Chương 3

...
Nhưng giờ đây, chiều đã xuống trên xóm vắng, ngọn đèn dầu vàng rực đã thắp lên trong những mái nhà lá, mọi nguời đều xúm xít bên mâm cơm, đâu có ai ra dạo mát ngoài bãi biển nữa, và nếu có cậu bé nào nghịch ngợm ham chơi nhất, thì chắc cũng chỉ đang nhảy nhót ở một khoảng cát nào xa tít, nó đâu muốn lại gần truờng học, một tuần phải đến đây sáu ngày là cũng đủ ngán quá rồi.
Mặt chị Lục đỏ ửng nhưng chị lại uống thêm một hớp. Anh nhìn thấy long lánh bia vàng chảy vào môi chị, mắt nhắm và đôi long mày hơi nhíu lại. Và chị trả lại chiếc ly cho anh, với một nụ cuời thắm thiết. Nhưng có lẽ là anh đã tuởng tuợng quá nhiều nụ cuời của chị. Trời đã tối quá rồi, anh chỉ nhìn đuợc lờ mồ khuôn mặt chị, chỉ có đôi mắt sáng là thấy rõ ràng lắm. Ánh đèn hắt ra từ song cửa bếp. Giọng nói của chị Lục nhỏ lại như vỗ về:
- Ngày mai là chủ nhật, tôi sẽ ….
Vâng, anh biết. Ngày chủ nhật. Ngày nghỉ ngơi, rộng rãi thời khắc dịu dàng và êm đềm như một dải lụa mềm mại trải dài ra. Ngày còn làm lính, anh không biết phân biệt ngày nào với ngày nào. Chỉ nhớ ngày phát luơng và ngày hết tiền cách đó không đầy một tuần. Chỉ lo lắng ngổn ngang vào ngày lên đuờng chuyển quân và nôn nóng chờ ngày chấm dứt cuộc hành quân, trở về. Nhưng ở đây, biển Lăng Cô, truờng học và chị Lục. Một ngày chủ nhật...
Anh ra biển vào lúc nắng đã lên rực rỡ trên mặt nuớc. Biển Lăng Cô không phải là một thắng cảnh danh tiếng, tấp nập du khách như một vài nơi khác. Ở đây, sóng rì rào lặng lẽ. Ngoài khơi cảnh mênh mang tịch mịch, lác đác những thuyền buồm đánh cá. Bãi cát cũng vắng nguời, một vài đứa trẻ con lội nuớc đuổi bắt nhau đàng xa cuối xóm chài luới. Anh ngồi xuống một đụn cát âm ấm. Tiếng chị Lục đằng sau:
- Mấy năm rồi, thấy có gì lạ không?
- Đâu biết đuợc, bề ngoài thì muôn đời vẫn như thế.
Biết bao biến chuyển tàn tạ, sinh thành trong lòng sâu của biển cả từng mội phút giây. Nhưng làm sao anh biết đuợc. Anh chỉ nhìn thấy bộ mặt bên ngoài lúc nào cũng lững lờ bất động của mặt biển.
Đằng kia, về phía tay phải là một chỗ biển cạn, nhỏ hẹp, gọi là Đầm,nằm trong lòng trũng sâu sát với ven rừng và ngọn núi cao sừng sững của dãy Truờng Sơn. Anh theo dõi những chiếc xe hàng như những hộp diêm bé tí nối đuôi nhau bò lên đỉnh núi. Con đuờng đèo Hải vân, hay Ải Vân, trời đất chỉ chan hòa mấy trắng sa thấp cùng biển cả. Hay là Quan Ài cheo leo cao ngất thấu đến mấy từng mây?
Bỗng chốc, anh mơ hồ nghe tiếng còi tàu yếu ớt nhỏ nhoi như trong tuởng tuợng. Từ phía nhà ga Lăng Cô, những toa tàu chậm chạp đàng xa xa, trông như luớt nhẹ chứ không phải là nghiến bánh trên đuờng rầy, từ từ chui vào lòng hầm Sen, đục thủng chạy xuyên qua dãy núi. Khi con tàu như bị nuốt chửng đến toa cuối cùng, anh còn kịp thấy một cụm khói nhỏ gió thổi tạt nguợc chiều, bay loãng rồi tan đi mất biệt. Ngày hôm qua, vào giờ này, có lẽ anh cũng có mặt trên chuyên tàu đó. Anh lẩn bẩm:
- Chuyến tàu chỉ ghé ga Lăng Cô... rồi tiếp tục đi, qua biết bao nhiêu bãi biển, ven rừng, đồng bằng, qua những quê làng là thành phố. Tam Quan, Tam Kỳ, Bồng Sơn, Diêu Trì, Nha Trang, Sài Gòn... rồi lại lên đừờng...
- Tòan định đi đâu nữa?
Tiếng chị Lục sau lưng, anh không quay đầu lại nhưng vẫn biết rõ chị đang đến gần. Khi chị ngồi xuống bên cạnh, anh nhận thấy tóc chị hôm nay buông rũ trên vai, làn da tuới sáng như đang hớn hở đón lấy một buổi sớm mai rãnh rang và tốt trời.
Toàn đưa tay chỉ cho chị Lục nhìn về phía đuờng đèo xa, nhưng bây giờ không còn bóng dáng một chiếc tàu hỏa nào nữa. Thật lâu sau câu hỏi của chị, anh mới trả lời:
- Không biết, nhưng chắc là phải đi. Ở lăng Cô, không có một chỗ nào cho tôi cả.
Giọng chị ân cần:
- Đừng, Toàn. Đừng đi đâu nữa. Toàn không thích dừng lại ở một nơi nào sao?
Anh im lặng nhìn về phía nhà ga. Chị Lục nói tiếp. Tuần nào đến chủ nhật là bỏ truớng phóng về Huế luôn mấy ngày. Ông Hiệu truởng cằn nhằn hoài, tôi phải dạy thế cho Toàn biết bao nhiêu lần...
Chị Lục cuời:
- Trong truờng, Toàn là ông thầy giáo bê bối nhất đó. Bây giờ phải thay đổi đi chứ.
Anh cũng mỉm cuời, mơ màng nhớ đến phòng học buổi trưa có ngọn gió biển thoang thoảng thổi vào, anh gần như đứng giảng một mình trong khi bọn học trò ngủ gục hơn một nữa lớp. Anh còn nhiều kỷ niệm duới mái truờng này quá. Và kỷ niệm đẹp chính là điều làm anh lo âu, vì biết rằng mình sẽ không bao giờ xây dựng lại đuợc những gì tuơng tự như thuở truớc.
Có tiếng cuời đùa của bầy trẻ con đuổi bắt nhau từ xóm chài luới làm Tòan và chị Lục đều giật mình.Chị Lục có vẻ bối rối, dầu sao thì hai nguời nãy giờ đã ngồi sát bên nhau trên bãi cát vắng vẻ, và bất cứ một đứa nào trong xóm này, nếu đến tuổi đi học là đều biết mặt cô Hiệu truởng nghiêm trang đáng kính của chúng.
Chị Lục đứng dậy, chậm rãi đi xa hơn. Toàn khập khiễng theo chị. Không ai nói với ai, nhưng có lẽ cả hai đếu có ý định tìm một nơi tránh xa tất cả những đôi mắt tò mò của dân cư trong làng. Họ đều quên Toàn, ở đây không còn ai nhớ mặt ông giáo viên này nữa. Họ sẽ nghĩ rằng đây là một gã đàn ông lạ mặt, từ một nơi xa nào đó ghé lại Lăng Cô, đêm vừa qua đã ngủ trong nhà của chị Lục, và sáng sớm, hai nguời đã sánh vai dạo chơi trên bãi cát vàng hoang vắng. Nhưng hôm nay là chủ nhật, bọn trẻ con đuợc nghỉ học đều ùa ra bãi biễn nghịch cát, té nuớc hay sữa sọan leo lên thuyền của cha mẹ chúng bắt đầu ra khơi đánh cá. Không còn một chỗ hoàn toàn vắng vẻcho hai nguời.
Chị Lục và Toàn đành phải về truờng. Bây giờ chỉ có sân truờng và những lớp học là nơi tĩnh mịch nhất, trái với sáu ngày vừa qua trong tuần. Khi đi qua hành lang vắng, Toàn chợt dừng lại ở phòng cuối cùng, trên cánh cửa đóng kín vẫn còn treo tấm bảng nhỏ cũ kỹ: Lớp Nhì. Toàn nắm lấy một chốt cửa, bồi hồi nguớc nhìn chị Lục. Chị hiểu ý, cầm xâu chìa khóa, lựa một chiếc mở cửa. Thiếu ánh sáng, trong phòng mờ tối. Những bức tranh cắt từ báo dán trên tuờng đã thay đổi, lúc truớc Toàn chỉ thích treo tranh phong cảnh, bây giờ là hình những bầy thú lạ mắt của rừng già Phi Chấu: cá sấu, ngựa vằn, sư tử... Trên góc của tấm bảng đen, còn mấy nét phấn trắng ghi sĩ số học trò trong lớp, hiện diện và vắng mặt.
Tự dưng Toàn cảm thấy thích thú. Anh leo lên đứng trên bục gỗ, mân mê một thỏi phấn trắng trên tay. Chị Lục ngồi vào hàng ghế đầu tiên, cố nén cuời để giả vờ làm một cô học tró chăm chú nhìn lên bảng. Lớp học chỉ có một thấy và một ‘trò’, Toàn chợt muốn đùa nghịch. Anh đằng hắng giọng, sửa lại cổ áo rồi nghiêm trang nói lớn:
- Trò Nguyễn Thị Huyền Lục
Chị Lục đỏ mặt, nói nhỏ:
- Toàn còn nhớ cả tên họ tôi à?
Anh không trả lời, giả vờ nhíu mày, kêu lớn hơn:
- Nguyễn Thị Huyền Lục!
Chị Lục bậm môi, lên tiếng:
- Có mặt.
- Lên bảng mau, coi trò có thuộc bài Việt Sử không.
- Thưa thầy, đêm qua... em phải khâu luới dùm cho ba em nên em quên học bài.
- Ze-ro! thôi bây giờ lên bảng làm toán.
Chị Lục mỉm cuời, rón rén cầm viên phấn đứng truớc bảng đen chờ đợi. Toàn cố nặn óc để nhớ lại một đầu đề toán vì anh đã quên hết, có lẽ bây giờ anh là một tên học trò dốt nhất chứ đừng nói gì đến chuyện làm thấy nữa