Chương 3

Cuối cùng, cái câu nói tôi chờ đợi nhất đã đuợc cô xuớng ngôn viên thỏ thẻ thốt ra: ‘Bắt đầu ngày mai, mồng 5 tháng 10 năm 196... học sinh thị xã Huế đuợc nghỉ học cho đến khi có lệnh mới...’
Tôi reo lên một tiếng, tung cuốn vở lên cao, cảm thấy những trang giấy nặng nề như nở ra muôn ngàn hoa buớm đủ màu bay luợn.
Ngày hôm sau tôi mới biết đuợc nghỉ ‘lễ lụt’ còn buồn hơn là đi học, vì tôi không đựợc đi đâu ra khỏi nhà, Dì Út đem về mấy cái tin thổi phồng vì những nguời chết trôi, những kẻ bộ hành bị thân cây gãy đổ đèn lên nguời chết nát thây v.v... bà ngoại bèn cấm tuyệt tôi không đuợc ló một bàn chân ra vuờn, chứ đừng nói là ra khỏi cổng nhà. Ôi thôi, thằng Tí Đuờng lừng danh này trở thành Tí xó bếp mất rồi.
Nuớc ngập cao hơn trong vuờn. Đứng bên cửa sổ nhìn ra, tôi không còn phân biệt đuợc đâu là ao sâu, đâu là vuờn tuợc đuợc nữa. Chỉ tòan là nuớc lũ đục ngầu, trôi vất vuỡng là chết và những cành cây mục. Cả cái giếng sâu sau nhà cũng bị chôn mất biệt duới làm nuớc. May mà chuồng gà mái đang đến kỳ ấp trứng đuợc dời kịp lúc lên nhà trên, hai con heo mập ú đã tình cờ bán đi cách đây một tháng chứ nếu không bây giờ chắc kẹt chỗ và kêu réo điếc óc lắm. Còn nói gì đến cây trái. Cam quýt, mãng cầu bị ngã rạp tàn tạ hết. cây trứng cá xác xơ uớt như chuột lột, bao nhiêu trái chín rơi dập vỡ ngay trong những ngày đầu tiên của cơn bão rồi.
Tôi thẩn thờ ngồi bó gối trên ‘giang sơn’ nhỏ bé của tôi, là cái bàn học đuợc chồng lên trên chiếc giuờng cao. Bây giờ nuớc đã tràn vào trong nhà, mọi nguời đi lại khó khăn trên những tấm ván bắc chênh vênh nối liền từ giuờng này đến giuờng khác.
Đến gần trưa, khói bếp lại tỏa um lên làm tôi chảy nuớc mắt. Dì Út thật chịu khó, dì xoay xở mệt phờ nguời với nồi cơm và mấy thanh củi uớt. Tôi buồn không biết làm gì, tôi bèn lấy những đôi guốc của ai không biết, cắm lên mặt guốc một ngọn đèn cầy thắp đỏ, rồi đẩy chiếc guốc trôi vật vờ như những chiếc thuyền. Tôi lim dim mắt tuởng tuợng đến những con đò ruớc đèn trên sông Huơng. Chẳng mấy chốc, những con đò làm bằng guốc gỗ cứ trôi tứ tung khắp trong nhà, trong thật vui mắt. Nhưng tiếng dì Út đã hét lên:
- Trời ơi! Guốc của tao mô rồi? Thằng Tí Đuờng thấy không?
Tôi hỏang hồn chưa kịp nói gì thì gì Út đã khám phá đuợc trò chơi thả thuyền của tôi. Má dì đỏ au lên, không biết vì tức giận hay vì củi lửa.
- Thôi…thôi…rứa là quá rồi! Tí Đuờng! Mi đem guốc cao gót mới mua của tao ra làm đò hỉ!
Tôi đành nhảy xuống nuớc đi vớt đôi guốc sơn màu hoa cà của dì Út lại. Với ai chứ với dì Út thì tôi biết, guốc là guốc, đò là đò, roi mây là roi mấy chứ không nhập nhằng với nhau đụơc. Nhưng dì Út muốn biết chắc là tôi không dám tái diễn trò này nữa. Dì cầm một cây chổi lông gà nhịp nhịp vào mông tôi, giọng đe dọa:
- Tí Đuờng. lần sau còn chơi dại như ri nữa thôi?
- Dạ… cháu không dám nữa mô.
- Hừ…hừ cái chi mà mi lại không dám làm. Lần sau tao còn bắt đuợc thì mi bị mấy roi?
- Dạ… năm roi.
Dì Út hét lên:
- Không đuợc. Muời roi nghe chưa? Mi chắc lại coi, mấy roi?
- Dạ…mười roi.
Dì Út buông chổi có vẻ bằng lòng.
- Nhớ hí, chính miệng mi chịu muời roi rồi.
Dì Út có lối giao hẹn trừng phạt như vậy từ lâu rồi, tôi bất bình lắm nhưng không dám cãi. Lần nào khi bị ăn roi, tôi cũng nghe dì nói thật hiền lành: “Đừng có khóc, chính mi đã nhận muời roi rồi”. Cứ vậy, dì có thể thảnh thơi đánh tôi đủ số, với một luơng tâm yên ổn vì cho rằng tôi đã tự đề ra hình phạt cho mình chứ không phải là dì. Nhưng kể ra thì ít có khi nào tôi bị ăn đòn oan cả. Tôi còn nhiều bí mật khác mà dì Út không biết đó chứ. Tôi còn “lời” chán.
Một vài ngày mưa giông bão lần lựợt qua đi, tôi đành bó chân theo đuờng giáo xuất quỷ nhập thần của Triệu Tử Long múa như rồng bay giữa chốn ba quân, một nguời một ngựa, ôm ấu chúa trong chiến bào mà vẫn tung hoành mãnh liệt làm quân Tào Tháo kinh hồn bở vía! Lại còn ông Trương Phi duơng danh cầu Trương Bản, hét một tiếng làm vỡ mật tuớng Tào. Và còn nhiều “thần tuợng” khác của tôi nữa. Tôi tạm quên đi trời lụt lội để sống giữa tiếng guơm đao sát phạt chốn trận tiền.
Một buổi chiều trời bớt mưa lớn, nuớc rút lần ra khỏi nhà nhưng trong vuờn và ngòai đuờng xá vẫn còn ngập lụt. Tôi không thể nào nhẫn nhục đuợc nữa, không khí lành lạnh của cả một bầu trời xám mông lung bên ngoài làm tôi rạo rực.
Tôi lén ra khỏi nhà một cách tài tình, cố quên đi số roi mây dự trữ cho một vụ đi chơi không xin phép này. Bà ngoại đang giăng áo quần vừa giặt xong chung quanh lò lửa. Nguời cai ngục đáng ngại nhứt là dì Út đã trở thành một nguời đẹp hiền lành yếu đuối nhất rồi. Bởi vì dì đang ngồi bên song cửa, mắt mơ màng để tận đâu đâu, tay dì dạo tình tang trên cây đàn Tây ban cầm. Giọng của dì khe khẽ hát nghe cũng êm đềm lắm: Ngoài hiên mưa rơi rơi… lòng ai như chơi vơi… Ồi chà! Khi mà lòng dì đang chơi vơi thì muời thằng tôi thủng thẳng ra khỏi nhà dì cũng chẳng biết. Tôi còn ngại gì nữa. Trong phút chốc tôi đã lội nuớc trên đuờng để tìm đến nhà thằng Hùng Vồ.
Mấy ngày quanh quẩn mãi trong nhà, tôi nhớ đến bạn bè quá. Nhất là thằng Hùng Vồ. Mặc dù tính tình hai đứa khác hẳn nhau, và nhiều lần cái bộ óc chăm học, thông minh của nó làm tôi phát ghét. Nhưng rốt cuộc nó vẫn là thằng bạn thân nhất của tôi trong lớp, trong khu xóm Bến Ngự này. Không những nó rất cần thiết cho tôi trong mấy kỳ thi lục cá nguyệt, mà đi rong chơi thịếu nó thấy cũng mất thú.Hùng Vồ là cố vấn giỏi cho tôi về mấy cái định lý về hình học rắc rối, còn tôi cố vấn lại cho nó những chuyện xi-nê, bắn chim, vuợt sông bẻ trộm mía v.v…
Nhà Hùng Vồ đóng kín cửa. May mà trời không mưa lớn nên có thể đứng truớc cửa húyt sáo bài “Cầu sông Kwai” theo đúng như mật hiệu, là nó có thể nghe đuợc liền. Và một cánh cửa hé mở, khuôn mặt gầy ốm, đầy vẻ lo lắng của Hùng Vồ đã nhô ra. Vì sợ mẹ Hùng Vồ biết, nên chúng tôi không dám thốt ra một tiếng, phải nói với nhau toàn bằng cử chỉ, tôi và nó đã quen thuộc cái trò này lắm rồi. Tôi nháy mắt với nó, hất đầu ra đằng sau có ý bảo nó theo tôi đi chơi cho vui. Nhưng nó buồn buồn lắc đầu, đưa hai bàn tay uốn cong mái tóc nó lên vài cái bù xù như tóc đàn bà rồi khẽ tát lên mặt một cái nhẹ. Như thế có nghĩa là nó sợ mẹ nó đánh đòn (tóc của mẹ nó “phi-dê” xoắn tít).
Tôi bĩu môi chế nhạo, đưa ngón tay chỉ vào cổ tay trái, chỗ đeo đồng hồ (mặc dù tôi chả đeo đồng hồ gì cả). Có nghĩa là cả hai đứa sẽ đi chơi về sớm. Hùng Vồ ngần ngừ một lát có vẻ sắp xiêu lòng nhưng rồi nó lại lắc đầu, đưa tay chỉ trời, ra dấu bảo rằng trời đang mưa, và làm bộ ho vài cái, ý nói nó sẽ bị bệnh nếu đi chơi duới trời mưa.
Thật cái thằng chăm học cho lắm nên cứ bị đau yếu xanh xao như thế này mãi. Tôi chỉ tay vào áo mưa tôi đang mặc, rồi đưa cánh tay lên gồng một cái và toét miệng cuời. Như thế có nghĩa là nếu mặc áo mưa thi tha hồ đi chơi vẫn mạnh khỏe như thuờng.
Cuộc đối thoại câm đó diễn ra một lúc lâu mà vẫn chưa ngã ngũ ra sao cả. Tôi bèn lục túi đếm lại đồng tiền lẻ và bạc cắc, rồi thuyết phục Hùng Vồ cách cuối cùng. Tôi chỉ tay vào túi tôi, rồi đưa tay vẽ một hình chữ nhật vào không khí, và nắm bàn tay làm như đang cầm sung, miện “bắn” thật nhỏ mấy tiếng. Có nghĩa là tôi sẽ bao nó đi xem phim cao bồi.
Chỉ nghe “két” một tiếng, Hùng Vồ đã phóng ra khỏi cửa sổ, lội nuớc tất tả ra đến cổng nhà, quay đầu dáo dác nhìn lui một cái rồi nắm tay tôi ù té chạy dài càng nhanh càng tốt.