Chống bè phái trong văn nghệ

Bài của Trần Công(Nhân Văn số1, 20.9.56)
I-Bè phái là thế nào và ai bè phái?
ít lâu nay,trong giới văn nghệ thấy nói nhiều đến danh từ bè phái.Khi giai phẩm mùa xuân ra đời,một số cán bộ lãnh đạo văn nghệ lớn tiếng "Đây là một tổ chức bè phái ".
Những người viết giai phẩm mùa xuân có phải là một bè phái không?
Trong đợt học tập lý luận vừa rồi,anh em có phê bình nhiều điểm về chính sách,về lãnh đạo nổi bật nhất là vấn đề bè phái trong lãnh đạo.
Vậy bộ phận lãnh đạo có bè phái không?
Không khí văn nghệ chưa bao giờ sóng gió như bây giờ? Anh em năm người ba người thảo luận sôi nổi phản đối những sai lầm nghiêm trọng của lãnh đạo văn nghệ.
Một số cán bộ lãnh đạo sốt ruột lẩm bẩm:"các anh phê bình lãnh đạo chúng tôi bè phái,thì chính các anh đang túm năm tụm ba bè phái đấy,còn nói gì ai nữa?
Vậy anh em văn nghệ sĩ có bè phái không?
Những câu hỏi đó cần được trả lời minh bạch dứt khoát để chấm dứt càng sớm càng hay những suy diền chủ quan,chụp mũ,hơi một tí là rêu rao "chia rẽ nội bộ ",làm suy yếu tổ chức",bới trong lý lịch hay đời tư của người ta những điểm thiếu sót thổi phồng lên biến việc đấu tranh tư tưởng,nghệ thuật thành một việc đấu tranh chính trị.Thủ đoạn đó ảnh hưởng không tốt tới phong trào tự do tư tưởng,tự do ngôn luận tự do sáng tác của chúng ta.
Trước hết,phải nói ngay rằng chủ trương trăm hoa đua nở công nhận những nhóm và những trường phái văn nghệ.Không những công nhận mà còn cần nữa.Trong công tác tư tưởng và văn nghệ thế nào cũng có một số người đồng ý với nhau về một số điểm nhất định,muốn bênh vực,muốn phát triển,muốn truyền bá nó trong quần chúng.Những người bạn tư tưởng,những người bạn nghệ thụt ấy trong quá trình trong quá trình đấu tranh nghiên cứu sáng tác có họp thành nhóm thì tưởng cũng là chuyện tất nhiên chẳng có gì phương hại đến sự thống nhất của mặt trận tư tưởng và văn nghệ mà vội lo trời sụp.Tría lại có các nhóm,các trường phái các dòng văn nghệ mới phát triển được mạnh mẽ mau chóng.Không công nhận các nhóm các trường phái nghệ thuật là không công nhận chủ trương trăm hoa đua nở,vi phạm nặng nề vào chủ nghĩa Mác,tạo một miếng đất tốt cho tất cả sự độc đoán về văn nghệ sinh sôi nảy nở.
Chúng ta có thể nói dứt khoát với nhau:Các trường các nhóm không phải là bè phái.Nhưng cũng phải nói ngay rằng các trường,các nhóm cũng có thể và cũng dễ dẫn đến bè phái.
Các trường các nhóm sẽ trở nên bè phaqí chừng nào họ quên mất lý tưởng của họ,rời bỏ nguyên tắc đua nở hoà bình,đi sâu vào con đường cạnh tranh,kèn cựa.
Bè phái nói một cách vắn tắt là nhắm mắt lại ca ngợi,đề cao những cái xấu của vây cánh mình và đả kích những cái tốt của các nhóm khác.Các nhóm đấu tranh với nhau,mâu thuẫn với nhau,nhưng thống nhất với nhau trên một cơ sở chung:vì nhân dân vì đất nước,vì con người -nên mâu thuẫn mà thống nhất.Các nhóm đấu tranh tiêu diệt những cái xấu của nhau và kích thích những cái tốt phát triển.Quan hệ giữa các nhóm là quan hệ bạn bè.Còn bè phái thì khác,quan hệ giữa các bè phái là quan hệ đả kích,đàn áp,hằn thù,để tiến tới độc quyền.Bè phái thường dẫn đến những hành động vu khống nhiều khi độc ác.
Vì thế không nên lẫn lộn bè phái với các nhóm,trường phái văn nghệ.
Anh em trong giai phẩm mùa xuân chỉ muốn đưa ra một số tìm tòi về nghệ thuật chống lại một số quan niệm đang thống trị văn nghệ hồi đó,như thế không thể gọi là bè phái.
Anh em trong và sau đợt học tập vừa rồi có gặp nhau người này người khác trao đổi phê bình lãnh đạo,bàn bạc về những giải pháp cần thiết bảo đảm cho văn nghệ phát triển tự do ;một số ý kiến quá khích hay động cơ không tốt đối với lãnh đạo,chính anh em cũng phản đối và uốn nắn,như thế sao lại gọi là bè phái?
Bây giờ nói về lãnh đạo.
Ta cũng không nên vọi vàng kết luận ngay.Chúng ta hãy trình bày một số việc cụ thể của lãnh đạo.
Vụ phê bình Việt Bắc.
Tập thơ Việt Bắc cũng là một tập thơ như muôn ngàn tập thơ khác,dù có hay chăng nữa thì cũng chỉ là một tập thơ.Nhưng nó có cái đặc biệt.Đặc biiệt không phải ở thơ mà ở tác giả.Giá tập thơ Việt Bắc là của người khác thì phê bình cũng chẳng sao đâu,Nhưng Việt Bắc lại là của Tố Hữu.Một loạt bài của Hoàng Yến,Hoàng Cầm,Lê Đạt làm cho một số cán bộ lãnh đạo văn nghệ ngạc nhiên,tức giận,thậm chí có người nói "địch nó không mong gì hơn chúng ta chê thơ Tố Hữu "!Ta có quyền không đồng ý với những bài phê bình của Hoàng Yến,Hoàng Cầm,Lê Đạt,nhưng không đồng ý đến độ nói được câu quái gở trên thì thật là một hành động ngậm máu phun người.Nhưng làm thế đã hết đâu.Sau mấy bà phê bình Việt Bắc,báo văn nghệ liên tục cho đăng một loạt bài ca ngợi (chỉ ca ngợi)bênh Tố Hữu.Và không cần tranh luận,cố đi đến kết thúc thật gọn.Gọn đến mức trắng trợn.Vụ phê bình Việt Bắc kết thúc để không kết thúc gì cả.
Vụ Giai phẩm mùa xuân.
Vụ này nhiều người đã nói,ở đây chỉ xin trình bày một số nét chính Tập Giai phẩm vừa ra,một số cán bộ lãnh đạo văn nghệ đã công kích nó kịch liệt.Công kích bằng văn chương thì cũng đã là quá rồi,đằng này lại công kích cả bằng những hành động có tính chất hành chính thô bạo.Người ta cho rằng sở dĩ lãnh đạo làm như thế vì những người chủ chốt trong Giai phẩm đều là những người phản đối sự suy tôn thơ Tố Hữu và khuynh hướng sáng tác của họ chống lại với cái đường lối sáng tác công thức,một chiều của bè phái lãnh đạo nên bị bè phái ấy tìm hết cachá tiêu diệt.ý kiến đó đúng toàn bộ hay đúng một phần,còn phải suy nghĩ thêm.
Chỉ biết Giai phẩm bị thu hồi,Trần Dần bị tống giam.Lê Đạt nghe đâu cũng bị giữ lại kiểm thảo.Bài phê bình của Hoài Thanh vu cho Trần Dần là phản động.Hoàng Trung Thông đi diễn thuyết buộc tội.v.v.
Nguyễn Đình Thi đi xa về,mượn cớ đấu tranh tư tưởng nghệ thuật để mạt sát khôn khéo hơn.Nhưng ba bài báo văn hoa dài dòng không có một lời nào cải chính những điều vu cáo nói trên nên cũng không sao dấu được cái dụng ý phụ hoạ không tốt.Một lối kết thúc để không kết thúc gì cả.
Vụ Giai phẩm mùa xuân sang mùa thu rồi mà vẫn còn nóng hổi,chờ đợi giải quyết lại Rồi đến vụ giải thưởng văn học 54-55.
Về vụ này,cụ Phan Khôi đã có một vài ý kiến đăng trong Giai phẩm mùa thu -Những ý kiến đó,đáng để chúng ta suy nghĩ nhiều vì cụ Phan là một người trong ban chung khảo,và cũng là người độc nhất chống lại bè phái lãnh đạo trong vụ này.
Bản tham luận của một tổ trong một buổi tổng kết đợt học tập vừa qua giới văn nghệ đã nêu rõ "Hoài Thanh Xuân Diệu,Nguyễn Huy Tưởng,đại diện cho ban chấp hành hội,đều có trách nhiệm lớn đối với phong trào.Thế mà tác phẩm còn non kém của ba ông lại được giải.Nếu không phải tự mình bỏ phiếu cho mình thì cũng là bè cánh ta lại bỏ phiếu cho tác phẩm tồi của bè cánh ta (cũng nên chú ý đến Huy Cận có chân trong ban chấm giải,mà ai cũng biết Huy Cận và Xuân Diệu chỉ là một).Thật là bất chấp cả giới văn nghệ,khinh miệt quần chúng.Khi dư luận đã công phẫn và cuốn ngôi sao bị chỉ trích kịch liệt thì Hoài thanh vẫn còn cho mình là có uy tín lớn,dám ngang nhiên đứng ra lên giọng kẻ cả mà bênh che cho Xuân Diệu.
Có thể nói: "Đến bước ấy thì bè phái từ bí mật đã ra công khai rồi vậy ".
Bênh vực, bao che,tán tụng,phong chức cho nhau ;đàn áp vu cáo,nói xấu những người không tán thành mình,đó không là bè phái thì nên gọi nó là cái gì?
Ai bè phái?Thật rõ như ban ngày.Cho nên ta cũng không lạ gì khi thấy một số cán bộ lãnh đạo vu cho người này người khác phản đối mình là bè phái.
Đó chính là suy bụng ta ra bụng người vậy.
Bản báo cáo của đồng chí Khơ-Rút -Sốp có đoạn nói "trong cuộc đấu tranh chống tệ sùng bái cá nhân Sta-Lin,trong ban chấp hành trung ương đảng cộng sản Liên -xô đã hình thành một nhóm trung kiên theo đường lối Mác-Lê nin,để chống lại Sta-Lin.Như thế có gọi là bè phái được không?