PHẦN II - KINH VÀ TRUYỆN
64 QUẺ

DỊCH VÀ GIẢNG

Số của mỗi quẻ trong phần dịch này không phải là số trong phương vị 64 quẻ của Phục Hi.

KINH THƯỢNG
(Gồm 30 quẻ đầu)

Trong phần II này tôi sẽ chép chữ Hán, phiên âm và dịch trọn phần Kinh gồm Thóan từ tức lời đóan mỗi quẻ của Văn Vương; và Hào từ, tức lời đón mỗi hào của Chu Công.
Thóan Từ và Hào Từ rất gọn, chỉ ghi lại ít chữ, như một thứ “aide memoitre” cho người đọc dễ nhớ thôi (chẳng hạn Thóan Từ quẻ Trung phu số 61 (1). Hào từ hào 4 quẻ Bí số 22 (2); vì vậy rất tối nghĩa, phải có lời giảng mới hiểu được, và dưới mỗi lời dịch, tôi sẽ thêm lời giảng.
Để giảng Thóan từ, dĩ nhiên tôi phải căn cứ trước hết vào Thóan truyện và Đại tượng truyện; để giảng Hào từ, tôi căn cứ trước hết vào Tiểu tượng truyện; Tôi sẽ không dịch trọn Thóan truyện và Tượng truyện (đại và Tiểu) mà chỉ tóm tắt ý nghĩa và trích dẫn một số câu quan trọng cho xen vào lời giảng.
Riêng về hai quẻ Càn và Khôn, tôi trích dẫn thêm Văn ngôn truyện, và trong một số quẻ khác, tôi cũng lác đác dùng lời bình luận trong Hệ từ truyện mà tôi sẽ dịch trọn và đặt sau phần kinh. Tôi lại tham khảo thêm những chú giải của Chu Hi, lời giảng của Phan Bội Châu, đôi khi của James Legge, của Richard Wilhem, của Cao Hanh, Nghiêm Linh Phong và vài nhà khác nữa.
Dầu mỗi quẻ tôi dẫn một câu trong Tự quái truyện cho biết vì lý do gì cố nhân sắp quẻ đó tiếp theo quẻ trước, nói cách khác, là cho biết sự liên lạc giữa ý của quẻ đó và quẻ trước.
Tóm lại, như vậy là trong bảy truyện: Thóan truyện, Tượng truyện, Hệ từ truyện, Văn ngôn truyện, Tự quái truyện, Thuyết quái truyện, Tạp quái truyện, tôi dùng năm truyện đầu để giảng phần kinh, cho xen vào phần kinh, nhưng chỉ dịch trọn Hệ từ truyện thôi; còn hai truyện Thuyết quái và Tạp quái thì không dùng tới.
Chủ trương của tôi giống chủ trương của cụ Phan Bội Châu, chú trọng về ý nghĩa triết lý, nhất là về nhân sinh quan, mà coi nhẹ phần bói tóan, phần huyền bí. Như vậy là phiến diện, không hợp với bản ý của những người đầu tiên đặt ra kinh dịch, nhưng hợp với tư tưởng của Dịch học phái, tức của một số học giả chịu ảnh hưởng của Nho. Lão ở thời Chiến Quốc và đã sọan Thóan truyện, tượng truyện, Văn ngôn truyện một phần Hệ từ truyện làm cho Kinh Dịch thành một tác phẩm triết lý quan trọng ngang với các kinh khác thời Tiên Tần; vì nếu nó chỉ là một sách bói như hồi đầu, thì dân tộc Trung Hoa tất không gọi nó là một kinh và coi nó là một môn học trong các kỳ thi cho mãi tới cuối thế kỷ trước.
Tôi không có tham vọng nghiên cứu Kinh dịch, chỉ tìm hiểu được tới đâu rán chép lại tới đấy một cách gọn và sáng để giúp các bạn không biết chữ Hán mà muốn đọc Kinh Dịch.
Bản tôi tham khảo nhiều nhất là bản của cụ Phan Bội Châu (Khai Trí – 1969) mà tôi cho là bản giảng kỹ nhất từ trước đến nay. Chỉ tiếc cụ có lối giảng của một thầy đồ trứơc một nhóm môn sinh có vốn Hán học kha khá rồi, cho nên hơi rườm rà và nhiều bạn trẻ ngày nay không hiểu được hết, nhất là bản của nhà Khai Trí để sót nhiều lỗi in quá, mà không đính chính nên càng khó hiểu. Phần dịch này của tôi có thể nói là chỉ diễn lại phần giảng của cụ cho gọn hơn dễ hiểu, dễ nhớ, và thêm vài ý kiến của các nhà khác, thế thôi.

Truyện Kinh dịch - Đạo của người quân tử Lời nói đầu của VNthuquan Lời nói đầu của Nguyễn Hiến Lê Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 chương 7 PHẦN II - KINH VÀ TRUYỆN I. Quẻ Thuần Càn 2. Quẻ Thuần Khôn 3. QUẺ THỦY LÔI TRUÂN 4. Quẻ SƠN THỦY MÔNG 5. QUẺ THỦY THIÊN NHU 6. QUẺ THIÊN THỦY TỤNG 7.QUẺ ĐỊA THỦY SƯ 8. QUẺ THỦY ĐỊA TỈ 9. QUẺ PHONG THIÊN TIỂU SÚC 10. QUẺ THIÊN TRẠCH LÝ 11. QUẺ ĐỊA THIÊN THÁI 12. QUẺ THIÊN ĐỊA BĨ 13. QUẺ THIÊN HỎA ĐỒNG NHÂN 14. QUẺ HỎA THIÊN ĐẠI HỮU 15. QUẺ ĐỊA SƠN KHIÊM 16 QUẺ LÔI ĐỊA DỰ 17. QUẺ TRẠCH LÔI TÙY 18. QUẺ SƠN PHONG CỔ 19. QUẺ ĐỊA TRẠCH LÂM 20. QUẺ PHONG ĐỊA QUÁN 21. QUẺ HỎA LÔI PHỆ HẠP 22. QUẺ SƠN HỎA BÍ 23. QUẺ SƠN ĐỊA BÁC 24. QUẺ ĐỊA LÔI PHỤC 25. QUẺ THIÊN LÔI VÔ VỌNG 26. QUẺ SƠN THIÊN ĐẠI SÚC 27. QUẺ SƠN LÔI DI 28. QUẺ TRẠCH PHONG ĐẠI QUÁ 29. QUẺ THUẦN KHẢM 30. QUẺ THUẦN LY 31- QUẺ TRẠCH SƠN HÀM 32. QUẺ LÔI PHONG HẰNG 33. QUẺ THIÊN SƠN ĐỘN 34. QUẺ LÔI THIÊN ĐẠI TRÁNG 35. QUẺ HỎA ĐỊA TẤN 36. QUẺ ĐỊA HỎA MINH DI 37. QUẺ PHONG HỎA GIA NHÂN 38.QUẺ HỎA TRẠCH KHUÊ 39. QUẺ THỦY SƠN KIỂN 40. QUẺ LÔI THỦY GIẢI 41. QUẺ SƠN TRẠCH TỔN 42. QUẺ PHONG LÔI ÍCH 43. QUẺ TRẠCH THIÊN QUẢI 44. QUẺ THIÊN PHONG CẤU 45. QUẺ TRẠCH ĐỊA TỤY 46. QUẺ ĐỊA PHONG THĂNG 47. QUẺ TRẠCH THỦY KHỐN 48. THỦY PHONG TỈNH 49. QUẺ TRẠCH HỎA CÁCH 50. QUẺ HỎA PHONG ĐỈNH 51. QUẺ THUẦN CHẤN 52. QUẺ THUẦN CẤN 53. QUẺ PHONG SƠN TIỆM 54. QUẺ LÔI TRẠCH QUI MUỘI 55. QUẺ LÔI HỎA PHONG 56. QUẺ HỎA SƠN LỮ 57.QUẺ THUẦN TỐN 58. QUẺ THUẦN ĐOÀI 59. QUẺ PHONG THỦY HOÁN 60. QUẺ THỦY TRẠCH TIẾT 61. QUẺ PHONG TRẠCH TRUNG PHU 62. QUẺ LÔI SƠN TIỂU QUÁ 63. QUẺ THỦY HỎA KÍ TẾ 64. QUẺ HỎA THỦY VỊ TẾ HỆ TỪ TRUYỆN - THIÊN THƯỢNG - CHƯƠNG I CHƯƠNG II CHƯƠNG III CHƯƠNG IV CHƯƠNG V CHƯƠNG VI+VII CHƯƠNG VIII CHƯƠNG IX CHƯƠNG X CHƯƠNG XI CHƯƠNG XII HỆ TỪ TRUYỆN - THIÊN HẠ - CHƯƠNG I CHƯƠNG II CHƯƠNG III+IV CHƯƠNG V CHƯƠNG VI CHƯƠNG VII CHƯƠNG VIII CHƯƠNG IX CHƯƠNG X+XI CHƯƠNG XII Lời của học giả Nguyễn Hiến Lê