Diịch giả: Nguyễn Hiến Lê
Chương 2
Giới hạn của tình âu yếm

VALERY có tài nói về ái tình, cũng như về mọi cái khác ; và ông thích dùng ngôn ngữ toán học để bàn về luyến ái, cho rằng sự tương phản giữa sự tinh xác của ngôn ngữ đó với sự mông lung của tình cảm gợi một sự lỗi nhịp rất kích thích ; ông có lí. Tôi rất thích một công thức của ông mà ông đặt tên là định lý VALERY:"Số lượng âu yếm có thể biểu lộ và cảm thấy trong một ngày là một số lượng có hạn".
Nói cách khác, không một người nào có thể âu yếm tha thiết suốt ngày, đừng nói chi là suốt tuần, suốt năm. Lâu quá thì cái gì cũng chán, ngay như được yêu riết rồi cũng chán. Bày tỏ chân lí đó là điều có ích, vì nhiều người trẻ và cả già nữa cơ hồ như không nhận thấy vậy. Có những người đàn bà say mê, phỉ nguyện trong những lúc cuồng nhiệt đầu tiên của ái tình ; thích được người yêu khen từ sáng đến tối rằng mình đẹp, lanh lợi, yêu ai, nói chuyện với ai thì người đó sướng tuyệt trần ; và họ cũng khen lại rằng người yêu của họ hùng dũng nhất, thông minh nhất, không có tình nhân nào, đồng bạn nào dễ thương hơn. Cái đó thú vô cùng. Nhưng phương tiện của ngôn ngữ không phải là vô cùng. Văn sĩ Anh Stevenson bảo:"Mới đầu câu chuyện của tình nhân với nhau dễ dàng lắm... Tôi là tôi, anh là anh, còn mọi người khác không đáng kể".
Có trăm cách nói:"Tôi là tôi, anh là anh". Nhưng không có được trăm ngàn cách. Mà ngày thì dài và nhiều.
Một giám khảo hỏi một nữ sinh viên Mỹ:
- Chế độ hôn nhân mà người đàn ông bằng lòng chỉ có một vợ thì gọi là gì?
Nữ sinh viên đáp:
- Gọi là độc điệu.
Muốn cho cảnh một vợ một chồng khỏi thành độc điệu thì phải làm sao cho trong sự âu yếm và các lời thủ thỉ xem vào những câu chuyện khác. Đời vợ chồng phải có cái thoáng khí của gió biển: giao thiệp với xã hội, làm việc chung, tình bạn bè, coi hát. Nếu nhân ý kiến hợp nhau, cùng vui chung với nhau mà như ngẫu nhiên, vô tình thốt lên lời khen thì lời khen đó cảm động ; nếu lời khen thành một nghi thức thì chán chết.
Hồi trước Octave Mirbeau viết một truyện bằng đối thoại tả một cặp tình nhân mỗi tối gặp nhau trong một công viên dưới ánh trăng. Chàng, đa cảm, thì thầm giọng còn mơ hồ hơn cảnh đêm nữa:"Em coi này... đây là cái ghế dài, cái ghế dài đáng quí!" Nàng, bực tức, thở dài:"Lại cái ghế đó nữa!" Phải coi chừng đừng nhắc tới những cái ghế thành nơi hành hương đó. Những lời âu yếm mà một người lanh trí nghĩ ra đúng cái lúc thốt ra, thì thú vị lắm ; nhưng lời âu yếm mà đóng thành công thức thì rất bực mình.
Một người đàn bà hung hăng, hay chỉ trích, làm cho đàn ông mau chán ; một người đàn bà thán phục một cách ngây thơ, thấy cái gì cũng tốt, sẽ không giữ được lâu sức quyến rũ của mình. Mâu thuẫn ư? Vâng, dĩ nhiên. Con người đầy mâu thuẫn mà. Nước lớn rồi ròng. Voltaire bảo:"Con người luôn luôn cứ phải từ trạng thái lo lắng bứt rứt qua trạng thái bải hoải, chán chường". Rất nhiều người bẩm sinh như vậy, quen được yêu rồi, không cho tình yêu mà họ quá tin chắc đó là đáng quí nữa.
Một người đàn bà đã ngờ ngợ rằng một người đàn ông có cảm tình với mình, thì "kết tinh" (1) vào người đó. Bỗng nàng hay rằng người đó ngưỡng mộ mình, mới đầu cảm động lắm ; nhưng nếu người đàn ông từ sáng đến tối cứ lặp lại hoài rằng nàng đẹp nhất đời, đáng quí nhất đời thì có thể nàng sẽ hoá chán. Gặp một người đàn ông khác không nhu thuận bằng, nàng sẽ tò mò, chú ý tới hơn. Tôi biết một thiếu nữ thường sẵn sàng hát trước mặt mọi người và mọi người hết lời khen, đưa cô ta lên mây xanh vì cô ta rất đẹp. Chỉ có mỗi một thanh niên làm thinh.
Rốt cuộc nàng phải hỏi:
- Còn anh?... Anh không thích nghe tôi hát ư?
Chàng đáp:
- Thích lắm chứ. Nếu giọng cô tốt, thì thật tuyệt.
Chính anh chàng đó sau thành chồng nàng.
Vạn an.
(1) Từ ngữ của Stendhal, nghĩa là dùng hình ảnh của người đó mà tô điểm những mơ mộng của mình. Coi bức thư số 1.
 

Truyện Thư gởi người đàn bà không quen biết LỜI ĐẦU Chương 1 Chương 2 Chương !!!6229_4.htm!!! Đã xem 113527 lần. --!!tach_noi_dung!!--

Dịch giả: Nguyễn Hiến Lê
Chương 3
Tình cảm nay cũng như xưa

--!!tach_noi_dung!!--
Tôi đã trở lại hí viện ; lần này, buồn thay, không có cô. Tôi tiếc cho tôi mà cũng cho cô nữa. Tôi muốn la:"Giỏi quá, Roussin, hài kịch như vậy là hay!". Đặc biệt có một xen làm cho khán giả thích thú. Một thanh niên làm cho cô thư kí của cha chàng mang bầu. Chàng ta chẳng có địa vị gì cả, mà cô nọ giỏi giang, kiếm tiền dễ dàng. Chàng xin cưới, cô ta từ chối. Thế là mâu thuẫn chàng rên rỉ:"Tội nghiệp thằng nhỏ của tôi, bị cô đó quyến rũ rồi bỏ rơi...Cô ta làm tổn hại danh dự của nó mà không chịu bồi thường!".
Một tình thế cổ điển đã đảo lộn. Là vì ngày nay nhiều khi sự tương quan kinh tế giữa đàn ông và đàn bà đã đảo lộn. Đàn bà kiếm ăn dễ hơn hồi xưa nhiều. Họ ít khi lệ thuộc ý muốn và tính tình bất thường của đàn ông. Thời Balzac (1), người chồng là một giải pháp ; thời Roussin bây giờ, người chồng là một vấn đề. Ngay trong tác phẩm Immaculée (Tinh khiết) của Philippe Heriat, chúng ta đã thấy một thiếu nữ đòi khoa học cho mình phương tiện không chồng mà có con.
Khoa học vẫn chưa thể thoả mãn người mẹ cố chấp đó được, nhưng các nhà sinh vật học đã tiến vào những khu vực nguyên cứu kì cục và nguy hiểm. Có một cuốn sách, cuốn Thế giới tốt đẹp nhất của Aldous Huxley trong đó tác giả rán tả một trăm năm nữa sự sinh đẻ sẽ ra sao. Trong cái thế giới tốt đẹp nhất đó, không khi nào trẻ được cấu tạo theo phương pháp tự nhiên. Nhà giải phẫu lấy noản sào (trứng) ở cơ thể đàn bà ra, duy trì nó trong một chỗ thích hợp và nó tiếp tục sản xuất những trứng mà người ta làm cho thụ thai bằng một cách nhân tạo. Một noản sào (trứng) có thể sinh được 16.000 anh chị em, có những nhóm 96 trẻ sinh đôi y hệt nhau.
Ái tình?Tình cảm? Lãng mạn ư? Cổ lỗ quá rồi. Các nhà chỉ huy cái Thế giới tốt đẹp nhất ấy rất khinh thị thứ cũ xì đó. Họ thương hại cho con người ở thế kỉ XX có cha mẹ, chồng và tình nhân. Bọn người tương lai đó bảo rằng con người thời trước đã điên khùng, tàn ác, khổ sở, đâu có gì lạ. Gia đình, đam mê, sự ganh đua, những cái đó gây ra xung đột, mặc cảm ; cứ bắt buộc phải cảm xúc cho mạnh, mà cảm xúc mạnh thì làm sao có thể an định được? Cộng đồng, Nhất trí, An định đó là châm ngôn gồm ba điểm của cái thế giới không tình yêu kia.
Nhưng đó chỉ là chuyện hoang đường và may thay, nhân loại không theo con đường đó. Nhân loại thay đổi rất ít mà ta không ngờ. Bề mặt có vẻ xáo động như biển đấy. Nhưng hễ xuống sâu một chút trong cái biển người cũng như trong cái biển nước thì người ta ngạc nhiên thấy rằng những tình cảm căn bản nay cũng như xưa.
Thanh niên của ta hát khúc nào? Hát một khúc của Prevert và Kosma mà ý nghĩa như sau:"Hỡi cô em, hỡi cô em, nếu cô em tưởng tượng, cô em tưởng tượng rằng tuổi xuân của cô em bất tuyệt thì cô em lầm lẫn đấy..." Đề tài đó ở đâu ra? Ở một bài thơ cách nay đã bốn thể kỉ, của Ronsard:
Hưởng, hưởng tuổi xuân của cô đi,
Tuổi già sẽ làm cho sắc của cô tàn
Như đoá hoa này.
Người ta có thể dùng lại tất cả đề tài của nhóm Thất tình (2), hoặc của Musset mà làm thành những bài ca trâng tráo và tình tứ cho chợ phiên Saint Germain des Prés. Cô nên chơi cái trò đó ; nó dễ, vui mà có lợi. Cô bạn không quen biết của tâm hồn tôi (3), cô nên quyết định đi. Cô thư kí tự cao, tự đại trong kịch của Roussin rốt cuộc cưới anh chàng bị cô ta quyến rũ ; mà chính cô, cô vẫn còn giống hệt các người cùng lứa với cô ở thế kỉ XVI.
Vạn an.
(1) Thế kỉ XIX.
(2) Bảy thi sĩ nổi danh thời Phục hưng ở Pháp.
(3) Nguyên văn là tiếng Y Pha Nho: de mi aima..
--!!tach_noi_dung!!--


Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 27 tháng 9 năm 2005

--!!tach_noi_dung!!--
--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--