Chương 5

1
Hôm Kim Đồng vừa tròn mười tám tuổi, chị Phán Đệ ép Lỗ Thắng Lợi phải đi với chị.
Sau khi Thăng Lợi đi rồi, Kim Đồng ngồi một mình trên đê, buồn bã nhìn những con chim én chao cánh trên mặt sông. Sa Tảo Hoa từ một bụi rậm chui ra, tặng Kim Đồng một chiếc gương nhỏ làm quà sinh nhật. Con nhỏ da nâu này ngực đã nhô cao, cặp mắt hơi hiếng, đen láy như hai, viên đá quạ dưới lòng sông. Kim Đồng bảo:
- Giữ lại để tặng cho Tư Mã Lương.
Sa Tảo Hoa lôi trong bọc ra một chiếc gương nữa to bằng cái đĩa, nói:
- Cái này là để tặng anh ấy! Cái gương phản chiếu ánh nắng lên bức tường sơn đen trông như tường chảy mỡ.
- Mày làm gì mà có nhiều tiền thế?
- Cháu ăn trộm ở Hợp tác xã cung tiêu - nó nói khẽ - Cậu nhất thiết không được cho ngoại biết nhé, cháu có quen một kẻ cắp siêu hạng ở trên chợ đồ dùng gia đình. Anh ta thu nhận cháu làm đồ đệ. Cậu ạ, cháu chưa học được nghề, khi nào có nghề, cậu thích cái gì cháu ăn trộm cho cậu cái đó. Sư phụ cháu lấy trộm được cả răng vàng trong miệng, đồng hồ trên tay các cố vấn Liên Xô nữa kia!
- Trời ơi, thế là phạm tội đấy!
Sa Tảo Hoa lại nói:
- Sư phụ cháu có nói, mèo tha miếng mỡ thì đuổi, hổ tha con lợn thì lại cho qua! Cậu học xong tiểu học nhưng trung học thì không đến phần mình, chẳng thà học nghề ăn cắp với cháu lại hóa hay!
Ra vẻ thông thạo, nó cầm những ngón tay Kim Đồng lên ngắm nghía, nói:
- Ngón tay cậu thon và mềm mại, chắc chắn học được!
- Không, tao không học, tao nhát lắm? - Kim Đồng nói - Tư Mã Lương bạo gan mà tỉ mỉ, nó chắc chắn là học được, đợi nó về học cùng với cháu.
Sa Tảo Hoa cất cái gương vào bọc, rên rỉ như một thiếu phụ:
- Anh Lương ơi là anh Lương, khi nào thì anh trở lại!
Tư Mã Lương đã biến mất cách đây năm năm, trong đêm thứ hai sau khi chôn cất Tư Mã Khố. Đêm ấy gió đông bắc ào ào lạnh thấu xương, chum chĩnh trong sân rên rỉ. Chúng tôi ngồi lặng trước ngọn đèn dầu. Đèn tắt, chúng tôi yên trong bóng tối, không ai nói một tiếng, mọi người đang nhớ lại cảnh tượng chôn cất Tư Mã Khố. Không có quan tài, chúng tôi bó anh trong một chiếc chiếu như người ta cuộn bánh tráng, bên ngoài cuốn mươi mấy vòng dây thừng. Hơn chục người khiêng xác anh ra ngoài nghĩa trang, đào một hố sâu rồi chôn anh ở đó. Khi nấm mồ đắp xong, Tư Mã Lương quì xuống lạy một lạy. Nó không khóc, trên khuôn mặt bé nhỏ của nó đã xuất hiện một số nếp nhăn. Tôi rất muốn an ủi nó, nhưng nghĩ mãi mà không biết nên nói thế nào. Trên đường về, nó nói nhỏ với tôi:
- Cậu ạ, cháu sẽ đi!
- Lương định đi đâu bây giờ? - Tôi hỏi.
Nó đáp:
- Cháu cũng không biết nữa!
Khi gió thổi tắt đèn, tôi bàng hoàng trông thấy một bóng đen lủi đi, biết đó là Tư Mã Lương, nhưng tôi không nói gì. Tư Mã Lương đã biến mất. Mẹ kéo lê cây sào dài, đi tìm tất cả những giếng cạn và hồ ao. Tôi biết đó là một công việc vô bổ, Tư Mã Lương không đời nào tự tử. Mẹ nhờ người đi hỏi thăm khắp nơi, nhận được toàn những tin trái ngược. Có người bảo trông thấy nó trong một đoàn xiếc rong, có người nói trông thấy cái xác của một đứa con trai ở ven hồ, mặt mũi không thể nhận ra vì bị quạ rỉa. Một toán dân công từ đông bắc trở về thì nói chắc như đanh đóng cột rằng, có gặp nó ở gần cầu sông áp Lục. Khi ấy đang có cuộc chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên, máy bay Mỹ ngày đêm bắn phá cầu cống...
Vì có cái gương của Sa Tảo Hoa, lần đầu tiên tôi nhìn rõ khuôn mặt mình. Tôi đã mười tám tuổi, mái tóc vàng rực, hai vành tai đầy đặn, trắng nõn, lông mày vàng như tiểu mạch chín, lông mi vàng rộm soi bóng trong cặp mắt xanh biếc. Mũi cao, môi đỏ như son, lông ngực từng mảng rậm. Thực ra, qua chị Tám, tôi cũng đoán ra mình không giống mọi người. Tôi đau xót khi nhận ra rằng, cha đẻ ra tôi, dứt khoát không phải Thượng Quan Thọ Hỷ, mà như người ta vẫn nói vụng sau lưng: Chúng tôi là con riêng của mục sư Malôa, lai một trăm phần trăm. ý thức về sự hèn kém bám chặt lấy trái tim tôi. Tôi lấy mực đen nhuộm tóc, bôi đen mặt, còn con mắt thì không làm cách nào thay đổi được màu sắc, tôi chỉ tiếc là không thể móc bỏ được chúng đi. Tôi nhớ đến chuyện nuốt vàng tự tử bèn lục lọi trong hộp trang sức của chị Lai Đệ, lấy chiếc nhẫn vàng từ thời Sa Nguyệt Lượng, nuốt chửng và lên giường năm đợi chết. Chị Tám mò mẫm quay sợi ở góc giường. Mẹ đi làm Hợp tác xã về thấy bộ dạng của tôi vô cùng kinh hoảng. Tôi nghĩ rằng mẹ sẽ xấu hổ, không ngờ mẹ lại nổi trận lôi đình. Mẹ túm tóc đánh tôi tám bạt tai. Tôi bị chảy máu răng, tai ù đi, mắt nổ đom đóm. Mẹ nói:
- Hoàn toàn đúng, cha đẻ chúng mày là mục sư Malôa! Vậy thì sao nào? Dậy mà rửa mặt, gội đầu cho sạch, rồi ưỡn ngực mà nói rằng: Bố tôi là mục sư Malôa, người Thụy Điển, là hậu duệ của quí tộc, cao quí hơn nhiều cái giống nghêu sò ốc hến nhà các người!
Khi mẹ đánh tôi, chị Tám vẫn ngồi thản nhiên quay sợi, làm như chuyện này không liên quan gì đến chị. Tôi khóc sụt sịt, rửa mặt trong chậu gốm, nước trong chậu lập tức đen kịt. Mẹ đứng sau tôi, miệng vẫn chửi lảm nhảm, nhưng tôi biết không phải mẹ chửi tôi. Rồi mẹ lấy gáo múc nước sạch gội đầu cho tôi, mẹ khóc tấm tức. Dòng nước từ trên đầu chảy xuống cứ trong dần. Mẹ lấy khăn mặt lau đầu cho tôi, vừa lau vừa nói:
- Con ơi, ngày ấy mẹ cũng không còn cách nào khác! Nhưng trời đã sinh ra con thì con phải nhìn thẳng vào sự việc. Con đã mười tám tuổi, là một người đàn ông rồi, Tư Mã Khố dù trăm xấu nghìn xa, nn Dương nói:
- Oan hả? Chúng tôi không để cho một người tốt bị oan cũng không để một kẻ xấu lọt lưới. Treo tất cả chúng nó lên!
Chúng tôi giãy giụa, gào khóc nhưng chỉ kéo dài được đôi chút thời gian, cuối cùng vẫn bị trói giật cánh khuỷu treo lủng lẳng dưới xà nhà bằng gỗ thông, mẹ bị treo ngoài cùng, đầu xà phía nam, rồi đến chị Lai Đệ, rồi đến Tư Mã Lương, rồi đến tôi, và sau tôi là Sa Tảo Hoa.
Những tên dân quân chuyên nghiệp này đều rất thiện nghệ trong việc đánh trói người. Chúng đã treo sẵn năm chiếc ròng rọc trên xà, do vậy khi kéo chúng tôi lên không khó khăn gì. Tôi cảm thấy cổ tay còn có thể chịu nổi, nhưng ở hai bả vai thì đau xói lên óc. Tất cả chúng tôi đều gục đầu trước ngực, cổ tự nhiên vươn dài ra, hai chân duỗi thẳng, các ngón chân buông xuôi, thẳng góc với mặt đất. Không chống được, tôi bật lên tiếng kêu, nhưng Tư Mã Lương thì không. Chị Lai Đệ rên rỉ, Sa Tảo Hoa không động tĩnh gì. Cơ thể to béo của mẹ khiến sợi dây thừng căng như dây đàn. Mẹ là người đầu tiên mồ hôi đầm đìa, mái tóc rối bù của mẹ bốc hơi trắng xóa. Lỗ Thắng Lợi và Thượng Quan Ngọc Nữ ôm chân mẹ mà lắc. Bọn dân quân xách cổ Ngọc Nữ và Thắng Lợi như xách hai con gà quẳng ra, hai cô cháu lăn xả vào, lại bị quẳng ra. Một dân quân hỏi:
- Anh Dương, có nên treo chúng lên không?
Công an Dương kiên quyết không cho, nói:
- Không được, chúng ta phải chấp hành chính sách!
Lỗ Thắng Lợi vô ý làm tuột một chiếc giày của mẹ. Mồ hôi cuối cùng đọng trên đầu ngón chân, rớt tong tỏng trên mặt đất.
- Các người có nói không? - Công an Dương hỏi - chỉ cần khai ra là được tha ngay lập tức!
Mẹ cố ngửng đầu lên, vừa thở vừa nói:
- Thả bọn trẻ ra... tôi chịu trách nhiệm tất!
Công an Dương nói to với bên ngoài:
- Đánh, đánh đau vào!
Bọn dân quân vung roi vung gậy, hò hét đánh cầm chừng. Tôi la toáng lên, mẹ và chị Lai Đệ cũng kêu, Sa Tảo Hoa vẫn im lặng, có lẽ nó đã ngất. Công an Dương và các cán bộ khu đập bàn quát tháo ra oai. Mấy người dân quân khiêng Tư Mã Đình đặt lên chiếc bàn mổ lợn, đánh vào mông ông ta bằng chiếc que sắt mỗi cái đánh là một tiếng rú đau đớn.
- Thằng Hai, thằng khốn mau về chịu tội đi! Các ông không được đánh tôi, tôi đã từng lập công?...
Bọn dân quân lặng lẽ vung que sắt làm như sẽ đánh nát mông. Một cán bộ khu giơ roi vụt vào cái túi bằng da trâu, một dân quân dùng roi mây quật bôm bốp vào cái bao tải. Bốp bốp bịch bịch, quát tháo hầm hè, hư hư thực thực rối tung cả căn buồng, roi gậy bay loang loáng dưới ánh đèn. Thời gian khoảng một tiết học, bọn dân quân cởi dây thừng buộc ở khung cửa sổ, mẹ rơi bịch xuống đất, mềm nhũn. Bọn dân quân lại cởi một nút khác, chị Lại Đệ rơi xuống. Chúng tôi lần lượt được thả xuống. Bọn dân quân xách đến một thùng nước, dùng gáo múc nước hắt vào mặt chúng tôi. Chúng tôi tỉnh lại, nhưng tất cả các khớp xương đều mất hết cảm giác.
Công an Dương lớn tiếng quát:
- Đêm nay mới cho các người một trận phủ đầu. hãy suy nghĩ kỹ, khai ra thì xóa bỏ tội cũ, lập tức thả về nhà, không khai thì, hãy đợi đấy!
Công an Dương đi chân giả vào, giắt túi thuốc và súng lục vào thắt lưng, dặn dò đám dân quân phải canh giữ cẩn thận, rồi cùng các cán bộ khu khệnh khạng đi ra. Đám dân quân đóng cửa lại, ngồi vào một xó, ôm súng hút thuốc. Chúng tôi ngồi tựa vào mẹ, thút thít khóc. Mẹ giơ bàn tay sưng vù sờ nắn từng đứa. Tư Mã Đình rên rỉ đau đón.
Một dân quân nói:
- Khai ra thôi! Công an Dương mà tra khảo thì gỗ đá cũng phải khai! Các người đầu đen mắt thịt chịu được hôm nay, làm sao chịu nổi ngày mai?
Một dân quân khác nói:
- Tư Mã Khố nếu là hảo hán thì ra đầu thú là xong! Bây giờ còn ẩn nấp được, đến mùa đông thì nấp vào đâu?
Một dân quân bảo mẹ:
- Con rể bà đúng là một con hổ dữ. Cuối tháng trước một trung đội công an huyện bao vây hắn ở hồ Bạch Mã lại để hắn xổng mất. Hắn nã một tràng giết bảy người, trung đội trưởng bị gãy đùi?
Hình như đám dân quân mách ngầm chúng tôi điều gì đó nhưng cụ thể là điều gì thì không rõ. Nhưng chúng tôi có tin về Tư Mã Khố. Từ khi gặp nhau ở lò gạch cũ, anh biến mất như đá chìm đáy biển. Chúng tôi mong anh bỏ đi thật xa, không ngờ anh vẫn luẩn quẩn vùng này, gây cho chúng tôi biết bao phiền phức. Hồ Bạch Mã ở phía nam đồn Hai Huyện, cách Đại Lan không đầy hai mươi dặm, là nơi phình ra lớn nhất của con sông Mục, nước sông tràn vào chỗ trũng trở thành hồ. Trong hồ lau lách bạt ngàn, vịt trời đông vô kể.
8
Sáng hôm sau, chị Phán Đệ từ huyện đi ngựa về. Chị tức điên lên, định tìm cán bộ khu để làm cho ra nhẽ. Nhưng khi bước ra khỏi phòng trưởng khu, cơn giận của chị biến mất. Chị theo trưởng khu vào thăm chúng tôi. Chúng tôi xa nhau đã nửa năm, không hiểu chị làm chức gì trên huyện. So với cách đây nửa năm, chị có gầy đi. Những vết ố của sữa trên ngực áo chứng tỏ chị đang trong thời kỳ cho con bú. Chúng tôi lạnh nhạt nhìn chị. Mẹ hỏi:
- Phán Đệ, vậy mẹ có tội gì?
Chị Phán Đệ nhìn một thoáng ông trưởng khu khi ấy đang nhìn ra ngoài cửa sổ với thái độ dửng dưng, nước mắt ứa ra, chị nói:
- Mẹ, cố chịu đựng vậy... Hãy tin vào Chính phủ... Chính phủ không bao giờ để người tốt bị oan!...
Chính vào lúc chị Phán Đệ đang khuyên giải chúng tôi thì tại hồ Bạch Mã, trong khu nhà mỏ rợp bóng tùng xanh của Hàn lâm họ Đinh, Thôi Phượng Tiên, một phụ nữ góa chồng đội bát nhang Hồ ly, cầm viên đá quạ gõ cách cách vào tấm bia công đức của nhà Hàn lâm. Tiếng gõ nhọn và sắc hòa với tiếng mổ công cốc của chim gõ kiến. Một con chim rẻ quạt xòe đuôi bay lượn trong lùm cây. Thôi Phượng Tiên gõ một hồi rồi ngồi đợi. Chị thoa một lớp phấn mỏng, quần áo gọn gàng sạch sẽ, tayhưng vẫn dáng mặt là một thằng đàn ông, con phải học tập nó?
Tôi gật đầu hứa với mẹ, nhưng lập tức nghĩ ngay đến chuyện nuốt vàng. Tôi định thú thực với mẹ thì thấy chị Lai Đệ vừa thở vừa chạy về. Chị là công nhân nhà máy diêm của khu, chiếc tạp đề chị đang mặc có dòng chữ
Nhà máy diêm ánh Sao khu Đại Lan. Chị hốt hoảng bảo mẹ:
- Mẹ, nó về rồi!
Mẹ hỏi: - Đứa nào về?
- Thằng Câm - chị nói.
Mẹ lấy khăn mặt lau tay, buồn rầu nhìn chị Cả, nói:
- Con ơi! có lẽ số kiếp nó thế!
Thằng Câm đi vào nhà tôi bằng cách đặc biệt của hắn. Mấy năm không gặp, trông hắn có già đi, mớ tóc hoa râm ló ra dưới vành mũ lính đội ngay ngắn. Đôi con ngươi vàng của hắn trông càng u tối, cái cằm rắn chắc chìa ra như chiếc lưỡi cày han gỉ. Hắn mặc chiếc áo quân phục mới tinh, thắt lưng rất chặt đúng quân phong quân kỷ. Trước ngực đeo một lô huy chương. Hai cánh tay dài quá khổ, bàn tay đeo găng trắng bằng vải bông lồng vào hai chiếc ghế nhỏ. Một đệm da gắn dưới đít, như là một bộ phận của mông. Hai ống quần rộng thùng thình buộc lại với nhau trước bụng. Hình như hai chân hắn cụt đến bẹn. Đó là toàn bộ chân dung của Thằng Câm xuất hiện trước mặt chúng tôi sau nhiều năm xa cách. Hai tay hắn tì trên hai ghế, nhích từng bước một, tấm đệm dưới đít thấp thoáng màu huyết dụ.
Sau năm cái nhích lên, hắn dừng lại cách chúng tôi khoảng ba thước rưỡi. Khoảng cách này đủ để giao lưu ánh mắt với chúng tôi mà không phải ngửa mặt lên. Nước bẩn gội đầu lan đến chỗ hắn, hắn chống tay lùi lại một tí. Nhìn hắn tôi mới hiểu rằng, chiều cao của người ta là do hai chân quyết định. Mất đi hai chân nửa người trên của Tôn Bất Ngôn càng đồ sộ. Con người này tuy còn có nửa người, nhưng vẫn tiềm ẩn một sức mạnh kinh người. Hắn giương mắt nhìn chúng tôi, một tình cảm phức tạp hiện rõ trên khuôn mặt xám ngoét, cái cằm rung rung như ngày xưa, lập bập mãi mới thốt được mấy tiếng: - Cởi cởi cởi! Hai giọt nước mắt trong suốt như pha lê ứa ra từ hốc mắt...
Hắn rút tay khỏi ghế, giơ lên cao làm điệu bộ, miệng vẫn: Cởi, cởi, cởi! Tôi lập tức đoán rằng, hắn hỏi thăm Câm anh và Câm em, vì từ khi đi chuyển lên đông bắc, chúng tôi chưa gặp lại hắn lần nào. Mẹ dùng khăn che mặt, vừa khóc vừa chạy vào trong nhà, Thằng Câm đã hiểu ra, hắn gục đầu xuống ngực.
Mẹ cầm ra hai chiếc mũ quả dưa nhỏ vấy máu đưa cho tôi, ra hiệu chuyển cho hắn. Tôi quên bẵng chiếc nhẫn trong bụng, đi tới trước mặt hắn. Hắn ngửa mặt nhìn thân hình cao như cây sào của tôi, buồn bã lắc đầu. Tôi cúi xuống, nhưng thấy vậy bất tiện, liền ngồi xuống đưa hai chiếc mũ cho hắn, rồi chỉ tay về quảng đông bắc. Tôi nhớ lại chuyến đi bi thảm ngày ấy, nhớ lại tình cảnh Thằng Câm cõng một thương binh gãy chân trên đường rút lui, lại càng nhớ hai cái xác Cârn anh và Câm em bị bỏ lại trong hố đạn pháo. Hắn chìa tay lấy chiếc mũ đưa lên mũi ngửi không khác chó nghiệp vụ đánh hơi hung thủ hoặc đánh hơi người chết, rồi đặt xuống giữa hai chân quần, đón lấy chiếc thứ hai đưa lên mũi ngủi rồi đặt lên trên chiếc thứ nhất. Sau đó, mặc dù không một lời mời mọc, bằng hai tay, hắn đi khắp các xó xỉnh trong nhà, hết gian chính đến gian phụ, từ nhà xay đến nhà kho. Hắn thậm chí còn đi một vòng ra chỗ nhà xí, thò đầu vào ổ gà xem xét một luật. Tôi đi theo sau, thích thú nhìn ngắm cách thức đi chuyển nhẹ nhàng của hắn. Vào đến phòng ngủ của chị Cả và Sa Tảo Hoa, hắn biểu diễn động tác trèo lên giường. Hắn ngồi dưới đất, mắt ngang tầm giường, tôi buồn thay cho hắn. Nhưng chuyện xảy ra sau đó chúng tỏ tôi đã lo bò trắng răng. Thằng Câm hai tay bám thành giường rồi từ từ đu người lên. Tôi chưa bao giờ thấy những cánh tay khỏe đến như thế, trừ một lần xem xiếc. Đầu hắn đã cao quá mặt giường, hai cánh tay kêu răng rắc rồi đột nhiên hất người hắn lên giường. Hắn chỉ ngất ngưỡng một hai cái rồi trở lại tư thế ngồi ngay ngắn.
Hắn ngồi trên giương chị Cả, nghiễm nhiên là một gia trưởng, càng giống một thủ trưởng. Tôi đứng bên giường, tự cảm thấy mình là người ngoài.
Trong buồng mẹ, chị Cả vừa khóc vừa nói:
- Mẹ bảo nó đi đi, con không cần nó. Khi nó còn lành lặn, con đã không thích nó, bây giờ nó chỉ còn một nửa người, con lại càng không cần
Mẹ nói:
- Con ơi, chỉ sợ rước về thì dễ, đuổi đi thì khó!
Chị Cả nói:
- Ai rước nó về?
Mẹ nói:
- Đây là sai lầm của mẹ. Cách đây mười sáu năm, mẹ đã hứa gả con cho nó. Mối oan nghiệt này không hiểu thắt nút tự bao giờ?
Mẹ rót một bát nước nóng đưa cho Thằng Câm. Hắn giơ tay đón, mắt chớp chớp, có vẻ rất cảm động, uống một hơi ừng ực.
Mẹ nói:
- Tôi cứ ngỡ anh đã chết, ai ngờ anh còn sống. Tôi không bảo vệ được hai đứa con của anh, tôi đau xót hơn anh nhiều, con là con của anh chị nhưng nuôi dưỡng chúng là tôi. Xem ra, anh là người có công với nước, Chính phủ sẽ có nơi có chốn cho anh hưởng phúc. Chuyện hôn nhân cách đây mười sáu năm là do tôi bao biện kiểu phong kiến. Xã hội mới bây giờ hôn nhân tự do, không ai được ép buộc. Anh là người của Chính phủ thì nên độ lượng, xin đừng chì chiết mẹ góa con côi chúng tôi. Hơn nữa, Lai Đệ chưa lấy anh mà ba đứa em đã chống lại nó. Tôi xin anh, anh hãy về nơi Chính phủ sắp xếp cho anh hồng phúc, anh đi đi!
Thằng Câm không đếm xỉa những lời xin xỏ của mẹ. Hắn chọc thủng giấy dán cửa sổ nhìn ra ngoài sân. Chị Cả tìm đâu ra chiếc kẹp rèn sắt cầm bằng cả hai tay xông vào, chửi:
- Thằng Câm, thằng cụt, cút khỏi đây!
Chị định kẹp Thằng Câm, nhưng hắn chỉ vươn tay một cái là tóm được cái kẹp, chị không sao giằng lại được. Trong cuộc đấu không cân sức đó, Thằng Câm vênh váo nở nụ cười khinh miệt. Chị Cả bỏ tay ra, ôm mặt vừa khóc vừa bảo Thằng Câm:
- Anh Câm, anh từ bỏ ý định ấy đi! Thà rằng tôi lấyuột chạy lăng xăng trong tháp pháo. Chim sẻ làm tổ, sinh con đẻ cái trong nòng pháo. Chúng chui ra chui vào, miệng ngậm những con sâu xanh. Một bé gái đầu buộc nơ bằng lụa đỏ tết hình con bướm ngồi trên bánh cao su đã lão hóa đen như than, chăm chú nhìn hai đứa con trai dùng đá cuội gõ côm cốp vào buồng lái...
Phán Đệ rời mắt khỏi bãi pháo, lúc này chị khác hẳn với chị ở trại phối giống. Chị hỏi:
- Nhà mình... khỏe cả chứ?
Tôi quay mặt đi, trong lòng trào lên một nỗi căm giận. Ngay cả tên họ, chị cũng đã đổi, chị còn hỏi thăm làm gì
Tôi thầm nghĩ.
- Lẽ ra tương lai của em rất sáng sủa - Chị nói - Anh chị đã. rất mừng cho em. Nhưng Lai Đệ đã làm hỏng hết cả. Tất nhiên không nên chỉ trách Lai Đệ, mẹ cũng lẩm cẩm...
- Nếu chị không còn điều gì chỉ bảo - tôi nói - thì để tôi đi trại gà!
- Hừm, mới có mấy năm không gặp, tính nết thay đổi rồi! - Chị nói - Vậy là chị cũng mừng, Kim Đồng đã hai mươi tuổi rồi, không mặc quần thủng đít nữa, rời vú mẹ được rồi!
Tôi khoác cái bọc lên vai, đi về hướng trại gà.
- Dừng lại đã - Chị nói - em đừng hiểu lầm anh chị. Mấy năm nay anh chị cũng không thuận, quát tháo đến như vậy mà người ta còn cho anh chị là hữu khuynh. Chị cũng chẳng còn cách nào khác, túng thì phải tính thôi.
Chị vận dụng thành thạo câu nói cửa miệng của dân vùng Cao Mật. Chị lấy ra một mảnh giấy, móc chiếc bút máy cài trong nịt vú, viết nguệch ngoạc mấy chữ rồi dúi vào tay tôi, nói:
- Gặp trại trưởng Long, đưa giấy này cho chị ấy?
Tôi cầm mảnh giấy, hỏi:
- Chị còn gì nữa thì nói hết đi!
Chị do dự một thoáng, nói:
- Em nên biết rằng, chị và anh Lỗ có được vị trí như hiện nay không dễ dàng chút nào. Vì vậy, em đừng làm gì phiền đến anh chị. Chị sẽ ngầm giúp em, trường hợp công khai thì...
- Chị không cần nói nữa - Tôi nói - chị đổi tên đổi họ, vậy là không còn dính dáng gì đến nhà Thượng Quan. Tôi hoàn toàn không quen biết chị, vì vậy xin chị đừng giúp ngầm tôi?
- Vậy thì tốt! - Chị nói - Khi nào có dịp, em nói với mẹ là Thắng Lợi rất khỏe!
Tôi không nói gì thêm, rảo bước về phía trại gà theo hàng rào dây thép gai mọc đầy những dây khiên ngưu, nhiều chỗ trâu bò chui lọt, rào một cách tượng trung đống vũ khí phế thải sau chiến tranh. Tôi rất bằng lòng về cách ứng xử của mình vừa rồi, tự cảm thấy xử sự như vậy là đúng, như vừa thắng một trận giòn giã. Quên đi những Mã Thụy Liên và Lý Đỗ, quên đi những bàn đế súng moóc-chiê, những lá chắn trọng liên, những cánh máy bay ném bom. Xéo đi cho khuất mắt? Từ một chỗ cỏ cao lút đầu, tôi rẽ ngang và trông thấy hàng ngàn con gà chen chúc trên bãi đất trống, phía trên được chắn bởi lưới đánh cá, hai bên là hai dãy nhà gạch. Một con gà trống mào đỏ tía đậu trên chạc cây cao uy nghi như bậc quân vương trước đám thê thiếp của mình, cất tiếng kêu cục cục. Đám gà mái cục ta cục tác ầm ĩ, nghe nẫu cả ruột.
Tôi đưa mảnh giấy của Mã Thụy Liên cho chị trại trưởng cụt một tay tên là Long. Qua nét mặt khô khan của chị, tôi đoán đây không phải người phụ nữ bình thường. Chị xem xong, bảo:
- Cậu đến thật đúng lúc. Công việc hàng ngày của cậu như sau: Buổi sáng, chở phân gà lên trại lợn, rồi lấy thức ăn thô từ tổ chế biến đem về. Buổi chiều, cậu cùng Kiều Kỳ Sa - cô ấy sắp đến bây giờ đấy - chở trứng gà đẻ trong ngày lên nông trường bộ rồi đến kho lương thực lĩnh thức ăn tinh của ngày hôm sau đem về. Nghe rõ chưa?
- Nghe rõ rồi! - Tôi nhìn chiếc tay áo rỗng của chị, trả lời.
Chị phát hiện ra điều mà tôi chú ý, giọng lạnh nhạt:
- ở đây chúng tôi làm việc trên hai nguyên tắc, một là không lười nhác, hai là không đưa chuyện đơm đặt!
Đêm ấy trăng sáng vằng vặc. Tôi nằm trên đống hộp giấy cũ trong nhà kho của trại gà, mãi không sao ngủ được vì những tiếng rên rỉ của lũ gà mái. Cách một bức tường là buồng ngủ của mười mấy nữ công nhân. Tiếng ngáy của họ vọng sang chỗ tôi nằm, đôi khi xen lẫn tiếng nói mơ. ánh trăng dọi qua cửa kính và khe cửa ra vào, soi rõ những dòng chữ trên hộp: Vắc xin phòng dịch, chống ẩm chống nắng, dụng cụ thủy tinh, cẩn thận nhẹ tay, không lật sấp. ánh trăng lặng lẽ chuyển dịch. Tôi nghe thấy tiếng máy cày vọng lại. Đó là tổ máy Đông phương hồng làm ca đêm trên cánh đồng hoang.
... Hôm qua, mẹ bế thằng con của Hàn Chim và Lai Đệ, tiễn tôi đến đầu thôn. Mẹ nói:
- Kim Đồng, mẹ nhắc lại một câu rất cũ: Càng khổ lại càng phải sống. Mục sư Malôa nói rằng, lật đi lật lại quyển kinh thánh dày cộp cũng chỉ nói mỗi điều này! Con đừng lo cho mẹ, mẹ cầm tinh con giun, nơi nào có đất là sống được.
Tôi nói:
- Con sẽ để dành lương thực gửi về cho mẹ!
Mẹ nói:
- Nhất thiết không được làm thế? Chỉ cần con no bụng là mẹ cũng no!
Khi đi trên đê Thuồng Luồng, tôi bảo mẹ:
- Con Hoa nó nhiễm cái thói...
Mẹ tỏ ra bất lực, nói:
- Kim Đồng, mấy chục năm trở lại đây, bọn con gái nhà Thượng Quan có nghe lời khuyên của ai đâu...
Quá nửa đêm, đàn gà nháo nhác, kêu ầm ĩ. Tôi bật dậy, dán mũi trên cửa kính nhìn ra ngoài: đàn gà trong sân nhấp nhô như sóng biển, dài ánh trăng vằng vặc, tôi trông thấy một con cáo to lớn màu đen mốc, nhảy nhót giữa đàn gà, trông như một mảnh lụa lúc thu ngắn lại lúc run dài ra. Phòng bên, các nữ công nhân la chí chóe, cứ ăn mặc nửa kín nửa hở như vậy chạy ra ngoài, đi đầu là trại trưởng Long tay cầm khẩu súng lục. Con cáo ngoạm một con gà mái bự, nhảy từng bước dọc theo bức tường, chân con gà kéo lê trên mặt đất. Trại trưởng Long nhằm con cáo nổ một phát súng, lửa tóe ra từ đầu nòng. Con cáo dừng lại, nhả con gà xuống đất.
- Trúng rồi! - khoác chiếc làn trên phủ chiếc khăn hoa, trông như cô dâu về thăm nhà mẹ đẻ. Tư Mã Khố từ sau tấm bia chui ra.
Thôi Phượng Tiên giật mình, nói:
- Đồ quỉ, sợ chết khiếp đi được!
Tư Mã Khố nói:
- Sợ gì, hồ ly tinh mà lại sợ quỉ
Thôi Phượng Tiên thở dài:
- Nông nỗi này mà anh còn đùa cợt! - Nông nỗi này là thế nào?
- Tốt quá đi chứ, chưa bao giờ tốt như lúc này! - Tư Mã Khố nói - Bọn khốn kiếp định bắt sống tôi? Ha ha, có mà nằm mơ!
Anh ta vỗ vỗ khẩu trung liên, rồi khẩu tiểu liên báng gập có máy ngắm do Đức chế tạo, rồi vỗ khẩu Braoninh đeo bên sườn, nói:
- Mẹ vợ tôi khuyên tôi nên đi thật xa, đừng bao giờ trở lại vùng Cao Mật. Sao tôi lại phải đi thật xa? Đây là nhà của tôi, là nơi chôn cất hài cốt những người thân của tôi, từng gốc cây ngọn cỏ đều thân thiết với tôi, là nơi tôi mặc sức chơi bời nhảy múa, ở đây còn có con hồ ly tinh bốc lửa như cô, thử hỏi, làm sao tôi có thể bỏ đi!
Trong đám sậy phía xa, đàn vịt trời hốt hoảng bay lên, Thôi Phượng Tiên lấy tay bịt miệng Tư Mã Khố. Tư Mã Khố gỡ tay Phượng Tiên, nói:
- Không có chuyện gì, bọn Bát lộ địa phương bị tôi khiền cho một trận, đám vịt trời bị những con diều đến rỉa xác chết làm cho hoảng sợ đấy thôi!
Thôi Phượng Tiên kéo Tư Mã Khố vào trong phần mộ, nói:
- Có chuyện quan trọng cần nói với anh!
Họ rẽ bụi gại rậm chui vào trong, nhà mồ rất rộng. Gai cào xước tay Thôi Phượng Tiên, chị ái lên một tiếng. Tư Mã Khố đặt súng xuống, lắp cây đèn dầu treo trên vách hầm, quay lại nắm lấy tay Phượng Tiên, xuýt xoa:
- Xước tay hả? Đưa anh xem nào!
Thôi Phượng Tiên gỡ tay ra, nói:
- Không hề gì, không sao đâu!
Nhưng Tư Mã Khố đã ngậm ngón tay Phượng Tiên mà mút chùn chụt. Phượng Tiên rên rỉ:
- Đồ quỉ hút máu!...
Tư Mã Khố nhả ngón tay Phượng Tiên ra, gắn đôi môi vào môi chị, hai tay chụp mạnh hai bầu vú chị. Phượng Tiên oằn người, chiếc làn tuột khỏi tay, những quả trứng nhuộm phẩm đỏ lăn lông lốc. Tư Mã Khố bế xốc Phượng Tiên đặt trên ván thiên của cỗ quan tài rộng như tấm phản... Tư Mã Khố trần như nhộng nằm trên nằm quan tài, mắt lim dim, đưa lưỡi liếm bộ ria lâu ngày không xén tỉa. Thôi Phượng Tiên vuốt ve những ngón tay như chuối mắn của anh ta rồi đột nhiên úp khuôn mặt nóng rực vào ngực, ngay chỗ xương mỏ ác phảng phất mùi đã thú. Chị cắn nhè nhẹ lên khắp ngực Tư Mã Khố, giọng tuyệt vọng:
- Anh là đồ quỉ sứ, lúc đắc thế thì chẳng ngó gì đến người ta. Giờ gặp vận đen thì cứ bắt người ta dính vào!... Em biết, người đàn bà nào gắn với anh đều không gặp vận may, vậy mà em không kiềm chế nổi, chỉ cần anh vẫy đuôi là em chạy theo như con chó cái!... Nói đi anh, con quỉ chết tiệt, anh có bùa phép gì mà đám phụ nữ bất chấp tất cả, thừa biết sẽ rơi xuống vục mà vẫn mở mắt nhảy xuống.
Tư Mã Khố có vẻ xót xa nhưng vẫn mỉm cười, kéo bàn tay Phượng Tiên đặt vào ngực mình, nơi có trái tim đang dập, nói:
- Chính là cái này, trái tim, sự chân thành của tôi đối với phụ nữ! Thôi Phượng Tiên lắc đầu:
- Anh chỉ có một trái tim, vậy phải chia làm bao nhiêu phần?
- Dù chia làm bao nhiêu phần thì mỗi phần đều chân thành! Ngoài ra, còn ở cái này - Anh ta cười chớt nhả, kéo tay Phượng Tiên xuống phía dưới.
Phượng Tiên giằng tay ra, đặt ngón tay trên môi Tư Mã Khố, nói:
- Cái quái vật của anh thì có bùa phép gì, bị người ta dồn đuổi phải ngủ trong nhà của người chết mà còn làm chuyện ma mãnh! Tư Mã Khố cười:
- Càng phải như vậy chứ, đàn bà là thứ ngon lành, là của quí trong những của quí! Anh ta vừa nói vừa vuốt ve hai bầu vú của Phượng Tiên. Phượng Tiên nói:
- Trời đất, ở nhà xảy ra chuyện tày đình rồi!
Tư Mã Khố hỏi:
- Chuyện gì? Thôi Phượng Tiên nói:
- Mẹ vợ anh, chị vợ em vợ anh, con trai anh, em trai của vợ anh, rồi hai đứa con gái của chị Cả và dì Năm, rồi anh trai anh, đều bị bắt giam trong nhà anh, ngày nào cũng treo lên xà nhà, đánh bằng roi, bằng gậy... Thảm lắm? Chỉ e chẳng được mấy bữa họ chết hết!
Bàn tay Tư Mã Khố hóa đá ngay trên ngực Phượng Tiên. Anh ta nhảy từ nắp quan tài xuống, xách súng định chui ra ngoài. Thôi Phượng Tiên ôm ngang lưng anh ta, nài nỉ:
- Anh định tìm cái chết hay sao?
Tư Mã Khố trấn tĩnh lại, ngồi xuống ăn một quả trúng gà luộc. ánh nắng lọt qua bụi gai chiếu trên cái cằm bạnh ra và bên tóc mai đã đốm bạc. Lòng đỏ trứng tắc nghẹn trong họng, anh ta húng hắng ho, mặt đỏ gắt. Phượng Tiên dấm lưng cho anh, vuốt họng cho anh hồi lâu mới hết nghẹn. Phượng Tiên mặt đầy mồ hôi, vừa thở vừa nói:
- Cha mẹ ơi, sợ quá đi mất!
Hai giọt nước mắt to tướng lăn trên gò má Tư Mã Khố, anh ta nhảy dựng lên, suýt nữa đầu chạm nóc hầm, ánh căm thù lóe lên trong mắt.
- Bọn khốn kiếp, tao phải lột da chúng mày! - Anh gầm lên.
- Anh yêu, anh đừng đi! - Phượng Tiên ôm chặt anh, khuyên - Ngay đàn bà như chúng em còn biết đó là gian kế! Anh thử nghĩ, anh đơn thương độc mã đến đó, chắc chắn bị mai phục!
- Em bảo anh làm thế nào bây giờ?
Nghe lời khuyên của mẹ vợ anh, đi thật xa. Nếu anh không sợ em quẩn chân thì em tình nguyện đi cùng anh, đi nát gót chân em cũng không hối tiếc!
Tư Mã Khố nắm chặt tay Phượng Tiên, cảm động nói:
- Tư Mã Khố này thật có phúc mới gặp được người như em, tốt mọi mặt, hết lòng hết dạ vì anh, ở đời còn mong gì hơn thế? Nhưng anh không muốn làm hại em hơn nữa. Phượng Tiên, em về đi, và đừng bao giờ gặp anh nữa? Khi được tin anh chết, em không được buồn. Anh sống đủ rồi, đáng ông y thì trứng sống bổ hơn trúng chín.
Kim Đồng nói: Chị bỏ cái ý nghĩ ấy đi! Trại trưởng Long đích thân cầm cân, chính xác tới ba số lẻ, thiếu một quả là bà ấy phát hiện ra ngay
- Tôi không để bà ta biết đâu! - Chị nói.
Kim Đồng nói:
- Tôi không dám làm chuyện này, kiếm được công việc như hiện nay đối với tôi đâu có dễ?
Con cáo đực đêm nào cũng quấy nhiễu trại gà, hơn nữa cứ cách một đêm lại tha đi một con gà mái. Cái đêm nó không bắt, không phải vì không bắt được, mà vì nó không muốn bắt. Như vậy, hoạt động của nó có hai khía cạnh; đêm bắt gà là để ăn, đêm không bắt gà là để quấy nhiễu. Nó làm cho đám nữ công nhân của trại gà bấn tinh lên, không đêm nào được yên ổn. Trại trưởng Long đã bắn hai mươi phát đạn mà không đụng được một sợi lông chân của nó. Các nữ công nhàn nói:
- Con cáo này đã thành tinh, biết niệm thần chú tránh đạn!
- Cứt! Cô gái có biệt hiệu là Ngựa hoang chửi một câu rất tục.
Cô là em gái Quách Văn Hào, tổ trưởng tổ chế biến thức ăn gia súc. Cô nói:
- Cái đồ vét đĩa ấy thì thành tinh thế nào được?
- Nếu nó không là hồ ly tinh, thì tại sao với tài thiện xạ như trại trưởng Long từng nổi tiếng trong đội biệt động, lại bắn không trúng - cô nữ công nhân bắt bẻ.
- Theo tớ thì trại trưởng Long có chuyện nới tay, vì con cáo này là con cáo đực! Ngựa hoang cười dâm đãng, biết đâu cứ đến đêm khuya lại chả có một chàng trai đẹp mã rúc vào chăn trại trưởng?
Trại trưởng Long đứng bên hàng rào, lắng nghe đám nữ công nhân bàn tán, tay nghịch khẩu súng lục, nét mặt đăm chiêu. Tiếng cười như phá của đám nữ công nhân làm chị ta sực tỉnh, dùng nòng súng hất ngực vành mũ đã đổi màu, bước những bước dài vào trong chuồng gà, đến trước mặt Ngựa hoang đang đếm trứng. Chị ta trợn mắt nhìn Ngựa hoang, hỏi dồn:
- Cô vừa nói gì?
Ngựa hoang cầm quả trứng gà lên soi, thản nhiên:
- Tôi chẳng nói gì cả?
- Tôi nghe thấy cô nói mà lại - chi ta giận dữ nói, gõ gõ báng súng lục vào lồng gà.
Ngựa hoang khiêu khích:
- Chị nghe thấy tôi nói gì nào?
Trại trưởng Long mặt đỏ như gấc, gầm lên:
- Tôi quyết không tha cho cô? - Rồi giận dữ bỏ đi.
Ngựa hoang nói với theo:
- Có tật giật mình! Cáo với cầy gì? Chỉ ra vẻ ta đây đứng đắn? Tối hôm nọ... tưởng tôi không nhìn thấy hay sao?
- Ngựa hoang này - Một nữ công nhân có vẻ hiền lành nói - nói in ít thôi, ngày ba lạng bột, hơi sức đâu mà nói khỏe thế!
- Ba lạng, ba lạng, tớ đ. mẹ cái ba lạng ấy?
Ngựa hoang rút kẹp tóc, rất thành thạo thọc hai lỗ ở hai đầu quả trứng rồi đưa lên miệng, mút một hơi, quả trứng chỉ còn cái vỏ. Cô ngắm nghía cái vỏ trứng nhìn bề ngoài tuồng như cò nguyên vẹn, đặt trả lại vào đống trứng, nói:
- Ai muốn tố cáo thì cứ đi mà tố! Dù sao thì một tháng nữa tớ tời bỏ chỗ này, bố tớ đã nhắm cho tớ một chàng quê tận đông bắc, nơi mà đậu tương chất cao như núi! Này anh chàng, anh có đi tố tôi không? - Cô hỏi Kim Đồng khi lấy đang quét phân gà bên ngoài cửa sổ - Anh tố cáo tôi là người ta tin ngay, anh là con gà choai thơm như múi mít thế kia chắc là bà cụt tay thích lắm! Bà ta là bò già khuyết răng chỉ thích xơi cỏ non?
Kim Đồng bị Ngựa hoang chửi tối tăm mặt mũi, anh xúc một xẻng phân gà, dọa:
- Cô định ăn cứt gà thì bảo!
Buổi chiều, khi chở bốn khay lớn trứng gà lên nông trường bộ, đến quãng giữa trại gà và hố ủ phân của đội trồng rau, Kiêu Kỳ Sa nói:
- Kim Đồng, dừng lại đã!
Kim Đồng thận trọng dừng bước, hạ càng xe xuống, quay lại nhìn. Kiều Kỳ Sa nói:
- Cậu thấy rồi đấy. Bọn họ đều ăn vụng trứng, kể cả trại trưởng Long. Cậu có thấy Ngựa hoang đỏ phây phây không? Đám nữ ở trại gà đều thừa dinh dưỡng!
Kim Đồng nói:
- Nhưng số trứng này đã qua cân!
Kiều Kỳ Sa nói:
- Nhưng chúng ta không thể ôm một đống trứng mà bụng đói meo. Tôi đói đến phát điên rồi!
Chị cầm lên hai quả trứng lẻn vào sau hàng rào dây thép gai, mất hút sau chiếc xe tăng hỏng. Một lát sau, chị cầm ra hai quả trứng bề ngoài nguyên vẹn như cũ, vùi sâu giữa đống trứng. Kim Đồng lo ngại hỏi:
- Kiều Kỳ Sa, chị làm thế này khác gì mèo giấu cứt, kho nông trường bộ cân lại là lộ hết.
Chị vừa cười vừa nói:
- Cậu tưởng tôi ngốc lắm hả? - rồi cầm lên hai quả khác, bảo Theo tôi!
Kim Đồng theo Kiều Kỳ Sa chui qua hàng rào dây thép gai, những cây thanh hao nở hoa trắng, mùi thơm hắc đến váng đầu.. Chị ngồi xổm bên xe tăng, lấy gói giấy dầu giấu chỗ khuất sau xích xe, trong gói có một chiếc khoan nhỏ, một chiếc bơm tiêm to đừng, một cuộn băng dính có màu như vỏ trứng và một chiếc kéo nhỏ. Chị khoan thủng một đầu quả trứng, chọn kim tiêm vào rút hết lòng trắng lòng đỏ vào bơm tiêm rồi chúc mũi kim tiêm xuống, bảo Kim Đồng: Há miệng ra! Kiều Kỳ Sa bơm lòng trứng vào họng Kim Đồng. Vậy là dù muốn hay không, Kim Đồng trở thành đồng phạm. Sau đó, chị hút nước đọng trong mũ sắt bơm đầy hai quả trứng, dùng kéo cắt một mẩu băng dính dán vào lỗ kim trên vỏ. Kiều Kỳ Sa làm tất cả những động tác ấy với một sự khéo léo và chính xác. Kim Đồng hỏi:
- Chị học kiểu này ở Học viện Y khoa à?
Kiều Kỳ Sa mỉm cười:
- Phải, ăn vụng chuyên nghiệp! Khi cân lại ở nông trường bộ, số trứng không bị giảm trọng lượng, trái lại còn dôi ra một lạng.
Trò ăn vụng trứng của họ kéo dài được nửa tháng thì bị phát giác. Khi đó là giữa mùa hạ, mưa dầm liên miên, gà mái sang thời kỳ thay lông, lượng châm biếm hay là lời khen, bèn nói úp mở:
- Tôi tham gia thiết kế, còn chủ yếu là anh ta thực hiện - Trưởng khu chỉ anh cán sự tuyên truyền đứng phía sau.
Huyện trưởng nhìn một thoáng anh cán sự tuyên truyền mặt mày tươi tỉnh gật đầu, hạ giọng nói khẽ nhưng cũng đủ cho người đằng sau nghe thấy:
- Đây đâu phải là phiên tòa, chẳng khác lễ đăng quang của nhà vua?
Phiên tòa quyết định vào buổi sáng ngày mồng Tám tháng Chạp. Những người hiếu kỳ dậy từ nửa đêm, đội trăng đội sao từ làng trên xóm dưới kéo về bãi xử. Trời tờ mờ sáng, bãi đất trống đã dầy đặc những người là người, trên đê Thuồng Luồng, người ta cũng đứng ken nhau như một hàng rào. Mặt trời uể oải nhô lên, nhuốm hồng những cặp lông mi và những bộ ria bám đầy băng, nhuốm hồng những làn hơi thở trăng xóa. Mọi người quên bẵng hôm nay là ngày ăn cháo lạp chúc, nhưng nhà tôi thì không quên. Mẹ giả vờ hăng hái để chúng tôi vui lây nhưng tiếng khóc thút thít của Tư Mã Lương khiến chúng tôi chẳng còn bụng dạ nào nữa. Chị Tám như một bà cụ non, lấy miếng bọt biển lau hai dòng nước mắt cho nó. Nó khóc không thành tiếng, nhưng như thế còn xót xa hơn gào khóc. Chị Cả bám sau mẹ đang tất bật, luôn miệng hỏi:
- Mẹ, anh ấy chết, con có phải tuẫn tiết không?
Mẹ mắng:
- Điên à, ngay dù cưới xin hẳn hoi, cũng không phải tuẫn tiết?
Chị Cả hỏi đến lần thứ mười hai, mẹ mất hết kiên nhẫn, mắng té tát:
- Lai Đệ, con không biết xấu hổ sao? Con với nó chẳng qua là em rể tòm tem với chị vợ chuyện xấu xa chứ hay gì!
Chị Cả sững người nói:
- Mẹ, mẹ khác trước rồi!
Mẹ nói:
- Tao khác trước mà cũng không khác. Mười mấy năm nay, người nhà Thượng Quan chúng ta như những cây hẹ, búi tàn úa búi mọc lên, có sống ắt có chết, chết thì dễ, sống mới khó, càng khó càng phải sống! Càng không sợ chết lại càng phải cố mà sống! Mẹ phải nhìn thấy cái ngày con cháu mẹ mở mày mở mặt với đời!
Mắt mẹ mọng nước, nhưng ánh mắt thì rục lửa, nhìn chúng tôi khắp lượt, cuối cùng đọng lại trên mặt tôi như ký thác niềm hy vọng lớn nhất ở tôi. Tôi cảm thấy vô cùng hoang mang vì tôi chẳng có ưu điểm nào cả, ngoại trừ khả năng học thuộc lòng ttương đối nhanh bài khóa và hát tương đối chuẩn bài Phụ nữ giải phóng ca. Tôi hay khóc, dút dát, nhu nhược, chẳng khác một con cừu đực bị thiến!
Mẹ bảo:
- Thu xếp mau lên, đi tiễn anh ta một tí! Anh ta là đồ đốn mạt, nhưng cũng là trang hảo hán! Những người như vậy, trước đây cứ khoảng mươi năm lại có một người. Từ nay về sau chắc là tuyệt chủng.
Cả nhà tôi đứng trên đê. Những người xung quanh đều né tránh chúng tôi. Rất nhiều ánh mắt nhìn trộm chúng tôi. Tư Mã Lương còn định chen lên, nhưng mẹ nắm cánh tay nó, nói:
- Thôi con, đứng xa mà nhìn cũng được. Gần quá, cha con sẽ bị phân tâm?
Mặt trời lên đến hai con sào thì có mấy chiếc xe hơi thận trọng qua cầu Thuồng Luồng chạy tới chỗ thân đê bị sụt trên xe là các binh sĩ đầu đội mũ sắt, ôm tiểu liên; nét mặt nghiêm trang như sắp xung trận. Xe chạy đến chân đài thì dừng lại, binh sĩ từng đôi nhảy xuống và lập tức triển khai thành vòng cung bao vây lấy khán đài. Cuối cùng, hai binh sĩ chui ra khỏi ca bin, mở nắp sau của xe đẩy Tư Mã Khố xuống. Tư Mã Khố hai tay bị còng, ngã lăn ra nhưng lập tức bị hai binh sĩ cao lớn xốc nách đừng dậy, tập tễnh đến trước căn nhà, máu thấm từng mỗi dấu chân, rồi bước lên khán đài. Sau này một số người nói lại rằng, khi chưa trông thấy Tư Mã Khố, họ cứ nghĩ anh ta phải là một quái vật mặt xanh nanh vàng, nửa người nửa thú, nhưng khi trông thấy anh ta, họ cảm thấy hơi thất vọng. Người đàn ông trung niên đầu bị cạo trọc này có cặp mắt to buồn buồn, hoàn toàn không có vẻ hung dữ, trái lại, còn tỏ ra chất phác, trung hậu, khiến mọi người ngờ rằng công an đã bắt lầm người khác.
Phiên tòa được tiến hành rất nhanh. Quan tòa đọc tội trạng của Tư Mã Khố, rồi tuyên án tử hình. Quần chúng nhốn nháo, người đang ngồi thì đứng dậy, người đang đứng thì chen lấn nhau lên phía trước. Mấy vệ binh giải Tư Mã Khố xuống dưới dài, họ khuất sau căn nhà quây bằng chiếu rồi xuất hiện ở đầu nhà phía đông. Tư Mã Khố bước đi tập tễnh, khiến hai người xốc nách anh ta bước chân quýnh cả lên. Đến bờ đầm, nơi diễn ra những vụ hành quyết nổi tiếng, họ dừng lại. Tư Mã Khố quay mặt nhìn lên đê. Có thể anh nhìn thấy chúng tôi, cũng có thể không nhìn thấy. Tư Mã Lương vừa buột miệng kêu bố ơi thì đã bị mẹ bịt chặt miệng, ghé sát tai dỗ dành:
- Lương con, nghe lời ngoại, con đừng làm ầm lên! Ngoại biết con đau xót lắm, nhưng cái chính là con đừng làm cho bố con bối rối, để bố con ra đi thanh thản!
Lên khuyên của mẹ như có phép lạ khiến Tư Mã Lương thoắt cái trở lại hiền lành như con cừu non. Hai binh sĩ to lớn nắm vai Tư Mã Khố, cố sức xoay người anh lại, quay mặt về phía đầm. Nước trong đầm tù đọng hàng mấy chục năm, xanh màu vỏ chanh, mặt nước phản chiếu khuôn mặt tiều tụy và vết rách do dao cạo trên má. Lưng quay về đội hành quyết, mặt hướng ra đầm, bao nhiêu khuôn mặt đàn bà hiện trên mặt nước, bao nhiêu mùi thơm của người đàn bà lan tỏa mặt đầm, anh bỗng thấy mình trở nên ủy mị, trong lòng đang êm ả bỗng nổi cồn sóng gió. Anh quay phắt lại và bằng cái giọng khiến viên Trưởng phòng Tư pháp Cục Công an và những tên đao phủ giết người không chớp mắt sợ tái mặt:
- Tôi không thể để các ông bắn tù phía sau!
Trước mặt những tên đao phủ mà tên nào cũng ngây ngô đần độn, Tư Mã Khố cảm thấy vết xước trên má bỏng rát. Vết đứt trên má khiến Tư Mã Khố giận điên lên, những chuyện hôm qua trở lại trong ký ức anh. Viên chấp pháp đến thông báo cho anh về án tử hình, anh vui vẻ chấp thuận. Viên chấp pháp hỏi anh có yêu cầu gì không, anh sờ râu ria trên mặt tua tủa như lông nhím, nói:
- Xin cho một thợ đến giúp tôi sửa sang râu tóc một tí? Viên chấp pháp nói:
- Tôi sẽ báo cáo với lãnh đạo!
Ông thợ cắt tóc xách chiếc hòm gỗ, rụt rè bước vào phòng giam tù tử hình. Chân tay run lẩy bẩy, ông ta cạo trọc đầu Tư Mã Khố, rồi cạo râu cho anh. Cạo được một bên, ông ta làm đứt má, chảy máu. Tư Mã Khố gầm lên một tiếng khiến ông thợ cắt tóc bỏ chạy nấp sau hai lính gác.
- Tóc thằng cha này cứng hơn lông gáy lợn! - Ông thợ cắt tóc giơ lưỡi dao cạo cho hai người lính gác xem - Lưỡi mẻ hết cả? Râu hắn càng cứng hơn, như cái bàn chải bằng dây thép. Vậy mà hắn còn vận nội công lên râu?
Ông thợ cắt tóc thu dọn đồ nghề định ra về, Tư Mã Khố chấn: - Đ. mẹ, sao lại thế hả? Định để ta ra mắt bà con với nửa bộ râu này hả?
- Thằng tử tù, râu đã cứng mà còn vận nội công! - Ông thợ cắt tóc chửi.
Tư Mã Khố cười dở mếu dở, nói:
- Con ơi, trăm dâu đổ đầu tằm, ta có biết vận nội công là thế nào đâu?
- Anh cứ nghiến răng ken két, không vận nội công thì là gì? - Ông thợ cắt tóc nói - tôi có điếc đâu!
- Thằng khốn, đó là vì ta đau quá!
Người lính gác bảo:
- Sư phụ, ai lại thế! Ông chịu khó cạo nốt cho người ta!
Ông thợ cạo nói: - Tôi cạo không được, các ông đi tìm người khác!
Tư Mã Khố thở dài:
- Đ. mẹ, trên đời lại có loại người như vậy? Này người anh em - anh ta nói với người lính gác - Mở còng cho tôi, tôi sẽ cạo lấy vậy?
Người lính gác kiên quyết:
- Không được! Nhân đó ông hành hung, chạy trốn hoặc tự sát thì trách nhiệm đổ lên đầu chúng tôi!
Tư Mã Khố chửi:
- Đ. mẹ các ông, gọi một quan chức đến đây! - Tư Mã Khố dập còng vào chấn song sắt loảng xoảng.
Một nữ cán bộ công an chạy vào, hỏi:
- Tư Mã Khố, gì mà làm ầm lên vậy?
Tư Mã Khố nói: - Nhìn bộ râu tôi đây này, cạo một nửa rồi không cạo nữa, cái lý ở đâu thế?
- Chẳng có lý nào như thế cả - Chị ta vỗ vai ông thợ cắt tóc hỏi - Sao không cạo nốt cho anh ta?
- Râu cứng quá, lại còn vận nội công lên râu nữa chứ!
- Đ. cụ anh, lại còn nói ta vận nội công!
Ông thợ cắt tóc giơ lưỡi dao mẻ ra để thanh minh. Tư Mã Khố nói:
- Bạn ơi, bạn có dám bạo gan một lần không? Mở còng cho tôi, tôi cạo lấy, đây là đề nghị cuối cùng của đời tôi?
Người cán bộ công an này đã từng tham gia vây bắt Tư Mã Khố. Chị do dự một thoáng rồi bảo:
- Mở còng cho anh ta.
Người lính gác run run mở còng cho Tư Mã Khố rồi vội vàng né sang một bên. Tư Mã Khố xoa bóp hai cổ tay rồi chìa tay ra. Chị cán bộ công an nhận con dao từ tay ông thợ cạo rồi đưa cho Tư Mã Khố.
Tư Mã Khố đón lấy con dao cạo, nhìn thẳng vào đôi mắt đen láy ẩn sau cặp lông mày rậm của chị cán bộ công an, giọng cảm kích:
- Chị không sợ tôi hành hung, chạy trốn hoặc tự sát hay sao?
Chị công an cười:
- Nếu vậy thì không phải là Tư Mã Khố!
Tư Mã Khố thở dài: - Không ngờ người hiểu ta hơn cả lại là phụ nữ!
Chị công an mỉm cười khinh miệt.
Tư Mã Khố thèm thuồng nhìn đôi môi cương nghị của chị công an, lại nhìn rất lâu bộ ngực nhô cao sau lần áo quân phục màu vàng, nói:
- Này cô em, vú cô không nhỏ chút nào!
Chị công an cắn môi, thẹn quá hóa giận, mắng:
- Quân đạo tặc chết đến nơi còn nghĩ lung tung!
Tư Mã Khố nói nghiêm chỉnh: - Cô em, tôi đã đ. không biết bao nhiêu phụ nữ, chỉ tiếc rằng cho đến nay vẫn chưa đ. được một nữ đảng viên Cộng sản!
Chị nữ công an giận dữ đánh Tư Mã Khố một bạt tai. Cái tát mạnh đến nỗi bụi trên xà nhà rơi xuống. Nhưng Tư Mã Khố vẫn cười, thản nhiên như không:
- Tôi có cô em vợ là đảng viên Cộng sản, lập trường kiên quyết, vú vê đồ sộ. Tôi ôm lấy cô ta và bảo: Dì ơi, cho anh mần dì nhé! Cô ta bảo: Này anh rể, mỡ này không đến miệng mèo được đâu!
Chị công an mặt đỏ như gấc, nhổ nước bọt vào mặt Tư Mã Khố, khẽ chửi:
- Đồ chó dái, bà thì thiến nhà ngươi!
...
Tiếng kêu gào của Tư Mã Đình bứt Tư Mã Khố ra khỏi những hồi ức ngọt ngào. Anh trông thấy mấy dân quân sắc mặt hầm hầm xốc nách anh trai, rẽ đám đông đi tới.
- Oan quá, oan quá? Tôi là người có công, tôi cắt đứt quan hệ với nó từ lâu...
Tư Mã Đình kể lể, nhưng không ai thèm nghe. Tư Mã Khố thở dài, trong lòng cảm thấy bứt rút. Quả thực đây là một con người trung hậu, tuy có ác khẩu đôi chút, nhưng vấn đề then chốt là lúc nào cũng hướng về em trai. Tư Mã Khố nhớ lại cái lần lên huyện cách đây đã nhiều năm, khi anh mới lớn, theo anh trai đi thu nợ. Qua ngõ nhà thổ, anh trai bị một đám son phấn lòe loẹt kéo vào. Khi trở ra thì túi đã rỗng tuếch. Anh trai nói:
- Em này, về nói với bố là chúng mình bị cướp!
Một bận khác, hình như vào dịp trung thu thì phải, anh rượu say vào mới đến nhà vợ, bị kẻ nào đó lột sạch quần áo treo lên cây hòe.
- Em cứu anh mấy, cởi dây cho anh! Đầu anh chảy máu.
Tư Mã Khố hỏi:
- Anh sao thế?
Lúc đó anh sao mà hài hước, anh nói:
- Em ơi, đầu bé khoan khoái, đầu to oan trái?...
Tư Mã Đình chân mềm nhũn đứng không vững.
Một cán bộ thôn hỏi dồn:
- Tư Mã Đình, kho báu nhà Phúc Sinh Đường chôn ở đâu? Không nói thì cho đi theo thằng kia?
- Chẳng có kho nào cả, hồi cải cách ruộng đát đã đào hết lượt sâu ba thước rồi! - Anh trai cố thanh minh một các, chửi:
- Thằng Câm, mày không thể chết yên ổn!
Kim Đồng cảm thấy thân thể rã rời, hình ảnh Natasa biến thành mây khói.
Nắm đấm thép của Thằng Câm đấm vỡ cửa kính thò ra ngoài. Kim Đồng khiếp đảm đi giật lùi mãi đến chỗ gốc cây ngô đồng. Cậu trông thấy cái nắm đấm lại rụt vào trong, rồi dòng nước tiểu màu vàng chảy từ chiếc ống nhựa ra ngoài sân, ngay dưới cửa sổ. Cậu cắn môi bỏ đi, đụng phải một người hình dung cổ quái ở cửa buồng.
Anh ta cúi lom khom, hai tay dài buông thõng, đầu cạo trọc, lông mày chổi xể đã đốm bạc, những vết nhăn chằng chịt vây quanh cặp mắt tụt sâu vào. Không ai dám nhìn thẳng vào cặp mắt đó. Khuôn mặt đầy sẹo, không phải vì bỏng thì là do lạnh gây ra, hai vành tai quăn queo như nấm mộc nhĩ. Bộ quần áo Trung Sơn màu xám không vừa với khổ người còn phảng phất mùi long não. Hai cánh tay gầy guộc, móng tay sút mẻ, ngọ nguậy hai bên đùi.
- Ông tìm ai? Kim Đồng tin chắc rằng người này là bạn chiến đấu của Thằng Câm nên hỏi không chút thiện cảm. Anh ta lễ phép vái một vái, ngọng nghịu nói:
- Lãnh... Đệ... Tôi là chồng... là Hàn... Chim!...

Truyện Báu Vật Của Đời Lời giới thiệu Chương 1 Chương 1(tiếp) Chương 2 Chương 2 (tiếp) Chương 2 (tiếp) Chương 2 (tiếp) Chương 2 (tiếp) Chương 3 Chương 3 (tiếp) Chương 3 (tiếp) Chương 3 (tiếp) Chương 4 Chương 4(tiếp) Chương 4(tiếp) Chương 4(tiếp) Chương 5 Chương 5(tiếp) c là gãy hết?
- Mẹ kiếp? - Ông trưởng phòng nhảy xuống nước, vén áo mưa lội ra cửa, nhìn trời, màn nước mái hiên trút lên lưng ào ào.
Ông ta chạy sang buồng Kim Đồng, nơi diễn ra chuyện tình giữa Kim Đồng và trại trưởng Long, đẩy cửa bước vào. Ngoài sân nước đục ngầu, mấy con gà chết trôi lềnh bềnh. Những con gà còn sống đứng chen chúc trên đống gạch xó nhà, rụt cổ, mũi chảy nước, rên rỉ.
Kim Đồng đầu nhức như búa bổ, răng va vào nhau lập cập hình ảnh lõa thể của trại trưởng Long chập chờn trước mặt. Do kích động nhất thời cậu đã giao hợp với cái xác còn mềm và ấm, nhưng sau đó cậu rơi vào một trạng thái hối hận sâu xa. Cậu căm ghét người đàn bà đó muốn rũ bỏ hình ảnh chị ta khỏi tiềm thúc nhưng không sao rũ được, chẳng khác trường hợp Natasa xưa kia, chỉ khác là, với Natasa thì là một thiên diễm tình, còn với Long Thanh Bình lại là cơn ác mộng. Từ lúc bị người ta thẩm vấn, cậu đã quyết tâm không khai tình tiết cuối cùng, cái tình tiết không đẹp chút nào. Tôi không hiếp chị ấy, cũng không giết chị ấy, chính là chị ấy ép tôi nhưng tôi không làm được, thế là chị ấy tự sát. Đó là toàn bộ lời khai của cậu.
Trưởng phòng bảo vệ chạy trở lại, vuốt nước mưa trên cổ nói:
- Mẹ kiếp, trương lên rồi, y như một con lợn đã cạo lông, kinh quá? - Ông ta vừa nói vừa vuốt cổ họng cho khỏi nôn..
Phía xa, ống khói đồ sộ xây bằng gạch của nhà ăn nông trường bộ bỗng nghiêng đi rồi đổ ập xuống mái nhà ăn có gắn hàng trăm miếng kính để ấy ánh sáng, nước bắn tung toé cùng với tiếng réo ào ào.
- Đổ rồi, nồi cháo mất hết rồi? - Anh nhân viên bảo vệ kinh ngạc kêu lên - Còn thẩm vấn con mẹ gì nữa, cơm không có mà ăn rồi!
Sau khi nhà ăn đổ sụp, cánh đồng phía nam hiện ra lồ lộ Điều kinh khủng là nước lũ kéo dài đến tận chân trời. Con đê Thuồng Luồng uốn khúc trên mặt nước, nước trong đê cao hơn mực nước ngoài sông rất nhiều. Mưa rào không đồng đều, trên trời như có những bình nước khổng lồ đi động, tới đâu là mưa xiên như những mũi tên cùng với tiếng rào rào, mặt nước nổi bong bóng, hơi nước mù mịt, mọi vật nhòa đi, không còn rõ hình thù. Nơi bình không tới thì mặt nước phản chiếu mảng trời tương đối sáng sủa. Nông trường Thuồng Luồng là nơi thấp nhất vùng đông bắc Cao Mật, nước của ba huyện đều dồn về đây. Tiếp theo nhà ăn, những căn nhà mái ngói tường đất của nông trường Thuồng Luồng lần lượt đổ ụp, nhận chìm trong nước lũ, chỉ mỗi dãy nhà kho do phần tụ phái hữu Lương Bát Đồng thiết kế là còn đứng vũng. ở trại gà, chỉ có khu chuồng là con trụ lại được vì xây bằng gạch lấy từ các phần mộ ở nghĩa trang đem về. Nước trong buồng đã lên tới mép dưới cửa sổ, những chiếc ghế băng trôi lềnh bềnh, nước đã ngấm ngang bụng Kim Đồng, chiếc ghế ngồi đội đít cậu lên.
Tiếng khóc như ri trong khu nhà tập thể nông trường, từng đám người ngụp lặn trong nước. Một người kêu to:
- Chạy lên đê, chạy lên đê mau
Nhân viên bảo vệ đạp đổ cửa sổ nhảy ra ngoài. Ông trưởng phòng chửi thề một câu, quay lại bảo Kim Đồng:
- Đi theo tao!
Tôi theo ông trưởng phòng ra sân. Ông người thấp bé, phải dùng hai tay rẽ nước để đi. Kim Đồng nhìn thấy một đàn gà đang đậu trên nóc nhà, bên cạnh chúng là con cáo đực ác ôn. Cái xác Long Thanh Bình từ trong nhà trôi ra, quẩn theo sau lưng cậu, cậu đi nhanh cái xác cũng trôi nhanh, cậu rẽ ngang, cái xác cũng rẽ ngang. Cậu sợ đến són cả ra quần. Cuối cùng, chị ta vướng tóc vào dây thép gai của bãi pháo, Kim Đồng mới được giải thoát. Những nòng pháo cao xạ nhô lên khỏi dòng nước đục ngầu, những xe tăng chỉ hở tháp và nòng pháo, y hệt những con rùa khổng lồ ló đầu ra xem nước lũ. Khi cả bọn ra gần tới đội cày thì khu trại gà đổ sụp.
Tại bãi xe của đội cày, người đứng chen chúc trên hai chiếc máy kéo nhãn hiệu ĐT của Liên Xô. Có người vẫn cố leo lên, nhưng kết quả là làm cho hàng loạt người đứng trên ngã xuống nước.
Ông trưởng phòng bảo vệ bị nước lũ cuốn đi, Kim Đồng được tự do nhờ có sự tiếp tay của nước lũ. Cậu nhập bọn với một số phần tử phái hữu, tay nắm tay tiến lên đê Thuồng Luồng, đi đầu là kiện tướng nhảy cao Vương Mai Tán, đi cuối là công trình sư Lương Bát Đống, đoạn giữa có Hoắc Lệ Na, Kỷ Quỳnh Chi, Kiều Kỳ Sa và một số người Kim Đồng không biết tên. Họ sử dụng cả chân lẫn tay hòa nhập vào dòng chảy phái hữu. Kiều Kỳ Sa nắm tay Kim Đồng. Quần áo dính bết vào da thịt, người nào người ấy trông như khỏa thân. Thói xấu khó bỏ, Kim Đồng thoắt cái đã lướt rất nhanh trên ba cặp vú hình dạng khác nhau của Hoắc Lệ Na, Kỷ Quỳnh Chi và Kiểu Kỳ Sa. Chủ nhân của ba cặp vú trong cảnh khốn cùng nên chúng có phần mệt mỏi; nhưng chúng vẫn đẹp, vẫn thanh khiết, vẫn tự do và lãng mạn, hoàn toàn khác với cặp vú chưa một lần khai hoa của Long Thanh Bình, vú mà rắn như thép nguội. Ba cặp vú trước mặt khiến Kim Đồng thoắt cái trở lại tuổi thiếu niên đầy mộng mơ, cậu cảm thấy mình như con bướm rời khỏi cái xác đen sì của Long Thanh Bình, phơi khô đôi cánh rồi bay lượn giữa mùi hương sực nức của những cặp vú.
Kim Đồng rất mong được lội mãi trong nước lũ, nhưng con đê Thuồng Luồng đã phá vỡ niềm mong ước của cậu.
Người của nông trường đứng đầy trên đê, hai tay ôm chặt bờ vai. Chỗ lòng sông rộng nước chảy chậm, hơi nước mù mịt, không còn chim én hoặc hải âu bay lượn. Phía tây nam, trấn Đại Lan chìm trong sương mù, ba bề bốn bên nước chảy hỗn loạn. Khi khu nhà kho lợp ngói đỏ cũng đổ sập, nông trường
Thuồng Luồng trở thành biển cả. Trên đê tiếng người kêu khóc ầm ĩ, phái tả khóc, phái hữu cũng khóc. Giám đốc nông trường Lỗ Lập Nhân, vị cán bộ ít khi được thấy mặt, gục gặc cái đầu tóc hoa râm, tay ôm ngực khuỵu xuống. Ông chủ nhiệm văn phòng nông trường đỡ anh ta dậy, nhưng lại làm anh ta ngã lăn ra.
- Có ai biết cấp cứu không? Gọi bác sĩ mau lên!
Kiều Kỳ Sa và một phần tử phái hữu chạy tới. Họ bắt mạch, lật mí mắt lên xem, bấm huyệt nhân trung và hợp cốc, nhưng không kết quả. Anh phái hữu đến cùng Kiều Kỳ Sa nói:
- Hết rồi, nhồi máu cơ tim!- Mã Thụy Liên gào khóc bằng giọng của Thượng Quan Phán Đệ.
Đêm xuống, mọi người ngồi co cụm trên đê, run bần bật. Trên trời, một chiếc máy bay bay qua, đèn xanh đỏ nhấp nháy khiến mọi người lóe lên niềm hy vọng. Nhưng chiếc máy bay không quay lại. Nửa đêm thì trời tạnh mưa, dàn hợp xuống của ếch nhái nổi lên đinh tai nhức óc. Trên trời lác đác mấy ngôi sao nhấp nháy như sắp tắt. Khoảng giữa các đợt ếch kêu, nghe rõ tiếng gió thổi qua những ngọn cây ló lên mặt nước. Một người lao đầu xuống dòng sông y hệt một con cá quẫy. Không ai kêu cứu cũng không ai quan tâm đến người kia. Lát sau, lại một người nữa trẫm mình. Lần này thì phản ứng của mọi người càng lạnh nhạt.
Dưới ánh sao mờ tối, Kiều Kỳ Sa và Hoắc Lệ Na đi tới trước mặt Kim Đồng:
- Tôi muốn dùng phương pháp gián tiếp để giới thiệu với cậu hoàn cảnh của tôi Kiều Kỳ Sa nói.
Sau đó, chị nói với Hoắc Lệ Na mấy phút bằng tiếng Nga. Với một thái độ dửng dưng Hoắc Lệ Na dịch lại lời của Kiều Kỳ Sa:
- Khi lên bốn tuổi, tôi bị đem bán cho một phụ nữ người Nga. Không ai biết vì sao người phụ nữ Nga này lại mua một đứa bé Trung Quốc làm con nuôi?
Kiều Kỳ Sa lại nói một tràng tiếng Nga, Hoắc Lệ Na tiếp tục dịch:
- Về sau, người phụ nữ Nga chết vì rượu, tôi lang thang ngoài phố, được một ông trưởng ga đem về nuôi. Gia đình này tốt lắm, coi tôi như con đẻ, cho tôi đi học?
Kiều Kỳ Sa nói tiếp, Hoắc Lệ Na lại dịch:
- Sau ngày giải phóng, tôi học ở Học viện y khoa. Trong phong trào trăm nhà đua tiếng tôi có nói, người nghèo cũng có những kẻ là ác ôn, người giàu cũng có những bậc thánh, và thế là tôi trở thành phái hữu. Tôi phải là chị Bảy của cậu mới đúng!
Kiều Kỳ Sa bắt tay Hoắc Lệ Na tỏ ý cảm ơn. Chị kéo Kim Đồng sang một bên nói nhỏ:
- Tôi có nghe nói về chuyện của cậu. Tôi học y, vì vậy cậu cứ nói thực, cậu ngủ với cô ấy trước khi cô ấy tự sát phải không?
- Sau khi chị ta tự sát - Kim Đồng lẩm bẩm.
- Cậu quả là đồ đốn mạt! - chị nói - Trưởng phòng bảo vệ là đồ giẻ rách? Trận lũ đã cứu cậu, hiểu chưa?
Kim Đồng ngây ngô gật đầu.
Con người tự nhận là chị Bảy của Kim Đồng dặn:
- Tôi đã chính mắt trông thấy cái xác bị nước lũ cuốn đi, tội của cậu đã bị xóa! Cậu phải giữ mồm giữ miệng không được khai là ngủ với cô ta, nếu như cậu còn sống sau trận lũ này!
Đúng như nhận định của Kiều Kỳ Sa, trận lũ đã cứu nguy cho Kim Đồng. Khi trưởng phòng trinh sát Công an huyện và cán bộ pháp y ngồi xuồng cao su xuôi dòng Thuồng Luồng về đến nơi thì quá nửa số người bị nạn đã ngất xỉu trên đê. Những người còn tỉnh thì ngồi bên mép nước vặt cỏ nước đã úa vàng mà ăn như ngựa. Chiếc xuồng cao su cập bờ, những người còn sống chạy ùa tới mong được tiếp tế lương thực, nhưng khi thấy họ rút súng và chìa giấy công tác ra, nói rằng đến để điều tra vụ nữ anh hùng bị hiếp và bị giết, thì mọi người bắt đầu chửi bới. Ông trưởng phòng trinh sát có đôi lông mày rậm đi tìm giám đốc nông trường, mọi người chỉ vào Lỗ Lập Nhân đã trương phềnh đứt cả cúc áo, nói:
- Giám đốc đấy?
Ông trưởng phòng trinh sát bịt mũi, đi vòng qua cái xác đã bắt đầu thối rữa, bu đầy nhặng xanh, đi tìm người lãnh đạo. Lần này ông chỉ đích danh người cần gặp là ông trưởng phòng bảo vệ, người đã gọi diện lên huyện, thì cách đây ba hôm, ông ta cùng với tấm ván trôi ra cửa biển. Ông trưởng phòng trinh sát dừng lại trước mặt Kỷ Quỳnh Chi, hai người nhìn nhau với một tâm trạng phức tạp của một cặp vợ chồng đã ly hôn. Kỷ Quỳnh Chi nói:
- Một mạng người bây giờ khác nhau là mấy so với mạng của một con chó, điều tra để làm gì?
Trưởng phòng trinh sát nhìn xác người, xác súc vật trôi lềnh bềnh trong dòng nước đục ngầu, nói:
- Mỗi chuyện một khác chứ!
Họ gặp Kim Đồng, giở đủ mánh khóe và thủ thuật tâm lý để hỏi cung ngay trên đê. Kim Đồng cắn răng giữ kín điều bí mật cuối cùng.
Mấy hôm sau, vốn tính cẩn thận, ông trưởng phòng trinh sát dẫn viên cán bộ pháp y lặn lội khắp nơi, cuối cùng tìm thấy xác Long Thanh Bình mắc ở hàng rào dây thép gai. Viên cán bộ pháp y giơ máy ảnh lên chụp thì cái xác nổ tung như một quả bom nổ chậm, thịt da chỉ còn là một đám bầy nhầy, tung tóe trên một diện tích gần nửa mẫu, chỉ còn bộ xương là còn vướng trên dây thép gai, nham nhở như bị xẻo bằng dao cùn. Cán bộ pháp y thận trọng nạy lấy miếng xương đầu có vết đạn giơ lên ngắm nghía hồi lâu, rồi kết luận kiểu ba phải: Vết đạn là do đầu nòng kề sát thái dương mà bắn. Có khả năng là tự sát, tất nhiên cũng không loại trừ khả năng Kim Đồng giết.
Khi họ chuẩn bị giải Kim Đồng đi, liền bị đám phái hữu vây quanh. Kỷ Quỳnh Chi dựa vào mối quan hệ đặc biệt với trưởng phòng trinh sát, nói:
- Các anh mở to mặt mà xem chú nhỏ này? Nó có giống thằng hiếp dâm rồi giết người chút nào không? Người đàn bà ấy là một con ác quỉ, còn thằng nhỏ này vốn là học trò của tôi!
Trưởng phòng trinh sát bị cái đói và mùi hôi thối dày vò đến nỗi chỉ thiếu nước nhảy xuống sông tự tận. Ôn ta ngán ngẩm phán:
- Kết thúc vụ án! Long Thanh Bình tự sát, không phải Kim Đồng giết?
Rồi cùng với viên cán bộ pháp y nhảy lên xuồng cao su định cho chạy ngược dòng, không ngờ chiếc xuồng đột nhiên quay đầu, trôi xuống hạ lưu như một mũi tên.
--!!tach_noi_dung!!--


Nguồn: Mõ Hà Nội
Được bạn: Thành Viên VNthuquan đưa lên
vào ngày: 27 tháng 12 năm 2003

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--