Dịch giả : Nguyễn Hữu Kiệt
Chương 1
Thuở Thiếu Thời

 
Từ nghìn xưa, những đặc điểm của nền văn minh Ấn Độ vẫn gồm có việc sưu tầm chân lý và tầm sư học Đạo. Định mệnh đã dẫn dắt tôi đến một vị minh sư thánh triết mà trong cuộc đời siêu việt sẽ tiêu biểu cho đời sống nhân loại trong những thế hệ tương lai. Đó là một trong những vị minh sư, di sản của thời đại cao cả huy hoàng của Ấn Độ, vẫn từng xuất hiện ở mỗi thế hệ loài người để giữ gìn cho xứ sở của các Ngài thoát khỏi cái số phận của Babylone và Ai Cập! Trong những ký ức thời thơ ấu của tôi, phảng phất có sự nhớ lại cái hình bóng xa xăm của một tiền kiếp với những cảnh băng giá trên dãy Hy Mã Lạp Sơn, trong khi đó tôi đã từng là một tu sĩ. Những hình bóng của dĩ vãng đó cũng gợi cho tôi thấy trước, do một sợi dây liên lạc huyền bí, những hình ảnh của tương lai. Tôi sinh ra tại Gorakhpur, một thành phố miền đông bắc Ấn Độ, vào khoảng cuối thế kỷ trước và sống tại đó trong tám năm đầu tiên của đời tôi. Cha mẹ tôi có tám người con: bốn trai và bốn gái. Tôi tên là Mukunda Lal Ghosh, là người con thứ tư trong gia đình, trên tôi còng có một anh và hai chị.
Cha mẹ đều là người tỉnh Bengale. Cả hai đều sống cuộc đời đạo đức gương mẫu, và một bầu không khí hoàn toàn hòa hợp trong gia đình giúp cho sự phát triển điều hòa của tám đứa con còn nhỏ.
Cha tôi, Bhagabati Charan Ghosh, là một người tốt bụng nhưng nghiêm nghị và đôi khi có vẻ nghiêm khắc. Chúng tôi thương yêu và kính trọng người. Vốn là nhà toán học và lý luận, cha tôi sống thuần bằng lý trí. Mẹ tôi nuôi nấng chúng tôi trong tình thương. Khi mẹ tôi qua đời, cha tôi dồn hết cho chúng tôi tình phụ tử đậm đà mà từ trước người vẫn đè nén. Từ đó, tôi nhận thấy cái nhìn của người đôi khi phảng phất giống như cái nhìn trìu mến của mẹ tôi.
Mẹ tôi biểu lộ lòng kính mến đối với cha tôi hàng ngày bằng cách mặc quần áo sạch sẽ tươm tất cho tất cả chúng tôi mỗi buổi chiều để đón cha tôi đi làm về. Chức vụ của cha tôi hồi đó là phó chủ tịch Công Ty Hỏa Xa Bengale Nagpur Railway, một trong những công ty lớn nhất ở Ấn Độ. Công việc của người đòi hỏi một sự xê dịch thường xuyên, bổi đó hồi niên thiếu tôi đã từng sống tại nhiều thành phố khác nhau.
Mẹ tôi luôn luôn bố thí rất rộng rãi cho những kẻ nghèo. Cha tôi tuy tốt bụng nhưng thích sống có mực thước, trật tự và điều này cũng áp dụng cho cả việc quản lý ngân sách gia đình. Có lần chỉ trong nửa thánh, mẹ tôi tiêu xài về việc bố thí nhiều hơn số tiền cha tôi kiếm được trong trọn một tháng. Cha tôi bèn nói:
-Tôi chỉ yêu cầu bà một việc, là hãy bố thí trong một giới hạn hợp lý!
Mẹ tôi rất nhạy cảm đối với mọi điều chỉ trích của cha tôi. Người không nói gì, lẳng lặng ôm khăn gói bước ra cửa, gọi một chiếc xe ngựa và nói:
-Vĩnh biệt! Tôi trở về nhà mẹ tôi đây!
Đó là lời hăm dọa cổ điển của phụ nữa Ấn, mỗi khi có chuyện xích mích trong gia đình. Chúng tôi bèn khóc. Ông cậu tôi từ đâu thình lình bước vào rất đúng lúc, và nói nhỏ bên tai cha tôi một vài lời khuyên đầy minh triết đã từng được trắc nghiệm qua nhiều thế kỷ. Khi cha tôi đã xin lỗi, mẹ tôi bèn để khăn gói ở lại và cho xe ngựa về không. Như thế chấm dứt cuộc bất hòa duy nhất mà tôi được biết đã từng xảy ra giữa cha mẹ tôi. Một lần khác, tôi nghe mẹ tôi nói:
-Ông hãy đưa tôi 10 rupees để cho một người đàn bà vô phước đang ngồi đợi tôi trước cửa.
Mẹ tôi vừa nói vừa kèm theo một nụ cười rất hấp dẫ, không thể nào từ chối được.
-Tại sao 10 rupees? Một rupee cũng được mà. Khi các cụ nhà tôi qua đời, (cha tôi nói tiếp để tự bào chữa) lần đầu tiên tôi đã biết cảnh nghèo. Bữa ăn trưa của tôi chỉ gồm có một trái chuối nhỏ, mà tôi phải đi học, trường học cách xa đến mấy dậm đường. Về sau vào đại học, tôi nghèo đến nỗi tôi xin tiền trợ cấp mỗi tháng chỉ có một rupee của một vị thẩm phán rất giàu có. Vậy mà ông ta từ chối, viện lẽ rằng tôi đòi hỏi quá nhiều!
Mẹ tôi nói:
-Ông thấy chưa? Ngày nay ông cay đắng biết bao nhiêu khi ông nhớ lại sự từ chối đó! Vậy ông có muốn cho người đàn bà kia cũng cảm thấy một sự cay đắng như vậy chăng khi ông từ chối 10 rupees mà bà ấy đang cần dùng cấp bách?
Mẹ tôi kết luận một cách rất hợp lý.
-À! Vậy bà đã thắng.
Cha tôi nói, và đành chịu thua trước một lý luận chặt chẽ như thế.
-Đây là 10 rupees. Bà hãy đưa cho bà ấy với tất cả mọi sự chúc lành của tôi.
Cha tôi dạy dỗ con cái trong vòng kỷ luật chặt chẽ và chính cha tôi cũng là một người sống rất khắc khổ. Bởi đó, người không khi nào đi xem hát mà chỉ giải trí bằng sự tu dưỡng công phu và đọc sách thánh kinh Bhagavad Gita. Khinh thường mọi sự xa xỉ, người mang những đôi giày cho đến khi cũ mèm không dùng được nữa. Các anh em tôi mua xe hơi khi loại xe này trở thành thông dụng; còn cha tôi chỉđi xe buýt để đến sở làm. Lòng ham mê tài lợi là một điều hoàn toàn xa lạ đối với tính chất của người. Có một lần, sau khi đã góp công thành lập nhà ngân hàng thành phố Calcutta, cha tôi từ chối không nhận phần chia lời đặc biệt của mình và nói rằng người chỉ làm bổn phận trong khi nhàn rỗi, thế thôi.
Sau khi cha tôi về hưu được vài năm, một chuyên viên kế toán người Anh đến xem xét sổ sách của công ty. Ông ta lấy làm vô cùng ngạc nhiên mà nhận thấy rằng cha tôi không hề đòi hỏi phần chia lời của mình. Người chuyên viên tuyên bố:
-Ông ấy đã làm công việc của ba người! Công ty còn thiếu ông ta một số tiền lời chưa trả là 125,000 rupees!
Các viên chức Hỏa Xa bèn gửi cho cha tôi một ngân phiếu trả đủ số tiền trên. Cha tôi không nghĩ gì đến vấn đề này, thậm chí cũng quên cả việc nhắc nhở gia đình về số tiền đó. Về sau, em trai tôi là Bishnu nhận thấy có một số tiền lớn gởi vào trương mục ngân hàng của cha tôi, mới hỏi người về vấn đề ấy. Cha tôi nói:
-Cần gì phải hãnh diện vì một lợi lộc vật chất? Người theo con đường Minh Triết không hề vui mừng vì được lợi lộc cũng như y không buồn khi phải bị mất mát thua lỗ. Người biết rằng con người bước vào đời không có một xu và từ giã cuộc đời cũng vậy mà thôi.
Ít lâu sau khi thành hôn, cha mẹ tôi trở nên đệ tử của vị Minh Sư Lahiri Mahasaya tại thành Banaras. Việc này càng tăng cường thêm tính chất khắc khổ vốn tự nhiên của cha tôi. Mẹ tôi có lần tâm sự với Uma, chị tôi:
-Ba con với mẹ chỉ gần nhau một năm có một lần, mục đích duy nhất là để có con mà thôi.
Chú Abinash Babu, nhân viên Công ty Hỏa xa trạm Gorakhpur đã giới thiệu cha tôi cho vị tôn sư Lahiri Mahasaya. Chú có thuật lại cho tôi nghe nhiều chuyện lạ lùng về đời sống của các vị Minh Sư Ấn Độ, và luôn luôn kết luận rằng Tôn Sư cao hơn tất cả các vịấy.
- Cháu có bao giờ nghe nói về những trường hợp lạ lùng khiến cho ba cháu trở nên đệ tử của đức Lahiri Mahasaya chưa?
Chính trong buổi chiều mùa hạ đẹp trời, khi chúng tôi ngồi chơi trước thềm nhà, mà chú Abinash đã hỏi tôi câu hỏi đó, nó làm cho tôi rất tò mò. Tôi lắc đầu và ngồi lắng tay nghe. Chú bắt đầu nói:
-Nhiều năm trước khi cháu ra đời, có lần tôi yêu cầu ba cháu, hồi đó là trưởng phòng sở Hỏa xa ở Gorakhpur, hãy cho tôi nghĩ phép một tuần để đến viếng thăm Sư Phụ ở Banaras. Ba cháu bèn chế diễu tôi: "Chú sắp trở thành cuồng tín chăng? Chú hãy siêng năng làm việc trong văn phòng, nếu chú muốn tiến thân trên đường công danh sự nghiệp." Ngày đó tôi buồn bã trở về nhà do một con đường nhỏ, và gặp ba cháu cũng đang đi kiệu về nhà khi tan giờ làm việc. Ba cháu cho những người phu khiêng kiệu trở về, rồi đi bộ để đàm đạo với tôi. Để an ủi tôi, ba cháu mới nêu cao những lợi ích làm việc để thành công trên đường đời. Tôi nghe một cách uể oải vì tâm trí tôi lúc ấy chỉ nghĩ đến Tôn Sư là đức Lahiri Mahasaya.
Chúng tôi đi trên con đường mòn xuyên qua một cánh đồng yên tịnh, mặt trời chiều còn chiếu sáng ánh nắng vàng trên ngọn cỏ. Chúng tôi bèn dừng chân ngắm cảnh. Chính trong lúc ấy từ trong cánh đồng, cách chúng tôi vài bước, thình lình xuất hiện vị tôn sư của tôi:
-Bhagabati, sao con quá khắc khe với thuộc hạ của con quá vậy?
Giọng nói của tôn sư vang rền làm cho chúng tôi lặng người vì ngạc nhiên. Nói xong Ngài liền biến mất một cách đột nhiên cũng như khi Ngài xuất hiện. Tôi bèn quỳ suống giữa đường và thốt lên: "Lahiri Mahasaya, Sư Phụ của con!" Ba cháu cũng hoàn toàn lặng người như bị sét đánh, và khi người trở lại sắc thái bình thường, người nói:
-Abinash, không những tôi cho chú nghĩ một tuần, mà chính tôi cũng nghĩ phép ngắn hạn để đi Banaras vào ngày mai. Tôi khát khao được chiêm ngưỡng đức Lahiri Mahasaya, người có quyền năng hiện hình tùy theo ý muốn chỉ vì mục đích duy nhất là để xin phép cho chú. Tôi muốn đem vợ tôi theo và yêu cầu tôn sư cho chúng tôi được làm lễ nhập môn để theo học đạo với Ngài. Chú sẵn lòng giới thiệu chúng tôi chứ?
-Lẽ tức nhiên! Tôi đáp.
Tôi rất vui mừng mà thấy rằng lời cầu nguyện của tôi đã linh ứng và mọi sự đã sẩy ra một cách tốt đẹp.
Chiều hôm sau, chúng tôi lên xe lửa đi Banaras. Qua ngày kế đó, chúng tôi đi lần lần, khi thì đi ngựa, khi thì đi bộ trên các đường mòn để đến nơi am thất v¡ng vẻ của tôn sư. Khi chúng tôi bước vào phòng khách, chúng tôi nghiêng mình kính cẩn chào tôn sư, còn Ngài thì ngồi trong tư thế liên hoa như thường lệ. Ngài bèn nhìn thẳng vào mắt ba cháu và nói:
-Bhagabati, sao con quá khắc khe với thuộc hạ của con vậy?
Những lời này chính Ngài đã thốt ra hôm nọ ở cánh đồng Gorakhpur.
-Ta rất vui mà thấy con cho phép Abinash đến đây và cả hai vợ chồng con cùng đi!
Kế đó, tôn sư bèn làm lễ nhập môn cho cha mẹ cháu theo đạo pháp Kriya Yoga (Pháp môn chế ngự sự loạn động của giác quan và giúp người hành giả lần lần đạt tới tâm thức vũ trụ, tức Chân Như Đại Thể.) Từ ngày đáng ghi nhớ, khi cái linh ảnh của tôn sư xuất hiện trên cánh đồng, ba cháu và tôi đều sát cánh nhau không rời, hai huynh đệ đồng môn. Đức Lahiri Mahasaya đã chú ý đặc biệt đến cháu ch¡c ch¡n sẽ có liên hệ với Ngài, vì ân huệ của tôn sư không bao giờ lầm lẫn...
Đức Lahiri Mahasaya từ bỏ thế gian ít lâu sau khi tôi vừa bước vào cuộc đời. Bức di ảnh của Ngài, lồng trong một cái khuôn chạm trổ rất đẹp, luôn luôn được đặt trên một bàn thờ nhỏ của gia đình, bất cứ ở thành phố nào mà cha mẹ tôi di chuyển đến vì nhu cầu công vụ. Sáng và chiều, mẹ tôi và tôi đều suy ngẫm trước bàn thờ, và dâng hương hoa.
Bức chân dung đó có một ảnh hưởng lạ lùng trong đời tôi. Tư tưởng về tôn sư không ngớt thấn nhuần vào người tôi một cách sâu xa khi tôi càng trưởng thành. Có nhiều khi trong cơn thiền định của tôi, hình ảnh của Ngài dường như bước ra khỏi cái khuôn và ngồi trước mặt tôi như là người sống. Khi tôi thử đưa tay lên sờ vào hai bàn chân của Ngài, thì hình ảnh ấy trở thành bức chân dung và lọt vào vái khuôn. Thời gian trôi qua, đức Lahiri Mahasaya không còn là bức ảnh trong khuôn mộc mạc tầm thường nữa, mà trong linh giác của tôi Ngài đã biến thành một sự hiện diện rực rỡ huy hoàng. Tôi luôn luôn gửi lời cầu nguyện đến với Ngài trong những khi buồn thảm cô đơn và tôi luôn luôn được một sự hỗ trợ tinh thần rất mạnh mẽ. Lúc đầu, tôi rất buồn vì tưởng rằng Ngài đã chết, nhưng về sau tôi nhận thức rõ rệt sự toàn thông (hiện diện khắp nơi) của Ngài, và tôi không buồn rầu nữa. Ngài thường viết thơ trả lời cho những đệ tử quá bồn chồn mong muốn gặp mặt Ngài, như sau: "Các con có được lợi ích gì mà nhìn thấy cái thể xác vật chất của ta trong khi ta luôn luôn hiện diện trước cái nhãn quang tâm linh của các con."
Nhờ di ảnh của tôn sư mà tôi được khỏi bệnh một cách nhiệm mầu hồi tôi mới lên tám tuổi: Điều này càng tăng thêm lòng yêu quý của tôi đối với Ngài. Khi cha mẹ tôi còn ở Ichapur, tỉnh Bengale, tôi mắc phải bệnh thiên thời, một chứng bệnh hiểm nghèo rất khó chữa. Các y sĩ đã tuyệt vọng và tuyên bố không thể chữa khỏi bệnh ấy. Mẹ tôi ngồi bên giường bệnh và bảo tôi hãy nhìn bức chân dung của Đức Lahiri Mahasaya treo trên tường, ở đầu giường của tôi.
"Con hãy quì trước mặt Ngài bằng tư tưởng!" Mẹ tôi nói, vì biết rằng tôi không còn đủ sức để cựa quậy một ngón tay. "Nếu con có thể chiêm bái Ngài với tất cả tâm hồn, thì con sẽ được cứu thoát."
Tôi chiêm ngưỡng bức thánh dung và đột nhiên một ánh sáng rạng ngời bao phủ lấy mình tôi và lang rộng khắp phòng. Cơn buồn mửa và triệu chứng khác đều tiêu tan; tôi cảm thấy hết bệnh. Đồng thời, tôi có đủ sức nghiêng mình tới trước và n¡m lấy bàn tay của mẹ tôi, chứng tỏ cho mẹ tôi biết rằng đức tin vững chắc của mẹ tôi nơi đức tôn sư đã được ứng đáp mỹ mãn. Mẹ tôi bèn ôm lấy bức chân dung mầu nhiệm và áp mặt lên gò má của bà nhiều lần để tỏ lòng tôn kính.
-Ôi! Tôn sư cao cả! Xin tạ ơn Ngài đã ban ân huệ để cứu mạng của con tôi.
Khi đó tôi biết mẹ tôi cũng đã nhận thấy cái hào quang sáng rực nhờ đó mà tôi đã cứu chữa khỏi một chứng bệnh hiểm nghèo.
Bức chân dung đó là một trong những tài sản quý nhất của tôi. Ngày xưa, chính đức tôn sư ban bức chân dung này cho cha tôi, hiện nay nó vẫn còn mang theo những từ điển và thần lực thiêng liêng. Kali Kumar Roy, bạn đồng mông của cha tôi, có thuật cho tôi nghe lịch sử huyền diệu của nó.
Tôn sư vốn rất ghét chụp ảnh. Mặc dầu Ngài phản đối nhiều lần, nhưng người ta đã chụp được một loạt nhiều bức ảnh một nhóm đệ tử vây chung quanh đức Lahiri Mahasaya. Những người chụp ảnh lấy làm vô cùng ngạc nhiên mà thấy rằng trong các bức hình, không thấy có tôn sư đâu cả và chỗ ngồi của Ngài lại trống trơn, hiện tượng này đã gây nên nhiều lời bình luận sôi nổi.
Khi đó, một đệ tử kiêm chuyên viên nhiếp ảnh đại tài là Ganga Dhar Baba mới nhất định chụp cho kỳ được hình ảnh của tôn sư mới nghe. Sáng ngày hôm sau, khi tôn sư ngồi tĩnh tọa công phu theo thế liên hoa trên một chiếc ghế dài với một tấm bình phong phía sau lưng, Ganga Dhar Babu bèn thình lình xuất hiện với cái máy ảnh. Y đã chuẩn bị mọi sự một cách vô cùng chu đáo và chụp liên tiếp mười hai tấm. Khi rửa hình xong, thì trong hình chỉ trơ trọi có cái ghế dài và tấm bình phong, mà không thấy tôn sư đâu cả!
Xấu hổ và rưng rưng nước mắt, Ganga Dhar Babu đến tìm đức tôn sư. Nhiều giờ lặng lẽ trôi qua trước khi tôn sư phá tan im lặng và nói:
-Ta là Tinh Thần. Máy ảnh của con có thể nào chụp được cái Tinh Thần vô hình vô ảnh?
-Con thấy rõ không! Nhưng bạch tôn sư, con rất muốn có một tấm hình của cái linh điện bằng xương bằng thịt mà theo con biết, đang làm chỗ trú ngụ duy nhất cho cái Tinh Thần đó.
-Như vậy, con hãy đến đây sáng ngày mai. Ta sẽ cho con chụp một tấm.
Thế là người nhiếp ảnh viên lại có dịp trổ tài. Hình bóng đức tôn sư từ trước vẫn không ai chụp được, lần nầy hiện ra rõ rệt trên bức ảnh. Từ khi đó, tôn sư không bao giờ chịu cho bất cứ ai chụp ảnh Ngài nữa.
Ít lâu sau khi đã phục hồi sức khỏe nhờ bức chân dung mầu nhiệm của tôn sư, tôi có một linh ảnh lạ lùng. Một buổi sáng khi tôi còn ngồi trên giường, bỗng nhiên tôi rơi vào một giấc mơ thâm sâu huyền diệu. Một ánh hào quang rạng ngời và rộng lớn vô biên đột nhiên xuất hiện trước nhãn quang của tôi. Những hình ảnh thiêng liêng của các đấng hiền minh thánh triết đắm chìm trong cơn thiền định trong các hang núi thâm u, diễn ra trước mắt tôi như một cuốn phim trên màn ảnh.
- Quí vị là ai? Tôi cất tiếng hỏi.
-Chúng tôi là các đạo sĩ Yogi trên dãy Hy Mã Lạp Sơn.
Câu trả lời vọng đến tai tôi gây cho tôi một cảm giác say sưa, lâng lâng thoát tục.
-A! Tôi cũng phải lên núi Hi Mã Lạp Sơn để trên nên như quí vị.
Cái linh ảnh biến mất, nhưng những tia sáng như bạc vẫn còn nới rộng thành những vòng tròn trong không gian vô tận...
-Ánh sáng huyền diệu ôi! Người là ai?
-Ta là Thượng Đế (Ishwara). Ta là "Ánh Sáng." Giọng nói ấy nghe như xuôi rót và trong như tiếng suối bạc chảy trong khe núi.
-Con chỉ muốn hợp nhất với Ngài!
Niềm phúc lạc thiêng liêng ấy tan dần và biến mất còn tôi từ ấy luôn luôn khao khát muốn tìm sự hợp nhất với Thượng Đế là đấng trường tồn, nguồn gốc của mọi hạnh phúc và an vui bất tận. Cái kỷ niệm ấy vẫn còn tồn tại rất lâu sau khi linh ảnh chấm dứt.
Một kỷ niệm khác hồi thời thơ ấu của tôi cũng đáng ghi nhớ, vì nó còn ghi dấu trên mình tôi bằng một cái thẹo. Một buổi sáng Uma chị tôi, và tôi cùng ngồi chơi dưới một tàn cây to ở Gorakhpur. Trên cành cây, những con két đang mổ vào những trái sung chín đỏ, Uma kêu đau vì mụt nhọt dưới chân và lấy thuốc xoa bóp chỗ đau. Để giỡn chơi, tôi cũng lấy một chút thuốc và xoa trên cánh tay tôi.
-Em không đau mà cũng thoa thuốc trên tay làm gì? Chị tôi hỏi.
-Chị không biết, ngày mai em sẽ bị mụt nhọt. Em thoa thuốc ở chỗ mà nó sẽ xuất hiện.
-Đồ nói láo!
-Chịơi, chị không có quyền mắng em như thế trước sáng ngày mai, rồi chị sẽ thấy đúng như lời em nói. Tôi tức mình nên nói càn như vậy.
Uma không tỏ vẻ hối hận mà còn lập lại câu mắng tôi lúc nãy. Tôi bèn đáp lại bằng một giọng đầy cương quyết:
-Với tất cả sức mạnh ý chí trong mình tôi, tôi tuyên bố rằng không trễ hơn sáng ngày mai, tôi sẽ có một mục nhọt lớn hơn cánh tay này; còn cái mụt nhọt của chị sẽ sưng lên gấp đôi.
Sáng ngày hôm sau, quả thật nơi cánh tay của tôi mọc lên một mụt nhọt khá lớn và đỏ tươi, còn mụt nhọt của Uma sưng vù lên trông thật dễ sợ. Chị tôi la hoảng lên và chạy kiếm mẹ tôi:
-Mẹ ơi! Mukunda đã thành phù thủy!
Mẹ tôi nghiêm nghị bảo tôi không bao giờ nên dùng quyền năng của lời nói để làm điều chẳng lành. Tôi vâng lời mẹ từ đó không hề quên lời dạy ấy...
Những lời nói chất phác tầm thường, bề ngoài có vẻ vô tội, mà tôi đã thốt ra với một sự tập trung ý chí mãnh liệt, cũng đủ phát ra một sức mạnh vô hình ảnh hưởng phá hoại các tế bào trong da thịt. Về sau, tôi hiểu rằng những âm ba rung động của lời chú nguyện có một quyền năng mãnh liệt, nó còn có thể được sử dụng để giúp chúng ta thoát khỏi những sự khó khăn của cuộc đời.
Gia đình chúng tôi đổi đến Lahore trong tỉnh Punjab. Nhà có đặt một cái trang thờ nhỏ ở ngoài bao lơn để thờ đức Phật Bà Quan Thế Âm. Không hiểu sao tôi có một đức tin chắc chắn rằng trước cái trang thờ thiêng liêng này mỗi lời cầu nguyện của tôi đều được đáp ứng. Một ngày nọ khi tôi đang đứng với chị Uma trước bao lơn tôi thấy có hai con diều giấy bay trên nóc nhà ở phía bên kia đường lộ. Uma thấy tôi suy tư, bèn nói đùa:
- Hôm nay em có vẻ như một nhà Hiền Triết.
-Em đang suy nghĩ rằng đức Phật Mẫu thật là quá tốt lành mà đáp ứng mọi điều em mong ước.
-Chị chắc Ngài đã cho em một con diều giấy kia rồi đấy! Chị tôi vừa nói với một giọng diễu cợt.
-Tại sao không?
Tôi bèn âm thầm cầu nguyện đức Phật Mẫu làm cho một con diều giấy kia rơi vào tay tôi.
Bên Ấn Độ, người ta thích chơi diều giấy, mỗi người chơi diều lại tìm cách cắt đứt sợi dây diều của một kẻ đối phương. Khi con diều bị cắt đứt dây, nó sẽ bay lượn trên không trước khi rơi xuống nóc nhà và một cuộc rượt bắt sôi nổi sẽ diễn ra xem ai bắt được con diều. Vì lẽ Uma và tôi đang đứng trên bao lơn, nên chúng tôi không thể nào rượt bắt kịp những người khác.
Phía bên đường lộ cuộc chơi bắt đầu. Một con diều bị cắt đứt dây, nó liền bay tới gần chỗ tôi đứng. Tự nhiên gió im bặt làm cho con diều ngừng bay hết một lúc, sợi dây của nó vướng vào một cây sương rồng trên nóc nhà bên cạnh, rồi cuốn lại thành một cái gút to xòa xuống trước mặt tôi. Tôi bèn đưa tay ra nắm lấy sợi dây và đưa con diều cho Uma.
-Đó chỉ là một sự ngẫu nhiên tình cờ, và không có dính dáng đến lời cầu nguyện của em. Em hãy bắt luôn con diều kia thì chị mới tin.
Tuy chị tôi nói vậy, nhưng tôi thoáng thấy trong cặp mắt chị có một sự ngạc nhiên nó đính chánh lời của chị.
Tôi bèn tiếp tục cầu nguyện Phật Bà Quan Âm với tất cả tâm hồn. Một người chơi diều bị cắt đứt dây, con diều bèn nhảy múa trên không theo chiều gió và hướng về phía tôi. Sợi dây lại quấn vòng quanh cây xương rồng như lúc nẫy rồi làm thành cái gút lớn hạ xuống trước mặt tôi. Tôi bèn nắm lấy và đưa con diều thứ hai cho Uma.
-Lạ thật, đức Phật Mẫu quả thật đã nghe lời cầu nguyện của em. Chị chẳng hiểu gì cả.
Chị tôi liền chạy đi như một con nai tơ bị đuổi.