Chương 4

Nga giật bắn người vì sự xuất hiện của Hiệp. Anh ta nắm tay cô và lôi vào phòng khách trong nhà.
– Anh làm gì vậy?
Anh ta lầm lì đáp:
– Nói chuyện với em.
– Anh không thấy quán xá đang đông khách sao, tôi không có thời giờ.
– Tôi cũng không có thời giờ để chờ đợi.
Nga bực bội gắt lên khi đã đứng đối diện với anh ta:
– Anh muốn nói gì đây? Cho dù anh có là chủ thì cũng không có quyền lôi kéo tôi thô bạo như vậy. Vì sinh kế mà tôi có thể nhịn anh, nhưng cũng ở giới hạn nào thôi, anh đừng ép người quá đáng.
Hiệp có vẻ bình tĩnh lại, anh nói:
– Tôi xin lỗi vì hành động xốc nổi của mình. Tôi đã không kiềm chế được mình, nhưng tuyệt nhiên tôi không lấy thân phận chủ tớ gì để đối xử với em cả, em đừng nghĩ thế.
– Hành động của anh đã khiến tôi nghĩ thế.
Hiệp thở dài:
Tôi chưa bao giờ chịu khổ như từ khi biết được em, tại sao em lại thờ ơ với tôi như thế?
Nga nhìn anh đăm đắm rồi lạnh lùng trả lời từng tiếng một:
– Bởi vì tôi là gái đã có chồng, anh biết không?
–...
– Tôi nghĩ có lẽ anh chưa biết được điềuđó?
Mai lấy làm lạ khi thấy Nga đi ra từ trong nhà của Hiệp:
– Ủa! Làm gì mà mặt chị ấy hầm hầm thấy ghê vậy? Quán đang đông khách lại bỏ đi ngang xương, không có ai thối tiều cả.
– Chị Nga! Chị đi đâu vậy?
– À có gì không?
– Thối tiền cho khách kìa. Chị làm em kiếm chị gần chết, Tú đi ngang qua chỗ Mai ngồi và hỏi khẽ:
– Bộ mày mới chọc giận chị ấy à?
Mai đáp:
– Tao dám sao?
– Thấy mặt chị ấy, tao ghê quá. Nè! Hình như lúc nãy tao thấy ông Hiệp kéo chị ấy vô nhà.
– Cái gì?
– Chắc có chuyện gì đó mày.
–...
– Hổng lẽ đòi lại mặt bằng hay là lên giá? Thấy người ta bán đắt thì trở mặt, chỉ có vậy nên chị Nga mới giận thôi.
Mai nhìn vào nhà rồi lẩm bẩm:
– Tao không nghĩ như mày.
Thế nhưng vì có một số khách vừa bước vào quán nên Tú không có thời gian đứng lại hỏi Mai.
Ngay trơng hôm đó, Nga đã kiểm hết số tiền mà mình đang có, kể cả tiền hàng, cô bỏ vào bì thư rồi đi gặp Hiệp.
Trông anh thật buồn. Dường như từ lúc cô bỏ ra ngoài, anh không bước chân ra khới chiếc ghế đó. Anh ngồi với điếu thuốc lập lòe trên tay, cái gương mặt nhìn nghiêng với lọn tóc xõa ra trên trán khiến lòng Nga chợt thấy nao nao. Cô chùn bước, nhưng việc này không ai có thể làm thế được cho cô, nên cô đành gõ cửa và bước vào.
Hiệp đẩy cánh cửa rộng ra rồi ngở ngàng nhìn cô, anh chẳng nói lời nào, chỉ lẳng lặng trở về chỗ ngồi của mình:
Nga nhìn anh rồi bật hỏi:
– Chân anh làm sao à?
Hiệp lắc đầu:
– Không sao. Em vào có chuyện gì?
Nga đặt bì thư lên bàn và nói:
Tôi gởi tiền mặt bằng tháng,này cho anh.
– Anh nhận đi.
– Tôi không lấy đâu. Nếu như em muốn ở thì ở, muốn đi thì đi, đừng đặt vấn đề tiền bạc với nhau như vậy.
– Nhưng chúng ta đã thỏa thuận từ đầu.
Hiệp buồn bã ngước lên nhìn nàng:
– Em đừng cứ làm đau đầu tôi được không?
– Vậy thì tôi sẻ...
– Dọn đi chứ gì? Em có phải là trẻ con đâu Em đi đâu? Công việc buôn bán đang thuận lợi em còn có bổn phận lo cho con em, chẳng lẽ nào em ghét tôi như thế, bất chấp cả sinh kế của gia đình mình?
–...
– Mai, tôi sẽ về thành phố, tôi sẽ không quấy rầy em. Tôi chỉ xin em cho tôi thỉnh thoảng được về thăm em. Nếu thật sự em hạnh phúc, tôi sẽ khôg làm kẻ thứ ba. Nhưng nếu ngược lại, tôi sẽ không từ bỏ mục đích của mình.
Nga ngỡ ngàng trước lời nói của Hiệp. Ánh nhìn của cô khiến cho Hiệp đứng lên, anh nắm lấy hai bờ vai mỏng manh của nàng rồi dịu dàng lên tiếng:
– Đó là lời nói chân thật nhất của tôi, không có việc gì mà tôi không thể làm được, tuy nhiên tôi sẽ không để cho em khinh ghét tôi.
– Anh làm thế có ích lợi gì cho anh, chỉ tốn thời gian và khiến cho anh đau khổ hơn thôi. Tôi đã có một gia đình thật hạnh phúc, anh đừng cố nữa.
– Đó là chuyện của tôi, em không cần bận tâm. Từ đây mỗi tuần, tôi sẽ xuống thăm em.
Nga hoảng hốt xua tay:
– Không cần đâu, anh đừng làm thế!
Thế nhưng Hiệp vẫn giừ nguyên quyết định của mình, anh nghiêm chỉnh nói:
– Tôi đã nói tôi không làm phiền em, nếu như em đang thật sự hạnh phúc.
Nga lo sợ những điều tai tiếng không hay sẽ xảy đến cho nàng. Nếu như Hiệp gây ra những chuyện điên rồ mới ở cái tỉnh lẻ này không có việc gì được bỏ qua với miệng đời.
Dù cho đó chỉ là chuyện nhỏ nhặt vu vơ, họ cũng sẽ thêu dệt nên một thiên tình sử lâm ly bi đát.
– Anh đừng gây khó cho tôi được không? Chồng tôi đang đi làm xa, gia đình chồng tôi rất trọng thể diện ở cái tỉnh nhỏ này, chuyện gì người ta cũng có thể phóng đại được. Tôi đã có gia đình rồi, anh hãy từ bỏ ý định của mình đi, đâu phải thế gian này chỉ có mỗi mình tôi là đàn bà?
– Nhưng trên thế gian này chỉ có một người đàn bà duy nhất mà tôi yêu. Em không cần nói gì nữa, nếu như em tin vào số phận thì cứ để số phận định đoạt.
Còn tôi thì ngay từ khi gặp em tôi đã tin vào số phận rồi.
Nga đứng lặng đi khi nhận ra bóng dáng thân thuộc của chồng. Anh dường như gầy đi và đen hơn, tuy nhiên điều đó lại khiến cho anh trông rắn rỏi lên. Nga ngả vào vòng tay ấm áp của chồng mà nước mắt rân rấn ở bờ mi. Cô hờn dỗi nói:
– Sao anh không bỏ em luôn đi?
Đoàn xúc động trước sự mừng vui nồng nhiệt của vợ. Anh ôm siết lấy thân hình mềm mại của nàng rồi âu yếm nói:
– Anh xin lỗi. Công việc đã lôi kéo anh đi. Anh rất nhớ em, nhưng anh cũng có tin mừng cho em.
Nga hồi hộp hỏi:
– Tin gì?
Công việc rất thuận lợi.
Đoàn buông vợ ra rồi kéo nàng ngồi xuống bên cạnh mình. Anh phải khởi kể cho nàng nghe tất cả những việc anh đã làm được trong suốt thời gian qua những miền đất trù phú, những con người tốt bụng.
Sự xa cách khiến cho cả hai vợ chồng cứ như hai đứa trẻ vừa nhận được món quà mình ưa thích. Nga nuốt lấy từng lời nói của chồng trong sự say mê ngưởng mộ, đến nỗi Đoàn phải âu yếm bẹo má nàng:
– Còn giận anh nữa hết? Anh biết trong suốt thời gian qua, anh đã khiến cho em lo lắng mong nhớ. Anh cũng thế nhưng anh không thể ngồi yên một chổ để thấy mình vô dụng bất lực.
Nga lại rơm rớm nước mắt vì tủi thân:
– Anh đi mà không cho em sự chuẩn bị nào cả! Em cứ ngỡ chi một đôi ngày rồi anh về, nào ngờ anh biệt vô âm tín, chẳng thư từ gì cho em.
– Anh nhận lỗi. Nơi anh ở là vùng đất mởi khai phá không có chút tiện nghi nào. Anh nhớ em cũng đành chịu, vì không thể liên lạc cho em. Yên tâm đi!
Mai anh sẽ mua một cái điện thoại di động để nói chuyện với em mỗi ngày.
– Nhưng em làm gì có số để anh gọi về?
– Không lo! Anh cũng mua cho em một cái chịu không?
Nga lườm chồng:
– Mới đi làm thôi mà bãnh vậy đó.
– Vì vợ, anh có thể làm tất cả mọi việc mà.
– Anh đã ghé qua thăm má chưa?
Đang vui, Đoàn thoáng sầm mặt:
– Chưa? Anh về đây ngay khi xuống xe.
–...
– Tối anh, đưa em sang bền đó. Lúc này ở nhà không có chuyện gì chứ?
Nga lắc đầu:
– Không anh à, – Thế còn...
Nga biết chổng muốn nói đến chuyện gì, cô bèn ngắt lời anh:
– Em lo chu toàn cho má, không có chuyện gì để anh bận tâm đâu.
Đoàn thờ dài.
– Anh sẽ cố làm để trả cho xong món nợ đó, không để cho em phải chịu cực nữa.
– Em buôii bán cũng nhàn nhã, có vất vả gì đâu mà anh lo. Em chỉ lo cho anh đi xa không người chăm sóc, lỡ đau ốm thì khổ.
Đoàn trêu vợ:
– Em lầm rồi, có khối người lo cho anh.
Nga lườm chồng:
– Anh liệu đó.
– Hứ? Có anh sợ em chứ ở trên rừng chỉ có khỉ thôi, anh làm ăn gì được. Ở đây kia, toàn là thanh niên trai tráng ra vào uống nước, không mười thì cũng có một ngưởi nhìn ngắm em, anh mới là người sợ hơn em. Sao, anh nói phải không? Bấy lâu nay đã có gã nào tán tỉnh em chưa?
Bóng hình của Hiệp chợt thoáng về sau lời nói của Đoàn, khiến cho Nga chợt bối rối lẩn tránh.
– Anh chi nói nhảm. Em có chồng rồi, ai mà dám thương.
– Có chồng thì mặc có chồng.. – Cấm anh nói bậy! Em giận đó.
Đoàn choàng tay qua lưng nàng rồi kéo nàng lại sát bên mình âu yếm nói:
– Anh không nói bậy đâu. Anh rất sợ một ngày nào đó anh sẽ mất em, điều lo sợ đó đã thôi thúc anh làm việc hết mình, để một ngày nào đó anh sẽ không cho em làm bất cứ viêc gì ngoài việc làm vợ anh. Anh ghen lắm, em biết không?
Càng yêu em, anh càng cố gắng tạo dựng tương lai cho chúng ta. Anh không muốn thấy em khổ, em hiểu không?
Nga cảm động rúc sâu vào lồng ngực ấm áp mùi mồ hôi quen thuộc của chồng mà cảm thấy rất hạnh phúc...
Tú bực bội quăng chiếc khăn lau bàn lên ghế rồi cau mày cự Mai:
Mày làm gì từ nãy đến giờ cứ ngồi ỳ ra đó chẳng chịu làm cái gì hết vậy?
– Thây kệ tao!
– Kệ sao được, mày đâu phải bà chủ đâu.
Mai chau mày nhăn nhỏ:
– Mày làm ơn đi, có la tao thì cũng là bà chủ, chớ mày có quyền gì mà nói:
– Được lát chị Nga về, tao nói.
– Mày cứ nói, tao chán đời lắm rồi!
Nghe Mai than dứt câu, không hiểu nghĩ sao, Tú bèn dịu giọng hỏi cô:
– Mày sao vậy?
Mặt Mai buồn rũ ra, cô đáp:
– Kệ tao!
– Mày đừng có mơ mộng cao xa nữa. Có công ăn việc làm, có được bà chủ biết điều như chị Nga là mừng rồi. Cứ cầu trời cho chị ấy buôn bán thuận lợi thì tụi mình cũng được ăn theo.
Mai chợt bĩu môi đáp:
– Mày khỏi cầu.
Tú lấy làm lạ trước thái độ kỳ lạ của Mai:
– Mày nói vậy là sao?
Mai cong môi lên chanh chua đáp:
– Mày cầu cho người ta, người ta có cho mày thêm đồng lương nào không?
– Thì cũng phải từ từ chứ. Chị ấy nói hễ bán đắt hơn chị ấy sẽ tăng lương cho mình.
– Chờ đi, bả nói xạo đó!
– Mà sao mày có vẻ ghét chị ấy quá. vậy?
– Hứ!
Mai lầm bầm rồi ngồi bó gối im lặng không trả lời Tú. Cái điều hằn học mà cô dành cho Nga thật khó mà nói ra được.
Tú khều Mai, cô tò mò thóc mách:
– Nè! Có phải mày... thích cái anh chủ nhà đó không?
Mai bị Tú nói đúng tim đen thì giãy nảy lên:
– Mày nói gì vậy?
Tú cưởi tinh quái:
– Mày đừng tưởng tao khờ nghen. Tao cũng có con mắt vậy, mấy cái chuyện đó tao nhạy cảm lắm.
– Nhạy cái đầu mày!
– Ê đừng nói hỗn nghe. Đầu là để thờ ông bà, cấm đụng chạm tới. Hôm qua tao thấy mày rình nghe chị Nga nói chuyện với anh ta?
Mai lườm Tú:
– Mày cùng nhiều chuyện quá!
Tú cũng không vừa, cô liếc xéo Mai:
– Phải, tao nhiều chuyện. Còn mày thì mơ cao quá có ngày té đau. Này, nhìn lại phận mình đi, người ta dù sao cũng là bà chủ, ông chủ. Còn mày... Xì! ở đó mà đố kỵ.
Mai bặm môi hậm hực trước lời mia mai của Tú. Tuy nhiên cả hai không để ý khi câu chuyện của cả hai đã lọt vào tai của Đoàn. Có lẽ vì hai cô nghĩ là anh đâ đưa Nga đi chợ không có mặt ở trong quầy.
Đoàn cũng không chú ý lắm đến chuyện của hai cô phụ bán, nhưng vì hai cô đã nhắc đến tên của Nga, nên đã làm cho anh tò mò lắng nghe. Cái câu sau cùng anh nghe được từ miệng của Tú, cái cụm từ “dù sao thì người ta củng là bà chủ, ông chủ” khiến cho anh có phần suy nghĩ.
Cô gái kia có ý gì khi nói lời dó? Thật ra, người chủ đất, này là ai. Quả là từ lúc Nga dời về đây, anh chưa hề biết đến, cái câu nói vừa rồi của cô gái kia đường như muốn ám chỉ điều gì đó giữa hai người.
Càng nghĩ Đoàn càng thấy khó chịu. Thật ra, Nga đã sống và cư xử ra sao trong suốt thời gian qua đê khiến cho nguời khác phải xầm xì bàn tán sau lưng cô? Những lời bàn tán đầy ý xấu đánh giá tư cách đạo đức của cô thật là khó nghe.
Một phụ nữ trẻ đẹp và rất quyến rủ ở giữa hoàu cảnh như thế này, lẽ nào không có kẻ thèm khát ve vãn?
Đoàn nhắn tít cặp chân mày khi cơn ghen đang dần lấn chiếm hết suy nghĩ của anh.
Bà Thành đón cậu con trai về thăm không mấy vồn vã lắm.
– Tao tưởng bây quên mất đường về rồi chứ. Sao, làm ăn thế nào?
– Dạ cũng tốt má à. Ba vẫn khỏe hả má?
– Khỏe.
– Con bận đi làm ăn nên không ở nhà chăm sóc cho ba má được.
– Không cần bây lo, có vợ chồng thằng Tư lo cho tao rồi.
– Má à! ít hôm nừa con lại đi, con muốn gởi vợ con cùng hai cháu cho má.
– Í? Tao không nhận à nghe. Tao già rồi, làm sao có sức mà lo cho con mày.
Trông con nít cưc lắm!
– Con nói không phái là cho vợ con về ở với má, con chỉ xin má để ý quan tâm tới chúng giùm con.
– Ôi! Tụi nó có ngoại nó lo rồi còn vợ mày hả, nó đâu cần tao giữ, mày muốn giữ thì về mà giữ.
– Má...
– Má cái gì? Giờ tao mới nói nghe, bán cái gì mà chọn cái nghề này, chỉ toàn là buôn bán cho đàn ông trai tráng. Có hôm tao còn thấy nó ngồi trò chuyện, cười cợt với họ nữa, thiệt chướng mắt. Đàn bà có chồng mà cứ như không, lẳng lơ mất nết.
– Trò chuyện thôi mà má, coi như mình xã giao, giữ chân khách, người ta thấy vui thì người ta mới ghé đến uống thường xuyên, vợ con vì buôn bán thôi.
– Xì? Vì buôn bán cái gì! Tao nói vậy con vợ bây, bây giờ cứ còng lưng mà làm đến lúc quay lại thì vợ con chắng còn. Người ta nói vợ đẹp là yợ của thiên hạ.
– Má!
Đoàn nhăn mặt kêu lên chặn lời nói khó nghe của bà lại. Tuy nhiên cái mầm mống độc hại đó đã kịp bám rễ vào lòng anh.
Nga thấy chồng trở về mà nét mặt không được vui, cô nghĩ chắc là anh lại bị mẹ chồng cô rầy rà quở mắng. Cô dịu dàng hỏi:
– Ba má vẫn khỏe hở anh?
– Ờ.
– Anh về, Chắc má vui lắm phải không?
Đoàn thủng thỉnh đáp:
– Cũng bình thường!
Vừa khi có khách vào quán, Nga vội đứng dậy ra hỏi. Đoàn thoáng bực theo sát cử chỉ của vợ. Sao miệng cô ấy cười tươi đến thế? Cái ánh nhìn thì đong đưa đến khó chịu, chưa kể đến cái dáng đi như cố tình cho mềm mại, ẻo lả hơn.
– Anh uống cà phê không, em pha?
Đoàn cáu kỉnh đáp:
– Không.
– Anh bỏ cừ cà phê trưa rồi à?
– Có ai pha cho uống đâu mà không bỏ.
Đến lúc này, Nga mới nhận ra thái độ cau có của chồng, cô hỏi:
– Anh bực mình à?
– Bực ai?
– Làm sao em biết? sao vậy?
Vừa khi có khách lại vào quán, Nga dợm đứng lên thì Đoàn chau mày gắt:
– Em mướn ngươi làm gi mà phải làm thế cho họ?
Nga vô tình đáp:
– Là khách quen, mình ra hỏi vẫn hơn.
Đoàn nhìn đăm đăm người đàn ông trung niên cao ráo mới vào rồi anh chợt thấy nóng mặt anh nói:
– Khách quen là sao?
Nga cười, rồi hồn nhiên đáp không biết là chồng đang ghen.
– Tụi em gọi đùa là “mối”, vì anh ta đến quán uống mỗi ngày, Đoàn lầm lì hỏi thêm:
– Em có bao nhiêu cái mối như thế?
Nga bật cười đùa:
– Vô kể!
– Hừ! Em giỏi quá há!
Đến lúc này Nga mới nhận ra vẻ mặt cau có của chồng. cô nhìn anh chăm chăm:
– Bán buôn thì phải vậy, mình không ngọt ngào thì họ đâu đến uống. Bây giờ quán xá mọc lên như nấm, phải cạnh tranh mới sống được.
– Cạnh tranh bằng cách đưa đẩy lã lơi sao?
– Anh nói gì lạ vậy?
– Hừ?
– Sao tự nhiên lại nổi giận với em? Em có làm gì sai đầu, chỉ vì sinh kế gia đình em mới la buôn bán. Em cũng đâu có muốn như vậy.
Lời nói của Nga càng khiến cho Đoàn giận thêm, nó như chọc vào tự ái của anh:
– Bây giờ thì em có cớ để buông thả tự do rồi. Buôn bán vì sinh kế gia đình...
Hừ! Em không cần buôn bán gì nữa, nghỉ quách đi. Anh không muốn thấy em õng ẹo với đám đàn ông đó nữa:
Nga ngỡ ngàng nhìn chồng:
– Anh nói lạ vậy?
– Anh nói gì chẳng lẽ em không hiểu? Nếu như em đứng đắn đang hoàng thì đã không có điều tiếng sau lưng em.
– Ơ!
– Em tưởng có thể bưng bít được thiên hạ sao?
– Anh...
Nga nấc nghẹn lời, cô không hiểu được tại sao Đoàn lại nổi điên lên với mình như thế.
– Anh vô lý vừa thôi. Tại sao lại gây với em? Anh đã nghe người ta nói gì, có phải là má không?
– Cô đừng kéo má vào đây!
– Nếu không tại sao vừa qua má về thì anh gây với em không phải là má lại nói bậy gì sao?
– Im đi,. đừng có hỗn! Nếu như má có nói, thì đúng má mới nói.
Nga uất ức chảy nước mắt:
– Tại sao lúc nào anh cũng đàn áp em? Tại sao không nghe em nói? Tại sao cái gì anh cũng cho là má phải? Cá những chuyện vô lý xằng bậy, anh cũng áp đặt cho em.
– Vậy thì cô hãy tự xét lại mình đi, Nếu không có lửa làm sao có khói.
–...
– Tôi cũng không ngờ sau lưng tôi, cô là một người như thế.
– Em làm sao chứ? Em lo làm ăn nuôi con là xấu sao?
– Cô kể với tôi à? Bao nhiêu năm qua, tôi lo lắng cho cô thì sao, Tôi chỉ mới thất cơ, lở vận đây thôi mà cô đã trê mặt rồi.
Nga tức giận òa khóc nức nở:
– Anh quá đáng lắm!
– Tôi đã hiểu rồi, chỉ có cô là không kiểm soát được hành vi của mình mà thôi. Cô khoe với tôi gã chủ đất rất tốt không lấy tiền mặt bằng ba tháng đầu, thật ra hắn tất vì đâu, có phải vì cô không?
Nga sửng sốt nhìn sững chồng.
– Cô không trả lời được phải không?
– Em...
Nga bối rối trước ánh mắt nghi ngờ như đổ lửa của chồng.
– Hừ! Cô không ngờ tôi lại rõ ngọn ngành. Uổng công cho cô khôn khéo chặn đầu tôi trước, cứ làm như mình minh bạch lắm. Tại sao hắn lại tốt với cô mà không là người khác? Thật ra, cô và hắn đã quan hệ tới mức nào rồi?
Nga ấp úng mãỉ mới ra lời:
– Ai nói với anh chuyện đó?
Đoàn nhếch môi cười gằn, cứ nhìn vẻ mặt hoang mang bối rối của Nga thì sự hờn ghen nghi ngờ càng lúc càng đào sâu vào lòng anh. Cái câu nói hài ý của cô gái phụ quán vừa qua càng như khẳng định hơn.
Anh chụp vai vợ và lay mạnh trong cơn giận dữ:
– Thì ra là có à?
– Không phải vậy.
Nga sợ hãi kêu lên:
– Không phải yậy đâu.
– Thế thì sao? Tại sao ngườ ta lại gièm pha dị nghị?
– Em không hề có ý gì với anh ta, người ta chỉ đặt điều nói bậy. Anh hãy tin em.
Mắt Đoàn như đổ lửa, anh đau khổ hất Nga vào vách:
– Thì ra đúng là thế!
Nga lo sợ phân bua, nhưng cô càng nói thì càng khiến cho tình cảnh thêm tồi tệ hơn. Và không có gì đáng hận hơn là khi ông trời lại muốn trớ trêu với người.
Ngay đúng lúc ấy thì Hiệp xuất hiện, tiếng anh hỏi vang từ ngoài vào khiến cho cơ sững sờ tái mặt.
– Cô Nga đâu rồi Tú?
Tú đáp:
– Để em gọi chị ấy.
Thế nhưng Nga đã vội bước ra ngoài, cô không hiểu tại sao mình lại phản ứng nhanh như vậy. Có lẽ vì cô sợ Hiệp sẽ nói ra điều gì đó khiến cho tình cảnh của cô thêm tồi tệ hơn.
– Anh tìm tôi có việc gì?
Hiệp không biết Nga đang ở trong tình cảnh khó xử, anh dịu giọng đáp:
– Anh định trở về thành phố.
Nga chau mày gắt:
– Tại sao anh lại phải nói với tôi? Anh đi đi!
Hiệp tha thiết nhìn Nga:
– Anh chỉ muốn nhắc lại lời anh đã nói với em. Anh sẽ không từ bỏ mục đích của mình. Chìa khóa nhà, em cất đi, tuần sau anh xuống.
Nga lúng túng chưa biết trả lời ra sao thì Đoàn đã bước ra nhìn Hiệp hằn học. Anh lầm lì hỏi vợ:
– Anh ta là ai vậy?
Nga lo sợ ấp úng thì Hiệp đã lên tiếng thay nàng:
– Tôi là Hiệp. Còn anh?
Đoàn gằn giọng:
– Chồng của cô ấy.
Lời tự giới thiệu của Đoàn khiến cho Hiệp có phần sửng sốt.
– Ngạc nhiên lắm sao? Chẳng lẽ cô ấy không nói cho anh biết là cô ấy đã có chồng?
Hiệp nhếch môi ngượng đáp:
– Có nói nhưng không ngờ lại hân hạnh gặp anh hôm nay:
– Thế anh nghĩ rằng bao lâu thì môi nên gặp tôi?
Hiệp nhún vai rồi lấy lại phong độ, anh thẳng thắn nhìn Đoàn và đáp:
– Một câu hỏi thật khó trả lời, bởi vì tôi không hiểu rõ lắm ý nghĩa của nó:
– Anh là chủ đất?
– Phải.
– Chìa khóa nhà của anh sao lại giao cho vợ tôi?
– Điều đó có gì khiến anh không vui?
Đoàn tức giận sấn tới trước câu nói như thách đố cóa Hiệp thì Nga đã kêu lên:
– Anh đừng vậy mà!
Thái độ của Nga càng khiến cho Đoàn tức điên lên.
– Em tránh ra!
Nga vừa giận vừa sợ, lại vừa hổ thẹn vì sợ có ngươi nghe được câu chuyện của họ.
– Tại sao lại phải ầm ỉ lên chứ, anh không thấy xấu nổ sao?
– Anh xấu hay em và hắn?
Nga giận dữ nhìn chồng:
– Anh nói gì vậy?
Hiệp hiểu ra thì bật cười một tiếng:
– Anh hạ thấp giá trị của vợ mình như thế, không thấy có lỗi với cô ấy à?
–...
– Anh thật đáng trách. Nếu như tôi thì tôi không thể tha thứ cho anh.
Nói rồi, Hiệp quay lại phía Nga, anh nói.
– Anh đã biết mình phải làm gì rồi. Tất cả những gì anh nói với em, anh có đủ tự tin để thực hiện.
Đoàn quay phắt lại trừng trừng nhìn Nga sau khi Hiệp bỏ đi:
– Em đã hứa hẹn gì với hắn?
Nga bất mãn quay đi không đáp trước hành động lỗ mãng của chồng.
Đoàn nghiến răng gằn giọng:
– Được em không nói cũng được, coi như anh ngu dại tin lầm một người đàn bà như em.
Lời nói của anh làm đau xé lòng nàng. Nàng bật khóc khi Đoàn nện mạnh gót giày bỏ đi.
Tất cả mọi chuyện dều có nguyên nhân của nó. Nga nghiêm khắc nhìn Tú và Mai, cô đanh giọng hỏi:
– Thật ra, ai đã nói gì với chồng chị?
Tú rụt lè đáp:
– Em không biết. Tụi em có nói gì đâu.
– Đừng chối nữa! Nếu chị không nắm chắc vấn đề, chị sẻ không tra hỏi tụi em.
Mai vênh mặt trả lời:
– Người ta nói không là không, sao chị cứ muốn gán ép cho người ta. Nếu như chị không có tật thì sao lại giật mình?
Nga quắc mắt nhún vai:
– Em nói vầy là sao?
– Chuyện của chị, chị tự hiểu. Chị gây ra thì chị ráng chịu, sao định đổ lên đầu người khác.
– Em...
– Không phải sao? - Mai thách thức đáp Không lửa sao có khói. Chị sợ thì đừng có làm. Bây giờ bị đổ bể thì trút giận lên người ta.
– Thì ra là em!
– Là em thì sao?
– Chị không ngờ em lại ác miệng như vậy. Chị đối xử với em không tốt sao?
– Xì! Làm mướn lấy tiền. Tốt cái gì, chị có cho không tui đâu.
– Nếu như em thấy không tốt thì em cứ nghỉ việc.
– Muốn đuổi thì phải trả đủ lương tháng này cho tui. Làm như tui ham làm cho mấy người lắm vậy, cứ ra vẻ cao sang đài các! Xì, đẹp đẽ gì mà ra vẻ.
Nga đỏ mặt trước cử chỉ xấc xược của Mai:
– Em bước ra khỏi đây. Chị cứ tưởng em tử tế nên chị mới mướn, nếu biết con người em xấu xa như vậy thì chị đã không cho em bước vào đây rồi.
– Hừ! Chị đuổi tui thì chi sẽ lãnh lấy hậu quả đó. Thử xem chồng của chị nghĩ sao khi có một bà vợ như chị?
Nga giận đến run cá tay trước lời lẽ sống sượng đơm đặt của Mai. Thế nhưng Đoàn lại không hề suy nghĩ đắn đo, anh tin ngay câu chuyện mà Mai dựng đứng đổ cho Nga.
Đoàn nghiến răng hỏi gằn lại Mai:
– Có thật như lời cô nói không?
Nga tức giận kêu lên:
– Anh đừng tin lời có ta!
Mai vênh mặt thách thức:
– Tôi nói y sự thật. Ba mặt mợt lời, có cả mặt chị ấy ở đây, tôi cũng không sợ, nếu tôi nói láo thì tôi đã không dám nói trước mặt chị ấy rồi.
Cái luận điệu gian ngoa của Mai càng khiến cho Đoàn tin hơn. Mặt anh xám lại, anh nghiến chặt răng khiến chiếc quai hàm bạnh ra một cách dữ tợn. Nga chợt thấy sợ và co rúm người trước cơn thịnh nộ của chồng. Chưa bao giờ cô thấy anh giận đến thế.
– Thật là đê tiện!
Đoàn quay lại và Nga thụt lùi trước ánh mắt đỏ lửa của anh.
– Bốp.
Cái tát tai đau xé da nhưng không đau bằng nỗi đau trong lòng của nàng.
Nàng đứng sững sờ nhìn chồng không chớp mắt. Không hiểu nét mặt của nàng lúc đó có biêu lộ được nổi oan ức của mình hay không, mà Đoàn chợt chùn tay quay đi. Anh đau khổ nói:
– Từ đây em cứ làm những gì em thích, tôi sẽ không muốn biết đến nữa.
– Anh Đoàn...
Nga thấy tim mình đau nhói lên khi bóng của anh đã xa khuất trước mặt nàng. Anh sẽ không quay trở lại đâu! Nàng biết thế.. sẽ không quay về nữa!
Nàng cảm thấy đầu óc mình choáng váng như muốn ngất đi, nàng đã mất anh rồi sao!
Nàng cắn chặt môi cố không nấc lên tiếng khóc. Nàng đau đớn nhìn Mai, cô ta đang giương cặp mắt đắc chí lên nhìn nàng, cái ánh mắt độc ác kia có lẽ suốt đời nàng sẽ không quên. Nàng sẽ không quên được nỗi uất hận này, nàng đau đáu nhìn cô ta. Nếu như có một lời nguyền, nàng sẽ nguyền lủa cho cô ta đời đời không lên tiếng nữa, cái tiếng nói của kẻ ác tâm tốt hơn hết nên câm lặng suốtđời. Mai có phần rung động trước ánh mắt oán hận của Nga. Cô ta bâng quơ nhún vai, một cử chỉ vô thức để lấy lại bình tĩnh cho hản thân rồi lấp vấp phân bua:
– Không phải tại tôi, là do chị ép tôi thôi.
– Cô ắc lắm! Cô đặt điều vu khống để vợ chồng tôi ly tán, cô không nghĩ đến quả báo của mình sao? Cô đi đi, đi cho khuất mắt tôi, nếu không tôi sẽ giết cô đó.
– Làm... làm gì dữ vậy. Đi thì đi, coi như tui xù tháng lương này cho chị đó.
Nga giận đữ quăng xấp tiền cho cô ta rồi gằn giọng:
– Cầm lấy và đi đi, đồ rắn độc!
Chờ cho Mai đi khuất, Nga mới rũ người ra rồi bật khóc òa lên. Tâm trí của cô bây giờ trắng xóa, chỉ còn lại nỗi tuyệt vọng đắng cay.
Tú đứng kế bên lắc đầu thở dài. Cái quán vắng khảch chợt trở nên đìu hiu buồn tẻ như chia sẻ tâm trạng cùng chủ.
Cô rụt rè lên tiếng gọi:
– Chi Nga! Em ra ngoài coi buôn bán giùm chị cho chị yên, chừng nào về thì cứ đóng cửa quán lại. Chi Nga!
– Em đi đi!
Nga không nhìn ra nên không biết Tú gọi nàng là muốn báo cho nàng biết có người đến.
Hiệp thấy thế thì xua tay cho Tú ra ngoài. Anh lặng lẽ bước vào đứng bên cạnh nhìu Nga xót xa. Nga vẫn chưa nhận ra Hiệp, bởi vì cô vẫn còn đang nức nở khóc.
– Đừng khóc nữa!
Tiếng nói trầm ấm cua Hiệp khiến cho Nga ngẩng phắt lên đối mặt cùng anh.
– Anh còn quay trở lại làm gì? Anh đã thấy sung sướng chưa?
– Người làm đau em là anh ta, tại sao em không trách?
– Bởi vì anh ấy là chồng tôi, bởi vì tôi yêu anh ấy. Còn anh, anh đã phá vở hạnh phúc của gia đình tôi.
– Sự nghi ngờ và không tin tưởng của anh ta đã làm nên điều đó. Không phải do anh, anh chỉ là một cái cớ thôi. Nếu không là anh thì cũng sẽ là người khác, em có rách thì trách anh ta đã hồ đờ lỗ mãng.
Nga thẫn thê không lên tiếng, nàng chỉ đưa cặp mắt buồn bã ứa đầy lệ lên nhìn vào khoảng không trước mặt. Nỗi đau đọng rõ trong đôi đồng tử sâu thẳm của nàng, lời Hiệp nói không phải là lời nói ngụy biện. Anh ta nói đúng, Đoàn không tin tưởng nàng:
Anh đa nghi ngờ tình yêu của nàng.
Gần mười năm chung sống thế à anh vẫn không hề tin vào tình yêu của nàng sao?
Cơn đau lại nhói lên trong trái tim nhỏ bé của nàng.
– Anh quay lại đây không để tự dác cũng không muốn nói những lời vô nghĩa. Anh chỉ muốn chia sẻ với em.
– Anh đi đi!
– Anh sẽ đi sau khi thấy em đã bình thản.
– Tôi không sao. Tôi sẽ không để cho ai phá hoại hạnh phúc của mình. Anh đi đi sự hiện điện của anh lúc này càng làm cho vấn đề của tôi thêm phức tạp khó xử.. Anh đừng làm khó tôi nữa được không?
– Anh muốn tôi van xin anh nữa sao? Tôi không đổ lỗi cho anh, nhưng tôi cũng không thể không oán trách anh được. Tôi không muốn nhìn thấy anh nữa.
Hiệp buồn bã đứng lại một lúc rồi cũng đành phải quay lưng. Anh dặn đò Tú:
– Chăm sóc cho chị ấy giùm anh.
– Dạ.
Tú ái ngại nhìn dáng đi lầm lũi của Hiệp. Cô không hiểu được tại sao lại có một tình yêu kỳ cục như thế? Người ta đã có chồng rồi mà vẫn đeo đuổi làm gì cho gia đình người ta lục đục với nhau? Còn con nhỏ Mai nữa, cũng ác khẩu quá, dám dựng chuyện anh ta với chi Nga quan hệ với nhau. Nhưng đáng trách nhất là anh Đoàn, chưa hỏi kỹ càng đã tin ngay lời đơm đặt ấy... Cỡ như mình thì mình không tin con nhỏ xấu miệng đó rồi. Mà cũng không phải, nó nói cứ y như thật, đến cả mình nghe mà còn ngờ ngợ hồ nghi huống chi anh Đoàn. Lời nói thật đáng sợ. Nó không là gươm đao thuốc độc mà nó lại có thể phá hoại tất cả những gì mà nó muốn.