Chương 9

Thái An chống cằm thờ thẫn:
– Lẽ nào chưa đầy một tháng, mày đã có một mối tình trên cả tuyệt vời như vậy. Nói thiệt mày làm tao thấy ganh tỵ quá.
Hồng Miên hiu hắt:
– Ganh tỵ à? Mẹ tao cấm triệt đề với lý do sợ San không bỏ được ma túy.
Tao đang rầu thúi ruột đây.
An chép miệng:
– Cô Nhạn cấm cũng phải. Ai lại không sợ dân ken.. Lỡ hắn dính. HIV thì càng chết nữa.
Miên ré lên:
– Mày nói bậy, San không như vậy.
Giọng An tỉnh rụi:
– Ủa! Hắn có đưa giấy xét nghiệm cho mày coi à?
– Làm gì có.
– Vậy mày đừng khẳng định.
Miên giậm chân:
– Trời ơi! Đang buồn, nghe mày nói tao chỉ muốn chết.
An chi chiết:
– Dễ chết vậy sao em. Nếu tao không nhớ lầm, hồi đó tên Tlí cũng đòi chết lên chết xuống vì mày. Bây giờ hắn vẫn phây phấy chờ đi du học. Mày đừng muốn chết, tao tức cười lắm, khi nhớ tới mày và hắn trước đây...
Miên xua tay:
– San và Trí khác xa nhau lắm.
An gục gặc đầu:
– Nghĩa là lần này mày yêu thật chớ không yêu thử như với Trí?
– Sao mày cứ... đá giò lái tao hoài thế? Chắc mày không tin, nhưng với San, tao có tình cảm rất đặc biệt. Từ khì gặp San, tao tin có tiếng sét ái tình.
Thái An tròn mắt:
– Trời ơi sến... Phải mày không vậy Miên?
Miên ức muốn khóc. Cô muốn tìm một người đồng cảm, nhưng khó quá.
Thái An là đứa bạn thân nhất của Miên, vậy mà nó toàn bàn ra mỗi khi cô nhắc tới San. Không ai tin và có tình cảm với anh hết. Miên thấy rây rẫy trên các thông tin đại chúng, người ta kêu gọi đón nhận những người đã cai nghiện, tạo việc làm cho họ, thân thiện với họ v..v.. xem ra không phải dễ, càng khó hơn cho ai đã yêu một người lỡ đính vào ma túy.
Đúng như San đã nói:
''Phải có niềm tin nếu yêu anh''. Chao ôi! Lẽ nào niềm tin của Miên đang chao đảo?
Thái An hỏi:
– Nếu mọi người nhất định không ủng hộ, mày định thế nào?
Miên chắc chắn:
– Tao vẫn yêu và San sẽ khẳng định bản thân mình cho mọi người thấy tụi tao yêu nhau là đúng.
– Khẳng định bằng cách nào?
– Công việc San là người có tài. Công ty San làm trước đây vẫn dành cho ảnh một chỗ. San đang ấp ủ một công trình rất độc đáo, đó là mô hình một khu du lịch biển.
Giọng Thái An dài ra:
– Ở đảo mà mày và hắn vừa gặp nhau chớ gì? Cha chả, đúng là tình đẹp như mơ. Nhưng mày ạ! Danh thủ siêu sao Maradona cai tới cai lui mấy...chục lần vẫn còn là tù nhân của ma túy, nhắm vô danh tiểu tốt như chàng Rô-bin-sơn trên hoang đảo của mày đoạn tuyệt nổi với thứ thần chết giấu mặt ấy không?
Miên khó chịu:
– Maradona khác, San khác. Siêu sao mà không vượt qua được bản thân mình vẫn thua một người vô danh tiểu tốt. Tao không quan tâm đến Maradona.
Thái An... ca cải lương:
– Khá lắm! Gã San ấy thật diễm phúc khi có một hồng nhan tri kỷ như mày.
Miên làm thinh khi thấy bà Nhạn từ trên lầu đi xuống.
Thái An cười toe:
– Cháu chào dì ạ.
Bà Nhạn cũng cười:
– Mẹ khỏe không An?
– Dạ khỏe. Nếu biết dì về ở đây luôn, thế nào mẹ con cũng ghé.
Bà Nhạn nói:
– Dì ở đầy luôn rồi.
Liếc về phía Miên, bà nói tiếp:
– Dì phải chăm sóc Miên, nó vẫn chưa ổn về cả tinh thằn lẫn thể lực.
Miên lầm bầm:
– Con ổn rơi, mẹ không cần ở đây vì con.
Thái An kêu lên:
– Nhỏ này kỳ. Có mẹ bên cạnh hổng sướng hơn sao.
Miên biết mẹ muốn giám sát mình. Khi nghe má Hai báo cáo Miên quen một gã xì ke, mẹ đã hồn vía lên mây, ngày trước ngày sau bắt cô về Sài Gòn ngay.
Miên đã về rồi mẹ vẫn chưa an tâm, bà theo sát cô như hình với bóng, khiến Miên có cảm giác bị giam lỏng. Cô chỉ liên lạc với San qua Internet. Mẹ không thể kiểm soát được hộp thư của. Miên nên những lời lẽ San dành cho cô qua những email vẫn còn là một bí mật của hai người.
Những lúc lên mạng trò chuyện là thời khắc thiêng liêng giúp San và Miên thấy như vẫn đang ở cạnh nhau. Cô tin San sẽ trở lại đúng với con người trước đây. Cô tin anh đã đoạn tuyệt hẳn với ma túy.
Thái An chưa tiếp xúc với San, cả mẹ cũng vậy, nên mới có thành kiến với anh. Chớ San là người đặc biệt, Miên không nghĩ mình đã yêu lầm.
Bà Nhạn bảo:
– Mẹ đi làm đây. Hai đứa vui nhé! À, trong tủ lạnh nhiều trái cây lắm, Miên mang ra cho An ăn với.
Miên gầt đầu:
– Vâng.
Bước ra tới cửa, bà bổng quay lại giọng ngập ngừng:
– À, hôm trước con nói công ty San từng làm là công ty gì? Mẹ quên rồi.
Miên buột miệng:
– Dạ công ty Triệu Hưng ạ!
Mặt bà Nhạn biến sắc, bà gượng cười:
– Triệu Hưng à? Mẹ chưa từng nghe qua.
Rồi bà đi ra cổng khi nghe tiếng taxi vang lên. Vào xe ngồi rồi tâm trí bà vẫn còn bần thần. Sao lại là công ty Triệu Hưng chớ không là công ty nào khác.
Hôm trước bà có nghe Miên loáng thoáng nói San gọi tay giám đốc công ty là anh. Không biết họ quan hệ như thế nào. Có cùng huyết thống bà con gì không. Nếu bà nhớ không lầm, ba của Triệu Hưng có những hai bà vợ. Khi mẹ Triệu Hưng mất, ông bố tục huyền và đã có thêm một dòng con khác. Có khi nào San là em cùng cha khác mẹ với Triệu không?
Bà Nhạn thắc thỏm như ngồi trên lửa. Mở ví bà lấy danh thiếp cửa ông Triệu ra. Tấm danh thiếp bị bà vò đi vuốt lại mấy lần đã nhàu nát nhưng họ tên, chức danh và số di động của giám đốc Triệu vẫn rất rõ.
Bà liền gọi cho Triệu. Hy vọng giờ này cậu ta không bận bịu gì và sẽ cho bà một cuộc gặp mặt.
Không đợi lâu quá năm giây, bà đã nghe giọng ông Triệu trinh trọng:
– Dạ.... Triệu đây ạ!
Bà nhẹ tênh:
– Hồng Nhạn! Triệu chưa quên chớ?
Bên kia im lặng. Rồi giọng Triệu òa ra:
– Chưa! Tôi chưa bao giờ quên chị. Sau lần đó tôi muốn liên lạc nhưng không được. Cái anh chàng mà chị đã dùng điện thoại của tôi gọi đã không cho tôi thông tin về chị, dù tới lúc này, số di động của anh ta tôi vẩn chưa xóa.
– Bây giờ tôi đã gọi cho Triệu rồi còn gì. Chúng ta có thể gặp nhau không?
– Sao lại không? Chị định khi nào?
Bà Nhạn thoáng do dự:
– Ngay bây giờ.
Ông Triệu cười nhẹ:
– Chị khiến tôi háo hức vì tò mò. Ngay bây giờ! Một đề nghị hấp dẫn. Tôi đồng ý. Chị chọn địa điểm hộ.
Bà Nhạn nói ngay:
– Vào Giọt Nắng đi. Không gian ở đó được lắm.
– Vâng. Tối sẽ tới đó ngay bây giờ.
– Hẹn gặp Triệu.
Lôi cái gương nhỏ ra, bà vừa bảo tài xế chạy sang đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa bà vừa ngắm lại mình.
Hôm nay bà chỉ trang điên nhẹ thôi, nhưng trông bà hết sức tươi trẻ và dĩ nhiên là quyến rũ trong cái váy đơn giản cô thuyền, không tay màu mận chín.
Bà sẽ bắt đầu câu chuyện như thế nào nhỉ?
Triệu không phải khách hàng để bà có thê thả mồi bắt bóng, bây giờ cậu ta hẳn không còn si mê bà như thời cậu ta mới lớn. Với Triệu, bà nên đối xử giống một người bạn lâu năm xa cách giờ gặp lại là hay nhất.
Mãi suy nghĩ, taxi đã tới quán Giọt Nắng. Bà trả tiền xe rồi khoan thai bước vào quán.
Tiếng phong linh reo vui ngay cửa khiến bà có cảm giác như ở nhà. Khi nhớ tới cái phong linh bằng vỏ ốc của Miên.
Một người phục vụ mặc đồng phục bước tới lễ phép hỏi:
– Xin lỗi cô, có phải là cô Hồng Nhạn?
Bà Nhạn gật đầu. Người phục vụ nói:
– Mời cô theo cháu lên lầu.
Bà Nhạn buột miệng:
– Ông ta đã đến rồi à?
– Vâng. Ông Triệu đang chờ cô.
Bà Nhạn bỗng thấy hồi hộp như cô gái lần đầu đến nơi hò hẹn. Bà không dám bước mạnh và nghe tim đập liên tục khi thấy ông Triệu.
Bằng phong thái hết sức chững chạc, lịch lãm, ông đứng dậy đón bà và đưa tới tận chỗ ngồi.
BàNhạn nóng bùng cả người khi bắt tay ông. Một bàn tay đàn ông khỏe mạnh và rất tài hoa vì dòng họ Ung vốn nổi tiếng tài hoa cơ mà.
Ông Triệu cười:
– Quả thật chị không khác xưa bao nhiêu.
Bà Nhạn thích vì những lời khen tặng đó nhưng bà vẫn đẩy đưa.
– Triệu nói thế chớ, hai mươi mấy năm rồi còn gì. Những thứ bất di bất dịch như trời đất còn thay đổi, huống chi con người.
Ông Tliệu nhìn bà:
– Chị dùng gì nhỉ?
Bà Nhạn nói ngay:
– Nước cam vắt.
– Như ngày xưa?
– Vâng. Như ngày xưa. Không ngờ Triệu vẫn nhớ.
Ông Triệu đợi người phục vụ đi khỏi mới nói:
– Đã nói tôi chưa bao giờ quên những gì thuộc về chị mà. Kỷ niệm như một tặng vật quý của cuộc đời, lâu lâu nhớ tôi mở cửa ký ức ra nhìn lại. Ngày xưa, anh Hưng và mấy ông bạn của ảnh vẫn ngâm nga hai câu thơ khi nói tới chị. Tôi vẫn còn cất hai câu thơ đó trong ký ức.
Bà Nhạn nhíu đôi mày mỏng dính:
– Đó là hai câu nào? Tôi không biết.
Hơi ngả người tựa lưng vào ghế, ông Triệu đọc:
Áo dài lùa nắng vào mây Dấu chân hồng nhạn rụng đầy gió sương.
Ông Triệu thoáng chút bâng khuâng:
– Hồi đó anh Phúc, bạn anh Hưng đã bói hai câu thơ ấy để đoán cuộc đời chị, sau này.
Bà Nhạn kêu lên đầy thú vị:
– Vậy à! Anh ấy đã đoán thế nào?
– Chuyện trẻ con mà!
– Nhưng tôi vẫn muốn nghe.
Ông Triệu ngập ngừng:
– Bản thân hai câu thơ đã nói lên cả rồi. Chị truân chuyên lắm, đa đoan lắm.
Khi nhớ về chị, tơi luôn mong ông Phúc bói ra ma.
Bà Nhạn gượng cười:
– Đã từng tuổi này rồi có gió sương nào tôi chưa từng trải. Có lẽ anh Phúc đúng.
Ông Triệu im lặng, rồi ông vỗ trán:
– Tôi đãng trí quá. Cô bé, con gái chị thế nào rồi?
Bà Nhạn nói:
– À, con bé tên Hồng Miên. Lần đó nó bị chấn thương đầu phải mổ.
– Chà! Nặng vậy à? Bữa đó tôi phải đi Thái Lan ngay nên mất liên lạc với chị. Thú thật tôi rất mong gặp lại chị, hoặc được nghe chị nói qua điện thoại.
Mong để làm gì, tôi cũng không hiểu.
Hai người lại im lặng. Ông Triệu bảo:
– Chị uống nước đi.
Bà Nhạn xoay cái ly trên bàn. Ông Triệu ân cần:
– Chị cứ nói lý do gặp tôi, đừng ngại. Chúng ta đều già cả rồi.
Bà Nhạn nhìn ông:
– Chính vì già nên người ta mới đắn đo trước khi mở lời.
Ông Triệu buột miệng:
– Chị muốn biết về anh Hưng phải không?
Bà Nhạn khẽ lắc đầu:
– Tôi muốn biết về người khác kìa.
Ông Triệu ngạc nhiên:
– Ai nhỉ? Hắn ta chắc rất quan trọng nên chị mới gặp tôi.
Bà Nhạn bưng ly cam vắt vàng óng lên uống một ngụm rồi hỏi:
– Cái tên San có gợi cho Triệu điều gì không?
Ông Triệu không trả lời ngay. Uống một chút cà phê cho bớt bất ngờ, ông tự đặt cho mình một câu hỏi:
San đã làm gì khiến Hồng Nhạn phải tìm đến ông?
Rỏ ràng nó vẫn còn ngoài đảo mà.
Ông Triệu gật gù:
– San à! Một gã bạt mạng đấy. Hắn đã làm gì phiền đến chị nhỉ?
Bà Nhạn so vai:
– Cậu ta là một con nghiện, đúng không? Và đã là một con nghiện thì phiền rất nhiều người. Tôi muốn biết giữa Triệu và San có quan hệ thế nào? Xin lỗi, câu hỏi này không dược lịch sự, nhưng tôi cần biết điều đó.
– San đã gây ra chuyện gì, chị cứ nói với tôi. Cậu ấy là em út trong nhà, được cưng chiều quá nên hư.
Bà Nhạn liếm môi:
– Là em út à?
Ông Triệu ngạc nhiên:
– Vâng. San là em út. Trước đây là một trợ thủ đắc lực cho tôi và anh Hưng.
Bà Nhạn mệt nhọc nói từng tiếng:
– Tôi nhờ Triệu nói với cậu ấy đừng đeo đuổi Hông Miên nữa.
Trán ông Triệu nhíu lại:
– Vì San từng chơi ma túy à? Tôi không nghĩ chị hẹp hòi như vậy. Chúng ta có xa lạ gì đâu, hãy tin tôi, tôi đã hứa sẽ giúp San đoạn tuyệt với ma túy. Thằng bé đã làm được điều đó, ít ra ở bước đầu. Nó đang cần có bạn, có người hiểu và yêu thương nó. Chị nỡ nào bắt nó xa Hồng Miên?
Ngừng lại để xem phản ứng của bà Nhạn xong, ông Triệu nói tiếp:
– San vừa khoe với tôi qua những email rằng nó mới quen một cô bé. Thật không ngờ là Hồng Miên, con gái chị. Tôi nghĩ chị cứ để tụi nhỏ tìm hiểu nhau.
Bà Nhạn ngắt ngang lời ông Triệu:
– Không được. Dứt khoát là không được.
Ông Triệu im lặng. Một lát sau, ông nói:
– Tôi đứng ra chịu trách nhiệm với chị về San. Nó là đứa biết phục thiện.
– Nghiện ma túy thì khó phân biệt thiện ác lắm. Tốt nhất tôi phải bảo vệ con mình.
– Chị không thể nói theo cảm tính. Tôi rất tiếc không thế ủng hộ chị.
Rồi ông Trìệu nhó nhẹ:
– Hãy bỏ định kiến ấy đi. Tôi biết chị không phải người hay cău nệ vì chị sống thiên về tình cảm, sống hết mình khi đã yêu.
– Chính vì vậy tôi nói như ngày hôm nay. Tôi chỉ có mình Hồng Miên, bây giờ tôi chỉ vì nó.
Ông Triệu nhấn mạnh:
– Chị một mình nuôi Hồng Miên sao?
Bà Nhạn nhếch môi:
– Có gì đâu Triệu phải ngạc nhiên. Thế giới này vẫn đầy những người đàn bà một mình nuôi con. Tôi không chỉ sống thiên về tình cảm, sống hết mình khi đã yêu mà tôi còn thích sống tự do nữa.
Ông Triệu từ tốn – Hồng Miên chắc cũng thích sống tự do. Chị khó lòng cản được, nếu con bé đã yêu.
Bà Nhạn nói:
– Nó và San không đến với nhau được đâu. Với tôi, chuyện San từng sử dụng ma túy chỉ là vấn đề nhỏ. Vẫn còn một nguyên nhân khác sâu xa hơn, quan trọng hơn kìa.
Ông Triệu nhìn bà:
– Chị nói rõ hơn đi.
Bà Nhạn lắc đầu:
– Tôi không muốn vì sẽ ảnh hướng đến những người khác. Tôi chỉ tóm lại rằng San và Miên là không thể, vì San từng dính vào ma túy.
Ông Triệu gõ những ngón tay lên bàn:
– Với lý do không thuyết phục ấy, bọn trẻ sẽ bất chấp.
Bà Nhạn lạnh lùng:
– Nếu thế tôi sẽ tìm cách đưa Hồng Miên ra nước ngoài bằng một cuộc hôn nhân.
– Có cần phải như thế không? Chị làm tôi ngạc nhiên quá đỗi.
Bà Nhạn trả lời chắc nịch:
– Rất cần. Và tôi sẽ tiến hành ngay chuyện này chớ không để lâu đâu.
Ông Triệu chép miệng. Hồng Nhạn ngồi trước mặt ông hiện giờ hoàn toàn khác với một Hồng Nhạn thỉnh thoảng ông vẫn gặp trong những giấc mơ đầy hoài niệm. Hông Nhạn thuở đó từng sướt mướt như con chim non trong giông bão. Cô đã nức nở trên vai ông khi biết anh Hưng đi du học, để rồi sau đó Hồng Nhạn bặt vô âm tín. Thoắt một cái hai mươi mấy năm ròng, ông thấy tiếc những giấc mộng vì nó quá đẹp. Trong khi sự thật lại quá trần tục. Ông đang đối điện với một người đàn bà tính toán, nhẫn tâm, vô cảm ngay với chính con gái duy nhất cúa mình.
Hông Nhạn đã trải qua sóng gió gì để trờ nên một người như vậy?
Ông Triệu khoát tay:
– Đó là những dự định sẽ làm trong tương lai. Ngày hôm qua, của chị đã như thế nào? Thú thật tôi tò mò lắm. Tại sao ngày đó chị biến mất nhỉ? Tôi tới chỗ chị ở trọ, chi đã dời chỗ khác. Về Mỹ Tho tôi cũng khống tìm ra chi. Sau đó tôi cũng đi học ở Úc.
Bà Nhạn nhả từng lời:
– Khi anh Hưng di tu nghiệp mà không nói với tôi một lời, dù chỉ một lời chia tay giữa hai người bạn tự tôi đã trở thành người khác mất rồi. Tôi xem như trên đời này không có ai tên Ung Bá Hưng.
Ông Triệu se sắt lòng:
– Chi có hiểu lầm tình cảm của anh ấy không? Anh tôi là người chỉ biết đến công danh sự nghiệp. Trái tim ảnh không dành cho phụ nữ. Tới bây giờ cũng vậy. Anh ấy cũng đã có gia đình, nhưng vì không có con nên hai người cũng đã chia tay.
Bà Nhạn ngắt lời ông:
– Triệu nói điều đó với tôi làm gì? Ung Bá Hưng trong đời tôi đã chết rồi.
Tôi đã nói hết những gì cần nói. Giờ tôi xín phép.
Ông Triệu sững sờ nhìn bà Nhạn hấp tấp bước đi như chạy trốn. Rõ ràng tâm trạng bà ta không giống với lời nói và sự thể hiện bên ngoài. Bà Nhạn cố tình gạt bỏ cái vân đang ăn sâu trong lòng. Bà ta chưa quên anh Hưng, điều đó sáng như ban ngày.
Ông Triệu xót xa cho bà, cho ông và cho cả anh trai mình. Một cuộc tình ngỡ chỉ là trò đùa, ngỡ chỉ thoáng qua trong đời, nào ngờ nó như một dấu ấn nung nóng đóng vào tim. Không ai thấy, không ai hay, nhưng hai trong người vẫn còn đau đến tận bây giờ.
Bà Nhạn đã đi rồi, ông vẫn còn tự hỏi. Bà có biết ông đã từng yêu bà như thế nào không?
Ông Triệu khẽ lắc đầu. Có lẽ vừa rồi ông gặp một người khác, chớ không phải một Hồng Nhạn như ông đã luôn hoài nhớ.
Bỗng dưng ông thấy sợ hai tiếng ''Thời gian''. Thời gian khiến nước chảy đá mòn, khiến cô gái ngày xưa từng ngự trong tim ông như một thiên thần đã hóa thành một kẻ trần tục lạnh lùng vô cảm.
Hồng Miên ngắm mình trong gương. Tóc cô đã mọc ra rồi nhưng mái tóc này vẫn còn ở top siêu ngắn. Hôm qua mẹ đưa Miên tới tận tiệm Thìn để cấy kéo vàng đích thân tỉa tót cho cô. Mẹ bảo cần điệu hạnh một chút đề lấy chồng.
Dù biết mẹ đùa, nhưng Miên vẫn thấy không thích khi nghĩ tới San. Cô biết người chồng nào đó mà cô lấy theo ý mẹ không thể là San, vì bà đâu muốn thế.
Nỗi buồn lâu nay cô nén xuống đáy lòng, giờ chợt bùng lên khiến cô khó thở.
Miên nhớ San quá. Nỗi nhớ càng nhân lên khi bị cấm đoán, Miên không biết ở nơi xa đó San nhớ cô tới mức nảo, dầu sao Sài Gòn vẫn còn nhiều chỗ đề rong chơi, Miên vẫn có thể cùng Thái An đi loanh quanh đây đó cho hết ngày, chớ không nhìn đâu cũng thấy biển như San.
Miên đã đi học trở lại, dù số môn cô thiếu nợ hơi bị nhiều. Rồi Miên sẽ học bù đề trả nợ, điều quan trọng là bây giờ cô đã bận rộn, nên tâm trí không chỉ dồn cho việc nhớ San.
Mỗi ngày đều đặn hai người vẫn email cho nhau. Thỉnh thoảng vẫn có chat, nhưng mạng ở đáo cứ rớt liên tục nên chat giữa chừng vẫn hất hoảng gọi ''Anh đâu rồi? Em đâu rồi?'' Bà Hai gọi vọng vào:
– Thái An chờ con ngoài cửa kìa.
Miên dạ rõ to, cô ngắm lại mình lần nữa rồi mới xuống nhà. Bữa nay nhỏ An không biết hứng thú chuyện gì mà đòi đi uống cà phê. Miên không thích lắm, nhưng vì bạn, cô không thể từ chối.:
Hai đứa chui vào một quán cà phê nhỏ nhưng nhạc trữ tình lãng mạn tràn ngập không gian.
Vừa ngồi xuống chiếc ghế êm êm, Miên đã nói:
– Bao giờ San về, tao sẽ hẹn anh ấy ở đây.
Thái An ậm ự:
– Bao giờ tới bao giờ hẵng hay. Còn bây giờ tao muốn thông báo với mày một chuyện nghiêm trọng.
Miên vô tư cười:
– Chuyện gì mà nghiêm trọng? Với tao ngoài những gì liên quan tới San ra thì không vấn đề gì gọi là nghiêm trọng hết.
An hất mặt:
– Mày uống gì?
– Cà phê!
– Coi chừng không ngủ được đó.
Miên nhún vai:
– Chuyện nhỏ! Ngày nào tao không uống cà phê.
An búng tay:
– Hai cà phê đen...
Miên lơ đãng nhìn mấy bức tranh chép lại treo trên tường. Đó là một bức tranh vẽ cảnh biển động. Bầu trời tối sầm và những con sóng cao đang ập vào bờ. Bức tranh mang tới cho cô một cãm giác bất an nên Miên quay mặt đi.
Giọng An cũng vừa vặn vang lên:
– Hồi sáng này dì Nhạn ghé nhà tao. Mẹ tao kéo dì vào phòng với vẻ hết sức khác thường. Chính vẻ khác thường ấy làm tao vốn là đứa tò mò đã không sao không lén rình nghe trộm qua cửa sổ.
Tim Miên nhói lên một nhịp. Cô chợt thấy lo vì cách nói của Thái An.
Cô liếm môi:
– Mày đã nghe được gì nào?
An buông một câu:
– Dì Nhạn sẽ gả mày đó.
Miên vuốt cái đầu hai phân tóc của mình.
Cô buột miệng:
– Vậv là thật rồi!
An ngạc nhiên:
– Mày biết rồi hả?
Miên nuốt nước bọt:
– Mẹ tao bảo sửa sang đầu tóc lại cho đẹp để lấy chồng. Tao tưởng mẹ tao nói chơi chớ. Lạy chúa! Bà định ép duyên tao chắc:
Thái An làm thinh. Cô cũng có cảm nghĩ đó, nhưng không thể nói ra.
An ngập ngừng:
– Dì Nhạn muốn tốt cho mày, chớ ai nỡ ép duyên con. Dì Nhạn nói là bất đắc dĩ lắm.
Miên nhêch môi:
– Nếu vậy, mày cho tao biết làm gì?
An nhỏ nhẹ:
– Vì mày là bạn tao...Ngày xưa mẹ tao cũng từng khuyên mẹ mày rất nhiều điều, nhưng mẹ mày đâu có nghe. Bây giờ tao cũng khuyên, cho dù mày không thèm nghe.
– Mẹ tao rất bướng bỉnh và cố chấp. Tao không thích giống bà, nhưng tao không phải là con búp bê để bà muốn đặt ở đâu thì đặt.
Giọng chắc nịch, Miên nói:
– Tao sẽ tiếp tục chờ San. Muốn vậy phãi không lệ thuộc vào mẹ. Có lẽ tao sẽ tìm một việc làm.
Thái An nhìn Miên rồi hạ giọng:
– Tao còn nghe chuyện này nữa. Hình như là dì Nhạn vừa gặp lại chú ruột của mày.
Trán Miên nhíu lại, thoáng chốc cô quên bén chuyện lấy chồng, Cô thảng thốt:
– Chú ruột của tao? Ông là ai vậy?
An nhăn nhớ:
– Tao không biết. Lúc đó hai nguời thì thào nhỏ xíu. Nhà bên cạnh lại mở nhạc Rock, tao chịu thua. Có điều tao biết chính vì cuộc gặp này mà dì Nhạn quyết định gả mày cho một tay Việt kiều nào đó để mày ra nước ngoài sinh sống. Quyết định này chứng tỏ đì Nhạn rất quyết liệt với việc bắt mày xa San.
Hồng Miên hết sức hoang mang. Cô hầu như không có họ hàng thân thích.
Giòng bên ngoại cô, sống hết ở nước ngoài, ông bà ngoại mất sớm, nên mẹ cô từ trẻ đã quen sống tự do tùy ý. Còn bên nội, Miên chưa một lần nghe mẹ nhắc đến. Vậy thì tại sao bữa nay lại có một ông chú ruột xuất hiện? Đã thế vì ông.
ta mà mẹ quyết định bắt cô lấy chồng. Ông chú ắy là người như thế nào mà hắc ám dữ vậy?
Nhìn An, Miên nói:
– Chắc chắn dì Ngà biết chú tao, thậm chí ba tao nữa. Mày ráng tìm hiểu giúp tao.
Thái An le lưỡi:
– Mẹ tao là người rất nguyên tắc, không dễ moi tin đâu, mày đừng có mơ.
Miên hùng hồn:
– Vậy tự taơ sẽ đi hỏi dì Ngà.
An giẫy nẩy:
– Mày muốn tao bị mắng chắc?
Miên cau có:
– Cái gì mày cũng hổng chịu. Thà mày đừng kể lể với tao.
An xìu xuống:
– Thì phải từ từ để tao tìm cơ hội chớ.
– Từ từ... Người ta đang nóng như lửa mà mày bảo từ từ.
An cười cười:
– Ít nhất cũng phài tới lúc tóc mày chấm ngang vai, dì Nhạn mới gả chồng.
Giờ tới đó vẫn còn chữa lữa kịp mà.
Mắt Hồng Miên tối sầm lại, cô thở dài:
– Nếu biết mẹ tao có ý này, San sẽ nghĩ gì?
Thái An vẫn giữ giọng tưng tứng:
“Nếu biết rằng em đã có chồng Anh về lấy vợ thế là xong.
Vợ anh không đẹp bằng em mấy.
Nhưng lấy cho anh đỡ lạnh lùng''.
– Nè, nếu cần một người vợ, San có thể lấy cô nàng ở làng chài. Cô ta ngày hai bữa nấu cơm, tối tớị. hì hì... đủ để San khỏi lạnh lùng ở nơi đảo xa quạnh vắng kia.
Miên bật khóc ngon lành, khiến Thái An tịt ngòi, con bé lơ láo ngó quanh.
– Nín! Người ta nhìn mày quá trời kìa. Trọc đầu, đã ấn tượng lắm rồi, còn khóc nhè nữa.
Miên hít hít mũi:
– Mày thích tao khóc lắm mà. Nhưng nếu sự thật đúng như vậy, tao không khóc đâu. Tới lúc đó, mọi người, kể cả San sẽ khóc tao.
An giả lả:
– Tao đùa mà! Làm gì mà nghiêm trọng dữ vậy? Nói thật! Ngu nhất thiên hạ mới chết vì tình. Mày mà chết thì San sẽ có người khác ngay chớ lão không chết theo mày như Roméo ngốc nghếch ngày xưa đâu.
Hồng Miên chẳng còn hơi để cãi với An. Cô lầm bầm bốn câu thơ đầy chua chát Thái An vừa đọc mà hoảng hồn. Cô không muốn thế chút nào. Nếu vậy, cô và San phải nắm tay nhau trèo đèo vượt biển:
Cả hai cần cho thế giới này thấy tình yêu của mình bền vững sắt son cở nào, có như vậy mới không sợ mất nhau.
Đang lúc Miên còn hoang mang vi tất cả những gì vừa nghe thì An kéo tay cô.
Giọng con nhỏ chua loét.
– Trông kìa Miên! Đẹp đôi ghê!
Nhìn ra cửa, Miên thấy Trí. Anh chàng không đi một mình mà đang cặp tay một cô gái mặc áo hoa sát nách và một cái váy màu hồng nhạt khá model. Cô nàng hớn hở bấu lấy Trí như sợ anh chàng bay mất khi gặp gió. Hôm nay trông Trí cũng lạ. Anh có vẻ ăn chơi từng trải hơn nhiều so với thời gian đeo đuổi Miên.
Thái An lên tiếng:
– Mày thấy chưa. Đàn ông là thế đó!
Miên nhếch môi. Cô nhận ra mặt Trí biến sắc khi thấy mình. Anh lúng túng bước xa cô gái rồi lúng túng ngồi xuống mà không hề kéo ghế mời cô ta như anh vẫn thường... ga lăng mỗi khi đi với Miên. Nhưng sự lúng túng ấy chỉ tích tắc một chớp mắt thôi. Trí chủ động ngồi sát cô gai rồi cả hai châu đầu, kề vai thì thầm trông thật tình tứ.
An bĩu môi:
– Trẻ con! Rẻ tiền!
Hồng Miên nhún vai. Trông họ ghét thật, nhưng tâm trí cô không còn chỗ dành cho sự sân si ghen ghét ấy. Cô đã gạch bỏ tên Trí từ khi anh biết mẹ cô là người như thế nào.
Với cô anh không đáng quan tâm. Thế nhưng Miên lại bối rối khi Trí bỗng nhiên tiến về chỗ Miên ngồi.
Giọng anh,vẫn ngọt như hồi nào:
– Miên khỏe hẳn chưa?
Miên khẽ gật đầu. Cô hờ hững:
– Còn anh thế nào? Bao giờ đi du học?
Trí trả lời:
– Có lẽ sang năm.
Rồi hai người rơi tỏm vào im lặng. Thái An hất hàm:
– Về chỗ của mình đi ông ơi. Tụi này không muốn bị người khác nhìn bằng đôi mắt hình viên đạn đâu.
Trí giọng cười:
– Thì ra cô Hồng Nhạn, mẹ Miên từng là bạn của bác Hai anh hồi xưa...
Miên chớp mi:
– Điều đó cũng đâu nói lên được gì khi chúng ta không thích hợp làm bạn của nhau. Chỗ này không đành cho anh, về với người ta đi.
Ngần ngừ một chút, Trí nói:
– Anh sẽ gọi điện, Miên đừng ngắt máy nếu nghe tiếng anh nhé.
Miên chống tay nhìn ra đường. Cô nhỏ nhẹ:
– Anh đừng gọi. Miên không thích!
Trí thở dài thật não nuột:
– Vâng. Anh hiểu. Nhưng Miên này, hồng nhan đa truân, liệu số phận của em có thoát khỏi kiếp hồng nhan như mẹ em không mà tự cao?
Miên nuốt nghẹn xuống. Cô chưa biết phản ứng thế nào, Thái An đã rít lên:
– Xéo! Đồ tồi!
Trí quay đi thật nhanh. Hồng Miên run lên như vừa bị ai tạt một thau nước lạnh. Cô hiểu ý Trí. Anh ta đúng là tồi khi nghĩ Miên sẽ tiếp tục với anh ta theo kiểu bồ bìch qua đường Trí dùng kiếp hồng nhan đa truân để ám chỉ mẹ và cô là hạng đàn bà...
Miên uống vội ngụm cà phê đắng ngắt. Cô mệt mỏi bảo:
– Vê thôi An.
Thái An gật đầu:
– Mày ra bãi xe trước, để tao trà tiền.
Miên chờ không lâu đã thấy An ra. Con bé vần còn hậm hực.
– Nếu vừa rồi... thằng Trí đi một mình, nó đã biết tay tao. Hừ! Đàn ông tồi!
Miên lặng lẽ ngồi sau lưng An. Không nén được lòng, cô nói như rên:
– Tao nhớ biển, nhớ San quá!
An tài khôn:
– Nếu mày yêu San đến mức không thế thiếu hắn ta thì hai đứa bây phải có kế hoạch gì đó, nếu chậm trễ sẽ gay go đấy.
Miên cười nhẹ:
– Mày ủng hộ tao và San rồi sao?
An nhún vai:
– Tao chưa biết San là người thế nào. Tao chi ủng hộ những mối tình chân.
chính. Tao tin tình yêu của hai đứa bây chân chính chớ không phài dỏm như thằng Trí. Hừm! Thiệt tình tao không sao gọi nó là anh được. Đồ giả dối!
Miên kêu lên:
– Bọn tao phải làm gì? Tự vượt rào à? Tao không muốn giống mẹ, dù tao tin San không nhu ba tao, là một người vô trách nhiệm. Tao muốn được gia đình hai bên chấp nhận dù phải thuyết phục, phải chờ đợi tới ngày đó.
Thái An gật gù như là cụ non:
– Khá lắm! Nhưng cũng khó khăn lắm. Mà mày có biết gì về gia đình San không?
Miên nói:
San kể mình là con trai út, rất được cưng chiều. Ngày xưa ba San có vợ sớm nên thi tốt nghiệp đại học đã có hai con gái.
An xuýt xoa:
– Eo ơi! Còn hơn là tảo hôn nữa.
– Bởi vậy mới nói. San là người con thứ ba. Hai chị San đều là người thành đạt. Họ sống rất phóng khoáng nên San tin gia đình anh không có ý kiến gì về chuyện San yêu và lấy vợ thuộc thành phần nào.
An chép miệng:
– Vấn đề đó đôi khi phải xét lại vì San chưa đụng chuyện...
Miên cau mày:
– Mày nói vậy là sao?
Thái San trầm giọng:
– Đã vấp một lần với Trí, mày phải thực tế hơn cả thưc tế, tin lời San không chưa đủ đâu.
Miên im lặng. Lâu lắm, An mới nghe cô nói:
– Tao hiểu rồi!
Về nhà Miên ngạc nhiên khi thấy mẹ đang ngồi trong phòng khách với vài ba người lạ.
Miên bối rối gặt đầu chào:
Cô bước vội định lên lầu nhưng bà Nhạn đã gọi.
– Tới ngồi trò chuyện với các anh nào con.
Miên khựng lại. Cô ngần ngừ mất mấy giây mới tới ngồi kế mẹ. Bà ngọt ngào đưa đẩy giới thiệu với Miên tên anh chàng cận thị, chàng có bộ râu dưới cằm trông dê cụ khó ưa, rồi chàng tóc tabu bảy ba lỗi thời.
Miên nghe nhưng chả nhớ ai tên gì. Suốt buổi, cô chỉ trả lời như máy khi bị hỏi. Suốt buổi cô như bị tra tấn và suốt buổi cô nhớ San muốn điên.
Khách về, bà Nhạn mắng ngay:
– Con đúng là bất lịch sự khiến mẹ mất mặt. Có ăn học mà xử sự như vậy sao?
Hồng Miên nhả từng tiếng:
– Con không thích chuyện mai mất kiểu trắng trợn này. Nếu còn một lần nữa, con sẽ đi khỏi nhà và mẹ sẽ không tìm thấy con đâu.
Bà Nhạn nghiêm mặt:
– Đừng hăm đọa. Mẹ đã tìm hiểu rồi, con không thể với San được. Mẹ cấm?
Miên rành rọt:
– Con muốn tự định đoạt cuộc đời mình như mẹ ngày xưa đã định đoạt cuộc đời mẹ. Chưa bao giờ con hỏi về ba, mẹ biết vì sao không? Vì con không muốn chạm vào nỗi đau của mẹ. Xin mẹ hãy để mặc con. Sau này hạnh phúc hay khồ đau, tự con chịu.
Bà Nhạn khản giọng:
– Mẹ bảo là không được. San chính là nỗi bất hạnh kinh khủng nhất, con tin mẹ đi.
Miên lắc đầu:
– Không. Con không tin:
Mẹ hãy cho tụi con thời gian, rồi mẹ sẽ thấy San là người thế nào.
Dứt lời, Miên hấp tấp chạy về phòng khóa trái cửa lại. Cô sợ phải nghe nhiều tiếng không sắc lạnh của mẹ. Cô sợ phải van xin nhưng lại đối diện với gương mặt như băng của mẹ. Cô sợ một mình, cô sẽ quỵ ngã mà không ai là người nâng đỡ.
Đưa tay chạm vài cái vòng vỏ ốc cô để đưới gối, Miên rưng rưng.
Giờ này biển đang màu gì? Có tím màu buồn nhớ như em bầy giờ không hở San?