Thành Thật Đấu Tranh Cho Tự Do Dân Chủ

(Nhân văn, số 4, ra ngày 5.11.1956)
Trần Duy
Hội nghị lần thứ 10 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt nam có nhận định ở Miền Bắc chúng ta chưa thực hiện đầy đủ các quyền tự do dân chủ của nhân dân và đã thảo luận những biện pháp bổ khuyết cần thiết để đề nghị với Chính phủ và Quốc hội.
Chúng ta hoan nghêng những nhận định ấy, và rất hy vọng những biện pháp bổ khuyết cần thiết trên sẽ mang lại cho báo chí, văn nghệ, đời sống miền Bắc một luồng gió mới...luồng gió tự do dân chủ.
Bản chất chế độ ta là dân chủ. Nó là một nhân tố chủ yếu đảm bảo quyền lợi của chúng ta. Vi phạm tự do dân chủ nhất định không phải là một hành động thích hợp với chế độ.
Việc phi phạm ấy từ lâu vẫn có, tất nhiên không phải vì chính sách của Đảng và Chính phủ, nhưng dù sao Đảng và Chính phủ, cũng chịu trách nhiệm trong việc thiếu sót và hạn chế tự do dân chủ ấy.
Chúng ta đòi quyền tự do dân chủ, có nghĩa là chúng ta đấu tranh để được làm tai mắt cho Đảng và Chính phủ, giúp Đảng và Chính phủ sửa chữa những khuyết điểm sai lầm để bảo vệ và xây dựng chế độ.
Báo nhân văn đấu tranh cho tự do dân chủ, cũng không ngoài ý muốn nào khác là tự nguyện làm một tên lính tiên phong cùng Đảng và nhân dân chiến đấu cho một mục đích chung.
Nhưng từ ngày nhân văn ra đời cho đến nay, nó phải trải qua những thử thách, nó bị làm khô dễ nếu không nói là phá hoại.
Những hành động phá hoại ấy tuy riêng lẻ, không có một chủ trương nào dứt khoát, nhưng nó thành hệ thống, liên lạc, chứng tỏ rằng nó có chịu một sự chỉ huy.
Những sự việc ấy đều đã xẩy ra trước bản thông cáo của hội nghị lần thứ 10. Những sai lầm ấy (...) tôi muốn đưa ra xét lại một lần cuối cùng, những việc làm không tốt đẹp ấy, để thanh toán dứt khoát, hy vọng thành thật tìm hiểu nhau hơn trong việc đấu tranh mở rộng tự do dân chủ.
Đồng chí Nguyễn Duy Trinh thay mặt Trung Ưng trong một cuộc hội nghị báo chí ó nói:"Bản chất chế độ ta tuyệt đối là tốt. Những sai lầm tạm thời nhất định chúng ta khắc phục được". Lời tuyên bố của đồng chí Trinh nói lên ý chí kiên quyết của Đảng muốn chấm dứt tình trạng sai lầm trước, sai lầm về nhiêu mặt, trong đó có sai lầm nghiêm trọng về tự do dân chủ.
Những sai lầm đối với báo nhân văn, không đơn thuần là sai lầm đối với một tờ báo mà nóvi phạm đến tự do dân chủ, một vấn đề mà Nhân văn đang đề cập đến và đấu tranh kiên quyết để được thực hiện.
Đấu tranh cho tự do dân chủ là một cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ, vì nó là một cuộc tấn công quyết liệt vào những tệ lậu hủ bại của xã hội.
Nó sẽ bị những phần tử tệ lậu và hủ bại hiện đương còn quyền hành và thể lực cản trở, xuyen tạc, phá hoại có khi bằng cả những phương pháp đen tối, độc ác. Đấu tranh cho tự do dân chủ không bao giờ chỉ là một công việc có tính chất thuần tuý hành chính. Nó phải có một tính chất quần chúng rộng rãi. Quần chúng phải là"Bao công" có quyền thực sự kiểm soát mọi công việc của Nhà nước, của cán bộ. Chúng ta cần phải tích cực ủng hộ và giúp đỡ Trung ương Đảng để đẩy mạnh việc mở rộng tự do dân chủ đề ra trong nghị quyết. Vì thế hôm nay. Nhân văn sẽ cùng các bạn kiểm điểm lại một số việc đã qua, để cùng nhau có một nhận định và cùng nhau quyết tâm hơn bước vào xây dựng giai đoạn mới.
Báo nhân văn ra đời trong những hoàn cảnh đặc biệt. Động cơ nào đã thúc đẩy anh em văn nghệ và trí thức ra tờ báo Nhân văn::: Nó được ra đời như thế nào:::Và nó đã bị đối xử như thế nào:::
Trong những ngày Hội Văn nghệ tổ chức lớp học tập lý luận, đa số anh em xem lớp học này chỉ là một lớp học chiêu lệ, nêu lên thắc mắc để được giải đáp, đánh thông_ nắn lại một vài sai lệch về sinh hoạt và lập trường để rồi lại đâu vào đấy, lãnh đạo lại bước theo những vệt lằn cũ của con đường nó đã từng đi trong mười năm nay. Vì thế cho nên mở đầu lóp học, đa số anh em tỏ ra thái độ tiêu cực, không phát biểu ý kiến...thái độ thông qua.
Nhưng trong thời gian học tập lúc đề cập đến vấn đề lãnh đạo đường lối văn nghệ...v.v...đưa lại cho anh em một nhận định về toàn bộ sự lãnh đạo, và làm cho anh em thấy rõ nhiệm vụ đấu tranh cùng nhân dân củng cố chế độ và Tổ Quốc.
Tiêu cự, làm ngơ, thở dài bị quan trọng lúc này là một tội lớn đối với lịch sử đối với sự nghiệp đấu tranh của dân tộc. Sống trong một xã hội mà sự tự do đã chính thức được nghi lên giấy trắng mực đen trong tuyên ngôn Độc lập, trên Hiến pháp sao tự do vẫn còn bị vi phạm trắng trợn ở trên địa hạt tư tưởng, trí thức, và cả trên định mệnh xương thịt của con người:::
Chúng ta tin ở đường lối Mác-Lê-Nin, tuyệt đối tin ở chủ nghĩa cộng sản, một chủ nghĩa đẹp nhất của nhân loại, trẻ nhất của lịch sử con người, mới nhất, mà tại sao chúng ta vẫn còn già nua, còm cỗi, sống còng lưng dưới những nặng nề của công thức, tại sao vẫn còn nhai đi nhai lại, gò gập cuộc sống theo nếp đời đã cũ mọt. Ai ngăn cản cuộc đời trỗi dậy::: Vì Đẩng ư::: vì cán bộ ư::: chính sách đúng hay sai:::
Những yêu cầu chính đáng cần được đưa ra ánh sáng để đảng thấy rõ, quần chúng tham gia giải quyết.
Do đó anh em chủ trương ra một tờ báo.
Báo Nhân văn ra đời tự nguyện làm một trong những tên lính tiên phong tích cực cùng nhân dân và Đảng, chiến đấu chống những sai lầm lệch lạc, những hủ bại trong tác phong lãnh đạo đã vi phạm đến những nguyên tắc căn bản xây dựng Đảng, xây dựng chế độ.
Cho nên khi anh em lấy tên cho tờ báo là"Nhân văn"là do một lòng nhiệt tình đối với chủ nghĩa, đối với con người của chế độ. Vì chúng ta cùng thấy rằng không còn gì cao quý và đẹp đẽ hơn là thực hiện và đấu tranh để thực hiện cho kỳ được chủ nghĩa nhân văn trong đời sống con người.
Anh em nghèo, vốn không có, góp tiền với nhau để ra tờ báo. Chật vật lắm tờ báo mới được ra đời. Vừa ra đời thì những danh từ" phản ứng giai cấp", "tư sản lợi dụng"
"tiếng nói của tư sản""Đề quốc bắc cầu" đã chụp lên đầu anh em những chiếc mũ nguy hại.
Trong thời gian tiến hành in báo Nhân văn, vụ điển hình về phá hoại là vụ Hoàng Đao.
Hoàng Đao là ai::: Theo lời y tự giới thiệu với một số bạn, thì y trước là một cán bộ công an, hiện nay là một cán bộ công nghiệp, làm giám đốc một xí nghiệp lớn được đặc phái phụ trách theo dõi và chống phá Nhân văn.

Xem Tiếp: ----