NHỮNG KẺ SĨ
NHỮNG KẺ SĨ HÒA MÌNH VÀ ĐỨNG VỀ PHÍA BÌNH DÂN

Nói về văn chương Miền Nam, nhiều người nhắc đến Mạc Thiên Tứ, nhóm Chiêu Anh Các hoặc những bài thơ của Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhơn Tịnh, Võ Trường Toản. Những tác phẩm nói trên không được phồ biến trong giới bình dân; chẳng qua là lúc đầu, việc làm văn chương thi phú chỉ thịnh hành trong giới trí thức. người ta chỉ nhớ tên của Mạc Thiên Tứ và nhan đề của mấy bài Hà Tiên thập vinh mà thôi; gần như chẳng ai thưởng thức, ngâm ngợi vì lời thơ còn thô, chưa thuần thục. Phải đợi đến ông Đồ Chiểu thì thi phú mềin Nam mới gây tiếng vang xa và thật sự được dân chúng thưởng thức, xem là món ăn tinh thần.
Bàn về ông Đồ Chiểu và Lục Vân Tiên thì đã có nhiều bài khảo luận, nhiều tài liệu rồi. Lời lẽ của Lục Vân Tiên dễ hiểu tuy chứa nhiều điển tích, nhưng lả điển tích phổ thông mà một ông đồ vô danh trong làng có thể giải thích được. Bài văn tế Vong hồn dân mộ nghĩa, văn tế Nam Kỳ sĩ dân với lời lẽ nôm na bổng dưng trở thành trang trọng và xúc động được mọi giới. dùng văn chương để “chở đạo”. Nhiều kẻ sĩ tiếp tục truyền thống “chở đạo” ấy. Lúc Nam Kỳ gặp nạn ngoại xâm, hầu hết kẻ sĩ đều dấn thân, đến kẻ đầu hàng giặc như Tôn Thọ Tường cũng thú nhận tội lỗi công khai vì không thể nào chối quanh chối co. Nho sĩ đương thời bắt buộc họ Tôn phải tỏ thái độ, một là bạn hai là thù. Họ Tôn cố gắng thanh minh bằng vài hành động cụ thể: làm bài thơ vịnh chùa Cây Mai “Lặng lẽ chuông quen con bóng xế, tò le kèn lạ mặt trời chiều”, hoặc bảo lãnh một vài bạn nho sĩ theo nghĩa quân bị bắt.
Đến những nho sĩ ở ẩn cũng tỏ thái độ, điển hình là ông Thủ khoa Nghĩa, tác giả Kim Thạch Kỳ Duyên (có Huỳnh Mẫn Đạt góp phần sáng tác, nhưng không hiểu tới mức nào); bổn tuồng này khó phổ biến vì qua nhiều chữ nho và điển tích. Nhưng khi thực dân đến, ông lên tiếng:
Ai khiến thằng Tây tới vậy à?
Đất bằng bỗng chốc nối phong ba.
Hẳn hòi ít mặt đền ơn nước
Nháo nhác nhiều tay bận nỗi nhà.
Đá sắt ôm lòng cam với trẻ
Nước non có mắt thấy cho già
Nam kỳ chi thiếu người trung nghĩa,
Báo quốc Cần Vương há một ta?
Ông Huỳnh Mẫn Đạt mượn lời người kỹ nữ đi tu để gởi gấm tâm tự. Về mặt xử thế ông tỏ ra minh bạch, biết vinh biết nhục.
“Lúc nhà nước lại thâu thủ Nam Kỳ, ngài (Huỳnh Mẫn Đạt) an phận dưỡng nhàn, không mang tiếng chi cả, hình trạng khô ngô ốm yếu, tánh nết hiền lành, hay làm thi quốc âm, tao nhã thiệp liệp lắm, ông Tôn Thọ Tường kính ngài là bực phụ chấp. có một ngày kia ngài lên Sài Gòn chơi, gặp lúc trời chiều, ngài đội cái nón ngựa, đứng coi Lang Sa thổi kèn tại Bồn kèn, gặp xe ông Tường đi, ngài lánh mặt bên gốc cây, không cho ông Tường thấy, ông Tường liếc mắt thấy ngài. Liền ngừng xe nhảy xuống mừa rỡ nghinh tiếp, trách ngài sao không ghé chơi; ngài tánh hay ngâm thơ nôm, liền ngâm một bài hát cú rằng:
Cừu mã năm ba dạo cặp kè
Duyên sao giải cấu khéo đè ne.
Đã cam bít mặt cùng trời đất,
Đâu dám nghiêng mày với ngựa xe.
Hớn hở trẻ dong đường dặm liễu.
Lơ thơ già núp cội cây hoè.
Sự đời thấy vậy thời hay vậy.
Thà ẩn non cao chẳng biết nghe.
“Ông Tường biết ý ngài rồi, liền ngâm trả lại một bài thi rằng:
Tình cờ xảy gặp bạn tiền liêu
Thơ phú ngâm nga hứng gió chiều.
Thế cuộc đổi đời càng lắm lắm.
Thiên cơ mầu nhiệm hãy nhiều nhiều
Nước non dường ấy, tình chứng ấy,
Xe ngựa bao nhiêu, bụi bấy nhiêu.
Hăm hở nhạc Tây hơi trổi mạnh
Nghe qua ngùi nhớ giọng tiêu thiều.
“Rồi ông Tường rước ngài về chơi vài bữa” Tỉnh Vĩnh Long mất, ông Cử Trị làm bài thơ:
Tò le kèn thổi tiếng năm ba,
Nghe lọt vào tai dạ xót xa
Uốn khúc sông Rồng mù mịt khói,
Vắng hoe thành Phụng ủ sầu hoa,
Tan nhà cảm nỗi câu ly hận,
Cắt đất thương thay cuộc giảng hòa.
Gió bụi đòi cơn xiêu ngã cỏ,
Ngậm cười hết nói nỗi quan ta.
Là kẻ thù về lập trường chánh trị với Tôn Thọ Tường, ông Cử Trị cứ hiên ngang thách thức khi gặp đốc phủ sứ họ Tôn:
“Cử Trị ăn ở lạ lùng,
Áo quần xịt xạ điên khùng quá tay,
Gặp Tường thời Trị mắng ngay.
Bởi vì tà tửu ít hay kiêng dè.
Hoạ thơ chống đối chê dè,
Tai ngơ danh lợi chẳng nghe chẳng cầu..
Mặc dầu kêu ngựa, kêu trâu thích tình...
Một kẻ sĩ ở ẩn khi thực dân Pháp đến là ông Nguyễn Lạc, gọi nôm na là ông Học Lạc. Học Lạc giỏi làm thơ hài hước, luận theo sức văn học tài bộ thì sầm sì với ông Đồ Chiểu và ông Cử Trị. Ngài sau tị nạn binh hỏa đời lên ở tại chợ Thuộc Nhiêu, cất ba căn nhà lá dạy trẻ học trò chữ nho và chuyên y đạp, tế nhơn độ thế rất nhiều, tánh lại ruột gan khí khái, trượng nghĩa sơ tài, tôi gặp ngài tại chợ Thuộc Nhiêu, giao du với nhau lấy làm tương đắc, ngài thương tôi như con, bất kỳ là bài thuốc chi hay hay thì ngài đều chỉ cho tôi cả, ngài hơi thi quốc âm tao nhã lắm, lúc ấy ngoài chợ vàm Rạch Gầm rước tôi ra dạy chữ nho, tôi từ tạ ngài ra đi, ngài có tiễn hành một bài thi rằng:
Le the một cụm Thuộc Nhiêu giồng
Chân bước ra đi mắt lại trông,
Chỉ nhện lăng nhăng, cò vướng cánh,
Bãi lau lẩn bẩn, cá quên sông.
Tấm lòng qua lại cầu Bà Bếp
Khúc ruột quanh co rạch Lão Tòng.
Hai chữ tương tư đây nặng gánh,
Nước non thăm thẳm biết hay không?
Ngay trong bài thơ cùng một vận, ca ngợi thú dưỡng nhàn ở giồng Thuộc Nhiêu (Mỹ Tho) được xem là một trong Ba Giồng, Học Lạc cũng gởi gấm ít nhiều tình cảm tha thiết.
Đất linh bồi đắp cuộc Ba Giồng,
Cánh Thuộc Nhiêu nhều khách ngợp trông,
Đường cũ, ngựa biêu chơn ngán bước,
Rạch cùng, cá lội mến quên sông
Trướng văn lắm kẻ thêu rồng cọp,
Miếu võ nhiều tay trí bá tòng.
Cứng cáp thú quê vui tục cũ,
Thềm dâu ruộng mía dễ cho không?
Trường hợp ông phan Thanh Giản được nhiều người biên luận, khen chê. Nhưng thiết tưởng không ai hiểu ông bằng người đương thời. Ông Đồ Chiểu và ông Cử Trị đều nổi danh là cứng rắn, lập trường chống Pháp rất dứt khoát. Nếu ông Phan Thanh giản quá hèn yếu hoặc phản quốc thì tại sao ông Đồ Chiểu lại làm đến hai bài thơ một chữ Hán, một chữ Nôm để điếu, so sánh ông với Phú Bật, Trường Tuần, hoặc “minh sanh chín chữ lòng son tạc, trời đất từ rày mịt gió thâu” Riêng về ông Cử Trị, qua bài thơ vừa dẫn, đã than thở “ngậm cười hết nỗi quan ta”. Quan tức là quan Phan chịu trách nhiệm lớn khi thành Vĩnh Long mất.
Ông Trương Vĩnh Ký từ khi đỗ đạt cho đến khi mất vẫn tỏ ra thân Pháp. Tuy nhiên, người ở miền Nam không bao giờ khinh rẻ ông. Ông không gia nhập Pháp tịch; trước khi mất, ông biết thân phận của người học giả sống trong thời kỳ khó khăn.
Quanh quanh quẩn quẩn lối đường quai,
Xô đẩy người vô giữa cuộc đời.
Học thức gửi tên con sách nát
Công danh rốt cuộc cái quan tài.
Dạo hòn, lũ kiến mau chân bước.
Bò xối, con sừng chắc lưỡi hoài.
Cuốn sổ bình sanh công với tội.
Tìm nơi thẩm phán để thừa khai.
Khi phong trào Duy Tân hoạt động công khai rầm rộ, ông Trần Chánh Chiếu cổ động lạc quyên đức tượng kỷ niệm ông Trương Vĩnh Ký với bài trong báo Lục Tỉnh Tân Văn nhan đề “ông Đốc Ký”.
- “Ông này khi sanh tiền tuy là nhà nứơc tin cậy mặc dầu chớ chẳng hề ỷ thế mà hại quê hương, chỉ vẻ cho các quan Lang sa biết phong tục lễ nghĩa của con nhà An Nam, cho khỏi chỗ mích lòng nhau, làm cho mẹ gà phải thương con vịt. Đêm ngày lo đặt sách này dịch sách kia cho kẻ hậu sinh dễ học. Thiệt là quan thầy của cả và Nam Kỳ..!
- Ngoài những tác phẩm biên khảo mang tính cách bác học, ông Trương vĩnh Ký còn chú ý đến độc giả bình dân, lời văn theo lời ăn tiếng nói thông dụng lúc bây giờ. Chuyện đời xưa của ông cũng là Chuyện giải buồn của Huỳnh Tịnh Của hãy còn được nhắc nhở.