Chương 23

Sau khi đã quyết định như vậy, nàng thấy vui vẻ. Triển vọng tránh xa sự khốn khổ giày vò lập tức giúp nàng thấy cái tai họa ấy dễ chịu đựng hơn. Thông báo được đăng tải; Michael tuyển chọn người để đào tạo người và bắt đầu tập dượt. Julia thấy vui khi được ngồi trên một chiếc ghế bành theo dõi nữ diễn viên được tuyển lựa được tập đóng vai nàng đã đóng trước nó mấy năm. Nàng vẫn giữ nguyên được cái khoái cảm đã có từ ngày đầu đến với sân khấu là được nằm trong rạp tối, dưới những tấm bạt, và chứng kiến những nhân vật lớn lên trong bàn tay các diễn viên. Nguyên chỉ ngồi trong rạp nàng đã thấy dễ chịu; không ở đâu nàng được sung sướng như vậy. Theo dõi những cuộc tập dượt nàng có thể thư giãn để đến đêm tới phiên trình diễn của nàng cảm thấy tươi mát. Nàng nhận thấy tất cả những gì Michael nói là đúng. Nàng tự kiềm chế mình. Đẩy lùi cơn xúc động riêng tư về phía sau và như vậy giữ được nhân vật dưới quyền kiểm soát, một lần nữa nàng lại đóng được với sự điêu luyện nhuần nhuyễn. Vai của nàng không còn là phương tiện để nàng xả những tình cảm riêng và lại trở thành sự diễn đạt bản năng sáng tạo. Nàng có được niềm vui êm dịu là phục hồi được sự tự chủ của mình. Điều đó cho nàng ý thức về quyền năng và giải thoát.
Nhưng sự cố gắng thành công của nàng làm nàng kiệt sức, và khi không ở trong rạp nàng cảm thấy mình thừa thãi và nản chí. Nàng mất đi cái sinh lực dồi dào. Một thứ tình cảm tự ti tràn ngập lòng nàng.
Nàng cảm nghĩ nàng hết thời rồi. Nàng thở dài khi nghĩ rằng không còn ai muốn nàng nữa Michael ý nàng nên đi Viên để được gần Roger; nàng cũng muốn vậy, nhưng lắc đầu.
– Em chỉ làm đảo lộn cách sống của nó thôi.
Nàng sợ là nó lại thấy nàng là thứ của nợ. Nó đang vui sống mình lại cản đường nó thôi. Nàng không chịu nổi cái ý nghĩ là nó sẽ thấy có hơn nhận phải gượng gạo dẫn nàng tới chỗ này chỗ kia và thỉnh thoảng lại phải ăn bữa trưa hay bữa tối với nàng. Tự nhiên hơn là cứ để nó vui với bạn bè cùng lứa tuổi thân quen của nó. Nàng quyết định về ở với mẹ nàng, bà Lambert - Bà de Lambert, như Michael vẫn thường cố tình gọi bằng cái danh - xưng quí phái đó.
Nhiều năm nay mẹ nàng đã sang sống với cô em gái của bà, bà Falloux, ở St Malo. Năm nào bà cũng sang Luân Đôn chơi với con gái ít ngày. Riêng năm nay bà không được khỏe nên không sang. Bà là một bà già trên bảy mươi tuổi và Julia biết rằng sẽ là niềm vui lớn cho bà khi con gái về thăm lâu. Ở Viên ai thèm để ý đến một nữ diễn viên người Anh? Ở đó nàng sẽ chẳng là cái gì cả. Ở St Malo nàng sẽ là một nhân vật sáng giá, hai bà già sẽ hãnh diện giới thiệu nàng với bạn bè.
“Ma fille. La plus grande actrice d' Angleterre”.
Mấy bà già tội nghiệp, các cụ chẳng sống được bao lâu nữa và các cụ sống một cuộc sống buồn thảm, nhàm chán. Lẽ dĩ nhiên đối với nàng dù buồn chán nhưng đối với các cụ thì là niềm vui Julia có cảm nghĩ là trong thời gian theo đuổi sự nghiệp sáng chói và vinh hiển của mình nàng đã có phần, xao nhãng bổn phận đối với mẹ. Bây giờ thì nàng có thể bù đắp lại nàng tỏ ra hết sức khả ái. Sự hiền hòa của Michael và cái cảm tưởng khôn nguôi là đã bao nhiêu năm hắn ở bất công đối với chồng là nàng đầy hối hận nàng cảm thấy là mình ích kỷ quá đáng và nàng muốn chuộc lại mọi lỗi lầm. Nàng hăm hở muốn tự hiến mình, vì trong tâm trạng ấy nàng viết thư cho mẹ là nàng sắp về.
Nàng thu xếp một cách tự nhiên nhất trên đời để không gặp Tom cho tới ngày cuối cùng ở Luân Đôn. Vở nàng đóng chấm dứt từ đêm trước và nàng khởi hành đi St Malo vào buổi chiều tối. Tom đến từ biệt nàng vào khoảng sáu giờ.
Michael có ở đó, cả Dony, charles Tamerley và một hay hai người nữa cho nên hai người không được một lúc nào gặp riêng. Đối với Julia chuyện trò tự nhiên với y không phải là chuyện khó. Nhìn thấy y không làm cho nàng khắc khoải như nàng sợ mà chỉ làm cho nàng đau lòng vô vị. Họ giữ bí mật nơi và giờ khởi hành của nàng, nghĩa là người phụ trách báo chí của rạp chỉ gọi điện thoại cho rất ít tòa báo, cho nên khi Julia và Michael đến ga chỉ có năm sáu phóng viên và ba nhiếp ảnh viên. Julia nới ít lời duyên dáng với họ, và Michael cũng nói thêm vài câu, rồi đại diện báo chí mời các phóng viên đứng sang một bên và vắn tắt nói về dự định của Julia. Trong lúc đó Julia và Michael đứng cho các nhiếp ảnh viên chụp họ tay quàng tay, trao nhau nụ hôn tạm biệt, và cuối cùng Julia, nhoài người ra khỏi cửa sổ toa tàu đưa tay chó Michael đứng ở sân ga nắm.
– Nặng nợ với mấy người này, - nàng nói, - không sao thoát được họ.
Anh không hiểu sao mà họ biết được là em đi.
Một đám người tụ lại khi họ nhận ra là có việc gì đó đang xảy ra và kính cẩn đứng đằng xa. Đại diện đến bên Michael thưa rằng anh ta đã cho phóng viên biết đủ để viết một cột báo. Tàu phun khói rời ga.
Julia đã từ chối không đem Evie theo. Nàng có cảm tưởng để lấy lại dư sự bình thản lúc này nàng lại cần phải cắt đứt với đời sống cũ. Evie trong ngôi nhà Pháp ấy sẽ lạc lỏng. Vì bà Falloux, dì Carlie của Julia, hồ còn con gái, lấy một người Pháp, bây giờ, bà cụ nói tiếng Pháp thạo hơn danh Anh. Bà đã góa chồng từ lâu và, người con trai duy nhất cũng đã chết trận. Bâ sống trong một ngôi nhà cao và hẹp xây trên một ngọn đồi và khi từ con đường lát đá cuội bước qua ngưỡng cửa bạn sẽ tưởng như đi vào cảnh thanh bình của thời xưa, Nửa thế kỷ rồi không có gì thay đổi phòng khách_kê bộ sa-lông kiểu vua Liouls XV phủ áo ghế, vào ấy mỗi tháng chỉ được lột có một lần để phủ nhẹ lớp đệm lót lụa mềm.
Chân nến thủy tinh được phủ và mút-xơ lin để rồi nhặng khỏi làm dơ. Trước lò sưởi là một tấm bình phong chắn lửa than kết bằng lông công rất mỹ thuật và lồng kính:
Mặc dù căn Phòng không được sử dụng dì Carrie vân đích thực lau bụi mỗi ngày Phòng ăn, tường được lát gỗ và cũng có bộ ghế được bọc vải che bự. Trong chiếc tủ kính kề bên có bộ đựng gia vị bằng bạc, bộ đồ cà-phê bằng bạc bộ đồ trà bằng bạc và chiếc khay bạc. Dì Carrle và mẹ của Julia, bà Lambert sống trong phòng có tên là phòng ban mai, một căn phòng dài và hẹp, kê đồ kiểu cung đình. Trên tường có treo những bức chân dung vớ bằng sơn dầu hình dì Carrie và ông chồng quá cố của dì, hình cha, mẹ của ông và hình người con chết trận về bàng mẩu như hồi còn nhỏ, tất cả đều lòng trong khuôn hình ô – van. Nơi đây các cụ ngồi kim chỉ vá may, nơi đây các cụ ngồi đọc báo chí. Tờ thập tự công giáo, tờ tạp chí hai thế giới và tờ nhật báo đại phương. Tối đến nơi đây các cụ chơi đô- mi – nô. Trừ tối thứ năm khi cha xứ và thiếu tá vệ binh, một sĩ quan hải quân hồi hưu đến ăn, các cụ thủy thủ mà các bà biết nơi ông ta, chẳng ngần ngại mà không bình phẩm khi một món nào đó nấu không đúng ý, ngay cả cha xứ, một thánh nhân cũng có những cái thích và không thích của ông. Chẳng hạn, cha tết thích món cá sòng vùng Normand nhưng cha đòi cá phải chiên bằng bơ thượng hạng, thứ bơ mà giá rất đắt từ hồi chiến tranh. Cứ sáng thứ ăm, dì Carne lấy chia khóa hầm rượu và đích thân chọn một chai Claretl trong hầm Dì và bà chị, uống nốt chỗ còn dư cho đến cuối tuần.
Các bà đặc biệt chiếu cố Julia, bắt nàng uống nước tisane, bắt nàng không được ngồi ở chỗ có thể có lổ lùa. Thực Vậy phần lớn thời gian của các bà là dành cho việc tránh gió máy. Các bà bắt nàng phải nằm trên ghế dài, và khuyên phải đắp chăn. Các bà lý sự về quần áo nàng bận chẳng hạn như đôi vớ lụa mà nàng mang mỏng quí có thể nàng thấu suốt và chuyện bên trong nàng mặc thứ gì. Dì Came lấy làm lạ khi biết là nàng chẳng mặc gì ngoài chiếc sơ-mi cũng không mặc cả quần đùi lót nữa. Bà Lmbert nói.
– Thế thì nó mặc cái gì?
– Xi - líp - Julia đáp nhanh.
– Và xú - chiêng nữa chứ? Dì nghĩ vậy.
– Cần gì phải mặc thứ đó - Julia trả lời ngon ơ.
– Vậy thì dưới lớp áo khoác, cháu ở trần à?
– Còn sao nữa?
– Cest la folie. - Dì Carrie la lên.
– Cest vraimant pas raisonabl, ma fille!
Bà Lambert nói:
– Dì không phải là chính chuyên gì, Dì Carrie nói, -nhưng dì vẫn phải nói rằng như thế là thiếu đứng đắn. Julia trình cho các bà thấy y phục của nàng, và vào ngày thứ năm đầu tiên sau khi nàng tới, các bà bàn tính nàng nên mặc áo nào để dự tiệc. Dì Carrie và bà Lambert đụng độ với nhau về chuyện này. Bà Lambert nghĩ rằng bởi vì con gái bà có đem theo những chiếc áo dạ tiệc thì phải để cho nó mặc. Dì Carrie nghĩ việc ấy không cần.
– Hồi em còn sang thăm chị ở Jersey khi quý ông đến dự tiệc, em nhớ chị mặc bộ áo dự tiệc trà.
– Lẽ dĩ nhiên mặc áo uống trà là phải. – Các bà nhìn Julia đầy hy vọng. Nàng lắc đầu.
– Con sẽ mặc chiếc áo choàng.
Dì Carrie mặc chiếc áo cổ cao bằng lụa đen dày, với một chuỗi hạt huyền, và bà Lambert cũng mặc một chiếc áo tương tự- với tấm khăn choàng vai thêu móc và chuỗi kim cuốn giả. Ông thiếu tá mặt người nhỏ con chắc nịch với bộ mặt hằng vết nhăn với mái tóc bàn chải và bộ ria mép đường bệ nhuộm màu đen lánh. Ông rất ga lăng, và mặc dầu đã ngoại thất tuần, dưới gầm bàn, trong bữa ăn vẫn giả bộ chạm lầm chân Julia. Lúc ra về ông còn lợi dụng cơ hội bẹo mông Julia.
– “Lão già hồi xuân”.
Nàng lẩm bẩm một mình trong khi đoan trang theo hai bà trở lại phòng khách.
Các bà chiếu cố nàng, không phải nàng là kịch sĩ nổi danh mà vì nàng đau yếu cần phải nghĩ ngơi. Không lâu, Julia ngạc nhiên hết sức khi khám phá ra rằng danh tiếng của nàng không phải là đều kêu hãnh, mà là cái khổ cho các bà.
Thay vì muốn đem nàng ra khoe, các bà không để cho nàng đi cùng các bà thăm bạn bè. Dì Carrie đem từ Jersey đến cái thói quen uống trà điểm vào buổi chiều, và chưa khi nào bỏ cái thói quen đó. Một hôm, ít ngày sau khi Julia về, các bà mời một số phu nhân đến uống trà. Bà Lambert trong bữa trưa hôm đó nói với con gái:
– Con này, ở St. Malo chúng ta có một số bạn rất tốt, nhưng dĩ nhiên họ vẫn coi chúng ta như những người ngoại quốc, mặc dù mình đã sống ở đây gần ấy năm rồi, và chúng ta cũng không muốn có cái gì khác lạ. Dĩ nhiên là chúng ta không muốn con nói dối điều gì cả, nhưng trừ khi con buộc lòng phải nói điều đó, dì Carrie con nghĩ rằng tốt hơn con đừng nói với ai rằng con là diễn viên.
Julia sửng sốt nhưng ý thức hài hước của nàng lướt thắng, nàng muốn phá lên cười.
– Vâng, con sẽ không nói gì – Julia đáp, nàng tự cho phép mình mỉm cười.
– Lẽ dĩ nhiên chúng ta cũng biết nữ diễn viên người Anh không như người pháp, - Bà dì độ lượng chống chế, - Chứ hầu như là đương nhiên, cô đào Pháp nào cũng có nhân tình.
– Quá lắm, quá lắm. – Julia nói.
Cuộc sống ở Luân Đôn của nàng, với tất cả những náo nức, những đắc thắng, những cực nhọc của nó hình như bắt đầu xa vời. Chẳng bao lâu, nàng thấy mình nghĩ đến Tom với một tâm trạng thanh thản. Nàng nhận thấy rằng lòng tự ái của nàng bị thương nhiều hơn là trái tim nàng. Ngày lại ngày đều đều qua đi, về sau chỉ còn một điều duy nhất nhắc nhở nàng tới Luân Đôtn là ngày thứ hai nhận được những tờ báo chủ nhật. Nàng nhận được cả sấp dầy và để cả ngày để đọc.
Thế rồi nàng sống với tâm trạng ít nhiều nôn nóng. Nàng rảo bước dọc đến nước và nhìn ra những hòn đảo rải rác trên vịnh. Vòm trời mậây xám xui nàng nhớ vòm trời xám bên Anh. Nhưng vào sáng thứ ba nàng lại chìm vào tĩnh mịch của đời sống tỉnh lẻ. Nàng đọc nhiều tiểu tuyết tiếng Anh, tiếng Pháp là nàng mua ở một hiệu sách nhỏ địa phương, đọc lại thơ Verlaine mà nàng vốn ưa thích. Trong thơ ông có nỗi buồn nhẹ nhàng xem ra phù hợp với miền đất Breton màu xám; những ngôi nhà cổ đá sẫm trang nghiêm và sự vắng lặng của những con đường lên xuống đổ khúc khuỷu. Những tập toán bình an của hai bà lịch trình sinh hoạt không thay đổi và câu chuyện nhỏ to dịu dàng của các bà gợi lòng xót thương trong nàng. Từ bao nhiêu năm nay chẳng có gì xảy ra đến cho họ, và bây giờ cũng chẳng có gì xảy ra cho tới ngày họ chết và cuộc đời họ cũng chẳng có ý nghĩa gì quan trọng. Điều lạ lùng là họ mãn nguyện. Họ chẳng biết đến ác ý chẳng biết ghen tuông. Họ đã tự tách rời khỏi những hôn nhân thế thường tình, điều mà Julia cũng cảm thấy ở bên trong mình khi đứng trong ánh sáng chói lòa, cúi đầu đáp lại tiếng hoan hô của khối khán giả quá nhiệt tình. Có nhiều khi nàng nghĩ sự cách biệt là quý nhất mà nàng có. Nơi nàng, điều đó do kiêu căng phát sinh; nơi các bà lại do đức khiêm tốn. Trong cả hai trường hợp, nó đem lại một điều quí báu là sự tự do cho trí tuệ, những nơi các bà, nó được bảo đảm hơn.
Mỗi tuần Mihael viết cho nàng một lần, những bức thư ngắn gọn thư có tính công việc trong đó ông nói về tiền thu nhập ở rạp Siđo và những chuẩn bị cho vở tới, nhưng Charles Tamelley viế cho nàng mỗi ngày. Ông kể cho nàng nghe về chuyện bên lề thành phố, ông kể theo lối duyên dáng, trau chuốt của ông về những bức tranh tranh ông xem, những cuốn sách ông đọc. Ý ông hàm súc nhẹ nhàng và uyên bác khéo léo. Ông triết lý mà không nặng nề. Ông nói với nàng là ông tôn sùng nàng. Đó là những bức thư tình hay nhất nàng nhận từ trước đến nay và để cho hậu thế, nàng quyết định lưu giữ. Một ngày ba người nào đó sẽ xuất bản và người ta sẽ đến hành lang trưng bày hội họa quốc gia ngắm bức chân dung nàng, bức mà Mc Evoy đã vẽ và thở dài khi họ nghĩ đến câu chuyện tình buồn và lãng mạn mà nàng là nhân vật chính.
Chales đã vô cùng quý giá đối với nàng trong hai tuần đầu nàng lâm nạn tình ái, nàng không biết chịu đựng ra sao nếu không có ông. Gọi một danh, có ông liền. Câu chuyện của ông đưa nàng vào một thế giới khác làm dịu thần kinh nàng. Tâm hồn nàng bị lâm bùn, và nàng đã tắm gội trong sự sáng suốt của tinh thần ông.
Theo ông lang thang đi dọc cái hành lang ngắm tranh giúp nàng thảnh thơi biết ơn ông là hớp lý Nàng nghĩ đến những năm dài ông yêu nàng. Cho đến nay ông đã yêu nàng có hơn hai mươi năm. Nàng đã chẳng đối tốt với ông bao nhiêu chiếm đoạt đến nàng ông sẽ hạnh phúc vô cùng và việc ấy cũng chẳng gây tổn thương gì cho nàng. Nàng tự hỏi không hiểu tại sao nàng lại cự tuyệt ông lâu đến thế. Bởi vì có thể là ông quá chung tình, bởi vì sự tha thiết của ông quá khiêm tốn, có lẽ chỉ vỉ nàng muốn giữ lại trong trí ông cái lý tưởng mà ông đã có vì nàng. Thực sự là ngu dại và nàng đã ích kỹ. Nàng chợt thấy hân hoan nghĩ rằng sau cùng nàng có thể đền đáp tất cả sự tử tế, sự kiên nhẫn và sự vị tha của ông. Nàng chưa mất cái ý niệm về sự mất xứng mà sự hiền hòa và sự cao cả của Michael đã gợi lên trong lòng nàng, và nàng vẫn còn hối hận bởi vì nàng đã mất bình tĩnh với chồng. Sự mong muốn tự hy sinh mà nàng đã có từ khi nàng rời khỏi nước Anh còn cháy hừng hực trong lòng nàng. Nàng nghĩ Charles là một đối tượng đáng để phục vụ. Nàng khẽ cười, hiền hậu và thương cảm khi nghĩ đến sự ngỡ ngàng của ông khi ông nghĩ ra ý định của nàng; mất một lúc ông không tin là điều đó là thật, rồi sung sướng thay, đê mê thay! Tình yêu mà ông đắp đập ngăn chặn trong bấy nhiêu năm vỡ ra lênh láng như cơn thác lũ trong trận lục tràn ngập nàng. Tim nàng căn phòng lên với ý nghĩ về long biết ơn vô hạn của ông. Nhưng ông chưa dám tin hẳn về vận may của mình, và sau khi đã xong xuôi, nàng nằm trong vòng ôm của ông, nép vào ông thì thào khe khẽ.
– Bỏ công đợi chờ anh nhỉ?
– Như nàng Helen, bằng nụ hôn, em biến anh thành bất tử.
Thật là tuyệt vời khi đủ khả năng làm cho một sinh linh sung sướng đến thế.
“mình sẽ viết thư cho ông ta trước khi rời stalin. Malo”, nàng quyết định.
Hết xuân sang hạ, cuối tháng bảy là lúc Julia phải đi Paris để may sắp quần áo. Michael muốn khai trương vở mới vào đầu tháng chín, và những buổi tập dượt khởi sự vào tháng tám. Nàng đem theo vở kịch về St. Malo, định học vai của mình, nhưng trong hoàn cảnh đó không sao học được. nàng có dư thời giờ rảnh rỗi, nhưng trong thị trấn nhỏ màu xám, khắc khổ nhưng ấm cúng này, với hai bà già lúc này cũng ở kề bên, chỉ chú ý tới việc họ đạo và việc nhà, dù kịch bản có hay đến đâu, nàng cũng không ham nỗi.
– Đến lúc nàng phải trở về rồi, - nàng nói, - sẽ rất điên rồ nếu mình thực sự đi đến kết luận rằng sân khấu chẳng đáng gì với sự quan tâm của mọi người.
Nàng từ giã là mẹ và dì Carrie. Các bà hết sức tử tế với nàng, nhưng nàng không nghi ngờ chút nào là các bà không buồn khi sự ra đi của nàng cho phép các bà trở lại cuộc sống mà nàng đã làm gián đoạn. Các bà có phần cảm thấy nhẹ mình đôi chút khi biết rằng không còn mối nguy khác người, đó là sự nguy hiểm dễ mắc phải khi chứa chấp một nữ diễn viên, dù đó có thể gây ra việc dèm pha bất lợi trong giới lão bà ở St. Malo.
Nàng đến Paris vào buổi chiều, và khi được dẫn vào phòng lớn dành cho nàng ở khách sạn Ritz, nàng thở dài mãn nguyện. Thật là dịp long trọng được trở lại với cuộc đời xa hoa. Ba bốn người gởi tặng hoa nàng. Nàng tắm và thay đồ, Charles Develill, chuyên may quần áo cho nàng, một người bạn lâu năm, ghé vào nàng đi ăn ở khu rừng Boulogne.
– Tôi đã có một kỳ nghĩ tuyệt vời, - Nàng nói,với ông khách. – Dĩ nhiên là hai bà già vui lắm khi tôi về nghĩ, nhưng tôi sợ ở thêm một ngày nữa thôi sẽ chán.
Ngồi xe chạy trên đường Champs Elysées vào chiều tối đẹp trời hôm ấy, nàng cảm thấy phấn khởi. Lại được gửi mùi xăng thích thú. Những chiếc xe nhà, xe tắc xi, những tiếng còi xe, những hang cây dẻ, những ngọn đèn đường, đám đông ngồi trên vỉa hè và đám đông ngồi bên ngoài quán cà phê; tất cả đều làm nức lòng. Và họ đến nhà hàng Chateau de Madrid vừa vui, vừa lịch sự, vừa đắt tiền. Thật là mãn nguyện được nhìn lại các bà các cô ăn mặc đúng cách, điểm trang đúng độ, và các ông các cậu da bắt nắng, áo quần bảnh bao.
– Tôi thấy như mình là một nữ hoàng đi đày mới về.
Julia trải qua nhiều ngày vui, lựa các mẫu và thử áo. Nàng tận hưởng từng giờ của những ngày ấy.
Nhưng nàng là một phụ nữ bản lĩnh, và khi đã quyết định điều gì thì bám riết; trước khi về Luân đôn nàng viết thư cho Charles. Ông có việc đi Goodwood và Cowes và ở lại Luân Đôn có hai mươi bốn giờ trên đường đi Salzburg.
Charles thân mến,
Sung sướng biết bao em sắp gặp lại anh rồi. Tất nhiên em dành ngày thứ tư rảnh rỗi cho anh. Chúng mình cùng đi ăn nhé và liệu anh còn yêu em không?
Julia của anh.
Trong lúc dán bao thư nàng lẩm bẩm; Bis dat, qui citodat. Đó là câu tục ngữ Latinh mà Michael ưa đọc khi bị lạc quyên, và ông cho gửi ngay đúng nửa số tiền người ta xin ông.