Mưa ngâu

Chiều hôm đó trời âm u vì sắp đổ cơn mưa. Phòng làm việc của Yến vắng lặng vì vào buổi chiều, việc ít mọi người thường tản xuống Câu lạc bộ chè chén tán gẩu. Sở của Yến nằm trên vùng đất bồi của sông. Những dãy nhà được cất một cách sơ sài ở phía trước rào bằng 1 vòng kẻm gai, phía sau 1 bức tường lau sậy chắn ngang vì đất ở đó còn là bùn lầy. Yến cảm thấy nó đẹp man dại làm sao. Và Yến thường thả hồn trong nó. Buổi trưa gió hiu hiu hàng lau uốn mình theo nhịp gió, đám lau sậy kia giống như nỗi niềm riêng của Yến. Chúng ẻo lả theo sức giận của gió, gượng đứng dậy sau một cơn giông và cuối đầu buồn khi những giọt mưa từ trời rơi xuống. Yến thấy những giây phút ở đó êm đềm làm sao và Yến không muốn xa rời nó. Đó cũng là lý do tại sao Yến về muộn hơn tất cả mọi người dù được phép về sớm để tranh những cơn mưa chiều như trút.
Ly lại đến giữa lúc trời bắt đầu đổ cơn mưa. Cô bé loi ngoi lóp ngóp vì ướt cả. Tóc rũ xuống và gương mặt bám đầy nước những hạt nước trong lành như gương mặt của em. Chừng một năm nay, Yến thấy Ly có nhiều thay đổi, trông cô bé lớn hẳn ra và gương mặt sắc xảo hơn. Ly đã bước vào tuổi 17, tuổi của mơ mộng, của tình si...
Yến không biết Ly có bồ bịch gì chưa nhưng nhìn dáng cô bé Yến biết có khối anh si. Đôi mắt lúc nào cũng ươn ướt, hai hàng mi cong, cánh mũi thẳng và đôi môi lúc nào cũng đỏ mộng. Yến không biết mình đã thương con bé từ dạo nào, chỉ biết bây giờ Yến có bổn phận phải chăm sóc nó. Yến vui khi thấy nó hồn nhiên trửng giởn và Yến buồn khi nó mê man trong cơn đau.
Yến kêu mẹ Ly bằng vú - người mẹ đỡ đầu thiêng liêng mà Chúa đã ràng buộc cho Yến. Bà thương Yến nhiều dĩ nhiên không bằng Ly nhưng đối với Yến như vậy là nhiều lắm. Mỗi lần lể, Tết hay Noel, bà dẫn hai chị em đi chợ Sài Gòn cho hai đứa tự chọn một chiếc áo dài mình thích như lo cho hai đứa con ruột. Bà rất vất vả bương chãi nuôi con, nhưng Ly không thiếu món gì. Chỉ phải cái là bà quá khắt khe cổ hủ. Cứ mỗi cuối tuần, muốn dắt Ly đi chơi Yến phải phụ làm hết những công việc vặt với Ly và thuyết phục đến gảy lưỡi thì họa may hai đưa mới dong ruổi được. Bạn bè của Ly đến chơi thì hầu như bà không đồng ý. Và Ly chỉ có Yến vừa là chị vừa là bạn. Đã thế! hơn hai tuần nay Yến lại bị mẹ cấm không cho sang nhà Ly chơi dù hai nhà sát vách. Với lý do nhà của Ly thường có Hòang người họ hàng xa của Ly đến chơi, mẹ không muốn Yến sang đó rồi mang tai tiếng. Sao mà cổ hủ thế! Nhưng mẹ đã có lệnh thì Yến không dám cãi. Và Yến thật là buồn vì Yến chỉ có Ly là nguồn an ủi. Chỉ có Ly là thường nghĩ đến Yến. Ly như một đứa em ngoan, mỗi lần làm Yến giận, Ly thường làm trò rồi xin lỗi. Trong nổi căng thẳng đến trường thi, Ly đã chở Yến đi, đón Yến về, chớ không phải là ba. Và chính những nồng nàn mà Ly giành cho Yến đã làm cuộc đời Yến chuyển đi một ngã không định hướng...
Chính trong cơn mưa đó, gương mặt rủ rượi gì nước mưa đó đã vẽ cho Yến một con đường mới...
Ly dựng xe, chạy ùa vào phòng làm việc của Yến, nước mắt tuông ra đầm đìa, Yến hỏang hốt, Yến không biết chuyện gì đã xảy ra với Ly và mường tượng những điều không hay nhưng Yến cố xóa những ý nghĩ đen tối ấy. Ly ôm chầm lấy Yến tiếng nói nó nấc nghẹn. Nó cố nuốt những gì là sợ hải để nói, nói những tiếng nói không thóat ra khỏi cổ họng. Yến lay nhẹ Ly và vỗ về:
- Nín đi, nín đi. Việc gì thế? Bình tỉnh cho chị biết đừng làm chị rối cả lên.
Ly lắc nhẹ đầu như lấy can đảm và nhìn ra cơn mưa:
- Anh Hòang, chị ơi Anh Hòang.
Yến không hiểu gì cả. Tại sao lại có Hòang và việc gì lại liên quan đến Ly?
- Hòang? Hòang thế nào mới được.
- Em không biết nữa! Em nghĩ là ảnh tự tử chị à!
Yến càng khó hiểu hơn. Hòang tự tử mà sao Ly khóc, và tại sao Ly lại bảo là có lẻ. Yến chẳng hiểu gì cả.
- Em nói rõ cho chị nghe coi? Chị không hiểu gì cả việc gì liên quan đến Hòang, và việc gì Hòang tự tử?
Ly chợt nhớ ra là chị Yến chẳng hiểu gì:
- Em quên, từ lâu em dấu chị một chuyện. đó là em và anh Hòang đã quen nhau, sau những ngày anh ấy lui tới nhà mình.
- À ra thế!
- Trước đây em gái anh ấy cũng đồng ý cho tụi em quen nhau, và chính cô ta đã tạo điều kiện cho bọn em đi chơi chung, nhưng gần đây bạn của em anh ấy lại bảo cô ta làm mai anh ấy cho cô ta, anh ấy không chịu và câu chuyện bắt đầu rắc rối!
- Sao lại phức tạp dử vậy.
- Da! Cô ta là con một ông chủ nhà bank, rất giàu có, gia đình anh ấy muốn anh ấy quen với cô ta.
- Có điên không? Con trai mà cũng cần quen với con gái nhà giàu để nhờ tấm thân nữa sao?
- Em không biết, nhưng vừa rồi gia đình anh ấy lên gặp má, và ra ý cấm đóan làm má giận bắt em phải chấm dứt.
.
Như vậy là hai tuần lể vừa qua tôi không sang nhà Ly chơi là xảy ra bao nhiêu chuyện mà tôi không biết. Tôi hỏi:
- Nhưng ý của Hòang thì sao?
- Dĩ nhiên là anh ấy không chìu theo ý họ.
- Rồi sao nữa?
- Thế là họ làm cớ này cớ nọ thúc bách,. Họ đem hiếu nghĩa ra để dọa dẫm...và buộc anh Hòang phải chia tay với em.
- Hòang đã nói gì với em?
- Anh ấy hẹn em đến sở, đưa cho em một gói đồ (là những vật kỷ niệm của hai đứa), mấy lá thư, và nói lời từ giả..
- Chỉ có vậy thôi à! Sao em nghi là tự tử?
- Em thấy sắc mặt của ảnh khác thường và giọng nói của ảnh run run.
Yến bắt đầu thấy hơi lo, bây giờ là hơn 5 giờ chiều rồi, sở đã tan. Nếu trước 5 giờ, Yến mới có thể vào sở của Hòang để biết hư thực. Còn giờ này thì không lý do gì vào đó được vì cơ quan của Hòang là cơ quan quân sự. Ly nói:
- Hôm nay là ngày trực của ảnh. Ảnh trực chung với một người bạn nữa.
Giải pháp duy nhất của Yến là gọi điện vào đó. Yến dẫn Ly vào phòng của xếp để mượn điện thọai.
- Alô! Hòang đó hả, Yến đây.
- Hòang đây.
- Hòang đang làm gì đó.
- Hôm nay Hòang trực.
- Hòang nói cho Yến nghe là Hòang đã làm gì?
- Hòang có làm gì đâu, Hòang...ngồi đây... trực thôi!
Sốt ruột vì những câu nói lững lơ của Hòang, Yên nói:
- Ly đã đến đây và kể cho Yến nghe hết mọi chuyện. Hòang làm sao thế?
- Chẳng có sao cả.
- Chẳng có là sao? Hai người yêu nhau phải không? Hai người bị cấm đóan phải không? Và bây giờ Hòang định làm gì?
Hòang đáp:
- Sống khó quá thôi thì..
Yến như muốn điên tiết lên, và hét lên trong điện thọai:
- Chết phải không? Chết giải quyết được gì.?
Hòang đáp:
- Không được gì..., nhưng... không phải khó xử!
Giọng nói của Hòang như đứt quãng và hơi yếu không giống thường ngày. Yến không biết phải giải quyết thế nào qua điện thọai. Vì thật sự nếu làm rùm beng lên, có thể cứu sống Hòang, nhưng không tránh khỏi kỷ luật của quân đội. Bằng im lặng đối đáp qua điện thọai, Yến không biết chuyện sẽ đi đến đâu. Yến hỏi Hòang:
- Hòang đã uống thuốc phải không?
- Ừ, thì...mới có 20 viên thôi, từ từ.. uống tiếp.
Ly giật máy điện thọai trong tay Yến,
- Anh,! Rồi lại giọt ngắn giọt dài, chẳng câu nào thành câu. Nước mắt cứ thế lã chã rơi. Xếp tôi ngồi gần đó, thỉnh thỏang nhìn tôi và không hiểu chuyện gì xảy ra. Trời đã sụp tối.
Như cố nuốt những gì còn nghèn nghẹn ở cổ Ly lại gọi tiếp:
- Anh! Ruột Yến rối cả lên. Văn phòng của xếp phải đóng cửa, cô phải ra về, cô phải làm sao đây. Yến giật phắt điện thọai trên tay Ly và nói một cách vội vàng:
- Thôi được, Hòang muốn chết thì cứ chết, còn muốn sống tìm cách mà qua bệnh xá xin thuốc giải bảo là bệnh - uống thuốc quá liều rồi từ từ Yến sẽ giúp cho. Không có việc gì qua thời gian mà không giải quyết được. Một năm không được thì năm năm, mười năm. Có đợi được thì mới chứng tỏ được lòng thành...
Lấy hơi thêm một chút cương quyết, Yến nói:
- Bây giờ Hoàng muốn được kết hợp thì nghe lời Yến, còn muốn chết thì cứ việc...
Và Yến cúp máy.
Yến điên đầu vì cặp nhân tình này, Ly thì vắt cái khăn ràng rụa nước mắt, tiếp tục lau..., rồi vắt. Xếp Yến thì ngơ ngác nhìn cái cảnh đau thương đầy nước mắt này mà không biết có hiểu gì không?