Chương 10


Chương 14
Cuộc săn tình cờ ân hận mãi

Tôi đắn đo mãi, không muốn kể lại chuyện này. Vì là một kỷ niệm đau lòng, một nỗi ân hận khó quên do sự ham muốn nỗi danh hão trong chốc lát gây nên.
Nhưng thôi, chẳng nên giấu làm gì. Âu cũng là một bài học cho tính nông nổi, ngây thơ của tuổi trẻ.
Như trên tôi đã kể. Ngọn Lèn Một có hai bề rất gần với xóm nhà. Nhà tôi lại ở cuối xóm, trên con đường vào Lèn Một. Vườn nhà tôi chỉ cách Lèn Một không đầy một vạt cày.
Khi mặt trời buổi chiều xuống thấp, bóng dài bằng người thì bóng lèn trùm kín c vườn tôi. Vườn nhà tôi rộng. Bao quanh vườn là lũy tre xanh um. Dưới thấp gốc và tay tre gai ken dày, nhiều hang hốc kín cho chồn cáo ẩn nấp. Còn phía trên, những cây tre vươn cao, tưởng ngọn có thể chạm tới những cành dâu da, cành gạo trên núi đá.
Trong vườn rậm rạp và um tùm những xoài, nhãn, mít, bưởi, hồng, doi, những cây dầu trẩu... nom như một khu rừng nhỏ. Mùa nào thức ấy, những cây lưu niên cho hoa cho quả quanh năm.
Chồn cáo, beo lòi, nai hoẵng, thậm chí có cả hổ báo, đêm đến thường từ rừng bên kia sông bi qua rừng bên này. Gặp lúc trời sắp sáng, nhìn khu vườn nhà tôi chúng lầm tưởng là rừng. Bọn quá giang lỡ bước này ghé vào ẩn nấp, chờ tối đến để vào rừng sâu.
Nhưng sáng ra thì chó săn phát hiện. Thế là gây nên những cuộc săn đuổi háo hức, sôi động, có khi kéo theo đàn ông cả xóm tham gia.
Vượn đàn và khỉ đàn, khi vắng người, dám chạy bộ qua bãi đất, kéo nhau vào, ngồi vắt vẻo trên các tán cây trong vườn.
Một hôm, đàn vượn đuôi dài kéo nhau ra xóm. Chúng ngồi vắt vẻo trên ngọn cây gạo mọc sát lối đi. Cây gạo rất cao, gốc chừng hai vòng tay ôm, nên bọn vượn yên chí ngồi thả đuôi xuống, ung dung nhìn những người qua lại dưới đường.
Người ta hô hoán nhau kéo đến vây quanh lấy gốc gạo. Bọn vượn bị đánh động, leo tít lên ngọn chót vót đến tên nỏ bắn cũng không tới, mà có tới cũng chẳng trúng.
Người ta bủa lưới chắn ngang lối vào Lèn Một ngắn nhất. Người ta loay hoay thắt đày vào thân cây gạo. Rồi người ta nối mác săn vào đầu ngọn sào, cho thợ săn theo đày leo lên cây, đâm bọn vượn.
Nhưng đày chỉ là một cây tre có chừa những mẩu cành ngắn hai bên để làm nấc, nên leo rất vất vả.
Khi thợ săn leo lên, mới bám được vào cành gạo dưới cùng, thì từ trên chót vót ngọn cây gạo, bọn vượn, con thì bay xuống ngọn các bụi duối trên bãi đất, con thì bay vào các vườn cây trong xóm.
Thợ săn ngơ ngác mất một lúc, rồi kéo nhau vào các vườn cây săn đuổi. Nhưng họ chưa kịp trở tay thì lũ vượn đã nhảy xuống đất, tránh lối có lưới chăng, kéo nhau chạy vào núi đá. Đàn chó trong xóm đuổi theo sủa inh ỏi vô hồi kỳ trận.
Những người đàn ông tham dự cuộc săn chưng hửng, sắp sửa ai về nhà nấy. Cuộc săn tưởng đã chấm dứt. Thế nhưng con chó Vàng, con chó săn đầu đàn nhà tôi vẫn chõ mõm lên cây nhãn sát bờ vườn cành lá um tùm mà sủa.
Gì nữa thế kia? Thợ săn kéo nhau đến dưới gốc nhãn đứng nhìn lên. Nhìn mãi người ta mới vỡ lẽ. Thì ra trên túm cành lá rậm nhất, một con vượn mẹ đang bế con ngồi nấp ở đấy.
Cuộc săn lại tiếp tục. Người ta dàn hàng ngang ra, chặn gần hết lối vào núi đá, cố ép con vượn mẹ vào giữa xóm, buộc nó phải xuống đất để chó săn cắn.
Con vượn mẹ cõng con chuyền từ cây này sang cây khác, vào giữa xóm. Thật kỳ lạ, vượn mẹ cõng con trên lưng vướng víu là thế, mà chuyền nhẹ nhàng, thoăn thoắt trên các ngọn cây, nhanh nhẹn tránh được những ngọn lao, ngọn mác phóng đón.
Nhy chuyền hết một vòng gần như quanh xóm, chừng đã mệt, vượn mẹ mới nhảy xuống đất. Nó vẫn cõng con trên lưng, luồn lách trong các bờ tre và chạy nhanh hơn cả chó săn.
Tài tình hơn là, vượn con bé thế kia mà ôm trên lưng mẹ, né tránh được hết các vật cản, không bị gạt rơi xuống.
Đúng giờ học sinh đi học về. Tôi vội chạy về nhà, ném cặp sách lên giường, giật lấy con rựa quéo, nhanh chân khi thì đón ở góc vườn này, lúc đón ở khúc ngoặt kia.
Vượn mẹ cõng con luồn lách trong bờ tre. Chó săn bám hơi theo sau. Còn tôi thì chạy tắt nên bao giờ cũng vượt lên trước con vượn và đàn chó. Nhưng mấy lần thấy tôi, con vượn mẹ quay ngoặt trở lại và tránh chó đàn rất nhanh, thoát nạn.
Cuối cùng con vượn mẹ tránh được một nhát chém của ai đó. Nó đang luồn trong bờ tre, chạy về hướng Lèn Một. Nơi ấy, ngay góc trong cùng của vườn nhà tôi, sát lối đi, có một cây tre vươn cao, ngọn bổ về phía cành gạo mọc dưới chân Lèn Một, cách hơn một tầm nhy xa của bọn vượn.
Tôi đoán chắc thế nào con vượn mẹ cũng cõng con về phía ấy, leo lên cây tre để nhảy chuyền sang cành gạo vào núi đá. Tôi xách rựa chạy ngay đến đấy đón đầu.
Tôi đến nơi, thì cũng vừa vặn đúng lúc con vượn mẹ cõng con leo lên cây tre. Tôi hoa lưỡi rựa sáng loáng lên. Con vượn mẹ không kịp tránh. Nó chỉ kịp đưa một tay, chuyển vượn con vào ngực, rồi rùng mình gồng lưng lên để chịu nhận nhát chém và kêu úi một tiếng giống hệt tiếng người.
Bất giác tôi ném rựa xuống đất, không chém. Tôi nhìn theo con vượn mẹ. Nó leo thoăn thoắt lên ngọn tre. Rồi nó buông mình bay vào cành gạo. Nhưng vì bế con nên nó nhảy không tới mà rơi bịch xuống đất. Tôi rùng mình, hai bàn tay đưa lên bưng lấy mặt.
Đàn chó săn ào tới. Có tiếng ai đó vừa thở hồng hộc, vừa nói như quát vào tai tôi:
- Cái thằng! Thịt đã sắp vào nồi rồi mà không chịu ăn. Thế là công cốc...
Chợt một bóng đen từ ngọn cây d đá và vượn con đây rồi! Tôi đứng vụt dậy, vồ lấy vượn con. Vượn con kêu ré lên. Còn tôi thì vùng chạy, cố cho thật nhanh, xuống được bãi đất trống là yên chí.
Nhưng con vượn mẹ đã lao tới. Con vượn bố không biết từ đâu vọt lên trước vượn mẹ, vừa hộc vừa lăn x vào tôi. Hai con vượn mặt nhăn nhu,s, cằm hất ngược lên, sống mũi gãy gập, nhe hết hàm răng nhọ nhoắt ra trông thật khiếp.
Trên tay tôi chẳng có một thứ vũ khí nào, trong khi hai con vượn cố liều mạng vì con, đang lăn vào. Thì ra tôi đã nhầm, không phi lúc nào vượn cũng sợ người, mà khi tính mạng bầy đàn, con cái của chúng bị uy hiếp, chúng cũng can đm bội phần. Tôi chỉ còn cách ba chân bốn cẳng chạy cho nhanh là thượng sách.
Hai con vượn đã đuổi kịp tôi. Con vượn bố vặc tay túm được một góc váy. Tôi thì ra sức chạy đi, còn vượn bố thì cố giật lại. Cái váy rách soạt soạt mấy tiếng, xé thành hai, ba đường dài.
Đang đà chạy, bị hẫng, tôi ngã sấp xuống. Phen này thì chúng cắn chết. Tôi đang hồn vía lên mây, thì vượn bố đã cướp được vượn con. Rồi c vượn bố cùng vượn mẹ tháo chạy ra khỏi rẫy khoai.
Tôi đã vùng dậy được, lồng ra khỏi váy, vừa hò hét vừa đuổi theo lũ vượn đang hong loạn. C đàn vượn rút chạy lên vách núi đã bạc phau. Chúng đã ngồi gọn trên các gờ đá, vậy mà vẫn khịt khịt giọng mũi vẻ sợ hãi, một lúc lâu mới thôi.
Tôi giẫm chân, hò hét dọa dẫm, mãi khi sực nhớ ra cái váy thâm bị rách dọc hai, ba đường, mới tiu nghỉu quay lại nghĩ tới tội của mình.
Lần này thì tôi không chỉ bị mẹ mắng mà còn bị đánh đòn nữa. Tất nhiên chẳng bao giờ mẹ đánh tôi đau. Chiều ấy đi làm về, biết chuyện, vốn tính hay khôi hài, bố tôi cười bo:
- Cha con ta có mấy tội cơ đấy. Phá rừng này! Săn bẫy thú rừng này! Và xâm phạm tài sản của nhân dân này!
Vậy mà không ngờ từ hôm ấy trở đi, đàn vượn không còn bén mảng đến rẫy dây khoai giống của chúng tôi nữa. Còn chúng tôi, thì cái rẫy ươm dây khoai này cũng là cái rẫy cuối cùng...
-----------------
(°) Trải: Treo, căng các thứ như dây rợ, bù nhìn, mo nang cau, giấy loại... lên dọa chim, thú rừng.