa với bà!
Lã Tuyết Cừu hỏi:
- Tiểu thư có biết song thân hắn là ai không?
Nàng lắc đầu:
- Ta không rõ! Có lẽ Phi Loan Tiên Tử biết.
Chàng lại nói:
- Tên của tại hạ có một ý nghĩa đặc biệt. Song thân bị võ lâm bức tử, lúc đó tại hạ chưa đầy một tuổi, được nhũ mẫu họ Từ nuôi và đặt tên Tuyết Cừu tức là rửa sạch mối thù. Còn gã kia làm sao cũng trùng tên, trùng họ vậy không biết nữa!
Phi Quỳnh nói:
- Đời vốn nhiều điều quái dị thì chuyện trùng tên trùng họ cũng là điều bình thường. Họ Lã vốn đã ít, còn cái tên mang cả một tâm sự, lại trùng nhau thì không phải là chuyện ngẫu nhiên. Ta muốn công tử nên hỏi cho biết!
Lã Tuyết Cừu lặng thinh. Chàng tuy không nói ra, nhưng ý cũng muốn như vậy.
Phi Quỳnh lại nói:
- Sao ngươi vẫn chưa chịu nhìn mặt ta?
Tuyết Cừu vẫn cúi đầu, tán:
- Tại hạ vẫn không dám nhìn! Không nhìn nhưng vẫn biết được tiểu thư đẹp tuyệt trần!
Phi Quỳnh khẽ thở ra, nói:
- Thì ngươi cứ nhìn đi!
Lã Tuyết Cừu ngước lên mà sững sờ. Phi Quỳnh còn tệ hơn Chung Vô Diệm! Mặt nàng đầy những vết sẹo vì đậu mùa!
Giả sử rằng, nếu không có những vết sẹo ấy nàng cũng vẫn không đẹp. Vì mũi không dọc dừa, môi không son, má không phấn. Một gương mặt thật bất ngờ!
Phi Quỳnh có vẻ đau đớn hỏi:
- Sao, ta có đẹp lắm không?
Lã Tuyết Cừu gật đầu:
- Đẹp! Đẹp vô cùng...
Chàng phải nói liều, là vì lúc này Phi Quỳnh dường như muốn xỉu.
Còn Phi Quỳnh, nghe chàng khen vùi như vậy bất giác cảm động, tựa đầu vào vai chàng, thủ thỉ:
- Công tử nói không thật lòng rồi! Gương mặt ta không ai dám nhìn, mà công tử khen đẹp.
Nàng nói vậy, bắt buộc chàng phải tìm lấy một nét đẹp thật sự trên gương mặt nàng, để lời khen có giá trị.
Chàng hai tay nâng mặt nàng lên để chiêm ngưỡng.
Ở những vết sẹo đó có cái gì lạ lắm? Dường như vô tình, dường như cố ý, dường như có bàn tay con người tạo ra những vết như vậy. Vết lớn nhỏ đều có một sự sắp xếp. Thay vì sắp bằng cây bằng đá, thì ai đó đã sắp trên gương mặt nàng những vết sẹo. Và đúng hơn đây là một trận đồ. Nó không giống trận Loạn Thạch ở Nam Thị? Ở đây, mũi là tâm trận, miệng là ao hồ, mày là hai ngọn đồi, mắt là hai cái hố dưới chân đồi. Gương mặt chữ điền được thay cho hình dạng bát quái, nhìn sự sắp xếp đó, có vẻ hình tượng của Lạc Thư, tức là hậu thiên bát quái, nhất Khảm, nhị Khôn, tam Chấn, tứ Tốn, ngũ Trung Cung, lục Càn, thất Đoài, bát Cấn, cửu Ly.
Lã Tuyết Cừu đã nhớ ra hai tiểu trận Long Phi, Hổ Dực, rồi lại nhớ đến chuyện ông Gia Cát nhốt ông Lục Tốn vào Thạch trận ở Ngư Phúc phố. Chàng nhìn kỹ trên chóp mũi có chấm son, không rõ có ý nghĩa gì.
Một câu hỏi được đặt ra. Nếu đây là một trận đồ, và chấm son là người nhốt trong trận, thì có cách nào người bên trong ra được, hoặc người bên ngoài vào đó được không?
Một câu hỏi tiếp theo, người đã gây những vết sẹo trên mặt một cách tàn nhẫn như vậy, có thể nào hóa giải cho gương mặt trở lại nguyên trạng được không?
Chưa có câu trả lời.
Tuyết Cừu nói:
- Tại hạ có nhiều nghi vấn, tiểu thư có cho phép tại hạ hỏi chăng?
Phi Quỳnh nói:
- Hãy tự nhiên!
Tuyết Cừu nói:
- Tiểu thư vốn có một gương mặt thanh tú, nhưng ai đó đã lập trận trên gương mặt của tiểu thư?
Phi Quỳnh hết sức ngạc nhiên, hỏi:
- Thế sao?
Lã Tuyết Cừu nói:
- Chắc chắn là vậy! Tiểu thư đệ nhất thông minh, không lẽ không biết việc này?
Phi Quỳnh tặc lưỡi:
- Ta không đủ can đảm nhìn gương mặt gớm ghiếc này!
Tuyết Cừu hỏi:
- Đành vậy! Nhưng còn thân sinh của tiểu thư?
Nàng thở dài:
- Ngao ngán lắm! Ta chưa hề biết mặt phụ thân ta. Nghe đâu người đã biệt tích giang hồ. Không chừng chết rồi cũng nên! Còn mẫu thân ta, bà ấy chính là Phi Loan Tiên Tử. Ngoài hai mươi tuổi bà mới kết duyên, sáu năm sau mới sinh ta. Một hôm bà bỏ ta đi đâu đó, có kẻ lén vào chấm những giọt cường toang trên mặt và lưng ta. Bà hãi kinh, không dám nuôi ta nữa, đem bỏ ta nơi đây và cắt một vú gìa nuôi ta. Việc này bà giữ kín. Kẻ nào tiết lộ điều bí mật này sẽ bị bà giết. Người vú kia cũng bị bà giết. Bởi vậy không ai dám thân cận ta cả. Nhiều lần ta cầu khẩn van xin, nhưng bà cứ đánh đuổi ta đi...
Lã Tuyết Cừu bất nhẫn, thốt:
- Thật khốn nạn! Nếu tiểu thư cho phép, Lã Tuyết Cừu này sẽ chiêm nghiệm một hồi, có thể nghĩ ra cách phá trận này. Không chừng việc này có liên quan to lớn với tiểu thư.
Phi Quỳnh nói:
- Thế thì hay lắm! Công tử hãy vẽ lại trận pháp trên gương mặt ra ngoài tờ giấy đi!
Lã Tuyết Cừu làm liền, không bao lâu chàng đã làm xong. Cả hai chụm đầu nghiên cứu. Để có vẻ thực hơn, chàng vẽ gương mặt xuống nền đá, rồi lấy mấy viên sỏi đặt vào đó. Nhờ đó chàng dễ thay đổi.
Chàng vận dụng hết sở học của mình để giải phá. Nhớ lại lời nhũ mẫu nói. Trận pháp đời nay không ai giỏi bằng Lã Huyết Thủ.
Lại một câu hỏi khác đặt ra, phụ thân chàng có liên quan gì với trận đồ này?
Phi Quỳnh nói:
- Nếu điểm son này là người thật, có lẽ bị nhốt gìa nơi đây. Đây chính là Mê cung. Những đường này là Mê lộ.
Tuyết Cừu nói:
- Tại hạ phá được rồi!
Phi Quỳnh nói:
- Ta cũng vừa phá xong! Bằng cách biến hậu thiên thành tiên thiên. Biến Lạc thư thành Hà đồ! Tức là phải dùng nhất càn, nhị đoài, tam ly, tứ chấn, ngũ tốn, lục khảm, thất cấn, bát khôn!
Lã Tuyết Cừu gật đầu.
Cả hai vươn tay tới cùng một đích xê dịch một viên sỏi.
Tuyết Cừu vỗ tay khen:
- Tiểu thư tuyệt đại thông minh!
Phi Quỳnh mỉm cười:
- Ta vẫn ngu hơn công tử nhiều lắm! Nếu ta thông minh thì công tử đã thấy gương mặt ta từ lâu rồi. Không rõ trận này kiến lập ở đâu và nhốt ai?
Tuyết Cừu nói:
- Tại hạ có linh cảm là lệnh tôn bị nhốt trong trận này không ra được. Và cũng chính người đó lập trận trên mặt tiểu thư để khiêu khích Tiên tử. Rất tiếc là Tiên tử không chịu nghiên cứu.
Phi Quỳnh nói:
- Công tử ơi! Sau lưng ta còn vô số đường nét nữa!
Tuyết Cừu thở ra:
- Tại hạ chịu chết thôi, làm sao dám vạch áo ra xem lưng tiểu thư?
Phi Quỳnh có vẻ tiếc:
- Ta cũng hiểu là khó! Đã khó cho ta lại còn khó cho ngươi!
Bông Lã Tuyết Cừu nói:
- Tiểu thư! Trong vòng năm rưỡi, nếu Lã Tuyết Cừu này không chết, thì tại hạ sẽ phục hồi nhân dạng cho tiểu thư!
Phi Quỳnh quá xúc động, run người lên. Nàng hỏi:
- Bây giờ ngươi đi sao?
Lã Tuyết Cừu quả quyết:
- Tại hạ phải đi thôi tiểu thư ạ! Một là coi thế trận này đóng ở nơi đâu để vào xem thử. Hai là thăm hỏi một vị thần y để phục hồi lại nhan sắc cho tiểu thư.
Phi Quỳnh nói:
- Khó mà sửa đổi lại bộ mặt này lắm? Phi Loan Tiên Tử, rất giỏi về y thuật, vậy mà bà đành bó tay. Còn tấm bản đồ trên lưng ta thì sao?
Lã Tuyết Cừu nói:
- Tiểu thư ơi! Tại hạ là con mọt sách, nhưng làm sao có thể làm gì được bây giờ?
Phi Quỳnh nói:
- Ngươi là bậc quân tử. Ta cứ vạch áo ra cho ngươi xem?
Lã Tuyết Cừu cả sợ, chắp tay nói:
- Xin tiểu thư đừng làm vậy! Tại hạ trước giờ giết người rất nhiều, nên ma tính còn ẩn náu nơi tâm của tại hạ nhiều lắm.
Phi Quỳnh nói:
- Ngươi dám nói đến nhược điểm của mình, thì rõ ngươi là bậc quân tử. Con người giả dối thì ma tính hay ẩn náu. Còn ngươi, nhắm mắt là thấy Phật, ma ẩn chỗ nào? Lã công tử cho dù lúc đó ma tính của công tử có nổi dậy, ta cũng nhắm mắt xuôi tay thôi, quyết không trách ngươi?
Câu nói này khiến Lã Tuyết Cừu nhớ đến Thuần Vu Oanh Oanh. Một thiếu nữ ảo mị như chân tiên.
Tuyết Cừu lặng thinh. Phi Quỳnh nắm tay chàng dẫn vào nhà trong. Cả hai cùng ngồi xuống.
Tuyết Cừu ngồi sau nàng.
Phi Quỳnh lần tay vén áo lên...
Lã Tuyết Cừu đem chân lực thượng thừa để chuẩn bị đàn áp ma tính...
Chàng không thấy ma tính đâu cả, chỉ thấy da thịt của Phi Quỳnh tưởng như ngọc. Nét vẽ trên lưng gồm ba màu xanh, đen, đỏ chằng chịt như nét bùa.
Bỗng chàng kéo áo nàng xuống, nói nhanh:
- Tiểu thư ơi! Ma tính trong người tại hạ lại nổi lên rồi!
Phi Quỳnh hỏi:
- Làm sao biết ma tính nổi lên?
Tuyết Cừu nói:
- Biết! Tại hạ cứ thấy phần thịt vun đầy dưới nách, dù có chú mục vào nơi nào cũng thấy nó cả!
Phi Quỳnh rùng mình một cái. Hồi lâu nàng nói:
- Công tử nói vậy là ta hiểu rồi! Đó không phải là ma tính, mà là chân tính, thiện tính, mỹ tính. Ngoài ra, đó còn là tự nhiên tính. Con người tới tuổi trưởng thành phải nảy nở những sắc giới tính. Công tử yên tâm, bất kỳ một thiếu nữ nào trong tuổi cập kê, thì phần trước ngực họ phải vun lên. Hai gò thịt ấy là sự sinh tồn của nòi giống. Chỉ vậy thôi nhé!
Phi Quỳnh cũng trạc tuổi chàng, hoặc nhỏ hơn một đôi tuổi, gặp cảnh nghịch thường thế này, nàng đành làm người lớn giảng giải những khoái cảm về xác thịt chuyển thành một dòng suối nhân bản.
Nàng lại vạch áo lên.
Lã Tuyết Cừu thận trọng nghiên cứu những đường nét ấy lại lần nữa.
Phi Quỳnh đề nghị:
- Những đồ hình bí hiểm không cách nào nghiên cứu trong một thời gian ngắn mà xong cả. Công tử hãy vẽ lại trong giấy, chúng ta cùng nghiên cứu.
Tuyết Cừu làm theo lời nàng. Mất chừng nửa buổi, chàng vẽ xong.
Nàng nói:
- Công tử hãy dò lại cẩn thận, xem thử thiếu sót chỗ nào.
Nghe nàng nói, chàng dò lại cẩn thận, xong chàng nói:
- Vẽ tấm bản đồ này cũng vô ích thôi tiểu thư ạ!
Phi Quỳnh hỏi:
- Tại sao?
Tuyết Cừu nói:
- Tác giả của tấm bản đồ này có ý gì đó khó hiểu lắm. Còn ba đầu mối đi vòng qua trước bụng và ngực.
Lã Tuyết Cừu ném bút đứng lên.
Phi Quỳnh vẫn ngồi một chỗ, nói:
- Ta tiếp tục vẽ mặt trước!
Tuyết Cừu lắc đầu:
- Ý của tác giả là vẽ theo hình khối, chứ không phải là vẽ theo mặt bằng. Xin lỗi tiểu thư, tại hạ không thể nào ngồi phía trước vẽ được. Nhưng nghe tiểu thư nói, chỉ có bản đồ sau lưng thôi kia mà?
Phi Quỳnh thở ra nhè nhẹ:
- Vì sự tế nhị, có ai nói trước bụng ta có bản đồ bao giờ? Được rồi, ta có thể soi gương mà vẽ được phần này. Tuyết Cừu! Ta sắp khám phá ra điều mà người vẽ đồ trận muốn nói!
Lã Tuyết Cừu nói:
- Tiểu thư thật thông minh! Tại hạ cũng vừa nghiệm ra. Đường đỏ là đường Hỏa xà, đường xanh là Nhâm mạch, đen là Đốc mạch. Các giao điểm là những huyệt đạo. Đây là chu trình và khí công.
Phi Quỳnh cao hứng đứng lên ôm chầm lấy Tuyết Cừu, nói:
- Ta tuy cô đơn, cô độc, nhưng gặp được công tử, chả khác người sắp chết đuối gặp được chiếc phao. Và như vậy, ta không còn cô đơn, cô độc nữa. Những ai kia chủ tớ nghênh ngang, ngựa xe tấp nập, thử hỏi đời họ chắc gì họ có được một tri kỷ hay tri âm?
Lã Tuyết Cừu cũng lịch sự đưa hai tay vịn lấy vai nàng, nói:
- Sau khi chúng ta nghiên cứu xong bản đồ, tiểu thư cho phép tại hạ lên đường.
Sau đó, Phi Quỳnh tự mình đi vẽ lấy tấm bản đồ trước bụng.
Đâu đó xong, hai người ngồi lại nghiên cứu tiếp.
Phi Quỳnh nói:
- Bản đồ phía trước luyện về ban ngày với ba mạch can kinh, đảm kinh và vị kinh. Bản đồ phía sau luyện về ban đêm chủ phế kinh, thận kinh và mệnh môn tướng hỏa. Tam bộ thốn quan xích, và lục kinh giao thoa phối hợp như mạng lưới. Chân khí, chân nguyên, chân lực lưu thông nơi đó không bị vướng mắc, thì các nguồn chân kinh tự động phát sinh theo ý muốn.
Lã Tuyết Cừu nhớ lại mình đã có sẵn hai nguồn kình lực hàn nhiệt trong cơ thể, nay đã giao hòa với nhau không còn nội xung nửa. Nhân cơ hội này chàng bắt lấy tâm quyết thử luyện nó.
Tuyết Cừu nói:
- Trước nhất phải dùng quán tưởng pháp để nằm lòng các đường đi lưu thông. Sau đó cho chân khí chạy theo đường quán tưởng đó một cách thuần thục, để xem kết quả ra sao.
Hai bên hội ý với nhau, và họ bắt đầu luyện.
Mỗi ngày công lực của họ mỗi tăng.
Đến ngày thứ bảy, họ gần như viên mãn.
Phi Quỳnh hỏi:
- Công tử thấy trong người thế nào?
Tuyết Cừu nói:
- Tâm tính khác lạ. Ít vui hoặc ít buồn. Lòng đọng lại gần như thản nhiên. Tại hạ thấy trong mình xa lạ với chính mình.
Phi Quỳnh nói:
- Ta cũng vậy. Và như vậy có nghĩa là thành công rồi. Nhưng công tử đi, chắc chắn ta buồn ghê gớm lắm.
Tuyết Cừu nói:
- Với công lực này, tại hạ thừa sức hói chuyện với Phi Loan Tiên Tử.
Phi Quỳnh lắc đầu:
- Công tử hiểu bà ấy đơn giản quá. Bà là giáo chủ của Mê Hồn cốc, chỉ cần một cái phẩy tay, là người ta có thể hôn mê ngay. Võ công có thể công tử hơn bà, nhưng những môn công phu khác bà hơn hẳn mọi người, kể cả công tử nữa.
Tuyết Cừu nói:
- Tiểu thư yên tâm! Lã Tuyết Cừu cũng không đơn giản đâu. Tại hạ đã dứt bỏ hết những tạp niệm rồi. Bây giờ chúng ta có thể sánh vai mà đi được.
Trên gương mặt xấu xí đến ghê sợ của Phi Quỳnh hiện rõ nét cảm động. Đôi mắt tuyệt đẹp của nàng chớp lia lịa.
Phi Quỳnh nói:
- Công tử không ngại gương mặt xấu xí của ta sao?
Tuyết Cừu nói:
- Tiểu thư là một kỳ tích của võ lâm. Gương mặt ấy chứa không biết bao nhiêu cái tuyệt đẹp. Nếu là tại hạ, tại hạ sẽ không bao giờ thay đổi gương mặt này. Nhưng với người đàn bà thì lại khác. Sắc đẹp của họ ngang với tính mệnh. Tại hạ phải phục hồi nhan sắc ấy lại cho tiểu thư trong nay mai.
Chàng còn muốn nói nhiều thêm, nhưng ngại không tiện.
Phi Quỳnh nói:
- Ta đi với công tử. Bây giờ phải làm bữa tiệc xuất môn.
Tuyết Cừu mỉm cười:
- Tiệc trung duy hữu hứa Phi Quỳnh, phải đổi thành Tiệc trung bất hữu hứa Phi Quỳnh.
(Trong tiệc không phải chỉ có một Phi Quỳnh mà thôi).
- Tại hạ phải đi bắt lấy mấy con cá mới được.
Phi Quỳnh cản lại nói:
- Bất tất! Rau khoai hoa quả cũng đủ làm một bữa tiệc yến vậy?
Tuyết Cừu nói:
- Tiểu thư có cốt cách của thượng phẩm. Quả là ngọc cốt băng tâm.
Hai người đem rượu ra ngồi đối ẩm. Và đây là lần thứ nhì hai người dùng rượu kể từ lúc gặp nhau đến giờ.
Buổi chiều, trên tảng bạch thạch, trời tiết cuối xuân không khí tươi mát quang đãng, họ vừa uống rượu vừa thưởng hoa...
Phi Quỳnh nói:
- Ta có một điều ngại ngùng khi công tử muốn đến nơi ở của Phi Loan Tiên Tử. Bà ấy không muốn nhìn ta là con, bởi vì gương mặt ta xấu xí, có thể làm cho bà bị ô... danh.
Lã Tuyết Cừu nói:
- Tại hạ không chất vấn bà điều gì, chỉ đưa tấm bản đồ về trận pháp mà hỏi bà ta có biết nơi ấy không? Ngoài ra, hỏi thêm lai lịch của gã Lã Tuyết Cừu kia nữa.
Phi Quỳnh nói:
- Ta có nên xuất hiện không?
Tuyết Cừu nói:
- Tùy tiểu thư!
Bỗng Phi Quỳnh chỉ tay về phía bờ sông, nói:
- Có người đến kìa!
Cả hai nhìn thấy người từ đằng xa đó có dáng đi thong thả, đầu đội nón rộng vành của người quan ngoại, lưng thắt dây đai đỏ, tuổi có lẽ đã ngoài ba mươi.
Người kia tiến về phía hai người, hất nón ra.
Bây giờ cả hai mới nhận diện vị khách lạ này. Khách mới đến có gương mặt như một thanh niên, nhưng tóc bạc gần hết. Mắt chói ngời ngời. Không thể phân biệt được người ấy là tà hay chánh.
Lã Tuyết Cừu bước xuống đất, chắp tay hỏi:
- Chẳng hay tiên sinh quá bộ đến đây ắt có việc gì. Và nhân tiện xin cho biết cao danh.
Người lạ đáp:
- Ta đến đây đã nhiều lần, nhưng các ngươi đang bận việc, không tiện làm phiền. Lần này ta lại đến, dĩ nhiên là.. Có việc.
Lã Tuyết Cừu và Phi Quỳnh chú mục chú tâm nghe y nói.
Người ấy nói tiếp:
- Không có gì trầm trọng cả. Ta đến đây để ấn chứng võ công của hai vị.
Phi Quỳnh nói:
- Chắc là phụ lòng tiên sinh. Bọn này lấy sách làm sư, lấy tính quả quyết làm thân phụ, lấy tính kiên nhẫn làm thân mẫu, đọc mười chưa hiểu một.
Khách lạ ngắt lời:
- Cần gì dài dòng? Ai sẽ đấu với ta?
Phi Quỳnh nói:
- Tiểu nữ!
Tuyết Cừu nói:
- Để cho tại hạ.
Phi Quỳnh nhường mày:
- Nơi đây là địa sở của ta, ta có quyền quyết định. Mọi việc có liên quan đến ta. Công tử chỉ là khách.
Phi Quỳnh bước xuống đất, nàng nói tiếp:
- Tiểu nữ là Phi Quỳnh! Xin tiên sinh báo danh!
Khách lạ đáp:
- Ta là... Hà Ngôn Tai?
Lã Tuyết Cừu nói:
- Lại một.. Quái nhân! Hà Ngôn Tai (nói gì đâu). Hà Ngôn Tai!
Phi Quỳnh phụ họa:
- Kinh Thi có câu “Thiên hà ngôn tai” (trời có nói gì đâu) sao tiên sinh không lấy luôn câu đó? Tiên sinh là người thách đấu, vậy xin đặt điều kiện đi.
Hà Ngôn Tai nói:
- Nếu cô nương thắng ta, ta sẽ nói rõ tại sao ta đến đây. Nếu cô nương bại, thì cả hai vị đừng đi ra khỏi núi này. Trước tiên hãy thử chưởng pháp!
Phi Quỳnh suy nghĩ một hồi, quay lại hỏi Tuyết Cừu:
- Công tử cho biết ý kiến?
Tuyết Cừu cười nhạt:
- Các hạ nói hay lắm! Ta thua, thì cả mặt đất này là của các hạ, còn chúng ta chỉ có phạm vi xó núi này. Nếu ta thắng, chỉ được nghe vỏn vẹn có năm tiếng mà thôi: Đến đây để gây sự!
Ngừng một chút, chàng lại nói tiếp:
- Các hạ hãy nói trước lý do có cuộc đấu này, nếu không nói, thì phản bộ ngay.
Lão thấy gương mặt Lã Tuyết Cừu trầm trọng, lão cũng giật mình. Nhưng lão vẫn hỏi:
- Ta không nói rõ mục đích, mà chỉ quyết đấu với hai vị.
Tuyết Cừu gằn tiếng:
- Ưu sinh liệt tử!
Ánh đao chớp lên, cả hai người cùng mất bóng. Không nghe tiếng binh khí chạm. Chỉ nghe tiếng nước sông chảy róc rách bên ngoài kia.
Thì ra vũ khí của đôi bên đã thuần thục, nhu nhuyễn, dường như chất kim đã hóa thành nước. Cả hai đáp xuống đất, đều đưa mắt kinh ngạc nhìn nhau.
Lã Tuyết Cừu sử dụng Đệ nhất tuyệt ma chiêu. Ma chiêu của chàng bây giờ đã đến chỗ quán thế. Nếu có ai luyện ma chiêu đến mức phi thường thì cũng ngang với chàng là hết cỡ rồi.
Đến lượt Hà Ngôn Tai chớp người lên, Lã Tuyết Cừu cũng hóa thành Vô ảnh ngay lúc đó...
Buổi chiều mùa xuân gió thoảng nhẹ, chỉ có tiếng gió thét của một vùng quanh trận đấu mà thôi.
Cuộc đấu kéo dài cho đến khi chàng sử dụng hết Đệ thất tuyệt ma chiêu.
Hà Ngôn Tai khen:
- Phi phàm! Võ lâm có một người như vầy cũng quá đủ là tinh hoa.
Tuyết Cừu nghĩ thầm:
- Ta chưa gặp ai thoát chết ở chiêu thứ sáu!
Chàng còn hai pháp môn thượng thừa nữa, đó là Quỷ thức và Dao Trì kiếm pháp.
Trong lúc cạn chiêu, Tuyết Cừu nghĩ đến câu. Nhất vãn dao trì lộ khí thanh, nên đánh Dao Trì kiếm pháp vào buổi chiều (nhật vãn) là thích hợp. Hơn nữa, còn nàng Phi Quỳnh một mình ngồi trong tiệc đây (tiệc trung duy hữu hứa Phi Quỳnh). Kiếm pháp của chàng vốn điêu luyện, gặp hoàn cảnh thích hợp, thì sự diễn xuất càng linh diệu hơn.
Nói, thì chậm, nhưng Tuyết Cừu ứng xử rất nhanh. Với chiêu đầu “Quần Tiên Tương Ngộ”, khí kiếm trong sáng, ánh kiếm tương phản với ráng chiều thành một màu hồng đẹp mắt.
Toàn thân Lã Tuyết Cừu như một vùng kim quang. Ở đây đao thay kiếm, tuy nét hơi thô một chút, nhưng vần tụ được khí.
Phi Quỳnh ở bên ngoài theo dõi, lấy làm khâm phục Tuyết Cừu lắm.
Không rõ Hà Ngôn Tai sử dụng loại kiếm pháp nào, nhưng lão bỗng buột miệng nói:
- Tiên kiếm!
Thật ra, lão nói như vậy cũng quá đủ. Bởi vì Dao Trì (ao ngọc) là nơi của Tây vương mẫu ngự. Tây vương mẫu là chúa tiên.
Nhưng hai tiếng ấy, khiến Lã Tuyết Cừu lại nhớ một điều, quỷ thức, ma chiêu và tiên kiếm. Nghĩa là chàng đã tổng hợp các loại võ học ngụy dị. Ngay lúc đó chàng có ý định sẽ hình thành một bài tổng hợp có liên hệ mật thiết với nhau...
Bóng của hai kiếm sĩ vẫn quay mù.
Tuyết Cừu sử dụng chiêu thứ hai “Tiên Trưởng Vân Du”, chàng lắc thân hình một cái, tách rời khỏi mặt đất trong chu trình quay này, liên chiêu được phóng xuất ra, bao phủ lấy đối phương.
Dường như Hà Ngôn Tai là nhân vật bí hiểm và ngoại hạng, qua các chiêu thứ ba “Tiên Đồng Hiến Thư”, chiêu thứ tư “Ngọc Nữ Hiến Đào”, chiêu thứ năm “Tiên Ông Thưởng Quả”, mạch đao tuôn liên tục như suối, gió mưa cũng không thâm nhập vào vùng này, thế mà Hà Ngôn Tai vẫn.. bình yên.
Hai bên rời nhau và thủ thế.
Gương mặt của Lã Tuyết Cừu nghiêm và lạnh lùng, không lộ một nét cảm xúc nào.
Còn Hà Ngôn Tai, hơi thở vẫn điều hòa, nhưng lão có chiều suy nghĩ và kinh ngạc.
Và hai người cùng phi thân lên lại một cuộc ái đấu long trời lở đất.
Qua chiêu thứ sáu của Dao Trì kiếm pháp, thế đao không còn nét hòa hoãn thư thái nữa, mà lại có sự phẫn nộ, gồm Phong, Vân, Lôi, Điện.
Ráng chiều đã tắt tự bao giờ. Ánh đao hòa với bóng đêm tuôn ra một vùng mù mịt nhấp nháy...
Hà Ngôn Tai khốn đốn mười phần. Cuộc thảm tử sắp đến với lão. Ánh đèn tạ đăng thắp sáng lên.
Phi Quỳnh dùng phép kình thanh nói:
- Dừng tay!
Trong trường hợp này, kẻ chủ động là Lã Tuyết Cừu. Chàng nhớ lời lão nói khi nãy, ta đến đây nhiều lần, thấy hai vị đang bận việc, ta không dám phiền thì sát tâm của chàng tan biến mất.
Lã Tuyết Cừu nhảy ra ngoài vòng chiến, nói:
- Các hạ quả là một cao nhân, tại hạ chưa từng gặp. Xin hãy cho biết lý do chính đáng việc các hạ đến đây.
Hà Ngôn Tai nói:
- Riêng tên ta có nghĩa là biết nói gì bây giờ! Cứ qua trận đấu vừa rồi, Lã thiếu hiệp đã luyện qua Tam Anh khí phổ rồi.
Tuyết Cừu hỏi lại:
- Tam Anh khí phổ là thứ gì, tại hạ không hiểu.
Hà Ngôn Tai nói:
- Đây là một bộ khí công huyền diệu nhất, đáng lý phải được giảng giải bằng sách, thì đây chỉ vẽ bằng đồ hình. Người dù thông minh quán chúng nhưng thông có đại tâm, thì không thể nào có đại cảm, đại nhập để đi tới đại quán mà triển khai đến chỗ đại thuật được. Hai vị hãy đến chân núi Tung Sơn tìm lão Huyết Ma Tử để hỏi rõ thêm việc này.
Hà Ngôn Tai nói xong, kéo chiếc nón rộng vành lại che khuất mắt rồi bước đi.
Phi Quỳnh nói:
- Hà tiên sinh khoan đi đã, tiểu nữ có việc muốn nói.
Hà Ngôn Tai nói:
- Biết nói gì bây giờ!
Lão biến vào trong đêm mất dạng.
Phi Quỳnh chép miệng:
- Đúng là quái danh quái nhân.
Tuyết Cừu nói:
- Ngày mai ta đến động Lý Hoa để gặp Phi Loan Tiên Tử. Sau đó tại hạ đến Thiên Trượng cốc để chữa chứng bán thân bất toại cho Cốc chủ Quỷ Vô Môn Quan. Xong, chúng ta đi Tung Sơn!

*

Trời vừa sáng hai người đã có mặt ở động Lý Hoa.
Đà Bối Tử chân họ lại, nói:
- Công tử! Té ra cũng là công tử. Cách mặt hơn bốn tháng, trông công tử hôm nay thần thái có vẻ khác lạ, chắc là công tử gặp kỳ duyên. Còn cô nương, sao lại theo gã đến đây? Phi Loan Tiên Tử đã đuổi ngược đuổi xuôi thì tiếc gì nữa mà đến?
Lã Tuyết Cừu nói:
- Đà tiền bối! Tiên tử đã vô luân phi lý như vậy mà tiền bối vẫn cứ tôn thờ. Vãn bối đến đây quyết gặp Tiên tử có nhiều việc cần nhờ bà phúc ngôn.
Đà Bối Tử gật đầu nói:
- Được! Nhưng công tử hãy đứng cho ta đánh ba chưởng.
Phi Quỳnh và Tuyết Cừu ngạc nhiên. Tuyết Cừu hỏi:
- Tiền bối đòi nợ ba chưởng trước chăng?
Đà Tử lắc đầu:
- Không phải vậy. Lần trước ta để công tử đánh ba chưởng là muốn ấn chứng võ công của công tử. Tới đâu, mà đòi gặp Tiên tử. Sau thời gian công tử luyện tập, dĩ nhiên võ công phải tân tiến công tử mới đến đây và muốn gặp Tiên tử, phải chịu nổi ta ba chưởng, chính Tiên tử cũng phải chịu như vậy. Đó cũng là một cách ấn chứng.
Chàng hiểu kịp gật đầu đáp ứng.
Phi Quỳnh không chịu, nói:
- Không thể được! Công tử chịu Đà tiền bối ba chưởng là mất sức ngay, làm sao gặp được bà?
Đà tử nói:
- Cô nương không thông minh tí nào cả. Cứ chịu ta ba chưởng sau đó dưỡng sức rồi gặp hồi nào lại chẳng được?
Tuyết Cừu trụ bộ rồi nói:
- Mời tiền bối ra tay!
Đà Tử hét một tiếng, vận đến tám thành công lực tung ra một chưởng.
Một tiếng bùng khô khan. Lã Tuyết Cừu lảo đảo muốn lệch bước. Chàng đau đớn đến ngất người.
Chàng cắn răng xuống tấn thiên cân trụy.
Đà Tử nói:
- Kẻ nào chịu nổi ta một đấm được Huyết Ma Thủ ghi vào võ lâm danh thủ lục. Ngươi là người thứ mười chín được ghi vào sổ này kể từ hai mươi lăm năm nay.
Chưởng thứ hai...
Lão vận đến chín thành công lực đánh ra.
Bùng bùng
Lã Tuyết Cừu vẫn đứng tại chỗ, nhưng thân hình bị lắc lư liền hồi.
Lão đưa chưởng tiếp lên vận đến mười thành...
Phi Quỳnh chân lại nói:
- Tiền bối nói có chỗ tiểu nữ không tin! Với chưởng lực đó, Phi Loan Tiên Tử dù có mình đồng xương sắt cũng phải dẹp lép thôi. Tiền bối không nên ép người ta quá!
Đà Tử cười mát nói:
- Sở dĩ ta ở đây là để thành toàn một lời hứa, chứ đâu muốn ở làm nô lệ cho mụ ấy! Nếu công tử không chịu được chưởng thứ ba thì nên trở về, đừng gặp bà ta mà uổng mạng.
Tuyết Cừu nói:
- Mời tiền bối xuống tay!
Lão vận đến mười thành công lực nhằm vào ngực của Tuyết Cừu, mà tống ra...
Tuyết Cừu vẫn đứng yên một chỗ, chân lún vào đất sâu cả gang tay. Chàng phún máu ra từng búng liên hồi.
Phi Quỳnh nhào tới ôm lấy chàng, nước mắt đổ ra thấm vai.
Đà Tử bước tới giúp chàng mấy huyệt cầm máu, nói:
- Chịu ta đến ba chưởng trên đời chỉ có bốn người. Nhưng có một người bị chết sau đó vài giờ.
Phi Quỳnh bỗng nói:
- Chết rồi! Mê Hồn cốc chủ ra kìa!
Nàng buông Lã Tuyết Cừu ra.
Tuyết Cừu đưa tay quàng qua vai nàng nói:
- Tiểu thư hãy đứng với tại hạ! Vì đây là bài học về nhân cách cho những bậc làm mẹ.
Phi Quỳnh hiểu kịp dụng ý của chàng. Nước mắt lại càng tuôn dầm, nàng nói:
- Công tử ơi! Con người dù có ngu dốt chăng nữa vẫn còn tấm lòng. Công tử hy sinh vì ta nhiều quá!
Phi Loan đã đến lâu rồi, nhưng Phi Quỳnh vẫn bất chấp. Nàng vẫn nói, vẫn đứng bên cạnh Lã Tuyết Cừu.
Rõ ràng, Phi Quỳnh không cô đơn, không cô độc.
Tiên tử đi với một gã thiếu niên, lớn hơn Tuyết Cừu chừng vài tuổi. Chính gã này chàng đã gặp ở thành Lỗi Dương, mà Thuần Vu Oanh Oanh đã phế võ công của hắn. Hắn chính là Lã Tuyết Cừu. Nhưng hắn không nhớ mặt... Tiểu Sát Tinh này, vì lúc đó chàng đang dị dung cải trang.
Lần này, nhìn gương mặt hắn, Lã Tuyết Cừu thấy gã có nét âm trầm khó hiểu.
Phi Loan Tiên Tử nhìn xoáy vào chàng với ánh mắt thật khó hiểu. Bà hỏi Phi Quỳnh:
- Ta đã bảo mi đừng bao giờ tới đây nữa sao ngươi vẫn không nghe? Còn gã nào kia sao có thái độ bất nhã với ngươi như vậy?
Tuyết Cừu nổi giận nói:
- Giống vật đẻ con nó còn biết liều chết bảo vệ con nó. Uổng cho bà sinh làm người mà không biết giữ con mình, để kẻ gian vào hủy hoại nhan sắc của con, lý ra bà nên tự sát. Trái lại từ chối không dám nhận con. Hôm nay tại hạ đến đây có mấy việc cần thiết...
Phi Loan Tiên Tử nộ khí xung thiên. Gương mặt tuyệt đẹp của bà bây giờ có vẻ độc ác hơn quỷ.
Bà đưa chưởng lên, bàn tay đang trắng biến ra màu xanh.
Lã Tuyết Cừu đẩy Phi Huỳnh ra một bên...
Đà Tử vội chắp tay nói:
- Chủ nhân! Chủ nhân! Kẻ nô tài đã đánh hắn ba chưởng, máu phun đầy mặt đất, xin chủ nhân đừng đánh hắn mà mang tiếng với đời.
Bà tức quá đánh chưởng đó vào thinh không mà nói:
- Ta có ép hắn gặp ta đâu? Hắn đã có gan đứng đây thì phải có gan chịu đựng.
Tuyết Cừu quay sang tên Lã Tuyết Cừu kia, hỏi:
- Ngươi là Lã Tuyết Cừu?
Hắn gật đầu, hỏi:
- Ngươi muốn nói gì?
Tuyết Cừu chửi:
- Làm con mà không biết gì tới mẹ già, mẹ bệnh, cho tới lúc lâm chung cũng không có mặt con bên cạnh thì sống trên đời làm gì? Một kẻ sinh con mà không nhìn con, còn một kẻ có mẹ mà không nhìn mẹ. Hai kẻ ấy lại... quấn quít bên nhau. Trời hỡi...
Phi Loan Tiên Tử uất quá huyết vận dâng lên, bà suýt ngợp thở.
Còn gã kia da mặt vốn đã tái rồi, bây giờ trông lại càng tái nhạt như thây ma. Hắn hỏi:
- Ngươi bảo sao? Mẹ ai lâm chung?
Tuyết Cừu nói:
- Ta là Lã Tuyết Cừu đây! Lúc gần lâm chung mẫu thân ngươi có nhờ người đi tìm Lã Tuyết Cừu mà trao bức thư. Người ấy tìm ta trao thư. Ta nghĩ rằng, những lời trăn trối lúc lâm chung hệ trọng lắm, nên ta đóng vai là ngươi để nghe những lời sau cùng đó. Ta đến nhằm lúc bà không còn cách nào sống được. Bà có nhắn lại mấy lời...
Lã Tuyết Cừu kia hỏi:
- Bà nhắn những gì?
Chàng nói:
- Có mấy việc khá quan trọng không thể nói ở chốn đông người được.
Hắn nói:
- Với ta, không có việc gì trọng đại cả. Chỉ có việc trọng đại là ngươi đặt điều mà thôi.
Lã Tuyết Cừu ngửa mặt lên trời cười một cách thảng thốt:
- Lã phu nhân? Tại hạ nhận lời ủy thác của phu nhân đi tìm Lã Tuyết Cừu mà nói lại. Hắn không chịu nghe đó là lỗi của hắn. Tại hạ hết trách nhiệm.
Lã Tuyết Cừu kia có phần tin. Hắn hỏi:
- Vậy ngươi hãy nói sơ về khu nhà của ta. Đồng thời hãy bạch hóa những lời nhắn nhủ của mẫu thân ta.
Lã Tuyết Cừu đắn đo một chút nói:
- Nhà ngươi ở ngoại ô thành Lỗi Dương. Dưới cây đào có chôn một vật đáng gọi là gia bảo. Ngoài ra, bà còn căn dặn... Gia đình Lã Đạo Nghi có mối huyết thù đối với gia đình bà, mà ngươi làm con, bắt buộc phải trả. Và ta là con của Lã Đạo Nghi đây!
Lã Tuyết Cừu kia mắt long lên hỏi:
- Mẫu thân ta còn nhắn việc gì nữa không?
Dĩ nhiên Lã Tuyết Cừu còn nhớ đến Thuần Vu Oanh Oanh kẻ thù của gia đình bà, nhưng việc này chàng không có quyền nói lại. Có thể bị người ta hiểu lầm là chuyện mượn đao giết người. Chàng nói:
- Nội dung chỉ có chừng ấy mà thôi! Bây giờ ta muốn hỏi, song thân của ngươi là ai? Đối với gia đình ta có mối thù như thế nào? Nếu là việc chính đáng, ta xuôi tay cho ngươi làm tròn đạo hiếu.
Họ Lã kia nói:
- Ta từng nghe mẫu thân ta nói vậy, nhưng ta hỏi nguyên do thì bà không nói. Nhưng ta tin lời bà là chánh đáng.
Phi Quỳnh nói:
- Sự việc không rõ ràng như vậy thì không ai tội gì phải xuôi tay. Đừng lợi dụng lòng tốt của họ mà làm những việc hồ đồ. Và ngươi cho biết song thân của ngươi là ai?
Hắn nói:
- Ta không thể cho bất kỳ ai biết về song thân ta.
Đà Tử nghe hắn nói vậy giận quá, chửi:
- Rõ ràng ngươi là quân đầu trộm đuôi cướp! Ngươi vừa nói, với ngươi không có việc gì quan trọng, tại sao tên tuổi của song thân ngươi, ngươi không dám nói?
Hắn đứng chết lặng.
Phi Loan Tiên Tử trừng mắt Đà Tử, nói:
- Việc gì đến lão, lão xía miệng vào?
Tuyết Cừu nói:
- Đây là công luận, bà không thể vì người thân của bà mà bao che được!
Đà Tử nói:
- Gã Lã Tuyết Cừu thứ hai kia có một lần ngươi chối bỏ dòng họ mà xưng là Vô danh thị, sau cùng mới có cái việc bị phế võ công. Ngươi tưởng song thân ngươi lạ trên đời này lắm sao mà làm tuồng bí hiểm? Cha ngươi là La Bảo Nghĩa, nhằm lúc Lã Đạo Nghi nổi tiếng nhưng ít người biết mặt, hắn đã mạo danh là Lã Đạo Nghi để tán tỉnh Phù Dung. Nhưng Phù Dung Tiên tử là người thông minh, tuy chưa biết mặt Lã Đạo Nghi thật nhưng vẫn phân biệt chân giả. Bà đã vạch mặt đám giả danh ấy ra, cuối cùng hắn thề thốt với giang hồ, hắn tên thật là La Bảo Nghĩa. Nhưng giả vẫn hoàn giả.
Lão Đà Tử ho sù sụ mấy tiếng rồi nói tiếp:
- Vợ của La Bảo Nghĩa, là mụ Tu Kim Trang, bào tỷ của Tu Kim Thọ cũng là một... Yêu nữ, mãi đến gần chết mới viết hai tờ gia phả hại đời để lại cho La Cẩu Tử, không ngờ bị con ở cuỗm đi với vài món trang sức khác. Còn Phi Loan đi hôi của bở...
Phi Loan Tiên Tử hét lớn một tiếng đánh ra một chưởng nhưng vô lực... Bà lảo đảo té xuống.
Tên Lã Tuyết Cừu kia xốc nách đỡ bà đứng lên. Hắn trừng mắt nhìn lão Đà Tử nói:
- Lão nên nhớ, sinh sự thì sự sinh!
Hắn nói xong dìu Phi Loan Tiên Tử đi. Sự tình thật ngứa mắt.
Phi Quỳnh bước tới:
- Buông mẫu thân ta ra ngay!
Hắn chần chừ chưa muốn buông, nàng nổi xung đánh ra một chưởng mạnh mẽ mười phần, hắn bị dội năm bảy bước hộc máu mồm ra.
Thật là lắm chuyện phiền toái.
Phi Loan Tiên Tử bây giờ hơi tỉnh trở lại, bà nhìn Phi Quỳnh nói:
- Ngươi đừng đụng vào mình ta. Sở dĩ có sự tình khắc nghiệt này, là vì ta bị nhồi máu mỗi khi gặp ngươi, chứ không phải là ta không biết thương ngươi.
Phi Quỳnh quay mặt đi nơi khác khóc ngất. Nàng tự hỏi đó là chứng bệnh do nàng gây nên cho bà, hay tự bà có sự ám ảnh ngay từ lúc đầu, cuối cùng sinh ra chứng tự kỷ ám thị?
Thấp thoáng từ xa có mấy cô nữ tỳ, Đà Tử ngoắc chúng lại. Trong lúc đó Lã Tuyết Cừu thật bước tới làm trụ cho bà vịn đỡ.
Tuyết Cừu nói:
- Tiên tử có nỗi khổ tâm riêng. Và làm người, ai lại không có nỗi khổ tâm ấy? Tiên tử hãy bảo trọng sức khỏe!
Phi Loan Tiên Tử nói:
- Cảm ơn ngươi. Rất tiếc hôm nay ta tiếp ngươi không được. Hẹn dịp khác vậy.
Hai tỳ nữ thay tay chàng đỡ Phi Loan Tiên Tử vào trong.
Trong lúc đó, lão Đà Tử đã cứu tỉnh tên Lã Tuyết Cừu giả kia, lão nói:
- Từ lúc tên La Cẩu Tử về đây hắn làm Lý Hoa động này chao đảo. Phi Loan Tiên Tử vốn có cảm tình với cha hắn, nên xem hắn như con, hắn càng lúc càng phóng tính. Lúc thì hắn yểu điệu như nữ nhân, lúc thì hắn tỏ ra một nam nhi có cường tính. Nhiều lần Tiên tử đã cảnh cáo hắn, nhưng hắn vẫn trây trây.
Tuyết Cừu hỏi:
- Hắn làm đệ tử Lý Hoa động bao lâu rồi? Vãn bối đã gặp hắn cách đây ngoài bốn tháng, sau đó dường như hắn được ai đó đỡ lên lưng con bạch mã chạy về Tiền Hiền điện.
Đà Tử nói:
- Hắn làm đệ tử nơi đây ngoài bốn năm, mà võ công hắn chỉ có chừng đó.
Phi Quỳnh nói:
- Chỉ có chừng đó đủ hại người ta rồi.
Nàng nói xong, ra tay phế toàn bộ võ công hắn lần thứ hai, đuổi hắn ra khỏi động.
Đà Tử nói:
- Cẩu tử! Ta thấy bóng dáng ngươi thấp thoáng nơi đây nữa thì đừng trách. Cút!
Hắn lủi thủi đi.
Đà Tử nhìn Phi Quỳnh nói:
- Tiểu thư và công tử đã khám phá những gì bí hiểm trên gương mặt và trong người tiểu thư chưa?
Phi Quỳnh lại hỏi:
- Tiền bối có biết nơi đâu lập trận đồ này không?
Đà Tử nói:
- Ngươi hãy đến chân núi Tung Sơn thì biết rõ.
Phi Quỳnh và Tuyết Cừu cùng giật mình.
Tuyết Cừu hỏi:
- Tiền bối có biết Hà Ngôn Tai không?
Lão cười và nói:
- Tên yêu đạo ấy ai mà không biết. Các ngươi hãy đi đi!
Phi Quỳnh lại hỏi:
- Tiền bối vẫn ở lại đây chứ?
Lão vẫn cười:
- Chưa có lệnh chủ nhân, làm sao ta dám đi được?
Hai người chào Đà Bối Tử rồi lên đường.