Chương 2

Khi hai người đàn ông đi rồi nàng lướt xem sấp hình trước khi để lại chỗ cũ.
“Với một phụ nữ bốn mươi sáu tuổi, như thế này còn được chán”, nàng mỉm cười. “Những tấm hình này phản ánh trung thực, không thể phủ nhận”. Nàng nhìn quanh tìm gương soi, nhưng không có tấm nào. Mấy thằng trang trí chết tiệt Trách nào anh Michael tội nghiệp chẳng bao giờ sử dụng gian phòng này. Dĩ nhiên là mình vốn không ăn ảnh.
Nàng bỗng muốn xem lại ít ảnh cũ của mình. Michael vốn ngăn nắp theo cung cách một nhà doanh nghiệp, ảnh nàng được xếp trong những hộp giấy cứng lớn, được đề ngày tháng và sắp theo thứ tự thời gian. Ảnh của chính ông cũng được xếp trong những hộp khác cùng cất trong hộc tủ.
Khi có nhà văn nhà báo nào đó ghé thăm và muốn viết bài về thân thế sự nghiệp chúng mình, anh-chỉ với tay một cái là đủ tư liệu cung cấp”, Michael vẫn nói.
Cũng với mục đích đáng, hoan nghênh đó ngay từ những ngày đầu Michael đã cho cắt đầy đủ các bài báo liên quan tới sự nghiệp của hai người và cho dán lại thành những chồng sổ lớn.
Có những tấm ảnh Julia khi còn nhỏ, những tấm hình hồi còn con gái, những tấm hình nàng trong những vai hồi mới vào nghề, hình nàng hồi còn là người vợ trẻ, ảnh chụp với Michael, rồi với roger, con trai nàng khi còn nhỏ xíu. Có một tấm chụp chung ba người. Michael trông rất giống đàn ông, đẹp trai hết xảy, còn nàng, hiện thân của sự hiền dịu, đang nhìn xuống Roger với tất cả tình mẫu tử, và roger, một bé trai với mái tóc xoăn ai trông thấy cũng phải yêu, Tất cả các báo ảnh đều dành cả một trang để in tấm hình này và hai người cũng dung để giới thiệu nhiều chương trình trình diễn. Rút thành khuôn khổ bưu thiếp, ảnh này bán chạy ở các vùng trong rất nhiều năm. Tấm ảnh gây phiền phức đến nỗi trong thời gian theo học ở trường Eton, Roger không chịu chụp ảnh chung với mẹ nữa. Thật buồn cười cậu ta không thích có hình đăng báo.
“Người ta sẽ nghĩ là con bị lệch lạc hay sao đó”. Nàng bảo con. “Điều này đâu có gây thiệt thòi gì. Con cứ thử đến dự một buổi tiệc khai mạc chương trình mà xem, các yếu nhân xã hội, các bộ trưởng, các thẩm phán, bất kể ông nào, bà nào đều lo săn tìm thiếp ảnh gia. họ có thể giả bộ không ưa, nhưng cứ xem cách họ trịnh trọng sửa tư thế như thế nào khi lọt được vào cặp mắt giới chụp ảnh”.
Nhưng Roger nhất định không chịu.
Julia bắt gặp tấm ảnh nàng trong vai Beatrice, đó là vai duy nhất trong kịch bản của Shakespeare mà nàng thủ diễn. Nàng biết, đóng bộ xiêm áo này nàng không đẹp; có lẽ nàng sẽ không bao giờ hiểu được vì sao, bởi thường không một người nào ăn bận thời trang đẹp hơn nàng. Nàng đặt may y phục ở Paris, cả đồ mặc trong cuộc sống riêng, và các nhà mốt nói rằng không người nào đặt may nhiều hơn nàng. Julia có thân hình lý tưởng, ai cũng phải công nhận điều này.
Đáng tiếc là chưa bao giờ Julia có cơ hội thủ vai Rosalind, Nàng mặc đồ nam khỏi chê, nhưng ở tuổi này thì muộn mất rồi, và có lẽ cũng vì vậy mà nàng không dám mạo hiểm. Tuy nhiều người có thể nghĩ với vẻ rực rỡ, sự tinh ranh, và kiến thức nghệ thuật hài kịch, Julia sẽ tuyệt vời trong vai đó. Nhưng các nhà bình luận nghệ thuật không ưa vai Beatrice của nàng. Đó chỉ vì cái thể thơ ấy.
chất giọng của Julia, thứ âm thanh trầm sung mãn, với âm sắc khan khan gợi thương, bóp thắt con tim qua từng đoạn khúc não nùng hoặc giả chọc cười ý nhị trong các vở hài kịch, dường như nghe chẳng ra sao khi nàng đọc thơ. Rồi lại cách phát âm của chị nữa, nghe rành mạch từng vần từng chữ, cho đến hang cuối cùng của rạp hát, nhưng “làm cho nghe thơ cũng như nghe văn xuôi”. Thật ra, Julia cho là lỗi tại con người nàng, nàng tân tiến quá.
Machael bắt đầu sự nghiệp với Shakespeare. Đó là trước khi Julia quen anh.
Anh đóng vai Roméo ở sân khấu trường đại học Cambridge và khi về Luân đôn dù mới học ở trường kịch nghệ được một năm, chàng vẫn được ông bầu Benxon chấm! Chàng lưu diễn khắp nước và sắm đủ các vai. Nhưng chàng nhận ra rằng Shakespeare sẽ chẳng đưa chàng tới đâu, và nếu chàng muốn trở thành diễn viên hàng đầu, chàng phải tìm kiếm trong các vở hiện đại. Một người tên là Jimmie Langton điều hành một trong những rạp hát đầu tiên ở Miđlepool thu hút được sự lưu tâm đặc biệt của dư luận. Và sau ba năm theo ghành của ông bầu enxon, khi đoàn lưu diễn qua Miđlepool, Michael viết thư xin được langton tiếp kiện.
Jimmie Langton, một người đàn ông bốn mươi lăm tuổi, mập ú đầu hói, mặt đỏ, trông giống như một thị dân phì nộn trong tranh của Ruben, rất say mê sân khấu. Ông là một tay kỳ quặc, ngông nghênh, sôi nổi, tự phụ nhưng có sức hấp dẫn. Ông thích đóng kịch, nhưng hình thù ông chẳng cho phép ông đóng vai nào ngoại trừ vài vai hi hữu, âu cũng là may, vì ông đóng dở lắm. ông không kiềm hảm được bản chất bốc đồng vốn có, và đóng vai nào cũng vậy, mặc dù đã nghiên cứu kỹ vai ấy, suy nghĩ nhiều về nó, nhưng cuối cùng ông vẫn bị lố bịch.
Cử chỉ nào cũng hênh hoang, cường điệu mọi lời thoại. Nhưng khi Langton duyệt vở thì lại khác hẳn; khi ấy ông không chấp nhận bất cứ sự giả tạo nào. Tai ông thính lắm, mặc dù tự thân ông không giữ nỗi cung điệu, nhưng ông không bỏ qua một sai sót nào cho một ai.
“Đừng diễn một cách tự nhiên”, ông nói với đoàn của ông. “ông nói với đoàn của ông”. Sân khấu đâu có phải chỗ để mà tự nhiên. Sân khấu là giả bộ tự nhiên”.
Ông hành các diễn viên của ông dữ dội. mỗi buổi họ phải tập từ mười giờ sang đến hai giờ chiều, rồi ông cho họ về để học vai và nghĩ ngơi trước buổi biểu diễn chiều tối. ông ép họ, ông la hét họ, ông mai mỉa họ. ông trả lương thấp. nhưng nếu họ diễn hay một màng gây xúc động thì ông khóc như một đứa trẻ, và khi họ nói một câu thâm thúy trong vở đúng ý ông thì ông cười hô hố.
Ông nhảy chân sáo trên bục diễn khi đắc ý, và khi nổi giận, ông ném kịch bản xuống rồi giẫm chân lên, nước mắt tức tối tuôn đầy má. Họ cười nhạo ông, nguyền rủa ông, nhưng làm hết mình để ông được đẹp long. Ông tạo ra nơi họ bản năng che chở bảo vệ cho ông, đến lúc mà không một ai nỡ bỏ ông. mặc dù họ than rằng ông đối xử với họ như một bầy nô lệ, và họ chẳng bao giờ được yên thân đến một lúc, chẳng máu thịt nào chịu nỗi, nhưng họ lại mong muốn khủng khiếp được theo được theo những đòi hỏi quá quắt của ông. Khi ông bắt tay một kép phụ đóng vai tên lính già, lương tuần vẻn vẹn có bảy bảng anh, và khen:
“Chao ôi! Cậu đóng tuyệt quá”, kẻ đóng vai tên lính già cảm thấy như thể mình là diễn viên ưu tú chares Kean thứ thiệt.
Khi Michael đến để được diện kiến vì biết Jimmie đang cần một kép chính trẻ, ông đã đoán Michael xin gặp ông làm gì rồi; và tối hôm trước tôi đi xem chàng diễn. Michael thủ vai Mercutio, ông không nghĩ là chàng diễn đạt lắm, nhưng khi chàng bước vào văn phòng, ông sửng sốt về vẻ đẹp ủa chàng, mặc quần flannel, áo blouson nâu, không chải chuốt cầu kỳ, chàng đẹp trai đến nỗi người ta ngộp thở. Cử chỉ tự nhiên, nói năng lịch thiệp, Michael nói rõ mục tiêu cuộc thăm viếng trong lúc jimmie Langton thành thạo quan sát chàng. Nếu có khả năng diễn uất với, những ưu điểm này, hẳn gã trẻ tuổi này còn tiến xa.
– Đêm qua tôi xem cậu nhập vai Mercutio – Ông nói – Ý kiến cậu về vai cậu đóng ra sao?
– Dở ẹc.
– Tôi cũng nghĩ vậy. Cậu bao nhiêu tuổi?
– Hai mươi lăm.
– Tôi đoán là nhiều người khen cậu đẹp trai, đúng không?
– ấy chính vì vậy mà tôi chọn nghiệp sân khấu. Bằng không thì tôi đã vào quân đội giống cha tôi rồi.
Kết quả cuộc phỏng vấn là bản hợp đồng ký với đoàn. Chàng ở lại Miđlepool liền hai năm. Nhờ đoàn chàng nổi danh. Chàng tế nhị và hóm hỉnh.
Chàng sẵn sàng chịu cực để giúp đỡ bất kỳ ai. Vẻ đẹp của chàng làm thao thức cả thị trấn Miđlepool, mấy cô thường bu quanh cổng hậu trường để thấy chàng ra về. Các cô viết thư tình và gởi hoa tặng chàng. Chàng nhận vinh dự tất nhiên ấy nhưng không bao giờ sao lãng chí tiến thủ. Chàng hăng say tiến bước và quyết tâm không để vướng mắc nào ảnh hưởng đến sự nghiệp. chính vẻ đẹp của Muchael đã cứu chàng, bởi vì Michael langton chẳng bao lâu sớm đi đến kết luận là mặc dù có sự kiên trì và ý chí cầu tiến, Michael cũng không vượt hơn được mức diễn viên giỏi. Giọng anh hơi cuối và những lúc cần mãnh liệt lại dễ biến thành the thé. Nhưng khuyết điểm trầm trọng nhất của anh trong những vain am chính trẻ tuổi là anh không biết si tình. Đối thoại bình thường thì anh ngon lành lắm, có thể nói năng đâu ra đấy, nhưng đến khúc say mê đắm đuối thì như có cái gì cầm giữ anh. Anh cảm thấy lúng túng và người ta thấy rõ điều đó.
“Chết tiệt! Ôm gái mà như ôm bao tải khoai ấy”, Jimmie Langton quát tháo.
“Hôn gái mà run như sợ gió lùa, coi có được không? Mê một đứa con gái thì phải cảm thấy si nó chứ. phải thấy xương cốt trong người đang tan rã, và nếu đất có mở ra nuốt mình tức khắc cũng đếch cần.”.
Nhưng mắng cũng bằng thừa, tuy có đẹp có duyên dáng, cùng tác phong điệu nghệ, Michael vẫn là người yêu lạnh lùng mà thôi. Sopng điều đó không ngăn cản Julia đắm đuối yêu anh. Vì chính lúc anh gia nhập đoàn vũ kịch của ông bầu Langton, họ đã gặp nhau.
Sự nghiệp của nàng không có chi chật vật. Sinh ở Jersey, cha nàng là người địa phương, là bác sĩ thú y. Người dì em gái nàng người pháp, một người buôn than sinh sống ở St.Malo, Julia được gửi cho người dì tại đây, để theo học một trường trung học ở địa phương. Nàng học nói tiếng pháp như một người pháp.
Sionh ra đã tỏ rõ thiện khiếu của một nữ diễn viên, đương nhiên nàng sẽ chọn nghề sân khấu, nàng đã biết điều đó từ lâu rồi. Dì nàng, bà Falloux chơi than với một nữ diễn viên lớn tuổi, bà này là thành viên của đoàn hài kịch pháp đã về nghĩ hưu tại St.malo với một khoảng cấp dưỡng nhỏ mà một trong những người tình đã dành cho bà sau nhiều năm chung sống khá mặn mà, giờ thì họ đã chia tay. Khi cô bé Julia mười hai tuổi, người nữ diễn viên này đã là một bà già mập mạp, trên sáu mươi tuổi, nhưng còn đầy sinh lực, thích ăn hơn bất cứ điều gì trên đời này. Bà có lối cười giòn giã, sảng khoái như lối cười của đàn ông, và giọng nói trầm, lớn. chính bà đã dạy nàng những bài học đầu tiên. Bà dạy nàng tất cả những nghệ thuật mà bà đã học được ở nhạc viện, bà kẻ cho nàng nghe giọng oanh vàng của Sarah Bernhardt, về Mounet Sully với dáng vẻ uy nghi, và về Coquelin, người diễn viên vĩ đại hơn tất cả. Bà đọc cho nàng nghe những khúc nỗi danh của Corneille và Racine y như bà đã từng được học ở nhà Pháp và dạy nàng đọc theo đúng cung giọng ấy. Thật là dễ thương khi nghe Julia với giọng non nớt đọc lên với những từ não nùng, đam mê của Phèdre, chú tâm giữ đúng nhịp điệu của thể thơ mười hai âm, và luyến láy mỗi từ theo cung cách cực kỳ giả tạo mà lại đầy kịch tính. Hẳn bà Jane Taibout cũng từng là nữ diễn viên rất tùy hứng, nhưng bà dạy Julia phát âm thật chuẩn, bà dạy nàng phải đi đứng như thế nào, phải tự chủ như thế nào, bà dạy nàng đừng sợ giọng của mình, bà dứt khoát đòi phải có ý niệm về bối cảnh sao cho đúng lúc, điều mà Julia nhờ bản năng đã có được và sau này đó cũng là một trong những biệt tài quý giá của nàng. “Đừng bao giờ ngừng ngang trừ khi có lý do chính đáng”, bà oang oang, nắm tay đập lên mặt bàn nơi bà đang ngồi, “nhưng khi ngừng, thì ngừng thật lâu.”.
Năm mười sáu tuổi, Julia được gởi đi học ở viện kịch nghệ hoàng gia, đường Gower; nơi đó nàng đã biết sẵn những điều nhà trường giảng dạy. nàng phải bỏ đi một số những thủ thuật lỗi thời và nàng phải học một văn phong nói tốt hơn.
Nhưng được tham dự giải nào là nàng giật giải đó, và khi tốt nghiệp, sự thông thạo tiếng Pháp giúp nàng được nhận ngay vào vai cô đầy tớ người pháp ở Luân Đôn liền. có một thời gian dường như kiến thức pháp ngữ của nàng giúp nàng chuyên được đóng những vai cần đến âm giọng ngoại quốc, vì sau vai này nàng được mời thủ vai cô hầu bàn người Áo. Hai năm sau, Jimmie Langton phát hiện ra nàng. Nàng đang đi trình diễn một vở bi hài kịch đã thành công ở Luân Đôn; trong vai một phụ nữ phóng đãng người Ý mà mánh mung dần dà bị lộ, nàng có phần gắng gượng thủ vai người đàn bà bốn mươi này. Trong khi vai nữ chính, một thiếu nữ trẻ lại do một diễn viên trung niên, tóc vàng hoe đảm nhiệm, vì vậy vở diễn thiếu vẻ chân thật. Khi đó Jimmie đang dành ít ngày nghỉ để du hành tham quan sân khấu hàng đêm, hết tỉnh này qua tỉnh khác. Sau khi kết thúc buổi kịch, Jimmie vòng qua hậu trường để gặp Julia. Ông đã nổi danh trong giới sân khấu nên nàng cảm thấy hãnh diện khi được ông khen, và khi ông mời nàng hôm sau dung bữa trưa với ông, nàng nhận lời ngay.
Vừa ngồi xuống bàn ăn ông liền đi thẳng vào vấn đề:
– Đêm qua tôi không chợp mắt một một giây, cứ nghĩ tới cô mãi.
– -Thật bất ngờ, chẳng hay điều đề xuất của ngày lành hay dữ?
Ông không mảy may chú ý đến lời nói vuốt đuôi của cô khách nhí nhảnh.
– Tôi lăn lộn trong cái nghề này cả hai mươi lăm năm rồi. Đã từng là thằng nhỏ chạy cờ, là nhân công sân khấu, nhà thiết kế điều hành sân khấu, diễn viên, quãng cáo viên... Từ hồi còn là một thằng nhóc vừa ở trường nội trú ra, tôi đã song với sân khấu và những điều tôi không biết về diễn xuất thì người khác cũng chẳng cần biết làm gì. Tôi nghĩ cô là một thiên tài.
– Ngày dạy quá lời.
– Im nào, để cho tôi nói. Cô được đủ điều. chiều cao, có eo lý tưởng và một khuôn mặt linh hoạt.
– Ngày quá khen!
– Có sau tôi nói vậy. Đó là khuôn mặt mà mọi nữ diễn viên muốn có. Khuôn mặt có thể phản ánh bất kỳ thứ gì. Hơn thế lại còn đẹp nữa, khuôn mặt diễn đạt được mọi ý nghĩ thoảng trong đầu. Đó là khuôn mặt mà Duse đã có. Đêm qua chẳng hạn, mặc dù thật tình tôi không chú tâm, nhiều lời cô không nói ra, nhưng đôi khi chúng vẫn hiển hiện lên nét mặt.
– Vai đó tồi lắm. Làm sao tôi có thể chú ý đến vai đó nổi. Ông có nghe rõ những lời tôi diễn không?
– Chọn diễn viên tồi, chứ không phải vai tồi. Cô có giọng tuyệt vời, giọng ấy khiến tâm hồn khán giả chơi vơi. Tôi không biết khả năng hài kịch của cô ra sao. Để tôi phân tích thử coi.
Ông ta hơi lim dim mắt ra chiều nghĩ ngợi, rồi nói tiếp:
– Lối căn đúng thời điểm của cô rất hay. Điều này không dạy cho ai được, đó là năng khiếu. Bây giờ tôi đề cập đến những vấn đề then chốt. Tôi đã tìm hiểu về cô. Bởi lẽ cô nói tiếng pháp lưu loát như một phụ nữ pháp nên họ cho cô đóng những vai nói tiếng Anh bồi. Cô sẽ chẳng đi tới đâu với sự phân công này, cô biết rồi mà.
– Tôi chỉ được như thế thôi.
– Chẳng lẽ cô bằng lòng mãi với những vai này sao? Cô sẽ sa lầy trong những vai ấy và công chúng sẽ không chấp nhận cô ở vai nào khác. Những vai phụ, việc diễn xuất của cô vẻn vẹn chỉ có thế thôi. Bất quá hai mươi bản anh một tuần, thế là uổng một tài năng lớn.
– Tôi vẫn nghĩ có một ngày nào đó tôi sẽ được vai cho vai.
– Ngày nào? Cô có thể đợi tới mười lăm năm nữa. năm nay cô bao nhiêu?
– Thưa, hai mươi.
– Lương được bao nhiêu?
– Mười lăm bản một tuần.
– Cô nói bậy. Có mười hai thôi.
Như thế là hậu đấy so với tài cán của cô. Cô còn phải học nhiều nữa. Cử chỉ của cô tầm thường quá. Mọi cử chỉ điều phải nói lên điều gì đó. Cô chưa biết cách làm cho khán thính giả nhìn cô trước khi cô nói. Cô dung son phấn lòe loẹt quá, với khuôn mặt này cô ít son phấn cô càng hay. Cô có muốn trở thành ngôi sao không?
– Ai lại không muốn.
– Cứ đến với tôi, tôi sẽ biến cô thành nữ nghệ sĩ lớn nhất nước anh. Cô học vở có nhanh không? Ở tuổi cô thì phải mau thuộc chứ?
– Tôi nghĩ rằng trong bốn mươi tám tiếng đồng hồ vai nào tôi cũng thuộc làu làu.
– Cô muốn có kinh nghiệm, còn tôi muốn đào tạo cô. Cứ đến với tôi, mỗi năm tôi cho cô đóng hai mươi vai. Ibsen, Shaw, Barker, Sudeermanm, Hankin, Galsworthy, cô gặp hấp lực mà cô không có ý định để sử dụng nó ra sao? – Ông cười khẩy. - Nếu cô có ý trời Mụ thủy già chủ ghánh tống khứ cô liền., không cho thủ vai đang đóng nữa, trước khi cô kịp phản ứng. Cô phải tóm cổ khán thính giả, phải khống chế họ. Nếu cô không có tài thì chẳng ai cho cô tài ấy được, nhưng nếu cô có tài thì phải dạy cho cô sử dụng cái tài ấy. Tôi nói thật, cô có tiềm năng của một nữ diễn viên lớn. Trên đời tôi chưa tin điều gì hơn điều này đâu.
– Tôi biết tôi mu6n1 có kinh nghiệm.
Dĩ nhiên, thưa ngài, tôi cần suy nghĩ thêm. Kể ra đến làm việc cho ngài một mùa cũng được.
– Dẹp cô đi! Cô nghĩ trong một mùa tôi đã đào tạo tôi thành một nữ diễn viên rồi sao? Cô nghĩ tôi xả thân ra dạy cho cô trình diễn ít buổi đàng hoàng rồi để cô đi đóng mấy cái vai ba xu trong vở kịch thương mại ở Luân Đôn chăng? Cô nghĩ tôi là thứ cà chớn hay sao? Tôi cho cô một hợp đồng ba năm. Mỗi tuần tôi trả cô tám bảng và cô sẽ phải làm việc như trâu.
– Vô lý, một tuần có tám bảng. Chắc tôi không chịu điều kiện đó đâu!
– Ồ, có chứ. Cô phải nhận, tài cán của cô chỉ đáng bấy nhiêu đó thôi, chỉ có thế thôi.
Julia vào nghề sân khấu đã được ba năm rồi và đã học được nhiều điều.
ngoài ra, bà Jane Taibouht, dù không phải nhà sư phạm khắt khe cũng đã dạy cho nàng đủ những hiểu biết cần thiết.
– Ngài có tưởng là vì thế mà một dịp nào đó tôi sẽ để cho ngài ngủ với tôi không?
– Trời ơi! Cô nghĩ là tôi có thời giờ để ngủ với các cô đào của mình sao? Ôi có nhiều việc quan trọng hơn để làm cô ơi! Cô nghĩ mà xem, sau bốn giờ tập, cộng thêm buổi trình diễn sao cho tôi mãn nguyện, lại còn những buổi hát ban ngày nữa, cô sẽ không còn có thời giờ và lòng dạ đâu để tình tứ với ai nữa. Khi vào giường có sẽ chỉ muốn lăn ra ngủ.
Nhưng về điểm này Jimmie Langton lầm.