Hằng Nga Thức Dậy

(Đăng lại từ báo Thông Luận (Pháp), số 107, tháng 9.97)
Phùng Quán
LTS: Bài Hằng Nga Thức Dậy được viết từ tháng 11năm 1994 nhưng không được phổ biến trên các báo trong nước. Thông Luận có được bài này do một thân hữu từ trong nước mang qua, xin phổ biến cùng đọc giả. Bài này nói lên thảm trạng của nhà văn trong nước, muốn xuất bản sách phải trải qua nhiều nôi nhiều khẽ...
Phùng Cung xuất thân là người viết văn xuôi, sở trường truyện ngắn. Anh viết truyện ngắn hồi còn ở chiến khu Việt Bắc.
Sau ngày hòa bình lập lại, truyện ngắn Con ngựa già của Chúa Trịnh, với bức minh họa tuyệt đẹp của họa sĩ Bùi Xuân Thái, đã làm xôn xao làng văn ngày đó. Chính bắt đầu từ cái truyện ngắn này anh mang vào thân cái nghiệp văn, ở anh cũng đáng coi là nghiệp chướng.
Anh còn một tập truyện ngắn, đâu như tám truyện thì phải, cũng một dòng "ngựa, voi" chưa kịp ra mắt bạn đọc thì đã bị cái khách quan khắc nghiệt "bảo lưu" cùng với tài năng của tác giả. Truyện nào viết xong anh cũng đưa tôi đọc. Truyện nào cũng làm tôi say mê vì vẽ đẹp của ngôn từ. Cái kho ngôn từ dân dã của anh dường như vô tận. So với tất cả văn xuôi của tôi đã in ra, tôi có cảm giác mình là người nước ngoài viết tiếng Việt.
Sau mười hai năm cách ly đời thường. Phùng Cung như xa lạ với môi trường văn nghệ. Được trả lại tự do, việc đầu tiên là anh cùng với vợ sửa lễ "Tạ ơn cao rộng cho được sống để trở về quê quán". rồi yên phận hẩm hui, anh tránh thật xa mùi bút mực. Anh xoay trần làm nghề đập đinh, phụ với vợ thêm nghề bánh rán, nuôi ba đứa con trai đang sức ăn, sức lớn. song hình như mùi dầu nhờn, rỉ sắt, mỡ rán vẫn không át được mùi bút mực. Những lúc rảnh tay, anh ngồi buồn thiu, thỉnh thoảng chăm ngón tay vào đẩy chén trà cặn, viết một từ gì đó lên mặt bàn...Tôi thường đạp xe từ Nghi Tàm lên phố Mai Hắc Đế thăm anh, khi mang cho con diếc, con trôi vừa câu trộm được, khi mang mớ rau muống cấy ở vệ hồ, trong khi đó, thật bất ngờ! Anh lại sáng tác thơ!
Đọc thơ anh, có bài chỉ vài câu, tôi bỏng thấy thiên nhiên quanh tôi vụt giàu có lên bất ngờ và trở nên đẹp đến xao xuyến tận đáy lòng-những vẽ đẹp từ trước đến nay tôi vẫn nhìn mà không thấy.
Mới đây, Ban chấp hành Hội Nhà Văn quyết định trích quỹ sáng tác của Hội làm món quà tặng sáu hội viên (trong đó có tôi) đã phải chịu nhiều thiệt thòi trong 30 năm qua: Hội in cho mỗi người một tập thơ bao cấp, tác giả tự chọn những bài thơ vừa ý trong thơ mình, dầy từ hai trăm trang trở lại. Năm anh bạn đang dựng bản thảo. Tôi cả đời chưa được in ra riêng tập thơ càng ham hở chuẩn bị.
Và bản thảo đã chuẩn bị xong, chỉ còn mang đến nộp. Trước khi nộp tôi đem đến cho anh Cung để tranh thủ một vài nhận xét. Nhân dịp này tôi đã dại dột đọc lại tập thơ tích lũy của anh. Đọc xong, lòng ham hở của tôi chựng lại. Tôi không còn muốn in thơ nữa! Tôi tự nhủ: in làm gì khi chưa có cặp mắt biết nhìn như Phùng Cung? Chúng ta hãy đọc không cầnchọn:
1- Mùa Gieo Mạ
Thoảng mùi ruộng ải
Thóc giống cựa mình
Nắng vắt ngọn tre đuôi én
Đủng đỉnh điệu ru cướm
Lay nhẹ gió may.
2- Nắng dứ
Đầu mùa nắng dứ
Hạt mồng tơi kệnh đất nghe trời
Chuối con gái vội hong búp lụa
Cánh chuồn chuồn lia từng bóng răm con.
Dưới mắt anh, cảnh vật hiện ra sinh động đến thế! Ngòi bút tôi đâu còn dám đua chen.
Thấy tôi chán nản, anh Cung động viên khéo: "Thời cơ chế thị trường, dư luận khách hàng mới là khuôn vàng thước ngọc. Hãy cứ cho ra, rồi lắng nghe dư luận".
Trái với tình thế của tôi có điều kiện in ra rồi mà còn đắn đo, tình thế của anh Cung lại là muốn in mà không có điều kiện. Anh di dỏm gọi mỉa mai tập bản thảo thơ anh là "Hằng Nga ngủ trong rừng".
Như mọi người đã thấy, ngày nay ở nước ta xuất bản thơ là việc khó khăn lắm. Bạn muốn in thơ? Xin mời! Cứ việc bỏ tiền ra mà in. Nhà xuất bản chỉ có thể tham gia bằng cách chịu một phần trách nhiệm về nội dung và đứng ra xin giấy phép xuất bản, với điều kiện bạn trả tiền lệ phí. Một nhà thơ nghèo như Phùng Cung, năm nay đã sáu mười nhăm tuổi, có lẻ đến lúc "chọn đất sạch dọn mình vào vĩnh viễn" cũng không hy vọng thơ mình được người đọc thưởng thức qua những dòng chữ in. Hàng tháng,chỉ có măm cơm gia đình "bốn mùa rong ruỗi chốn rau dưa" cộng thêm vài chục nghìn tiền điện, dăm nghìn tiền nước, chị Thoa vợ anh cũng đã phải tất tả chạy dật nóng quanh bà con lối xóm. Thơ anh đành nằm chờ...
Nhưng tôi quyết tâm in bằng được thơ anh. Tôi sẽ đi khắp Trung, Nam, Bắc đọc rong thơ của anh và quyên tiền đến một năm, trong khi đó bao nhiêu chuyện có thể xảy ra làm cho công việc thêm phức tạp. Quá trình phấn đấu hẳn phải chia thành nhiều đợt đi đi, về về...
Nhưng tôi đã gặp một chuyện bất ngờ. Một hôm, trong bữa cơm gia đình có anh Nguyễn Hữu Đang dự, tôi nói:
- Em sắp đi xa, vắng nhà trong khoảng một năm. Anh nhớ luôn luôn đến nhà em ăn cơm với vợ, con em cho vui.
- Chú có công chuyện gì mà phải đi xa nhà lâu thế?
- Em đi thơ rong, quyên góp tiền để in cho anh Phùng Cung tập thơ. Cả một đời gian khổ vì cái nghiệp bút mực, anh ấy chỉ có một ước vọng được in một tập thơ để tặng bạn hữu và góp mặt với đời trước khi vĩnh biệt chúng ta.
- Tôi gặp chú Cung luôn, sao không thấy chú ấy nói chuyện này với tôi?
- Anh Cung không nói, em cho là anh g nẩy sinh ra hiện tượng rẽ hai đầy triển vọng của một thời kỳ mới về thơ Việt.
Tôi có trao đổi vấn đề này với chị Thụy Khuê (cây bút phê bình sắc sảo và tâm huyết), tôi thấy, hình như chị hơi sốt ruột. Thành Roma không thể xây dựng một sáng một chiều, phải kiên nhẫn, tôi rất mong có sự giao lưu ngày một chặt chẽ hơn giữa các nhà thơ trong nước và ngoài nước, vì một lòng thương yêu tiếng Việt thiết tha, đó chính là lòng yêu nước thật sự của những người làm về ngôn ngữ, văn, thơ... các loại hình nghệ thuật.
Với đà phát triển của tin học, với sự giao lưu ngày càng rộng mở giữa "làng địa cầu" một người lạc quan ngoan cố như tôi không thể không tin vào một nền thơ Việt Nam.
TNT: Một câu hỏi "ngoài luồng" để kết thúc cuộc chuyện trò qua điện thoại này. Là một nhà thơ, một nạn nhân của Phong trào nhân Văn giai phẩm, một người tha thiết với tự do và dân chủ và đã phải trảgiá bởi sự trù dập của chính quyền. Anh nghĩ thế nào, khi các đoàn nghệ thuật ở VN sang nước ngoài biểu diễn văn nghệ, bị một số người Việt chống đối bằng hình thức biểu tình. Những người này cho rằng, những đoàn nghệ thuật kia tuyên truyên cho chế độ?
LĐ: Phản tuyên truyền, thái độ ấy biểu hiện sự hằn học, xin lỗi, chẳng khác gì các ngài đã trù dập anh em chúng tôi trong phong trào NVGP. Nó thể hiện sự gần chợ xa trường. Làm thế, là phá sự cảm thông giữa anh em nghệ sĩ và đồng bào ở nước ngoài. Chẳng có tác dụng gì hết, thậm chí còn ngược lại. ở trong nước người ta còn mở cửa cho ca sĩ hải ngoại về nước hát. Họ có sợ tuyên truyền đâu. Nếu thấy lẽ phải thuộc về mình, nên gần gũi họ. Muốn tử tế với đất nước, xin hãy tử tế với nhau trước đã.
Chú thích:
(1): 1451- 1506): nhà hàng hải người ý, đã tìm ra châu Mỹ năm 1492.
(2): Nhà thơ nổi tiếng đời Đường (Trung Quốc).
(3): (1844-1900), triết gia Đức, tác giả của "Zarathustra đã nói như thế".
(4): Vị tử đạo.
(5): (1770-1827) nhạc sĩ Đức thuộc đầu thời kỳ Lãng mạn (Romantic).
(6): (1881-1973) danh họa Tây Ban Nha.
(7): (1842-1898) nhà thơ Pháp, đại diện cho trường phái Biểu tượng.
(8): Nhà văn Nga.

Truyện Lời tựa(a) Lời tựa(b) Chu Ngọc Bùi Quang Đoài Đào duy Anh Hoàng Cầm Hoàng tích Linh Nguyễn Mạnh Tường Phan Khôi Phan Khôi - Truyện ngắn Phùng Cung Phùng Quán Trần Dần Trần Đức Thảo Trần lê Văn Văn Cao Nguyễn Tuân Như Mai một tư trào, một vụ án, một tội ác Những hồi tưởng của một nhân chứng Khóc Phùng Quán Đơn kháng cáo của Phùng Quán Hằng Nga Thức Dậy Dạ Ký Thơ là khai phá Hồ sơ nhân văn giai phẩm Tiến tới xét lại một vụ án văn học Vấn đề Mở rộng tự do dân chủ Chuẩn bị đại hội văn nghệ toàn quốc Chuyện có lý Chống bè phái trong văn nghệ Chống bè phái trong văn nghệ(2) Chúng tôi phỏng vấn Bạn đọc phát biểu về những bài phê bình Không sợ địch lợi dụng Trả lời bạn Nguyễn Chương và báo Nhân dân Cần phải chính quy hơn nữa Không Phải Chuyện Cười ấy nghĩ có nói anh cũng không giúp được gì, chỉ làm anh thêm bận tâm.
- Tập thơ chú Cung đâu, chú đưa tôi xem.
Anh Đang đọc chăm chú hết tập thơ. Anh khẻ gật đầu có mái tóc ngắn quen thuộc, nói:
- Tôi không ngờ thơ chú Cung khá thế. Theo tôi còn khá hơn văn xuôi chú ấy. Bây giờ thế này chú Quán nhé: chú không phải đi đâu hết. Tôi sẽ cho chú Cung tiền để in tập thơ.
Tôi trợn tròn mắt:
- Thơ không rẻ như bèo đâu anh ơi! In một tập thơ vài trăm trang với hình thức xoàng xoàng thôi, anh có biết phải mất bao nhiêu tiền không? Từ hai triệu đến hai triệu rưỡi đấy!
Tôi tưởng anh tái mặt tưng hửng trước số tiền mà tôi thông báo. Anh vẫn bình tỉnh lật lật những trang thơ, đọc lại một vài bài vừa rồi chưa đọc kỹ, rồi chậm rãi nói:
- Tôi sẽ cho chú Cung đủ tiền để in, dù có tốn như chú vừa nói.
Không để tôihỏi anh lấy đâu ra tiền anh giải thích luôn:
- Tôi cho chú ấy dùng tất cả số tiền tôi sẽ dè sẻn từng đồng dành dụm được trong hai mươi năm qua, nhất là từ bốn năm trở lậi đây tôi có lương hưu, lại được những anh chị em cùng hoạt động hồi Mặt trận Dân chủ, Hội truyền bá Quốc ngữ, Hội Văn hóa cứu quốc, các đội tuyên truyền xung phong chống Pháp, ngành Bình dân học vụ cùng những bạn bè xa gần, biết tôi còn sống và nghèo khổ, kẻ ít người nhiều họ gởi tiền đến giúp đỡ. Ngoài những khoản chi tiêu cần thiết hàng tháng, còn lại bao nhiêu tôi gửi vào quỹ tiết kiệm ngân hàng phòng xa phải dựng túp liều khi không còn ai cho ở nhờ, phòng xa lúc ốm nặng kéo dài, phòng xa cả lúc chết nữa. Nhờ vậy mà số tiền của tôi cho đến hôm nay đã lên tới bốn triệu đồng. sổ tiết kiệm đây...
Anh móc túi áo bộ đội cũ mặc bên trong, lấy ra cuốn sổ bọc trong ba lần giấy nhựa bóng, chàng ngang, dọc bốn dây cao su. Anh đặc sổ trước mặc tôi và bảo:
- Chú giữ lấy. Tôi sẽ làm giấy ủy quyền cho chú rút tiền ra sử dụng. Nếu sổ tiền này chưa đủ, tôi sẽ về quê đôi vài tạ thóc cho vay, bán đi rồi trả thêm tiền cho chú. Tôi yêu cầu tập thơ phải in thật đẹp, mà đẹp giản dị, thanh nhã chứ không rườm rà, lòe loẹt như nhiều tập thơ đang bây bán.
Không hiểu sao nghe anh nói tim tôi hồi hộp và cổ tôi như nghẹn ngào. Tôi được quen biết anh đã gần bốn mươi năm nhưng cho mãi tới hôm ấy tôi mới thật hiểu anh là người như thế nào. Nguyễn Hữu Đang là người nếu chỉ dùng cho bản thân thì một trăm đồng ba quả khế chua để gội đầu (thay chanh mà anh sợ đất) cũng tiếc tiền, bất đấc dĩ mới phải mua, nhưng đã làm việc nghĩa hiệp thì sẵn sàng san sẻ đến tiền cuối cùng.
Thế đấy. Nếu bản thảo thơ Phùng Cung là "Hằng Nga ngủ trong rừng " thì tấm lòng trợ giúp vô tư của Nguyễn Hữu Đang chính là "Hoàng tử đẹp trai " đến đánh thức.
Và nhất định tập Xem dôm phải ra đời (°).
Hà Nội ngày 20 tháng 11 năm 1994
Phùng Quán
(°) Sau khi ông Phùng Quán từ trần (tháng 01-1995) tập thơ đã được xuất bản. Bài này ông Quán viết để in vào tập Xem dôm làm lời cuối sách song xuất bản đã không thực hiện được. Sau đó ông Quán đã cho đăng lên một tờ báo bên Pháp. Theo ý muốn bổ sung của ông Quán, bản sao chép lại có trích dẫn thêm bài Nắng dứ kèm với bài Mùa gieo mạ mà ông Quán đã tự chọn.
--!!tach_noi_dung!!--


Nguồn: Mõ Hà Nội
Được bạn: Thành Viên VNthuquan đưa lên
vào ngày: 27 tháng 12 năm 2003

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--