QUÝ BÀ CÓ GIỌNG NÓI BIẾT CƯỜI

Mẹ của tôi, Rosie, bắt dầu công việc tình nguyện đầu tiên của mình vào cuối những năm 1950. Với năm đứa trẻ bướng bỉnh như... à... như tôi, mẹ tôi đã phải tìm một cách tạm thời nhưng chính đáng để thoát khỏi nhà.
Tôi là đứa nhỏ nhất trong đám cứng đầu đã giúp "xua đuổi" để mẹ tôi trở thành một tình nguyện viên. Nhưng chúng tôi không hối tiếc bởi điều này đã định hướng cho cuộc sống của cả mẹ và chúng tôi trong bốn mươi năm sau đó.
Bởi một trong những đứa cháu yêu quý của Mẹ bị mù, Mẹ đã chọn đăng ký vào tổ chức phi lợi nhuận quốc gia mang tên "Tổ chức ghi âm cho người mù và người mắc chứng khó đọc" (RFB&D) đặt tại Upland, một phòng thu ở California.
Mải mê hoàn toàn với công việc, mẹ Rosie đã trở thành hội trưởng (năm lần), người đứng đầu tổ chức quyên góp và là thần tượng của những tân binh tình nguyện. Niềm say mê của bà dễ ảnh hưởng đến nỗi không ai có thể từ chối bà.
Khi mẹ tôi nhận ra những sinh viên bị mù có nhu cầu nhận biết những cuốn băng thu âm sách giáo khoa, bà đã học chữ nổi Braille và làm những tấm thẻ phân biệt cho những cuốn băng ấy. Sau đó bà dạy chữ nổi Braille cho những người bình thường, trẻ em bị yếu thị lực và những sinh viên địa phương.
Mẹ tôi có hai niềm say mê: một dành cho gia đình và một dành cho những người bị yếu mắt. Bà quyết tâm cam kết cho tất cả sinh viên đều có sự công bằng và bảo vệ cho mục tiêu ấy. Ngoài ra, bà đã tốt nghiệp đại học một năm trước khi tôi tốt nghiệp bởi vì, như bà nói và tôi vẫn nhớ: "Việc ghi âm cho những người mù nên có những tình nguyện viên có trình độ đại học hơn, con à."
Vào một dịp nọ, mẹ Rosie có dịp gặp một người mù. Ngay khi bà giới thiệu về mình cho chàng trai ấy, anh ta kêu lên: "Ồ, tôi biết bà. Bà là quý bà có giọng nói biết cười!"
Mẹ tôi đã sống năm cuối cùng của đời với sự đau đớn tột cùng. Căn bệnh ung thư đã di căn sâu vào trong, và sự đau đớn là một cái gì đó bà không thể hiểu được hay bị khuất phục. Sau bốn mươi năm làm tình nguyện viên - kể cả những chuyến đi hàng tuần đến phòng thu - những người của hội RFB&D đã lập một phòng thu ngay tại nhà mẹ tôi, bởi đi đến Upland để thu âm sẽ quá cực cho bà.
Vào những ngày khỏe mạnh, mẹ tôi có thể thu những cuốn sách đọc khoảng mười lăm phút trong phòng khách cho những đứa trẻ mà bà muốn chắc chắn chúng được học ở trường. Và cuối cùng, khi đã quá yếu đến nỗi không thể ghi âm và chống đỡ với sự đau đớn được nữa, bà dùng những ngày cuối cùng của mình cho việc đọc và sửa những bài học chữ nổi Braille cho những sinh viên mù rất cần đến bà.
Nhưng trước khi mẹ tôi qua đời, bà bắt chúng tôi phải thề là không tổ chức đám ma, nếu không bà dọa sẽ về ám chúng tôi.
Chờ cho đến khi tôi trở về từ Sacramento và đợi thêm một ngày để em tôi, Richard, có thể tổ chức sinh nhật vui vẻ vào ngày 3 tháng Sáu, mẹ tôi - Rose Betty Kelber - một người làm tình nguyện trong gần suốt cuộc đời mình, đã mất vào ngày 4 tháng Sáu năm 1998. Bà là một người đầy nghị lực, luôn quan tâm và đặt người khác lên trên bản thân mình. Gia đình chúng tôi đã cùng nhau vượt qua nỗi mất mát này và tránh lời dọa của Mẹ bằng cách tổ chức "Lễ tưởng nhớ một cuộc đời." Khi các anh chị em, cha tôi, và tôi ngồi chết lặng ở hàng đầu trong ngôi đền Beth, và khi những đứa trẻ mồ côi đang chuyển linh cửu mẹ tôi, chúng tôi sững sờ khi nhìn thấy hơn hai trăm người ngồi sau chúng tôi. Mọi người đã đến đây để nói lời tiễn biệt với Mẹ. Chúng tôi nghi ngờ rằng những năm tình nguyện của Mẹ lại có ý nghĩa rất lớn đối với những người phụ thuộc vào bà.
Tôi sẽ không thể qên những gương mặt đó. Họ đau buồn trước sự mất mát của một người đã cống hiến quên mình. "Quý bà với giọng nói biết cười", người đã truyền cảm hứng và dẫn dắt họ, giọng nói ấy giờ đây không còn nữa.
Một trong những người bạn thân của mẹ tôi nói: "Tôi chưa từng biết một người nào có tấm lòng rộng rãi như Rosie. Tài năng và sức mạnh đặc biệt của bà đã được cống hiến với sự quan tâm sâu sắc nhất cho hạnh phúc của người khác. Cuộc đời bà là món quà cho tất cả những ai từng biết bà ấy." Đó chính là Mẹ của tôi.
Giờ đây tọi đã làm việc cho hội RFB&D ở Los Angeles được sáu năm. Ngày nào tôi cũng được nghe tiếng vọng của Mẹ: "Con yêu của mẹ, đây là một tổ chức rất tuyệt vời. Con phải đảm nhận nó đấy!"
Bây giờ tôi có thể thấy tôi trong vị trí công việc với trái tim và tâm hồn của một tình nguyện viên. Chính ký ức mãi mãi về Mẹ đã giúp tôi nhận ra rằng mỗi người trong chúng ta sẽ nhận được một món quà đặc biệt nào đấy mà nó có thể thay đổi biết bao nhiêu cuộc đời.
Diane Kelber
Người ta luôn là bạn bè tốt khi họ cùng làm những điều họ thực sự yêu thích
Samuel Butler

Truyện Sống để yêu thương iv>Người y tá lắc đầu. "Bà là người duy nhất đến thăm Jeannie. Gia đình bà ta chỉ cố gắng đến thăm được một lần từ khi bà ta vào đây."
"Nhưng Jeannie đã kể cho tôi nghe về những lần thăm của họ mà. Thế còn tấm thảm và những bức ảnh trên tường thì sao?" Tôi đã chú ý đến căn phòng của bà từ lần thăm đầu tiên.
"Ồ, những thứ đó à? Chúng tôi tìm thấy tấm thảm và những bức ảnh ở kho chứa đồ, và nghĩ rằng chúng có thể làm tươi tắn căn phòng lên." Người y tá đang ghi chép vào một cuốn sách. "Thật là buồn. Những người sống ở đây luôn trông chờ người nhà đến thăm, và bà Jeannie cũng không ngoại lệ."
"Vậy bây giờ bà ấy ở đâu?"
"Bà có thể tìm thấy bà ta ở phòng sinh hoạt chung", người y tá nói. "Bà ta hát suốt ngày, bà vốn thích hát mà."
Khi bước vào phòng sinh hoạt, tôi thấy bà Jeannie đang ngồi ở hàng ghế đầu và hát say sưa. Tôi đi xuống dọc theo lối đi. "Chào bà", tôi khẽ nói.
Jeannie mỉm cười và vẫy tôi lại với bà. Chúng tôi đã hát với nhau trong gần nửa giờ, giọng nữ trầm du dương của bà che khuất giọng du dương của tôi. Hát xong, bà kéo tôi qua một bên. "tôi muốn báo bà biết, đứa con gái mới gọi tôi đấy. Annie đang trên đường đến đây. Tôi biết là nó có thể mà."
Hai tuần sau. Tôi bước ra khỏi thang máy và đi đến phòng bà Jeannie. Tôi đứng lại bên ngoài cánh cửa mở sẵn. Căn phòng trông khác hẳn. Một tấm ra trải giường in hình hoa mới, khác hẳn với cái mùa xanh mà tôi đã quen thấy. Một cái bàn sơn trắng bên dưới cửa sổ và một cái ghế xích đu cùng màu ở góc phòng. Hai tấm ảnh được lồng khung đặt trên bàn cạnh bình hoa cúc tươi. Tấm thảm cũ đã biến mất và thay vào là một tấm thảm Ba Tư đỏ mới tinh.
Chắc hẳn con gái của bà mới mua đồ cho bà ấy đây, tôi nghĩ. Nhưng một cảm giác lạ lướt qua tôi khi tôi liếc nhìn tấm ảnh. Tim tôi đập nhanh hơn khi tôi quay trở ra. Tôi dừng lại tại phòng y tá. "Bà Jeannie vừa mới chuyển đi à?"
"Chúng tôi vừa định gọi cho bà. Bà Jeannie đã mất sáng sớm hôm qua."
"Bà ấy mất rồi sao?"
Người y tá gật đầu. "Bà ấy bị đau tim."
"Tôi không hề biết", tôi chết lặng đi, nói lẩm bẩm một mình và quay lưng định đi ra. "Nếu như đó là một sự ai ủi, bà Riley", một người y tá nói. "Bà đã là người nổi bật nhất trong tuần cuối của bà ấy. Bà ấy đã chờ đợi bà đến thăm."
Một cảm giác ấm áp lan tỏa trong tôi. Tôi quay lại và thấy những người y tá đang mỉm cười. "Bà ấy đã chờ tôi thật sao?"
"Đúng vậy", họ đồng thanh. "Bà ấy luôn hỏi chúng tôi thời gian và còn bao lâu nữa thì bà đến. Sau đó bà ấy lại giường ngồi và đợi."
Mặc dù tôi biết tôi sẽ nhớ lắm những cuộc nói chuyện giữa tôi và bà Jeannie, tôi cảm thấy được an ủi bởi biết rằng trong một thời gian ngắn ngủi, tôi đã làm bạn với bà Jeannie, và có lẽ, chỉ có lẽ thôi, tôi đã tạo nên sự khác biệt trong cuộc đời bà.
Rosemaria Riley
Mỗi người bạn đại diện cho một thế giới bên trong chúng ta, một thế giới không tự sinh ra cho đến khi nó đến.
Anais Nin
--!!tach_noi_dung!!--

Đánh máy: Kurama
Nguồn: Kurama
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 4 tháng 3 năm 2006

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--