Tạc Dạ Trường Phong
Chương 11

Căn phòng yên tĩnh, vì bà Từ đi chơi bài chưa về, tối nay Ngoc. Viên có việc sẽ vê` muộn. Ngọc Viên là người rất thận trọng, nhiều khi Minh Quân nghĩ cô ta sẽ làm lộ việc thì hỏng cả.
Việc đau thương của con người, nói bao nhiêu là có bấy nhiêu. Ngày thường có bao nhiêu là người loanh quanh, lẩn quẩn ; đột nhiên họ biết đi đâu mất cả.
Đêm khuya, Minh Quân nghe tiếng kêu nho nhỏ, có cả tiếng khóc. Lúc đầu nghe nhỏ, dần dần lớn lên, từ mơ hồ xa xôi đến rõ ràng gần bên.
Cô hoảng hốt ngồi bật dậy, chạy đến phòng Gia Huy, bật đèn lên. Cô há hốc miệng nhìn đứa bé đang ôm bụng lăn lộn, trán đẫm mồ hôi. Gương mặt đứa bé vốn hồng hào, nay đã đỏ bừng lên.
Trời! Chuyện gì đây?
Minh Quân bế con lên. Gia Huy không ngừng gào khóc.
− Mẹ, mẹ, con đau bụng qúa, con đau bụng quá!
Con đau, lòng mẹ càng đau hơn. Minh Quân luống cuống cả tay chân, trong tình hình này, cô chẳng biết dựa vào ai.
Cô vừa dỗ Gia Huy thôi khóc, vừa luc. xách tay tìm số điện thoại.
Người nghe điện thoại nói:
− Bác sĩ Tạ chưa về nhà!
Minh Quân như chới với giữa biển khơi, ngỡ vớ được khúc gỗ bập bềnh, không ngờ chỉ là ảo giác.
Cô chán nản hỏi:
− Chừng nào bác sĩ mới về nhà?
− Chắc muộn lắm, bây giờ đã hơn 10 giờ. Hay bà để lại số điện thoại, tôi sẽ đưa cho bác sĩ?
− Bác sĩ Tạ về, nói gọi điện ngay cho tôi, hoặc đến nhà tôi. Con tôi đột nhiên đau bụng, nó cứ khóc mãi.
Báo số maý điện thoại xong, Minh Quân ôm chặt con, tình hình không tốt, tay chân đứa bé lạnh lên.
− Đau quá mẹ ơi, đau qúa!
Minh Quân mất hết cả hồn viá, cô chạy đến tủ thuốc, lấy chai da%`u nóng xoa bụng đứa bé - chẳng ích gì. Không còn cách nào khác, Minh Quân vội vàng lấy áo khoác, xé lấy tờ lịch, ghi:
Ngọc Viên, bác, bác sĩ Tạ: Tôi đưa Gia Huy đến bệnh viện cấp cứu, có tiện xin đến đó ngay.
Minh Quân 10:30 tối.
Sau đó, cô gọi taxi đi đến bệnh viện.
Buổi tối, phòng cấp cứu đầy cả người, bệnh nhân và người già, ngồi dài như kiến, ai cũng muốn nhanh chóng vào trước, không chịu sắp hàng.
Minh Quân bế Gia Huy, tiếng khóc nó xé nát cả lòng cô, cô muốn chịu đựng hết nỗi đau của nó, hơn là nhìn nó đớn đau quằn quại.
Cô thầm nguyện Gia Huy được bình an, Minh Quân cô ngày nay chỉ còn duy nhất có đứa con mà thôi.
Thời gian chờ đợi hêt' sức chậm rãi trôi qua, như bầy kiến bò hàng dài, Minh Quân càng chồn chồn lo lắng.
Buổi tối Thic'h Y ít khi đi giao tiếp, hôm ấy cô đi thăm một người bạn học đi nước ngoài. Khi trở về, cô đến ngay phòng Thích Văn thăm bệnh. Trước giờ hai anh em rất thân nhau, gần gũi, vì tính cách cả hai hợp nhau.
Ngay từ bé, họ cũng ít đi lại chơi đuà cùng Thích Nguyên. Thư Thâm đã nhiều lần nhắc nhở:
− Bọn trẻ này làm ta chán quá! Cùng là ruột thịt, cùng là anh em, tại sao lại không chơi với Thích Nguyên chứ?
Thực ra, trẻ con chỉ thích chơi đùa với bạn bè hợp với chúng, có ai mà ép uổng được?
Thích Văn nghiêng đầu sang bên đọc sách, thấy Thích Y, hỏi:
− Bác sĩ Tạ, dự tiệc có gặp vận may không?
− Em đâu dám, để còn xem vận may của anh ra sao, em sẽ học theo.
− Em lại cười anh rồi, em làm anh càng thấy đau lòng hơn. Y đức của em như vậy à?
− Thế nào? Hôm nay thấy khá hơn không?
− Người yêu vẫn mất biệt.
− Em muốn hỏi bệnh tình của anh kìa.
− Bác sĩ Tạ ơi! Không phải cô đã biết tâm bệnh phải cần tâm chữa sao?
− Đừng vội. Có khi: khắp chốn tìm em nhưng chẳng thấy, đột nhiên người đẹp hiện bên ta!
Vừa nói đến đó, người giúp việc gõ cửa phòng đi vào, đưa cho Thích Y tờ giấy, nói:
− Có người tên Tả Minh Quân gọi điện nói có chuyện gấp tìm cô, con bà ấy đột nhiên ngã bệnh.
− Cái gì?
Thích Văn tức thì ngồi bật dậy.
Không chần chừ, họ đi ngay đến địa chỉ đã nhắn, bên ngoài cổng họ đọc được tờ giấy của Minh Quân nhắn nên đi ngay đến bệnh viện.
− Chạy nhanh lên! - Thích giục Thích Y - Đã nói rồi, để cho anh lái phải mau hơn không?
− Anh cả ơi, chậm mà chắc.
− Không ngờ cô ấy vẫn còn ở Hồng kông, chỉ vì muốn tránh anh, tại sao chứ?
Thích Văn vỗ mạnh vào đùi mình.
− Tại sao không nói sớm cho anh biết, em hay khám bệnh cho con Minh Quân lắm mà.
− Thưa ông Tạ, phòng bệnh em có hàng trăm người, không lẽ mang hết phiếu khám bệnh về nhà cho anh kiểm tra à?
Xe dừng lại, Thích Văn không đợi em gái, anh chạy ngay vào phòng chờ đợi, nhìn thấy Minh Quân, mặt xanh xao, tiều tuỵ.
Minh Quân đang bế đứa bé khóc lóc, vừa ngẩng đầu lên nhìn, cô như không còn tin vào mắt mình.
Cô hoàn toàn sững sờ.
− Minh Quân! Thích Văn gào to lên.
Minh Quân như khối băng tan rời rã, cô ngả vào lòng anh.
Một người ôm một người, cả ba thành một khối. Bao nhiêu ngày tương tư chịu đựng, giờ phút này mới được đền bù.
Lòng đã hiểu nhau, họ chẳng nói lời gì.
Thích Y vừa đến, Minh Quân mới rời khỏi Thích Văn.
− Đứa bé thế nào?
Cô đặt tay lên trán, lên bụng cậu bé, đoạn ấn nhẹ, hỏi:
− Con đau lắm hả?
Gia Huy gật đầụ
− Bị đau ruột cấp tính, tôi sắp xếp cho nó nhập viện, cần phải mổ ngay.
− Có nguy hiểm lắm không?
− Yên tâm, chỉ tiểu phẫu thôi, việc không để trễ được.
Thích Y đến báo với phòng trực bệnh viện, sau đó nói Thích Văn:
− Anh giúp chị Minh Quân đến làm thủ tục nhập viện, em đưa Gia Huy vào phòng bệnh trước.
Thích Văn gật đầu, anh dìu Minh Quân đến phòng trực. Cô gái trực ban đưa Minh Quân phiến đăng ký, nói:
− Chị điền đầy đủ vào đây, giao lại cho tôi.
Minh Quân nhận fiếu, cô ghi tên đứa bé Tả Gia Huy, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, kế đến tên họ cha, mẹ.
Cô mím chặt môi, chịu đựng lấy nỗi đau, viết tên cha đứa bé: Tả Tư Trình.
Viết xong, cô ngẩng mặt lên, mắt đã nhòa lệ, trong ánh sáng đèn đêm, gương mặt cô như mỉm cười dễ chịu. Thích Văn không nhịn được, anh cúi xuống hôn nhẹ lên trán cô, nói:
− Chuyện ấy có can hệ gì? Nếu vì nguyên nhân đó mà lẩn tránh anh thì thật oan ức, xem thường anh quá.
Không lời nào khiến người ta cảm động cho bằng.
Sau cơn mưa trời lại sáng.
Ca tiểu phẫu của Gia Huy nhanh chóng và rất thuận lợi. Thích Văn đưa Minh Quân vào thăm đứa bé.
Cả hai vẫn quấn quýt bên nhau, chẳng nói chẳng rằng, họ hoàn toàn say đắm trong thế giới riêng tư của 2 người, khiến cho Thích Y và Ngọc Viên đâm ra thưà thãi.
Thích Y rất sảng khoái, cô tự giới thiệu mình với Ngọc Viên, đoạn nói:
− Chúng ta ra ngoài tìm thứ gì uống nhé?
− Vâng, hay lắm.
Họ để lại Minh Quân và Thích Văn. Mấy ngày sau đó, Thích Văn đều đến bệnh viện chuyện trò cùng 2 mẹ con Minh Quân.
Gia Huy bình phục rât' nhanh, chưa đến một tuần lễ, Thích Y và bác sĩ phụ trách đã đồng ý cho cậu bé xuất viện.
Lúc Gia Huy thay quần áo, nó đứng trên giường rât' cao hứng nói với Thích Văn:
− Bác Tạ, xem này, bác sĩ Tạ cho con con thỏ trắng nè!
Gia Huy chỉ hình con thỏ đeo trên ngực.
− Này, Gia Huy. - Thích Văn cởi hai cúc áo sơ mi, nói - Bác cũng có một con thỏ đây.
− Bác sĩ Tạ cho bác hả?- Gia Huy vui vẻ hỏi.
− Đúng rồi.
− Giống hệt nhau.
− Bởi vì bác với Gia Huy là bệnh nhân rất nghe lời bác sĩ Tạ mà!
Gia Huy gật đầu:
− Sau này mình có lạc nhau, có thể nhờ vào con thỏ trắng này mà nhận ra nhau đấy, phải không?
− Vâng, vâng!
Nhìn Thích Văn và Gia Huy hợp nhau, Minh Quân thấy rất an ủi.
Ddêm ấy, Ngoc. Viên nhất định đưa Gia Huy về nhà trước, để cho Minh Quân có thời gian ở bên Thích Văn.
− Rất nhiều chuyện để nói, ở bệnh viện không nói hết được, cậu cứ yên tâm đi.
Thích Văn lái xe lên phía núi, ngồi trong xe, một tay ôm lấy Minh Quân, anh vưà hỏi:
− Em biết anh tìm em khổ lắm không?
Minh Quân gật đầu:
− Tại sao thế? Cha cuả Gia Huy có là ai đi nữa, anh cũng đâu có phân biệt, tất cả đã là quá khứ rồi mà.
− Thích Văn, không ngờ Tư Trình lại là con người như thế.
− Hắn còn yêu em à?
− Không, trước giờ hắn chưa từng yêu em, nếu hắn có yêu một chút nào đó thì anh ta có thể đã tin em, buông tha em.
− Tất cả đều do anh ta sắp đặt phải không?
− Chúng ta không có chứng cớ.
− Có đấy.
− Tử Nghiã tìm được Triển Khôn làm chứng rồi à?
− Không, tên ấy đã sang Úc rồi.
Minh Quân chán nảnh.
− Minh Quân, sự thực đã rõ rồi, đừng phiền nữa, không thể cứ dựa vào một người làm chứng là được.
− Thích Văn, đâu ph?i ai cũng như ý mình.
− Đúng, cho nên đâu phải ai cũng chịu hùa theo Tư Trình, đó là sự thực, trên đời này đâu có ai chiếm được phiếu tín nhiệm cho mình đâu; chúng ta chỉ làm theo lương tâm để tranh thủ lấy những lá phiếu đông loại với chúng ta mà thôi.
Minh Quân cuí đầu, không nói:
− Em còn lo à?
− Vâng.
− Vì gia đình anh sao?
− Anh thấy đấy, vấn đề vẫn còn y nguyên ra đó.
− Đúng, anh không phủ nhận, đó là chỗ khó, nhưng, Minh Quân, nếu phải chia tay với em lần nữa thì càng khốn khổ cho anh.
− Thích Y có đứng về phía chúng ta không?
− Nó là người biết phân biệt phải trái, em yên tâm.
− Thích Văn, tiệc tối ngày mai đằng nhà anh, em có nên đến không?
− Tại sao không? Cô dâu có xấu xí thế nào cũng phải ra mắt nhà chồng, huống chi em đâu có xấu, vậy thì sợ gì? -Thích Văn ôm chầm lấy Minh Quân - Đừng lo, anh sẽ hết lòng giúp em.
− Gia Huy có đi không?
− Minh Quân, anh nóng lòng lắm, cứ làm một màn cho xong - Thích Văn nhìn cô say đắm, nói tiếp - Anh không thể mạo hiểm để cho em bỏ đi lần nữa. Gia đình anh có phản ứng thế nào cũng vậy thôi. Đối với anh, anh tôn trọng cha mẹ, nhưng anh cũng phải có quyền quyết định cho mình chứ.
Đêm ấy Minh Quân cố ngủ, nhưng thật khó khăn. Trái lại, Thích Văn lại yên tâm ngủ một mạch tới sáng. Vừa thức dậy, anh đã lao ngay vào công việc.
Tư Trình đến văn phòng Thích Văn, hỏi:
− Nói chuyện với anh một chút được không?
− Mời ngồi.
− Nghe Thích Nguyên nói, đêm nay nhà có mở tiệc bà con họ hàng đến dự, anh cũng đưa bạn gái về giới thiệu à?
− Tin tức rất chính xác!
− Tôi có thể biết tên cô gái may mắn này không?
− Một đồng nghiệp cũ của chúng ta..
− Tái Minh Quân?
− Đúng.
− Thích Văn, anh có biết gì về cô ấy đâu?
− Biết nhiều đấy chứ, có thể còn hơn cả dượng nữa kìa. Tư Trình, hãy buông tha cô ấy đi. Dượng không thương tiếc con người ấy thì cũng phải để cho người ta đi tìm hạnh phúc chứ. Chúng ta là người cùng nhà, tôi xem dượng cũng như bạn tốt, thậm chí còn phải cảm tạ dượng nữa đấy.
Sắc mặt Tư Trình liên tục biến đổi, anh ta đứng lên.
Bao năm nay, y dùng mọi thủ đoạn áp bức Minh Quân, nay đứng trước Thích Văn rât' điềm đạm, bình tĩnh, anh ta biết khó giở trò gì được.
Tư Trình cố gắng thăm dò:
− Cha mẹ anh nếu biết chuyện này ắt không vui đâu.
− Họ hoàn toàn bị động, nếu không có người nói, họ sẽ không biết. Nhưng tôi và Minh Quân đã chuẩn bị tâm lý rôì, nếu muốn người ta không biết thì đừng có làm, hy vọng dượng đừng để ý.
Tư Trình hoàn toàn thât' bại, anh ta vội vã bỏ đi.
Chiều hôm ấy, Minh Quân rất căng thẳng. Lúc cô thay đồ cho Gia Huy, lấy giày trái mang vào chân phải cho đứa bé, xỏ vào mãi cũng không vừa ; mãi sau mới biết là mang lộn giày.
Ngọc Viên ngồi bên thấy tức cười, cô nàng đứng lên, giục:
− Cậu để đó cho tôi, đi trang điểm chút phấn vào, sau đó cư" ngồi đợi Thích Văn đến. Giao đứa bé cho tôi.
Ngọc Viên nói với Gia Huy:
− Tối nay con phải ngoan đấy!
− Tôí nay thôi à? Ngày mai khỏi ngoan à?
− Không phải vậy, nhưng tối nay con phải ngoan đặt biệt, phải vui với mọi người, bởi vì đêm nay rất quan trọng đối với mẹ con đấy.
Gia Huy chỉ biết gât. đầu, hỏi:
− Ngoan thế nào hả dì?
− Gặp người là vui vẻ chào hỏi, luôn ở bên mẹ hoặc bác Tạ, không được chạy lung tung. Người lớn noí chuyện, trẻ con không được xen vào. Ai hỏi gì phải trả lời cho đúng.
Gia Huy nhanh nhẹn gật đầu:
− Giỏi, dì yên tâm rồi.
Chuông cửa reo.
Minh Quân đến trước Ngọc Viên, muốn nói gì nhưng lại thôi.
− Đi đi! Xe đang chờ ngoài nhà, tôi sẽ đợi cậu về báo tin vui.
Ngọc Viên ôm lấy Minh Quân, như thể không muốn xa người thân của mình sắp xông pha ra trận mạc vậy6. Sau khi Minh Quân ra khỏi nhà, Ngọc Viên đứng bên lan can nhìn theo xe Tạ gia đưa hai mẹ con đi.
Nguyên, Thích Văn muốn đến đón Minh Quân, nhưng vừa đến cổng thì quản gia đón lại, nói:
− Thưa cậu chủ, ông cụ mời cậu vào thư phòng có chuyện muốn nói, xin đừng ra ngoài.
Thích Văn dặn dò tài xế đến đón Minh Quân xong, anh vào phòng của cha, hỏi:
− Cha tìm con có chuyện à?
Thư Thâm ngồi uy nghiêm trên chiếc ghế lớn giữa phòng.
Ông nhìn thấy con trai vào phòng, trước tiên ông gỡ kính ra, để xuống bàn, đoạn từ tốn bảo:
− Ngồi xuống đi!
Thích Văn ngồi đối diện với ông, chờ nghe chỉ dạy.
Thư Thâm có thói quen, gặp chuyện gì ông đều bảo người nhà gọi anh vào thư phòng, dáng vẻ rất quan trọng, uy nghiêm như một quan toà nghiêm khắc.
Ông cầm chung trà, mở nắp và nhấp từng ngụm, động tác chậm rãi, tao nhã ấy, Thích Văn đã quen từ nhiều năm nay.
− Thích văn, cha nghe bên ngoài đồn đại về con.
Giọng điệu khá là ôn hoà.
Nếu muốn nổi giông nổi gió thì không phải như thế. Thích Văn suy nghĩ, nếu sự việc có bùng phát thế nào thì anh cũng quyết vượt qua cho được, sau đó trời đất lại thanh bình. Trên đời, không có cơn phong ba nào lại keó dài mãi mà không chấm dứt.
Do đó, anh ngồi ngay ngắn, rất bình tình nói với cha:
− Cha có tin không? Có cần con giải thích không?
− Nghe giọng điệu thẳng thắn của con, như thể là có thực vậy? - Thư Thâm đưa mắt nhìn con, hai bên nhìn nhau - Cô gái họ Tái ấy là người thế nào?
− Là người yêu cuả con.
− Đơn giản vậy sao?
− Vâng, chưa cha, đối với cha, như vậy đủ chưa?
Thư thâm không đáp, ông trầm ngâm một lúc, nói:
− Thích Văn, con đang nắm trong tay một kế hoạch nghiệp vụ, nhưng có những lời dị nghị về con, họ muốn cha phải giải quyết, điều đó có ảnh hưởNg không nhỏ đến tai tiếng của ta. Cha hỏi con: Con có lòng tin không? Tự ý con hành động phải không? Con mong muốn như vậy lắm phải không? Nếu câu trả lời của con như vừa rồi là: Con qúy trọng kế hoạch của con, vậy thì khỏi phải giải thích gì cả, cha tin tưởng con, con cứ thong thả đi ra.
Thích Văn chăm chú lắng nghe, anh biết đây mới chỉ là mở đầu, là lời tựa của câu chuyện.
− Thích Văn, đó là một ví dụ, điều quan trọng con phải nhớ cho kỹ - cha là người rât' căn bản, rất cố chấp với những nguyên tắc của mình.- Con phải biết điều ấy.
− Thưa, con biết.
Thích Văn thành thật đáp. Anh rất hiểu rõ tính cách của cha. Gần tuổi 3không, có cái may là giữa hai cha con chưa hề xung đột, đụng chạm đến tính cách của nhau, cho nên vẫn bình yên đến hôm nay.
Nếu như lời nói của Thích Văn vừa rồi xúc phạm đến tính cách của cha, chắc chắn bầu không khí giữa họ sẽ căng thẳng, đấy không phải là điều hành.
− Thích Văn, đàng ông bây giờ không còn cảnh tam thế tứ thiếp, nhưng vụng trộm đi tìm thú vui riêng lại rất hấp dẫn, con có phóng túng một chút, cha cũng không trách. Nhưng nếu như con đưa ngu8ời đàn bà kia vào đây để hưởng lấy phần thành tựu của gia đình này thì cha không thể không có ý kiến. - Thư Thâm dừng lại một chút, tiếp - Trái lại, nếu như con không có ý định đưa người đó gia nhập Tạ gia, thì con có toàn quyền quyết định, nếu không, con sẽ gặp nhiều khó khăn lắm đấy.
Thích Văn định cãi lại, Thư Thâm liền đưa tay ngăn lại, ông nói tiếp:
− Nếu con cho cha là hà khắc thì quả là sai lầm. Vì ít ra, cha chỉ thật lòng cho con biết quyết định của cha trong thư phòng này mà thôi. Còn khi mở cửa phòng này ra, cha chẳng sai khiến con gì đâu, thậm chí cha cũng không làm cho người yêu con khó chịu; còn những người khác, họ chẳng có thiện ý với con và cô ấy đâu, con phải biết điều đó.
− Còn những người khác nữa sao?
− Đúng, kể cả mẹ con, dì con, Thích Nguyên và Tư Trình.
Thích Văn đưa mắt hỏi cha, Thư Thâm đưa mắt đáp lại.
Ông bố gìa này đã hiểu tất cả, rõ là trên đời này chẳng có gì che giấu được.
− Nhưng, con đã quyết định - Thích Văn cố tranh luận.
− Đừng có mong tìm ra lý lẽ để thay đổi chủ ý của cha. Thích Văn, sự tình không đến đỗi nghiêm trọng đâu, chỉ cần con với cô ấy thỏa thuận với nhau là được. Không có danh vị con dâu cả Tạ gia, cô họ Tái kia có thể lấy con, con có thể ở với cô ấy, tinh thần chẳng có gì thay đổi. Còn về phương diện vật chất, cô ấy được quyền hưởng dụng như người của Tạ gia.
− Không. - Thích Văn phản đối, rât' thẳng thắn, rất kiên quyết - Con không có lý do gì để không cưới cô ấy, đó là cách thể hiện sự tôn trọng đối với một phụ nữ.
− Như dì của con, ai lại không biết lời nói của bà ấy đối với cha rất nặng ký.
− Thì dì ấy vẫn có địa vị pháp định, vẫn đứng hàng đầu ở Tạ Gia, vẫn là người họ Tạ, cho dù dì ấy đến muộn hơn mẹ con.
Thư Thâm không đáp, ông ngồi yên và hớp một ngụm trà.
Sau đó, ông lại nhìn con, chẳNg nói gì.
Thích Văn chồm tới, hỏi:
− Cha, cha nghe con nói chứ.
− Cha đã quyết định rồi, không ai thay đổi được đâu.
− Nếu con kiên quyết?
Thư Thâm khẽ run run, đoạn nói:
− Con có đủ năng lực, đủ điều kiện độc lập, nếu xí nghiệp Tạ thị rơi vào tay người ngoài thì mấy mẹ con đừng có mà phàn nàn, rõ là mẹ làm cho con hư!
Thế là dứt khoát, thế là vô tình, là kiên quyết.
Trong nhất thời, Thích Văn sững cả người, đầu óc mơ hồ, chẳng suy nghĩ được gì.
Khi ra khỏi thư phòng, anh hy vọng sẽ kịp thời ngăn Minh Quân đến dự tiệc ở Tạ gia. Tình thế gươm đao vay bủa này đã xé nát kế hoạch của anh. Anh vốn hy vọng, chỉ cần cho anh thời gian, sau khi mọi người quen biết Minh Quân, họ sẽ nhận ra điểm tốt của cô, cũng như Thích Y đối với mẹ con Minh Quân vậy.
Nhưng, đạo cao một thước ma cao một trượng. Kẻ vào trước làm chủ, đã có thành kiến, muốn thuyết phục họ không phải một sớm một chiều mà được.
Đêm nay Minh Quân xuất hiện, e là cô gặp phải những điều khó chịu.
Chỉ tiếc, suy nghĩ và hành động của anh không hợp nhau, Minh Quân và Gia Huy đã đến, cô được mời ngồi ngoài phòng khách cùng các khách nữ khác.
Sau khi Minh Quân đến thì hai bà lớn, bé đều đã có mặt. Mẹ Thích Văn vẫy tay gọi Gia Huy, nói:
− Lại đây, lại đây, Gia Huy phải không? Để bà nhìn cái coi. Cô Tái, Thích Văn nói cô có một cậu qúy tử, rất dễ thương. Nay mới thấy, thật đúng như vậy.- Bà quay qua nói với bà nhỏ - Bà hai này, bà xem đứa nhỏ đẹp này nó giống ai?
Gương mặt Minh Quân tái xanh hơn cả bà hai, câu nói của mẹ Thích Văn khiến người ta thấy khó chịu.
Bà Vẫn chưa chịu thôi, hỏi tiếp:
− Gia Huy, lại đây, nói cho mọi người nghe, con họ gì?
Bà ôm lấy đứa bé, vẻ rât' thân thiện. Gia Huy hơi ngượng ngùng, nó nhớ lời mẹ và dì Ngọc Viên căn dặn lúc đi - ai hỏi phải trả lời. Do đó, nó nói:
− Thưa con họ Tả.
− Cái gì? Gia Huy, con nói lớn lên, ở đây có mấy bà cụ tuổi cao, tai lãng, con phải nói lớn mới nghe được.
Gia Huy rống lớn lên:
− Con họ Tả!
Minh Quân tựa như bị người nện cho một gậy, suýt tí thì ngã quỵ xuống.
− A, họ Tả. - Bà lớn nhắc lại - Họ này rất hiếm, cả Hương Cảng này đâu có bao nhiêu. Gia Huy, để bà tìm họ hàng cho cháu, nhà bà có chàng rể họ Tả đấy.
Mẹ Thích Văn tỏ ra rât' đắt ý, con` bà hai thì mặt lạnh như đồng, không khí càng lúc càng căng thẳng.
Minh Quân như ngồi trên bàn chông, không biết tới lui thế nào. Lúc ấy cô vẫn chưa thấy Thích Văn xuất hiện.
− Bà Hai, Thích Nguyên lấy chồng mấy năm nay rồi, cũng nên bảo chúng sớm có con đi. Xe đây, thằng bé Tả Gia Huy này rất dễ thương, bà phải giục Thích Nguyên mới được.
Bà nhỏ nhịn không được nói:
− Thời buổi này, chuyện của con cái, cha mẹ đâu có quản lý được. Nói ra thì thật khó nghe, chứ bọn trẻ bây giờ muốn sinh dưỡng thì tùy chúng, cũng có kẻ đem con người khác về nuôi, không thấy nhụ, lại cho đó là cao cả, là vĩ đại. Tôi thấy cũng có cái hay, nhưng họ lại không kể chi đến ông bà cha mẹ. Chị thấy sao, hả?
Nếu Thích Văn không kịp xuất hiện chắc lại xảy ra một phen tưng bừng náo nhiệt giữa hai bà rồi!
Anh buồn buồn, nói:
− Mẹ, mẹ để ý làm gì.
− Mẹ định nói chuyê.n với con đây. Thì ra con buồn bã sinh bệnh là vì một người đàn bà của Tư Trình vứt bỏ, chuyện này nói ra thực xấu hổ. Tổ tiên Tạ gia chúng ta kém đức cho nên mới thấy con gom nhặt kết cục như vậy.
− Mẹ, nếu mẹ thương con..
− Thôi đi, đó là 2 chuyện khác nhau, mẹ thương con, nhưng mẹ không thể yêu thương cả người con yêu thương đâu.
− Mẹ nên biết, rời xa Minh Quân con sẽ rất đau khổ.
− Mẹ biết, nhưng con ơi, mẹ nói con biết, con không rời xa Minh Quân thì mẹ càng đau khổ hơn, con phải chịu hy sinh đi mới đúng lẽ. Ai nuôi nấng con? Ai lớn tuổi hơn? Con hãy để cho tuổi già này hưởng thêm chút phúc lợi đi, tuổi của con còn dài, còn nhiều cơ hội hưởng thụ lắm mà.
Thích Văn buồn bã muốn chạy vào ngay phòng cho rồi.
Anh biết Minh Quân đang gặp khó khăn nên bươc' ra ngoài tìm cô.
Nhưng phòng ngoài không có Minh Quân, cũng không có Gia Huy.
Anh vào phòng khách cũng không thấy.
Tạ gia có mươì mấy gian phòng, muốn đi tìm hết cũng phải mất thời gian.
Thích Văn nghĩ, có thể Minh Quân đã bỏ đi mà không từ biệt?
Không phải vậy, mà chính Thích Nguyên đã mời cô ra ngoài vườn.
Minh Quân đứng lên đi theo Thích Nguyên. Đột nhiên cô bừng tỉnh, yến tiệc đêm nay chính là màn cuối chứ không phải mới mở đầu - một màn chung kết.
Khi đã bươc' chân tham dự vào đây ắt mỗi người sẽ phải hết sức diễn xuất cho trọn vai của mình. Và mình cũng không thể rút lui, không thể bỏ qua giờ phút quyết định này.
Biêt' bao năm qua, cô chỉ một mình trong bóng tối chịu đựng đau thương, chưa từng thể hiện chút mạnh mẽ nào với người ngoài.
Tại sao lại thế?
Sao lại sống như một tội phạm quanh năm lẩn tránh!