Chương 1(tiếp)

5
Bảy con gái nhà Thượng Quan: Lai Đệ, Chiêu Đệ, Lãnh Đệ, Tưởng Đệ, Phán Đệ, Niệm Đệ, Cầu Đệ (°) bị cuốn hút bởi một mùi thơm thoang thoảng.
(° Tất cả các tên đều tỏ ý mong có em trai)
Chúng từ chỗ ngủ ở chái đông ùa ra, chụm đầu nhìn vào trong cửa sổ. Chúng trông thấy mẹ nửa nằm nửa ngồi trên giường, đang bóc lạc như không có chuyện gì xảy ra. Nhưng mùi thơm thoang thoảng rõ ràng là từ cửa sổ buồng mẹ bay ra. Cô lớn mười tám tuổi Lai Đệ là người đầu tiên hiểu ra mẹ đang làm gì. Cô trông thấy mẹ tóc ướt đẫm mồ hôi, môi dưới bật máu, bụng mẹ co thắt dữ dội và nhặng xanh bay đầy phòng. Tay mẹ bóp nát từng hạt lạc. Lai Đệ nức nở gọi mẹ. Sáu đứa em gái cũng gọi theo. Nước mặt chảy dài trên khuôn mặt bảy đứa. Cầu Đệ, đứa nhỏ nhất thì gào tướng lên, dẫm bành bạch đôi chân lấm tấm những vết đỏ vì bị bọ chó và muỗi đốt lập cập chạy vào buồng mẹ. Lai Đệ chạy theo giữ em lại rồi thuận tay bế nó lên. Cầu Đệ gào khóc, đấm vào mặt chị.
- Em vào với mẹ cơ... Em vào với mẹ cơ!...
Lai Đệ cảm thấy sống mũi cay xè, nước mắt nóng hổi tràn lên má. Cô vỗ nhẹ vào lưng em gái, nựng:
- Em đừng khóc nữa, mẹ sẽ đẻ cho em một em trai thật bụ bẫm, thật trắng trẻo!...
Trong buồng vọng ra tiếng rên yếu ớt và câu nói đứt quãng của chị Lỗ:
- Lai Đệ con bảo các em đi nơi khác! Chúng nó còn nhỏ không hiểu gì, chẳng lẽ con cũng không hiểu sao? Một tiếng động vang lên trong buồng, cùng với tiếng gào to của chị Lỗ. Năm đứa trẻ đứng chen chúc ngoài cửa sổ. Lãnh Đệ mười bốn tuổi khóc thét lên:
- Mẹ ơi, mẹ!
Lai Đệ đặt đứa em xuống, chạy ra ngoài bằng đôi chân đã bó nhưng sau được giải phóng. Ngưỡng cửa mục làm em bị vấp, ngã chúi về phía trước, đè lên chiếc bễ thổi lửa. Chiếc bễ đổ kềnh, làm vỡ vụn chiếc thố men xanh đụng thức ăn cho gà. Lai Đệ hốt hoảng đứng dậy, thấy bà nội đang quì trước bàn thờ Phật. Khói hương tỏa quanh bức tượng Quan âm.
Lai Đệ run bắn lên. Cô dựng lại chiếc bễ, cuống quít nhặt nhạnh những mảnh vỡ, làm như bằng cách đó, chiếc thố có thể lành lại hoặc giảm nhẹ lỗi lầm của mình. Bà nội đứng vụt dậy, to lớn như một con ngựa nòi, thân hình lắc lư, đầu giật giật, miệng tuôn ra hàng tràng những câu khó hiểu. Lai Đệ co rúm người lại theo bản năng, hai tay ôm đầu, chờ đợi. Nhưng bà nội không đánh cô, chỉ xoắn vành tai mỏng và trăng bệch của cô, rồi dúi một cái. Cô ngã lăn ra trên lối đi trải đầy những mảnh ngói vỡ trong sân.
Cô trông thấy bà nội cúi xuống quan sát những mảnh thố vỡ, y hệt con trâu đang chuẩn bị uống nước ở bờ sông. Bà nội nhặt mấy mảnh vỡ trên tay, gõ chúng vào nhau thành những tiếng vui tai. Những vết nhăn sâu và dầy đặc trên khuôn mặt bà nội, hai mép trễ xuống, nếp nhăn hai bên kéo dài xuống tận dưới cằm, khiến cái cằm như một bộ phận khác gắn thêm vào mặt.
Lai Đệ nhân đó quì trên lối đi, vừa khóc vừa nói:
- Bà ơi, bà đánh chết cháu đi!
- Đánh chết mày hả? - Bà Lã mặt buồn rười rượi - Đánh chết mày thì cái thố có lành lại được không? Đây là đồ sứ từ năm Vĩnh Lạc triều Minh, của hồi môn từ đời cụ tổ nhà này, đáng giá một con la chứ ít đâu!
Lai Đệ mặt trắng bệch, xin bà nội tha tội.
- Mày cũng đã đến lúc đi lấy chồng rồi đấy! - Bà Lã thở dài - Sáng tinh mơ, việc thì không làm, chỉ nghịch tinh! Số mẹ mày là cái số nghèo, chết thế nào được?
Lai Đệ ôm mặt khóc.
- Đánh vỡ đồ dùng lại còn kể công chắc? - Bà Lã không bằng lòng, nói - Đừng có ở đấy mà quấy rầy người ta. Dẫn lũ em ăn bám của cô ra sông mò tôm. Không đầy giỏ thì đừng có về nhà!
Lai Đệ vội vàng đứng dậy, bế Cầu Đệ lên, chạy ra cổng.
Như đuổi gà, bà Lã dồn lũ trẻ ra cổng rồi quẳng cho Lãnh Đệ chiếc giỏ cao cổ đan bằng nhành liễu.
Lai Đệ tay trái bế Cầu Đệ, tay phải dắt Niệm Đệ, Niệm Đệ dắt Tưởng Đệ, Tưởng Đệ lôi Phán Đệ. Lãnh Đệ một tay dắt Phán Đệ, tay kia xách giỏ. Bảy đứa con gái nhà Thượng Quan dắt díu nhau, nức nở sùi sụt, men theo con hẻm đầy nắng và lộng gió, đi về phía đê sông Thuồng Luồng.
Khi đi qua nhà Tôn Đại Cô, mùi thơm điếc mũi khiến chúng thèm rỏ rãi. Chúng trông thấy ống Khói nhà họ Tôn cuồn cuộn khói trắng. Năm thằng câm cần cù như những con kiến, chuyển củi vào trong nhà. Đàn chó mục nằm gác bên cổng. Chúng thè cái lưỡi đỏ chót như đang chờ đợi điều gì đó.
Lũ con gái trèo lên con đê cao cao trên sông Thuồng Luồng, quang cảnh nhà họ Tôn thu hẹp trong tầm mắt. Năm thằng câm đã phát hiện ra chị em nhà Thượng Quan. Thằng lớn để ria mép loăn xoăn, mỉm cười với Lai Đệ. Lai Đệ vụt đỏ mặt. Cô nhớ lại cách đây không lâu khi đi lấy nước sông, thằng câm lớn đã quẳng vào thùng nước của cô một quả dưa chuột. Nụ cười mỉm của thằng câm tuy trơ trẽn nhưng không có ác ý. Lần đầu tiên tim cô đập dữ dội, máu dồn lên mặt. Nghiêng mình xuống mặt nước phẳng như guồng, cô thấy mặt mình đỏ ửng. Sau đó cô ăn quả dưa chuột, mùi vị của nó đến bây giờ vẫn không thể quên. Đưa mắt nhìn lên, cô trông thấy lầu chuông rục rỡ của nhà thờ và cái tháp canh được ghép bằng những cây gỗ tròn. Một người dàn ông nhảy nhót trên đó như con khỉ, gào lớn:
- Bà con ơi, kỵ binh Nhật đã ra khỏi thành!
Một đám người tụ tập dưới chân tháp nhìn lên. Người trên tháp chốc chốc lại cúi xuống, tay bám lan can, hình như để trả lời người đứng dưới. Trả lời xong, nguội đó lại đứng thẳng lên, đi vòng quanh, hai tay chụm lại làm loa, quay ra bốn phía thông báo tình hình quân Nhật sắp sửa kéo đến.
Trên con đường xuyên xã, chợt có một cỗ xe ngựa phi nước đại. Cỗ xe như từ trên trời rơi xuống. Ba con tuấn mã kéo cỗ xe bánh cao su, mười hai vó ngựa băm trên đường như gõ nhịp, cộc cộc cộc cộc, bụi tung lên thành một vệt vàng. Một con màu vàng mơ, một con đỏ như quả táo một con màu trắng đục. Ba con ngựa béo mọng như được nặn bằng sáp, mình ngựa bóng nhẫy, màu lông khi ùn người mê mẩn. Một người đàn ông nhỏ con đứng dạng chân sau dõng xe, trông xa tưởng anh ta ngồi trên mông ngựa. Anh ta vung chiếc roi ngựa có ngù đỏ, miệng quát: Hây hây, roi lia vút vút. Anh bất chợt gò cương, những con ngựa như đứng thẳng lên, xe dừng lại như bị chặn đứng, đám bụi vàng ào lên phía trước, che khuất cả người ngựa và xe. Khi bụi tan đi, Lai Đệ trông thấy đám gia nhân nhà Phúc Sinh Động khuân từng vò rượu, từng bó củi lên xe. Một người đàn ông vạm vỡ đứng trên tam cấp ngoài cổng Phúc Sinh Đường, đang quát tháo. Một vò rượu rớt xuống đất, một tiếng bịch nặng nề vang lên, chiếc nút bằng bong bóng lợn bắn ra, rượu chảy tràn ra đường. Mấy gia nhân lao tới dựng vò rượu lên. Người đàn ông vạm vỡ từ trên bậc tam cấp nhảy xuống, vung roi đánh mấy người kia, chiếc roi uốn lượn như một con rắn dưới ánh năng mặt trời. Mùi rượu theo gió bay tới. Cánh đồng mênh mông, lúa mạch cuồn cuộn từng đợt sóng vàng. Trên đỉnh tháp, người đàn ông lại hét to:
- Chạy đi bà con ơi, chậm là mất mạng đấy!
Rất nhiều người ra khỏi nhà, tíu tít bận rộn như một đàn kiến, và cũng chẳng việc nào ra việc nào như đàn kiến. Người thì di, người chạy, người đứng yên bất động, người chạy đông, người chạy tây, người loay hoay tại chỗ, ngó hết chỗ này ngó chỗ khác. Lúc này, mùi thơm trong nhà họ Tôn càng đậm, làn hơi trắng ra ngoài cổng. Lũ trẻ câm im hơi lặng tiếng, mảnh sân im lìm, chỉ có từng chiếc xương trong nhà quẳng ra, khiến lũ chó mực tranh nhau quyết liệt. Con nào cướp được thì chúi đầu vào xó tường nhai rau ráu. Con nào không cướp được thì đỏ mắt nhìn vào trong nhà, gầm gừ rên rỉ.
Lãnh Đệ kéo tay Lai Đệ nói:
- Chị ơi, về nhà!
Lai Đệ lắc đầu, nói:
- Không được, phải xuống sông bắt tôm đã. Mẹ sinh em bé, cần có canh tôm để ăn.
Chúng dìu nhau xuống chân đê, cả bọn đi thành hàng một, mặt hướng ra sông. Dòng sông in rõ những gương mặt thanh tú của các cô gái nhà Thượng Quan, cô nào cũng sống mũi cao, vành tai đầy đặn và trắng. Đây cũng là đặc trưng rõ nét của chị Lỗ - mẹ chúng. Lai Đệ rút trong túi ra một chiếc lược bằng gỗ hồ đào, lần lượt chải cọng rơm và bụi trên tóc cho từng đứa em, đứa nào đứa ấy kêu oai oái. Cuối cùng, Lai Đệ chải tóc cho mình, tết thành chiếc đuôi sam to tướng, thả sau lưng vừa chấm mông. Cô bỏ chiếc lược vào túi, xắn quần, lộ rõ cặp đùi thon thả, trắng bóc. Tiếp theo, cô tụt giày, đôi giày bằng nhung xanh lục. Các em nhìn đôi bàn chân tàn phế một nửa của chị. Cô bỗng nổi cáu:
- Nhìn cái gì? Có gì mà nhìn? Không mò được tôm, bà già không tha cho chúng ta đâu
Các em gái của cô nhanh chóng tụt giày, xắn quần. Cô út Cầu Đệ còn tụt hẳn quần ra. Cô đứng trên bãi sông được phủ một lớp bùn, ngắm nhưng cụm cỏ nước mềm mại lượn lờ theo dòng chảy. Cá nô giỡn trong đám cỏ. Chim én bay như chạm mặt nước. Cô lội xuống sông, nói to:
- Cầu Đệ ở trên nhặt tôm, tất cả xuống nước!
Các em cô ríu rít lội xuống sông.
Cô cảm thấy, do bó chân, nên gót chân phát triển hơn mức bình thường của cô lún sâu xuống bùn. Những lá cỏ nước mơn trớn bắp chân, khiến cô cảm thấy buồn buồn, một cảm giác khó diễn tả. Cô cúi xuống, hai tay rà sát gốc những cụm cỏ nước và những dấu chân chưa bị bùn lấp đầy. Lũ tôm rất thích nép mình trong những dấu chân này. Một con vật nhỏ nhảy vọt lên giữa hai tay, cô mùng rỡ, con tôm cong cong, dài bằng ngón tay trỏ, trong suốt, đã bị kẹp giữa hai ngón. Con tôm rất linh hoạt, mỗi sợi râu đều rất đẹp. Cô quăng nó lên bờ, Cầu Đệ rất hỉ hả, vừa reo lên ra nhặt con tôm bỏ vào giỏ.
- Chị ơi, em bắt được một con
- Chị ơi, em bắt được rồi!
- Em bắt được rồi!
Cầu Đệ mới hai tuổi, không kham nổi công việc nhặt tôm. Nó bị ngã, ngồi bệt xuống đất mà khóc. Vài con tôm có súc bật khỏe, nhảy xuống sông, lập tức biến mất. Lai Đệ lên bờ xốc em dậy, dắt xuống mép nước, dùng tay rửa bùn trên mông Cầu Đệ. Mỗi lần cô tạt nước, Cầu Đệ lại giật thót một cái, miệng la chí chóe, đôi lúc xen lẫn những câu chửi tục. Lai Đệ phát cho em một cái vào mông, rồi buông ra. Cầu Đệ chạy như bay lên giữa sườn dê bẻ một cái roi, rồi bắt chước một bà già nanh ác, tay cầm roi, mắt vằn lên, lớn tiếng nguyền rủa chị, khiến Lai Đệ không nhịn được chơi.
Các cô gái đã mò đến khúc sông trên, kế cận đầu cầu. Bãi sông sáng lấp lóa. Mấy chục con tôm nhảy tanh tách. Một đứa em kêu lên:
- Chị ơi! nhặt nhanh lên!
Cô xách giỏ lên, mắng Cầu Đệ:
- Con ranh, về nhà sẽ biết tay!
Rồi cô vui vẻ nhặt những con tôm vào giỏ, nhặt liên tục nên không có thì giờ rầu rĩ.
Cô buột miệng hát, khúc hát mà cô cũng không nhớ rõ học được ở đâu:
- Mẹ là mẹ ơi, sao mẹ nỡ dứt tình, gả bán con cho anh hàng dầu?
Rất nhanh, cô đuổi kịp các em. Chúng men theo mép nước gần bờ, vai kề vai, cúi lom khom, chổng mông lên trời, cằm gần như chạm nước, hai tay mở ra, áp sát lại, vừa sục sạo vừa tiến lên. Nước sông trở nên đục ngầu sau lưng chúng. Một số cụm cỏ nước bị dứt lá, nổi lên. Mỗi khi chúng đứng thẳng lên là chắc chắn bắt được một con tôm, lúc thì Phán Đệ, lúc Tưởng Đệ... Năm đứa em hên tục ném tôm cho chị. Lai Đệ chạy đi chạy lại để nhặt tôm: Cầu Đệ bám sau lưng chị.
Thoáng cái, các cô đã tiến sát cây cầu đá bắc qua sông Thuồng Luồng. Lai Đệ gọi các em:
- Lên đi, lên cả đi! Đầy giỏ rồi! !!!7_5.htm!!! Đã xem 282819 lần.


Nguồn: Mõ Hà Nội
Được bạn: Thành Viên VNthuquan đưa lên
vào ngày: 27 tháng 12 năm 2003

Truyện Cùng Tác Giả BẠCH MIÊN HOA Băng Tuyết Mỹ Nhân Báu Vật Của Đời Cao Lương Đỏ Cây Tỏi Nổi Giận CHÂU CHẤU ĐỎ Đàn Hương Hình Linh dược Lửa Thiêu Hoa Lam Các Ma Chiến Hữu ung cấp. Hắn nói do Nhất Phẩm Hồng, cô điếm ở Lầu-quên-buôn nói với hắn. Người điều tra hỏi Nhất Phẩm Hồng, cô bảo cô không bao giờ nói như thế. Cô nói, cô đã tiếp tất cả kỹ sư và binh lính Đức trong đội đo đạc, từng bị đầu gối của chúng dằn nát đùi, làm sao có thế cái tin bậy bạ ấy lại từ miệng cô nói ra? Đầu mối đến đây thì bị đứt, các đội viên thoát chết của đội Hổ Lang trở về với nghề cũ của mình, ai đánh cá thì đi đánh cá, ai cày ruộng thì về cày ruộng. Mẹ nói rằng, chồng của dì chúng tôi là Vu-Bàn-Vả khi ấy là một thanh niên cường tráng, tuy không tham gia đội Hổ Lang, nhưng có dự trận đánh phân và nước tiểu, cõng ba vò phân trên cây gậy. Ông kể, khi quân Đức qua cầu, Răng-To bắn về phía chúng một phát hỏa mai, Thượng Quan Đẩu bắn một phát súng săn, rồi dẫn toàn đội rút về Bãi-Cát-Dài. Bọn lính Đức đầu đội mũ đen cắm lông chim năm màu, mình mặc áo màu xanh lục đầy cúc đồng, quần bó ống màu trắng, chân vừa thon vừa dài, khi chạy không co gối, quả nhiên trông như không có đầu gối. Rút đến chân Bãi-Cát-Dài, toàn đội dàn hàng ngang mà chửi, chửi có vần có vè, đều do ông giáo trường tư thục Trần Đằng Giao soạn thảo. Đội Hổ Lang dàn trận chửi, bọn lính Đức nhất loạt quì một chân xuống. Sao bảo bọn Đức không biết quì? Ông chú dượng chúng tôi băn khoăn thầm nghĩ. Mẹ nói, ông chưa hiểu nếp tẻ ra sao, đã thấy những cụm khói trắng tỏa ra từ đầu nòng súng của bọn Đức, tiếp đó là hàng loạt tiếng nổ, vài đội viên của đội Hổ Lang đang chửi bỗng ngã gục, trên người chảy máu. Thấy tình thế bất lọi, Răng-To vội ra lệnh khênh những xác chết về phía sau Bãi-Cát-Dài. Cát lún sâu đến bắp chân, họ đang nghĩ đến chuyện bọn Đức không có đầu gối. Lính Đức rượt theo có thể trông rõ đầu gối to tướng hằn lên trong quần.
Chúng chạy trong cát không vất vả như các đội viên đội Hổ Lang. Các đội viên hoang mang, Răng-To cũng dâm hoảng nhưng nói cứng:
- Đừng sợ, anh em ơi, cát không vùi chúng nó, thì ta đã có chiêu khác!
Đúng khi ấy, bọn Đức vượt được bãi cát, xông vào rừng cây hòe. Cụ tổ nhà mình hô: Giật! Mấy chục đội viên cầm lấy đầu thừng giấu trong cát giật mạnh, những chum lọ đựng cứt đái treo lẫn trong những cụm hoa hòe ào ào trút xuống trên đầu trên người bọn Đức như mua, vài chum buộc không chặt rơi trúng đầu một tên Đức chết tại chỗ. Bọn Đức kêu rầm trời, xách súng bỏ chạy tán loạn. Chú dượng tôi nói, giá như dội Hổ Lang thừa thắng xông lên thì chẳng khác mãnh hổ xông vào đàn dê, tám mươi tên lính Đức chắc chắn không một tên sống sót. Đăng này các ông tướng lại cứ đứng đực ra mà vỗ tay hoan hô, mà cười hể hả, để mặc bọn Đức rút về mé sông. Chúng nhảy ào xuống nước, tắm gội thật sạch cứt đái trên người, rồi nâng súng bắn từng loạt. Một viên đạn xuyên từ miệng ra sau gáy ông Răng-To, ông chết ngay lập tức, không kêu được tiếng nào. Bọn Đức đốt trụi vùng Cao Mật. Viên Thế Khải đem quân đến bắt sống cụ tổ Thượng Quan Đẩu. Để hù dọa mọi người, chúng áp dụng hình phạt cực kỳ thảm khốc đối với cụ tổ dưới cây liễu cổ thụ giữa thôn: đi chân trần trên lưỡi mai nung đỏ. Hôm thi hành án, cả vùng Cao Mật rung động, người đến chứng kiến có cả hàng ngàn, dì chúng tôi cũng có mặt. Dì kể, bọn quan lại cho xếp đá để dặt trên đó mười tám cái lưỡi mai, chất củi ở dưới đốt cho lưỡi mai đỏ lên. Rồi bọn đao phủ dẫn cụ tổ đến, bắt đi trên lưỡi mai đỏ rục bằng chân trần. Bàn chân cụ tổ cháy khét lẹt, khiến dì tôi chóng mặt mấy ngày liền. Dì tôi kể rằng, Thượng Quan Đẩu không hổ danh là thợ rèn, xương đồng da sắt, hình phạt thảm khốc như vậy, tuy có khóc, có gào, nhưng tuyệt nhiên không một lời van xin. Cụ đi lại hai lượt trên lưỡi mai, đôi bàn chân không còn ra hình thù gì nữa... Sau đó, bọn quan lại giết chết cụ tổ, chặt lấy đầu đem đi triển lãm tại thủ phủ Tế Nam.
- Đại ca, hòm hòm rồi đấy - Anh đội viên hứa sẽ dùng mỡ con hoan chữa bỏng cho Tư Mã Khố, bảo với Tư Mã Khố như vậy - chuyến tầu trước lúc trời sáng sắp đến rồi.
Dưới chân cầu đã có hàng chục thanh sắt nằm ngổn ngang, tia lửa tràng xanh vẫn đang hoạt động phía trên.
- Mẹ kiếp! - Tư Mã Khố nói - Chúng tưởng bở! Cậu có đảm bảo cầu sẽ gục không?
- Đại ca, cắt nữa thì tầu chưa đến, cầu đã gục!
- Vậy thì thôi, kỹ sư Khương, kỹ sư Khương, xuống đi! - Tư Mã Khố nói to - Các cậu đỡ hai hảo hán này xuống, thưởng cho mỗi người một chai rượu!
Những tia lửa tắt phụt. Các đội viên đỡ kỹ sư Thương và cậu giúp việc xuống, dìu lại chỗ xe trượt. Trước khi trời sáng, gió ngừng thổi, trời càng lạnh, như cắt da cắt thịt. Những con ngựa Mông Cổ kéo xe trượt, mò mẫm đi trong bóng đêm. Chùng hai dặm, Tư Mã Khố ra lệnh dừng lại. Anh ta nói:
- Vất vả cả một đêm, xem cho đã mắt!
Khi mặt trời vừa ló thì đoàn tầu đến. Khúc sông hừng sáng. Cây cối hai bên bờ lấp lánh ánh vàng, ánh bạc. Chiếc cầu nằm im. Tư Mã Khố luôn xoa tay tỏ vẻ sốt ruột, miệng lẩm bẩm chửi tục. Con tầu đồ sộ oai phong lẫm liệt trườn tới, gần tới cầu kéo một hồi còi vang dội. Đầu tầu nhả khói đen, phụt hơi trắng giữa khoảng cách các bánh, tiếng va đập khiến người rừng mình, rung cả mặt băng trên sông. Các đội viên thấp thỏm nhìn đoàn tầu. Ngựa Mông Cổ cụp tai ra phía sau, áp sát tận bờm. Đoàn tầu ngất ngưởng trườn lên cầu, thô bạo và man rợ. Chiếc cầu vẫn uy nghi, không hề rung chuyển. Trong một thoáng, Tư Mã Khố và các đội viên mặt trắng bệch, nhưng chỉ một giây sau đó, họ đã nhay cỡn trên băng mà hoan hô. Người to miệng nhất là Tu Mã Khố, nhảy lên cao nhất cũng là Tư Mã Khố, mặc dù vết thương ở mông quả thật trầm trọng. Chiếc cầu chỉ trong một giây rụng xuống cùng với tà vẹt, đường ray, đá dăm, bê tông và cái đầu tầu. Đầu tầu dập vào mố cầu, mố cầu đổ theo, sau đó mới nghe một tiếng ầm dinh tai nhúc óc, rồi sau đó mới thấy đất đá, những mẩu tà vẹt, những mẩu sắt cong queo, và những mảnh băng tung lên cao mấy chục trượng, loang loáng trong nắng sớm. Rồi tiếp đó là mấy chục toa chở đầy hàng tông vào nhau, toa rơi xuống sông, toa đổ kềnh bên đường ray, tiếng ầm ầm không dứt bắt đầu từ toa chở thuốc nổ rồi lan sang các toa chở đạn được. Băng trên sông nứt vỡ, nước sông trào lên, trong nước có tôm cá, có cả những con cua mai màu xanh. Một cẳng chân người còn nguyên cả giày ủng văng trúng đầu con ngựa Mông Cổ. Con ngựa bị choáng, hai chân khuỵu xuống mặt băng, ướt đẫm cả một mảng lông. Một bánh tầu nặng dễ hàng tấn văng xuống làm tung lên một cột nước toàn là đất bùn. Những tiếng nổ đanh làm cho Tư Mã Khố ù đặc cả hai tai, anh ta trông thấy lũ ngựa Mông Cổ chạy tán loạn cùng với những cỗ xe trượt chẳng khác những con nhặng bị ngắt đầu, các đội viên hoặc đứng hoặc ngồi, cứ ngẩn ra mà nhìn, có người chảy cả máu tai. Tư Mã Khố gào lên, chính anh ta cũng không nghe thấy tiếng của mình. Các đội viên há miệng, hình như cũng đang kêu lên, nhưng chính họ cũng không nghe thấy tiếng của họ.
Tư Mã Khố rất vất vả mới đưa được chiếc xe trượt của anh ta trở lại chỗ cắt băng hôm qua. Chị Hai dẫn chị Ba, chị Tư lại ra chỗ đó lấy nước bắt cá. Những cái lỗ băng hôm qua, chỉ qua một đêm đã bị lấp kín, băng dày một móng tay. Chị Hai dùng choòng ngắn dập vỡ băng. Đội quân của Tư Mã Khố đã rút hết về đây, những con ngựa Mông Cổ tranh nhau uống nước. Vài phút sau khi uống no, những con ngựa chân lẩy bẩy ngã vật xuống, chỉ lát sau tất cả đều chết. Nước lạnh khiến những lá phổi nở hết cỡ của chúng bị vỡ.
Sáng sớm hôm đó, toàn bộ sinh linh vùng Cao Mật: người, lừa ngựa, trâu bò, gà chó, ngan ngỗng... ngay cả những con rắn đang ngủ đông trong hang, đều cảm nhận được tiếng nổ khủng khiếp từ phía tây nam dội tới. Những con rắn tưởng đó là sấm mùa xuân, tranh nhau bò ra khỏi hang, chết cóng hết ở ngoài đồng. Tư Mã Khố dẫn các đội viên về thôn để chấn chỉnh đội ngũ, chửi họ bằng tất cả những câu tục tĩu nhất của Trung Quốc, nhưng họ chẳng nghe thấy gì cả, còn tưởng rằng đang được biểu dương vì trông thấy nét mặt dương dương tự đắc của anh ta khi chửi. Ba cô vợ của Tư Mã Khố thi nhau đưa ra bài thuốc gia truyền của mình, chữa bỏng và chữa cóng ở mông cho anh chồng chung. Thường là cô vợ cả vừa dán miếng cao lên mông chồng, cô vợ hai đã bê lại một chậu nước thuốc, sắc từ hơn chục vị thuốc quí lột bỏ cao dán, rửa mông sạch sẽ, cô vợ ba đã lập tức đem tới thuốc bột tinh chế từ lá trắc bách diệp, đông thanh căn, trứng gà, râu chuột xù... Liên tục như vậy, khiến cái mông của Tư Mã Khố hết khô lại ướt, hết ướt lại khô, vết thương mới đỡ lên vết thương cũ, đến nỗi Tư Mã Khố phải mặc luôn quần vào, thắt hai thắt lưng, trông thấy bóng ba cô vợ là cầm ngay lấy búa hoặc lên cò súng. Vết thương ở mông chưa khỏi, nhưng thính lực thì đã khôi phục.
Khi tai đã nghe được, thì câu đầu tiên là câu chửi của anh trai:
- Mày là đồ chó chết! Cả thôn sẽ bị tai họa vì mày, cứ đấy mà xem?
Tư Mã Khố giơ bàn tay nhỏ nhắn nhưng mũm mĩm như bàn tay anh trai, nắm lấy cằm Tư Mã Đình. Anh ta nhìn mấy sợi râu trê trên mép anh trai, những sợi râu quăn queo vàng ệch và những vết nứt nẻ trên môi, lắc đầu thương hại:
- Tôi và anh đều là hạt giống của cha, chửi tôi tức là chửi anh, anh cứ chửi đi, chửi cho đã!
Nói xong bỏ tay ra.
Tư Mã Đình cứng họng, nhìn từ sau lưng thân hình to lớn của em trai, lắc đầu tỏ vẻ bất lực. Lão cầm thanh la, bước ra khỏi nhà, lóng ngóng trèo lên tháp canh, ngóng về hướng tây bắc.
Tư Mã Khố dẫn các đội viên trở lại chỗ cầu sắt một lần nữa lôi về những thanh đường ray cong queo, một bánh tầu hỏa còn nguyên sơn đỏ, và một đống đồng nát sắt vụn, bày ra trước cổng chính của giáo đường để khoe với bà con nông dân. Hai bên mép sùi bọt, anh ta kể đi kể lại anh ta đã phá cầu, lật đổ đoàn tàu của quân Nhật như thế nào, mỗi lần kể lại thêm những tình tiết mới, càng kể càng phong phú, càng thú vị, đến nỗi về sau không kém chuyện Phong Thần. Chị hai Chiêu Đệ trở thành thính giả trung thành của anh ta, lúc đầu là thính giả sau trở thành nhân chứng của vũ khí mới, rồi cuối cùng là người tham gia vào việc phá cầu, y như chị cùng Tư Mã Khố trèo lên mố cầu, rồi cùng bị ngã, khi Tư Mã Khố đau ở chỗ mông thì chị cũng cắn răng, như là chị cũng đau ở mông.
Đúng như mẹ nói, đàn ông nhà Tư Mã ai cũng điên điên khùng khùng. Cô gái mù trong chum, xinh đẹp vô cùng nhưng hai mắt thong manh, khi nói không ai hiểu là nói gì, không những không nghe rõ lời, mà cũng không hiểu ý tứ ra sao? Cô không phải là hồ ly tinh hiện hình thì cũng là bệnh tâm thần! Bạn thử nghĩ, con cháu của người đàn bà như vậy, làm sao bình thường được. Mẹ cũng nhận ra nỗi lòng của Chiêu Đệ, dự cảm sẽ tái diễn chuyện như Lai Đệ. Mẹ lo lắng nhìn rất lâu vào ánh mắt háo hức đáng ngại trong con mắt đen láy cùng với cặp môi đỏ mọng như thèm khát của chị. Đâu phải là một cô gái mới mười bảy tuổi? Rõ ràng là một con bò cái tơ đang động đực? Mẹ nói:
- Chiêu Đệ, con gái của mẹ, con đã làm là bao?
Chị mở to cặp mắt, cãi:
- Bằng tuổi con, mẹ đã lấy bố con rồi! Mẹ còn kể, năm mười sáu tuổi, dì đã đẻ sinh đôi, cả hai đứa trẻ đều rất mập.
Đến nước này thì mẹ cũng đành lắc đầu thở dài. Nhưng chị Hai vẫn dấn tới:
- Con biết mẹ đình nói anh ta đã có ba vợ. Con sẽ làm vợ thứ tư. Con biết mẹ định nói anh ta nhiều tuổi hơn mẹ. Con với anh ta không cùng họ, càng không phải đồng tông, chẳng phải cái gì hết!
Mẹ từ bỏ quyền quản chế chị Hai, mặc chị muốn làm gì thì làm. Bề ngoài mẹ tỏ ra bình tĩnh, nhưng qua mùi vị của sữa, tôi biết trong lòng mẹ đang nổi gió. Trong những ngày chị Hai cặp kè với Tư Mã Khố, mẹ cùng sáu chị khác của tôi đào một đường hầm từ hầm củ cải thông ra bên ngoài bức tường phía nam, chỗ có một đống rơm rạ. Đất đào lên, phần thì đổ xuống hố phân, phần thì rải trong chuồng lừa, còn phần lớn thì đổ xuống giếng cạn chỗ cây rơm.
Tết Nguyên đán bình yên trôi qua. Trong đêm nguyên tiêu, mẹ địu tôi trên lưng, dẫn sáu chị ra phố xem đỡn. Trong thôn, nhà nào cũng treo đèn, nhưng đều là đỡn nhỏ, chỉ có nhà Phúc Sinh Đường treo hai chiếc đèn lồng to bằng hai cái ang đụng nước ở hai bên cổng, bên trong là hai cây nến to hơn bắp tay tôi, ánh nến lung linh, đẹp mắt. Chị Hai đi đâu, mẹ cũng không hỏi. Chị đã trở thành chiến sĩ du kích của gia đình tôi, có khi ba ngày không về nhà, có khi về bất chợt. Trong đêm trừ tịch, chúng tôi đang chuẩn bị đốt pháo mừng thần tài, chị khoác chiếc áo choàng đen trở về. Chị cố ý khoe chiếc thắt lưng da ôm chặt vòng eo và khẩu súng lục kiểu cối xay nặng chĩu, sáng ngời ánh thép. Mẹ nói mỉa:
- Không ngờ nhà Thượng Quan lại nảy nòi một con ngựa vía.
Nói rồi mẹ chau mày ủ rũ. Chị Hai lại cười, một nụ cười thiếu nữ, khiến mẹ cảm thấy còn có cơ cứu vãn bước đường sai lầm của chị. Thế là mẹ bảo:
- Chiêu Đệ, mẹ không bằng lòng cho con làm vợ bé Tư Mã Khố!
Chiêu Đệ cười nhạt, cái cười cay độc của đàn bà, niềm hy vọng vừa nhen lên trong mẹ, lập tức tắt ngấm.
Ngày mồng một tết, mẹ đến nhà dì chúc tết, nhắc đến chuyện Lai Đệ và Chiêu Đệ. Dì là một người từng trải. Dì nói:
- Chuyện bọn con gái cứ phải để vậy thôi. Với lại chị có hai con rể như Tư Mã Khố và Sa Nguyệt Lượng thì còn lo nỗi gì? Chúng là hai con đại bàng!
Mẹ nói:
- Cháu chỉ sợ chúng nó không được chết trên giường!
Bà dì nói:
- Chết trên giường phần lớn là đồ bị thịt!
Mẹ còn định ca cẩm, nhưng bà dì sốt ruột, xua tay như đuổi ruồi không cho mẹ nói tiếp. Bà nói:
- Cho dì xem thằng cu nào!
Mẹ bế tôi ra khỏi túi đặt trên giường. Tôi sợ hãi nhìn khuôn mặt nhỏ bé, đầy vết nhăn và cặp mắt xanh tinh tường nằm giữa hai hốc mắt của bà. Lông mày thì không có, trái lại, quanh viền mắt lại đầy những lông mi màu vàng. Bà giơ bàn tay khô khỏng xoa đầu tôi, kéo tai tôi bóp nhẹ mũi tôi, thậm chí thọc tay vào giữa hai dùi sờ chim tôi. Tôi rất ghét cái lối sờ soạng có tính chất hạ nhục ấy, cố bò ra mép giường. Bà túm lấy tôi, quát to:
- Thằng con lai, đứng lên xem nào!
Mẹ nói:
- Dì ơi, nó mới được bảy tháng, đứng lên thế nào được?
Bà nói:
- Tao lúc bảy tháng đã ra ổ gà lấy trứng cho bà ngoại rồi!
- Dì ơi đó là dì, dì không phải con người bình thường!
Bà nói:
- Thằng nhỏ này, ta thấy cũng không phải là người bình thường! Tiếc cái ông Malôa quá!
Mẹ đỏ mặt, rồi tái nhợt. Tôi bò đến bên cửa sổ, bám gờ cửa đứng lên. Bà dì vỗ tay:
- Xem kìa, ta bảo nó đứng dậy là nó đứng dậy. Quay lại đây, thằng con lai.
- Dì ơi, nó tên là Kim Đồng, sao dì cứ gọi là thằng con lai?
- Con lai hay không, chỉ có mẹ nó biết, phải không, cô cháu ruột của ta! Với lại ta thích gọi thằng con lai, thằng nước, thằng súc sinh, thỏ con... đều là gọi yêu. Thằng con lai, lại đây.
Tôi quay lại, hai chân lẩy bẩy, nhìn mẹ nước mắt đầm đìa. - Kim Đồng, con yêu của mẹ! - Mẹ giơ hai tay gọi tôi.
Tôi nhào vào lòng mẹ. Tôi biết đi rồi. Mẹ ôm chặt tôi, lẩm bẩm:
- Con trai tôi biết đi rồi!
Bà dì giọng nghiêm trang, nói:
- Con cái như đàn chim, khi chúng đã biết bay thì có giữ cũng chẳng giữ nổi. Cháu thế nào? Ta nói là họ chết cả rồi, cháu sống ra sao?.
Mẹ nói:
- Cháu sống được.
Bà dì cao giọng, nói:
- Được hay không là ở chỗ khi có chuyện thì phải nghĩ rộng trên trời dưới biển, chí ít cũng phải ngang tầm quả núi, đừng tự mình làm khổ mình. Cháu có hiểu ý ta không?
Mẹ nói:
- Cháu hiểu.
Khi cáo từ ra về, bà dì hỏi:
- Mẹ chồng cháu còn sống không?
Mẹ nói:
- Còn sống, giường cứt chiếu đái trong chuồng lừa!
Bà dì nói:
- Cả đời hung hăng, ai ngờ đến nông nỗi ấy!
Nếu không có buổi trao đổi riêng tư hôm mồng một tết, thì tôi chưa thể bảy tháng đã biết đi, mẹ cũng khó mà vui vẻ dẫn chúng tôi đi xem đèn ngoài phố, chúng tôi chỉ ăn một cái tết nguyên tiêu vô vị, và như vậy lịch sử của gia đình tôi không phải như bây giờ. Người trên đường nườm nượp, nhưng hầu như toàn những khuôn mặt không quen. Một không khí đoàn kết yên vui giữa mọi người. Trẻ con dốt pháo chuột, len lỏi trong đám đông. Chúng tôi dừng lại trước cổng nhà Phúc Sinh Đường, ngắm nhìn hai quả đèn lồng to như hai chum nước treo hai bên cổng. ánh đèn rạng rỡ chiếu sáng tấm biển Phúc Sinh Đường. Cổng nhà Phúc Sinh Đường mở rộng, khoảng sân hun hút đèn nến sáng.trưng, tiếng ồn ào rộ lên từng đợt. Rất đông người tụ tập ngoài cổng, khoanh tay đứng im như đang chờ đợi. Chị Ba vốn lắm lời, hỏi người bên cạnh:
- Bác ơi, sắp phát chẩn hả bác?
Người đó không biết trả lời ra sao, chỉ lắc đầu. Một người đứng phía sau nói:
- Cô bé, làm gì có chuyện phát chẩn? Chị Hai quay lại hỏi:
- Không phải phát chẩn thì có chuyện gì vậy?.
Người kia nói:
- Diễn kịch hiện đại, nghe đâu có nghệ sĩ xuất sắc từ Tế Nam về biểu diễn.
Chị Hai còn định hỏi nữa, nhưng mẹ véo cho chị một cái, nên thôi.
Rồi, bốn người từ bên trong nhà Tư Mã đi ra, trên tay cầm bốn cây sào dài, đầu sào treo bốn vật đen sì, phun lửa chói mắt, sáng như ban ngày, không, sáng hơn ban ngày. Trên tháp chuông cách nhà Tư Mã không xa, đàn bồ câu bay tán loạn, vụt qua vùng sáng rồi mất hút vào màn đêm. Trong đám đông có người xuýt xoa đèn khí. Từ đó, chúng tôi mới biết, ngoài đèn đầu lạc, đèn đầu hỏa, đèn huỳnh quang, còn có đèn khí sáng nhức mắt. Bốn đại hán đen nhẻm chia nhau đứng thành một hình vuông trước cổng chẳng khác bốn cây cột nhà cháy. Trong cổng lại có mấy người khênh ra một tấm chiếu cói cuộn thành hình ống. Họ dặt cuộn chiếu xuống khoảnh đất hình vuông giữa bốn người kia, cơi dây buộc, tấm chiếu tự động mở ra. Họ cúi xuống túm lấy góc chiếu, còn hai chân thì đi chuyển những buộc ngắn mà nhanh. Do nhịp bước nhanh và ánh sáng những cây đèn quá mãnh liệt, nên chúng tôi bị hiện tượng lưu ảnh trong mắt, nhìn người nào cũng có ít nhất là bốn chân, giữa hai chân còn có luồng ánh sáng trong suốt và chằng chịt như mạng nhện, thành thử trông như họ đang giẫy giụa trong một cái mạng nhện khổng lồ. Trải chiếu xong, họ chào khán giả bằng điệu bộ của phường tuồng, mặt người nào cũng hóa trang thành một loại thú: báo, hươu sao, mèo rừng, có người hóa trang thành con hoan, một loại chồn khuôn mặt rằn ri, chuyên ăn vụng đồ cúng trong miếu. Chào xong, họ rút lui theo vũ điệu ương ca, hai bước tiến một bước lùi, vào trong sân nhà Phúc Sinh Đường.
Trong tiếng réo ù ù của đèn khí đốt, chúng tôi im lặng chờ đợi, chiếc chiếu mới tinh cũng đang chờ đợi. Bốn đại hán đen nhẻm, đã biến thành bốn tượng đá, tay giơ cao bốn cây đèn khí đốt. Một hồi não bạt rung lên, chúng tôi vô cùng náo nức, mọi ánh mắt đều nhìn vào trong cổng. Tôi có cảm tưởng chờ đợi đã nửa đời người mới thấy ông chủ Phúc Sinh Đường, Trưởng trấn Đại Lan, đương kim Trưởng An ninh thị trấn Tư Mã Đình với bộ mặt âu sầu bước ra. Lão xách trên tay chiếc thanh la méo mó vì bị gõ hàng tỉ lần, đi vòng quanh sân khấu một cách gượng gạo rồi dừng lại ở giữa chiếu, nói với khán giả:
- Các vị hương đảng, các cụ ông cụ bà, các bác các chú, các anh các chị, các cô các dì và các em! Anh em Tư Mã tôi đánh sập cầu, diệt đoàn tàu, tin thắng trận bay đi muôn ngả! Xa gần đều hỉ hả, quà tặng thư khen chất đầy nhà. Để ăn mừng thắng lợi vĩ đại này, anh em tôi có mời một ban hát về biểu diễn. Họ sắp sửa phấn son trình diện, diễn tích mới để giáo dục chung, ăn tết vui chớ quên chống Nhật, quyết đánh Nhật gìn giữ quê hương! Tư Mã Đình là đấng nam nhi, không chịu làm tay sai cho giặc. ới bà con, người Trung Quốc chúng ta, không bao giờ làm tay sai cho giặc!
Nói xong những lời có vần có vè ấy, Tư Mã Đình cúi chào, xách thanh la chạy vào va phải những người đang đi ra: một cây nhị, một cây sáo ngang, một cây tì bà. Các nhạc công này nách kẹp nhạc cụ, tay cầm ghế đẩu, tiến ra sân khấu.
Các nhạc công ngồi bên cạnh chiếc chiếu, so dây tưng tửng, lấy độ cao của sáo làm chuẩn. Cao thì hạ thấp, thấp thì tăng cao. Thống nhất giữa nhị, sáo và tì bà xong, họ dạo một đoạn tay ba, rồi dừng lại, chờ đợi. Rồi trống, thanh la, não bạt, phách kéo ra, ngồi đối diện với các nhạc công rồi tấu lên một hồi đinh tai nhức óc. Tiếng thanh la nhát gừng, tiếng trống điểm, tì bà, nhị, sáo cùng nổi lên, níu chân chúng tôi lại không cho bỏ đi, giữ hồn chúng tôi lại không cho nghĩ sang chuyện khác. Làn điệu lê thê, ai oán bi lụy, lúc thì nức nở, lúc não nuột. Đó là khúc gì nhỉ? Đó là một làn điệu vùng Cao Mật với giọng rướn cao, tục gọi là đóng cọc vợ. Điệu này mà hát lên là đảo lộn cương thường, nghe điệu này là quên cha quên mẹ. Thế là, cùng với tiếng phách, người nghe chân gõ nhịp, môi mấp máy và con tim thì lồng lên. Sự chờ đợi của chúng tôi căng thẳng như dây cung kéo hết cỡ... Một giọng rướn cao, lúc sắp kết thúc lại tăng lên một cung bậc nữa, vút tận trời xanh. Em là thiếu nữ dịu dàng... này... Trong dư âm của tiếng hát lả lơi, chị Hai Chiêu Đệ đầu cài bông hồng nhưng, mặc áo cài cúc lệch màu xanh sĩ lâm, quần chùng, giày thêu, tay trái khoác làn, tay phải cầm dùi gõ, bước đi như lưu thủy, từ trong cổng lướt ra sân khấu. Chị dừng lại giữa chiếu, ngay dưới ánh đèn, chào khán giả. Không phải lông mày mà là vầng trăng lưỡi liềm, mắt sắc như nước, mũi dọc dừa, cặp môi mọng, đỏ hơn hoa anh đào tháng Năm. Một khoảng im lặng, hàng vạn cặp mắt nhìn không chớp, hàng vạn trái tim ngừng đập, nín thở, rồi tất cả bật ra lời tán thưởng. Tiếp đó, chị Hai nhún chân nghiêng mình đảo một vòng quanh sân khấu, thân hình lả lướt như cây liễu bên hồ, chân bước nhẹ nhàng như rắn mạch tiêu trên ngọn lúa. Tối hôm đó tuy trời không gió, nhưng rất lạnh, chị Hai mặc bộ đồ mỏng, mẹ kinh ngạc khi nhận ra rằng, từ sau ngày ăn thịt con lệch, cơ thể chị Hai rất phát triển, hai trái lê đầy đặn và rất đẹp trước ngực, kế thừa truyền thống vú to mông nây của nhà Thượng Quan. Chị Hai dạo một vòng, hơi thở bình thường, thần sắc không thay đổi, hát tiếp câu thứ hai:.. kết duyên cùng anh hùng Tư Mã Khố. Câu này đều đều, không có đoạn vút lên cao, nhưng tác động thì lại ghê gớm. Khán giả thì thầm hỏi nhau:
- Con nhà ai thế!
- Con gái nhà Thượng Quan đấy!
- Con gái nhà Thượng Quan chẳng phải đã bỏ nhà đi theo đội trưởng Đội Hỏa-Mai rồi sao?
- Đây là đứa thứ hai.
- Làm vợ bé Tư Mã Khố từ hồi nào vậy?
- Đ. mẹ các vị, đây là diễn kịch! - Đ. mẹ các vị, câm mồm!
Chị ba Lãnh Đệ và các chị gào lên để thanh minh cho chị Hai. Đám đông tạm thời im lặng.
Chồng tôi là chuyên gia phá cầu. Tết Đoan dương dùng rượu đánh hỏa công, cầu Thuồng Luồng lửa xanh trùm kín, bọn giặc lùn kêu mẹ khóc cha! Mông bị thương chàng không bỏ cuộc, đêm hôm qua mưa gió đầy trời, chàng lại phá sập đường sắt....
Tiếp theo, chị Hai làm động tác đục băng, giặt giũ quần áo. Chị giả vờ xuýt xoa vì rét, chẳng khác chiếc lá khô còn vương trên cành giữa mùa đông. Khán giả như bị nhập cuộc, người thì xuýt xoa than thở, kẻ lau nước mắt. Đột nhiên, chị Hai đứng vụt dậy nhìn về phương xa...
Hướng tây nam tiếng nổ vang trời, ánh lửa hồng rừng rựectrong đêm, nhất định là chúng tôi đã thắng, lũ giặc lùn đi chầu Diêm vương. Tôi trở về nhanh tay hầm rượu, vặt con gà làm một bát ninh....
Rồi chị Hai làm bộ thu dọn quần áo, hát tiếp: Ngẩng lên nhìn, gặp một con lang.... Những người khênh chiếu khi nãy mặt vẽ rằn ri, lộn vòng tròn ra sân khấu, vây quanh chị Hai, người cào người cấu, chẳng khác nào bốn con mèo vây quanh một con chuột. Người mặt vẽ sọc như con hoan hát giọng quái gở: đội trưởng Kaxi chính là ta, ta đang tìm cô gái mặt hoa. Nghe nơi đây người đẹp đầy đường, ngước mắt nhìn gặp ngay một ả Nương tử ơi, xin hãy dừng chân, theo ta về cùng nhau hưởng phúc. Liền sau đó, bốn người áp sát chị Hai. Chị Hai cứng người lại thẳng như một khúc gỗ, bốn tên giặc Nhật nâng chị cao quá đầu, đi vòng quanh chiếu. Thanh la não bạt dồn dập như giông bão. Khán giả kích động sán lại gần. Mẹ quát to:
- Để con gái tôi xuống - vừa quát vừa xông lên sân khấu.
Tôi đứng thẳng hai chân trong túi, có cảm giác giống như sau này tôi cưỡi ngựa. Mẹ giơ hai tay như chim ưng sắp vồ con thỏ, ghì chặt hai chân đội trưởng Kaxi. Hắn kêu lên đau đớn rồi bỏ tay ra. Ba tên kia cũng rụt tay về. Chị Hai ngã thẳng cẳng trên chiếu, ba người kia bỏ chạy. Mẹ tôi ngồi lên bụng Kaxi, cào xé mặt anh ta. Chị Hai kéo tay mẹ, lớn tiếng trách:
- Mẹ ơi, đây là diễn kịch, không phải thật!
Có mấy người chạy ra, gỡ Kaxi khỏi tay mẹ. Đội trưởng Kaxi mặt đầy máu, bỏ chạy vào trong cổng. Mẹ thở hồng hộc, vẫn chưa hết giận, nói:
- Dám hà hiếp con gái ta nữa thôi?
Chị Hai nổi cáu:
- Mẹ, kịch hay thế mà mẹ phá đám.
Mẹ bảo:
- Chiêu Đệ, về nhà đi con, con không nên diễn loại kịch này.
Mẹ giơ tay kéo chi Hai Chị gạt tay mẹ ra, rầu rĩ:
- Mẹ đừng bêu xấu con ở chỗ này! Mẹ nói:
- Chính con bêu xấu mẹ! Về nhà!
Chị Hai nói:
- Con không về.
Lúc này Tư Mã Khố hát giọng nam cao bước ra: Đánh sập cầu, ta thúc ngựa trở về.... Anh ta đi ủng, dội mũ lính, tay cầm roi da, xuống ngựa - con tuấn mã tưởng tượng - chân di chuyển, người nhấp nhô như sóng, hai tay giữ dây cương vô hình, làm bộ phi ngựa. Chiêng trống rầm trời, đàn sáo réo rắt, nhất là cây sáo ngang khiến người tâm thần mê mẩn, không phải vì kinh sợ, mà vì sức truyền cảm. Tư Mã Khố mặt đanh lại, hát tiếp: Trên đê chợt nghe tiếng ồn ào, ra roi thúc ngựa đến xem sao?.. Hồ cầm mô phỏng tiếng vó ngựa, cộp cộp... cộp cộp... Lòng như lửa dốt, ngựa ruổi như bay, một bước gộp nửa, ba bước gộp hai... Chiêng trống càng gấp, đánh gót, nhích chân, đại bàng nghiêng cánh, trâu già vận hơi, sư tử hí cầu... Tư Mã Khố biểu diễn toàn bộ những tuyệt kỹ của anh ta, khó mà nghĩ rằng mông đít anh ta đang dán miếng cao nặng nửa cân.
Chị Hai sốt ruột đẩy mẹ ra. Mẹ vẫn chửi sơi sơi nhưng đã lui về chỗ cũ. Ba diễn viên sắm vai lính Nhật lách vào giữa lại định nâng chị Hai lên. Đội trưởng Kaxi đã mất tăm, ba người còn lại đành phải hai người khênh đằng đầu, một người khênh hai chân, mái tóc hoa râm của anh ta kẹp giữa hai chân chị Hai trông thật ngộ, khán giả cười rũ. Cái đầu kẹp giữa hai chân nháy mắt nhíu mày, khán giả càng cười, lại càng nhíu mày nháy mắt. Tư Mã Khố tỏ vẻ không bằng lòng, nhưng vẫn hát tiếp: Chợt nghe tiếng người huyên náo, giặc Nhật kia giở thói ngông cuồng, không kể hiểm nguy ta liều xông tới làm điệu bộ túm tay.
- Dừng ngay! Tư Mã Khố túm tóc trên cái đầu kẹp giữa hai chân chị Hai, quát to. Tiếp đó là cảnh đấu võ, vốn là bốn đấu một, nay chỉ còn ba đấu một. Sau một trận đánh xáp lá cà, Tư Mã Khố đã đánh bại quân Nhật, cứu thoát vợ. Giặc Nhật quì trên chiếu, Tư Mã Khố dắt tay chị Hai trong tiếng nhạc tung bừng phấn khởi đi vào trong cổng. Sau đó bốn người cầm đèn khí đốt đột nhiên sống lại, vác sào chạy vào trong, ánh sáng không còn nữa, trước mắt chúng tôi là màn đêm đen kịt.
Sáng sóm hôm sau, quân Nhật chính cống bao vây thôn. Tiếng súng, tiếng pháo, tiếng ngựa hí lôi chúng tôi ra khỏi giấc ngủ. Mẹ bế tôi dẫn bảy chị xuống hầm, bò một đoạn tối tăm ướt át và lạnh, đến chỗ hầm rộng. Mẹ thắp đèn. ánh đèn vàng vọt, chúng tôi ngồi trên cỏ khô, lắng nghe động tĩnh bên trên. Không rõ thời gian đã trôi đi bao lâu, có tiếng thở phì phò ở đoạn hầm phía trước. Mẹ cầm lấy cái kìm rèn sắt, thổi tắt ngọn đèn trong hốc vách hầm. Trong hầm lập tức tối đen. Tôi khóc, mẹ nhét đầu vú vào miệng tôi. Tôi cảm thấy đầu vú của mẹ lạnh ngắt và cúng, mất hẳn tính đàn hồi, còn có vị vừa mặn vừa đắng.
Tiếng thở ngày càng gần, mẹ giơ cao chiếc kìm. Khi đó tôi nghe rõ tiếng chị Hai đã lạc cả giọng:
- Mẹ ơi, mẹ đừng đánh, con dây mà!...
Mẹ thở ra một hơi, hai tay cầm kìm buông thõng:
- Chiêu Đệ, con làm mẹ sợ chết khiếp - mẹ nói.
- Mẹ thắp đèn lên đi, phía sau còn có người - chị Hai nói.
Mẹ rất vất vả mới thắp được đèn lên. ánh đèn vàng vọt lại chiếu sáng căn hầm. Chúng tôi nhìn chị Hai lấm bùn từ đầu đến chân. Trên má chị có một vết máu, trong tay ôm một cái bọc. - Bọc gì đấy? Mẹ hoảng sợ, hỏi. Miệng chị Hai chợt méo xệch, nước mắt chảy trên khuôn mặt lem luốc:
- Mẹ ơi! chị nức nở, đây là con trai của bà Ba.
Mẹ sững người, nổi điên lên:
- ở đâu thì đem trả về đó!
Chị lết bằng đầu gối, ngửa mặt nhìn mẹ:
- Xin mẹ mở lòng từ bi, anh ấy bị giết cả nhà, chỉ còn mỗi hạt giống này....
Mẹ lật một góc cái bọc, lộ ra khuôn mặt choắt vừa gầy vừa đen của thằng nhỏ nhà Tư Mã. Nó đang ngủ say. Nó thở đều đều, miệng chóp chép như đang bú. Tôi căm thằng nhỏ quá đỗi. Tôi nhả đầu vú ra, gào thật to. Mẹ bịt miệng tôi bằng cái đầu vú càng đắng hơn.
- Mẹ có bằng lòng cho nó ở lại không? - Chị Hai hỏi.
Mẹ nhắm mắt, không trả lời.
Chị Hai dúi thằng nhỏ vào lòng chị Ba, quì xuống lạy mẹ một lạy, vừa khóc vừa nói:
- Mẹ ơi, con sống là người của người ta, chết là ma của người ta. Mẹ cứu thằng nhỏ này, suốt đời con không quên ơn đức của mẹ.
Chị Hai vùng dậy bò ra ngoài. Mẹ níu chị lại, hỏi:
- Mày đi đâu bây giờ?
Chị Hai nói:
- Mẹ ơi, chân anh ấy bị thương, hiện nấp ở chỗ cối xay bột. Con phải đi tìm anh ấy!
Lúc này, bên ngoài vọng lại tiếng chân ngựa và tiếng súng chói tai. Mẹ nghiêng người bịt lấy lối ra hầm củ cải, nói:
- Mẹ đồng ý với con bất cứ điều gì, nhưng không thể để con đến chỗ chết!
Chi Hai nói:
- Mẹ ơi, chân anh ấy máu cứ chảy mãi. Con không đến thì anh ấy sẽ chết. Anh ấy mà chết, thì con sống còn có ý nghĩa gì? Mẹ, mẹ cho con đi...
Mẹ kêu trời, nhưng sau đó im bặt.
Chị Hai nói:
- Mẹ, con gái mẹ xin lạy mẹ đây!
Chị quì xuống, dập đầu lạy, ấp mặt vào bắp chân mẹ một thoáng, rồi chị nhắc chân mẹ sang một bên, chui ra ngoài.
--!!tach_noi_dung!!--


Nguồn: Mõ Hà nội
Được bạn: Thành Viên VNthuquan đưa lên
vào ngày: 27 tháng 12 năm 2003

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- ---~~~mucluc~~~---