LỄ XÂY CHẦU

Nét đặc trưng của đinh miếu Nam Bộ (kể luôn của Trung Bộ, là địa bàn của Gia Định Thành do Tả quân Lê-Văn Duyệt cai quản) là dịp cúng tế Kỳ Yên phải có lễ Xây Chầu, Đại Bội rôi đến Hát Bội. Vì vậy, người điều khiển ban Tế tự cần hiểu khái quát (nếu không nói là về chi tiết) về lễ nhạc, về Xây Chầu và hát Bội. Căn cứ vài lời lẽ chúc tụng, ta có thể đoán chắc việc Xây Chầu bắt nguồn từ đời Gia Long.
« Chầu « là chầu hát, « Xây « phải chăng là khai, theo nghĩa khai mạc buổi hát. Tế lễ mà thiếu hát bội và phần mở đầu là Xây Chầu thì quả là thiếu sót lớn, chẳng qua vì thiếu tiền bạc nên đành chịu vậy thôi.Tế lễ rồi, lại nghĩ đến việc cầu an, nhăc nhở dân làng phận sự làm người, tôn kính Trời Đất để mong gió thuận, mưa hòa, nước mạnh, ổn định, dân mạnh khỏe, kinh tế phát triển, nghề nông phát đạt. Nông nghiệp phát đạt là yếu tố căn bản để cho nhà vuangồi vững trên ngôi báu, dân không nhiễm tật xấu, nảy sanh trộm cướp, nghe lời xúi giục kiểu « sấm truyền » dị đoan mê tín. Từ ngữ xưa gọi là « dân khương (khang), vật phụ «, phụ nghĩa là dồi dào (của cãi vật chất dồi dào).
Muốn ổn định thời tiết, ổn định trật tự xã hội, theo quan niệm xưa, phải tuân theo sự vận hành của Trời Đất mà kim chỉ Nam là Kinh Dịch, với thuyết Âm Dương, Bát Quái (càn, khảm, cấn, chấn…), ngũ hành (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ). Việc Xây Chầu nhắc nhở nguyên tắc ấy. Làng xã nằm trong vũ trụ lớn.Xây Chầu, nói đơn giản, là dùng tiếng trống chầu, đánh rõ từng tiếng, đểa khuyấy động, nhắc nhủ hòng đổi mới Trời Đất. Vẫn là âm thanh và ánh sáng. Phải có ngọn nến cháy nên giá đặt cái trồng (gọi trống nầy là Thái Cực), Trống phải sơn màu đỏ, mặt trống vẽ hình tròn Âm Dương. Người đánh trống, gọi vị cổ quan (cổ là trống, quan là quan chức) thay mặt cho dân làng, phải hội đầy đủ tư cách về tinh thần,thể chất, gia cảnh: Mạnh khỏe, tuổi 50 trở lên, hạnh kiểm tốt không mang tiếng về tửu sắc, không có tang (như cha, mẹ, vợ vừa mất). Trước khi dựng Xây Chầu, giữ mình trong sạch, ăn chay càng tốt, không được gần vợ.
Trở lại nguyên tắc:
- Từ lúc « càn khôn hổn độn « đến mở đầu Thái Cực (là một) tượng trưng là « cái trống «.
- Thái Cực sinh Âm và Dương (Lưỡng Nghi) với Thiếu Âm, Thiếu Dương(là hai rồi bốn), gọi « tứ tượng «.
- Tứ tượng sinh Bát quái (càn, khảm, cấn, chấn…)
- Bát quái sinh Ngũ hành (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ)
- Ngũ hành tát động qua lại, sinh ra vạn vật muôn loài (mặt trăng, mặt trời, tinh tú, sông núi…) trong đó có con người.
Những câu nhữ Nho mà người Xây Chầu đọc lên nhằm nhắc nhở những nguyên tắc ấy. Dĩ nhiên, có ít chút « bùa phép «, như việc chữ Thạnh « (thịnh vượng) trên mặt trống, chân thì viết tuợng trưng chữ « sát quỉ « (giết ma, qủi đem xui xẻo) người xây chầu viết với ngón chân rồi đạp lên như để xóa, trấn áp. Có trường hợp dùng roi chầu (dùi trống) vẽ bùa Tứ tung ngũ hoành của ông Khương Thượng ngày xưa. Lắm khi người chấp sự (trực tiếp đánh trống) xá bàn thờ thần, trở ra sân khấu, nơi đặt cái trống, bày ra lễ nhỏ, thí dụ như dùng nhánh cây, nhúng vào tô nước lạnh, rảy nước, tượng trưng cho sự tẩy uế sân khấu, gọi tẩy uế đàng tràng, kiểu pháp sư). Sau khi vẽ bùa, viết chữ « sát quỉ «, bắt đầu đánh dùi thứ nhất, gọi Nhất kích cổ, trong thực tế là nhịp ba nhịp không to tiếng lắm, gần rìa mặt trống.
Đến Nhì kích cổ, đánh lần nhì, nhịp ba nhịp, sau khi ngưới xây chầu nói to:
« Khôn trung khương thới! «, Khôn là đất. Rồi Tam kích cổ, xướng lớn rằng: » Lê thứ Thái bình «, nhịp ba nhịp với roi trống. Rồi đánh vào trung tâm mặt trống, lần nhất, lần nhì, lần ba … Đại khái, ít ai
hiểu, nhưng thủ tục là thế ; làm sai thì người trong nghề chê rằng dốt, làm sai thì Thần thánh không chứng giám, buổi lễ mất hiệu năng.
Những chi tiết trên, gọi « Đệ nhất cấp », mới vào đề, chỉ là điểm nhẹ từng roi
vào mặt trống, ở rìa, ở chính giữa. Khán thính gỉa bên dưới phập phồng chờ đợi phần thứ nhì, quan trọng hơn, theo chuyên môn gọi là « Đệ nhị cấp ».
Lệ xưa, việc đánh tất cả ba hồi trống, đòi hỏi sức khỏe của người chấp sự. Mỗi tiếng trống phải tròn, rõ, đánh theo điệu « tiền bần hậu phú «, mấy roi đầu đánh nhỏ, lơi, đến mấy roi gần chót càng to, to hơn, nhanh hơn. Như tình hình làm ăn của dân, trước còn nghèo, nhờ Thánh thần phò hộ, lần hồi gần cuối năm lại giàu. Như nhà ông nông hồi đầu mùa túng thiếu, gieo cấy xong, lúa lên tươi tốt, lạc quan nhìn đám ruộng, đến lúa chín vàng đồng, hăm hở gặt hái, ăn Tết. Theo lệ xưa, hồi đánh thứ nhất đánh 80 roi, hồi thứ nhì 100 roi, hồi thứ ba 120 roi, tổng cộng 300 roi. Không đánh từ tên xuống dưới, như giọt mưa, nhưng là đánh cho ngọn roi bạt từ bên phải qua bên trái (đánh xéo). Người chấp sự vừa đánh, vừa đếm, nếu dư hay thiếu là sai, có lỗi với Thánh thần.
Vì đòi hỏi nhiều sức khỏe ở cánh tay và sự tập trung tinh thần ở từng roi, ngày nay ít ai dám baỏ đảm về kỹ thuật, nên số roi được giảm xuống còn không đến phân nửa: 20, 40 và 60, tổng cộng có120 roi. Như vậy đã đuối sức, trường hợp người chấp sự hơn 60 tuổi.
- Hồi thứ nhất, đánh 20 roi, khi dứt, đánh thêm hai dùi nhỏ tiếng hơn, như là dư âm. Người đánh xướng thật to: » Trừ hung thần ác sát », ngụ ý đuổi ma quái ra khỏi làng.
- Hồi thứ nhì đánh 40 roi, dứt rồi điểm hai dùi nhỏ tiếng. Không xướng khẩu lịnh.
- Hồi thứ ba, đánh 60 roi, dứt thì điểm hai tiếng nhỏ, rồi ngưới chấp sự la lớn: » Không trung Hội viên nam nữ đồng thọ phước ». (Ở mặt đất, người hội viên của đình được hưởng phước). Các hội viên của ban tế lễ, thân hào lớn tuổi đồng « dạ « lớn lên. Vừa dứt, đánh ba hồi ba dùi, mỗi hồi đuợc nhạc công trong buồng, đanh chuẩn bị hưởng ứng theo, như giáo đầu, để rồi bắt vào nhạc, chuẩn bị lập tức vào lễ Đại Bội. Lễ Xây Chầu nầy nhằm trước là dâng cho linh thần, vì vậy nhạc trỗi bản « Nghinh Thiên tiếp giá «.
Nét đặc trưng của văn hóa Việt Nam phải chăng phảng phất đâu đây, ta nhớ đến Trống Đồng Ngọc Lũ (Đông Sơn), những hồi trống của Nhạc đời Tây Sơn. Dùng triếng trống để tế Thần, đồng thời huy động thần lực, trí tuệ của dân tộc. Tư liệu nói trên mô phỏng theo bài của ông Thân Văn, Nguyễn Văn Quí viết từ năm 1957, ông là người sành hát bội và nghi lễ cúng đình miếu.
Nếu không có gì là bất kính, ta có thể dung tục hóa điệu đánh trống trên đây, trình diễn dịp liên hoanVăn hoá dân tộc, cũng như lễ Đại Bội kế tiếp.
Đại Bội nhằm trình diễn một số hoạt cảnh, giải thích nguồng gốc của con người trên trần thế, không phân biệt dân tộc. Một dạng « Về nguồn » mà không nói ra, tìm những mẫu số chung, dĩ nhiên trong xã hội nông nghiệp. Vì đòi hỏi kỹ thuật múa hát, gồm những động tác và điệu nhạc quen thuộc với diễn viên hát Bội nên phần nầy không thể giao cho người » nghiệp dư «. Nhằm đề cao đạo Trời Đất (Âm Dương), con người được may mắn ở giũa Trời Đất, cùng với hoa trái, chịu ảnh hưởng gió mưa sấm sét, cầu mong gió thuận mưa hòa.
- Mở đầu trình bày ông Bàn Cổ múa điệu đặc biệt, tay cầm nắm nhang, làm
động tác gọi là « Điềm Hương », gợi ý nhờ phát minh ra lửa, nhờ âm dương, nóng lạnh mà bắt đầu có sự phân chia ra Trời Đất, khí Âm và Dương tương giao, tương khắc, sinh ra muôn loài. Múa một mình không có hát điệu riêng.
- Xoang nhật nguyệt. Phải chắng đây là chữ Hán, « Xoang » (điệu hát, điệu đàn cũng gọi là xoang – Đào Duy Anh). Trong thực tế của Đại Bội, lớp nầy không có hát, chí múa theo nhạc. Một nghệ nhân Nam tay cầm cái mặt Nhật (mặt trời) màu đỏ ; một nghệ nhân Nữ tay cầm cái mặt Nguyệt (mặt trăng) màu trắng, múa rồi nhìn trực diện nhau ba lần. Mặt trời, mặt trăng được cách điệu hóa với hai cái chén khá to, miệng chén bịt vải đỏ và vải trắng, buộc miếng vải đỏ và trắng ấy ở dưới đít chén, nhờ vậy hai nghệ nhân nắm phần dư của miếng vải mà múa. Khi nhìn mặt nhau, gương mặt tình tứ, hai cái chén Âm, Dương nầy đụng vào nhau. Màn trình diễn gợi ít nhiều nhục cảm mà không thô, như cảnh « giao hợp » tượng trưng.
- Lễ Tam Tài, hoặc Tam tinh, nhằm chúc thọ. Con người sống giữa Đất Trời, ba vị Phước, Lộc, Thọ nầy gốc là ngôi sao trên trời. Để thêm duyên dáng, gây vui tươi cho khán giả, thay vì hình tượng Thiên, Địa, Nhân quá trừu tượng và khô khan, lại đổi ra (cũng là số ba) Phước, Lộc, Thọ xem vui mắt, gần gũi hơn, với hình ảnh quenthuộc: -Ông Phước mặc áo xanh, râu dài, bồng đứa bé con. Phước thời xưa là đông con cháu để nối dõi, gìn giữ gia sản cha mẹ.
- Ông Lộc mặc áo quan lại, tay bưng hoa quả tươi. Lộc là làm quan huởng
lương bổng, nhưng ngụ ý là được dân đền, quà cáp, lương bổng thời xưa không nhiều, quà cáp là món mà vị quan có thể đón nhận hợp pháp!
- Ông Thọ sống dai, còng lưng, chống gậy.
Còn gọi là « ba ông Hiền », hát một mưôt theođiệunói lối và hát khách, rất tiếc là lời hát toàn là chữ Nho, gần như chẳng ai hiểu.
Lễ thứ ba của Đại Bội là Tứ Thiên Vương, bốn nghệ nhân mặc y phục như quan võ, múa nhiêu bộ linh động mà không hát. Đây là huyền thoại Ấ Độ, bốn vị nầy tượng trưng cho mưa gió sấm sét, họ thử hòa hợp với nhau, đúng lìèu lượng, tạo mưa thuận gió hòa. Múa đủ bốn cửa rồi trụ lại, dâng bốn tấm liễn ngắn, nào « Thiên hạ thái bình », « Phong điều Vũ thuận », « Quốc thái dân an », tùy theo đình.
Ban tế lễ đến gần sân khấu mà nhận bốn tấm liễn nầy, sau khi thưởng cho nghệ nhân số tiền tượng trưng, đem liễn vô bàn thờ thần.
- Vui tươi, ngoạn mục, linh động nhất mà mọi người đều ưa thích là lễ Đại
Bội chính thức, gọi nôm na là « Đứng Cái «. Bốn cô đào Thài xuất hiện, mặc xiêm y sang trọng, tay cầm quạt phe phảy, yểu điệu, tượng trươgn cho Xuân, Hạ, Thu, Đông, hoặc Kim, Mộc, Thủy, Hỏa. « Thài « là ca theo giọng bình dân, ngân nga, nương theo tiếng trúc, với nụ cười. Bốn cô hát bài dài, có những câu như:
« Âu vàng vững đạt báu ngôi,
Trên vua khai rạng, dưói tôi trung thần »…
« Làu làu tiết chói Nghiêu thiên,
Hây hây Thuấn nhật, vua Lê trị đờỉ…
Ca ngợi đời Nghiêu - huấn thái bình, có vua Lê, ta hiểu đời hậu Lê, khi chúa Nguyễn vào Nam mở nước. Bốn cô nầy (gọi con) đã kính cẩn lạy linh thần trưóc khi hát điệu Nam Xuân dụng, gần như hai tay cầm quạt phải cử động không ngừng, hát xong phân ra bốn gốc sân khấu.
Người Cái bước ra, mặt trắng, đội mão, tương đối còn trẻ, chứng tỏ dồi dào sinh lực, pghải trang nghiêm, không cười lả lơi, khi xuất hiện thi động tác đầu tiên là lạy linh thần rồi duyệt qua các cô đào Thài (Xuân, Hạ, Thu, Đông). Đứng cái tượng trưng cho Thổ, là đất, làm ruộng có đất ruộng. Xuân, Hạ, Thu, Đông tuy quan trọng nhưng phục vụ cho Đất. Bốn mùa luân chuyển, nếu thiếu Đất thì làm sao sản xuất lúa gạo được.
Cái đứng giữa (trung ương), hát điệu Nam Xuân. Xong rồi, các đào Thài là con phụ họa theo, ca ngợi sự hân hoan của dân, của đất nước. Cái hát chúc thọ vị lãnh đạo Dân tộc, lạy tạ thần linh, kích chúc ban Tế lễ, rồi đaò Thài múa lượn, vẫn cầm quạt ca ngợi Tỗ quốc đổi mới, với nụ cười duyên dáng. Đào hát theo điệu gọi là Nhịp Một, có trồng đệm theo, gây phấn khỏi, lạc quan. Để chấm dứt, trống chầu đánh chín tiếng, với ý nghĩa Đại Bội thành công rực rỡ.
Xây chầu và Đại Bội, bắt đầu từ những hồi trống, kế đến múa hát, nội dung cầu mong đất nước mỗi năm càng mới hơn, so với năm đã qua. Lại giải thích nguồn gốc vạn vật muôn loài theo thuyết Âm Dương, Ngũ Hành, gẫm lại mang tính khoa học, dễ chấp nhận. Rất tiếc, lúc trình diễn, đối với khán thính giả trẻ tuổi, vì thiếu lời, thuyết minh nên khó hiểu, chỉ là hiểu với trực giác, cảm tính nên tác dụng có giảm bớt phần nào. Nếu thêm phần thuyết minh, kiểu « tiếng vang hậu trường » do một xướng ngôn viên riêng thì kết quả sẽ nhân lên. Người biên oạn xin nêu lên mấy nhận xét sau:
- Điệu múa quạt gọi « Vũ phiến » phải chăng do dào Duy Từ đạt ra, khá độc đáo. Không múa với cây quạt giấy như ở những đoàn « nghiệp dư « là múa với cườm tay ; nhưng theo Đại Bội là múa với cánh tay, xem yểu điệu, động tác khoáng đạt hơn. Điệu múa quạt của Đào Duy Từ chỉ dành riêng cho ông hoàng bà chúa xem, ngăn cách với dân gian.
- Trong Đại Bội, với ba ông Phước, Lộc, Thọ chính là vũ khúc trong cung
vua chúa, riêng biệt lại đưòng bình dân quá.
- Điệu múa Tứ Thiên Vương (mưa gió, sấm sét, dâng bốn câu liễn) quả là điệu Trình Tường Tập Khánh (xem Đỗ Bằng Đoàn, sách đã dẫn) dành cho ông hoàng bà chúa xem, trong nội bộ cũng trở thành dân gian,cho đại đa số công chúng thưỏng ngoạn, một dạng dân chủ hóa thời Tả quân Lê Văn Duyệt để gây ra phấn khởi cho lưu dân đi khẩn hoang phía Nam.
Điệu hát « Nhịp một » của Cái vá Con (đào Thài)mang tính dân tộc rõ nét, vẫn hiện đại, dễ hiểu. Dân gian gọi khôi hài đây là hoạt cảnh « một ông, bốn bà «, hiểu ngầm là chế độ đa thê thời phong kiến.
Về lời lẽ trong bài hát, nhất là ở hoạt cảnh « Ngũ Hành » với Cái, Con, người trong ban hát Bội đã sửa đổi sao cho lời nói thích hợp với tình hình đất nước. Ban tế lễ luôn luôn mời đại diện của chánh quyền đến, ngoài ra còn thân hào nhân sĩ. Nếu sơ sót, sẽ bị trừng phạt tại chỗ (thời xưa) hoặc bị lên án nặng nề.
Từ mấy năm qua, mặc nhiên các ban tế tự đình miếu đã tự giác sửa đổi, do
lòng thành của mình, nhiều nơi làm rất tốt. Nghệ nhân trình diễn cũng muốn hòa mình vào niềm vui của dân tộc, sau nhiếu thời gian bị ngoại bang đô hộ.
Thí dụ như Cái hát, với lời hát mới:
Khắp nơi phất phới quốc kỳ
Tự do, độc lập, không gì quí hơn…
Con hát:
Giải phóng thành công,
Giải phóng thành công,
Rày mừng thấy vinh quang minh chánh,
Dẹp tan mầm xâm lược, khử tà qui chánh đòi nơi,
Việt Nam nay ổn định, thiên hạ vui tươi thái bình,
Thành, tỉnh, huyện, xã, ấp bón mùa hải yến hà thanh,
Vuệt Nam rày thống nhất, giàu mạnh, kỷ cương muôn đời.
Cái ở giữa bốn Con, bước tới hai bước, lui một bước, rồi quì xá một xá.
- Dạ, dạ, dạ,
Nhân rày chầu hát diễn khai
Lễ kính thành tâm thượng thọ.
Trước tôi xin kính chúc Hồ Chủ Tịch:
Miên miên vĩnh thọ
Đức hóa dân sinh
Vạn thế tôn vinh
Anh minh lãnh đạo...
Lạy một lạy, trống chầu đánh chín tiếng, lúc đánh, người chấp sự phải đứng ngay thẳng (không ngồi trênghắ) để tỏ lòng tôn kính.
Cái chúc tụng tiếp theo:
- Tiếp đây, tôi xin kính chúc Chánh quyền nhân dân Trung ương cũng
như địa phương,
Đắc hội long vân
ThờI khương trường thọ
Văn võ hưng long…
Hát Bội phãi gắn bó hữu cơ vớI tế lễ. Nếu tế lễ là lời cầu nguyện được ban phước, dân làng hứa tuân thủ kỷ cương, giữ thuần phong mỹ tục thì hát Bội phải minh họa những lời hứa ấy với hình tượng cụ thể, không là từ ngữ mơ hồ, sáo mòn.? Bởi vậy cần lựa chọn những tuồng thích hợp. Thí dụ như tuồng Thần Nữ dâng Ngũ Linh Kỳ. Phàn Lê Huê là nữ tướng soái, cho con là Tiết Ứng Luông cầm quân đánh dẹp ngoại xâm. Nhung Ứng Luông bị bùa phép của Thần Nữ, rồi bị bắt sống. Thần Nữ đam mê Ứng Luông vừa giỏi võ, vừa đẹp trai, vì vậy bèn giải cứu cho chàng. Chàng trai trở về năn nỉ mẹ xin được kết hôn với Thần Nữ, vừa giải quyết được tình cảm cá nhân của mình, cũng là một kiểu thắng trận. Phàn Lê Huê tức giận, đòi xử tử đúa con vế tội bất tài, tu thông với kẻ thù! Tiết Đinh San đến, giải thích cho vợ là Phàn Lê Huê nghe phải trái, rốt cuộc, Thần Nữ đến quì lạy. Phàn Lê Huê vui vẻ chấp nhận cuộc hôn nhân.
Ta thấy tinh và lý được giải quyết rất ổn. Tình chông vợ, tình mẹ con vẫn còn,
việc lớn là chống ngoại xâm vẫn đạt được mục tiêu.
Tình người mà ngày nay ta thường nói được thể hiện qua tuồng tích, không
giáo điều, không vì nhân bản mà con người trở nên mềm yếu.
Nghệ thuật đánh trống chầu (cầm chầu) thời xưa khá tinh tế, người cầm chầu
cần trìng độ cao, thuộc bài bản, nhờ vậy mới đủ tư cách khen chê sự diễn xuất của nghệ nhân. Đành rằng có sự thiên vị tùy cách thưởng thức cá nhân, nhưng cần phê phán tại chỗ những động tác sai, thô kệch, những chữ hát trật, hoặc vì muốn tiết kiệm thời giờ nên “nhận lớp”, tụ ý rút ngắn một vài đoạn.
Thời xưa, ở Nam Bộ, dịp tế lễ Kỳ Yên thường bày ra đấu xảo bánh khéo (bánh
men, bánh bông lan,bánh thuẩn) đấu xảo mâm xôi ngon nhất, ráo nhất. Lại chưng bài vài sản phẩm tượng trưng cho sự bội thu: củ khoai mì nặng cân ít thấy, trái bí rợ to đếnmức kỳ dị, con trăn, con rùa to, khó gặp. Nhưng vui nhất có lẽ là “Thai đố “,đã thu hút mọi giới.
Chủ trì là một ông kỳ lão đầu bịt khăn đỏ, ngồi ghế, giữa sân, bên cạnh là
thúng đầy cam, quít, bưởi. Trước mặt ông là mõ và thanh la, với dùi.
Thoạt đầu, ra những câu Thai dễ, thí dụ như:
- Ví dầu cầu ván đóng đinh,
Cầu tre lắt lẻo gập ghình khó đi.
Xuất bỉnh.
Đáp là: tên một thứ bánh. Câu thai dễ, ai cũng đáp được. NgướI có trình độ không lên tiếng, dành cho trẻ con lấy phần thưởng.. Đại khái, có đứanhạy bén hô lớn:
Đáp là: “bánh ướt”.
Ngụ ý cầu khó đi, có tể té, quần áo ướt mem. Vì gần đúng, ông kỳ lão gõ một tiếng « beng » vào cái phèng la. Cậu khác đáp là « bánh tét ». Ông kỳ lão gõ một tiếng « cốc », ngụ ý quá sai lời giải.
Rốt cuộc, một cậu đáp to: « Cái bánh bò! « Tiếng phèng la đổ dồn, khá to, xác nhận cậu ta trúng giải. Câu khó đi thì phải bò, khom lưng.
Nói chung, đối với câu dễ thì thưởng một trái quít nhỏ. Lắm khi, ông kỳ lão nêu câu hỏi khó, mới sáng tác, chưa ai từng nghe. Thí dụ:
- Mẹ thằng cùi! Xuất mộc.
Vài người thử dò dẫm, nhưng được lãnh tiếng « cốc, cốc « (hoàn toàn sai),
hoặc tiếng « beng » thật nhỏ (lạc đề, nhưng có suy nghĩ) để rồi rốt cuộc, ông lão thai tự giải đáp:
- Mẹ là mẫu theo chữ Hán.
Đơn là bịnh phong, người nổi đon, da thịt sung lên, sần sùi, gọi là bịnh cùi. Mẹ thằng cùi là « bông mẫu đơn! ».
Cử tọa lắm khi phản đối, cho rằng câu thai tối nghĩa, nhưng nếu có người
đóan trúng, lập tức người ra thai không tiếc công, gõ « beng » năm, sáu tiếng thật to, như tán thưởng tối đa, rồi được lãnh một trái bưởi tượng trưng, vì trái bưởi to hơn trái quít.
Lần hồi, bày ra những câu thai mới, thí dụ như:
- Trồng hường, bè lá che hường.
- Nắng che mưa đậy cho hường trổ bông.
Xuất: tự một chữ trong Quốc ngữ.
Đáp là chữ O viết hoa, tứ là « o bế « cho hoa nở.
Vì chậm chạp trong động tác, lần hồi trò giải trí nầy không thu hút nhiều khan
giả. Ta nhớ hồi những năm 1910-1935, trong khoảng thời gian dài, các tuần báo thường ra « thai đố «, đọc giả trả lời bằng thư, trúng giải được thưỏng sáu tháng báo.
Việc giải trí khi cúng đình Kỳ Yên lần hồi rút ngăn, họa chăng bày ra đua ghe,
nhưng tốn công tập đượt. Đua xe đạp hợp thời hơn., nhưng thời phong kiến
trong bối cảnh đinh làng, làm gì có phương tiện bán cơ giới. Cũng như bức tranh sơn mài chỉ thích hợp với khung cảnh sông nước, cây cỏ, nguời đẹp ; đem chiếc xe gắn máy, chiếc ô tô hoặc máy cày, máy bay vào là hỏng, không thích hợp với tâm trạng người thưởng ngoạn. Ngày nay, vài nơi bài ra trinh diễn các bộ môn võ Nhật, võ Tàu, võ Việt Nam, gây không khí mạnh khỏe, vui tươi.
Ở đồng bằng sông Hồng, trong thời gian dài, đình là nơi gây hứng cho hát Quan họ, hát Ả đào. Ngày cúng tế, trời đất đổi mới, khí âm dương sung mãn hơn, hát với nội dung ca ngợi hoa cỏ tốt tươi, trai gài yêu đưong để rồi nên vợ, nên chồng, sinh nở, như hạt giống gieo xuống ruộng sẽ nẩy mầm, tình xuân sôi động. Rất kỵ những gi buồn thảm, không có hậu, như hát những tuồng bi ai, tuyệt vọng, hoặc những câu than thân trách phận, buồn thảm không lối thoát.
Truyền thống xưa là vậy. Ta nên gạn lọc, tìm những gì tinh túy, sống động, hợp vớitình cảm chủ quan của đa số. Được đa số chấp nhận tức là khách quan phần nào. Nhiều người không thích việc quì lạy, nhang khói, cầu khẩn, đó là sở thích riêng, nhưng theo Hiến pháp, đây là dạng tính ngưỡng dân gian, đáng đưọc tôn trọng, tuy tốn thời giờ nhưng mỗi năm chỉ mở hội một hai ngày mà thôi. Dịp cúng tế ở đình nhắc nhở truyền thốngđoàn kết thôn xóm, dịp các cụgià, bà lão gặp nhau hỏi han súc khỏe. Ngày xưa, đình là Nhà văn hóa, là dạng bàn thờ Tổ quốc, là nhà hát, sân vận động.
Giới thương gia, nhất là tiểu thương, dễ gặp may rủi từng ngày thích đến đình dịp rằm, mồng một, không tốn kém bao nhiêu nhưng gây tin tưởng. Làm ăn hùng hạp vớI nhau mà không đi đình miếu dịp Kỳ Yên thì dễ gây thắc mắc. Đến như Thần thánh mà ngườI hùn vốn vớI ta còn không tin cậy thì làm sao hắn tin cậy vào ta! Vả lạI, trong đờI sống bình thường, ai mà không cần những phút thư giản. Già thì thư giản để vui vẻ đón nhận cái chết, vì ai cũng chết, không thể tham lam tuổi trời. Người kinh doanh lắm khi thư giãn vói việc nuôi cá kiểng, trồng lan thứ đát tiền, hoặc chơi thể thao vì trong thể thao như bóng đá, vẫn có may rủi. Lắm khi giò lan chăm sóc kỹ nhưng không đơm bông được, ngược lại, nhiều giò bị bỏ quên lại nẩy hoa tươi tốt. Sự ngẩu hứng của thiên nhiên.
Việc đô thị hóa từng bước lan tràn đến nông thôn với hàng tiêu dùng. Dịch vụ chở chuyên, điện thoại, bưu điện, hoặc thông tin với máy thu thanh, thuyền hinh lam bận rộn từng người, giàuhay nghèo. Đình đám hội hè vẫn còn, nhưng lần hồi sẽ rút ngắn thời giờ. Ta không cần giảng dạy vì những người dân bình thường đã thấy quyền lợi của họ tong ngày. Cúng lạy cho nhanh rồi về lo chuyện làm ăn, khiông la cà, họa chăng người dư ăn dư mặc, nhà rỗi, hoặc người đang thất nghiệp!
Nói chung, đồng bào nông thôn cần hưởng phúc lợi vế văn hóa. Nhiều đình làng vì không có doanh thâu gì cả, gặp năm mùa màng kém thịnh vượng mà cũng cố gắng cúng Thần, không dám bỏ lệ xưa. Khách đến ít, người dân mất mùa đến lai rai, khi dọn cỗ, số người ăn rất ít, thịt cá thiếu thốn. Không đủ tiên mướ nhạc lễ, áo dài khăn đen của các vị trong bàn tế lễ đã cũ. Lễ sinh (học trò lễ) lắm khi không có giày, đành mang dép, quần áo lội thôi. Không Xây Chầu, không Đại Bội, nói chi đến hát Bội. Trẻ con jkéo về đình, ngơ ngác, thèm khác điều gì? Đêm trưóc hki cúng cũng như sau khi cúng, bầu hkông khí vắng tanh. Thiết tưởng trong khoảng thời gian bỏ trống nầy, các ban văn nghệ nghiệp dư nên tiếp tay, giải trí cho dân làng. Hoặc mướn video, chiếu những băng nhắc lại truyền thông, tăng gia sản suất, thậm chí như Tây Du Ký cũng còn hơn là không có.
Ngày nay, nỗi lo của mọi người là sản xuất, mua bán như thế nào cho sinh lợi, nám lượng thông tin, dự báo tình hình. Lám ruộng ở vùng sâu, trồng tiêu, trồng điều ở tận ruột rừng miền Dông cần dự báo về giá cả, phân bón, vận chuyển hàng hóa ;việc tế lễ nên cử hành sao cho khoa học, sao cho đồng bào vui, không lo vế trật tự an ninh. Nên nghĩ đến phòng cháy chữa cháy, đừng khinh thường, rủi xẩy ra, hậu quả không đo lường được, kẻ có ý xấu bảo rằng « Thần thánh nổi giận «, hoặc ban tế tự làm sai điều gì ấy. Ngoài cổng, dĩ nhiên treo lá quốc kỳ ; cột cờ, màu sắc cua lá cờ phải xem cho được. Giữ xe đạp, xe gắn máy cho đồng bào là chuyện ngày xưa không thành vấn đề ; giữ miễn phí hoặc góp lệ phí tự nguyện, có cái thùng nhỏ, muớn bỏ vào bao nhiêu cũng được. Những thầy bói, thầy bùa, ngồi ở vị trí nào, hoặc cấm, thuộc quyền xử lý của ai? Nhưng vị trong ban tế lễ chẳng nên xen vào, viẹc ở ngoài khuôn viên đình miếu thuộc vế chánh quyền ấp, xã chịu trách nhiệm Lại còn bán vé số, bán hoa, bán nhang, thậm cjí những người an xin. Nên tổ chức ban trật tự. Ở gần chợ đông đúc, khách đến nhiều, cần bố trí nhân viên an ninh, theo dõi những kẻ móc túi, giựt dây chuyền, đánh cắp xe đạp.. v.v…
Kinh nghiệm các nước Á Đông, dường như lễ hội là nhân tố không bỏ qua được, đễ gây niềm tin cho mọi giới cùng nhau đoàn kết để làm kinh tế. Phong trào « Về nguồn » cần cho dân trong vùng, lại còn nhu cầu phát triển du lịch, giới thiệu nét đặc trưng của văn hóa Việt Nam cho các nước bạn thông cảm hơn. Mặt bằng của đình miếuphải tạo được không khí trang nghiêm, khoảng khoát. Điểm mà du khách thường đến, nên bố trí sẵn người có trinh độ tương đối để giải thích vài điều sơ đẳng về những nét đặc trưng của địa phương.
Tóm lại, sự tồn tại của đình miếu là qui luật khách quan. Gần đây, chánh phủ đã ra quyết định nghiêm cấm việc thâu lệ phí khi ra, vào cổng, dịp lễ hội.
Nếu hướng dẫn khéo léo, lễ hội cũng là dịp để các thanh thiếu niên tham dự, tìm hiểu thêm phong xưa của ông, cha. Dầu sao đi nữa, trong nội thất đình mìếu, dịp cúng tế, điều dễ nhận rõ nhất là chẳng còn ai dám ăn mặc quá xốc xếch, ăn nói thô bạo. Việc chen lấn, khi quá đông người, vẫn xẩy ra trong nề nếp, ai đến trước thi khấn trước, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn.
Một dân tộc với nền văn hiến hơn ngàn năm chẳng lẽ không có hội đặc trưng của mình?
Lễ hội kích thích việc làm kinh tế, xưa là nhà nông, nay là thương gia, công kỹ nghệ gia. Lễ hội có chỗ đứng quan trọng. Lễ hội ở đình làngtrùng hợp với ý chí thống nhất dân tộc, dài tứ sông Hông đếm sông Cửu Long và các hải đảo như Phú Quốc, Lai Sơn (Vịnh Thái Lan) vân vân…