Chương 2

Những ngày sau đó Diệp Trúc không nhìn thấy Bình Nguyên đâu cả. Tuy nhiên bước sang học kỳ hai bài vở căng thẳng hơn, cô bé vùi đầu học chẳng còn thời gian và hơi sức đâu mà để ý tới ''thằng tiểu quỉ''!
Cho đến ngày lễ tổng kết năm học! Lớp Diệp Trúc có ba mươi đứa thì đến hai mươi bốn đứa đạt học sinh giỏi, còn lại sáu đứa cũng là học sinh tiên tiến.
Từng tốp áo dài con gái, sơ mi trắng con trai kéo lên rinh phần thưởng 1àm hằng tá học sinh các lớp phải ganh tị.
Phần thưởng là gói giấy nằng nặng. Vừa trở về lớp sau buổi lễ cả bọn vừa đoán trước khi mở lớp giấy gói:
Diệp Trúc cùng vào lớp với các bạn và ồn ào tuyên bố:
– Tao đoán mỗi phần là hai chục cuốn vở, một hộp bút và...
– Diệp Trúc! Ai dán đuôi cho mày nè!
Cơ khổ! Mãi lo săm soi phần thưởng cho tới bây giờ lũ bạn mới nhìn thấy cái đuôi giấy dài thòng đứa quỉ quái nào đó đã dán lên vạt áo dài của Diệp Trúc tự bao giờ.
Tờ giấy có mấy chữ cố nắn nót:
"Ôi hiền thê của tá'! không ngờ cuối năm nay nàng cũng được biểu dương khen thưởng. Chúc mừng nàng nhé!'' Thùy Linh nhăn mặt:
– Lại thằng khốn đó rồi.
Diệp Trúc mím môi:
– Đúng là cây muốn lặng mà gió chẳng chịu dừng. Tao sẽ hỏi tội nó.
Cô bé hầm hầm đi qua lớp Bình Nguyên.
Hắn được đám bạn trai vây quanh, nói cười hỉ hả. Lúc Diệp Trúc vào hắn đang bắt chước mấy tài tử đóng phim kiếm hiệp Trung Hoa, chắp nắm tay cung kính giơ cao giọng nhún nhường:
– Không dám không đám! Chư vị quí mến tại hạ nên khen tặng chứ tại hạ tự thấy mình còn nhiều khiếm khuyết, cần phải nỗ lực gấp bội trong thời gian tới.
Mong chư vị bằng hữu giúp đỡ, tại hạ đa tạ ạ.
Pháo tay rào rào rồi chợt im bặt khi Diệp Trúc tiến vào lớp. Cô bé gần Bình Nguyên xoáy vào cậu ta tia nhìn thật sâu.
Một giọng con trai cười cợt:
– Này người đẹp! Đã vào đây rồi thì có chuyện gì xin mau nói đi chứ?
Diệp Trúc quay phắt qua, quắc mắt:
– Không liên quan tới các người! - cô bé nhìn Bình Nguyên khẽ hất hàm - Bình Nguyên! Chúng ta nói chuyện một chút!
Bình Nguyên theo chân Diệp Trúc ra ngoài hành lang. Hai đứa đứng hơi xa cửa ra vào để tránh cho bọn bạn học của Bình Nguyên nghe chuyện. Diệp Trúc ấn vào tay cậu ta tờ giấy ''đuôí':
Của mày phải không?
Bình Nguyên đọc qua dòng chữ nhưng còn lớ ngớ không hiểu:
– Cái gì vậy?
Diệp Trúc chỉ muốn ''để'' vào mặt thằng quỉ một nắm đấm cho hả cơn giận đang tràn đầy.
– Mày còn tập đóng kịch nữa à?
Bình Nguyên ôn tồn:
– Tao thật sự không hiểu gì cả! Mày bảo mẫu giấy này của tao ư?
Mặt Diệp Trúc tím lại. Giọng cô bé nghèn nghẹn vì tức giận:
– Chuyện ba mẹ mày đến nhà tao và...thì chỉ có gia đình hai bên biết. Nếu không phải mày thì là ai hả? Cho mày hay! Lúc về lớp tao mới phát hiện ra cái đuôi quỉ quái này. Nhưng nay mai nếu có đứa nào lên tiếng thì mày đừng trách tao!
Dứt lời Diệp Trúc bỏ đi.
Bình Nguyên tần ngần nhìn theo. Một bàn tay vỗ nhẹ vai cậu:
– Chà chà! Ngó vậy mà con nhỏ đó cũng ngán bị dư luận xầm xì há!
Bình Nguyên nhìn Vọng Nhựt. Chắc là nó rồi! Nó là bạn thân nhất của Nguyên. Một lần vui miệng Nguyên đã tiết lộ chuyện ba mẹ mình tính đính ước hôn nhân cho mình với Diệp Trúc. Nguyên không ngờ Vọng Nhựt lại bày ra trò đùa tai quái, như vậy. bây giờ nó đang có vẻ thích thú lắm, Mắt long lanh và miệng cười toe toét!
Bình Nguyên chép miệng:
– Mày làm tao thất vọng quá Vọng Nhựt ạ.
Vọng Nhựt cụt hứng:
– Sao? Mày không thấy thú vị à?
– Lố bịch quá!
– Trời! Mày thành ông cụ từ bao giờ vậy Bình Nguyên. A...a! hay là mày đã bắt đầu thích con nhỏ đó?
Bình Nguyên xẵng giọng:
– Tao không ưa nó mà cũng không ưa luôn cái trò đùa của mày. Thú vị á?
Thú vị ở điểm nào nào? Nếu tất cả học sinh ở trưởng này biết chuyện và tìm hiểu xem thằng con trai ấy 1à ai thì mày tính sao?
Vọng Nhựt gãi đầu, ngẩn tò te. Quái! Cứ ngỡ đã bày la trò đùa thú vị chứ ngờ đâu rắc rối thế này chứ? Bình Nguyên nói rất có lý. Nếu bọn nó biết chuyện thì tổ lằng nhằng!
Giọng Bình Nguyên hơi dịu lại:
– Tao mong là mọi việc dừng lại và yên ắng ở đây, há?
Vọng Nhựt ngập ngừng:
– Có cần tao đi xin lỗi nó không?
– Không. Mày im lặng là tao cảm ơn lắm rồi quỉ ạ. Tự tao biết sẽ phải giải quyết thể nào.
Trên đường về nhà Bình Nguyên quẹo sang phía nhà Diệp Trúc và chờ cô bé ở cách đó một quãng. Gần một tiếng đồng hồ nhưng Bình Nguyên vẫn kiên nhẫn chờ đợi. Lúc ấy cậu không hề bận lòng tự hỏi tại sao mình phải cố công chờ xin lỗi nhỏ. Nếu như cậu im lặng cho chuyện đi qua luôn cũng chẳng ai rầy.
Nhưng cậu vẫn chờ.
Cuối cùng Diệp Trúc cũng xuất hiện. Từ xa, nhỏ cũng dịu dàng, ghê chứ!
Đạp xe thong thả ung dung, vành nón vải hơi rộng màu hồng làm khuôn mặt như rạng rỡ hơn. Không một dấu hiệu nào cho thấy nhỏ từng giận dữ đến tím mặt!
Bình Nguyên rời gốc cây ven đường, chú ý để Diệp Trúc có thể nhìn thấy mình từ xa.
Còn cách chừng non trăm mét, Diệp Trúc nhận ra Bình Nguyên. Tức khắc mặt cô bé xụ xuống ngay! Vòng bánh xe cũng chậm theo. Rồi cuối cùng hai đứa như trâu trắng-trâu đen vẫn đối diện nhau.
Bình Nguyên nói giọng mềm mỏng:
– Mày có thể xuống xe được không?
Diệp Trúc ngó Bình Nguyên:
– Làm chi?
Bình Nguyên hơi khó chịu:
– Đương nhiên là có chuyện muốn nói với mày nên tao mới đề nghị như vậy.
Diệp Trúc nhìn soi rọi, coi bộ nó không có vẻ gì gọi là muốn sinh sự. Ờ mà sinh sự sao được chứ? Mình có lỗi gì đâu?
Cô bé miễn cưỡng xuống xe. Hai tà áo dài chợt lật phật bay vì gió – Chuyện gì? Nói mau lên, tao không có nhiều thời gian đâu.
“Giọng con nhỏ này còn chua hơn cả giấm”? Bình Nguyên thầm nghĩ vậy.
Cậu cảm thấy buồn cười cho cho mẹ mình. có lẽ...họa điên cậu mới thích được con nhỏ này!
Bình Nguyên chìa tờ giấy lúc sáng:
– Cái này...thật sự không phải là của tao. Mày không tin thì có thể xác minh lại nét chữ. Tuy nhiên tao thành thật xin lỗi mày. Hy vọng vô năm học mới sẽ không còn xảy ra chuyện rắc rối nữa.
Diệp Trúc chống nạnh:
– Mày là đứa chết bầm. Nghỉ hè này tao van vái ông trời cho tao không còn học chung trường với mày nữa. Có vậy mới yên thân được thôi.
Bình Nguyên nhún vai:
– Tùy mày. Nhưng nếu năm tới mày vẫn chưa chuyển trường được thì tao bảo đảm mọi chuyện sẽ y như lời tao. Tao chẳng còn thời gian đâu mà sinh sự với mày.
Diệp Trúc dài giọng:
– Cảm ơn à!
Cô bé vén tà áo dài, ngồi lên yên xe ý chừng muốn kết thúc câu chuyện.
Bình Nguyên lẳng lặng bỏ đi. Diệp Trúc dấn mạnh pedal, thở hắt một cái trước khi xe chạy.
Ngôi nhà thân thuộc hiện ra trong tầm mắt.
Diệp Trúc tròn mắt ngạc nhiên. Một chiếc xe hơi màu xám bạc sang trọng đậu trong sân.
Xe của ai nhỉ?
Lượn xe đạp vào cổng đang để ngỏ, Diệp Trúc càng ngạc nhiên hơn vì cửa phòng khách mở rộng và mọi người đang nói cười rôm rả:
Đá chân chống dựng xe gần hành lang, Diệp Trúc phóng ba bước lên thềm.
Người Diệp Trúc nhìn thấy mặt đầu tiên là mẹ!
– A, Diệp Trúc về rồi? Con vô đây, xem ai nè? - chị Hương vẫy con gái, mặt chị rạng ngời niềm vui.
Mọi người đều nhìn Diệp Trúc, hoan hỉ:
Bên cạnh ba mẹ và em gái, Diệp Trúc thấy một khuôn mặt vừa xa lạ mà cũng thật thân quen.
Cô bé ném túi xách, lao vào nhà.
– Ôi! Dì Út Xuân!!!
Dì Út Xuân ôm chầm cô cháu cưng:
– Chà chà! Cháu tôi trở thành thiếu nữ thật rồi. Xinh quá đi mất!
Diệp Trúc phổng mũi:
– Nhờ giống dì Út đó!
Út xuân gật đầu:
– Ừ, chẳng những xinh đẹp mà còn khéo ăn nói nữa. Sao? Con đi lễ tổng kết năm học về đó hả? Có được thưởng không nào?
Diệp Trúc cười hì hì:
– Mừng dì út nên con quên mất tiêu! Con đạt học sinh giỏi, tất nhiên phải được thưởng rồi. Dì Út nè, sao dì về bất ngờ vậy? lẽ ra dì phải gọi điện báo trước...
– Biết thế nào con cũng nói vậy mà!
Anh Điền xen ngang:
– Tôi thấy bây giờ hai dì cháu các người nên tạm ngưng cuộc hàn huyên lại đi. Còn khối thời gian để nói tiếp. Diệp Trúc vào thay đồ rồi ra đây, tất cả chúng ta cùng đi ăn cơm bên ngoài. Không cần nấu nướng gì cả!
Chị Hương hơi bất ngờ:
– Ăn ngoài nhà hàng ư? Ý mọi người thế nào?
Chi Mai láu táu:
– Con phục tùng đa số!
Diệp Trúc ôm dì Út:
– Ý dì Út là quan trọng nhất. Chúng ta theo ý dì mà quyết định đi mẹ à.
Chị Hương gật đầu:
– Mẹ nhất trí!
Út Xuân cười:
– Hôm nay tôi trở thành nhân vật quan trọng thì phải. Anh Hai à, em thấy chiều nay chúng ta ăn ở nhà, món ăn đơn giản là được rồi. Em hơi mệt nữa! Đợi mai hoặc mốt em khỏe khỏe hơn thì tất cả chúng ta cùng vào nhà hàng!
Thế là đa số thắng thiểu số!
Chị Hương vội xuống bếp chuẩn bị cho bữa cơm. Phòng khách còn lại bốn người.
Diệp Trúc chợt nhìn cha, ánh mắt hồ nghi:
Sao con nghi quá!
Anh Điền nhướng mày:
– Con nghi gì chứ?
– Có phải dì Út gọi điện về trước rồi nhưng ba mẹ cố tình giấu con không?
Anh Điền giơ tay đầu hàng:
– Út Xuân à, dì xem con gái nghi oan cho ba nó kìa! Vụ này anh giao dì đính chính à.
Út Xuân xoa đầu Diệp Trúc và Chi Mai. Cô mỉm cười:
– Ba mẹ hai đứa bị nghi oan thiệt. Dì không hề điện thoại hay liên lạc gì trước cả.
Chi Mai ngoe nguẩy:
– Dì út muốn tụi con bất ngờ kiểu này chắc thế nào con cũng bị đau tim cho coi.
Út Xuân cười xoa dịu:
– Thôi thì dì xin lỗi hai đứa. Đúng ra dì chưa tính về nước lúc này. Nhưng vì có công việc đột xuất dì mới về. Dì đền hai đứa nghen!
Chi Mai vẫn còn phụng phịu:
– Dì sẽ đền gì đây? Nếu là sôcôla thì con hổng dám nhận đâu à.
Diệp Trúc quan tâm một cách nghiêm túc:
– Có công việc gì mà dì Út phải về bất tử vậy?
Anh Điền can con gái:
– Ít nhất cũng phải để dì Út Xuân nghỉ ngơi một chút chứ con gái.
Út Xuân gật đầu:
– Đúng đó. Em thấy mệt quá trời. Diệp Trúc à ăn cơm xong dì sẽ nói chuyện.
Con đừng nôn nóng.
DiệpTrúc bật cười.
– Con hơi tò mò thôi chứ có nôn nóng gì đâu dì.
Anh Điền hối hai đứa xuống bếp giúp mẹ.
Đợi cả hai đi khỏi anh mới hỏi út Xuân:
– Dì có công chuyện gì quan trọng lắm à?
Út Xuân gật đầu nhưng chỉ nói:
– Dạ lát nữa em sẽ bàn với anh chị và hai đứa nhỏ.
Câu nói úp mở của cô em vợ làm anh Điền thêm băn khoăn lo lắng. Anh linh cảm Út Xuân sắp nói chuyện gì đó rất lớn lao và có liên hệ trực tiếp tới gia đình anh.
Bữa cơm như mọi ngày:
canh, xào, kho! Hôm nay được bổ sung thêm bằng món chả trứng.
Út Xuân ăn rất ngon miệng. Tuy nhiên cô bảo chị gái:
– Chị à, mai chị nấu món gì ăn nhiều rau sống giá ấy. Phải rồi! Chị nấu mắm đi chị há!
Chị Hương tủm tỉm:
– Bên đó không có mắm sao em.?
Út Xuân đáp:
– Chợ Việt Nam có đủ thứ. Rau cũng rất tươi. Nhưng mà nó đắt đỏ lắm chị à.
Diệp Trúc phát biểu:
– Con không nghĩ các loại rau bên ấy là không ngon. Nếu con sống bên ấy con ăn như người nước ngoài cũng được.
Út Xuân liếc cháu:
– Đúng là trẻ con, cứ muốn nói là nói, chẳng chịu suy nghĩ cân nhắc gì cả!
Diệp Trúc phồng má:
– Con nói thật mà dì! Cứ cho con đi nước ngoài sống xem, bảo đảm con sẽ thích nghi ngay!
Út Xuân liếc nhìn vợ chồng chị gái rồi cúi xuống chén cơm.
Hình như cô đang cân nhắc để nói một chuyện gì đó. Bất giác chị Hương thấy hồi hộp.
Chị Hương buông đũa, ngó em gái:
– Có chuyện gì em cứ nói đi út Xuân!
Út Xuân ngẩng lên, hít một hơi thật sâu:
– Được rồi, em định anh chị và hai đứa nhỏ ăn xong sẽ bàn nhưng bây giờ nói luôn cũng được. Dừng lại vài giây cô tiếp - em định thưa với anh chị cho em làm thủ tục đưa Diệp Trúc qua bển với em...
– Hả???
Cả bốn cái miệng cùng kêu lên một lượt và bốn đôi mắt nhìn Út Xuân không chớp.
Út Xuân giải thích:
– Chuyện là thế này, Peter muốn xin con nuôi và đồng ý cho em xin con người Việt, cháu trong gia đình cũng được luôn. Chỉ như vậy thì chúng em mới thừa kế được phần lớn gia sản của cha Peter. Em về nước chuyến này cũng là muốn bàn với anh chị xem có thể cho em nhận Diệp Trúc làm con nuôi được không?
Anh Điền và chị Hương lặng thinh. Có mơ hai người cũng không nghĩ đến tình huống bất ngờ này.
Tự nhiên Diệp Trúc trở thành con của em gái và một người ngoại quốc rồi đi đến một phương trời xa lơ xa lắc!?
Chị Hương như nói với mình:
– Chị không thể mất con! Chị chỉ có hai đứa nó.
Út Xuân nhẹ nhàng:
– Chị không mất Diệp Trúc. Em biết anh chị sẽ bất ngờ khi nghe đề nghị này.
Nhưng xin chị và anh bình tâm suy nghĩ đi. Đúng là về mặt pháp lý Diệp Trúc sẽ là con của em với Peter nhưng nó vẫn là con của anh chị. Sau khi trưởng thành nó có thể sống tự do theo sở thích của nó. Hoặc ở lại Mỹ, hoặc quay về Việt Nam. Peter thỏa thuận với em như vậy. Anh ấy hứa dù mai mốt tụi em có con hay không thì Diệp Trúc vẫn được thừa hưởng mọi quyền lợi mà một đứa con được hưởng.
Anh Điền chị Hương nhìn Diệp Trúc. Cô bé ngồi lặng thinh. Chén cơm mới và được vài miếng giờ đã nguội lạnh.
Anh Điền nhẹ giọng:
– Ý con thế nào hả Diệp Trúc?
Diệp Trúc buông thõng:
– Con cũng không biết nữa!
Chi Mai lên tiếng:
– Chị mà đi thì em buồn chết luôn quá!
Út Xuân cầm tay cháu gái:
– Giúp dì đi Diệp Trúc! Con đồng ý thì dì và dượng út của con mới có thể sống tốt được. Tất nhiên khi đó con cũng được sung sướng! Không nên bỏ qua cơ hội tốt để được ra nước ngoài du học Diệp Trúc à.
Diệp Trúc bỏ cả buổi học võ để nằm lì trong phòng suy nghĩ lại những điều dì Út nói. Có những giấc mơ không bao giờ thành sự thật. Và lại có nhiều chuyện xảy ra bất ngờ y hệt như mơ.
Đang ở cái tuổi ham chơi và mơ mộng nên Diệp Trúc không mấy bận tâm chuyện xa ba mẹ và gia đình, kể cả xa bạn bè và những nơi chốn thân thương đầy ắp kỷ niệm. Trong đầu Diệp Trúc là viễn cảnh tốt đẹp ở một miền đất mà nơi đó có những tòa nhà cao ốc lộng lẫy, những con đường đại lộ cao tốc rộng thênh thang và...Diệp Trúc sẽ ngồi sau tay lái một chiếc xe hơi mui trần kiểu thể thao. Xe cứ lao đi vun vút, thật là tuyệt!
Hai ngày sau Diệp Trúc tiến hành làm thủ tục.
Ba mẹ bảo cô bé nên chọn ngày mời bạn bè thân thiết đến tổ chức bữa tiệc chia tay. Song Diệp Trúc không thích vậy, cô bé xin phép ba mẹ cho mình được tổ chức bên ngoài, đơn giản với nhóm bạn thân thiết.
Thùy Linh ngạc nhiên mở tấm thiệp nhỏ:
– Gì đây...? họp mặt chia tay à? Mày đi đâu? Lên rừng hay xuống biển vậy nhỏ?
Diệp Trúc giơ hai tay làm động tác chim sãi cánh. Lên trời ở đây là lên máy bay đó. Bật mí trước với mày nghen. Từ hôm nay tao có một tên họ mới, hoàn toàn ngoại quốc, Anna Green! Và chỉ mươi hôm nữa thôi tao sẽ qua Mỹ định cư đó.
Thùy Linh nghe hai tai lùng bùng. Mình có nghe lầm không nhỉ? Nhỏ Diệp Trúc có tên tiếng Anh, được đi Mỹ!?
Cô nàng lấp bấp:
– Mày nói thật hả?
Diệp Trúc gật đầu:
– Đương nhiên! Chuyện lớn như vậy tao làm sao đùa được chứ? Mày mừng cho tao nghen!
Thùy Linh rưng rưng:
– Mừng con khỉ! Mày sắp đi vậy là bỏ tụi tao rồi!?...
– Khờ quá? Mỹ hay Anh Pháp gì bây giờ cũng chả xa xôi gì. Chỉ cần mua vé máy bay là hai ba ngày sẽ gặp mặt nhau. Tao có đi thì vài năm sau tao cũng về thăm tụi bây chứ bộ.
Thùy Linh mếu máo:
– Nhưng mà tao không muốn xa mày!
Diệp Trúc cười hì hì:
– Được rồi. Sau này tao sẽ liên lạc thường xuyên với mày. Nếu có điều kiện tao làm thủ tục rước mày luôn. Chịu không nào?
Thùy Linh lặng thinh. Buồn thiệt chớ bộ. Vậy mà bạn cô thì cứ hớn hở ra mặt.
– Diệp Trúc à, tao vẫn chưa hiểu tại sao mày lại như vậy? tao vẫn chưa hết bất ngờ và thắc mắc?!
Chỗ bạn bè thân thiết đặc biệt, cũng không nên giấu làm gì. Diệp Trúc bèn kể cho Thùy Linh nghe.
Nghe xong Thùy Linh nhận xét:
– Như vậy tức là mày vừa sung sướng tấm thân vừa cứu được dì Út mày và cả ông Peter nữa!
Diệp Trúc xoa tay:
– Đúng vậy! ai chà? Không ngờ số tao lại may mắn như vậy. vừa dự định năm học tới chuyển trường ai ngờ được chuyển tụt ra nước ngoài luôn?
Thùy Linh đăm chiêu:
– Tao thấy lo hơn cho mày?
– Lo gì chứ?
– Người ta thưởng bảo nếu trong đời đường tiền tài địa vị đều quá thuận lợi may mắn thì e rằng sau này đường tình duyên sẽ lận đận đó.
Diệp Trúc phẩy tay:
– Tầm phào! Tao không bao giờ tin những lời vớ vẩn đó. Cho mày hay, dự báo vài năm nữa sẽ đổi thay lớn. Con gái sẽ lên giá còn bọn con trai rẻ rề! Ba ngàn một mớ, mặc sức mua đầy giỏ xách đi chơi!
Thùy Linh lắc đầu chịu thua. Đúng là tâm hồn con nhỏ đang ở trên mây mà!
Ba hôm sau bữa tiệc chia tay diễn ra tại một nhà hàng nhỏ thanh lịch - có hơn mươi đứa bạn học tham dự. Mỗi đứa một lời dặn dò và một món quà xinh xắn khiến Diệp Trúc cảm động cũng phải khóc òa.
Giờ chia tay sao cứ bịn rịn mãi. Lũ bạn nói:
– Tụi tao sẽ tiễn mày lên máy bay nghen!
Diệp Trúc lắc đầu:
– Thôi đi, ra sân bay tụi mày lại giọt vắn giọt dài thì làm sao tao cất bước được chứ?
Cảnh chia tay của nhóm vô tình lọt vào ''ống kính tự động'' của Bình Nguyên. Cậu và hai ba thằng bạn thân đến đây đặt lẩu ăn mừng thành tích giải ba môn toán cấp quốc gia mà cậu đã đạt được trong năm học qua.
Bình Nguyên nhìn cảnh ôm choàng vai nhau, cười mà miệng mép xẹo, tay quệt nước mắt mà tức cười thầm. Bọn ấy có lẽ bị thần kinh thì phải. Công nhận hôm tổng kết lớp bọn nó có nhiều học sinh giỏi thật. Nhưng cũng đâu tới mức mừng vui xúc động quá trớn như vậy chứ?
Cái cảnh Diệp Trúc choàng vai mấy thằng bạn học của nó làm Bình Nguyên ngứa mắt lắm. Chỉ muốn xuất hiện nhổ vào mặt con nhỏ và thụi thằng khốn kia một cái cho bỏ ghét!
Cậu đinh ninh vào năm học tới sẽ còn nhiều điều thú vị sẽ xảy ra. Tuy đã hứa chắc với Diệp Trúc nhưng Bình Nguyên vẫn không loại trừ khả năng lặp tức phản pháo nếu bọn nhỏ gây sự trước!
Thời gian cứ thong thả vô tư trôi qua. Những ngày hè sau đó Bình Nguyên về quê dưới Gò Công. Cậu có những buổi tắm biển cạn, ăn sò nghêu mệt nghỉ và cùng mấy đứa anh em họ đi thăm lăng hoàng gia, xuống Gia Thuận ghé ''đám lá tối trờí' - căn cứ của ông Bình Tây đại nguyên soái thuở trước! Thật là kỳ nghỉ hè thoải mái, tuyệt vời!
Tạm biệt mùa hè quay về trường sau ngày khai giảng Bình Nguyên không còn nhìn thấy nhỏ Diệp Trúc đâu cả! ''nó đã chuyển trường thật rồi ư?'' Chẳng hiểu sao câu hỏi đó cứ in đậm trong đầu Bình Nguyên làm cậu ta ngẩn ngơ.
Một buổi chiều chủ nhật ra phố Bình Nguyên bất chợt gặp bé Chi Mai. Đúng hơn là Chi Mai nhận ra Bình Nguyên trước và cất tiếng gọi:
– Anh.....Bình Ngưyên! Anh hơi đen hơn lúc trước nhưng em vẫn ra anh ngay.
Bình Nguyên lượng sượng:
– Bé là...là..... – Em tên Chi Mai, em gái của chị Diệp Trúc. Anh Bình Nguyên đã đến nhà em một lần nhưng gây gổ với chị em rồi anh bỏ đi ngay. Anh nhớ ra chưa?
– A...à! nhớ chứ! Em là em gái duy nhất của Diệp Trúc đây mà. Em đi đâu vậy Chi Mai?
– Dạ, em tới nhà bạn để học nhóm!
– Vậy à? Vậy em đi đi!
Chi Mai nấn ná:
– Anh Bình Nguyên không hỏi gì thêm sao?
Bình Nguyên ngẩn ra:
– Anh hỏi gì bây giờ nhỉ?
Chi Mai tủm tỉm:
– Thì...hỏi chị Diệp Trúc, kẻ tử thù của anh!
Bình Nguyên xốn xang:
– Nè Chi Mai! Bộ....Diệp Trúc nói với em anh với Trúc là tử thù à?
Chi Mai gật đầu. tiết lộ thêm:
– Chẳng những nói vậy thôi mà chị ấy còn đăng ký học võ để sau này có dịp ''hạ'' anh đó.
Bình Nguyên thè lười:
– Ghê vậy sao? Mà nè, mấy hôm nay Diệp Trúc đâu hổng thấy, nhỏ đó chuyển đến trường nào vậy bé Chi Mai?
Chi Mai dè dặt:
– Anh Bình Nguyên không hay biết gì à?
Bình Nguyên thoáng lo âu:
– Đã xảy ra chuyện gì với Diệp Trúc?
– Không phải ''chuyện'' mà gọi là ''phép mầú' mới đúng. Chị Diệp Trúc của em được dì Út Xuân nhận làm con nuôi và làm thủ tục xuất cảnh sang Mỹ hơn hai tháng nay rồi.
Tim Bình Nguyên hơi nhoi nhói. Có chút cảm giác như là hụt hẫng, buồn buồn man mác...
Cậu ta lẩm bẩm:
– Vậy mà anh có hay biết gì đâu.
Chi Mai hồn nhiên:
– Em hổng biết tại làm sao hai anh chị lại ghét nhau đến vậy. nhưng em thì rất cảm mến anh Bình Nguyên. Nếu rảnh rỗi, mời anh Bình Nguyên đến nhà em chơi nhé. chị Diệp Trúc đi rồi nhà buồn hiu hà! Anh mà tới chắc ba mẹ em vui lắm đó.
Bình Nguyên xoa đầu Chi Mai. Hai chị em ruột mà sao khác nhau một trời một vực vậy chứ? Chi Mai thật là hồn nhiên dễ thương! Chẳng bù cho cô chị gái dữ dằn đanh đá ấy chút nào.
– Anh không dám hứa chắc nhưng nhất định có thời gian anh sẽ đến thăm cô chú và em vậy há!
Chia tay Chi Mai, vừa bước đi lững thững Bình Nguyên vừa tự hỏi không biết sang xứ người nhỏ Diệp Trúc có bày ra trò gì để rồi cự cãi thiên hạ không?
Nhỏ đó đúng là khắc “nhãn” khác” “khẩu” với Bình Nguyên. Vậy mà bây giờ biết lo nhỏ đã xa mình cậu ta lại thấy buồn ghê gớm. Cứ như vừa đánh mất một thứ gì đó vậy!
Dãi đất màu xanh dần hiện rõ trong tầm mắt. Rồi rõ hơn với màu của cây cối xanh đậm xen lẫn với màu trắng ngà, đỏ tươi của tường và mái ngói của những tòa nhà lớn.
Giọng cô tiếp viên thật êm và ngọt bằng hai ngôn ngữ Anh và Việt:
– Máy bay chuẩn bị hạ cánh, đề nghị quí khách cài lại dây an toàn. Chúng tôi cảm ơn quí khách đã sử dụng dịch vụ của hãng hàng không chúng tôi. Chúc quí khách vui vẻ hạnh phúc. Xin hẹn gặp lại lần sau ạ.
Diệp Trúc mỉm cười. Sắp hạ cánh! Sắp về lại Sài Gòn - Việt Nam rồi ư? Ôi!
Tám năm qua cứ như một giấc mơ dài!
Ngày ra đi Diệp Trúc hãy còn là cô bé con ngô nghê khờ khạo. Bây giờ quay về đã thành một cô gái hoàn hảo. Xinh xắn chững chạc và học vị đàng hoàng.
Tám năm dài Diệp Trúc không một lần về thăm Việt Nam. cô biết quê hương bây giờ đã thay đổi nhiều lắm. Cũng như ba mẹ cô đã già hơn trước hẳn tóc hoa răm rồi:
Bồi hồi, nôn nao, Diệp Trúc đoan chắc thế nào về nhà trước hết cô sẽ bị ba mẹ mắng cho một trận vì cái tội mỗi năm không chịu về thăm nhà. Một tấm ảnh cũng không gởi về. Bây giờ thậm chí chẳng chịu điện thoại báo tin là đã về nước để cả nhà ra đón.
Khoang máy bay vẫn mát nhưng màu nắng hanh vàng bên ngoài cho Diệp Trúc cảm giác nóng nực khó chịu:
Cô thay cặp mắt kính đổi màu bằng cặp mắt kính râm sậm màu.
Máy bay hạ cánh xuống đường băng và giảm dần tốc độ rồi dừng lại hẳn.
Cũng như mọi người, Diệp Trúc soạn túi hành lý của mình. Ở băng ghế phía trước cô, một người đàn ông cũng đang lấy đồ ra khởi ngăn để hành lý. Một túi vải rơi ra trong khi anh ta còn vướng víu vì quai chiếc ba lô.
Thật nhanh Diệp Trúc nhoài người chụp lấy. Chiếc túi nằng nặng giúp cô xác định bên trong là vật bằng sành sứ hay thủy tinh gì đó.
Người bạn đồng hành bàng hoàng:
– Ồ...thật là may! - anh ta nhận lại túi vải từ tay Diệp Trúc - cảm ơn cô nhiều nhé! nếu không chờ cô chắc nó đã rớt và bể tan rồi!?
Diệp Trúc hơi nhếch nụ cười:
– Không có chi! Nếu là vật dễ vỡ thì anh nên chú ý cẩn thận hơn một chút.
Chàng trai cầm thấy khó chịu. Anh ta quan sát Diệp Trúc một chút. Trông cô ta cũng khá cao ráo thanh mảnh, khuôn mặt bị mắt kính râm che khuất một phần nhưng hình như cũng là khuôn mặt xinh đẹp. Cô ta có lẽ không lớn tuổi hơn anh. Còn trẻ vậy mà lời lẽ cao ngạo quá!
Tình cờ thế nào mà Diệp Trúc là người xuống máy bay ngay phía trước anh ta.
– Này cô gì ơi!
Diệp Trúc quay lại nhưng im lặng chờ đợi.
– Tôi có thể được biết tên cô không?
Diệp Trúc lãnh đạm:
– Chỉ là người xa lạ tình cờ gặp nhau ngoài phố thì biết tên có làm gì đâu?
Im lặng. Diệp Trúc tiếp tục đi. Cô mỉm cười một mình. chắc anh ta bất mãn rồi. Xem như cô thoát nạn, hết bị quấy rầy.
Ai ngờ lúc chở thủ tục Hải quan nhập cảnh Diệp Trúc lại phải đụng mặt anh ta.
– Cô du học về à?
Tự nhiên Diệp Trúc muốn đùa. Cô mỉm cười:
– Không.
Chàng trai lại một lần nữa khó chịu. Người xinh đẹp thế nàymà bất lịch sự quá. Hay cô ta vốn dĩ là thô lỗ như vậy?
– Sao cô hà tiện lời quá vậy?
Diệp Trúc xoay người đứng đối diện anh ta. Trong mắt cô không chút tia thiện cảm. Giong cô cũng lạnh như băng:
– Này anh, tôi có nghĩa vụ phải giải thích cụ thể với anh ư? Vì sao nào? Tôi là nghi phạm và anh là cảnh sát chìm à? Nếu đúng vậy thì anh cũng nên xuất trình thẻ cảnh sát của anh ra chứ? - Diệp Trúc tuôn một hơi làm chàng trai thật sự lúng túng. Cô dừng lại một chút rồi nói tiếp - tuy nhiên để không bị quấy rầy nữa tới cũng xin nói cho anh hết thắc mắc. Tôi đến Việt Nam du lịch, tôi là người Mỹ, tên tôi là Anna Green! Bao nhiêu đó đủ rồi chứ?
Chàng trai chết trân! Có một vài người ở gần đó tò mò nhìn anh ta bạn gái đang cãi nhau (! ) Bẽ mặt quá! Đây là lần đầu tiên anh ta bị phụ nữ trẻ đối xử như vậy. Nhưng rồi nỗi bực dọc cũng vơi đi một phần nhường chỗ cho sự thắc mắc trong anh ta.
Lúc nãy cô ta nói gì nhỉ? Cô ta là người Mỹ à? Tên Anna! Không lý nào! Hay là con lai? Cũng không có lý. Hoàn toàn không có một nét nào giống con lai cả!
Diệp Trúc điềm nhiên bỏ đi.
Rời nhà ga sân bay Diệp Trúc vẫy taxi. Hình như cô là hành khách duy nhất không có ai ra đón.
Người tài xế taxi tò mò:
Cô du học về à?
Diệp Trúc gật đầu:
– Vâng, gần đúng như vậy.
– ''Gần đúng'', là sao?
– Dạ, cháu được dì ruột nhận làm con nuôi và rước đi từ năm lớp chín.
– À, tôi hiểu rồi. Vậy là lâu lâu cô về nước thăm gia đình đây mà.
– Dạ, chú đoán sai rồi - Diệp Trúc vui vẻ nhìn ra ngoài khung cửa xe - cháu đã tốt nghiệp đại học và bây giờ về nước đi làm luôn.
Ông tài xế tỏ ra thất vọng:
– Uổng quá! Có điều kiện tốt như vậy mà cô còn quay về việt Nam. bon chen mệt lắm đó cô à.
– Ở đâu cũng phải làm hết sức mình mới sống tốt được chú ơi.
– Biết là vậy nhưng nếu là tôi thì tôi vẫn chọn ở lại bên Mỹ!
Diệp Trúc không trả lời, cô mãi ngấm nhìn phố xá hai bên đường. Nhà cao hơn, đường rộng hơn. Còn xe cô thì đông đúc thấy phát mệt. Mấy lần gọi điện thoại về, Diệp Trúc nghe Chi Mai nói ngôi nhà của ba mẹ đã sửa lại rất nhiều.
Nghe nói ba còn định bán để chuyển về khu vực gần trung tâm thành phố hơn.
Diệp Trúc hình dung mãi mà vẫn không vẽ được hình ảnh ngôi nhà hiện tại.
– Số nhà...! đến nơi rồi phải không cô?
Diệp Trúc bị kéo về thực tại. Cô nhìn vào trong hàng rào song ly sắt sơn màu nâu sẫm.
Giữa khuôn viên ấy là ngôi biệt thự có kiến trúc tân kỳ, màu tường xám nhạt dịu dàng dưới mái toll xanh đậm.
– Nhà mới hoàn toàn chứ có phải chỉ sửa thôi đâu! Con nhỏ này xạo thiệt!
Cô xuống xe trả tiền. Trong lúc ông tài xế chuyển va li trong cốp xuống, Diệp Trúc đến gần trụ cổng và bấm chuông.
Một cô gái trẻ mặt xinh như tranh xuất,hiện trên thềm. Ôi, nhỏ Chi Mai bây giờ không khác gì nàng công chúa! Diệp Trúc vẫy em gái:
– Chi Mai à! Mở cổng cho chị nào!
Chi Mai tròn mắt, ngớ ra một giây rồi nhảy cẫng lên reo mừng:
– Ôi, chị! Chị Diệp Trúc! Mẹ ơi Chị Diệp Trúc về rồi nè mẹ ơi!
Cô nàng chạy bay ra mở cổng.
Diệp Trúc tát yêu em gái:
– Chị không ngờ em mình lớn lên lại to miệng như vậy đó.
Chi Mai ôm chầm chị gái:
– Em mừng quá mà chị. Í, mà tại sao chị không báo là hôm nay về?
Diệp Trúc gỡ tay em:
– Từ từ vô nhà nói chuyện có được không nhỏ? Bây giờ phụ chị đẩy va li lớn đó đi.
Chi Mai sốt sắng kéo quai đẩy va li.
Hai chị em dừng lại trước thềm nhà. Trên thềm bà mẹ đứng đó, mặt nghiêm lạnh.
Diệp Trúc xúc động đến rưng rưng. So với tám năm trước mẹ cô không thay đổi nhiều, nhưng tóc đã lưa thưa những sợi bạc và vài dấu chân chim trên đuôi mắt:
Bà Hương ngó con gái một lượt từ đầu đến chân rồi hất hàm:
Cô kia! Cô là ai? Sao tự dưng mang hành lý đùm đề tới nhà tôi vậy?
Chi Mai kêu lên:
– Mẹ à...
Diệp Trúc nhảy ba bước lên thềm ôm mẹ:
– Mẹ? Con xin lỗi mẹ. Nhưng con thật tình không thích cảnh đưa đón ồn ào.
Mẹ thông cảm cho con nghe mẹ. Nghe mẹ?
Bà Hương chới với:
– Buông ra nào? Con khỉ này. Thật, chả hiểu tính khí kỳ cục đó là giống ai nữa?!
Bà xỉ thật mạnh vào giữa trán con. Thật ra bà chỉ giả bộ dỗi hờn vậy thôi.
Chứ lúc sáng bà đã nhận được điện thoại của em gái Út Xuân nói chị cũng không ra phi trường tiễn chân Diệp Trúc.
Chị, Peter và Bá Hân - con trai cửa chị chỉ tổ chức một bữa tiệc nhỏ chia tay Diệp Trúc mà thôi.
Diệp Trúc vùi mặt vai vào ngực mẹ, sung sướng:
– Bao năm qua con nhớ quay quắt mùi hương của mẹ! Vẫn là mùi hương ấy, thơm tuyệt vời!
Bà Hương cốc đầu cô:
– Bao nhiêu tuổi rồi mà còn như trẻ con vậy hả?
Chi Mai ra giọng người lớn:
– Mẹ à, tụi con cho dù có ba -bốn- năm chục tuổi đi nữa nhưng với mẹ thì vẫn mãi mãi là đứa trẻ con mà.
Bà Hương thở hắt:
– Coi bộ mẹ muốn đuổi con cũng không được. Con mới về là có đồng minh ngay rồi.
Diệp Trúc nũng nịu:
– Mẹ ơi, dù con không có đồng minh và mẹ cương quyết đuổi con chăng nữa thì con vẫn không đi đâu.
Chi Mai lại xen vào, giọng hớn hở:
– Chị Hai ở lại thiệt hả chị Hai?
Diệp Trúc gật đầu:
– Ừ, chị làm sao để em thừa hưởng mọi thứ một mình chứ?
– Em không lo sợ bị chia phần. Có điều em ngạc nhiên quá. Dượng Út...
đồng ý cho chị về đây sao? Dù gì hiện tại chị vẫn là con của dì dượng Út mà?
Bà Hương xua tay:
– Con nhỏ nhiều chuyện. Vừa nãy sốt sắng lắm mà bây giờ cũng đứng ngoài này huyên thuyên. Không chịu vô nhà à?
Ba mẹ con và nhà, vui mừng ríu rít.
– Mẹ ơi, ba con chưa về hả mẹ?
– Ừ, ba con hôm nay đi dự tiệc chiêu đãi ở mấy chỗ làm ăn quen biết. Có lẽ sẽ về hơi muộn một chút?...Chi Mai à, đưa chị Hai con lên phòng đi rồi xuống phụ mẹ một chút. Chiều nay phải nấu bữa cơm tươm tất hơn mới được. Diệp Trúc, con thích ăn gì, mẹ nấu?
Diệp Trúc cười:
Với con thì món nào mẹ nấu cũng đều rất ngon. Nhưng mẹ đừng bày vẽ gì cả mẹ ạ. Con từ lâu đã có thói quen ăn kiêng, con ăn không nhiều đâu.
Bây giờ bà Hương mới ngắm kỹ con gái. Xong, bà chép miệng:
– Bày đặt kiêng cữ hèn chi ốm nhom!
Chi Mai không tán đồng. Cô nhận xét:
– Chị Hai có thân hình lý tưởng đó chớ. Như con đây mới rầu nè...
Bà Hương phẩy tay:
Thôi đi, đừng có bày đặt kiêng cữ như chị con. Cứ để mập mạp như vầy mới là người thật sự khỏe mạnh.
Chi Mai thè lưỡi nhìn chị Hai. Diệp Trúc mỉm cười thú vị. Đúng là em cô có hơi dư ''bề ngang'' thật. Nếu muốn xinh hơn thì chí ít cũng cần giảm cỡ năm - bảy ký lô!
– Chị Hai! Đi theo em! Phòng chị trên lầu một, cách bài trí y như hồi đó. Có điều nó rộng và toàn đồ mới nghen.
Chi Mai kéo chị đi để không còn nghe mẹ cảnh cáo chuyện mập ốm nữa.
Căn phòng như lời Chi Mai nói, thật đẹp! Diệp Trúc xúc động, thầm cảm ơn ba mẹ vì chưa biết khi nào cô quay về nhưng vẫn dành cho cô một phòng với những gì thân thuộc của cô từ tám năm về trước.
Khép cửa phòng hai chị em lại ôm nhau, vui mừng cười không thành tiếng.
Chi Mai nói:
– Chị về em vui quá chừng!
– Thật không?
– Thật mà. Ít ra em cũng có thêm người trò chuyện. Và...mỗi khi gặp vướng mắc sẽ được chị tư vấn cho!
Diệp Trúc trêu em gái:
– Ừ, chị sẵn sàng! Nhưng chị bây giờ thực tế lắm nghen. Sống như còn bên Mỹ vậy, không thể tư vấn miễn phí cho em đâu.
Chi Mai khoác tay:
– Điều đó em đã tính tới rồi, không sao cả.
Diệp Trúc rời em gái, ngắm nghía:
– Sao rồi? Việc học hành của em vẫn tốt chứ?
– Bình thường!
– Năm thứ nhất đại học kih tế phải không?
Chi Mai gật đầu.
– Cũng may- Diệp Trúc nói -nếu như em mà chọn trường nào khác thì coi như chị hết phương tư vấn.
– Đâu phải tư vấn chuyện học thôi đâu. Còn chuyện khác nữa chứ. Chẳng hạn như tình cảm.....à, chị có người yêu chưa chị Hai?
Diệp Trúc lắc đầu và phát hoảng:
– Trời đất! Em thì có bạn trai rồi à? Không được, phải chuyên tâm vào việc học chứ!
Chi Mai xua tay:
– Yên tâm đi chị Hai à, em chưa có bạn trai đâu. Còn chị, có thật là chị chưa có người yêu?
– Ừ...! mà sao?
Chi Mai tủm tỉm:
– Như vậy thì hay quá!
Diệp Trúc chột dạ:
– Em cười gì?
– À không! Không có gì cả.
– Nhưng nhìn bộ dạng của em đáng ngờ lắm. Chuyện gì hả? Nói cho chị nghe xem nào!
Chi Mai lắc đầu quầy quậy:
– Đã nói là không có mà. Nếu có thì nó cũng chưa xảy ra đâu.
Diệp Trúc dứ dứ nắm tay đe dọa:
– Hừ, em đừng quên là chị có võ đó nghe, Em mà lạng quạng chị ''xử'' em tức thì!
Chi Mai thè lưỡi. Sợ thật đó. Chẳng hiểu anh Bình Nguyên có đủ bản lĩnh đối phó với chị cô không nữa. Cô định bụng sẽ tạo cơ hội cho hai anh chị gặp nhau. Hy vọng bây giờ họ không còn ghét nhau nữa. Nhưng cứ tình hình này thì gay go đây!