Chương 5(tiếp)

3
Tôi tôi không nói... gì đâu?... Hai tay Hàn Chim bấu chặt vải trải bàn, ngập ngừng ngẩng )đầu lên, nhìn sang ông hiệu trưởng Khưu Gia Phúc ngồi bên cạnh. Hôm nay ông chủ trì buổi báo cáo của Hàn Chim.
- Tôi chả biết... nói... gì... bây giờ...
Anh ta như bị nghẹn, không nói được thành câu, dù là câu thật ngắn, cái cổ cong lên như cổ chim. Đây là buổi báo cáo đầu tiên của Hàn Chim sau khi trở về quê. Sân bóng rổ nhà trường đông nghịt những người: toàn thể thầy trò trường tiểu học và trung học, các cán bộ khu ủy và nhân dân quanh vùng. Phóng viên nhiếp ảnh của huyện chụp Hàn Chim từ những góc độ khác nhau. Hàn Chim ngồi trên khán đài nhìn xuống đám người đông nghịt, sợ đến rụt cổ lại, chỉ muốn bỏ chạy nấp sau gốc cây cổ thụ hoặc sau tường. Khi không nói, anh ta rụt cổ, hai vai so lên, hai tay đặt trên đũng quần, khư khư ôm lấy cái số ta của anh ta.
Ông Hiệu trưởng đứng dậy, đi tới trước mặt rót cho anh ta một cốc nước nóng nói:
- Đồng chí Hàn uống chút nước nhấp giọng, đừng sợ, dưới kia đều là bà con mình. Mọi người đều rất quan tâm đến đồng chí, đều tự hào vì có một người bà con nổi tiếng như đồng chí! Các em học sinh thân mến, thưa các đồng chí, thưa bà con? - Ông hiệu trường quay về phía mọi người, giọng xúc động - Đồng chí Hàn Đỉnh Sơn sống như người rừng ròng rã mười lăm năm trong núi Bắc-hải-đạo trên đất Nhật. Một kỳ tích trên thế giới? Câu chuyện của đồng chí có tác dụng giáo dục rất lớn đối với chúng ta! Đề nghị nhiệt liệt vỗ tay một lần nữa hoan nghênh bản báo cáo của đồng chí!
Tiếng vỗ tay phía dưới ran lên như sấm? Lời ông hiệu trưởng khiến chúng tôi xúc động úa nước mắt. Hàn Chim giơ tay chạm vào quai ca nước, y như con chuột chạm thử vào miếng mồi ở bẫy chuột, rồi rụt lại ngay. Chạm lần thứ hai, anh ta mới dám lẩy bẩy cầm cái cốc lên, nhíu mày uống một hớp nhỏ. Nước nóng khiến anh ta dướn cổ lên, nhắm tít cả hai mắt. Nước trào ra mép, chảy xuống cổ, anh ta ho khùng khục như con nhím mắt vẫn nhắm làm như đang suy nghĩ rất lung.
Ông hiệu trưởng đi vòng ra phía sau vỗ vai động viên anh ta:
- Nói đi, đây là tổ quốc mình, quê hương mình, bà con mình, có gì mà sợ!
Hàn Chim ngẩng mặt lên, hai giọt nước mắt to tướng lăn trên má, hỏi:
- Nói, ừ.
Hiệu trưởng động viên:
- Phải nói chứ!...
- Vậy... tôi... nói - Hàn Chim vẫn hai tay ôm bẹn, im lặng trong vài phút, rồi vươn cổ, mở mắt, nói một cách khó nhọc:
- Tôi, bẫy chim, hôm ấy, bọn áo vàng nổ, nổ súng, tôi chạy, chúng nó đuổi, tôi bắn mù mắt một thằng. Chúng bắt tôi, trói, đấm dá, đánh bằng báng súng. Một xâu một xâu, một xâu, ba xâu, hơn một trăm người. Thằng áo vàng hỏi, tôi nói, làm ruộng, không giống, tao thấy, mày là không nghề nghiệp, dân lang thang, thế nào là lang thang, tôi không hiểu, bốp, đánh tôi một tát, ông hỏi tôi, tôi hỏi ai, lại một tát nữa, tôi không chịu, nó giằng lấy cây cung của tôi bật dây, tách, thế mà còn cãi, đánh, đánh, đánh, roi, gậy, nói, có phải vô nghề nghiệp không, lang thang. Nhận thì nhận, sợ gì, đến ga xe lửa, cởi trói, người nọ tiếp người kia, leo lên, tôi bỏ chạy, súng nổ trên đầu, ngựa vây quanh, một kiếm chém vào đầu, mấy đầu người rơi xuống đất, mắt trợn ngược, tay đầy máu. Lên xe lửa, đến Thanh Đảo, giải ra cảng, bọn Nhật lùn, đứng hai bên, lên tàu, tàu to, rút cầu, tàu rời bến, đều khóc, cha ơi, mẹ ơi, thế là hết, như cánh chim, trôi đi đâu, không biết, chắc không trở về. Biển, sóng, lắc lư, nôn mửa, đói, chết, vút xuống biển, cá mập, một đớp mất chân, hai đớp cả người, cá mập đuổi theo hàng đàn, đến Nhật, lên bờ, ngồi xe lửa, lại lên thuyền, lại lên bờ, đến Bắc Hải-đạo, vào núi, tuyết ngập bắp chân, rét tím mặt, tai chảy nước vàng, chân đất, ở nhà gỗ, không cho ăn no, dồn xuống hầm mỏ, bọn chúng gác, tiếng Nhật xì xà xì xồ không hiểu, không hiểu thì đánh, khoan gió, đầu đội đèn, đào than, bánh dai ngoách, cắn không đứt, anh em ơi, không thể đợi chết, bỏ trốn, chết trên núi, không đào than cho chúng, không đào than luyện thép, đóng tàu đúc súng, giết người Trung Quốc, không làm, không đào than cho giặc, chết cũng không đào!
Đột nhiên Hàn Chim nói đâu ra đấy, rất hấp dẫn, công chúng ngẩn người vỗ tay tán thưởng. Anh ta giật mình, nhìn xuống dưới rồi lại nhìn sang ông hiệu trưởng; ông hiệu trưởng giơ ngón tay cái về phía anh ta. Anh kể ngày càng trôi chảy:
- Chú Trần bỏ trốn bị bắt lại, bị chó xé xác trước mặt mọi người. Bọn giặc xì xồ, phiên dịch nói lại: Thái quân nói là đứa nào bỏ trốn thì trông gương thằng này. Tôi nhủ thầm, tiên sư chúng mày, còn một hơi thở tao cũng bỏ trốn (tiếng vỗ tay rào rào). Một phụ nữ quét tuyết, vẫy tôi, tôi chui vào lều chị ta. Chị nói: Chào anh, tôi sinh ra và lớn lên ở Thẩm Dương, tôi có cảm tình với Trung Quốc! Tôi không dám bắt chuyện, sợ chị ta là do thám. Chị ta nói: Chui qua nhà xí là vào rừng...
Chính là vào cái hôm Lỗ Lập Nhân cùng đại đội bộc phá của anh ta ăn mừng thắng lợi ở trấn Đại Lan, thì Hàn Chim lách qua nhà xí trốn vào rừng sâu. Anh chạy như điên, cho đến khi sức cùng lực kiệt, ngã gục trong khu rừng mọc đầy cây hoa thụ, mùi lá mục nồng nặc, tiếng nước chảy rót rách như tiếng đàn. Không khí ẩm ướt hơi nước mù mịt, những tia nắng lọt qua kẽ lá như những mũi tên, tiếng chim vàng anh khiến người nghe thổn thức. Trước mặt là thảm cỏ xanh biếc, lẫn trong đám cỏ là không quả chín đỏ mọng. Anh bút quả ăn, nước bọt ứa đầy miệng. Anh ăn tiếp một nắm nấm trắng, bụng đau quặn, nôn mửa. Anh ngửi thấy một mùi thối khẳm bốc lên từ cơ thể mình. Lần ra con suối, anh tắm rửa cho hết mùi hôi thối, Nước lạnh buốt, anh run cầm cập nghe từ phía mỏ than vọng lại tiếng chó bécgiê sủa. Bọn Nhật phát hiện ra mình bỏ trốn khi điểm danh buổi tối. Anh cảm thấy lâng lâng vì sung sướng là đã trả thù được. Này các con, bố mày đã bỏ chạy rồi! Bọn lính gác mỏ ngày càng ít, nhưng chó bécgiê thì ngày càng nhiều lên, anh nghĩ thầm, bọn Nhật sắp đi đời rồi! Không ổn, phải vào sâu hơn nữa, bọn Nhật sắp toi mà để chúng bắt được làm mồi cho chó thì uổng quá! Nghĩ đến con chó bécgiê đầu to đít nhọn anh lại rùng mình. Nó ngoạm một khúc ruột chú Trần, máu rỏ từng giọt hai bên mép.
Anh cởi bộ quần áo của bọn Nhật cấp phát quẳng xuống suối. Cút mẹ mày đi! Chiếc quần phồng lên, như cái bong bóng trâu màu vàng, theo dòng nước trôi đi. Mặt trời sắp lặn, đỏ như máu. Cây cỏ đều thay đổi màu sắc, những cây hoa thụ và tượng thụ, những dây leo và những bụi cây lúp xúp những cây sam, thông đuôi ngựa, những dây nho rừng lá màu vàng kim mọc lưng chừng vách núi, dòng suối nhỏ chảy rót rách... tất cả đều đổi màu dưới nắng chiều đỏ rực. Anh không còn bụng dạ nào để ngắm cảnh, chạy theo bờ suối, nhảy trên những hòn đá trơn tuột đầy rêu, lẩn sâu vào rừng. Nửa đêm, khi biết chân lũ bécgiê không đuổi kịp nữa, anh mới dừng lại ngồi tựa dưới gốc cây. Anh cảm thấy bàn chân bỏng rát, người nóng rực từng cơn, rồi hết nóng lại lạnh. ánh trăng lạnh lẽo trùm lên rừng cây một màu trắng bạc, những hòn đá nhẵn thín mọc đầy rêu như những quả trứng khổng lồ, mờ mờ dưới trăng. Anh nép mình trong bóng tối, vừa đói vừa rét, đau về thể xác và khủng hoảng về tinh thần hành hạ anh. Thậm chí anh còn nghĩ rằng mình bỏ chạy là sai, và mỗi khi ý nghĩ ấy chọt đến, anh lại tự xỉ vả mình nghĩ như vậy là tầm bậy, mình tự do rồi, mình khá đấy chứ, không đào than cho bọn Nhật, không còn bị bọn lính Nhật miệng còn hơi sữa khinh rẻ, hành hạ mình. Anh ngủ thiếp đi trong tâm trạng vừa đau khổ vừa sung sướng. Lúc trời rạng, anh bị tiếng nói mê rất to của chính mình đánh thức dậy. Giấc mơ sợ quá, nhưng tỉnh dậy là anh quên sạch, chỉ còn mồ hôi đầm đìa trên người, tìm lạnh như cục đá. Mặt trăng đã khuất sau rặng núi phía tây vài ngôi sao nhấp nháy trên bầu trời màu sữa. Hơi nước ngùn ngụt trong khe, bóng mấy con thú đang uống nước. Anh ngủi thấy mùi tanh vừa nghe thấy tiếng gầm rung chuyển vách núi.
Trời sáng hẳn, mặt trời lên, sương mù trắng toát, mênh mông. Thấy lạnh, anh ra sưởi dưới nắng, nhìn những vết roi thâm tím trên người, có chỗ đã đóng váy, có chỗ còn sưng mọng, rồi những vết do ruồi muỗi cắn. Đâu còn là người? Suýt nữa thì anh khóc? Phơi nắng, người ngứa ran nhưng con giống ở giữa hai chân thì vẫn lạnh toát, hai hột thót lên trên, bụng ngâm ngẩm đau. Anh nhớ câu nói của người xua: Bìu dái là nơi sợ lạnh nhất của người đàn ông, vú là nơi sợ lạnh nhất ở nguòi đàn bà. Anh xoa bóp bìu dái, cảm thấy nó mềm dần ra. Anh hối hận đã vút bỏ bộ quần áo. Gì thì gì nó cũng là quần áo, ban ngày che thân, ban đêm chống muỗi. Anh tìm thấy quanh gốc cây một số rau dại đã biết: Rau diếp đắng, xa tiền thảo, hẹ rừng... Những thứ này không độc. Có rất nhiều loại rau dại, quả dại trông đẹp mã nhưng không dám ăn vì sợ độc. Anh cũng phát hiện bên sườn núi có một cây lê rùng, những quả lê chín vàng rơi vương vãi trên mặt đất, đã lên men, anh nhặt những quả còn tốt ăn thử, chua chua ngọt ngọt, y hệt lê Trung Quốc. Anh vui mừng quá đỗi, ăn kỳ no. Anh định đánh dấu cây lê, tìm một vật chuẩn, nhưng xung quanh toàn cây là cây, không phân biệt được đông tây nam bắc, tuy rằng mặt trời mọc đằng đông, nhưng đó là định vị kiểu Trung Quốc. Còn mặt trời ở Nhật thì sao? Có phải vẫn mọc đăng đông lặn đằng tây không? Anh nhớ tới lá cờ mặt trời bay phần phật trên ga xe lửa. Anh nghĩ, về nhà, chạy trốn chưa phải là giỏi, chưa phải là mục đích. Về nhà, về Cao Mật, Sơn Đông, Trung Quốc. Trước mắt anh hiện lên hình ảnh người thiếu nữ ngây thơ, nét mặt thanh tú, mũi cao, vành tai trắng trẻo đầy đặn, anh chìm đắm trong hương vị chua ngọt của trái lê mùa thu. Anh láng máng nhận ra rằng, vùng Bắc Hải- Đạo của Nhật Bản là ngang với dãy Trường Bạch của Trung Quốc, nhằm thẳng hướng tây bắc mà đi là có thể về tới đất Trung Quốc. Anh nghĩ, đất Nhật to bằng cái lỗ mũi, mình bỏ ra ba tháng là đến biên giới. Anh thậm chí còn nghĩ rằng, nếu đi nhanh hơn, chưa chừng có thể ăn Tết ở nhà. Mẹ mất rồi, công việc đầu tiên của anh là hỏi con gái nhà Thượng Quan làm vợ, sống một cuộc sống dễ chịu. Quyết tâm như vậy rồi, anh quyết định tìm lại bộ quần áo vứt đi ngày hôm qua. Anh thận trọng dò dẫm từng bước, đề phòng gặp chó bécgiê. Gần trưa, anh cảm thấy hình như đã trở lại chỗ vứt quần áo, nhưng quang cảnh khác với những gì hôm qua anh đã thấy. Hôm qua anh không thấy có bụi trúc, hôm nay lại thấy có một bụi, dưới khe có một cây đại thụ xõa tóc, vỏ cây đen sì, những cây bạch hoa chọc trời, những cây nở đầy hoa, đỏ có, trăng có, tím có mùi thơm thoang thoảng. Rất nhiều chim đậu trên cành, tò mò nhìn anh, có con anh biết tên, nhiều con anh không biết là chim gì, tất cả đều có màu lông sặc sỡ, giá anh có bộ cung tên thì hay biết mấy!
Tròn một ngày, anh không làm sao ra khỏi khe núi. Con suối nhỏ như một đứa trẻ tinh nghịch, chơi trò ú tim với anh. Không thấy chó bécgiê xuất hiện, quần áo cũng tìm không thấy. Giữa trưa, anh thấy rất nhiều mộc nhĩ mọc trên một thân cây mục, anh nếm thử thấy rất giòn và hơi cay thì yên tâm, ăn một bữa no bụng. Chiều tối anh đau bụng, bụng chướng lên như cái trống, sôi ùng ục, rồi sau đó thì thượng thổ hạ tả, mọi vật trước mặt đều trở nên to đùng. Anh giơ tay lên xem: những ngón tay sung mọng. ở chỗ nước lặng, anh nhìn đáy nước thấy mặt mình sưng vù, hai mắt híp lại, các vết nhăn trên mặt biến mất. Đêm hôm đó anh mê sảng, trông thấy những người khổng lồ lảng vảng trước mặt, lại còn trông thấy một con hổ văn cứ đi quanh bụi cây anh nằm. Lúc trời sáng, anh cảm thấy dễ chịu hơn, mặt cũng bớt sưng, anh nhìn mặt mình dưới nước mà giật mình, chỉ sau một đêm vừa thổ vừa tả, anh chỉ còn có da bọc xương! Bảy hay tám đêm đã trôi qua, một buổi sáng, anh gặp hai người quen. Khi ấy anh đang nằm sấp trên bờ, thò đầu xuống như con thú uống nước, thì có tiếng hỏi khẽ từ trên cây tượng thụ vọng xuống:
- Anh Hàn Chim đấy phải không?
Anh nhảy dựng lên, nấp sau một bụi rậm. Đã lâu mới lại nghe tiếng người khiến anh giật thót. Lúc này, anh lại nghe thấy tiếng hỏi từ trên cây vọng xuống nhưng lần này là một giọng mới vỡ của con trai:
- Có phải anh Hàn Chim không?
Anh vừa gào lên vừa nhảy ra:
- Phải anh Đặng đó không? Tôi nhận ra anh, và cả chú Tốt nữa, thế là tôi lại gặp anh và chú rồi!
Anh chạy tới gốc cây tượng thụ ngẩng mặt nhìn lên, nước mắt ứa ra chảy vào tai. Trên cây, anh Đặng và chú Tốt cởi thắt lưng buộc người vào cành cây ra, bám thân cây đầy rêu, lóng ngóng tụt xuống đất. Ba người ôm chặt lấy nhau vừa gọi tên nhau vừa khóc.
Ba người đi cách nhau một quãng, Hàn Chim nhìn lần lượt anh Đặng, chú Tốt, còn anh Đặng chú Tốt thì trước sau chỉ nhìn Hàn Chim.
Cuối cùng, họ dừng lại để hội ý. Lão Đặng từng làm nghề sơn tràng ở núi Trường Bạch, có kinh nghiệm về rừng, căn cứ vào rêu bám trên thân cây, lão có thể xác định được phương hướng. Nửa tháng sau, khi lá cây trên núi nhuốm màu đỏ rục, họ đã đến một sườn núi thấp, lá cây thưa thớt, trước mắt là biển mênh mông, những ngọn sóng xám xịt xô đẩy không mệt mỏi vách đá màu nâu, đuổi nhau như những dàn dê trên bãi cát mịn.
Trên bờ biển, ừ, neo mười mấy chiếc thuyền, một số người, ừ, bà già, đàn bà, trẻ con, ừ, đang phơi cá, ừ, cũng khổ lắm, hát, bài hát buồn lắm, khóc, vừa hát vừa khóc, khóc rồi lại hát. Lão Đặng bảo, qua biển là Yên Đài, ừ Yên Đài cách quê nhà không xa, ừ, mừng quá, muốn khóc, ừ, bên kia biển có dãy núi xanh mờ, ừ, lão Đặng nói, đó là Trung Quốc, ừ, nấp trên núi đến khi trời tối, người trên bãi biển về hết, chú Tốt nôn nóng định xuống, tôi bảo hãy đợi, ừ, hãy đợi, một người đầu đội cây đèn khí, trên bãi, ừ, đi một vòng, ừ, tôi bảo được rồi đấy, ừ, hơn một tháng ăn toàn cỏ và rau dại, ừ, trông thấy cá khô, ừ, như mèo thấy mỡ, ừ, ăn luôn mấy con, ừ, chú Tốt còn bảo cá có gai, ừ, lại ăn rau câu, đau bụng, họng đau như nuốt đậu phụ nóng, đau thắt ruột, ừ, chú Tốt nói, ừ, ruột bị ngạnh cá đâm thủng, ừ, trên dây phơi có chiếc tạp đề bằng vải không thấm nước, ừ, tôi rút xuống, mặc vào người, lại thấy một chiếc nữa, ừ, chiếc áo của phụ nữ, mặc chật cứng, ừ, cởi trần cả tháng nay rồi, có quần áo mới ra người, ừ, nhảy lên một chiếc thuyền, ừ, đẩy, ừ, kéo, ra mép nước, ừ, người ướt đẫm, ừ, thuyền cũ nát, không biết làm thế nào cho thuyền đi, chèo lia lịa, thuyền dở chúng, xoay tròn, ừ, không ổn, ừ, chèo thế này, ừ, không thể về Trung Quốc, ừ, lão Đặng nói, anh em, không được rồi, quay lại thôi, tôi nói, không quay lại, chết cũng về Trung Quốc, chỉ còn cái xác cũng phải về Trung Quốc!
Thuyền lật, nước đến ngực, sóng dẩy vào bãi cát, sóng biển cuồn cuộn, ừ, như ngàn vạn con ngựa phi nước đại, hí vang trời. Sao đầy trời, mặt biển lấp lánh lân tinh. Hàn Chim lạnh đến mức không nói thành lời được. Chú Tốt khóc thút thít. Lão Đặng nói:
- Anh em, trời không dồn ai vào ngõ cụt, điều quan trọng là đừng ngã lòng?
Hàn Chim hỏi:
- Anh Đặng, anh lớn tuổi hơn, anh bảo nên làm thế nào bây giờ?
Lão Đặng nói:
- Chúng mình là những con vịt nuôi trên cạn, không có kinh nghiệm, ra biển chỉ có chết. Trốn được ra đâu có dễ! Thế này nhé, ta hãy lên núi nghỉ một ngày, tối mai, bắt một ngư dân người Nhật đưa chúng ta về?
Tối hôm sau, họ nấp bên vệ đường, tay cầm gậy, đá. Đợi mãi mới thấy người đội đèn hôm trước. Hàn Chim nhào ra, ôm chặt eo lưng, quật anh ta xuống đất. Anh ta kinh hoảng thét lên một tiếng rồi ngất luôn. Lão Đặng gỡ chiếc đèn nhìn kỹ, thì ra là một phụ nữ mặt vàng bủng. Chú Tốt giơ hòn đá lên, nói:
- Đập chết nó đi, nếu không nó sẽ đi báo đấy.
Lão Đặng nói:
- Thôi đừng, bọn giặc bất nhân, chúng ta không thể bất nghĩa, giết người đàn bà này, Thiên Lôi sẽ đánh chết chúng ta!
Họ bỏ lại người đàn bà, vội vã rút vào rùng. Chợt trông thấy trên bãi biển có đốm lửa. Có lửa là có người. Không cần ra hiệu, cả ba nín thở, bò về phía ánh lửa. Hàn Chim nghe thấy chiếc tạp đề mặc trên người miết trên cát lạo xạo ánh đèn hắt ra từ một căn nhà bằng gỗ. Xung quanh nhà là những lọ thủy tinh nuôi rau câu và một số lốp ô tô cũ nát. Hàn Chim ngó qua khe hở của chiếc cửa đơn sơ trông thấy một ông già đầu bạc đang ngồi ăn cơm, mùi thơm của cơm khiến ba người đau quặn ruột. Lửa giận bốc lên đầu, tiên sư chúng mày, bắt chúng ông ăn rau ăn cỏ, ăn lá cây, còn chúng mày thì ăn cơm. Hàn Chim định xông vào thì cổ tay đã bị lão Đặng giữ chặt. Lão Đặng kéo hai người ra một quãng xa, rồi ngồi xuống, chụm đầu bàn bạc. Hàn Chim nói:
- Sao không xông vào? Lão Đặng nói: - Người anh em, đừng vội, cho ông ta ăn xong cơm đã.
- Ông anh tốt bụng thật đấy - Chú Tốt cằn nhằn.
Lão Đặng nói:
- Này chú, chúng ta về được Trung Quốc hay không, hoàn toàn nhờ vào ông già này. Tôi xem ông ta cũng là người nghèo, đừng đánh ông ta, nên từ tốn đề nghị ông ta giúp đỡ. Ông ta nhận lời thì tốt, không nhận lời thì hãy dùng vũ lực. Tôi sợ các vị đã xông vào là hăng lên, nên ra đây ta bàn kỹ một tí.
Hàn Chim nói:
- Anh Đặng, chẳng có gì phải bàn, chúng tôi sẽ làm theo lời anh!
Họ xông vào nhà, ông già sợ cứng người. Ông rót nước mời họ. Trông thấy khuôn mặt ông già héo quắt vì gió biển, Hàn Chim thấy trong lòng không nỡ. Lão Đặng nói:
- Cụ ơi! Chúng tôi là lao công người Trung Quốc, xin ông chở chúng tôi trở về quê hương!
Ông già giương cặp mặt ngây dại nhìn họ, vái lia lịa. Lão Đặng nói:
- Cụ đưa chúng tôi về Trung Quốc, thì dù có phải bán hết nồi niêu xoong chảo, bán vợ đợ con để có đủ tiền cho cụ trở lại nơi này chúng tôi cũng sẵn sàng! Nếu cụ muốn ở lại Trung Quốc thì chúng tôi coi cụ như cha, chúng tôi ăn gì cụ ăn nấy. Kẻ nào không giữ lời thì kẻ ấy không phải giống người!
Ông già quì sụp xuống đất, miệng lẩm bẩm những câu khó hiểu, dập đầu lạy như tế sao, nước mắt nước mũi chảy ràn rụa. Hàn Chim sốt ruột đụng vào ông già một cái, ông già kêu toáng lên như lợn bị chọc tiết rồi bỏ chạy. Hàn Chim kéo ông già lại, ông già cắn Hàn Chim một miếng vào tay. Hàn Chim nổi cơn điên, vó lấy con dao thái rau kề vào cổ ông già, dọa:
- Câm mồm, kêu lên là tôi giết ông?
Ông già im bặt, mắt chớp lia lịa. Hàn Chim nói:
- Anh Đặng này, đã đến nước này thì không thể làm khác, đưa cái của này lên thuyền, dùng dao bắt lão phải chở?
Ba người tìm được dao chẻ củi, gậy gộc, dùng dây ni lông trói ông già lại, rồi vừa đùn vừa đẩy ông ta ra bãi biển. Mặt biển đen kịt, gió gào thét. Nhưng vừa ra khỏi chỗ rẽ thì đã trông thấy một đám đèn đuốc rầm rập chạy tới. Ông già gỡ được dây trói, kêu toáng lên. Lão Đặng nói:
- Anh em, chạy thoát thân đi!
Họ chạy lên núi, buồn đến nỗi không ai nói một câu, ngồi chờ sáng, không biết làm gì. Hàn Chim nói:
- Tại sao cứ phải đi đường biển? Tôi không tin là Nhật Bản không có đất liền với Trung Quốc. Chẳng lẽ bọn lính Nhật đông như kiến cỏ đều lên tàu thủy sang Trung Quốc?
Chú Tốt nói:
- Vậy thì phải bao nhiêu là tàu, làm gì có nhiều tàu như thế?
Hàn Chim nói:
- Ta lần theo bờ biển, thế nào cũng có lúc gặp đường cái, đi vòng thì đi vòng, năm nay chưa gặp thì sang năm, đi miết thế nào cũng về đến Trung Quốc.
Lão Đặng nói:
- Cũng đành vậy thôi. Hồi đốn gỗ ở núi Trắng Bạch, tôi nghe nói Nhật Bản liền với Triều Tiên, chúng ta lên Triều Tiên đã rồi về Trung Quốc, chết bởi tay người Triều Tiên còn sướng hơn chết trong tay bọn Nhật?
Ba người đang trao đổi thì nghe thấy tiếng người ồn ào dưới chân núi, tiếng chó sủa và tiếng thanh la. Hỏng rồi, bọn Nhật lên núi lùng sục rồi! Lão Đặng nói:
- Chúng ta đừng để lạc nhau, một mình là bị chúng tóm đấy!
Nhưng rồi họ cũng bị mỗi người mỗi ngả. Hàn Chim nấp sau một bụi trúc, trông thấy một phụ nữ mặc chiếc áo quân phục cũ của đàn ông, hai tay cầm khẩu súng săn, bên trái bên phải là mấy ông già cầm dao chẻ củi, gậy gộc, theo sau là một bé trai dùng cán xẻng gõ vào chiếc chậu đồng cũ. Mấy con chó gầy nhom chạy phía trước, sủa ăng ăng. Có lẽ để thêm can đảm, người phụ nữ và mấy ông già vừa chạy vừa la hét hoặc đôi khi nổ một phát súng. Một con chó đen đốm trắng chạy đến trước bụi trúc có Hàn Chim nấp thì chững lại, cụp đuôi giữa hai chân sau, vừa giật lùi vừa sủa như điên. Trạng thái khác thường của con chó khiến người phụ nữ chú ý. Chị ta chĩa súng vào bụi trúc quát to, cánh tay khẳng khiu thò ra ngoài ống tay áo rộng, run bần bật. Hàn Chim từ trong bụi trúc nhảy vọt ra, chĩa dao xông thẳng vào người phụ nữ. Bị bất ngờ, chị ta quẳng súng bỏ chạy, Hàn Chim chém một nhát vào đầu chị ta, chiếc nón đội trên đầu bay đi một miếng, lộ ra mớ tóc vàng cháy. Chị ta rú lên một tiếng, ngã lăn ra. Hàn Chim chỉ ba bước nhảy đã khuất sau những lùm cây rậm rạp dưới khe.
Tiếng quát tháo của bọn Nhật, tiếng chó sủa náo động cả khu rừng.
Lão Đặng và chú Tốt bị bắt lại. Thế lại hóa may, sau khi Nhật đầu hàng được một năm, hai người được coi là tù binh, trao trả Trung Quốc. Còn người chạy thoát là Hàn Chim thì sau mười ba năm sống một mình trong rừng sâu, một người đi săn lôi từ trong hang tuyết ra vì tưởng nhầm con gấu ngủ đông mới thoát nạn. Khi mùa đông cuối cùng băng tuyết đầy trời bắt đầu, mái tóc Hàn Chim đã dài hơn một thước. Mấy năm đầu, anh đôi khi cắt ngắn bớt bằng con dao thái rau, nhưng sau vì mài nhiều, con dao hết nước thép, trở thành vô dụng, tóc anh cứ thế mà dài ra. Chiếc tạp đề và chiếc áo cánh phụ nữ đã rách như xơ mướp, anh vắt chúng lên bụi gai, còn anh thì che thân bằng rơm rạ ăn trộm ngoài đồng hoặc bao tải dựng phân hóa học, mỗi bước đi lại kêu sột soạt, chẳng khác quái vật thời khủng long. Giống như thú rừng, anh khoanh lấy lãnh địa của mình. Một bầy sói xám rất nể sợ anh, chưa bao giờ dám chọc tức anh. Anh biết bầy sói này là con cháu của cặp vợ chồng sói già. Mùa đông năm thứ hai, đôi vợ chồng sói này định xơi tái anh, anh cũng rất muốn lột da chúng để làm đệm. Thoạt đầu, hai bên cứ đứng xa mà chiếu tướng nhau. Hai con sói có vẻ sợ anh, nhưng tính kiên trì của loài thú ăn thịt, khiến chúng nằm phục hết đêm này sang đêm khác ở bên kia suối đối diện với hang anh ở.
Chúng ngẩng mặt hú dài dưới ánh trăng lạnh, tiếng hú thê thảm đến nỗi những vì sao run rẩy nhấp nháy liên tục. Về sau, không thể chịu đựng được nữa, anh ăn một lần hai suất rau câu, ăn thêm một đùi thịt nhím, tập trung tinh thần để tiêu hóa những thứ đã ăn, xoa bóp chân tay xương cốt, chuẩn bị xuất kích. Vũ khí chỉ có mỗi con dao thái rau đã sứt mẻ và chiếc gậy gỗ đầu vót nhọn để đào rễ cây. Anh đem theo cả hai, đẩy hòn đá chặn cửa hang, chui ra ngoài. Vợ chồng sói trông thấy một con vật mà chúng chưa bao giờ gặp, một con vật cao to mình đầy vảy vàng kêu loạt soạt, tóc trên đầu dài như làn khói, ánh mắt xanh biếc. Anh vừa quát tháo vừa tiếp cận vợ chồng sói, nhưng khi chỉ còn cách mấy bước, anh ngập ngưng khi nhìn thấy cái miệng rộng, hàm răng trắng nhởn, cái lưỡi đỏ chót của con sói đực, không dám tiến, cũng không dám lui, anh biết rõ bây giờ mà rút lui thì hậu quả sẽ như thế nào. Hai bên trong thế giằng co, con sói hú, anh cũng hú, thậm chí hú dài hơn, thê thảm hơn? Con sói nhe răng, anh cũng nhe răng, lại còn gõ sống dao vào gậy để trợ oai. Con sói nhảy nhót dưới trăng đuổi theo cái bóng của đuôi nó, anh cũng rung rung những thứ khoác trên người, giả vờ vui vẻ nhảy như điên, và quả thật anh rất vui vì trông thấy cái nhìn bè bạn và đầm ấm trong mắt con sói.
Tại buổi báo cáo thứ chín, Hàn Chim đưa thêm cuộc đối thoại giữa người và sói vào đoạn này. Miệng lưỡi anh bây giờ dẻo quẹo vì nói nhiều. Con sói - sói cái chứ không phải sói đực, phụ nữ bao giờ cũng khéo miệng: Hàn đại ca, ta kết bạn với nhau đi! Hàn Chim bĩu môi, nói: Kết thì kết, nhưng tôi nói để các người biết, giặc Nhật tôi còn không sợ, lẽ đâu tôi sợ các người? Sói đực nói: Đánh nhau thật chưa chắc anh đã thắng nổi chúng tôi! Trông kìa, răng anh đã lung lay, hàm anh đã yếu lắm rồi! Sói đực vừa nói vừa ngoạm một phát vào que củi to bằng bắp tay bên bờ suối, que củi gãy đôi. Hàn Chim lạnh cả người, nói: Tao có dao đây! Nói rồi giơ dao chém bay một miếng vỏ trên thân cây. Sói cái nói: Đàn ông các anh chỉ thích đánh nhau. Sói đực nói: Tôi biết anh cũng không phải tay vừa, vậy ta làm hàng xóm với nhau, không ai làm phiền ai, được không? Hàn Chim nghĩ: Mẹ kiếp, mình ở cái thế chẳng đừng, phải hòa giải với chúng, nhưng trong bụng thì sợ, nhưng vẫn phải nói cứng. Tôi nói: Được thôi, hàng xóm thì hàng xóm...
Đoạn đối thoại giữa nói và sói khiến đám đông dưới khán đài không nhịn được cười. Hàn Chim lại càng cao hứng định nói tiếp, khiến người điều khiển chương trình phải đề nghị anh nên chuyển sang chuyện khác. Kim Đồng tin rằng có thể có sự thỏa thuận ngầm giữa Hàn Chim và sói, vì rằng trong khi đánh bạn với động vật cậu vô cùng kinh ngạc về trí thông minh của chúng, chẳng hạn con dê cho cậu sữa thì cậu và nó chỉ thiếu nước nói chuyện với nhau như người.
Hàn Chim biết rất rõ mối quan hệ huyết thống của bầy sói, biết tuổi tác, thứ bậc trong bầy đàn, thậm chí sở thích của chúng. Ngoài bầy sói, ở hẻm núi này còn có một con gấu đực mắc bệnh tâm thần, nó ăn tất cả mọi thứ, rễ cây, lá cây, quả dại, động vật nhỏ. Nó bắt được những con cá vẩy bạc rất to dưới suối, nhai rau ráu, ăn cả vây như ăn củ cải. Một bận vào mùa xuân, nó tha về một cái chân phụ nữ, ăn không hết, nó vứt xuống suối. Ăn no rồi, con gấu không biết làm gì, bèn giải trí bằng cách nhổ cây. Trong lãnh địa của nó, tất cả những cây nhỏ đều bị nó nhổ bật gốc, không còn sót cây nào.
Rồi đến một hôm - trong buổi báo cáo lần thứ hai, Hàn Chim kể, anh ta có một cuộc ác đấu với con gấu. Anh sức yếu, bị con gấu quật ngã. Nó ngồi lên người anh, hai chân trước đấm thùm thụp lên ngực, cất tiếng cười điên dại. Dưới sức nặng của nó, anh có cảm giác xương cốt của mình bị gãy vụn. Trong lúc tuyệt vọng, anh bỗng nảy ra sáng kiến gãi dái con gấu. Nó khoái quá giơ cả hai chân lên. Anh vừa gãi vừa lấy sợi dây trong bọc ra, dùng một tay và miệng thắt thành cái thòng lọng rồi lồng vào cuống dái con gấu thắt lại, còn đầu kia thì buộc vào một gốc cây nhỏ bên cạnh. Sau đó anh luồn ra rồi bỏ chạy. Con gấu chồm lên đuổi theo và nó bị ngất luôn. Hàn Chim nói, cũng là đau nhưng đau ở dái thì kinh khủng, hoàn toàn không như đau ở chỗ khác, đàn ông biết rất rõ chuyện đó, những phụ nữ vô lại cũng biết rõ chuyện đó. Tóm được dái là coi như tóm được tính mạng. Câu chuyện của Hàn Chim khiến những người từng đến Quan Đông ngờ ngợ. Họ có được nghe chuyện như vậy với con gấu, nhưng người làm chuyện đó là một phụ nữ xinh đẹp, mà con gấu thì thuộc loại thích trêu ghẹo phụ nữ. Hàn Chim đang nổi tiếng nên họ đành để bụng, không ai dám bắt bẻ.
Theo lời Hàn Chim kể thì mùa đông cuối cùng anh sống trên một vách núi trông ra biển. Anh nói rằng, mười mấy năm nay, chỗ ở mùa đông của anh cứ nhích dần về đây. Anh đào một cái hang trên vách núi, cửa hang trông xuống một làng nhỏ dưới khe. Anh trữ trong hang một bó rau câu, một bó cá khô và hơn chục cân đậu ván. Sáng sớm và chiều tối mỗi ngày anh ngồi trong hang, hai tay thu trong bẹn, nhìn những cuộn khói bốc lên mà như ngây như dại, những mẩu hồi ức lướt qua trong đầu nhưng chỉ là những mảnh vụn, không sao ghép được một chuyện hoàn chỉnh, kể cả một khuôn mặt. Tất cả đều bập bềnh như trên mặt nước, thoắt cái đã thay đổi, không sao nắm bắt được. Khi tuyết đã phủ kín, người trong làng rất ít khi ra ngoài. Một con chó đi trên đường cũng để lại những dấu chân đen sì. Các ống khói trong làng ngày đêm tỏa khói. Bầy quạ cãi nhau suốt ngày trong rừng cây đầu thôn. Trên bãi cát có mấy chiếc thuyền cũ. Sát mép nước có một lớp băng mỏng, luôn luôn bị thủy triều ngày hai lần phá vỡ. Hàn Chim cứ ngồi thu lu như thế cả một mùa đông, đói quá thì nhấm nháp mấy cọng rau câu, khát thì nhai tuyết, chập chờn lúc ngủ lúc thức, đại tiện thì dùng tay bốc phân vứt ra ngoài hang. Một mùa đông chỉ đi đại tiện hơn chục lần.
Sang xuân tuyết tan, nước thấm xuống nóc hang. Khi anh ra ngoài hang vứt phân, đã trông thấy những mảng màu nâu của mái nhà, nước biển cũng chuyển màu xanh, nhưng trên núi thì vẫn trắng xóa. Một hôm, anh đoán khi đó là giữa trưa, bên ngoài hang có tiếng chân giẫm trên tuyết lạo xạo. Tiếng chân đi vòng quanh rồi lên trên nóc hang. Anh ngồi co rúm trong hang, hai tay không ôm bẹn nữa, mà ghì chặt chiếc xẻng đã mòn vẹt, sợ đến mụ người đi, mỏ hôi tay ướt đẫm, cứ tuột khỏi chiếc xẻng. Trên đầu có tiếng đào đất bình bịch, rồi đất vụn rơi lả tả, một luồng ánh sáng dọi thẳng xuống. Theo bản năng, anh nép sang một bên, mắt nhìn không chớp tia nắng. Phía trên vẫn tiếp tục đào, đất cục lẫn với tuyết lại trút xuống, rồi đầu nòng khẩu súng săn thò xuống nổ một phát, đất bắn tung tóe, mùi thuốc súng nghẹt thở. Anh úp mặt vào giữa hai đầu gối, không dám ho. Sau khi nổ phát súng, người kia chừng như yên tâm nên đi đứng không cẩn thận, thụt luôn một chân xuống lỗ thủng. Khi trông thấy cái chân bọc bằng một miếng da thú, Hàn Chim không kịp suy nghĩ gì nữa, cầm xẻng vụt luôn. Người kia kêu thét lên bỏ chạy, tiếng chân trên tuyết lạo xạo dội vào trong hang. Anh nghĩ, người này thể nào cũng gọi người tới, không để họ bắt sống. Anh cố thoát ra khỏi tình trạng mụ mẫm, suy nghĩ mạch lạc hơn. Phải chạy đi nơi khác. Anh gỡ tấm ván chặn cửa hang, vớ lấy một nắm rau câu, một miếng vải buồm nhặt được ở sân phơi của một gia đình người Nhật từ mùa thu năm ngoái, rồi chui ra khỏi hang. Anh cảm thấy lạnh buốt toàn thân, mắt đau nhói dưới ánh sáng gay gắt, ngã lăn ra như một cây gỗ mục. Anh cố đứng dậy, nhưng lại lập tức ngã lăn ra. Anh đau xót nghĩ thầm: Thế là hết, mình không còn đi đứng được nữa rồi. Anh không dám mở mắt, hễ mở mắt là đau buốt không chịu được Bản năng muốn sống đã mách anh phải theo sườn dốc mà bò xuống. Anh nhớ mang máng rằng, phía bên phải dưới chân dốc có một vạt rùng nhỏ. Anh cảm thấy mình bò đã lâu rồi, đáng lẽ đã đến vạt rùng ấy rồi, nhưng khi mở mắt ra mới biết chưa được năm mươi thước.
Lúc trời gần tối, anh bò đến vạt rừng. Lúc này mắt anh đã quen dần với ánh sáng, dù vẫn còn buốt và chảy nước mắt. Anh vịn vào một cây thông nhỏ, đứng lên, nhìn về cửa hang cách đó khoảng một trăm thước. Trên tuyết còn lưu lại vết tích của anh đã bò qua. Cái làng nhỏ bên dưới có tiếng gà kêu chó cắn, khói lam bốc lên từ những mái nhà đầy vẻ thanh bình. Anh nhìn lại mình, rách như tổ đỉa, đầu gối và bụng rớm máu, những ngón chân lở loét bốc mùi khăn khẳn. Một cảm giác thù hận bỗng lóe lên trong anh, như có tiếng gọi từ trên cao vọng xuống: Hàn Chim, Hàn Chim, người là thằng đàn ông, không được để bọn Nhật bắt lại!
Anh từ gốc cây này bám sang gốc cây kia, rồi cứ như thế anh lần vào rừng sâu. Đêm hôm ấy lại có một trận tuyết rất to. Anh ngồi xổm dưới một gốc cây nhỏ, lắng nghe tiếng gầm gào của biển cả và tiếng hú của bầy sói, rồi lại rơi vào trạng thái mụ mẫm. Tuyết lấp kín anh, xóa sạch dấu vết chiều hôm trước anh để lại.
Sáng sớm hôm sau, anh trông thấy ánh nắng ban mai trải màu ngọc bích lên mặt tuyết. Từ bên kia sườn núi, từ chỗ cái hang cũ vọng lại tiếng người ồn ào, tiếng chó sủa. Anh ngồi yên, lắng nghe những tiếng động ấy như từ một nơi xa xôi vọng tới..
Rồi một quầng lửa bùng lên, ngọn lửa không một tiếng động, mềm mại như lụa dập dòn nhảy múa. Giữa quầng lửa là một thiếu nữ mặc quần trắng, ánh mắt như mắt chim, xa vắng và đơn độc. Anh đội tuyết chồm tới và ngã lăn bất tỉnh.
Những con chó săn đánh hơi rất thính, dẫn theo những người thợ săn đến chỗ Hàn Chim. Anh chống hai tay trên tuyết, ngước nhìn những họng súng đen ngòm. Anh cất tiếng chửi nhưng lại sủa như chó sói. Những người thợ săn nhìn anh ngạc nhiên, còn lũ chó thì hốt hoảng lùi lại
Một người thợ săn bước tới cầm cánh tay lôi anh dậy. Anh cảm thấy lồng ngực như muốn vỡ, vận hết sức tàn còn lại ôm chặt lấy người thợ săn cắn vào mặt anh ta bằng hai hàm răng không còn một chút sức lực rồi ngã lăn ra. Người kia cũng ngã theo. Anh không hề chống cự mặc cho những người thợ săn gỡ từng ngón tay cong cong như móc câu của anh, và hoảng hốt khi thấy người ta kéo anh như kéo một xác chết về làng.
Trong một quán tạp hóa nhỏ, anh bị cơn đau rất khó diễn tả làm cho tỉnh dậy. Anh nghe thấy lửa réo ù ù trong ống khói bằng sắt tây, khắp mình đau buốt như kim châm. Anh giãy giụa, gào thét tránh xa bếp lửa. Những người thợ săn chợt hiếu ra, khênh anh sang một gian để những thứ lặt vặt, gian này không có bếp lò. Người phụ nữ chủ hiệu tạp hóa chăm sóc anh rất chu đáo. Khi anh húp thìa nước đường đầu tiên, nước mắt tự nhiên ứa ra.
Ba hôm sau, những người thợ săn cuốn anh trong một tấm chăn chiên, khênh anh đến một nơi có những người ăn mặc đàng hoàng, hỏi anh gì đó bằng tiếng Nhật. Lưỡi anh ngọng cứng, không nói được thành lời. Sau đó, anh kể lại:
- Họ đem đến một chiếc bảng đen, ừ phấn viết, để tôi viết viết gì nhỉ ừ, ngón tay tôi co quắp như vuốt chim ưng, ừ, cầm phấn mà cổ tay đau buốt, cầm không chặt, viết gì nhỉ, tôi nghĩ, nghĩ mãi, à, nghĩ ra rồi, ừ, Trung Quốc, ừ, Trung Quốc, hai chữ Trung Quốc, tôi viết lên bảng đen hai chữ, Trung Quốc xiên xẹo, hai chữ thật to: Trung Quốc.
4
Sau hai tháng đi khắp vùng Cao Mật nói chuyện hơn năm mươi buổi, Hàn Chim trở lại nhà tôi. Khi sự hâm mộ Hàn Chim dần lắng xuống, người ta bắt đầu nêu câu hỏi về những chuyện mà Hàn Chim kể vì anh ta càng kể càng phong phú, càng ly kỳ. Có thể thế được chăng? Mười lăm năm ở miết trong núi được chăng?
Hàn Chim trả lời:
- Đ. mẹ anh, mười lăm năm của người ta anh nói gọn trong một câu đã hết, chưa kịp mỏi lưng, còn ta thì ngóng hết năm này sang năm khác tháng này sang tháng khác, giờ này sang giờ khác, phút này sang phút khác! Các người có giỏi, cứ thử ngóng năm năm xem nào!
- Mươi lăm năm thì quả là kinh khủng, nhưng những chuyện như đánh nhau với gấu, đấu khẩu với sói liệu có thật không?
Hàn Chim tức điên lên:
- Đ. mẹ anh, nếu không đánh nhau với gấu, đấu khẩu với chó sói thì tôi hỏi các anh mười lăm năm trong rừng sâu núi thẳm ở Nhật, tôi làm những gì?
Cách đây hai tháng, khi bước chân vào nhà tôi lần đầu anh khiến tôi giật mình. Tôi chỉ còn nhớ mang máng những chuyện liên quan đến Tiên Chim, nhưng đó là chuyện quan hệ nam nữ giữa chị với Thằng Câm và chuyện chị nhảy từ vách núi xuống bãi cỏ, hoàn toàn không nhớ chị có người chồng chưa cưới quái đản như thế này. Tôi né sang một bên để anh vào sân. Chính khi đó chị Lai Đệ nửa mình trên ở trần, nửa dưới quấn bằng chiếc khăn trải giường màu trắng, chạy ra sân. Thằng Câm dùng nắm tay đấm thủng một lỗ to tướng giấy dán cửa sổ rồi thò nữa người ra ngoài, quát to: - Cởi cởi! Lai Đệ ngã vật xuống đất khóc hu hu, chiếc khăn giường quấn quanh người thấm máu loang lổ. Chị xuất hiện trước mắt Hàn Chim trong tình cảnh như vậy. Khi trông thấy trong sân có người lạ, chị vội quấn chặt hơn chiếc khăn trải giường, máu từ bắp chân rỏ xuống đất. Mẹ tay dắt chị Tám, tay cầm roi lùa con dê vào sân. Mẹ không ngạc nhiên lắm về tình trạng khó coi của chi Lai Đệ, nhưng khi nhìn thấy Hàn Chim, mẹ ngồi phệt xuống đất.
Về sau mẹ nói với tôi, khi ấy mẹ biết ngay rằng người đòi nợ đã tới. Đã đến lúc phải trả cả vốn lẫn lãi món nợ ăn thịt chim của mười lăm năm trước. Nhà Thượng Quan hy sinh cô con gái đầu lòng đổi lấy vinh hoa phú quí, nay sắp kết thúc cùng với chuyện Hàn Chim trở về. Mặc dù vậy, mẹ vẫn tiếp đãi Hàn Chim tử tế. Con quái điểu như từ trên trời sa xuống này ngồi trong sân nhà tôi, hai tay ôm bẹn theo thói quen, mắt đờ đẫn nhìn mẹ và chị Lai Đệ đang bận rộn quanh bếp. Chị Lai Đệ rất xúc động trước cảnh ngộ của Hàn Chim, tạm thời quên đi nỗi thống khổ mà thằng Câm đã gây ra cho chị. Chị mặc áo ngoài vào, đốt bếp giúp mẹ. Thằng Câm ra sân, nhìn Hàn Chim bằng cặp mắt khiêu khích. Bên bàn ăn, Hàn Chim lóng ngóng cầm đũa, mãi không gắp được miếng thịt gà. Mẹ gỡ đôi đũa trong tay anh ta, ra hiệu bảo anh ăn bốc. Anh ngẩng nhìn mẹ, hỏi:
- Cô... vợ tôi đâu?
Mẹ nhìn thằng Câm bằng ánh mắt căm hờn, hắn đang nhai lấy nhai để cái đầu gà.
Mẹ nói:
- Nó đi xa rồi!
Bản chất lương thiện khiến mẹ không thể từ chối Hàn Chim ở lại, huống hồ còn có lời của ông trưởng khu và ông Cục trưởng Cục Dân chính huyện:
- Anh ấy không có gia đình, không nhà cửa. Với người từ địa ngục trần gian trở về, ta nên thỏa mãn mọi yêu cầu, vả lại...
Mẹ ngắt lời ông Cục trưởng Cục Dân chính, nói:
- Khỏi nói nhiều, xin cho vài người đến dọn dẹp chái hiên phía đông.
Vậy là người anh hùng huyền thoại Hàn Chim ký ngụ tại gian chái phía đông trong nhà tôi, nơi trước kia chị Tiên Chim từng ở. Mẹ lấy bức tranh đầy bụi giắt trên xà nhà xuống, treo lên tường. Bức tranh đã bị mối mọt ăn thủng lỗ chỗ. Hàn Chim đi diễn thuyết trở về, vừa trông thấy bức tranh liền nói:
- Tôi biết kẻ nào hại vợ tôi rồi? Tôi chẳng chóng thì chầy phải trả thù? Cuộc tình kỳ lạ giữa chị Cả và Hàn Chim như hoa cây thuốc phiện, rực rỡ và cuồng nhiệt nhưng độc. Buổi trưa hôm ấy, Thằng Câm ra hợp tác xã cung tiêu uống rượn. Chị Cả ngồi giặt chiếc quần lót đầy vết máu dưới gốc đào. Mẹ ngồi trên giường ghép chiếc phất trần bằng lông gà trống, chợt nghe thấy tiếng kẹt cổng, Hàn Chim xách chiếc lồng có con chim nhỏ lông cánh rất đẹp, bước vào. Anh ta đã trở lại nghề bẫy chim xưa kia. Anh dừng lại bên gốc đào, nhìn không chớp cái cổ chị Lai Đệ. Con chim nhỏ xù lông cổ, cất tiếng hót réo rắt gọi bạn tình, tiếng hót đằm thắm đến nỗi làm rung lên sợi dây tình cảm của những người phụ nữ. Mẹ cảm thấy trong lòng vô cùng áy náy: Con chim này rõ ràng là hóa thân của Hàn Chim, một Hàn Chim đầy đau khổ? Mẹ trông thấy Lai Đệ từ từ ngẩng đầu lên ngắm cái ức rất đẹp và hai con mắt đen nhánh bằng hai hạt vừng của con chim. Mẹ nhìn khuôn mặt ửng hồng và đôi mắt long lanh của chị Lai Đệ, hiểu rằng cái điều mà mẹ lo nhất sắp sửa diễn ra cùng với tiếng hót của con chim nhỏ. Mẹ không còn sức để ngăn chặn vì mẹ biết rằng bọn con gái nhà Thượng Quan một khi đã có cảm tình với người đàn ông nào, thì dù có tám ngựa cũng không kéo lại. Mẹ nhắm mắt, tuyệt vọng hoàn toàn.
Với niềm xúc động sâu xa, Lai Đệ từ từ đứng lên, hai tay đầy bọt xà phòng. Con chim chỉ to bằng hạt quả đào mà có thể đa tình đến thế, hót say sưa đến thế. Chị cảm thấy hình như con chim muốn chuyển cho chị một thông điệp thần bí, một sự lôi cuốn vừa hứng khởi lại vừa dáng sợ. Chị cố thoát khỏi sự dụ dỗ mê hoặc đó, đứng lên định đi vào trong nhà, nhưng hai chân như mọc rễ không nhúc nhích, còn hai tay thì vươn về phía con chim. Hàn Chim lắc tay một cái, con chim bay vụt tới, đậu trên tóc chị Lai Đệ. Chị cảm thấy những cái vuốt tí xíu bám vào mái tóc. ánh mắt chị Lai Đệ bắt gặp ánh mắt hiền lành, u uất của Hàn Chim, và nỗi uẩn khúc mãnh liệt dâng lên trong lòng chị. Hàn Chim gật đầu với chị rồi đi vào trong phòng, con chim bay theo anh.
Chị Lai Đệ ngẩn người. Chị nghe thấy tiếng mẹ gọi giật giọng, nhưng chị không quay đầu lại, chạy vào phòng Hàn Chim, vừa chạy vừa khóc không một chút xấu hổ. Hàn Chim giang rộng hai cánh tay đã từng đánh nhau với gấu, ôm chị. Nước mắt chị thấm đẫm ngực anh. Chị cho rằng chị hoàn toàn có quyền đánh anh, và anh cũng vui lòng để cho chị đánh, hai bàn tay to lớn của anh ve vuốt sống lưng chị, theo vết lõm dọc theo cột sống. Trong khi đó, con chim đậu trên bàn thờ tranh Tiên Chim sung sướng cất tiếng hót, cái miệng xinh xinh đỏ hồng nước bọt lấp lánh như những ngôi sao nhỏ.
Chị Lai Đệ thản nhiên cởi bỏ quần áo, chỉ vào những vết bầm tím trên người, bảo Hàn Chim:
- Anh xem này, Thằng Câm đã giày vò em gái em đến chết, giờ đây nó lại hành hạ em, em cũng sắp chết rồi, không còn chút hơi sức nào nữa? Nói xong, chị nằm phục trên giường, khóc hu hu.
Đây là lần đầu tiên Hàn Chim nhìn kỹ thân thể người con gái. Anh ngạc nhiên nhận ra rằng, đàn bà, linh vật của tạo hóa mà vì số phận hẩm hiu, anh chưa một lần được hưởng, đẹp hơn tất cả những cái dẹp mà anh đã từng trông thấy. Anh xúc động ứa nước mắt khi nhìn cặp chân thon dài, cặp mông tròn lẳn, đôi vú bè ra vì đè lên chăn, màu da trắng như ngà, mặc dù trên đó đầy những vết thâm tím. Ngọn lửa thanh xuân bị kìm nén trong suốt mười lăm năm cơ cực, cháy bùng lên. Anh quì xuống áp cặp môi nóng bỏng hôn lên gan bàn chân mịn màng của Lai Đệ.
Một cảm giác rân rân từ gót chân lan khắp thân thể, khiến khi co rúm lại rồi đột nhiên òa ra như vỡ đê. Chị lật ngửa; hai chân dạng ra rồi ưỡn người vòng tay ghì chặt Hàn Chim. Bằng kinh nghiệm phong phú của mình, chị hướng dẫn người đàn ông còn là trai tân này. Khoảng giữa những cái hôn điên cuồng, chị vừa thở vừa nói:
- Cho cái Thằng Câm ấy, cái thằng nữa người nửa ngợm ấy chết đi, cho quạ mổ mù mắt nó đi!...
Trong tiếng rú vì hoan lạc của hai người, mẹ hốt hoảng đóng sập cửa lại, gõ liên hồi chiếc chảo vỡ để át đi. Ngoài ngõ đẩy những học sinh tiểu, trung học đi tìm đồng nát sắt vụn. Nồi niêu xoong chảo, cuốc xẻng dao búa, cả đến móc cửa, vòng sẹo mũi trâu bò, cặp tóc phụ nữ... của mọi nhà đều được đem đi luyện thép. Vì trong nhà tôi có anh hùng quân đội Tôn Bất Ngôn và anh hùng huyền thoại Hàn Chim, nên các đồ sắt mới còn. Mẹ mong cho cuộc tình giữa chị Cả và Hàn Chim mau chóng kết thúc. Mẹ làm người bảo trợ không hợp pháp cho mối tình của hai người, vì mẹ thông cảm và day dứt khi thấy chị Cả bị Thằng Câm hành hạ, vì mẹ thông cảm với cuộc sống đầy cơ cực của Hàn Chim và món nợ thịt chim ngon lành cách đây mười lăm năm, đồng thời để tỏ lòng thương nhớ và nể trọng chị Tưởng Đệ. Tuy mẹ tiên đoán được kết cục chẳng hay ho gì, nhưng mẹ vẫn cố sức che chở cho họ để cái kết cục bi thảm đó chậm xảy ra. Nhưng trên thực tế, với một người đàn ông như Hàn Chim, sau khi đã cảm nhận ở người đàn bà tình yêu bốc lửa mà vẫn dịu dàng, thì không gì có thể trói buộc nổi anh. Đây là người đàn ông đã sống mười lăm năm trong rừng sâu như thú rừng, người đàn ông trong mười lăm năm đánh đu với cái chết, thì trong con mắt anh ta Tôn Bất Ngôn không đáng một xu! Với Lai Đệ, người đàn bà đã qua tay ba người đàn ông: Sa Nguyệt Lương, Tư Mã Khố? Tôn Bất Ngôn khác nhau hoàn toàn, người đàn bà trải qua lửa dạn, từng nếm mùi vinh hoa phú quí, từng trải qua cuồng hoan tột đỉnh kiểu Tư Mã Khố hoặc bạo ngược đến tởm lợm như kiểu Tôn Bất Ngôn, thì Hàn Chim khiến chị hoàn toàn thỏa mãn. Những cái vuốt ve tỏ vẻ biết ơn của Hàn Chim khiến chị thỏa mãn trong tình cảm làm cha mẹ, sự lóng ngóng vụng về của anh trong yêu đương khiến chị thỏa mãn với tình cảm của người thầy về mặt tình dục, sự ngốn ngấu trong ăn vụng trái cấm của Hàn Chim khiến chị thỏa mãn về dục vọng, đồng thời là sự trả thù Thằng Câm? Vì vậy, mỗi khi làm tình với Hàn Chim, chị đều nước mắt đầm đìa, khóc không thành tiếng, hoàn toàn không mang tính dâm đãng mà coi đây là hành vi cực kỳ nghiêm chỉnh của cuộc đời. Trong quá trình giao hoan, cả hai đều ngây ngất vì những ý tưởng ấy trong đầu...
Thằng Câm vọt lên từng bước rất nhanh giữa dòng người nườm nượp trên đường đầy bụi. Một toán dân công đẩy những xe quặng sắt màu nâu từ phía đông đi sang phía tây; một toán dân công khác cũng đẩy những xe quặng cùng loại đi từ tây sang đông. Thăng Câm nhảy vọt, nhảy vọt, đại nhảy vọt giữa đoàn người. Đám dân công nhìn những huy chương trên ngực thăng Câm bằng con mắt kính nể, tự động dừng lại nhường đường cho Thằng Câm tiến lên, khiến Câm ta cảm thấy thỏa mãn tột đỉnh. Hắn chỉ cao đến ngang đùi mọi người, nhưng về tinh thần thì hắn cao vạn trượng, không ai bằng hắn! Từ đó, hắn dùng toàn bộ thời gian ban ngày cho việc đi lại trên đường, uống dăm hớp rượu cho tinh thần phấn chấn, từ đầu mút phía đông nhảy vọt đến tận đầu mút phía tây của con đường. Trong khi hắn nhảy vọt trên đường, thì ở trên giường, ở dưới đất, Hàn Chim và Lai Đệ cũng không ngừng nhảy vọt. Thằng Câm người đầy bụi, hai chiếc ghế nhỏ độn tay mòn hàng tấc, đệm đít cũng bị thủng một lỗ to tướng. Cây cối trong thôn bị đốn sạch, khói đen cuồn cuộn trên cánh đồng. Kim Đồng đi theo đội diệt chim sẻ, tay giơ cao cây sào buộc mảnh vải đỏ gõ phèng phèng, thanh la dồn đuổi chim sẻ từ thôn này sang thôn kia, khiến chúng không có thời gian nghỉ ngơi, ăn uống, cuối cùng rơi xuống đất như những hòn đá. Do tác động của nhiều nhân tố, bệnh tương tư của Kim Đồng đã hết, chứng yếm thực chỉ ăn sữa, cũng khỏi luôn. Nhưng uy tín thì sa sút nghiêm trọng, cô giáo tiếng Nga Hoắc Lệ Na rất thân với cậu thì đã bị qui là phái hữu, đưa đi lao động cải tạo tại nông trường Thuồng Luồng cách trấn Đại Lan năm cây số. Trên đường, cậu trông thấy Thằng Câm, Thằng Câm cũng trông thấy cậu. Hai người giơ tay chào nhau rồi mỗi người đi mỗi ngả.
Những ngày tháng ồn ào, khắp nơi bập bùng ánh lửa trôi qua rất nhanh. Cơn cuồng nhiệt đi qua, vùng Cao Mật bước vào thời kỳ ảm đạm. Một buổi sáng trời mưa tám tã, đại đội trọng pháo gồm mười hai xe tải hạng nặng kéo mười hai cỗ lựu pháo theo con đường nhỏ hẹp phía đông nam kéo vào thị trấn Đại Lan. Khi các xe kéo pháo tiến vào thôn thì Thằng Câm đang vọt từng bước trên đường một cách uể oải vì có bao nhiêu tinh lực đã dốc vào những ngày tháng đại nhảy vọt mắt mờ đục vì uống nhiều rượu. Thân hình hắn răn chắc là thế mà bây giờ nhão ra. Sự xuất hiện đại đội pháo binh, khiến hắn rất phấn chấn, vì vậy, rất không đúng lúc, hắn lết ra giữa đường chặn đoàn xe lại. Đoàn xe bị dừng đột ngột, các binh sĩ trên xe nheo mắt vì nước mưa, nhìn con người quái dị dưới đường. Một sĩ quan nhỏ bé, súng lục bên hông, từ ca bin nhảy xuống, giận dữ quát tháo:
- Đồ khốn, không thiết sống nữa hả?
Vì đường trơn, xe lớn, Thằng Câm lại vọt ra từ một góc chết lái xe không thể nhìn thấy, mà chỉ cảm thấy có một bóng vàng trước mũi xe liền đạp phanh, dù vậy, thanh chắn vẫn va vào đầu thăng Câm, không chảy máu, nhưng sưng lên bằng quả trứng. Viên sĩ quan định mắng nữa, nhưng tim anh ta giật thót khi trông thấy tấm huân chương trên ngực Thằng Câm. Anh ta vội đứng nghiêm, xin lỗi:
- Xin lỗi thủ trưởng, xin thủ trưởng bỏ quá cho?
Thỏa mãn đến cao độ, Thằng Câm lùi lại bên đường cho đoàn xe đi qua. Các binh sĩ trên xe đều giơ tay chào, Thằng Câm cũng giơ tay chào lại bằng cách đặt cạnh bàn tay lên vành mũ rách nát. Đoàn qua xe đi, mặt đường bị cày xới nham nhở. Gió đông bắc ào ào, những hạt mưa thu rơi theo một đường xiên, trắng xóa mặt đường. Những con chim sẻ sống sót nháo nhào tìm chỗ chú mưa. Mấy con chó ướt lướt thướt, cụp đuôi đứng dưới bảng thông tin, đưa mắt nhìn Thằng Câm như chào hỏi.
Đại đội pháo đi qua đánh dấu chấm hết cho những tháng cuồng nhiệt. Thằng Câm buồn rầu trở về nhà. Khi hắn giơ chiếc ghế gõ cổng như thường ngày, cánh cổng tự động mở ra và hắn bỗng nghe thấy tiếng kẹt cửa rõ mồn một. Hắn vốn sống trong một căn buồng tĩnh mịch, nên trong một thời gian tương đối dài, Hàn Chim và chị Lai Đệ vẫn che mắt được hắn. Tất nhiên, mấy tháng vừa qua, phần lớn thời gian hắn ở ngoài phố hoặc bên lò luyện thép, khi trở về nhà thì đã mệt bã ra, ngủ như chết, trời vừa rạng sáng đã lại ra đi, không còn lúc nào ngó đến Lai Đệ. Đây là lý do chủ yếu khiến hắn không phát hiện ra sự gian dâm giữa Lai Đệ và Hàn Chim. Thằng Câm khỏi chứng điếc chỉ có thể cắt nghĩa là do đập đầu vào thanh chăn ô tô. Có lẽ do cú va đập đó, cái vật đút nút lỗ tai hắn văng ra ngoài. Tiếng kẹt cổng khiến hắn giật mình, tiếp đó, hắn ngạc nhiên đến sững sờ khi nghe thấy tiếng mưa rơi lộp bộp trên lá cây trong sân, và còn nghe rõ tiếng ngáy của bà Lỗ trong buồng. Mẹ đã không làm tròn nhiệm vụ: Quên đóng cổng. Điều khiến Thằng Câm càng lạ lùng là tiếng rên rỉ trong khoái lạc của chị Lai Đệ vọng ra từ chái đông.
Hắn đánh hơi như chó săn, ngủi thấy mùi ngầy ngậy trên người Lai Đệ. Rồi với tốc độ cục nhanh, hắn vọt tới chái đông. Nước mưa trong sân thấm ướt mông hắn, khiến hắn cảm thấy hậu môn buốt như kim châm.
Cửa chái đông mở toang, trong buồng thắp một ngọn nến, con mắt Chim Tiên trên bức tranh lấp lánh những tia sắc lạnh. Hắn nhìn ngay thấy cặp chân thon dài, chắc nịch, đầy lông lá của Hàn Chim, cặp chân luôn làm hắn ghen tị, còn cặp mông thì nhún nhảy. Phía trước Hàn Chim là cái mông vổng cao của Lai Đệ, cặp vú lủng lẳng, mái tóc đen xõa trên gối của Hàn Chim, hai tay Lai Đệ không ngừng vò xé chiếc gối và những tiếng rên từ đó bật ra khiến thần kinh hắn lập tức vỡ tung ra như bị chập điện. Hắn gầm lên một tiếng như con thú bị thương, ném mạnh chiếc ghế trong tay. Chiếc ghế sượt qua vai Hàn Chim đập vào tường, rơi trên gối, ngay bên cạnh má Lai Đệ. Thằng Câm lại ném chiếc ghế còn lại, lần này thì trúng mông Hàn Chim. Hàn Chim ngoảnh lại nhìn Thằng Câm bằng con mắt bốc lửa, nhưng miệng thì mỉm cười đầy vẻ kiêu ngạo. Lai Đệ vội nằm sấp trên giường mà thở rồi kéo chăn che người. Chị nhổm dậy, chửi Thằng Câm:
- Thằng khốn, mi đã thấy rồi đấy!
Thằng Câm hai tay chống đất, trông như một con ếch khổng lồ, rồi chỉ một cái nhún, hắn đã vọt qua ngưỡng cửa, cái nhún thứ hai hắn đã tới trước mặt Hàn Chim, dùng đầu húc ngược một cái thật mạnh. Hàn Chim rú lên một tiếng, hai tay ôm chặt hạ bộ, chưa đầy một giây mà trên mặt mồ hôi đầm đìa. Thằng Câm càng hung hãn, vươn cánh tay dài ngoẵng như vòi bạch tuộc chộp lấy yết hầu Hàn Chim bóp mạnh bằng những ngón tay thép. Hàn Chim từ từ mềm nhũn ra, miệng ngáp như cá bị mắc cạn, mắt đảo tròng, rồi trọn ngược, chỉ còn đầy lòng trắng. Trong con kinh hoàng, Lai Đệ vớ lấy chiếc ghế, cứ lõa lồ như vậy nhảy xuống đất, nện lia lịa vào cánh tay Thằng Câm, nhưng tay hắn chẳng khác hai khúc gỗ lim. Chị nện lên đầu hắn. Đầu hắn như một quả dưa chín, vang lên tiếng bồm bộp. Sau cùng, chị quẳng ghế, vớ lấy thanh chặn cửa phang một nhát vào giữa định đầu hắn. Hắn hực lên một tiếng nhưng vẫn giữ nguyên tư thế cũ, chị bồi thêm một nhát nữa, Thằng Câm mới nhả Hàn Chim ra, rớt xuống đất như một chiếc chum trong khoảnh khắc rồi đổ kềnh. Thân thể Hàn Chim mềm nhũn rơi đè lên Thằng Câm.
Cuộc chiến trong gian chái đánh thúc mẹ dậy. Mẹ xỏ giày chạy ra cửa, nhưng mọi chuyện đã kết thúc. Mẹ đau khổ khi nhìn thấy Lai Đệ không mảnh vải trên người, ngồi rũ rượi bên khung cửa. Chị quẳng thanh chặn cửa, đờ đẫn đi ra sân, mưa rơi chênh chếch, những giọt mưa nối đuôi nhau lăn trên người chị như những dòng nước mắt. Bàn chân chị dẫm nhem nhép trên các vũng nước đọng đục ngầu. Chị ngồi xổm bên chậu, khỏa tay rửa sạch máu.
Mẹ cố sức lôi Hàn Chim đứng dậy, tì bờ vai vào nách anh ta, dìu anh ta lên giường. Mẹ mở chăn, ngán ngẩm đắp cho anh ta. thấy anh ta rên lên một tiếng thì biết rằng người anh hùng huyền thoại này đã sống lại. Mẹ cúi xuống dựng Thằng Câm ngồi dậy, phát hiện ra hai dòng nước đen đen chảy ra từ hai lỗ mũi của hắn, đưa tay thử thấy hắn đã tắt thở. Cái xác Thằng Câm không đổ vẫn giữ nguyên tư thế ngồi.
Mẹ quệt ngón tay dính máu lên tường rồi dở ngây dở dại đi về giương mình, để nguyên cả quần áo mà nằm xuống. Từng chuyện của Thằng Câm khi còn sống lướt qua trước mặt mẹ. Nhớ lại quang cảnh Thằng Câm cầm đầu mấy đứa em xưng hùng xưng bá một thời, mẹ bật cười mỉa. Ngoài sân, Lai Đệ rửa tay hết lần này đến lần khác bằng xà phòng. Bọt xà phòng chảy đầy sân. Buổi chiều, Hàn Chim một tay che cổ họng, một tay che hạ bộ bước ra sân rồi ôm choàng lấy Lai Đệ. Lai Đệ ôm chặt cổ anh ta, cười khanh khách như hóa dại.
Sau đó, viên sĩ quan môi đỏ hồng, bê một hộp quà trên phủ tờ giấy hông điều, đến cùng Bí thư Khu ủy bước vào sân. Họ gọi, không có tiếng trả lời, Bí thư Khu ủy liền dẫn viên sĩ quan vào phòng mẹ.
- Chào bác! - Bí thư Khu ủy nói - Đây là Đại đội trưởng đại đội lựu pháo đến thăm đồng chí Tôn Bất Ngôn.
Đại đội trưởng Tống vẻ mặt áy náy, nói:
- Thưa bác, rất không phải với gia đình về chuyện xe của chúng tôi đụng phải đầu đồng chí Tôn Bất Ngôn?
Mẹ ngồi bật dậy, hỏi: - Chú nói gì cơ?
Đại đội trưởng Tống nói: - Xe chúng tôi... đương quá trơn... đã đụng phải đầu đồng chí Tôn Bất Ngôn, bị sưng lên một cục...
Mẹ khóc to:
- Về nhà, làm ầm lên một trận, chết rồi?
Đại đội trưởng Tống mặt trắng bệch: - Bác ơi, chúng tôi đã đạp phanh, nhưng đường trơn quá?...
Khi pháp y đến khám thi thể, chị Lai Đệ quần áo chỉnh tề, vai đeo một bọc nhỏ, nói với mẹ: - Mẹ, con đi đây chuyện phải như thế nào thì cứ phải như thế, không thể để các chú bộ đội bị oan.
Mẹ nói:
- Con nói với Tòa là xưa nay đã có qui định, với người đang mang thai thì đẻ xong mới...
Lai Đệ nói: - Con hiểu, chưa bao giờ con hiểu rõ mọi việc như lúc này!
Mẹ nói: - Mẹ sẽ nuôi đứa bé!
Lai Đệ nói:
- Mẹ ơi, vậy con không còn vương vấn gì nữa!
Chị bước ra sân, nói vọng vào chái đông: - Không cần khám nghiệm làm gì, chính tôi đập chết hắn, lúc đầu dập bằng ghế, sau đó bằng thanh gỗ chặn cửa, đó là lúc hắn đang bóp cổ Hàn Chim
Hàn Chim xách một xâu chim bước vào sân, nói:
- Chuyện gì thế này? Thằng cha vô tích sự đã chết rồi hả? Chính tôi dập chết hắn đấy!
Công an xích tay Hàn Chim và Lai Đệ dẫn đi. Năm tháng sau, một nữ công an đem đến nhà một đứa bé trai gầy gò như con mèo hen, và bảo mẹ rằng, ngày mai Lai Đệ sẽ bị hành quyết, gia đình có thể nhận xác, nếu không, sẽ đưa vào bệnh viện giải phẫu. Người nữ công an còn cho mẹ biết Hàn Chim bị xử tù chung thân, nơi thi hành án là bồn địa Talimu, cách Cao Mật hàng vạn dặm. Trước khi đưa đi, gia đình có thể đến thăm.
Kim Đồng vì làm gãy một cây con trong vườn trường, bị đuổi học. Sa Tảo Hoa phạm tội cắp vặt, bị đoàn kịch sa thải.
Mẹ nói:
- Chúng ta phải đi nhận xác Lai Đệ về! Sa Tảo Hoa nói:
- Ngoại ơi, dùng nhận làm gì!
Mẹ lắc đầu, nói:
- Nó chỉ phạm tội bị một phát đạn, không phạm tội trăm nhát dao phanh thây.
Hôm xử bắn Lai Đệ, có không dưới mười vạn người đến xem. Một chiếc xe tù chở Lai Đệ đến chân cầu Đoạn Hồn, kẻ đồng phạm là Hàn Chim cũng bị giải đến. Để phòng ngừa phạm nhân nói bậy, nhân viên thi hành án chụp lên miệng chị một dụng cụ đặc biệt để không nói được
Sau khi Lai Đệ bị hành quyết không lâu, gia đình Thượng Quan lại nhận được thông báo về Hàn Chim: Trên đường đi phát vãng, anh nhảy tàu, bị bánh xe nghiến thành hai đoạn.