98. Khoảnh khắc đối mặt ánh tà dương

Dịch Giả: Nguyễn An
14- Khoảnh khắc phát hiện con cái không xứng đáng

° Đứa trẻ đến với thế gian này hoàn toàn như một trang giấy trắng. Về sau, có những tờ vẽ lên bức tranh hoàn mỹ, đường nét chuẩn xác, màu sắc hài hòa, kết cấu mới mẻ. Có những tờ vẽ lung tung, đường nét hỗn loạn, màu sắc tạp nham không thành bức tranh. Bất kể sự sai kém của những bức tranh đó như thế nào, người tạo nên sự sai kém này trước hết phải là cha mẹ, vì cha mẹ luôn luôn là người họa sĩ đầu tiên.
Con cái là vô tội, tội lỗi chính là ở bạn.
Khoảnh khắc tất cả mọi người cha mẹ phát hiện con cái không xứng đáng, trước tiên là phải tự trách mình.
Con cái người ta năm nào cũng là học sinh gương mẫu, còn con cái mình thì kỳ nào cũng là học sinh kém; con cái người ta thì vào đại học, còn con cái bạn thì trường đại học quá xa vời; con cái người ta hiểu biết văn minh, nói năng lễ độ, rất đáng yêu, có nhiều hứa hẹn, còn con cái bạn ăn nói sặc mùi lưu manh, côn đồ, linh tinh lang tang, ai cũng chán ghét, bị người ta đánh, bị người ta chửi mắng, làm cho bạn tức giận, làm cho bạn đau đầu, làm cho bạn thất vọng. Con cái của bạn có thể gọi một tiếng chung là “không xứng đáng”.
Con cái không xứng đáng, trùm lên gia đình đám mây đen, làm cho tiền đồ của bạn cũng phủ một bóng đen. Bạn than thở, bạn khổ não
muôn phần.
Tại sao con cái của bạn không xứng đáng?
Bởi vì đứa con này không xứng đáng, nó quá tồi tệ, nó luôn luôn không nghe lời, nó luôn luôn đánh bạn với một số đứa lưu manh, nó luôn ham chi, nó luôn không học tốt, nó luôn luôn....
Những câu trả lời của bạn có cũng như không.
Bạn nên nói như thế này.
Bởi vì tôi không xứng đáng, bởi vì tôi quá tồi tệ, bởi vì tôi luôn không nghe lời của nó, tôi luôn không có thời gian cùng với nó, tôi luôn luôn bận rộn, tôi luôn không biết nó cần học gì, cần cái gì, thích cái gì, tôi luôn là...
Tóm lại là căn nguyên cuối cùng của tất cả những đứa con không xứng đáng đều là tại cha mẹ, mà không phải tại ở bản thân con cái, cũng không tại ở tất cả mọi cái khác ở bên ngoài.
Đứa trẻ đến với thế gian cũng giống như thân thể trong trắng ngây thơ của nó, hoàn toàn như một trang giấy trắng. Về sau có những tờ vẽ lên bức tranh hoàn mỹ, đường nét chuẩn xác, màu sắc hài hòa, kết cấu mới mẻ; Có những tờ vẽ lung tung, đường nét hỗn loạn, màu sắc tạp nham không thành bức tranh. Bất kể sự sai kém của những bức tranh đó như thế nào, người tạo nên sự sai kém này trước hết phải là cha mẹ, vì cha mẹ luôn luôn là người họa sĩ đầu tiên.
Một điều cơ bản nhất trong tất cả mọi cách dạy dỗ con cái của cha mẹ là: phải tự xét lại mình.
Khoảnh khắc bạn phát hiện con cái không xứng đáng, trước hết cần phải tìm nguyên nhân từ ở chính bản thân bạn. Mọi nguyên nhân của bản thân bạn có thể quy lại thành hai điều:
1. Phải chăng có sẵn lòng yêu thuơng chân thành phát ra tận đáy lòng, tức lòng yêu thương sâu sắc của người cha, người mẹ đối với con cái.
2. Phải chăng có sẵn phương pháp và đường lối đúng đắn để thực hiện lòng yêu thương.
Cha mẹ của những đứa trẻ không xứng đáng thường thường chỉ có sẵn lòng yêu thương, mà không có phương páp và đường lối đúng đắn thực hiện lòng yêu thuơng. Rất mong con cái thành tài là trạng thái tâm lý nhất quán của loại cha mẹ này. Cha mẹ nóng tính, động một tý là quở mắng gay gắt, thậm chí còn dùng roi vọt. Dùng phương thức truyền thống yêu cho roi cho vọt đối với đứa trẻ, lòng yêu thương chủ quan lại biểu hiện thành sự giận dữ trên thực tế. Con cái còn chưa hiểu rõ sự việc như thế nào, căn bản còn chưa rõ đạo lý đúng sai tốt xấu của sự việc, thì bão táp ầm ầm dội đến. Lâu ngày, đứa bé trở nên thờ, tính tình của nó cũng trở nên nóng nảy theo, đứa trẻ này làm sao có thể trở thành lớp người mà bạn hằng mong đợi được?
Cơ sở tâm lý của phương pháp và đường lối đúng đắn để thực hiện lòng yêu thương của cha mẹ là lòng yêu thuơng chủ quan của cha mẹ phải thống nhất phù hợp với khách quan, bền bỉ tỉ mẩn khéo dạy bảo dần dần. Phương pháp cụ thể ra sao, căn cứ tính nết của mỗi đứa trẻ khác nhau để chọn phương pháp khác nhau như thế nào. Xử lý quan hệ của đứa trẻ với môi trường xung quanh như thế nào v.v... Bạn nên trau dồi kiến thức về phương diện này! Nếu như bạn muốn có lớp người sau lý tưởng, thì việc học này không thể thiếu được. Sách này không phải là sách dậy dỗ con, nên không dám dài dòng văn tự nữa.
Lại có một loại những cha mẹ đối với con cái mặc dù về chủ quan có sẵn lòng yêu thương, nhưng vì việc nhà quá bận rộn, hoặc việc công quá bận rộn, hoặc lòng phấn đấu cho sự nghiệp quá nặng, rất ít có thời giờ cùng với con cái, tức là về khách quan rất ít biểu hiện ra lòng yêu thương. Đối với tính nết, nhu cầu cái thích, cái không thích của con cái không hề hay biết. Quan hệ của cha mẹ với con cái lơ là, tình cảm lạnh nhạt, như vậy thì làm sao bạn có được những đứa con trưởng thành lành mạnh?
Nuôi con mà không dậy bảo là lỗi tại cha. Đành là bạn hy vọng có lớp người sau lý tưởng, đành là bạn cho rằng con cái trở thành người như thế nào đối với giá trị cuộc đời của bạn, đối với sinh mệnh của bản thân bạn là vô cùng quan trọng, bạn không thể xem nhẹ thời gian cùng với con cái! Đứa trẻ trước 10 tuổi, tính độc lập xét đến cùng chỉ có hạn, bạn cần có sự “hy sinh” cần thiết - đem thời gian nhàn rỗi của bạn (như thời gian xem TV, xem đánh võ, xem đá bóng, xem tiểu thuyết nhàn tản) phân chia một ít cho con cái, cùng vui chi, cùng chuyện trò vui vẻ, cùng học tập với nó!
Gần gũi với con cái, bạn có thể thể nghiệm được nỗi vui vô hạn từ trong đó - niềm vui cha con chỉ tồn tại ở đây. Bạn xem thời gian cùng với con cái là thời gian nghỉ ngơi, là vui chơi, sẽ làm cho tinh thần của bạn càng thêm vui vẻ, tinh lực càng thêm dồi dào, hiệu suất làm việc càng cao hơn. Cùng với con cái sẽ thức tỉnh ký ức thời niên thiếu của bạn, thức tỉnh mộng tưởng thời thanh xuân của bạn, bạn sẽ càng sống càng trẻ. Vậy, cớ sao lại không làm!
Bạn biết không? Một trong những việc vui thích nhất của Marx là cùng với con gái gấp thuyền giấy, đánh trận ở dưới nước. Khi Marx cùng với các con của ông, hoàn toàn biến thành một đứa trẻ lớn- niềm vui cha con chỉ tồn tại ở đây.
Nếu như bạn cảm thấy quá mệt mỏi, nếu như bạn cảm thấy tiếng ồn ở thế giới bên ngoài quá lớn, thế thì bạn có thể trở về nhà hưởng một chút niềm vui của cha con nhé!
Chín quá hóa nẫu, vật cực tất phản. Có một số cha mẹ yêu thương con cái đến mức độ chiều chuộng quá cưng, từ trước đến nay không hề dạy bảo nghiêm khắc. Vô số sự thực đã chứng tỏ những đứa trẻ được nuông chiều, quá cưng cũng là những đứa trẻ hư, không xứng đáng. Tính tự do phóng khoáng không thể chung sống bình thường với người khác được, sợ khổ sợ bẩn, sợ mệt, tính độc lập kém là đặc trưng nổi bật của nó. Yêu thương nó đã biến thành hại nó, lại có thêm một ví dụ muốn một đàng thành một nẻo của cuộc sống.
Hay là bạn cho rằng nếp sống xã hội không tốt, nếp sống ở nhà trường không tốt, môi trường bên ngoài tồi tệ làm cho con bạn trở nên hư hỏng. Nhưng bạn cũng rõ rằng con cái người ta có triển vọng và con cái không xứng đáng của bạn đang sống trong hoàn cảnh xã hội như nhau, cùng học trong một lớp. Có thể tiêm nhiễm nếp sống không tốt hay không, có thể học lấy cái xấu ở bên ngoài hay không, xét đến cùng ở con cái là đã nhận được sự nuôi nấng và dậy dỗ như thế nào của bạn. Nguyên nhân cuối cùng vẫn là ở bạn: ở chỗ bạn dạy con cái nhận ra và thích nghi với môi trường bên ngoài như thế nào.
Hay là bạn nói bản tính của đứa bé này không phải là người hữu dụng, dù bạn đã dùng hết sức mình để dạy dỗ, nó vẫn không thành người. Tạm thời không nói luận điểm này là không có một chút căn cứ, hoàn toàn hoang đường, cho dù như bạn nói, trời sinh như vậy, không phải vẫn là do bạn sáng tạo ra sao? Nguyên nhân cuối cùng chẳng phải vẫn là do bạn sao?
Ảnh hưởng của cha mẹ đối với con cái có thể là trực tiếp, hữu hình, điều này có thể là cha mẹ thông thường đều cảm thấy, nhưng vẫn có nhiều ảnh hưởng gián tiếp, vô hình mà nói chung cha mẹ không cảm nhận ra.
Lời nói, cử chỉ của cha mẹ, phẩm cách tính tình, quan hệ giữa cha mẹ, thái độ cha mẹ xử lý các quan hệ nhân sự, tất cả mọi việc làm và ngôn ngữ của cha mẹ đều trong vô hình soi chiếu vào thâm tâm của con cái, phát sinh kích thích và tác dụng biến đổi ngấm ngầm đối với con cái, từ đó hình thành nhân cách và tâm tính của đứa trẻ.
Cha mẹ là người thầy giáo đầu tiên, là tấm gương đầu tiên của con cái. Gia đình sẽ là học đường đầu tiên của con cái - Trường Mẹ chân chính. Sự nhào nặn đầu tiên của trẻ con bắt đầu từ đây.
Cho nên, cha mẹ thực hiện dạy dỗ; trước tiên ở chỗ tự xét lại mình. Tự xét lại mình là trí tuệ sâu xa nhất lại mang theo tính chất căn bản của loài người. Về mặt giáo dục con cái đã từng được nghiệm chứng vô số lần.
Cha mẹ của những đứa con không xứng đáng cần xem lại những hành vi của mình, uốn nắn lại trạng thái tâm lý của mình, từ đó tìm ra phương pháp đúng đắn, hợp lý để thực hiện lòng yêu thương con cái, con cái của bạn nhất định sẽ biến thành xứng đáng hơn.

Truyện 98. Khoảnh khắc đối mặt ánh tà dương Lời nói đầu I- Màn mở đầu 2. Khoảnh khắc phát hiện mình lớn lên trông xấu xí 3. Khoảnh khắc phát hiện mình ngu đần 4- Khoảnh khắc tự cảm thấy tốt đẹp 5- Khoảnh khắc tâm tính xốc nổi không chuyên 6- Khoảnh khắc chọn định khoa, ngành học 7- Khoảnh khắc thành tích học tập giảm sút 8- Khoảnh khắc hỏng thi 9- Khoảnh khắc sa vào lưới tình 10- Khoảnh khắc chọn định bạn đời 11- Khoảnh khắc thất tình 12- Khoảnh khắc cử hành hôn lễ 13- Khoảnh khắc trở thành cha mẹ 14- Khoảnh khắc phát hiện con cái không xứng đáng 15- Khoảnh khắc hôn nhân tan vỡ 16-Khoảnh khắc hôn nhân tan vỡ 17- Khoảnh khắc đi lại với người xa lạ 18- Khoảnh khắc đi lại với đồng nghiệp 19- Khoảnh khắc đi lại với lãnh đạo trực tiếp 20- Khoảnh khắc đi lại với người địa vị thấp 21- Khoảnh khắc đi lại với danh nhân quyền thế 22- Khoảnh khắc đi lại với người tính tình không hợp với mình 23- Khoảnh khắc cảm thấy không biết giao tiếp 24- Khoảnh khắc cần nhờ vả người khác 25- Khoảnh khắc cùng chạm cốc 26- Khoảnh khắc xấu hổ ngượng ngùng 27- Khoảnh khắc vô cớ nghi ngờ người khác 28- Khoảnh khắc cảm thấy không thể hợp tác với người khác 29- Khoảnh khắc chỉ trích người khác 30- Khoảnh khắc nhìn thấy đồng nghiệp thất bại 31- Khoảnh khắc đem thất vọng đến cho người khác 32- Khoảnh khắc thất tín với người khác 33 Khoảnh khắc Ước Mơ viễn Vông 34- Khoảnh khắc chỉ muốn thành công và có lợi ngay 35- Khoảnh khắc lý tưởng xung đột với hiện thực 36- Khoảnh khắc cá tính trái ngược với hoàn cảnh 37- Khoảnh khắc cạnh tranh với người khác 38- Khoảnh khắc mạo hiểm tiến thủ 39- Khoảnh khắc cần phải tự hy sinh 40- Khoảnh khắc bị những việc ngoài bổn phận làm xáo trộn 41- Khoảnh khắc bị những việc vụn vặt bao vây 42- Khoảnh khắc do dự không dám quyết định 43- Khoảnh khắc cố chấp với thiên kiến 44- Khoảnh khắc cần phải phục tùng trái với lương tâm 45- Khoảnh khắc sinh ra tư tưởng ngại khó khăn 46- Khoảnh khắc sinh ra tư tưởng uể oải 47- Khoảnh khắc sinh ra tâm lý nhút nhát 48- Khoảnh khắc sinh ra tâm lý ỷ lại 49- Khoảnh khắc xuất hiện hành vi tự tư tự lợi 50- Khoảnh khắc theo đòi ăn chơi kịp thời 51- Khoảnh khắc bị phê bình khiển trách 52- Khoảnh khắc gặp bất hạnh ngoài ý muốn 53- Khoảnh khắc đau ốm liên miên 54- Khoảnh khắc thất nghiệp 55- Khoảnh khắc bị bãi miễn chức vụ 56- Khoảnh khắc sa ngã 57.Khoảng khắ cảm thấy cô lập không được viện trợ 58. Khoảnh khắc bị người khác mưu toan 59. Khoảnh khắc bản thân ở vào hoàn cảnh ác liệt 60. Khoảnh khắc bị bạn bè thân thích ruồng bỏ 61. Khoảnh khắc gặp thất bại 62. Khoảnh khắc nảy sinh ý nghĩ trả thù 63. Khoảnh khắc bỏ lỡ cơ hội 64. Khoảnh khắc cảm thấy bị kỳ thị 65. Khoảnh khắc sáng tạo thành quả không được thừa nhận 66. Khoảnh khắc gặp phải người khác từ chối 67. Khoảnh khắc gặp phải vu cáo hãm hại 68. Khoảnh khắc gặp đối xử thô bạo 69. Khoảnh khắc bị hiểu nhầm 70. Khoảnh khắc sản sinh nỗi buồn vô cớ 71. Khoảnh khắc thể nghiệm đau khổ 72. Khoảnh khắc sản sinh tâm lý tự ti 73. Khoảnh khắc cảm thấy phẫn nộ 74. Khoảnh khắc cảm thấy sống quá mệt mỏi 75. Khoảnh khắc làm những điều trái lương tâm 76. Khoảnh khắc mắc nợ tinh thần 77. Khoảnh khắc sản sinh tâm lý gặp may 78. Khoảnh khắc sản sinh tư tưởng chán nghề 79. Khoảnh khắc theo đuổi hư vinh 80. Khoảnh khắc niềm tin tốt đẹp tiêu tan 81. Khoảnh khắc giận thói đời 82. Khoảnh khắc dao động trước vấp váp 83. Khoảnh khắc ham muốn không được thỏa mãn 84. Khoảnh khắc tự khoe khoang khoác lác 85. Khoảnh khắc có quyền thế nhất định 86. Khoảnh khắc bị người khác giới cám dỗ 87. Khoảnh khắc bắt đầu tích lũy của cải 88. Khoảnh khắc gật gù đắc chí 89. Khoảnh khắc được khen ngợi 90. Khoảnh khắc bị người khác ghen tị 91. Khoảnh khắc giành được thành công 92. Khoảnh khắc hám hưởng thụ quá mức 93. Khoảnh khắc biết được mình không còn trẻ nữa 94. Khoảnh khắc biết được 95. Khoảnh khắc cảm thấy tinh lực không còn dồi dào 96. Khoảnh khắc cảm thấy 97. Khoảnh khắc trí nhớ suy giảm 98. Khoảnh khắc đối mặt ánh tà dương 99. Khoảnh khắc đi đến kết thúc cuộc đời