Chu Ngọc

Chu Ngọc tên thực là Chữ Ngọc Hồ quê ở Vĩnh Yên, năm nay chừng 45 tuổi, một nhà soạn kịch và một đạo diễn có thực tài.
Ông tham gia kháng chiến ở Khu IV và công tác trong bộ đội của tướng Nguyễn Sơn. Đến năm 1950 ông xin giải ngũ và lui về trại tập trung văn nghệ ở Cần Nhiều (Thanh Hóa), vừa làm ruộng vừa viết văn. Năm 1953 ông "được" đi chỉnh huấn ở Việt Bắc và năm 1954 được " tham quan" Cải Cách Ruộng Đất ở Thanh Hóa.
Trong mấy năm kháng chiến ông sáng tác được một vở kịch có giá trị, nhan đề "Cái Võng" trong đó ông chế riễu một tập tục của dân quê la cấm không cho vợ chồng những người tản cư nằm chung một giường trong nhà của mình (Bà chủ nhà bắc một cái võng nằm giữa để canh, hai vợ chồng người tản cư nằm hai bên).
Vở kịch sau khi diễn được vài buổi thì bị cấm.
Vở kịch thứ hai của ông là nhan đề là "Xông Nhà" cũng có một số phận tương tự như vở kịch trước.
ở đây chúng tôi xin giới thiệu một vở kịch ngắn của ông, nhan đề là "Chúng Ta Gắng Nuôi Con". Cũng như trong hai vở kịch trước, trong vở này ông cũng đả phá những cái hẹp hòi của những người xung quanh thường phạm đến tự do cá nhân và tự do tư tưởng của con người.
Điểm khác là ở đây ông không công kích những cái hẹp hòi của xã hội cũ, mà ông lại chế riễu cái hẹp hòi của xã hội Bắc Việt năm 1956. Tâm trạng của ông biểu lộ trong câu sau cùng của vở kịch, lời ông dặn dò đứa con mới đẻ " Lớn lên con đừng hẹp hòi con nhé! "
CHúNG TA GắNG NUÔI CON
(Hoạt cảnh của Chu Ngọc)
Nhân Vật
- Chồng: 37 tuổi
- Vợ: 30 tuổi
Đây là một căn phòng nhỏ của một gia đình cán bộ ở ngoại ô Hà Nội. Bàn, ghế, giường, tủ mỗi thứ một kiểu, mỗi màu, cũ kỹ rẻ tiền: hình như chủ nhà nhặt mỗi thứ một nơi góp lại thành cái cảnh "nội trợ" này.
Chồng là một cán bô, của một cơ quan Trung ương, tuổi ngoài ba mươi, gương mặt hơi hốc hác, da mặt tai tái và hơi khô, mắt lòng trắng đã ngả vàng, đùng đục. Anh thường bận bộ quần áo công nhân do Mậu dịch bán giá 8.500 đ. may bằng vải xanh của nước bạn Tiệp Khắc. Anh nhìn người hoặc nhìn vật thường hay nhìn lâu. Có nhiều lúc như không tin ở đôi mắt nữa, anh dùng tay nắn vào người, vào vật. Đầu hay gật gù. Miệng thỉnh thoảng ho một tiếng.
Vợ, trẻ hơn, táo bạo hay nói thẳng, hay lo vặt và thường đem chuyện bực bội ở cơ quan về trút cho chồng, có lúc trút cho cả những đứa con còn ngây dại. Quan niệm của chị về cuộc sống: cứ vui, tin tưởng, chẳng tội gì gói ghém bực tức lại để thành mớ bề bộn trong lòng.
CHồNG: Hay là... liều đến rạp mà xem. Hạng cuối 3 trăm, ngồi
sát "ê cờ răng" cũng được.
Vợ: Loá mắt chết đi ấy.
CHồNG: Nhưng còn có ghế dựa cái lưng.
Vợ: Dựa lưng? Sao mà tư sản thế?
CHồNG: Tư sản? Thế thì thôi. Nhưng tả vừa vừa chứ, có thế cũng phải chụp cái mũ (1) mới nghe.
Vợ: Chụp sẵn để anh đừng yêu cầu nữa. Từ một trăm ngoài bãi, tiến tới ba trăm trong rạp, hai vợ chồng mấy đứa con, mất hơn một nghìn (2) rồi đấy, cuối tháng có thiếu lại ầm lên.
CHồNG: Ai ầm?
Vợ: Anh không ầm nhưng cái mặt anh dài ra còn khổ hơn là ầm.
CHồNG: ở nhà là ổn hơn hết, ngủ một giấc lại đỡ tốn.
Vợ: Thì xem ngoài bãi vậy, mỗi người một trăm thôi.
CHồNG: Xem ngoài bãi mõi cổ lắm.
Vợ: Em đỡ cổ cho.
CHồNG: Đừng có khỉ. Với lại buồn ngủ thì dựa vào đâu?
Vợ: Dựa vào em mà ngủ.
CHồNG: Đã bảo là đừng có khỉ. Chung quanh người ta phê bình
cho.
Vợ: Ai làm gì mà phê bình. Vớ vẫn.
CHồNG: Người ta phê bình là xem phim có nội dung tốt lại ngủ kia.
Vợ: Buồn ngủ thì cứ ngủ, sao lại lôi thôi thế nữa.
CHồNG: Mình là cán bộ, ngủ như thế là thiếu lập trường.
Vợ: Sao lại lập trường ở chổ ngủ ấy.
CHồNG: Buổi xem phim "Chỉ huy chiến hạm" anh buồn ngủ quá.
Một ông bên cạnh cứ ghé vào tai anh, "Sao lại ngủ, sao lại ngủ, thái độ xem phim nước bạn lạ nhỉ?". Anh cầm mũ đi về, ông ấy theo ra thảo luận, và khuyên anh xem cho hết. Bỏ về giữa chừng là có ý chê phim Liên Xô. Anh đành phải quay vào ngồi cho đến hết.
Vợ: Thế anh có nói cho ông ấy biết như thế là mất tự do của người ta không?
CHồNG: Tự do nào?
Vợ: Tự do khen chê.
CHồNG: Sao lại có cái tự do ấy nhỉ.
Vợ: Thế sao anh lại ngủ?
CHồNG: ờ ờ.... à à mấy ngày họp liền rồi liên hoan giữa bãi, gió hiu hiu thì ngủ chứ còn sao nữa.
Vợ: Phim có hay không?
CHồNG: Nội dung tốt. Nhưng mà vừa xem vừa phải cắn lưỡi cho đỡ buồn ngủ. Lúc nào chót gật một cái thì vội vàng chữa bằng cách gật vài cái ra điều là mình thưởng thức. Lúc đó may quá màn ảnh lại chiếu ngay đoạn ngoài biển khơi, ánh sáng đẹp quá. Ông bạn ngồi bên thấy mình gật gù thì ông ấy bằng lòng lắm cũng gật gù nói nhỏ với mình: "Chút nữa ông bỏ về, có phải thiệt không nào!"
Vợ: Thế là đêm hôm đó anh về cãi nhau với em đấy có phải không?
CHồNG: Vừa mệt vừa bực mình, về đến nhà vợ lại càu nhàu bảo đi đến đâu cũng chẳng nhớ đến ai, chỉ biết sung sướng lấy một mình.
Vợ: Tưởng là không thích phim cơ chứ, gật gù thưởng thức như thế còn oan nỗi gì?
CHồNG: Thế em vẫn cho là anh sung sướng lấy một mình ư?
Vợ: ở nhà này anh không sung sướng... thì em sung sướng vậy. Em sung sướng lắm: cũng công tác, cũng học, lại nuôi con, giặt rũ, thổi nấu... rồi thì ở nhà phê bình đằng ở nhà ; ở cơ quan phê bình đằng cơ quan...
CHồNG: Thôi.. thôi... anh sung sướng ; sáng họp, chiều họp, tối học. Về nhà quét cửa, quét nhà, quét cổng, đun nước, tắm cho con, xi con ỉa, đêm ai gọi dậy mở cửa...
Vợ: Gớm gian khổ nhỉ! Nông dân người ta còn vất vả khối ra kia kià.
CHồNG: Thôi... thôi... biết rồi...? Đi xem vậy thôi. Ngoài bãi cũng được. Phim gì thế?
Vợ: Trẻ con nó bảo đâu... " Chỉ huy chiến hạm" đấy. Chúng nó bảo buồn lắm.
CHồNG: "Chỉ huy chiến hạm" à... Nhưng sao trẻ con lại chê buồn.
Vợ: Thấy chúng nó bảo thế.
CHồNG: Con nó bảo lại mà nghe ư? Lập trường để đâu hử trời!
Vợ: Lập trường nào?
CHồNG: Lập trường bạn, thù. Phim nước bạn mà chê, coi chừng tư tưởng đấy.
Vợ: Tư tưởng làm sao?
CHồNG: Tư tưởng tư sản chứ còn làm sao nữa. Chê phim nước bạn có nghĩa là khem phim tư sản.
Vợ: Suy diễn tài nhỉ! Liên xô có nhiều phim hay, song cũng có những cuốn phim không hay thì nó chê, không được ư. Biết đâu những phim ấy chính các đồng chí Liên Xô cũng chê ấy chứ lại!
CHồNG: Hỏng, hỏng... gọi con Thu về đây. Không biết ai xui nó thế, chắc lại luận điệu địch đấy thôi. Nó bắt đầu tuyên truyền vào trẻ con rồi đó. Gọi nó về xem nó chơi với con cái nhà nào, phải đề cao cảnh giác đấy.
Vợ: Nó bé, tính nó ngay thẳng, thấy thế nào nó nói thế.
CHồNG: Chẳng qua là tại em cả thôi. Trẻ con nó còn biết thế nào là hay và không hay.
Vợ: Thôi đừng chủ quan khinh chúng nó. Trẻ con nó cũng biết nhận xét chứ lại.
CHồNG: Nhưng chúng phải biết đứng về lập trường nào mà nhận xét chứ!
Vợ: Lập trường của trẻ con là ăn chơi, yêu nhân dân, yêu lao động... yêu bác Hồ, Bác Mao... Bác Bun ga nin...
CHồNG: Yêu bác Bun-gan-nin mà chê phim Liên Xô!
Vợ: Nó chê phim "Chỉ huy chiến hạm". Nó thích phim "Xát cô đi tìm hạnh phúc" chứ nó chê phim Liên xô đâu nào?
CHồNG: Con hư là tại mẹ, khen chê là phải hướng cho chúng nó. Không thể để cho chúng nó tự do được. Coi chừng ảnh hưởng tư sản đấy.
Vợ: Thế anh là tư sản hay tôi là tư sản.
CHồNG: Người nào cũng có thể là tư sản được cả. Ăn muốn ăn ngon, ở thì muốn ở rộng, cái gì cũng muốn, ước ước ao ao... Cứ đi qua các cửa hiệu Hàng Khay là đứng lại nhìn nhìn, ngắm ngắm... như thế là chớm phải tư tưởng tư sản rồi đấy.
Vợ: Những thứ ước ao ấy những người làm cách mạng không được dùng ư?
CHồNG: Lúc nào tiến sang chủ nghĩa xã hội đầy đủ sẽ dùng/.
Vợ: Thế lúc đó có gọi những người xã hội chủ nghĩa là tư sản không?
CHồNG: ừ... ừ... ừ... Thôi không nói nữa. Đi xem, đi xem...
Vợ: Thua rồi à. Thế đi xem phim nào?
CHồNG: Bất cứ. Miễn là đi xem. nghĩa là là không ở nhà.
Vợ: Có phim Dân chủ Đức, lại ở mãi Đại Nam kia. Mấy trăm bạc xe nữa.
CHồNG: Tìm xem có phim nào xem tàm tạm.
Vợ: Nghe như có nhiều phim hay các ông ấy ốm còm om, để chiếu cho chán những phim tiền chiến tranh này đi đã. Giả có phim như "Anh gắng nuôi con" thì thích nhỉ.
CHồNG: Em thích "Anh gắng nuôi con" lắm à?
Vợ: ừ thích.
CHồNG: Thế là chết rồi!
Vợ: Sao?
CHồNG: (suy nghĩ một lát) Có vấn đề đấy. Nhận định của
tôi đúng rồi.
Vợ: Đúng cái gì kia?
CHồNG: Em bị tấn công thật đấy. "Anh gắng nuôi con" là phim Nhật.
Vợ: Nhật thì sao?
CHồNG: Nhật chứ Nhật sao nữa. Một nước phát xít chinh phục loài người. Bây giờ đi với Mỹ, là một nước tư bản đế quốc.
Vợ: Thế à?
CHồNG: Một nước có truyền thống võ sĩ đạo, rất nhiều anh hùng cá nhân, cho nên tôi kết luận rằng văn hóa của nước ấy là văn hóa tư sản.
Vợ: Ghê nhỉ? Nhưng còn thiếu.
CHồNG: Thiếu gì nữa?
Vợ: Người Nhật... lùn nữa chứ lại. Và lần đầu tiên nhân dân Nhật bị hai quả bom nguyên tử của Mỹ chết mấy chục vạn người.
CHồNG: Em để yên tôi nói.
Vợ: Nói như mọi hôm chứ gì. Lại cụ Mác, cụ Lê. Thôi, anh đừng làm khổ các cụ nữa. Lý luận để áp dụng vào thực tế công tác không phải để nói. Anh ăn đã chẳng được mấy hột, nói nhiều quá, phổi nó ráo đi.
CHồNG: Nhưng mà em không được thích "Anh gắng nuôi con"
Vợ: Sao anh lại cấm em.
CHồNG: (Cầm tờ báo Nhân Dân đưa cho vợ) Đây này, báo đăng là không cho chiếu lần thứ hai nữa. Anh đọc em nghe nhé
Vợ: (đứng lên) Thong thả em chận cho con cái gối đã, kẻo nó giật mình.
CHồNG: "Suốt từ đầu đến cuối bộ phim, người xem chỉ thấy một anh chàng say rượu, cờ bạc, cục cằn, hay đánh nhau, tính nết như một thằng điên"
Vợ: ý kiến của anh thế nào?
CHồNG: Anh... anh (gật gù) cũng thấy Mễ Lang hơi điên, uống rượu, đánh bạc, cục cằn, hay đánh nhau. Đúng đấy.
Vợ: Anh nói thật đấy chứ?
CHồNG: ừ.
Vợ: Sao hôm đi xem về anh khen cơ mà?
CHồNG: Ai khen?
Vợ: Anh chẳng bảo: lâu lắm mới được xem một cuốn phim...
CHồNG: Nói như thế mà bảo là khen ư?
Vợ: Lúc xem lưỡi cứ tắc tắc như thạch sùng ấy, khen lấy khen để. Anh ngồi cạnh em, thấy em chưa kịp khen thì y như anh bực mình cho em là chậm hiểu.
CHồNG: Nhưng bây giờ báo Nhân Dân chê, cơ quan của đảng nhận định cái gì là đã nghiên cứu chán rồi. Chắc có điểm gì sai lầm nghiêm trọng lắm... mới đề nghị cấm chiế u đấy. Mai đến cơ quan chúng nó lại nhè mình nó truy Khen phim gì chẳng khen lại khen phim Nhật.
Vợ: Các đồng chí ở cơ quan cũng khen cả đấy chứ.
CHồNG: Bây giờ ai còn nhận nữa.
Vợ: Thì phim ấy cũng hay đấy chứ, tội gì mà sợ.
CHồNG: Em chỉ được cái nói bướng ở nhà mà thôi. Báo đảng đã nhận định rồi.
Vợ: Ông Lam ở sở Hải quan Trung ương đấy chứ, có phải báo đâu.
CHồNG: Nào riêng gì ông Lam, cả bà Nguyễn thị Xuân nào nữa đấy cũng viết một giọng như thế...
Vợ: ừ thì hai người chứ bao nhiêu mà lo. Bao giờ báo Nhân Dân viết hẵng hay. Đây là ý kiến bạn đọc cơ mà.
CHồNG: Đăng lên như thế tức là toà báo đã đồng tình rồi đấỵ Mình thế nào cũng bị quy là bị tư sản tấn công.
(im lặng một lát)
Vợ: Ai dã quy mà sợ. Chính phủ cho phép chiếu, nhân dân xem sướng mắt rồi. Còn chiếu em còn đi xem, để ý làm gì đến những chuyện hẹp hòi, vụn vặt ấy.
CHồNG: Xem thì có sao, đàng này mình lại khen kia. Bây giờ làm thế nào?
Vợ:......
CHồNG: Thế nào?
Vợ: Chẳng biết thế nào cả. Đã rắc rối thế bây giờ không
đi xem nữa.
CHồNG: Chỉ tại em thôi.
Vợ: Tại gì tôi?
CHồNG: Em khen lấy khen để...
Vợ: Thì đi qua cửa rạp thấy người ta xếp hàng lấy vé dài
ra tận đường ấy, chắc phim phải hay mới đông như thế chứ? Bao nhiêu người khen cả sợ quái gì.
CHồNG: Người ta là nhân dân thì sợ gì. Mình là cán bộ mới phiền.
Vợ: Sao lại có cái bà Xuân, với ông Lam nào mà ác thế nhỉ.
CHồNG: Họ ác gì? Lập trường người ta vững mới phê phán như thế chứ! Chắc không phải thành phần mình đâu.
Vợ: Phim hay thế mà kêu rức óc lên. Hay là bị bệnh thần kinh thì có.
CHồNG: Chẳng biết là cô hay bà nữa, nhưng chắc là cán bộ /. Nói có vẻ lên lớp lắm.
Vợ: Biết địa chỉ ở đâu kéo đến đấu tranh cho một chuyến cho ra lẽ. Phụ nữ mà lại khó thế nhỉ.
CHồNG: Chắc đâu là phụ nữ.
Vợ: Ký là "Nguyễn thị" hẳn hòi kia mà chẳng lẻ lại là đàn ông.
CHồNG: Chưa chắc là đàn ông đâu. Khô hơn đàn ông nhiều
Vợ: Em chắc, không phải là phụ nữ đúng hơn.
CHồNG: Anh đã bảo không phải nam giới.
Vợ: Nam giới đấy.
CHồNG: anh không nhận đâu.
Vợ: Phụ nữ là phải để ý đến Mễ Lang. Một người chồng cờ bạc, rượu chè, du côn như thế mà thực hiện lời giối giăng của vợ, không đánh nhau nữa, chăm nom con. cố gắng xây dựng tương lai cho con để con khỏi sa vào con đường tối tăm tội lỗi cũ, như thế là người tốt có thủy chung đấy chứ!
CHồNG: Ai người ta rung động làm gì những chuyện ngóc ngách ấy. Trái tim người ta đã thành trái tim aí nam ái nữ mất rồi.
Vợ: Chán nhỉ /.
CHồNG: Tình cảm phi nam phi nữ ấy còn biết rung động cái gì nữa. Mấy cái anh làm phim Nhật ấy cũng dốt. Cho ngay Liễu Lang là địa chủ bóc lột. Cho ngay Mễ Lang là bần cố nông, trong sạch, anh dũng, hữu ái giai cấp, được đội về bắt rễ, cuối cùng đứng lên đấu một trận có phải ông Lam với bà Xuân thích không nào.
Vợ: Phim nào cũng thế thì chán ốm.
CHồNG: Nhưng mà dễ hiểu em ạ. Đỡ bận óc, chẳng phải suy nghĩ gì.
Vợ: Không suy nghĩ thì bộ óc, với trái tim để làm gì? Mình là người đã từng bị bọn đế quốc nó thống trị thì mình cũng thông cảm với nhân dân một nước bị chiếm đóng chứ!
CHồNG: Mấy người viết báo ấy nghĩ được như thế thì ngày mai mình đến cơ quan đã chẳng làm sao.
Vợ: Chẳng việc gì đâu.
CHồNG: Mấy cái ông đại diện tư tưởng ở cơ quan thế nào mà chẳng xoay, chẳng truy mình.
Vợ: Đề nghị cho mấy ông đi học để các ông ấy biết dùng bộ óc đi chứ lạ.
CHồNG: Học chưa đủ. Điều cần phải có trước nhất là sự thông cảm. Chúng ta mới thoát khỏi vòng nô lệ, sao không thương nhau, lại hay dằn vặt hay úm nhau. Mà anh nữa, sao lại không dám chống lại khi họ chụp mũ vào đầu mình (một lát). Này em! mình có phải là người nữa không nhỉ?
Vợ: Sao anh lại hỏi thế?
CHồNG: Đầu là đầu của mình hay là đầu của ai?
Vợ: Dớ dẫn, đầu chẳng phải là đầu của mình, chẳng lẽ đầu của ai chạy đến gắn vào cổ mình.
CHồNG: Nhưng còn cái chất đặc ở trong kia mà/.
Vợ: Đầu của mình thì óc cũng của mình chứ của ai nữa /.
CHồNG: (một lát) Thế thì thích nhỉ /.
Vợ: Thế xưa nay anh vẫn thấy bộ óc, trái tim là không phải của anh ư?
CHồNG: Không... với lại có phải anh nói riêng mình anh đâu/.
Vợ: Nhưng sao anh lại hỏi về đầu óc như thế mới được chứ?
CHồNG: Anh hỏi thế để biết rằng lâu nay anh không dùng đến cái đầu này: đến cái bộ ngực này /. Ngũ quan của anh chỉ dùng có cái tai, anh chỉ nghe thôi. Và cái cổ để gật. Lòng anh chắc cũng như lòng một số người cứ thu hẹp mãi mãi, cuộc sống tình cảm cứ lần lần mất đất /. Một bộ phim nêu lên một ý nguyện từ chối một cuộc sống cũ: đánh nhau, bịp bợm, kẻ tiểu nhân như Liễu Lang lại cầm vận mệnh của tương lai, một người tự lực cánh sinh, lao động xây dựng cho lớp người về sau, anh tưởng đó là nguyện vọng của người cách mạng chứ (một lát). Khen không dám khen, chê không dám chê, anh đã không phải là anh nữa /. Bản tâm thì khen nhưng khi thấy báo Nhân Dân chê thì sợ... Nhân phẩm của anh lâu nay không biết còn hay mất /.
Vợ: Ai cấm chúng ta không được khen chê/. Có ai cấm đâu?
CHồNG: Chẳng ai cấm, nhưng anh có dám tin ở anh đâu/. Thành phần của mình nói gì ra cũng tự cảm thấy có thể sai được cả: Tiểu tư sản bấp bênh lắm. ở nông thôn thì lập trường địa chủ, về thành phố dễ bị tư sản tấn công. Một người nói ra như thế, trăm người nói theo, thế là bách khẩu đồng từ, ấy thế là cứ mọi việc gì sự tự ti về thành phần cũng ngăn cách giải quyết của anh. Sợ sai em ạ. Đến cả em nữa, em là một người trao xương gửi thịt, ấy thế mà nhiều lúc anh cũng sợ/. Anh không giám nói phim hay, phim dở. Vừa rồi anh cũng sợ chúng ta quay lại chỉnh nhau, nên anh tự chỉnh trước. Kể anh cũng hèn thực. Nói dối cả mình, nói dối cả vợ, nói dối cả đảng. Chỉ ừ ào suôi chiều, thủ tiêu đấu tranh /.
Vợ: Không biết ông Lam có cùng một tâm trạng như chúng ta không nhỉ. Em tin rằng ông cũng có thể dối lòng ông. Em tưởng khi đặt câu hỏi cho cô Tuyết trong phim khi yêu Mễ Lang: "Không hiểu yêu về nỗi gì, yêu vì hay uống rượu, cờ bạc hay đánh nhau". Sao không lật ngược lại vấn đề mà hỏi ngay ở lòng mình là một người con gái phải làm trong một quán rượu muốn thoát khỏi cái cảnh không ra gì ấy để có một cảnh gia đình êm ấm trong sạch yêu một người "không đánh nhau nữa, chỉ biết lo cho con" thì không xứng đáng hay sao, anh nhỉ. Thông cảm cho nỗi khổ của con người, khó thật.
CHồNG: Không nói đến ông Lam bà Xuân vội. Nói ngay đến vợ chồng mình đã/.
Vợ: Thì mình cũng phải lên tiếng chứ. Tôi không tán thành ý kiến của các ông, các bà kia mà/. Sao lại không đấu tranh?
CHồNG: Anh đương đấu tranh đây, đấu tranh bản thân đã em ạ, không phá tung cái lưới đương vây lòng mình lại thì không nói gì được cả. Dù đau xót, dù có phải rớm máu cũng phải cố rứt cho được những mắt lưới đương giăng ở cuống họng anh, để anh có thể nói thật được với em là vợ của anh, các đồng chí ở cơ quan, các bạn bè, con anh phải phá cái hẹp hòi của anh đã. Xưa nay không nói là để khỏi phiền đến mình, để bảo vệ mình, đó cũng là một khía cạnh của bệnh hẹp hòi.
Vợ: Thì em vẫn khuyên anh nói kia mà!
CHồNG: Nhưng mà em có dám nói không? Em dám nói sao không dám nói ở cơ quan. Đem chuyện về nhà to nhỏ với nhau là chưa nói được ở cơ quan. Anh chỉ là chỗ trút thắc mắc của em. Em chẳng thường nói với anh: "Thôi mọi chuyện bỏ ngoài tai, nhắm mắt lại, cốt sao có đồng lương nuôi con đã, bao giờ đầy đủ sẽ đấu tranh..."
Vợ: Em nghĩ thế là khi còn kháng chiến... phải đuổi địch và đánh đổ địch đã... Bây giờ kiến thiết rồi /.
CHồNG: Thế à, nếu thế anh sẽ nói, nói hết. Trên sai, anh sẽ nói trên sai, chung quanh sai, sẽ nói chung quanh sai, mà anh sai anh đẩy cao tự phê. Cái gì chưa hay thì nói chưa hay, cái gì của mình kém thì phải học, công trình lao động nào của nhân loại mà tốt đẹp chúng ta phải hoan nghênh. Phải đả phá cái óc "bế quan toả cảng", phải làm bật gốc nó đi
Vợ: Anh nói thì nói, nhưng phải xây dựng đấy, đừng có nói cho hả, các đồng chí lại hiểu lầm thì lại khổ vợ khổ con. Em chẳng lạ gì kẻ làm sai họ thường hay bảo thủ, họ bám lấy cái sai của họ. Phải coi chừng họ lại đánh những đòn ngầm, hoặc bôi nhọ mình bằng cách vu khống thì khổ đấy....
CHồNG: Nếu quả việc đời còn đến như thế thì cũng chịu em /.
Vợ: Chịu à! Thế còn em và các con thì sao?
CHồNG: Thì lại quay một cuốn phim...
Vợ: Phim gì kia?
CHồNG: "Em gắng nuôi con".
Vợ: Em gắng nuôi con à?
CHồNG: ừ
Vợ: Khiếp! Đâu đến nỗi thế. có đảng có nhân dân sao lại có thể như thế được /. Với lại anh cũng phải thanh toán sự hoài nghi của anh đi. Mấy cái bài báo đó ai tin kia chứ. Người ta đọc người ta còn cười cho là đằng khác/. Em có tin đâu nào. Còn anh, anh có tin không?
CHồNG: Thì ai lại lạc hậu đến thế mà em hỏi /.
Vợ: Thế thì các đồng chí ở cơ quan, bà con đã xem "Anh gắng nuôi con" ai người ta tin chứ/.
CHồNG: ừ nhỉ! Suy bụng ta ra bụng người. Cái gì dở mà bảo hay ai mà chịu được, cũng như cái hay mà bảo dở thì dù trời có bảo thì người ta cũng cười vào mũi trời ấy chứ lại. Huống hồ là hai bài báo ấy....
Vợ: Như thế anh phải tin tưởng chứ - Xem thằng con nó ngủ ra sao đây này.
CHồNG: Nó ngủ ngoan nhỉ (anh bắt chước giọng Mễ Lang). Bình ơi! con ngoan nhé, con ngoan nhé!
CHồNG: (Vẫn tiếp tục) Bình, ngoan nhé, con ngoan nhé... Lớn lên đừng có hẹp hòi con nhé
CHU NGọC