Chương 10

Cảnh vật, không có gì thay đổi. Vẫn hai hàng sao cao vút bên đường, vẫn cái êm ả tĩnh lặng nơi miền quê nhỏ bé, duy chỉ có cái quán năm nào dường như có củ kỹ đi một chút, nhưng Hiệp vẫn không quên được vị trí nơi cô ấy vẫn hay thường ngồi năm xưa. Cái ghế chơ vơ nép bên hàng dừa kiểng giờ đã cao hơn đầu người.
Vi bước ra hỏi khi thấy Hiệp kéo ghế ngồi.
– Anh uống gì?
– Cho tôi ly cà phê, rồi cô ngồi cho tôi hỏi chuyện một chút được không?
– Dạ được.
Chờ cho Vi đặt chiếc phin xuống bàn, Hiệp mới lên tiếng:
– Cô bán ở đây lâu rồi à?
– Dạ, từ lúc chị em đi, cũng hai năm rồi.
– Cô kinh doanh được chứ.?
– Dạ cũng được, nhờ có khách quen.
– Lúc xưa tôi có ghé đây thường lắm, lúc cô Nga còn là chủ quán. Không biết giờ cô ấy ra sao? Có phải là chị của cô hay không?
Vi thoáng buồn, cô đáp:
– Dạ cũng là chị em. Chi ấy đi rồi để lại cho chị Liên rồi mới tới em.
– Tôi có biết cả Liên. Họ giờ khỏe chứ?
– Vậy sao? Chị Liên giờ thì đi làm xa, còn chị Nga...
Hiệp nôn nóng khi thấy Vi ngập ngừng.
Thật ra, sau cái vẻ như hờ hững giả vờ của anh, anh rất muốn nghe Vi nói về Nga, nhưng lại không tiện hỏi dồn.
– Cô ấy lúc xưa rất vui vẻ, bán hàng đắt lắm!
– Dạ phải, chị ấy có duyên buôn bán lắm.
Vi vô tình nói theo Hiệp – Chỉ có điều sau này chị ấy theo anh Hai đi lên rừng làm ăn.
Thật ra, em cũng định kêu chị ấy la bán với em, nhưng chi ấy không chịu. Từ khi anh Hai gặp tai nạn, chị ấy cứ ở nhà lo cho anh ấy, lớp công víệc còn đang dở, lớp chăm sóc cho anh Hai, tội nghiệp lắm!
– Hiện giờ cô ấy ở đâu?
– Ở kia! Linh ghê chưa, chị ấy ra kìa!
Hiệp nhìn theo hướng mắt của Vi và nhận ra Nga, người đàn bà mà anh vẫn luôn mong nhớ bao lâu nay. Vẫn cái dáng thanh thoát ấy, vẫn khuôn mặt kiều diễm ấy, cô không thay đổi là bao. Tim anh chợt run lên một nỗi xao xuyến bồi hồi.
Trong lúc đó, Vi hồn nhiên gọi lớn:
– Chị Hai! Có người quen hỏi thăm chị nè.
Nga bước đến rồi sửng sốt khi nhận ra Hiệp:
– Là anh à?
Hiệp cố trấn tĩnh, nhếch nụ cười quen thuộc nửa miệng. Anh đáp:
– Là anh đây. Anh cứ ngỡ cô đã không còn nhớ anh, đã lâu lắm rồi!
Nga chờ cho Vi đi khuất mới đáp:
– Phải, lâu lắm rồi. Sao anh lại về đây? Có phải vì muốn lấy mặt bằng này không?
Hiệp lắc đầu:
– Vấn đề đó Nga không cần bận tâm. Khu đất này là kỷ vật của chú anh để lại, anh không bán đâu.
– Tôi vẫn luôn ái ngại về chuyện đó.
Hiệp thở dài khoát tay:
– Chúng ta đừng nói đến điều ấy nữa. Anh vô tình gạp Liên cách đây không lâu.
– Liên đã nói về tôi cho anh nghe à?
– Không, là vô tình anh nghe Liên kể với Châu:
Cô ấy làm nhân viên trong công ty của anh, thật trùng hợp, mãi sau này anh mới biết điều đó.
– Thì ra là vậy!
– Nga ốm đi nhiều!.
Nga cúi đầu cười buồn:
– Còn anh cũng không thay đổi!
Hiệp thở dài:
– Anh thay đổi nhiều lắm, chẳng qua em không biết thôi. Hai năm thời gian không phải là ngắn, anh đã lập gia đình.
– Chúc mừng anh.
– Có cần không?
Nga bối rối không đáp:
– Anh nghe nói chồng Nga... anh ấy bị nạn?
Mắt Nga chợt trũng buồn, cô khẽ gật:
– Phải gần một năm nay rồi. Một lần khi anh ấy về nhà và bi ngã xe, chân anh ấy...
Nói đến đó thì Nga nghẹn lời, mắt của cô rưng rưng lệ.
Hiệp tiếp lời cô:
– Anh biết. Bây giờ y học rất tiến bộ, chúng ta có thể tìm một bác sĩ giỏi để chạy chữa cho anh ấy:
Nga cắn chặt môi để không phải bật khóc trước mặt Hiệp:
– Tôi biết, nhưng số tiền phẫu thuật rất lớn, tôi không thể xoay xở. Tất cả tiền bạc tôi vay mượn được cũng đã hết trong suốt thời gian chạy chữa cho anh ấy.
Những lúc gần đây, anh ấy rất tuyệt vọng, cứ luôn gắt. Tôi rất sợ, tôi sợ anh ấy lại bỏ tôi. Nếu như lần này anh ấy bỏ tôi, chắc là không bao giờ tôi còn tìm thấy anh ấy nữa.
– Anh có thể gặp anh ấy không?
Nga thảng thốt nhìn Hiệp.
– Không được. Anh định làm gì? Tôi không muốn thấy anh ấy tuyệt vọng hơn.
– Em đừng lo? Anh biết phải làm gì cho em lúc này. Bao ngày tháng qua anh đã hiểu ra rất nhiều điều. Yêu không hẳn phải chiếm hữu cưỡng đoạt, nếu như thấy em được hạnh phúc với sự lựa chọn của mình, đó cũng là niềm vui cho anh.
Nga ngỡ ngàng nhìn Hiệp lấy làm lạ lùng. Anh đã thay đổi thật rồi.
– Anh làm cho em ngạc nhiên lắm sao?
– Có lẽ tôi chưa hiểu hết anh!
– Đó là điều tiếc hận trong cuộc dời của anh.
Nga cúi đầu im lặng, Hiệp khẽ lén nhìn trộm cô. Gương mặt nhìn nghiêng của cô trông thật đẹp, thật quyến rũ, cái nét đẹp ấy đã đốt cháy tim anh, nhưng anh biết anh không nên chạm vào nếu không anh sẽ đánh mất tất cả lương tâm nhân cách và cả cái phần đẹp đẽ nhỏ nhơi mà Nga đã đành cho anh.
Tiếng la hét phẫn nộ vang lên từ trong căn nhà nhỏ cùng tiếng bàn ghế xô chạm vào nhau. Nga hốt hoảng chạy vội vào. Trước mặt cô hai đứa bé sợ hãi đứng nép vào nhau khóc thút thít ở một góc nhà, còn Đoàn thì giận dữ trừng mắt quát tháo ầm! Trông anh thật đáng sợ, đến cả cô em phải khiếp hãi huống chi hai đứa trẻ.
Cô chạy đến ôm chầm lấy chúng, chúng ùa vào lòng mẹ rồi đưa mắt nhìn cha sợ hãi:
– Cút hết đi! Cút di! Thật đáng ghét!
Nga đau lòng nhưng vẫn nhỏ nhẹ nói:
– Anh đừng làm con sợ. Em sẽ đưa chúng ra ngoài.
Đoàn hét lên với đôi mắt đỏ ngầu những tia máu:
– Cả cô cũng cút đi! Cút hết đi!
Nga đẩy con ra ngoài rồi lặng lẽ quay vào thu đọn đồ đạc vung vãi trên nền nhà. Cô đả quen với những cơn điên giận bất chợt này của Đoàn rồi. Mới đầu cô còn sợ hãi, còn tủi thân khóc, nhưng đần dà cô cũng quen đi với những cơn điên của chồng. Cô không oán trách anh, vì cô hiểu nỗi đau mà anh đang chịu đựng.
Một con người đang tràn đầy khát vọng, đột nhiên trở thành một kẻ tàn phế, đến cả chuyện đơn giản nhất anh cũng không thể tự làm được một mình, suốt ngày chi ngồi bất động trên chiếc xe lăn, anh không điên mới là chuyện bất thường.
– Anh lau mặt đi!
Đoàn hất văng chiếc khăn ướt trên tay Nga xuống đất rồi hét:
– Mặc tôi!
– Đừng giận nữa. Con nó còn nhỏ đâu hiểu anh cần gì.
– Tôi không cần gì cả, cả cô nữa, cô cút đi, cút hết đi, tôi không muốn thấy ai nữa.
– Em đi đâu bây giờ nếu như không có anh ở bên em?
– Cô thôi cái giọng điệu đáng ghét đó đi. Cô chế nhạo tôi đó à, cô cần gì một gã đàn ông tàn phế như tôi chứ. Đồ giả dối!
– Em không giả đối, anh là tất cả cuộc đời của em, cho dù thế nào em cũng không xa rời anh, có sống cùng sống, chết cùng chết. Em sẽ cố gắng chăm sóc cho anh, em không để cho anh như thế này mãi đâu.
Đoàn chợt phá lên cười, giọng cười của anh nghe khô khốc và đau đớn làm sao.
– Thế cô định làm gì? Thay cho tôi hai bàn chân mủ à? Rồi suốt đời đi theo để đẩy xe lăn cho tôi ư? Tại vì sao? Cô thương hại tôi hay là muốn được người đời ca tụng ngợi khen?
Nga cắn môi rồi bật khóc không thành tiếng:
– Em không cần ai ca tụng cả, em chỉ muốn được ở bên anh. Không có anh, cuộc đời này còn có gì đáng sống nữa. Em xin anh đừng tuyệt vọng. Anh hãy cố cứng cỏi lên để cho em còn có chỗ dựa mà chống chỏi với nỗi bất hạnh này. Cái em cần là tình yêu của anh, trái tim của anh, nếu như anh thật sự tàn phế thì em sẽ là đôi chân của anh. Chúng ta vẫn có thể sống hạnh phúc bên nhau và hai con:
Trong khi chúng ta chưa tuyệt vọng tại sao anh lại không có niềm tin để cho em dựa dẫm trong lúc này. Anh Đoàn, em rất cần anh Đoàn thẫn thờ nhìn gương mặt điễm lệ đang tràn đầy nước mắt của Nga.
Anh đau xót cúi đầu cắn chặt môi nghẹn ngào nói:
– Em cần gì ở anh chứ. Anh còn làm được gì cho em đâu. Hãy đi đi! Hãy mặc kệ anh!
– Anh đừng vậy nữa!
Thế nhưng Đoàn đã tàn nhẫn hất Nga ra khi cô chực xà xuống bên cạnh anh:
– Đi đi!
– Ối!
Đoàn sững sờ nhìn dòng máu rỉ ra từ vết thương trên trán của cô khi đầu cô đập mạnh vào cạnh chiếc ghế gần đó.
– Đủ rồi!
Cùng vởi tiếng quát giận dữ Hiệp xuất hiện. Anh cúi xuống đỡ Nga đứng dậy và chăm sóc vết thương cho cô.
Anh quắc mắt nhìn Đoàn tức giận:
– Anh thật quá đáng! Thô lỗ, vũ phu.
Nỗi ân hận vừa chớm đã vụt tắt khi Đoàn nhận rạ Hịệp. Gương mặt của anh xạm lại với chiếc quai hàm bạnh ra hung tợn. Anh cười gằn nói:
– Thì ra là vậy!
Nga cuống quýt trước sự hiểu lầm của chồng. Cô bật lên phân trần:
– Không phải thế đâu.
– Hừ! Cô còn chối được à? Đồ trơ trẽn! Tôi đã biết trước điều này từ lâu rồi, nhưng không ngờ lại là hắn. Thì ra cô vẫn còn quan hệ với hắn. Thế mà tôi cứ nghĩ cô là một người vợ đoan chính nết na, tôi lầm rồi!
Nga đau đớn kêu lên:
– Không phải thế đâu!
Thế nhưng Đoàn đã quát lên:
– Câm đi đồ phản trắc.
Trái với suy nghĩ của Đoàn, Hiệp chợt phá lên cười, tiếng cười của Hiệp làm cho Đoàn điên cuồng hơn. Anh nghiến răng căm hận trừng mất nhìn Hiệp:
– Đồ đê tiện, đừng tự đắc!
Hiệp nhướng mày ngạo mạn hỏi:
– Anh tức lắm phải không, hận lắm phải không? Nào, lại đây đánh chết tôi đi. Nào!.
Đoàn uất lên:
– Mày...
– Đừng thô lỗ!
Hiệp nhếch môi lắc lắc ngón tay chê trách như một kẻ cả. Thái độ của Hiệp càng khiến cho Đoàn như điên lên:
– Hừ! Anh làm gì được tôi nào. Chính anh đã đẩy cô ấy vào lòng tôi bằng thái độ ấy của anh. Anh hành hạ cô ấy để thỏa sự ích kỷ của mình, anh thấy vui sướng chứ. Một người đàn bà yếu đuối đang cần anh, thế mà anh lại tàn nhẫn đối xử tệ hại với cô ấy. Anh có còn là đàn ông không? Anh mất đôi chân chứ đâu mất đầu óc, trái tim mà anh không biết xót thương cho người đàn bà kia.
–...
– Tôi cứ ân hận tại sao năm đó tôi không cương quyết một chút. Tôi đã lầm khi để cô ấy cho anh. Tôi đã tin lầm anh, thế mà anh cho rằng anh yêu cô ấy hơn tôi. Hừ!
–...
– Tôi không hiểu tại sao cô ấy lại cứ chịu đựng để tự làm khổ mình, cho đến giờ phút này cô ấy vẫn một mực yêu thương và chung thủy cùng anh. Tôi ganh tỵ với anh, tôi có gì thua anh chứ? Thế mà cô ấy vẫn không yêu tôi.
Đoàn chợt rũ xuống như tất cả sức lực trong anh chợt tan biến mất. Anh thẩn thờ nhìn vào khoảng không trước mặt, ánh mất như dại đi một nỗi đau khó nói nên lời. Anh buông xuôi và bất lực thất lên:
– Anh đưa cô ấy đi đi!
Hiệp thở dài rồi ngồi xuống đối mặt với Đoàn:
– Tôi không có ý đó.
– Tại sao chứ? Anh yêu cô ấy mà?
– Phải, tôi yêu Nga, nhưng tôi cũng tôn trọng Nga. Người Nga yêu là anh chứ không phải là tôi. Nếu như cô ấy dành cho tôi một phần nhỏ thôi, cái phần mà cô ấy dành cho anh đó, tôi cũng thấy mãn nguyện lắm rồi, nhưng Nga không hề, cô ấy chỉ biết có anh. Anh Đoàn à, hai năm qua thời gian cũng không ngắn, nhưng nó qua rất nhanh. Tôi đã thấy có nhiều điều thay đổi, nhưng tình yêu mà Nga dành cho anh thì không. Anh phải cố gắng để xứng đáng với sự hy sinh và yêu thương của cô ấy chứ.
Đoàn ngỡ ngàng nhìn sững Hiệp. Gương mặt của anh ta thật chân thành không còn cái vẻ tự đắc ngạo nghễ lúc nãy. Đoàn cảm thấy thật lạ, anh ta muốn gì đây, những lời an ủi kia không chút giả dối.
Hiệp đã không để cho Đoàn suy nghĩ thêm, anh nói tiếp:
– Tôi biết anh đang băn khoăn không rõ tôi muốn gì. Tôi chỉ muốn thấy Nga được hạnh phúc. Nói thật với anh, nếu Nga bằng lòng, tôi có thể bỏ tất cả sự nghiệp, gia đình, vợ con để được một nụ cười của cô ấy, nhưng tôi đã thất bại, tôi lại thua anh một lần nữa. Anh có thể cho tôi là một kẻ cơ hội, nhưng có ai lại không vì mình chứ. Lần này tôi lại phải trở về mà gặm nhấm niềm đau của mình và tự nhủ có lẽ anh có phước hơn tôi.
Đoàn chau mày, lầm lì hỏi:
– Anh nói tất cả điều đó với tôi làm gì?
– Để cho anh biết, anh còn có một đối thủ là tôi – Hừ? Anh đừng ảo vọng.
– Biết đâu được, một ngày nào đó anh sẽ làm cho cô ấy chán ngán anh.
Đoàn khẽ chau mày, gương mặt của anh chợt thay đổi. Anh như đang suy nghĩ điều gì đó mãi một lúc sau anh gườm gườm nhìn Hiệp rắn giọng nói:
– Không bao giờ có điều đó xảy ra. Tôi sẽ không để cho anh toại nguyện.
Anh đi đi, cô ấy mãi mãi là người mà tôi yêu thương.
Hiệp nhướng mày hồ nghi, nhưng Đoàn đã lắn rỏi gằn giọng thêm – Tôi sẽ không để cho anh có cơ hội lần nữa. Anh đi đi!
Căn nhà nhỏ của hai vợ chồng Nga hôm nay rộn rã tiếng cười:
Đoàn.
Ngoắc tay gọi hai con lại gần, nhưng Ti anh đã nép sát vào bên cạnh mẹ, nó sợ hãi lắc đầu. Đoàn cảm thấy chạnh lòng xót xa khi nghe con nói:
– Con sợ ba lắm, mẹ!
Nga dỗ dành con:
– Ra ba thương. Con đừng làm cho ba giận.
Thằng bé rụt rè bước lại cạnh cha. Đoàn ôm con vào lòng nựng nịu:
– Ba xin lỗi Ti anh. Mai này ba không làm con sợ nữa.
Nó ngước nhìn cha hờ nghi, đôi mắt tròn vôi ánh nhìn ngây thơ vô tội, nó dè dặt nói:
– Ba đừng đập đồ nữa nghe!
– Ừ! ba không làm thế nữa!
– Ba cũng đừng hét mẹ nữa.
– Không bao giờ.
– Ba dữ lắm đó.
– Ba không dữ nữa.
Đến lúc này nó mỉm cười vỗ vỗ chân cha nó:
– Mẹ nói tại ba đau chân nên ba mới dữ như vậy. Ti thương ba lắm! Mẹ cũng thương ba lắm. Mỗi lần ba dữ lên là mẹ lại khóc, mẹ sợ ba bị đau đó:
Đoàn rơi nước mắt. Anh chùi mặt vào mái tóc như tơ của con rồi nghẹn ngào nói:
– Ba sẽ không làm cho mẹ khóc nữa, từ đây ba không dữ với các con nữa. Ba xin lỗi.
Nó mỉm cười vui sướng bá cổ cha:
– Mẹ nói mai mốt bác sĩ giải phẫu cho ba hết đau chân rồi. Ba sẽ đưa Ti đi chơi với mẹ và Ti em nữa.
– Ừ!
Đoàn ngước nhìn vợ, anh siết tay nàng mỉm cười. Mặc dù anh không nói gì với nàng nhưng nhìn vào ánh mắt của anh, nàng đã hiểu. Nàng cảm? thấy thật hạnh phúc và sung sướng khi bàn tay nóng ấm của anh kéo nàng ngồi xuống cạnh bên. Tiếng cười đùa của hai đứa trẻ vang rộn khắp căn nhà.
Hiệp chần chừ mãi rồi đành thở dài dợm đứng lên khi bóng Nga vẫn bặt tăm.
Có lẽ cô ấy sẽ không đến! Chắc là thế! Anh tự nhủ rồi buồn bã bước ra xe.
– Anh Hiệp!
Hiệp mừng rỡ quay phắt lại, Nga đã đứng cách anh không xa, cô mặc chiếc áo màu tím cà, cái màu chung thủy mà lần đầu tiên gặp cô anh đã rất thích.
– Anh ngở là em không đến.
Nga mỉm cười đáp:
– Dù sao tôi cũng phải cám ơn anh. Hôm nay Đoàn rất vui, tôi không rõ anh nói gì với anh ấy, nhưng sau khi anh về, anh ấy đã thay đổi.
Hiệp nhún vai.
– Anh chẳng nói gì cả. Đó là nhờ sự yêu thương dịu dàng của em đã khiến cho anh ấy suy nghĩ lại. Không biết anh còn có địp gặp lại em nữa không. Anh chúc em hạnh phúc và kiên cường hơn nữa để giữ gìn mái ấm của mình.
Nga xúc động khẽ đáp:
– Tôi cũng chúc anh hạnh phúc!
Hiệp nhếch môi cườì, vẫn cái cười nửa miệng ngày nào đã có một, đôi lần làm cho cô xốn xang bối rối. Anh đáp:
– Chắc là được thôi.
– Anh chắc được mà.
– Anh đi đây.
Chiếc xe lăn bánh, Nga thấy lòng nao nao, cô nhìn theo cho đến khi bóng Hiệp khuất hẳn ở cuối đường.
Dù sao anh ấy cũng là một người đàn ông tốt. Cô nghĩ lồi chợt nhớ đến buổi chợ của mình hôm nay, cô muốn nấu một bữa cơm thật ngon cho Đoàn ăn.
Bà Thành ngồi quan sát ngườỉ đàn ông mà Liên con bà mới đưa về giới thiệu cùng gia đình. Trông thì cũng khá đấy, mặt mũi sáng sủa, nhẹ nhàng, nhưng không biết con cái nhà ai, có khá giả hay không? Quần áo xem ra không phải xập xệ. Thôi thì tạm để đó, còn hỏi con Liên cho rõ nữa.
Trong khi bà ngồi nhìn Lực thì Lực phải cố trân mình chịu dựng ánh mắt dò xét nghiêm khắc của bà. Trời ạ! Đây là lần đầu anh mới hiểu được cái câu nói cửa miệng của mấy thằng bạn đã có gia đình “Bà mẹ vợ ấy mà”. Anh nghe như có đàn kiến bò khắp người, nhưng lại không dám nhúc nhích cục cựa. Bà Thành lên tiếng:
– Cậu làm cùng chỗ với con Liên nhà tôi à?
– Dạ phải.
– Cậu làm gì?
– Dạ, trợ lý!.
Bà phán ngay một câu:
– Trợ lý là làm “lon ton” cho người ta ấy mà.
– Hơ....- Lực ngượng nghịu cười.
– Tôi xem phim tôi biết mà. Trợ lý, ôi dào cứ như thằng sai vặt, cậy hơi chủ hà hiếp nhân viên cấp dưới thầy mà ghét.
– Hơ! - Lực chỉ biết cứng người chịu trận.
– Thế cha mẹ cậu còn khỏe cả chứ?
– Dạ vâng.
– Hai ông bà làm gì?
– Dạ, ở dưới quê làm vườn.
– Ra thế! Đất đai bây giờ có giá lắm. Vườn của nhà à? Có rộng không? Ở đâu? Mấy mẫu?
–...
– Cậu có mấy anh em, đi làm cả chưa? À! Thì ra cậu là con một. Thế thì mai này gia sản vườn tược để lại cho cậu rồi.
Lực thở phào nhẹ nhõm khi Liên ra cứu nguy cho anh. Lên xe rồi mà lưng áo của Lực còn ướt mồ hôi.
– Em mà không ra kịp chắc là anh chết.
Liên phì cười:
– Chưa đâu, chỉ là tra khảo thôi. Còn ba, còn anh Hai, còn thằug Minh nữa.
– Ôi trời!
– Đấy chỉ là sơ yếu lý lịch thôi, May mai anh còn phải khai chi tiết tỉ mỉ mới coi như đậu vòng một.
– Liên à! - Lực xanh dờn mặt năn nỉ cô:
– Em phải tìm cách cứu anh chứ. Cứ ngồi mà nhìn mẹ tra vấn anh, em không cảm thương hay sao?
– Luật lệ mà, nếu không chịu nổi thì đâu có ai ép:
– Là anh ép, tự anh tự nguyện!
– Hứ! Muốn được vợ mà sợ khổ, có ai bắt anh làm khổ anh đâu.
– Thôi thôi, được rồi, coi như anh lỡ lời.
Liên bật cười trước vẻ mặt đau khổ của Lực:
– Đùa thôi, anh không thấy em ra đúng lúc đó à. Em không để anh sợ quá mà chạy đâu.
Lực cười phá lên:
– Cũng phải, vừa thấy em anh mừng như thấy mẹ đi chợ về vậy!
– Hứ! Ví với von!
– Thật mà.
– Không đùa nữa, gần tới nhà anh chị Hai rồi, liệu mà nghiêm chỉnh.
– Dạ nghe.
Sau câu nói đùa Lực lại nhận thêm một cái véo đau điếng bên hông.
Thời gian qua nhanh thế mà đã hết một ngày. Bà Thành hỏi Liên khi cô vừa bước xuống phòng:
– Chừng nào bây đi?
Liên đáp:
– Sáng mai má à.
– Sao không ở chơi thêm một ngày nữa?
Liên chợt nhớ đến Lực, cô phì cười khiến cho bà Thành chưng hửng hỏi:
– Bộ tao nói chuyện tức cười lắm sao mà bây cười vậy?
– Dạ không có. Con nhớ lúc sáng, má làm cho anh Lực sợ chết khiếp.
Bà thở ra phân bua:
– Tao có nói gì đâu:
Bây cũng gần ba mươi rồi, tao cũng đâu dám khó khăn với bạn bè bây, sợ rồi tụi nó bỏ đi bây lại ở giá. Tạo chỉ hỏi sơ qua gia đình nó thôi, mà tao thấy cũng được. Nó là dân làm việc mà còn có đất cát ruộng vườn, vững lắm à nghe, tao chịu.
Liên chép miệng phàn nàn:
– Má lúc nào cũng nghĩ đến của cải người ta lại tưởng con ham giàu. Chủ yếu là họ thương mình thiệt tình là được rồi má.
Bà xua tay hờn mát nói:
– Thì tao có nói gì đâu. Chuyện của bây tự bây tính, dể lỡ có gì lại đổ cho tao tiếng ác, tao có lo cũng là lo cho bây.
– Con biết, nhưng má thấy đó, lúc xưa chị Hai về làm dâu, má cứ xét nét không vui. Má chê chi ấy nghèo thương anh Hai vì tiền. Bây giờ má thấy đó, chị ấy có bỏ anh Hai đâu. Có như người ta, chị ấy bỏ anh ấy vởi hai đứa cháu cho má nuôi, đi lấy chồng khác rồi.
– Í! Tao nuôi làm sao được.
Liên lắc đầu:
– Con chỉ nói thế thôi, má đừng khó khăn với chị ấy nữa.
Bà nghe ra thì ngẫm nghĩ trầm ngâm:
– Thì tao cũng biết. Thấy nó lo cho anh Hai mày, tao cũng bắt thương. Hôm nọ nó còn bị anh Hai mày xô té, lỗ cả đầu. Cái thằng, từ lúc gặp nạn bỗng trở nên cục tính, tao cũng thấy sợ nữa là... Tao cũng đâu có ghét bỏ gì nó.
Liêm mỉm cười nghe bà nói xong cô mới ôm tay bà rủ rỉ:
– Thật ra, tụi con ai cũng thương má hết. Tụi con không để cho má phiền giận tụi con đâu Má đã già lồi, má đừng khó khăn quá, con cháu sợ không dám gần gũi má, chứ không phải tụi con không lo cho má. Anh chị Hai lúc này rất khổ, con muốn giúp chị ấy có tiền chữa lành đôi chân cho anh Hai.
Bà buồn rầu nói:
– Má cũng biết, nhưng má làm gì có tiền mà lo. Tao thấy anh mày như vậy, tao cũng xót lắm.
– Con tính vầy.
Bà nhìn Liên ngập ngừng hỏi:
– Bây tính sao?
– Con mượn giấy nhà của má thế chấp lấy tiền cho anh Hai chạy chữa, rồi mỗi tháng con với anh Lực cố trả dần cho người ta, má chịu không?
...
Đang lúc bà còn phân vân thì Vi bước vào với chồng, cô nói:
– Dạ, tụi con cũng góp tiền trả cho người ta, má đừng lo.
Bà Thành chợt thấy ấm lòng. Thì ra, các con của bà nó rất yêu thương nhau, chẳng lẽ bà vì chút của mà không ưng theo tụi nói. Vả lại, thằng Đoàn nó khổ quá, cứ nhìn nó ngồi trên chiếc xe lăn mà bà đau cả lòng. Có điều...
Bà thở dài. Căn nhà là của cải bà tích góp bao năm mới có được. Lỡ như... ứ hự! Mà thôi vậy, máu đổ ruột mềm, tụi nó nói vậy chắc là ổn cả thôi.
Liên mừng rỡ leo lên:
– Vậy là má đồng ý rồi phải không?
Ông Thành nhấp ngụm trà rồi nói với con gái:
– Con ráng lo cho anh Hai con. Nay mai nó làm được, nó ắt trả cho con.
Liên cười rồi trả lời cha:
– Anh em con không tính đâu ba. Con chỉ lo má không chịu, giờ thì mọi chuyện đã ổn thỏa, con tin là anh Hai sẽ qua khỏi tai kiếp này!
– Chậc! Má bây... thật ra bà ấy có ham tiền thật. Cũng tại lúc xưa bà ấy quá khổ quá nghèo, nên lúc nào cũng lo tích góp vơ vét. Nhưng mẹ nào lại không thương con. Ba biết tụi con có phiền trách ba má, nhưng tánh của má con là vậy.
Tao nói thiệt, tối nay bà ấy ngủ không yên đâu.
Liên nói:
– Vậy tụi con trông nhờ ba an ủi má giùm. Tụi con hứa sẽ cố làm việc để mau chuộc 1ại giấy tờ đất cho má, chứ bây giờ chạy một lần số tiền lớn như vậy khó lắm, mà để anh Hai tàn tật suốt đời sao đành.
Ba biết rồi, ba cũng có ít tiền để dành, ba đưa tụi con để mà tụi con lo cho anh Hai tụi con đi.
– Ba!
– Đi đi kẻo má bây lại biết tao có tiền riêng thì chết tao.
Liên bật cười ôm vai cha nói đùa:
– Thì ra ba cũng ghê thật!
– Hì hì... Thì cũng cho tao có chút đỉnh mua báo, uống cà phê chứ:
Liên chợt thấy căn nhà hôm nay trở nên ấm cúng lạ thường, nó không còn cái cảm giác trống lạnh như cô đã từng nghĩ. Thì ra, bao lâu nay cô đã không hiểu hết được những người thân yêu bên mình. Cô đã có lỗi, cô thật hồ đồ nông cạn.
Lực ngồi nhìn người yêu dưới ánh sáng mờ nhạt của những vì sao trên cao, trông cô đêm nay như trầm lặng hơn.
– Nè!
– Hử!.
– Nói gì đi chứ, sao cứ ngồi im như vậy?
– Đang lo chuyện anh Hai à?
– Không! Nhưng em thấy mình quả là nông cạn, ngay chính người thân của mình mà em cũng khôug hiểu rõ. Thì ra hiểu được một người không phải là điều dễ đàng. Em sợ rằng em chưa hiểu hết anh, mai đây khi lấy nhau rồi biết có sống hạnh phúc hay không?
Lực mỉm cười cầm tay người yêu vỗ về:
– Em nghĩ như thế là đúng. Muốn hiểu một con người có khi cả đời chúng ta mới hiểu được, nhưng em và anh đã có tình yêu chúng ta còn sợ gì chứ.
Liên ngước nhìn Lực. Trong màn đêm mờ nhạt hai điểm sáng trong mắt anh long lanh phát ra những tia sáng ấm áp nồng nàn. Cô chợt thấy như anh đang truyền thêm cho cô niềm tin yêu trìu mến, cô ngả đầu vào vai anh và khẽ nói:
– Phải, chúng ta có tình yêu thi sẽ có tất cả. Em sẽ yêu anh đến suất đời!
Lực đùa:
– Ngoéo đi!
Hai ngón tay đan chặt vào nhau và Liên bật cười né sang bên khi bờ môi của.
Lực chờn vờn trước mặt cô:
– Ê, không ăn gian nghe!
Thế nhưng câu đùa đã tắt nghẹn nửa vời khi Lực đã ghì siết cô vâo lòng và đặt lên môi cô nụ hôn tha thiết.
Hiệp có phần ngạc nhiên khi anh rút một số tiền lớn mà không,thấy Châu có phản ứng gì. Chẳng lẽ cô thờ ơ vậy sao. Điều đó cứ khiến anh băn khoăn:
Nếu như lúc trước thì anh mặc nhiên không cần biết đến cảm nhận cửa cô, nhưng những lúc sau này, anh lại hay quan tâm đến suy nghĩ hành động của cô.
Anh không hiểu vì sao mình lại thay đổi như vậy.
Chờ cho Châu chải xong mái tóc anh mới nói:
– Chiều nay em làm cơm à?
Châu gật đầu:
– Em đã nấu xong hết trước khi anh về. Mình xuống ăn đi anh!
Châu bá tay chồng dợm đi thì Hiệp đã hỏi cô:
– Châu này! Em có biết anh vừa rút một số tiền lớn không?
Châu thoáng khựng lại rồi mỉm cười gật đầu:
– Em biết.
Hiệp nhăn mặt nói:
– Em không hỏi anh làm gì à?
– Không.
Châu cười hồn nhiên:
– Chuyện anh làm, em rất tin tưởng sao lại phải hỏi anh.
Hiệp thấy phân vân:
– Thật là em không thắc mắc gì sao?
– Không. Nhưng sao nay anh lạ vậy, mọi khi anh đâu cần biết em nghĩ gì.
Hiệp thở đài:
– Anh cũng không hiểu tại sao những lúc gần đây, anh cứ muốn biết cảm nhận của em trong mỗi việc anh làm. Thấy em không hỏi đến, anh thấy bứt rứt không yên.
Châu chớp mắt lặng đi một thoáng rồi bá cổ anh, cô khẽ hỏi:
– Có thật là anh quan tâm đến suy nghĩ của em như thế không?
– Ừ!
Châu sung sướng ngả đầu vào vai chồng mặc dù vẫn cái tiếng “ừ” cộc lốc như mọi khi, nhưng hôm nay cô lại thấy nó êm ái ngọt ngào làm sao. Đó chẳng phải là sự quan tâm và anh dành cho cơ đó sao. Hạnh phúc đang dần hình thành và thăng hoa trong cô. Anh không hiểu tại sao lại như thế, nhưng cô lại hiểu. Cô chợt thấy muốn òa khóc thật to và ôm siết lấy anh hét lên sung sướng, nhưng cô không làm được như thế khi vòng tay của anh đang choàng qua lưng cô.
– Châu à! Em không sợ anh làm điều có lỗi với em sao?
– Không. Nếu như anh thấy cần thì cứ làm, miễn sao anh thấy vui là được rồi.
–...
– Chỉ cần mỗi ngày anh đành cho em một ít thời gian là em đã mãn nguyện.
Em không dám làm phiền đến chuyện riêng tư của anh đâu.
– Bảo Châu! Sao em khờ quá vậy?
Châu vùi đầu vào ngực chồng:
– Em chỉ muốn được ở bên anh, cho dù anh đối xử với em ra sao cũng được.
Lần đầu tiên Hiệp thấy con tim mình run lên vì những lời nói chán tình của Châu. Anh nâng cằm cô lên rồi bất giác đặt lên môi cô nụ hôn, một nụ hôn mà tự đáy lòng anh khao khát...
Châu xem qua số giấy tờ mà Liên vừa đưa cho mình, cô xếp lại rồi trao trả cho Liên:
– Em cất đi, không cần đâu. Số tiền này chị cho em mượn, bao giờ có thì trả lại chị.
– Ơ! Nhưng...
Châu không để cho Liên phản đối, cô ra dấu cho Liên rồi nói tiếp:
– Coi như chi giúp chị Hai của em. Thật ra, chị rất cám ơn cô ấy. Mặc dù chị chưa lần nào tiếp xúc với cô ấy, nhưng chị tin chắc rằng cô ấy là ngườí tốt. Em biết không?
Nói đến đó gương mặt của Châu chợt bừng sáng trông cô thật hạnh phúc, ánh mắt của cô nhìn Liên, cô nói:
– Sau khi anh Hiệp đi gặp cô ấy về, anh ấy đã thay đổi. Thật ra, hôm đó chị rất lo, rất sợ chị sợ anh ấy đi rời sẽ không trở lại cùng chị. Có thể cô ẩy sẽ giữ chân anh lại hơặc chị sẽ mất anh ấy vĩnh viễn. Chị Phập phộng lo sợ đến bần thần cả người. Cả ngày hôm ấy chị không làm nổi việc gì. Cho nên khi thấy anh ấy quay về, tất cả như một phép mầu, anh ấy không còn ghẻ lạnh với chị nữa.
Chị vui mừng xiết bao em biết không? Chưa bao giờ anh ấy đối xử ân cần dịu dàng vôi chị như thế, cho dù có đánh đổi hết cả tài sản này chị cũng không tiếc, huống chi anh ấy chỉ cần một số tiền để giúp cho chị ấy lúc này.
Liên ngỡ ngàng hỏi:
– Vậy ra chị biết hết cả?
Châu cười:
– Em có thể không quan tâm đến chồng mình được sao? Chị yêu anh ấy hơn chính bản thân chị, nếu có thể làm cho anh ấy vui? chị sẵn sàng chấp nhận.
– Em thật sự khâm phục tình yêu mà chị dành cho anh ấy. Nếu như anh ấy không nhận ra thì anh ấy đúng là tệ hại.
– Em cứ cầm tiền về lo cho anh em đi. Chị chúc cho anh em mau lành bệnh!
– Chị tốt quá!
– Không đâu, chị cũng bình thường như bao người thôi. Nếu như anh chị em hạnh phúc thì chị cũng sẽ hạnh phúc, coi như chị giúp chị thôi.
Liên ngước nhìn Châu rồi chợt hiểu câu nói ý nhị của cô. Phải. Nếu như chị Hai cô hạnh phúc thì Hiệp sẽ không còn cơ hội vọng tưởng, anh ấy sẽ quay về với gia đình mình và cô tin chắc Châu sẽ chinh phục được anh ấy bằng sự dịu dàng của mình.
Căn biệt thự của hai vợ chồng Chău hôm nay có khách, đó là Liên.
Liên ngắm nghía lại bình hoa mà mình vừa bỏ công ra chưng bày rồi hài lòng mỉm cười:
– Cô cũng khéo tay quá chứ!
Liên quay lại đáp:
– Không tệ lắm đâu.
– Lực chưa tới à?
– Chưa. Anh ấy lại lang thang ở đâu rồi.
Hiệp cười:
– Lực là một người có tương lai lắm đó:
– Anh ấy làm việc rất năng nổ và sáng tạo, cô cũng khéo chọn lắm!
Liên thở dài:
– Duyên phận thôi, anh tin không?
Hiệp cúi mặt rồi tư lự một lát, anh ngẩng lên gật gù đáp:
– Phải, là duyên phận. Cái không thuộc về mình thì mình có muốn cũng không được, tôi tin vào duyên số.
– Vậy thì anh phải chấp nhận và sống đúng với cương vị mà số phận đã đặt để cho mình thôi.
Hiệp bật cười, nhướng mày gật:
– Phải thế thôi. Mà này! Có đôi lúc tôi lại nghĩ không hiểu tại sao cô lại thân với vợ chồng tôi như vậy nhỉ? Cũng lạ thật!
Liên bật cười:
– Thì cũng là duyên số thôi.
– Ha ha ha... - Hiệp phá lên cười – Đúng là duyên số.
– Chuyện gì mà vui thế?
Châu bước ra hỏi thì Hiệp đã nheo nheo đôi mắt nhìn Liên trả lời vợ:
– Em đi mà hỏi cô bạn thân của em.
Liên nhún vai:
– Anh ấy chế nhạo em khi em nói chúng ta gặp nhau cũng là do duyên nợ.
Châu mỉm cười hỏi chồng:
– Vậy anh giải thích ra sao?
Hiệp đáp:
– Anh có phản đối gì đâu. Những việc không thể lý giải thì cứ đo hết cho chuyện nợ duyên là xong.
Vừa lúc Lực bước vào khệ nệ với một đống túi xách trên tay. Liên trách:
– Anh đến trễ nhé!
Lực gãi đầu phân bua:
.
– Thì cũng phải cho anh mua một ít quà cho chị Châu chứ. Được sếp mời ăn cơm chẳng lẽ không biết điều.
Châu bật cười hỏi:
– Anh mua gì nào?
– Thì trái cây này, rượu này.
– Cũng được việc ghê. Coi như Liên có phước rời đó!
Liên trề môi. lườm Lực trả lời Châu:
– Em hay là anh ấy. Nếu biết điều thì đem vào bếp luôn đi. Gớm! chỉ chờ cho bàn dọn sẵn là đến đúng lúc ghê, em biết tong anh rồi.
Lực cười hì hì rồi cùng mọi người đi vào phòng ăn. Sau bữa cơm, Hiệp mới có dịp ngồi một mình với Liên. Anh hỏi cô:
– Nga ra sao rồi? Lúc này em có về thăm nhà thường không?
Liên đáp:
– Anh Hai em đã bình phục sau ca mổ, giờ anh ấy có thể đi lại một mình tuy chưa vững nhưng rất khả quan. Nói tóm lại em rất mừng cho anh chị. Công việc làm ăn trên rừng năm nào nay đã có thu hoạch. Đợt mía vừa rồi, bán đã có lời chị Hai nói sớ tiền của anh chị ấy sẽ mau chóng trả lại.
– Nói với cô ấy, tiền không là vấn đề, anh chỉ mong cô ấy được hạnh phúc là tốt rồi.
Nói xong., Hiệp quay trở lên phòng. Liên nghe tiếng của Châu hỏi chồng, rồi tiếng cứời hạnh phúc của họ vọng ra, cô Chợt mỉm cười rồi nhớ đến cái phần phân nửa của mình đang chờ mình ngoài phòng khách. Cô lớn tiếng gọi:
– Lực ơi!
– Dạ có.
Lực xuất hiện bên cô với nụ cười quen thuộc trên môi, rồi cặp tay cô anh nói:
– Về thôi. Đừng làm phiền người ta. Mau...

Hết


Xem Tiếp: ----