Phần VII
Hồi 77
Giọt mật ngọt ngào

Kỷ Yên Nhiên nâng bầu rượu, đứng dậy, đến trước mặt Hạng Thiếu Long quỳ xuống bên, trong ánh mắt không cần giả vờ cũng hiện ra vẻ ngưỡng mộ, dịu dàng nói, „Yên Nhiên vừa được nghe một câu chuyện ngụ ngôn sinh động nhất trong đời, không có gì báo đáp, chỉ biết mượn chén rượu ngon để đa tạ Ðổng tiên sinh."
Rồi bằng một tư thái ưu mỹ nhất, rót rượu vào chén của Hạng Thiếu Long.
Mọi người trong tiệc ai cũng bất ngờ.
Triệu Mục ngạc nhiên lắm nói, „Ðổng tiên sinh kể câu chuyện ngụ ngôn tuyệt vời đến mức nào mà khiến cho Kỷ tài nữ của chúng ta phải khâm phục, tự tay rót rượu mời y?"
Cơ Trọng lộ vẻ kinh dị.
Còn Lý Viên thì sắc mặt lầm lì, trong ánh mắt lóe lên tia nhìn đố ky không thể che giấu được.
Triệu Nhã lộ vẻ ngây ngất điên đảo, kể câu chuyện ấy lại từ đầu đến cuối.
Những kẻ chưa được nghe đều bái phục.
Lúc này Kỷ Yên Nhiên đã quay về chỗ ngồi, nâng chén lên nói, „Yên Nhiên xin kính Ðổng tiên sinh."
Hàn Sấm trong lòng cũng ghen ty lắm, nhưng cũng vui mừng vì có thể đả kích được tên Lý Viên đáng ghét kia, nói đế thêm vào, „Mọi người cùng nâng chén!“
Ai nấy đều vui vẻ uống, Lý Viên tuy không muốn tý nào nhưng vẫn phải miễn cưỡng nhấp chén rượu đắng.
Hạng Thiếu Long quan sát bọn nữ nhân.
Kỷ Yên Nhiên đương nhiên không thể giấu nổi sự ngưỡng mộ đối với gã, Triệu Nhã thì cùng Lý Viên nâng chén để có thể che giấu ánh mắt đầy tình ý của mình. Ngay cả Triệu Chi, người đang giận gã, vẻ mặt cũng thay đổi, chốc chốc lại lén nhìn gã. Ðiều bất ngờ nhất là Quách Tú Nhi trong mắt cũng chứa đầy xuân ý. Thầm kêu may mắn, nếu chẳng phải mình thuận miệng mượn trí tuệ của người khác, đêm nay nhất định sẽ bị kẻ khác đàm tiếu, tuyệt không thể có thế cuộc một mũi tên bốn con chim như hiện nay.
Cơ Trọng nói, „Không ngờ Ðổng tiên sinh cho nghe được câu chuyện ngụ ngôn sâu sắc như vậy, khiến chúng tôi đều vỗ án khen hay." Rồi quay sang Lý Viên nói tiếp, „Lý tiên sinh tài cao tám đấu, đối với chuyện này tự cũng có lời giải thích khác."
Lời này của y là ngầm chê Hạng Thiếu long mà khen Lý Viên một cách trơ trẽn, có thể thấy người này vì đạt đến mục đích mà bất chấp thủ đoạn. Có thể nói đối với y tên Lý Viên có thể ảnh hưởng đến Sở vương, tất nhiên quan trọng hơn Hạng Thiếu Long nhiều.
Hàn Sấm cười ha ha nói chen vào, „Ðó chính là câu chuyện ngụ ngôn Ðổng huynh lãnh hội từ ngựa, nhưng ta có một ý kiến khác, giả sử sáu nước chúng ta đều quên đi tất cả mà nếm giọt mật chỉ ngọt có một khắc ấy, liên thủ đối phó với người Tần như hổ sói kia, tất sẽ thoát thân khỏi cảnh nguy hiểm."
Câu nói này rõ ràng là chĩa mũi dùi vào người Sở, bởi vì họ đã nhiều lần bị giọt mật trên đầu lưỡi của người Tần ban cho mà phản bội các nước hợp tung khác, khiến cho bản thân cũng bị hao binh mất đất, không được bồi thường.
Bọn Triệu Mục đều cảm thấy khoái trá, nhìn vẻ mặt hơi biến sắc của Lý Viên.
Có Kỷ Yên Nhiên ở đó, Lý Viên làm sao chịu lép vế, trong khoảnh khắc đã quay trở lại bình thường, lảng sang chuyện khác.
Hạng Thiếu Long biết nói nhiều sẽ lỡ lời nên chỉ cắm cúi ngồi ăn. Lý Viên thì đối đãi ân cần với Kỷ Yên Nhiên, lại có lúc xoay sang ba nữ nhân còn lại, một vẻ mặt đầy phong lưu, nếu không phải lúc nãy bị Hạng Thiếu Long áp đảo, y quả thật là tình nhân lý tưởng của bọn nữ nhân.
Kỷ Yên Nhiên thì không thèm để ý đến y, chốc chốc nhìn sang Hạng Thiếu Long, hận không lập tức lao vào lòng gã.
Nữ chủ nhân Triệu Nhã ngồi bên cạnh Lý Viên, bị y ép cạn liền ba chén, mặt đỏ ửng, cười lả lơi nói, „Hôm nay Lý tiên sinh còn ép người ta uống chưa đủ sao?"
Mọi người ngạc nhiên, nhìn sang hai người.
Lý Viên cảm thấy lúng túng, hôm nay y đến tìm riêng Triệu Nhã, một mặt là để thị uy với Hạng Thiếu Long, mặt khác là vì háo sắc, Triệu Nhã tuy không bằng Kỷ Yên Nhiên, nhưng rốt cuộc cũng là mỹ nữ hiếm có, bỏ qua thì thật là tiếc, chỉ không ngờ rằng Triệu Nhã lại tung hô ra trước bàn tiệc như thế này.
Cười khan một tiếng nói, „Ðêm qua chẳng phải nói là phải so tửu lượng hay sao?"
Triệu Nhã lén đưa mắt nhìn Hạng Thiếu Long, chỉ thấy gã chăm chú nhìn vào chén rượu, có vẻ như không thèm để ý, trong lòng cũng dễ chịu, đồng thời cũng có chút hối hận, hận mình không cưỡng nổi sự dụ dỗ của Lý Viên.
Ngoài Hạng Thiếu Long, Lý Viên là nam nhân khiến ả động lòng nhất, y lại còn hứa sẽ đưa ả ra khỏi mảnh đất đau lòng này, chạy đến nước Sở. Chỉ là không biết như thế nào, tên mã si đầu óc đầy những tư tưởng đặc biệt trước mắt này, dù là đưa tay hay nhấc chân đều đầy vẻ trí tuệ và thô lỗ, chính điều này đã khiến cho ả cảm thấy kích thích hơn cả Lý Viên, kẻ đẹp trai hơn gã, khiến cho ả lúc nào cũng rơi vào sự mâu thuẫn giữa phản kháng và khuất phục, vừa đau khổ vừa sung sướng.
Kỷ Yên Nhiên nhìn Hạng Thiếu Long, quay sang Lý Viên lạnh nhạt nói, „Ðó hẳn gọi là tự cổ danh sĩ đều đa tình!"
Lý Viên thầm than trong lòng hỏng bét, chưa kịp giải thích gì thì Triệu Nhã đã ngước mặt mỉm cười nói, „Yên Nhiên tiểu thư đừng hiểu lầm, Lý tiên sinh chẳng qua chỉ đến tìm Triệu Nhã để bàn luận thi thư, uống rượu chỉ là trợ hứng mà thôi!, Quách Tú Nhi rõ ràng rất thích thơ ca, quay sang Hạng Thiếu Long, vị đại triết gia trong lòng mình, nói, „Ðổng tiên sinh đối với thi ca có điều chi tâm đắc?"
Câu ấy vừa nói xong thì mọi người tập trung sang nhìn Hạng Thiếu Long.
Quách Tùng thầm lo, lẽ nào đứa con gái yêu của mình lại có tình ý với kẻ thô lỗ này?
Triệu Chi nhớ lại chữ viết xấu xí của Hạng Thiếu Long, trong lòng than thầm.
Kỷ Yên Nhiên và Triệu Nhã đều mong người này có thể nói ra những lời hay ho nữa.
Những bài thơ được lưu truyền từ xưa, được Khổng Tử và các học trò của ông sửa sang, cộng lại có hơn ba trăm bài.
Những bài này có giá trị thực dụng vô giá ở thời đại này, nhất là trong giới quyền quý, trở thành một bộ phận của đời sống, trong giao tế thường đem thơ ra để khoe mẽ, nếu không sẽ bị người coi thường. Thậm chí dùng thơ văn sai bọn nhạc công làm những bài từ chào đón gọi là phú thi, còn những thơ ca trả lễ được gọi là đáp phú. Vì thế những người không thông thuộc thi thơ thường làm trò cười cho kẻ khác, vì thế nên mới có câu“không thuộc thơ, nói không nên lời.
Hạng thiếu Long được coi là may mắn, nhưng sự may mắn của gã đến lúc này đã chấm dứt, cuối cùng thì đã gặp phải vấn đề không thể nào giải quyết được.
Thơ ca không những là một thứ trang sức, mà còn dùng để biểu đạt tư tưởng, lúc ấy có tục“luận thi". Cho nên luận thơ là chuyện thường thấy trong buổi tiệc, Quách Tú Nhi không phải cố tình làm khó nạn nhân khiến nàng cảm thấy thích thú ấy.
Hạng Thiếu Long suýt nữa kêu lên cứu mạng, mặt vẫn ung dung nói, „Ðổng mỗ là kẻ thô kệch có tiếng, làm sao có thể nói ra những điều tâm đắc ấy."
Quách Tú Nhi không ngờ nhân vật khác người này lại đưa ra một câu trả lời khiến nàng thất vọng, cúi mặt không thể nói lời nào.
Kỷ Yên Nhiên cũng lộ vẻ ngạc nhiên.
Ðối với nàng Hạng Thiếu Long công khai theo đuổi nàng là một trò chơi rất thú vị, nhưng cũng giúp nàng hiểu thêm bản lãnh của tình lang, nào ngờ gã mới lộ uy phong thì lại né tránh.
Cơ Trọng mặt lộ vẻ khinh bỉ, càng khẳng định hơn câu chuyện ngụ ngôn lúc nãy là do Hạng Thiếu Long đánh cắp của người khác mà dùng.
Bọn Quách Khai, Hàn Sấm đều lộ vẻ ngạc nhiên, tổ phụ của Ðổng Khuông đều là người làm quan, thế mà tại sao không biết chút gì về thi ca?
Triệu Mục thì đoán gã không muốn lộ mặt trong tình huống này, cười ha ha, quay sang Triệu Nhã nói, „Không biết Lý tiên sinh và phu nhân hôm nay thảo luận đề mục gì?"
Lý Viên thấy Hạng Thiếu Long gặp khó khăn, trong lòng mừng lắm, nói, „Tại hạ và phu nhân đang bàn về mối quan hệ giữa thơ và nhạc, cái gì là“hứng ư thi, lập ư lễ, thành ư nhạc", tại hạ tấu những nhạc chương của mình cho phu nhân chỉ giáo, may mà phu nhân không hề chê cười."
Thông thường quý tộc và đại thần giao lưu với nhau đều không ra khỏi phạm vi thơ và nhạc, Lý Viên cũng mượn điều đó để tỏ cho Kỷ Yên Nhiên thấy y và Triệu Nhã không hề làm chuyện gì khác.
Triệu Nhã lúc này mới lên tiếng, „Ðổng tiên sinh hình như không thèm để ý đến lễ nhạc thi thư!“
Hạng Thiếu Long suýt nữa muốn bóp chết ả, ả có lẽ đang ngầm châm biếm gã vì đêm qua vô lễ với mình, đồng thời cũng cảm thấy đố ky khi Kỷ Yên Nhiên tỏ vẻ ân cần với gã.
Lý Viên vừa nghe đã rất vui mừng, cười nói, „Ðổng tiên sinh từ nhỏ đã làm bạn với ngựa, lấy ngựa làm vui, những chuyện khác đều không để trong mắt."
Cơ Trọng trước giờ vẫn tự cho mình là cao quý, bất đắc dĩ mới ngồi cùng bàn với kẻ nuôi ngựa, trong lòng đã sớm không vui, nhưng kẻ này thâm trầm không lộ ý nghĩ trong lòng, lúc này mới hùa với Lý Viên nói, „Ðổng tiên sinh nuôi ngựa nổi tiếng thiên hạ, Lý tiên sinh hiểu biết sâu sắc về thi nhạc, mỗi người đều có sở trường riêng của mình."
Hạng Thiếu Long vốn đã không muốn nghĩ nhiều chuyện, vừa nghe thì lửa giận đã bốc lên, nói, „Xin thứ lỗi kẻ thô kệch này không hiểu biết, trong bảy nước, nếu luận về học vấn, lễ nhạc, người Tần là kém nhất, tại sao một mình lại có thể uy hiếp được sáu nước chúng ta?"
Lời này vừa nói ra, mọi người trước hết là biến sắc, sau là không trả lời được, bởi vì đây là một sự thực không thể nào chối cãi nổi.
Hạng Thiếu Long lạnh lùng nói, „Có lẽ có kẻ coi thường kẻ nuôi ngựa như ta, cảm thấy khinh bỉ khi Ðổng mỗ không hiểu thi thư, nhưng Ðổng mỗ có thể nhờ mục súc mà giúp cho nước giàu dân mạnh, chống lại kẻ địch. Nước Tần mạnh là bởi lấy quân công làm đầu, những thứ khác đều phải gạt sang một bên."
Mọi người biết gã nổi giận nên ngồi yên lắng nghe.
Hạng Thiếu Long nói tiếp, „Là một phần của cuộc sống, thi thư có tác dụng bồi dưỡng tính tình, làm đẹp cho mọi thứ Nhưng trong tình hình hiện giờ điều quan trọng hơn là phải nước giàu binh mạnh, ăn no mặc ấm, nhưng nếu cả quốc gia cũng khó giữ, thì còn nói gì đến thi thư lễ nhạc. Nhớ lại năm xưa Việt vương Câu Tiễn nằm gai nếm mật, rèn luyện ý chí, sau này mới có thể báo được đại thù. Bổn nhân sau khi đến Hàm Ðan đều phát hiện ai ai cũng chìm đắm trong ăn uống chơi bời, với thói quen như thế, dù cho lễ nhạc có thịnh hành thì rốt cuộc một ngày kia cũng sẽ trở thành dân mất nước."
Người khó chịu nhất là Triệu Nhã, bị gã trách mắng trước mặt, buồn bã cúi đầu.
Vẻ mặt Lý Viên và Hàn Sấm đều trở nên không tự nhiên, bọn họ quả thật chỉ biết có tình riêng mà không thèm để ý đến việc đối phó với nước Tần.
Triệu Mục thì nghĩ gã xuất thân từ chốn rừng núi, cho nên không lấy làm lạ, lại thầm nghĩ nếu sau này được làm chủ của nước Triệu thì nhất định sẽ trọng dụng con người chỉ cần thực tế này.
Còn ba thiếu nữ khác không có cảm nhận gì. Trong thế giới mà người đàn ông được tôn kính này, bảo vệ quốc gia là trách nhiệm của nam nhi, ngược lại cảm thấy mọi người đều say, chỉ mình kẻ ấy tỉnh, cảm thấy gã khác với mọi người.
"Lươn chết vì tay ai, chưa đến cuối cùng ai có thể biết được?"° Cơ Trọng cười lạnh lùng nói.
Hạng Thiếu Long rất căm ghét gã đặc sứ do Ðông Châu quân phái đến này, hai mắt trợn lên, nhìn y rồi nói, „Người ta bảo kẻ bình thường chỉ biết có chuyện hôm nay, kẻ ngốc nghếch chỉ nhớ tới chuyện ngày mai, chỉ có những bậc trí giả mới nhìn xa hiểu rộng, nghĩ tới những chuyện ngày mai, thậm chí một năm hoặc mười năm sau mới xảy ra, từ đó đặt kế hoạch ngay hôm nay. Chờ đến lúc phân chia thắng thua, không thể quay lại được thì mới thấy kết quả, hay là cứ về nhà ôm nữ nhân của mình ngủ một giấc là xong."
Cơ Trọng nổi giận nói, „Lời này của Ðổng tiên sinh có ý gì? Ai không nghĩ đến tương lai? Chỉ có mình tiên sinh là bậc trí giả hay sao?"
Triệu Nhã định lên tiếng để vãn hồi không khí nhưng Hạng Thiếu Long đưa tay cản lại, ung dung cười, „Cơ tiên sinh quá lời, bổn nhân chỉ lấy chuyện luận chuyện, tiên sinh vạn lần đừng cho rằng bổn nhân buông lời châm chích, con người bổn nhân ngay thẳng, giờ đây lại cùng các vị họa phúc cùng hưởng, hi vọng có thể bỏ ra chút sức bảo vệ nước nhà Nhưng xem thử bổn nhân đã có được đãi ngộ gì, vừa nhận đã biết, hươu chết về tay ai, có thể tính trước được.
Nhưng đây chẳng phải là lúc tranh luận, mà phải vứt bỏ thành kiến, biết người biết ta, chúng ta mới có thể chống lại người Tần."
Quách Khai và Nhạc Thừa đều nhìn nhau, biết rõ nguyên nhân gã giận dữ là bởi Triệu vương vì Lý Viên mà lạnh nhạt với gã.
Triệu Bá kêu lớn“hay" một tiếng rồi quay sang Cơ Trọng, „Ðổng mã si thật mau mắn, Triệu mỗ nghe mà thống khoái Cơ tiên sinh đừng trách y, y đã mắng tất cả mọi người ở đây bao gồm cả bổn nhân. Nhưng lời ấy lại khiến cho người ta phải suy nghĩ lại."
Lý Viên nào chịu phục, cười lạnh lùng nói, „Ðã là như thế. Ðổng tiên sinh có thể không cần đến dự buổi yến tiệc tràn trề thức ăn này, tại sao nói một đường mà làm một nẻo?"
Hạng Thiếu Long cười nói, „Lý tiên sinh hiểu nhầm, yến tiệc chỉ là hoạt động xã giao bình thường trong xã hội, người Tần đã không cấm đãi tiệc, bổn nhân chỉ là mượn cớ mà nói, chỉ ra những chuyện đại sự quan trọng nhất mà có một số người không thèm để ý, lại chỉ biết chơi bời, hoặc vì ham muốn riêng mà làm những điều hại người lợi mình mà Hạng Thiếu Long rất căm ghét gã đặc sứ do Ðông Châu quân phái đến này, hai mắt trợn lên, nhìn y rồi nói, „Người ta bảo kẻ bình thường chỉ biết có chuyện hôm nay, kẻ ngốc nghếch chỉ nhớ tới chuyện ngày mai, chỉ có những bậc trí giả mới nhìn xa hiểu rộng, nghĩ tới những chuyện ngày mai, thậm chí một năm hoặc mười năm sau mới xảy ra, từ đó đặt kế hoạch ngay hôm nay. Chờ đến lúc phân chia thắng thua, không thể quay lại được thì mới thấy kết quả, hay là cứ về nhà ôm nữ nhân của mình ngủ một giấc là xong."
Cơ Trọng nổi giận nói, „Lời này của Ðổng tiên sinh có ý gì? Ai không nghĩ đến tương lai? Chỉ có mình tiên sinh là bậc trí giả hay sao?"
Triệu Nhã định lên tiếng để vãn hồi không khí nhưng Hạng Thiếu Long đưa tay cản lại, ung dung cười, „Cơ tiên sinh quá lời, bổn nhân chỉ lấy chuyện luận chuyện, tiên sinh vạn lần đừng cho rằng bổn nhân buông lời châm chích, con người bổn nhân ngay thẳng, giờ đây lại cùng các vị họa phúc cùng hưởng, hi vọng có thể bỏ ra chút sức bảo vệ nước nhà Nhưng xem thử bổn nhân đã có được đãi ngộ gì, vừa nhận đã biết, hươu chết về tay ai, có thể tính trước được.
Nhưng đây chẳng phải là lúc tranh luận, mà phải vứt bỏ thành kiến, biết người biết ta, chúng ta mới có thể chống lại người Tần."
Quách Khai và Nhạc Thừa đều nhìn nhau, biết rõ nguyên nhân gã giận dữ là bởi Triệu vương vì Lý Viên mà lạnh nhạt với gã.
Triệu Bá kêu lớn“hay" một tiếng rồi quay sang Cơ Trọng, „Ðổng mã si thật mau mắn, Triệu mỗ nghe mà thống khoái Cơ tiên sinh đừng trách y, y đã mắng tất cả mọi người ở đây bao gồm cả bổn nhân. Nhưng lời ấy lại khiến cho người ta phải suy nghĩ lại."
Lý Viên nào chịu phục, cười lạnh lùng nói, „Ðã là như thế. Ðổng tiên sinh có thể không cần đến dự buổi yến tiệc tràn trề thức ăn này, tại sao nói một đường mà làm một nẻo?"
Hạng Thiếu Long cười nói, „Lý tiên sinh hiểu nhầm, yến tiệc chỉ là hoạt động xã giao bình thường trong xã hội, người Tần đã không cấm đãi tiệc, bổn nhân chỉ là mượn cớ mà nói, chỉ ra những chuyện đại sự quan trọng nhất mà có một số người không thèm để ý, lại chỉ biết chơi bời, hoặc vì ham muốn riêng mà làm những điều hại người lợi mình mà thôi.
Hai mắt trợn lên, vén áo ra, kéo xuống, lộ ra vết thương trên vai, mặt tỉnh như không nói, „Lý tiên sinh có thể nói cho bổn nhân biết vết kiếm này là chuyện tốt của ai làm đây?"
Kỷ Yên Nhiên kêu a lên một tiếng, nhìn sang Lý Viên.
Lý Viên nhất thời chưng hửng, không nói nên lời.
Hạng Thiếu Long kéo áo lại, mỉm cười nói, „Lý tiên sinh đương nhiên không biết ai làm, bổn nhân cũng không thèm để ý đến bọn đê tiện đánh lén này, chỉ là muốn dùng sự thực để chứng minh cho các vị thấy, Ðổng mỗ chẳng phải là mũi tên vô dụng."
Hạng Thiếu Long nói lời này là để xây dựng hình tượng ngay thẳng hào phóng của mình, đồng thời đả kích Lý Viên, dạy cho kẻ này biết đừng đụng đến gã nữa, nếu không sẽ khó trốn thoát.
Sắc mặt Lý Viên rất khó coi.
Triệu Mục nói, „Ðổng tiên sinh có thể kể lại tường tận sự việc này cho Nhạc tướng quân. Y có thể lấy lại công bằng cho tiên sinh."
Hạng Thiếu Long mỉm cười, „Chuyện nhỏ nhặt có đáng là gì, nào, để tại hạ kính Lý tiên sinh và Cơ tiên sinh một chén, cám ơn họ đã cúi đầu lắng nghe lời ta thán của kẻ thô kệch này."
Mọi người đều nâng chén, Cơ, Lý hai người cũng đành nâng chén uống cạn.
Mọi người đặt chén xuống, Triệu Chi quay sang Hạng Thiếu Long kính rượu nói, „Tiểu nữ tử vô tri đã làm Ðổng tiên sinh nổi giận xin mượn chén rượu này để tạ lỗi."
Triệu Chi trước giờ vẫn nổi tiếng ngang ngạnh, hạ mình như thế này, những người quen biết nàng là lần đầu tiên thấy được Hạng Thiếu Long uống xong cười nói, „Là ta không phải, nào có liên quan gì đến Chi cô nương."
Kỷ Yên Nhiên trong mắt lộ vẻ lạ thường, quay sang gã nói, „Lời Ðổng tiên sinh không những bất ngờ, mà lại còn sâu sắc, sau này nhất định không phải là một vật trong ao."
Rồi nâng chén lên, không khí quay trở lại bình thường, ít nhất bề mặt là như thế.
Lý Viên đêm nay bị thất lợi hết lần này đến lần khác, để cho Hạng Thiếu Long chiếm thượng phong, vội vàng quay sang Kỷ Yên Nhiên nói chuyện để giành lấy thiện cảm. Ðáng tiếc Kỷ Yên Nhiên biết gã đã đê tiện đến nỗi phái người đánh lén Hạng Thiếu Long, hận không giết y đi, chỉ là bề ngoài lạnh lùng ứng phó mà thôi.
Hàn Sấm ngồi bên cạnh Hạng Thiếu Long, vỗ lên đùi gã mấy cái tỏ ý khen ngợi. Triệu Mục thì nháy mắt tỏ ra hài lòng lắm.
Quách Khai thì lộ vẻ suy nghĩ mông lung, rõ ràng vì Hạng Thiếu Long không đơn giản như y tưởng tượng, nên phải đánh giá lại gã.
Triệu Nhã thì trở nên trầm mặc.
Ả cũng không biết Lý Viên và Ðổng Khuông này có thâm thù đại hận gì mà lại sai người giết gã.
Ả là kẻ thông minh, cũng đoán được là vì ghen ghét thành thù, mà khi Lý Viên tốt với bản thân, nói không chừng là mượn việc này để báo thù Ðổng Khuông, tuy ả và Ðổng Khuông giờ đây chưa có quan hệ gì, nhưng vẫn bị Lý Viên lợi dụng. Nghĩ tới đây, bất đồ trong lòng có chút hối hận.
Bỗng nhiên Hạng Thiếu Long đứng dậy. Mọi người đều ngạc nhiên nhìn gã.
Hạng Thiếu Long ung dung thi lễ rồi nói, „Ða tạ buổi tiệc của phu nhân. nhưng Ðổng mỗ đã quen ngủ sớm, nên đành phải cáo lui trước."
Mọi người đều lên tiếng giữ lại, Cơ Trọng và Lý Viên đương nhiên là hai kẻ ngoại lệ.
Hạng Thiếu Long lại thi lễ nữa, bước ra khỏi chỗ ngồi.
Triệu Bá đứng dậy nói, „Buổi luận kiếm ngày mai mong Ðổng huynh đến đúng giờ."
Hạng Thiếu Long quay sang Kỷ Yên Nhiên, nàng đang nhìn gã bằng ánh mắt nồng cháy, nói, „Buổi luận kiếm ngày mai có thể gặp tiểu thư hay không?"
Kỷ Yên Nhiên dịu dàng trả lời, „Ðã có Ðổng tiên sinh đến, Kỷ Yên Nhiên sao có thể không phụng bồi."
Nói ra lời ấy, lập tức Lý Viên tức điên lên, còn những nam nhân khác đều lộ vẻ hâm mộ.
Hạng Thiếu Long quay sang cáo từ với từng người, khi đến Quách Tú Nhi thì thiếu nữ ấy nói, „Ngày mai Tú Nhi nhất định sẽ được mở rộng tầm mắt."
Hạng Thiếu Long và Quách Tùng đều đồng thời nhíu mày.
Ðến lượt Triệu Chi thì gã cố ý không nhìn ánh mắt nàng, vội vàng hành lễ rồi quay mình sải bước ra ngoài cổng.
Có tiếng hoàn bội vang lên, Triệu Nhã đuổi theo bên cạnh, „Ðể Triệu Nhã đưa tiên sinh một đoạn!"
Hạng Thiếu Long biết không thể từ chối được nên rộng rãi nói, „Phu nhân đã khách sáo!"
Triệu Nhã lặng lẽ đi bên cạnh gã trong hành lang dẫn từ nhà chính ra cổng, ả không nói, Hạng Thiếu Long cũng chẳng thèm nói gì.
Triệu Nhã bỗng nhiên kéo nhẹ tay áo gã, đứng lại.
Hạng Thiếu Long ngạc nhiên dừng lại, quay sang nhìn ả.
Triệu Nhã mặt mũi hoang mang, mang vẻ buồn rầu, nhìn vào khuôn mặt gã.
Hạng Thiếu Long bị ả nhìn đến nỗi nổi da gà, làm lạ nói, „Phu nhân sao thế?"
Triệu Nhã nhẹ lắc đầu. buồn bã nói, „Ta không khỏi xem ngài như là một người khác, giờ nhìn kỹ lại mới biết đã sai."
Hạng Thiếu Long lo lắng trong lòng, tìm cách lảng sang chuyện khác, lạnh lùng nói, „Bỉ nhân và Lý Viên có rất nhiều điểm khác nhau, nhưng như thế cũng tốt."
Triệu Nhã vẫn còn nắm tay áo gã, cúi đầu nói, „Ðổng tiên sinh đừng chê cười, Triệu Nhã chỉ là một nữ tử đáng thương không ngừng tìm giọt mật ong! Tiên sinh sao tàn nhẫn với người ta đến thế?"
Hạng Thiếu Long lửa giận bốc lên, thầm nghĩ ngươi đã tìm thấy giọt mật ong lão tử đây, cớ gì nhẫn tâm bán đứng ta, lạnh lùng nói, „Hai giọt mật ong của phu nhân đang ở trong đại sảnh, xin thứ lỗi cho tại hạ thất lễ."
Nói rồi giật tay áo, sải bước đi ra. Triệu Nhã thấy bóng dáng gã khuất sau cửa, ả lúc ấy như chợt cảm thấy mất mát một điều gì to lớn lắm. Chính lúc này, ả biết từ sau Hạng Thiếu long, lần đầu tiên đã nảy sinh tình cảm với một nam nhân, nhưng trong lòng lại sinh ra oán hận, mặc xác ngươi là ai! Triệu Nhã ta há dễ dàng để cho ngươi từ chối đến thế sao. Giậm mạnh chân rồi quay về trong sảnh.
Khi Hạng Thiếu Long bước ra khỏi phu nhân phủ, gió đêm thốc vào mặt, tinh thần cũng trở nên khoan khoái.
Vừa rồi gã thật sự giận dữ, những kẻ ngu ngốc của sáu nước này suốt ngày chỉ biết đấu đá lẫn nhau mà không biết đại họa đã đến.
Nhưng trong lòng cũng mâu thuẫn, gã giờ đây trở thành kẻ địch của sáu nước nhưng đối với Hàm Ðan vẫn còn chút tình, gã cảm thấy lo lắng cho vận mệnh của tòa cổ thành này.
Lại nghĩ đến chuyện của mình, vốn là một chuyện xem ra rất dễ dàng, nhưng trở nên phức tạp vô cùng. Trong tình thế này, muốn bắt sống Triệu Mục đem về Hàm Dương là điều khó khăn. Nếu như vẫn còn phải giết cả Nhạc Thừa, kẻ đang nắm quyền ở Hàm Ðan, là điều khó hơn lên trời. Lúc đến thì lòng tin tràn trề, nhưng lúc này gã cảm thấy dao động ở Hàm Ðan thêm một ngày thì thêm một ngày nguy hiểm. Vấn đề to lớn nhất là bởi vì đại thần danh tướng của năm nước đều tập trung ở đây khiến cho việc bảo vệ và tâm lý cảnh giác tăng thêm mấy lần, bắt Triệu Mục chẳng phải chuyện khó, nhưng đưa y đi mới khó khăn trùng trùng.
Nghĩ tới đây, bất đồ thở dài.
Có tiếng vó ngựa ở phía sau, từ nhanh chuyển thành chậm.
Hạng Thiếu Long đã sớm đoán được người đuổi đến là ai, không quay đầu lại mà nói, „Xin chào Chi cô nương!"
Thanh âm trong trẻo của Triệu Chi trả lời, „Sao ngài biết người ta đi theo?"
Hạng Thiếu Long quay sang nhìn dáng vẻ anh thư của Triệu Chi, cười nói, „Nếu chẳng phải Triệu Chi, ai dám một người một ngựa đi tìm Ðổng mỗ."
Triệu Chi cúi đầu nhìn gã. Bỗng nhiên ngẩng đầu lên, hừ một tiếng, „Ðoán sai rồi! Triệu Chi đâu nhàn rỗi tính toán so đo với người như ngài."
Hạng Thiếu Long biết nàng đã đầu hàng mình được một nửa, chỉ là không chịu mất sĩ diện, nhưng giờ đây trong gã chỉ có Kỷ Yên Nhiên, huống chi Triệu Chi là người trong trái tim của Kinh Tuấn, gã làm sao có thể đoạt người kẻ khác thương yêu, quả thật gã không thể làm điều đó với huynh đệ của mình. Ngày sau gã làm sao ăn nói với Kinh Tuấn?
Ðêm qua gã đuổi nàng như thế, thực sự là trong lòng cũng khó chịu. Triệu Chi lúc này cũng quyến rũ lắm.
"Vậy tại sao lại nhàn rỗi cùng Ðổng mỗ dạo phố trong đêm?" cười ha ha nói.
Lúc này có bọn tuần vệ phi ngựa đến, nhắc nhở cho bọn họ đây là lúc chiến tranh có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Bọn tuần binh ấy thấy Triệu Chi thì cung kính thi lễ.
Triệu Chi thúc ngựa đi song song với Hạng Thiếu Long, lơ đãng nói, „Ngài không cảm thấy đêm nay đã đắc tội với tất cả mọi người sao?"
Hạng Thiếu Long thản nhiên nói, „Vậy thì có quan hệ gì, Mạnh Kha của các người chẳng phải đã từng nói rằng“tuy thiên vạn nhân nhi ngô văn hỷ" hay sao?"
Triệu Chi ngạc nhiên hỏi, „Tại sao lại là Mạnh Kha của chúng tôi?"
Hạng Thiếu Long suýt tí nữa tự bạt tai mình, cho đến lúc này vẫn xem mình là người của thời hiện dại, lúng túng nói, „Chẳng sao cả, chẳng qua chỉ là nói bừa thế thôi!"
Triệu Chi nhìn gã bằng ánh mắt nghi ngờ rồi cuối cùng mới hạ giọng nói, „Hãy lên ngựa!"
Hạng Thiếu Long ngạc nhiên hỏi, „Ði đâu thế?"
"Sợ rồi sao?" Triệu Chi lạnh lùng nói.
Hạng Thiếu Long nói, „Cùng nhau cưỡi ngựa thế này, kẻ sợ phải là Chi cô nương mới đúng."
Triệu Chi gằn giọng nói, „Sao đêm ấy ngươi không như thế này, ngươi quả thật không có khí khái đàn ông, mau lên đây cho bổn cô nương!“
Hạng Thiếu Long biết nàng mỉa mai đêm ấy đã nhảy lưng ngựa làm chuyện khinh bạc với nàng, lắc đầu nói, „Miệng cô nương thật lợi hại, nhưng cô nương đã thấy vết xe đổ, biết Ðổng mỗ chẳng phải là quân tử ngồi yên không làm bậy.
Cô nương xinh xắn thế này, đôi tay này không thể nào nghe lời sai bảo của ta, lúc ấy đừng trách chúng!“
"Mặc kệ ngươi muốn làm gì, hãy nhảy lên lưng ngựa cho mau!" Triệu Chi nhíu mày, nhìn gã lườm lườm rồi nói.
Hạng Thiếu Long kêu một tiếng chúa ơi!
Một nữ nhân nếu biết rõ người sẽ khinh bạc phóng túng với mình mà vẫn tạo cơ hội, mặc dù vẻ bên ngoài có vẻ hung thần ác sát mà vẫn chấp nhận. Ðiều này thật lạ vô cùng, càng khiến gã đau đầu hơn.
Giờ đây đã là thế cưỡi lưng cọp, tiến thoái đều lưỡng nan, thở dài nói, „Ðêm đã khuya thế này rồi! Có chuyện gì ngày mai hãy nói được không? Lão tử còn phải về nhà nghỉ ngơi nữa!“
Triệu Chi giận dữ thúc ngựa lên cản ngang đường, một tay chống nạnh, giận dữ nói, „Không ngờ ngươi nhát gan đến thế, nếu ngươi không lên suốt đêm nay ta sẽ bám lấy ngươi, xem ngươi ngủ có ngon giấc được không?"
Khi nữ nhân đã nổi cơn ngang bướng thì không hề nói đến chữ lý, Hạng Thiếu Long dừng lại, than, „Chẳng phải lòng cô nương đã thuộc về người khác hay sao? Một người như bỉ nhân, e rằng... hừ! Có chút gì cái chuyện ấy!“
Triệu Chi nghe xong mà giật mình, một lát sau mới nghiến răng nói, „Bổn cô nương chẳng thuộc về ai cả, Ðổng Khuông! Ngươi rốt cuộc có lên ngựa không thì bảo?"
Hạng Thiếu Long trong lòng kêu khổ, xem ra Triệu Chi đã chuyển tình cảm từ“Hạng Thiếu Long đó" đến“Hạng Thiếu Long này".
Lần này thì hỏng bét, xua tay, nói, „Là tự nàng dâng đến đấy nhé!" Nói chưa xong thì đã phi lên lưng ngựa, ngồi sau lưng nàng.
Triệu Chi hô một tiếng, chân kẹp lưng ngựa, con tuấn mã phóng về phía trước.
Hạng Thiếu Long đưa hai tay ôm bụng nàng, người dán sát vào lưng nàng.
Còn Triệu Chi thì mặt vẫn lạnh như băng, chú ý thúc vòng vèo trong tòa cổ thành, đến một nơi chưa từng đến.
Hạng Thiếu Long cúi đầu về phía trước, hít một hơi dài, sau đó kề sát mặt nàng nói, „Thân thể cô nương thật thơm tho!
Triệu Chi vẫn im lặng, nhưng không tỏ ra bất mãn hay từ chối, đương nhiên cũng không có ý tán thành hay khích lệ, mím chặt đôi môi, giống như đã quyết định không thèm nói chuyện nữa.
Hạng Thiếu Long kề đôi môi của mình lên làn da mịn màng của nàng, gằn giọng nói, „Nàng không nói Ðổng mỗ sẽ xâm phạm đấy!“
Triệu Chi nói, „Ngươi chẳng phải đang làm thế hay sao?"
Hạng Thiếu Long tuy giận lắm, nhưng hình bóng của Kinh Tuấn hiện lên trong đầu gã, rồi gã thở dài, bỏ đi ý định ấy, nhích người xa ra ngồi thẳng lưng.
Rừng trúc phía trước mặt, thì ra Triệu Chi đưa gã về nhà.
Ðến bên rừng trúc, Triệu Chi dừng ngựa, nói vẻ châm chọc, „Thì ra Ðổng tiên sinh là kẻ chính nhân quân tử đến thế sao?"
Hạng Thiếu Long tức tối, siết mạnh cánh tay, Triệu Chi kêu lên một tiếng ngã vào lòng gã.
Khi lên đến cao trào, lý trí Hạng Thiếu Long trở về, gã thở dài than rằng, „Nàng chẳng phải là tiểu tình nhân của Hạng Thiếu Long hay sao? Như thế cùng Ðổng mỗ... hừ."
Giọng Triệu Chi vẫn lạnh lùng, „Ta chẳng phải yêu thương gì ngài, có quan hệ gì đâu?"
Hạng Thiếu Long ngạc nhiên nói, „Chi cô nương hình như không biết đã ngả vào lòng bổn nhân, có thể nói ra được những lời như thế à?"
Triệu Chi cãi lại, „Ta chẳng mạnh bằng ngài, là ngài cứ gượng ép ôm ta, ta còn cách nào nữa đâu?"
Hạng Thiếu Long ngạc nhiên nói, „Vậy tại sao dừng ngựa ở đây? Ta đâu có ép cô nương làm thế?"
Triệu Chi vẫn ngang ngạnh, tỉnh bơ nói, „Bổn tiểu thư thích ngừng thì ngừng, ưa làm gì thì làm, chẳng liên quan gì đến ngài."
Hạng Thiếu Long giận đến suýt rơi xuống ngựa, lúc ấy bỗng có tiếng chó sủa phía trước, lại còn có hước chân nhẹ nhàng.
Triệu Chi hô một tiếng, thúc ngựa về phía trước.
Hai người không nói chuyện nhưng đều có cảm giác lạ kỳ trong người.

Truyện Tầm Tần Ký Hồi 1 Hồi 2 Hồi 3 Hồi 4 Hồi 5 Hồi 6 Hồi 7 Hồi 8 Hồi 9 Hồi 10 Hồi 11 Hồi 12 Hồi 13 Hồi 14 Hồi 15 Hồi 16 Hồi 17 Hồi 18 Hồi 19 Hồi 20 Hồi 21 Hồi 22 Hồi 23 Hồi 24 Hồi 25 Hồi 26 Hồi 27 Hồi 28 Hồi 29 Hồi 30 Hồi 31 Hồi 32 Hồi 33 Hồi 34 Hồi 35 Hồi 36 Hồi 37 Hồi 38 Hồi 39 Hồi 40 Hồi 41 Hồi 42 Hồi 43 Hồi 44 Hồi 45 Hồi 46 Hồi 47 Hồi 48 Hồi 49 Hồi 50 Hồi 51 Hồi 52 Hồi 53 Hồi 54 Hồi 55 Hồi 56 Hồi 57 Hồi 58 Hồi 59 Hồi 60 Hồi 61 Hồi 62 Hồi 63 Hồi 64 Hồi 65 Hồi 66 Hồi 67 Hồi 68 Hồi 69 Hồi 70 Hồi 71 Hồi 72 Hồi 73 Hồi 74 Hồi 75 Hồi 76 Hồi 77 Hồi 78 Hồi 79 Hồi 80 Hồi 81 Hồi 82 Hồi 83 Hồi 84 Hồi 85 Hồi 86 Hồi 87 Hồi 88 Hồi 89 Hồi 90 Hồi 91 Hồi 92 Hồi 93 Hồi 94 Hồi 95 Hồi 96 Hồi 97 Hồi 98 Hồi 99 Hồi 100 Hồi 101 Hồi 102 Hồi 103 Hồi 104 Hồi 105 Hồi 106 Hồi 107 Hồi 108 Hồi 109 Hồi 110 Hồi 111 Hồi 112 Hồi 113 Hồi 114 Hồi 115 Hồi 116 Hồi 117 Hồi 118 Hồi 119 Hồi 120 Hồi 121 Hồi 122 Hồi 123 Hồi 124 Hồi 125 Hồi 126 Hồi 127 Hồi 128 Hồi 129 Hồi 130 Hồi 131 Hồi 132 Hồi 133 Hồi 134 Hồi 135 Hồi 136 Hồi 137 Hồi 138 Hồi 139 Hồi 140 Hồi 141 Hồi 142 Hồi 143 Hồi 144 Hồi 145 Hồi 146 Hồi 147 Hồi 148 Hồi 149 Hồi 150 Hồi 151 Hồi 152 Hồi 153 Hồi 154 Hồi 155 Hồi 156 Hồi 157 Hồi 158 Hồi 159 Hồi 160 Hồi 161 Hồi 162 Hồi 163 Hồi 164 Hồi 165 Hồi 166 Hồi 167 Hồi 168 Hồi 169 Hồi 170 Hồi 171 Hồi 172 Hồi 173 Hồi 174 Hồi 175 Hồi 176 Hồi 177 Hồi 178 Hồi 179 Hồi 180 Hồi 181 Hồi 182 Hồi 183 Hồi 184 Hồi 185 Hồi 186 Hồi 187 Hồi 188 Hồi 189 Hồi 190 Hồi 191 Hồi 192 Hồi 193 Hồi 194 Hồi 195 Hồi 196 Hồi 197 Hồi 198 Hồi 199 Hồi 200 Hồi 201 Hồi 202 Hồi 203 Hồi 204 Hồi 205 Hồi 206 Hồi 207 Hồi 208 Hồi 209 Hồi 210 Hồi 211 Hồi 212 Hồi 213 Hồi 214 Hồi 215 Hồi 216 Hồi 217 Hồi 218 Hồi 219 Hồi 220 Hồi 221 Hồi 222 Hồi 223 Hồi 224 Hồi 225 Hồi 226 Hồi 227 Hồi 228 Hồi 229 Hồi 230 Hồi 231 Hồi 232 Hồi 233 Hồi 234 Hồi 235 Hồi 236 Hồi 237 Hồi 238 Hồi 239 Hồi 240 Hồi 241 Hồi 242 Hồi 243 Hồi 244 Hồi 245 Hồi 246 Hồi 247 Hồi 248 Hồi 249 Hồi 250 Hồi 251 Hồi 252 Hồi 253 Hồi 254 Hồi 255 Hồi 256 Hồi 257 Hồi 258 Hồi 259 Hồi 260 Hồi 261 Hồi 262 Hồi 263 Hồi 264 Hồi 265 Hồi 266 Hồi 267 Hồi 268 Hồi 269 Hồi 270 Hồi 271 Hồi 272 Hồi 273 Hồi 274 Hồi 275 Hồi 276 Hồi 277 Hồi 278 Hồi 279 Hồi 280 Hồi 281 Hồi 282 Hồi 283 Hồi 284 Hồi 285 Hồi 286 Hồi 287 Hồi 288 Hồi 289