Chương 10


Chương 4
Bọn xâm lăng tác quái

Từ hôm chiếm được vùng Dốc Cây Sung dưới chân Lèn Một, ban ngày bọn khỉ khố đỏ thường nhảy nhót đùa nghịch, kiếm ăn trên lưng chừng núi đá. Có khi chúng ngồi vắt vẻo trên bờ những vách đá, tò mò quan sát khách qua đường, hoặc những người làm đồng.
Hằng ngày từ sớm tinh mơ cho đến tan buổi cày sáng - giờ các bà, các chị đi chợ, giờ trẻ em đi học, bọn khố đỏ kéo nhau xuống núi. Cũng có khi chúng xuống núi vào buổi chiều, lúc bóng bằng người cho đến lúc mặt trời lặn, giờ vắng đàn ông qua lại.
Vào những khoảng thời gian ấy, khi thì bọn khố đỏ ngồi lấp ló trong cây rậm hai bên đoạn Dốc Cây Sung; khi thì chúng nấp kín trong các tán lá rậm bên bờ ruộng, bờ rẫy sát chân núi đá.
Khi khỉ đầu đàn trông chừng không có mối đe dọa nào, liền cất tiếng kêu khẹc khẹc như thể bảo: nhanh nhanh, bấy giờ bọn khỉ đàn ào vào ruộng lúa, bãi ngô... đua nhau phá phách.
Phá phách ngô, lúa trên bãi, trên ruộng chưa chán, bọn khố đỏ có con tinh khôn còn bứt dây sắn rừng buộc vào ngang lưng, bẻ bắp ngô, hay ngắt những bông lúa giắt vào, mang lên hang núi.
Có khi táo tợn hơn, lũ khố đỏ đón đường giật quà bánh, hàng hóa của các bà, các cô đi chợ đội trên đầu. Thứ gì ăn được chúng vội vàng nhảy tót lên cây, quăng mình lên vách đá ngồi nhấm nháp. Thứ gì không ăn được chúng vứt bừa bãi khắp bờ bụi.
Cầm đầu đàn khỉ này là một con khỉ đực cực to. Chúng tôi gọi hắn là Cai Khố Đỏ. Mỗi lần xuống đất, đi bằng hai chân, nom hắn khệ nệ như một viên cai lùn của lính khố đỏ thời Tây. Hắn rất tinh khôn và rất táo tợn.
Cai Khố Đỏ thường chọn những mỏm đá, những ngọn cây cao, có chỗ nấp tránh, theo dõi những người qua lại. Rồi hắn đánh tiếng làm hiệu cho lũ khỉ đàn em tấn công, trêu chọc hoặc tháo chạy. Nếu những ai bị chúng tấn công, mà vứt lại các thứ mang theo để chạy tháo thân, thì bọn khố đỏ nhặt lấy tha lên núi đá đùa nghịch.
Khi lũ khỉ đàn em nhảy nhót, đùa nghịch trên những tán cây, ở lưng chừng núi đá, Cai Khố Đỏ một mình lẻn xuống thấp. Ranh mãnh dòm ngó không thấy có thợ săn, không có người cầm vũ khí trên tay, hắn bắt đầu hành động. Bây giờ nếu có đàn bà, con gái đi lẻ là Cai Khố Đỏ đuổi theo bắt nạt, có khi tới tận xóm nhà...
Thợ săn làng tôi đã tốn nhiều công sức, nhưng chưa làm gì được tên đầu lĩnh khố đỏ này. Vì hắn khôn lắm.
Bố tôi vốn là một tay nỏ thiện xạ. Hai bố con chúng tôi đã từng xách nỏ và tên độc đến vùng Dốc Cây Sung rình bắn khỉ khố đỏ đầu đàn. Nhưng chẳng ăn thua gì.
Như có ma quỷ mách bảo, những lần bố con chúng tôi hay thợ săn tên nỏ sẵn sàng, rình rập, thì đàn khỉ biệt tăm biệt tích, tưởng chừng chúng chui hết xuống đất hoặc bay cả lên trời.
Hai bố con chúng tôi lại nghĩ ra cách khác. Chúng tôi dùng những quả chuối chín, nhét những viên bột củ hương lâu cực độc vẫn dùng để đánh bả hổ báo, chó sói vào bên trong, đưa rải lên các mỏm đá lũ khỉ thường ngồi chơi, để đánh bả.
Chúng tôi kiên nhẫn ngồi rình. Đàn khỉ kéo nhau xuống, tranh nhặt những quả chuối chín, bóc ăn. Cai Khố Đỏ vừa cầm tay, vừa cắp nách vài ba quả, nhảy tót lên cành cao, ung dung thưởng thức quả ngọt.
Tôi hý hửng, nói thầm với bố:
- Chuyến ni (°) Cai Khố Đỏ nớ sẽ chết thẳng cẳng cha hè!
Lũ khỉ nhặt chuối chín, chén không còn sót một quả. Rồi chúng đuổi nhau, trêu đùa nhau kêu chí chóe vang cả núi đá. Bố tôi thì thầm bên tai tôi:
- Chất độc ngấm rồi. Bọn hắn đang phát cuồng.
Tôi nói đùa trêu bố:
- Không khéo bọn hắn được tẩm bổ khỏe ra cũng nên đấy cha ạ!
Lũ khỉ đùa nghịch một lúc lâu. Sau đó cả sườn núi đá im lặng như tờ. Thôi, thế là lũ khố đỏ chết hết rồi. Kể ra vì căm tức mà tiêu diệt cả đàn khỉ thì ác thật. Bố con tôi thấy hối. Nhưng chuyện đã rồi, không cứu vãn được nữa.
Hai bố con tôi lòng dạ ray rứt, kéo nhau lên núi đá xem sự thể ra sao. Nhưng, chúng tôi chẳng tìm thấy một xác khỉ chết nào. Những quả chuối cau chín thì không còn.
Sao lại thế được nhỉ? Hay chúng kéo nhau đi lấy lá thuốc? Nhưng xem này! Lũ khỉ ranh ma thật. Chúng chỉ ăn những phần ruột chuối không có thuốc độc, còn những mẩu có viên bột củ hương lâu bên trong thì chúng vứt lại.
Bố con chúng tôi lại tức bực tưởng đến nổ đom đóm mắt. Thế là hết cách. Chúng tôi và cả cánh thợ săn đành làm ngơ. Lũ khỉ vẫn cứ nhởn nh, tác oai, tác quái.
Bây giờ thì bọn khố đỏ không chỉ hoành hành ngang ngược trên chân Lèn Một vùng Dốc Cây Sung nữa, mà còn chiếm cứ cả tán cây sung cổ thụ.
Vốn nổi tiếng là nhảy xa, một hôm bọn khố đỏ làm cho người đi đường phải một phen hú vía.
Trưa ấy có mấy người khách bộ hành ngồi nghỉ chân, hóng mát dưới bóng cây sung cổ thụ. Bỗng họ thấy trên vách đá bạc của Lèn Một, một bóng đen quăng mình đánh rào xuống ngọn cây sung. Rồi từ trên ngọn sung cất lên mấy tiếng hú hụ lơ lớ giọng ông già.
Mọi người chưa kịp hoàn hồn, thì từ trên những tán cây ở lưng chừng núi đá, cách cây sung vài chục mét, hai, ba chục bóng đen khác ào ào bay xuống ngọn cây sung.
Mấy người khách bộ hành không rõ chuyện gì xảy ra. Họ sợ hãi xanh xám mặt mày, ba chân bốn cẳng xô nhau chạy vào xóm. Vừa chạy họ vừa la làng.
Thợ săn trong xóm nghe những người đi đường kể lại mới vỡ lẽ: bọn khố đỏ đổ bộ lên ngọn sung. Hay rồi! Ngày tận thế của bọn khố đỏ đã đến! Những người thợ săn mừng thầm nghĩ vậy.
Cánh thợ săn vội vàng mang theo tên nỏ, lưới săn, mác giáo, nhanh chóng đến Dốc Cây Sung. Họ chăng lưới săn chắn ngang lấy đoạn đường từ gốc sung vào núi đá.
Ai nấy chắc mẫm chuyến này chỉ một mẻ lưới sẽ quét hết bọn khố đỏ gây rối. Họ nghĩ, bị tên nỏ, bọn khỉ không còn nhảy xa được nữa, thế nào cũng phải tụt xuống đất, chạy bộ vào núi đá và đâm đầu vào lưới săn đã chăng sẵn.
Nhưng người ta đã mừng hụt. Họ không che được đôi mắt tinh tường của Cai Khố Đỏ. Từ trên cao, khỉ đầu đàn chăm chú nhìn, không bỏ sót một cử chỉ nào của họ.
Cánh thợ săn đang hồi hộp, mải mê căng lưới, thì Cai Khố Đỏ đã nổi hiệu báo động. Và thợ săn được chứng kiến một cuộc trổ tài có một không hai của bọn khố đỏ.
Lũ khố đỏ leo tót lên ngọn sung cao nhất, rồi ào ào quăng mình vào núi đá, nom như một bầy đại bàng khổng lồ dang cánh đáp vào những ngọn cây cao trên sườn núi.
Cánh thợ săn chưng hửng nhìn theo bọn khố đỏ bay vào núi đã cho đến con cuối cùng. Rồi họ tiu nghỉu cuốn lưới, thất thểu trở về.
Từ hôm ấy bọn khố đỏ thực sự là nỗi kinh hoàng của khách đi đường, của những người đi chợ, của những học sinh đi về trên đoạn dốc Cây Sung, một mình.
Hôm ấy có một người đàn ông buôn chuyến. Ông quảy một gánh hàng, trong đó có rất nhiều quạt giấy định đưa lên bán ở các làng mạn trên. Trời nắng gắt, người lái buôn ghé vào bóng cây sung ngồi nghỉ.
Ông vốn là người qua lại vùng núi này đã quen. Thấy bọn khố đỏ ngồi trên tán cây sung tò mò dòm ngó, chẳng những ông không sợ, mà còn vẩy tay trêu đùa gọi chúng.
Rồi như sực nhớ ra, người lái buôn đến bên gánh hàng, lấy một chiếc quạt giấy, xòe ra, quạt phành phạch. Vừa quạt, người lái buôn vui tính vừa nhìn lên, vẩy tay làm hiệu gọi bọn khố đỏ.
Chẳng ngờ bọn khố đỏ từ trên ngọn cây, chuyền dần xuống thấp, ngồi kín trên các cành cây, nhìn xuống. Rồi như bị kích thích, nhiều con nhảy đi nhảy lại ra vẻ xốn xang, thích thú lắm.
Người lái buôn cũng khoái chí không kém bọn khố đỏ. Ông vừa quạt vừa gập vào xòe ra nhiều lần để nhử bọn khỉ xuống thấp hơn. Ông đang mải làm trò, thì một chuyện không ngờ nữa xảy ra tiêu tan hết gần nửa vốn liếng của ông.
Cai Khố Đỏ bỗng khịt một tiếng. Từ trên cao, hắn nhảy ào xuống. Ông lái buôn ngỡ là con khỉ đầu đàn tấn công. Ông vội vớ lấy đòn gánh, rồi lùi ra xa, thủ thế.
Nhưng ông lái buôn đã nhầm. Con khỉ đầu đàn chỉ nhặt một chiếc quạt, rồi nhảy trở lại chạc cây sung hắn vừa ngồi. Bắt chước đầu lĩnh, bọn đàn em cũng nhào xuống, mỗi con giật một chiếc quạt. Chỉ chốc lát gánh quạt của ông lái buôn vợi đi gần một nửa.
Ông lái buôn tiếc của, cầm đòn gánh xông vào lũ khỉ. Nhưng bọn cha quăng lại giật được đòn gánh của ông. Lần này thì ông lái buôn vui tính sẽ bị nó đòn với bọn khố đỏ chứ chẳng chi.
Nhưng bọn khố đỏ không biết sử dụng công cụ. Con khỉ vừa cướp được đòn gánh đã vội vứt đi. Rồi hắn theo tín hiệu của Cai Khố Đỏ, cùng đàn cứ thế chạy vào lèn đá mất hút. Khi khỉ đàn vào hết chân lèn, thì trên nọn sung, Cai Khố Đỏ cũng quăng mình vào tán cây trên lèn, mất hút nốt.
=================
(°) Ni: này.

Ăn uống no nê rồi, bà cụ nhìn cô gái, nói:
- Con tốt bụng lắm. Ta là bụt biến thành bà già ăn mày để thử con đó thôi. Bây giờ con muốn gì hãy nói đi. Ta sẽ giúp con.
Cô gái ôm mặt khóc, nói:
- Bà ơi, con xấu xí thế này thì còn ao ước gì. Con chỉ mong sao giúp đỡ được mọi người là hả lòng rồi!
Bụt cảm động nói:
- Được rồi, con chớ lo. Con hãy trở lại giếng, nhảy xuống nước hụp đủ ba lần, rồi lên ngay thì con sẽ toại nguyện. Nhớ hụp đủ ba lần, không hơn mà cũng không kém đó.
Nói xong bụt biến mất. Cô gái đổ gánh nước đi, rồi gánh đôi vò không trở lại giếng. Y lời bụt dặn, cô nhảy xuống giếng hụp đúng ba hụp, rồi lên bờ.
Nhìn lại tay chân mình, cô gái sửng sốt. Chân tay cô bỗng trắng ngần như trứng gà bóc. Cô soi mình xuống giếng xem thử. Cô càng sửng sốt hơn, dưới giếng là một nàng tiên đang nhìn cô. Cô gái vui mừng gánh nước về nhà.
Trong nhà lão hào phú tiệc tùng vẫn chưa tan. Chủ khách đang nói cười huyên náo thì thấy một cô gái đẹp như tiên, gánh nước đi vào sân. Mọi người bỗng lặng đi.
Lúc lâu trấn tĩnh lại, lão hào phú tra hỏi cô gái. Cô gái vốn thật thà, kể lại mọi chuyện. Nghe thủng câu chuyện, lão hào phú mừng rơn.
Thế rồi vợ chồng, con cái lão hào phú cùng khách khứa kéo nhau ra giếng. Bắt chước cô gái, chúng nhảy ào xuống nước tranh nhau hụp. Chúng tưởng là càng hụp nhiều càng đẹp hơn.
Nào ai ngờ, vừa hụp đến hụp thứ tư, thì ai nấy đều rùng mình, thấy tay chân, mình mẩy mọc đầy lông, mặt mũi co dúm lại. Sợ quá, chúng đua nhau nhảy lên bờ.
Bọn chúng kinh ngạc hỏi nhau, thì tiếng không còn là tiếng nói của người nữa, mà khẹc khẹc như tiếng khỉ ngày nay. Chúng càng kinh hoàng, hoảng hốt kéo nhau chạy về nhà.
Trong nhà lão hào phú giờ chỉ còn toàn là kẻ ăn, người ở. Họ thấy đàn thú lạ kéo vào sân thì lấy làm kinh ngạc, đua nhau hò hét xua đuổi.
Cùng lúc ấy, hàng xóm nghe tiếng ồn ào kéo nhau đổ đến. Thấy đàn thú lạ, ai nấy kẻ sào, người gậy, người xua cả chó săn ra, hò hét đánh đuổi. Đàn thú lạ vừa sợ hãi, vừa xấu hổ, vội kéo nhau vào rừng.
Biết bọn người nhà lão hào phú đã biến thành thú rừng hết. Chúng lại đã kéo nhau vào ở hẳn trong rừng. Cô gái đem hết của cải của lão chia cho dân làng.
Từ hôm ấy thỉnh thoảng tiếc của, bọn thú kia lại kéo nhau về nhà cũ. Chúng lân la ngồi trên thềm nhà, trên bậu cửa kêu rên chán, rồi kéo ra vườn phá phách cây cối.
Cô gái bây giờ trở thành chủ ngôi nhà của lão hào phú. Cô bối rối chưa biết làm gì với lũ khỉ, thì bụt hiện lên mách kế. Theo lời bụt, cô nhờ người nung đỏ lưỡi cày đặt khắp hiên nhà, bậu cửa. Cô lại mua mắm tôm bôi khắp hàng rào, cành cây, những nơi bọn khỉ hay lân la.
Thế rồi, hôm ấy quen thói, lũ thú lạ lại kéo nhau về. Chúng ngồi lên những chiếc lưỡi cày nung đỏ. Bị bỏng, chúng ôm mông mà chạy. Chúng nhảy lên hàng rào, cành cây, thì bị dính mắm tôm khắp mình mẩy, hôi rình.
Bọn thú lạ hết sức kinh hãi, kéo nhau vào ở hẳn trong rừng, không dám về làng nữa. Từ đó đít của chúng thành sẹo đỏ lòm, và mình khỉ thì hôi hám. Người ta bèn gọi chúng là khỉ đỏ đít. Cho đến nay hễ ngửi thấy mắm tôm là bọn chúng đi biệt xứ.
Tôi nói với thằng Khôi:
- Tưởng gì, chứ ruốc thì thiếu ma chi?
Thằng Khôi nói:
- Nhưng bây chừ nhà tao không có!
Tôi bo:
- Nhà tao còn một lọ đầy, mạ tao mới mua.
Thằng Khôi đắn đo:
- Nhưng mà, mi vừa làm bể một cái lọ. Chẳng lẽ bây chừ còn để mi chịu mất cả lọ ruốc hả?
Tôi an ủi nó:
Thằng Khôi lại nói:
- Nhưng mà... lỡ ra bể cả lọ nữa thì răng?
Tôi gạt đi:
- Ai đặt lọ lên trên cây mà bể?
------------------------------
(°) Nỏ: Chẳng, không;
(°°) Ruốc: Mắm tôn;
(°°°°) Bể: Vỡ.
--!!tach_noi_dung!!--

Đánh máy: Tieuboingoan
Nguồn: vnthuquan- thư viện Online
Được bạn: ms đưa lên
vào ngày: 25 tháng 7 năm 2005

--!!tach_noi_dung!!--
--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--
Truyện Cùng Tác Giả THẦY TĂNG MỞ NƯỚC Tướng cướp eo đá sập