Chương 31

Được phép vào phòng bệnh thăm chồng, Jill oà khóc khi thấy vẻ suy sụp đến thảm hại của anh. Chỉ cách một đêm mà nàng tưởng đã không nhận nổi ra Toby nữa. Anh nhăn nheo và héo úa, tưạ như đã trút hết sức sống khỏi mình.
Còn thì, nàng nhớ lời viên bác sĩ giám đốc nói, khủng khiếp quá, chân tay anh hầu như đã liệt và miệng chỉ ú ớ hoặc gầm gào song không thể thốt thành lời.
Hơn tháng sau Jill mới đón được Toby ra viện để đưa anh về Mỹ. Khi hạ cánh xuống sân bay California, họ lại thấy nườm nượp những gương mặt cùng dăm ba thứ đồ nghề quen thuộc của đội quân báo chí chờ sẵn. Vừa ngày nào đây còn là mơ ước là niềm kiêu hãnh của Jill thì nay nàng chỉ muốn họ, hoặc nàng, biến đi để khỏi phải thấy nhau nữa. Nhưng tránh sao nổi. Tin tức về Toby đã làm cả nước Mỹ rung động như xảy cơn địa chấn. Với đám báo chí, truyền hình, miếng mồi Toby bây giờ ngon không kém cái hồi anh làm thiên hạ nghiêng ngả vì cười. Họ tìm mọi cách lọt vào nhà để hỏi han về anh, và nhất là để chụp được ảnh, ghi được hình anh. Tiền cả đấy! Mà nhiều là khác.
Bạn bè, dân cùng cánh làm ăn, Thống đốc nhiều bang và cả Tổng thống Mỹ đều gọi đến hoặc gửi điện thăm hỏi, ngày nào Jill cũng nhận được hàng xấp bưu ảnh của hàng vạn khán giả gửi tới, cầu mong Toby mau khoẻ để trở lại với sân khấu, với điện ảnh, với truyền hình… Nghĩa là về với những khán giả vẫn ngưỡng mộ anh, vẫn muốn anh làm họ cười và khóc ra nước mắt.
Jill trào lệ khi đọc tất cả những bưu ảnh, điện tín ấy.
Chỉ riêng những tấm giấy mời ngày trước nhan nhản thì bây giờ tịnh không xuất hiện, dù chỉ một chiếc. Và cũng không hề có một lời hay một hàng chữ nhắc đến nàng. Không một ai thăm hỏi nàng trông nom Toby có mệt không, có cần giúp đỡ gì không? Không một câu hỏi nàng có muốn ra ngoài dùng một bũa tối, uống một ly cà phê hay xem một bộ phim? Với Hollywood, nàng chết thật rồi. Còn Toby mới là đang ốm đau thôi. Anh sẽ khoẻ lại.
Nàng cười nhạt. Họ nghĩ nửa đúng nửa sai. Toby sẽ khỏi và nàng sẽ không chết.
Nàng mời bác sỹ riêng của Toby đến nhà. Eli Kaplan tới ngay, kéo theo hai bác sỹ đứng đầu nước Mỹ về não. Kết luận họ đưa ra không khác gì phán quyết của người bác sỹ giám đốc tại Paris.
"Cái quan trọng chúng ta cần hiểu", Kaplan nói, "là bộ não Toby vẫn nguyên vẹn, không một chút tổn thương nào. Nghĩa là vẫn có thể nghe và hiểu những gì người khác nói, song cơ quan phát âm thì đã bị tổn hại nên Toby không nói được thành lời".
"Như thế đến bao giờ? Cách chữa chạy hiệu quả nhất?"
Kaplan không trả lời ngay được, nhưng cũng không thể lờ đi trước cái nhìn thúc bách của Jill. "Tôi không dám nói ra cái gì chắc chắn bây giờ, nhưng theo chúng tôi, hệ thống thần kinh của Toby đã bị huỷ hoại đến mức khó có thể cứu chữa được".
"Riêng điều này thì ông lại chắc chắn?"
"Cũng không thể gọi là chắc chắn. Đấy chỉ là về lý thuyết!"
Nghĩa là vẫn còn chỗ cho phép màu.
Jill mời một bác sỹ vật lý trị liệu đến nhà với hy vọng phục hồi cơ bắp cho Toby. Bước đầu là thế đã còn chuyện nói năng sẽ tính sau. Sáng sáng, ông ta đưa Toby xuống bể bơi, nắn bóp và cố gắng làm dãn ra các gân, cơ trong khi anh cứ rũ rượi như cái xác trong làn nước ấm áp.
Chuyện gân cốt chưa thấy tiến triển gì thì Jill đã sốt ruột mời tiếp "bác sỹ nói năng" tới và chiều nào nàng cũng phụ giúp ông ta chạy chữa cho Toby phát âm ra nổi một từ.
Mấy tháng sau, cả mồm miệng lẫn chân tay Toby đều chẳng thấy nhúc nhích gì hết, nàng mờỉ bác sỹ Kaplan đến. "Ông là bác sỹ riêng của Toby đã bao năm nay, chả lẽ cứ để anh ấy thế này sao. Ông phải làm gì đi chứ?"
Bác sỹ Kaplan hướng về Jill cái nhìn tuyệt vọng. "Tôi rất tiếc, và tôi cũng đã nói với bà rằng chúng ta khó mà hy vọng được gì!"
Vừa tiễn Kaplan ra khỏi cửa, Jill bỗng lên cơn đau đầu dữ dội. Sao nó lại cứ xuất hiện vào những lúc mà không cần có nó nàng cũng đủ khốn khổ lắm rồi.
Nàng lại đang có một dự định. Và cuộc đời nàng tồn tại hay không phụ thuộc hoàn toàn vào sự thành công hay thất bại của dự định này.
Nàng vào với Toby. Anh đang trên giường, nằm ngửa, phần thân trên được kê khá cao, mắt mở trừng trừng nhưng không nhìn vào đâu cả. Thấy nàng, đôi mắt anh sáng lên một niềm vui khôn tả, dõi theo từng cử động khi nàng đi tới bên giường anh. Môi anh mấp máy rồi miệng anh eố gắng đến mức méo mó mà không thốt ra nổi một từ cho rõ nghĩa. Jill nghiến răng lại như để tự tăng thêm nghị lực cho mình khi nhớ lại lời bác sỹ Kaplan "bộ não Toby vẫn nguyên vẹn... "
Jill ngồi xuống, cầm tay Toby áp lên mặt mình.
"Anh yêu, nghe và nhớ những gì em sắp nói đây. Hãy tin rằng chiếc giường này không phải là nơi trú ngụ vĩnh viễn của anh. Anh sẽ rời khỏi nó, sẽ đi lại bước lên sân khấu và sẽ nói cười, cũng như sẽ nghe mọi người cười vì những gì anh nói".
Nàng ngừng lời, lau khô những giọt nước mắt chảy dài trên gương mặt tuy vẫn xinh đẹp nhưng đã không khỏi trở nên gầy guộc, rồi nhìn thẳng vào mắt Toby, vừa như cầu xin, vừa như ra lệnh. "Anh phải làm được như thế. Vì em, nhất định sẽ làm được như thế nhé, anh yêu".
Ngay hôm sau, Jill cho thôi việc tất cả: ba hộ lý vẫn thay nhau ngày đêm chăm sóc Toby, cả bác sỹ cơ bắp lẫn bác sỹ nói năng. Và cũng sẽ không bao giờ hỏi han gì bác sỹ Kaplan nữa. Nhưng vừa nghe tin nàng giải tán "đội ngũ y tế" đã được chính tay ông tuyển chọn, bác sỹ Kaplan vội chạy đến can.
"Về hai bác sỹ thì tôi đồng ý nhưng hãy giữ lại ba hộ lý, Jill. Anh ấy cần được chăm sóc hai tư giờ mỗi ngày, và…".
Jill không để ông ta nói hết. "Tôi sẽ làm công việc của cả ba người đó!"
Bác sỹ Kaplan vừa định tỏ thái độ phản đối thì Jill đã đứng dậy ra ý không muốn nghe nữa.
"Tôi sẽ cho gọi ông khi tôi thấy cần, ông Kaplan".Số phận bắt đầu thách thức Jill. Liệu nàng có khả năng biến được cái không thể mà các bác sĩ tầm cỡ hàng đầu của hai cường quốc Mỹ và Pháp đã tuyên bố để trở thành cái có thể cho Toby?
Nhấc anh khỏi giường để dặt vào xe đẩy, Jill suýt mất đà vì không thể ngờ anh nhẹ đến thế.
Nàng đưa anh ra bể bơi, thả anh xuống nước và bắt đầu tập cho anh như bác sỹ vật lý trị liệu đã làm, nhưng khác hẳn về cường độ. Bác sỹ nhẹ nhàng trong từng động tác, từng lời động viên bao nhiêu thì Jill mạnh mẽ, cứng rắn và khe khắt bấy nhiêu. Nhiều lần Toby phải cố diễn đạt để nàng hiểu là anh đã quá mệt, muốn nghỉ ngơi đôi chút thì nàng vẫn bắt anh tập thêm, tập cố. Và đã không ít lần anh phát khóc trong câm nín:
Buổi chiều là giờ tập nói.
"A… a… a…"
"E... e... e…"
"Đâu phải, a chứ đâu phai e. Miệng há ra, Toby. A… aaa"
"E… e… eeet'
"Ngu ạ, nói lại đi. A... aaa. Bao giờ đúng thì mới được nghỉ".
Tới bữa, nàng xúc từng thìa cho anh ăn. Buổi tối nàng tắm rửa sạch sẽ rồi trần truồng lên giường nằm cạnh anh, cầm bàn tay đã trở nên vô dụng của anh đặt lên vú nàng rồi lướt dần xuống và để yên nó thật lâu giữa hai đùi nàng. "Tất cả là của anh đấy, Toby. Em thèm anh quá chừng. Anh hãy khoẻ nhanh lên để hưởng thụ những gì của anh trên thân xác em, để đi vào trong em, để thấy em rên rỉ vì hạnh phúc…"
Cứ thế, mỗi ngày mỗi giờ là mỗi cực hình với Jill. Nàng dậy rất sớm. Đời nàng, trừ việc tới phim trường, chưa có việc gì bắt nàng ngày ngày dậy sớm thế này. Mắt nhắm mắt mở, nàng cho nước chảy đầy bồn tắm và bắt tay vào việc đầu tiên là lau rửa người cho Toby. Mặc dù Jill đã cẩn thận bọc lót cho anh như với một đứa trẻ, nhưng vì không thể tự chủ nổi nên thỉnh thoảng người anh và cả chăn mền, quần áo vẫn bị dây bẩn. Khi Toby đã sạch sẽ, nàng cạo mặt, chải đầu cho anh rồi nghiêng nghiêng đầu làm bộ ngắm nghía. Đẹp rồi, lên sàn diễn được rồi. Giá mà cái đám vẫn gửi thư từ điện tín thăm hỏi được thấy anh lúc này?
Nhưng cũng không lâu nữa đâu, anh yêu nhỉ? Họ sẽ xô lấn, giẫm đạp nhau để được xem anh, thậm chí thấy anh. Các nguyên thủ, chính khách lại có vinh hạnh được tiếp đón anh. Muốn thế, chúng mình phải cố lên, anh yêu ạ". Xong màn trang điểm là màn ăn sáng. Jill rất chú trọng lựa chọn món ăn cho Toby, sao cho vừa ngon miệng lại vừa giúp anh nâng cao thể trạng.
Nàng bón cho anh từng thìa nhỏ, dịu dàng nhưng kiên quyết bắt anh ăn hết những món nàng đã dọn ra, cũng như sau đó nàng sẽ bắt anh tập cho đủ những bài nàng đã định sẵn.
"Anh đừng bao giờ quên mình đã và vẫn đang là Toby Temple", nàng ngân nga. "Và hàng triệu khán giả đã và vẫn ngưỡng mộ anh, đang mong anh xuất hiện trở lại. Anh không còn muốn nghe những tràng vỗ tay họ dành cho anh nữa sao. Vì em và vì họ, anh phải cố lên!".
Rồi đến màn bể bơi…
Rồi đến màn phát âm…
Rồi đêm xuống, chấm dứt cho một ngày khổ sai để bắt đầu ngày khổ sai mới.
Ngày vẫn nối ngày, và mỗi ngày Jill lại bắt Toby tập luyện nhiều hơn lên, căng nặng hơn lên, song Toby có khá hơn lên hay không thì chưa biết, chỉ biết chính nàng mỗi lúc càng tỏ ra nóng nảy, thiếu tự chủ hơn. Không ít lần, khi cảm thấy Toby chán nản, nàng đã tát vào mặt anh và hung dữ hét lên. "Làm đi anh sẽ làm được, anh nhất định sẽ khỏi?"
Sức nàng đang cạn kiệt dần, nàng biết. Ngày thì tất bật cả mồm miệng lẫn chân tay, đêm thì không ngủ nổi bởi mùi hôi thối toát ra từ Toby, và cũng bởi những hình ảnh đẹp đẽ của những ngày hạnh phúc bên anh, như một cuốn phim, cứ liên tục hiện lên trong nàng. Nào tấm hình chụp chung với Nữ hoàng Anh, nào Tổng thống Mỹ nâng ly chúc sức khoẻ, nào một rừng micro chĩa vào nàng tại Liên hoan phim Cannes, rồi hơn một rừng cánh tay chìa ra những tờ giấy xin chữ ký… Và nào… nào Toby gục ngã, nào aaa... eee... aaa... eee.
Lại còn cơn đau đầu nữa. Nó xuất hiện nhiều hơn, bất thường hơn, cả khi nàng đang ngủ, và tất nhiên, ngày càng khó chịu hơn. Nhưng đó là việc của cá nhân nàng nên cứ để lại đã, dính dáng gì đâu đến Toby mà phải vội vàng.
Có lá thư của bác sỹ Kaplan nhét qua khe cửa bảo nàng cần gì cứ gọi cho ông. Nàng chỉ cần Toby thì ông đã bó tay rồi.
Ngày qua tuần, tuần qua tháng, vẫn chỉ có nàng với Toby trong một thế giới chỉ có những vật lộn đớn đau, kiếm hoài không ra một nụ cười, niềm an ủi duy nhất chỉ là chút hy vọng mong manh và xa lắc. Tệ hại hơn nữa là cứ ăn uống xong xuôi mà thấy Jill bước tới với vẻ nghiêm khắc là Toby lại giàn giụa nước mắt vì biết đã đến giờ khổ luyện.
Mỗi ngày, sự âu yếm, nương nhẹ của Jill càng ít dần đi để thay vào đó là sự ép buộc đến mức tàn nhẫn. Nàng ép đôi chân bất lực của anh phải cử động, ép cái cơ quan phát âm vô dụng của anh phải thốt ra những âm thanh rõ nghĩa, dựng đứng anh dậy rồi vừa giữ cho anh khỏi ngã vừa kéo chân nọ nhích tiếp chân kia như đứa trẻ tập đi trong khi anh chỉ muốn lăn quay ra đất cho rồi.
Nàng chẳng còn nghĩ gì đến mình nữa. Đôi mắt trố ra trên gương mặt hốc hác, tóc taì bù rối, váy áo nhàu nhĩ và bẩn thỉu. Kệ hết, nàng chỉ nghĩ đến Toby.
Ngày rồi đêm, tuần rồi tháng, nàng chỉ nghĩ cho Toby, làm cho Toby. Hôm sau là bản sao của hôm trước, ngày tới chẳng khác gì ngày qua. Cứ thế. Và nàng chấp nhận cứ thế.
Nàng mua cho Toby chiếc xe tập đi, buộc như trói hai tay anh vào đó, giữ cho anh khỏi ngã rồi từ từ cho xe di chuyển, mặc kệ anh bước hay lết chân theo. Trông nàng và anh như hai kẻ say sưa vô độ đang trong một vũ điệu ma quái.
Cái nàng buộc phải giữ cho mình là miếng ăn và giấc ngủ, bởi nếu không nàng cũng không còn hơi sức đâu mà nghĩ mà lo cho Toby nữa. Vì vậy, nàng phải buộc phải ngủ riêng phòng để đêm đêm khỏi thức dậy bởi những tiếng động và mùi hôi do cơ quan bài tiết của Toby gây ra.
Rồi một đêm, nàng trằn trọc tới gần sáng mớì thiếp ngủ để rồi choàng tỉnh khi đã quá trưa.
Toby, Toby của nàng vậy là từ sáng tới giờ chưa được lau rửa, ăn uống… chắc vẫn nằm bệt tại chỗ và đang hốt hoảng. Nàng vùng dậy nhưng bỗng giật mình vì không sao nhấc người lên nổi và cùng lúc như đã rình nấp chờ đợi từ đâu đó, sự nhức mỏi, rã rời, kiệt quệ cùng lúc ập đến ghìm chặt nàng xuống giường. Nhưng trên hết là cảm giác tuyệt vọng bao trùm. Nàng nằm đó, biết là mình thua rồi, phải đầu hàng rồi, mọi khổ ải nàng chịu và bắt Toby phải chịu đã uổng phí hết rồi: Thế là hết. Không chỉ cơ thể Toby đã phản bội anh mà nàng cũng đã bị chính cơ thể mình phản bội.
Chợt nàng nghe có tiếng động ở cửa phòng.
Nghiêng đầu nhìn ra, nàng trợn tròn mắt khi thấy Toby đang bám vào chiếc xe tập đi nhích từng bước về phía nàng, miệng méo xệch như đang cố phát ra tiếng gọi "Jill… Jill…"
Nàng oà khóc.
Từ hôm ấy, không gì trì hoãn nổi những buổi tập của họ nữa. Cũng không sự ép buộc nào của Jill khiến Toby hoặc ứa nước mắt, hoặc kêu đau, hoặc thậm chí nhăn mặt nữa. Anh chấp nhận chẳng những tự nguyện mà còn vui vẻ. Nàng là vị nữ thánh mà anh đã yêu và đang tôn thờ.
Bây giờ thì Toby tin chắc là mình sẽ qua khỏi.
Jill, tất nhiên, còn tin hơn. Bây giờ họ là một linh hồn, một mục đích trong hai cơ thể. Họ đã cùng nhau trải qua tất cả; vinh quang lẫn khổ nhục, và đã không rời xa nhau. Họ còn thể sống vì cái gì khác hơn là sống cho nhau!
Nhìn bữa ăn Jill dọn ra cho Toby tưởng như anh đã được nàng chuyển sang chế độ an dưỡng.
Thực ra là nàng chỉ chú trọng hơn vào phần này chứ không hề giảm bớt cường độ tập luyện. Và Toby cứ răm rắp tuân theo, ăn hết những gì Jill bảo phải ăn, tập trọn những gì Jill bảo phải tập
Anh đã tự xoa bóp được cho mình, ở những chỗ ngón tay có thể với tới. Còn lại là của Jill. Anh tắm nắng, đi bộ ngoài sân, trong nhà, lên xuống cầu thang... Thoạt tiên anh còn dùng xe tập, sau đó dùng gậy và cuối cùng Jill mua cho anh cả chục chiếc gậy đặt rải rác khắp nhà để anh có thể được trợ giúp bất kỳ lúc nào, khi anh không thể chỉ đi bằng hai chân được nữa.
Hôm đầu tiên Toby ném chiếc gậy để tự đi khoảng chục bước, họ đă chúc mừng nhau bằng bữa tiệc dưới ánh nến trong phòng ngủ. Còn cái ngày họ phập phồng chờ đợi cũng đã đến: Sự xuất hiện trở lại của Toby. Jill gọi điện cho bác sỹ Kaplan. Ông ta reo lên. "Tôi hoảng quá. Sao gọi điện mà chẳng thấy cô nhấc máy, gửi thư thì không thấy hồi âm, anh ấy…"
Jill ngắt cái câu mà nàng biết là khó hỏi ấy.
"Ông đến mà tận mắt chứng kiến, Eli".
Tất nhiên là bác sỹ Kaplan không thể tin vào mắt mình ở cái nhìn đầu tiên, miệng ông cứ há ra, lắp bắp. "Không tin nổi, không thể tin nổi. Thực sự Chúa đã ban phép màu".
"Đúng vậy". Jill đồng ý ngay. Nàng chỉ không nói thêm rằng phép màu thì có đấy nhưng khi Chúa còn bận ở một nơi khác thì tốt nhất là ta nên tự tạo ra nó.
"Nhiều người vẫn gọi cho tôi hỏi thăm Toby. Rõ ràng là họ cũng giống tôi, không được cô nhấc máy trả lời. Clifton Lawrence này, Sam Winters này. Riêng Sam hầu như tuần nào cũng hỏi".
Jill vứt ngay Clifton ra khỏi đầu. Còn Sam Winters? Tại sao nàng không nghĩ ra mà mời Sam hôm nay cùng đến với Kaplan nhỉ. Phải, chỉ có Sam mới cho thế giới biết, một cách nhanh chóng, Toby vẫn là siêu sao điện ảnh cũng như Toby với nàng vẫn là Vua và Hoàng hậu của Hollywood.
Ngay hôm sau Jill gọi cho Sam Winters, hỏi anh có thể ghé qua thăm Toby? Sam nhận lời, và thấy Jill ra đón, anh đã cố lắm mới không để lộ ra vẻ kinh ngạc khi nom nàng già đi tới cả chục tuổi với thân hình gầy guộc, mặt mũi nhăn nheo và đôi mắt sâu hoắm. "Cám ơn anh tới thăm, Sam. Toby hẳn sẽ rất vui được gặp anh". Nàng nói.
Sam còn phải sửng sốt lần nữa khi anh cứ nghĩ sẽ gặp con bệnh Toby nhăn nhúm chờ chết trên giường chứ không phải là người đàn ông rám nắng, tươi tỉnh đang nằm bên bể bơi nhấm nháp ly nước bưởi. Thấy Sam bước tới, Toby đứng dậy, chậm nhưng vững chãi, đưa tay ra. Trông Toby tựa như… tựa như… khoẻ mạnh và tươi tỉnh như chưa bao giờ Sam được thấy, tựa như.. có một sự trao đổi qua lại, bao sức sống từ Jill đã chạy sang Toby để đổi lấy bệnh tật của Toby về mình.
"Kìa Sam, lâu lắm chúng mình mới gặp nhau. Tôi nghĩ là anh khoẻ?"
Toby nói chậm nhưng rõ ràng và giọng vẫn khoẻ, vẫn vang. Không hề thấy một biểu hiện nào của chứng thương tổn thần kinh mà cánh báo chí đã công bố khắp cả thế giới. Vẫn nguyên gương mặt ngây thơ và đôi mắt xanh ngơ ngác ấy. Sam ôm chầm lấy Toby, mừng rỡ. "Ơn Chúa, anh làm chúng tôi hoảng quá".
Lại là Toby ngày nào rồi, khi anh cười nhăn nhở và nói. "Có hai ta với nhau, anh đừng kêu tôi là Chúa".
Sam nghiêng ngó Toby thêm lát nữa, chép miệng. "Mẹ kiếp, lại còn trẻ ra mới lạ chứ. Thế mà Hollywood đang định lo tang ma lo anh đấy. Thật kỳ diệu cho nền y học ngày nay…"
Toby cướp lời. "Chẳng có y học, y tế hay y bác sĩ nào ở đây cả". Anh quay nhìn Jill với vẻ thành kính. "Chỉ có Jill thôi. Một mình Jill với trái tim và đôi tay nàng. Nghĩa đen đấy, Sam ạ. Jill đã đuổi hết mọi người đi để tự tay làm mọi việc cho tôi và khiến tôi được như anh đang thấy đây".
Sam không để lộ vẻ bối rối. Anh chưa bao giờ nghĩ rằng Jill thuộc típ phụ nữ quên mình vì người khác, dù người đó là Vua Hài Toby. Có lẽ anh đã sai. "Anh có dự định gì chưa. Chắc phải nghỉ ngơi ít lâu nữa?" Anh hỏi cho có chuyện. Jill chen vào.
"Toby đang thèm được làm việc. Tài giỏi như anh ấy mà không được làm gì thì chịu sao nổi".
"Jill nói đúng đấy, Sam. Tôi sốt ruột lắm rồi".
"Pan-Pacific hẳn đâu thiếu việc cho một người như Toby?" Jill đánh tiếng. Rồi cả vợ lẫn chồng đều nhìn vào Sam, chờ đợi.
Anh thực không muốn làm họ phật ý nhưng cũng không hề muốn mình ôm ấp một ảo vọng. Ai dám làm phim với một diễn viên không có bảo hiểm, mà với Toby, hỏi công ty nào dám nhận bảo đảm cho anh. "Ngay bây giờ Hãng chưa vào phim nào, nhưng tôi sẽ nhớ đến anh, khi có phim".
"Anh sợ, đúng không?" Jill như đọc được ý nghĩ của Sam.
"Tất nhiên cô đã nói sai". Sam đáp, nhưng anh biết họ không tin vào cái điều họ vừa nghe.
Chẳng cứ gì Sam, chả Hãng phim nào của Hollywood dám đụng đến Toby lúc này.
Trong phòng ngủ, Toby và Jill đang theo dõi một tay hài trẻ biểu diễn trên truyền hình.
Toby nhăn mặt. "Thế này mà gọi là hài ư? Mẹ kiếp, giá như lại có được chương trình truyền hình của riêng mình. Có lẽ phải kiếm một đại lý em ạ".
"Không, em không cho kẻ nào được phép bóc lột anh nữa. Anh là Toby Temple chứ đâu phải là kẻ đi xin việc. Họ sẽ phải tìm đến anh".
Toby cười buồn. "Ngoài anh và em tìm đến nhau, còn ai dám tìm đến chúng ta nữa?"
"Họ sẽ tìm, khi họ đã được thấy anh bây giờ còn tươi tắn, mạnh khoẻ hơn cả trước. Ta phải làm một cái gì cho họ thấy". "Anh chụp ảnh khoả thân rồi gửi tới các tạp chí chăng?"
Jill đang nghĩ gì đó nên không hưởng ứng câu đùa của anh. Rồi nàng kêu lên. "Đây rồi. Độc diễn, anh yêu. Ta hãy làm một chương trình độc diễn. Bảo đảm với anh là cả Hollywood sẽ có mặt. Rồi họ sẽ tới tấp gõ cửa nhà mình".
Jill nói đúng. Đúng hết. Cả Hollywood kéo đến không phải để xem Toby biểu diễn mà để thấy Toby còn sống "nom như thế nào". Vé bán hết từ mấy hôm trước mà số người cần mua cứ ngày một tăng lên. Jill thầm tiếc. Lẽ ra phải tìm một rạp có số ghế nhiều gấp đôi cái rạp mà nàng đã chọn.
Cũng là Jill chăm lo cho chương trình biểu diễn. Nàng tới gặp O'Hanlon cùng Rainger và Hai tay ấy đã viết một màn độc thoại về việc Hollywood đang lo đám tang cho Toby thì anh lại chăm chăm lo việc bán sao cho hết vé đêm biểu diễn của mình, khiến cho bao người không biết nên đi xem Toby ở đâu Jill còn đến gặp nhóm nhạc đã từng ba lần đoạt giải Academy chưa hề sáng tác cho riêng ai nhưng rồi cũng nhận lời khi nghe Jill kể. "Toby cứ khăng khăng bảo chỉ các anh mới là những nhạc sĩ thể hiện được…"
Còn Dick Landryn thì bay từ London qua để đạo diễn chương trình.
Chuẩn bị kỹ càng như thế nhưng Jill biết, đêm diễn thành công hay thất bại là phụ thuộc hoàn toàn vào một Toby, vì chỉ có mình anh đứng trên sân khấu, mình anh đối mặt với rừng khán giả.
Chương trình độc diễn mà.
Cuối cùng, đèn trong rạp cũng tắt đi, đèn sân khấu cũng bật sáng, màn cũng đã kéo lên và Toby cũng đã bước ra.
Nhìn dáng đi mạnh mẽ và nụ cười tinh quái trên gương mặt ngây thơ quen thuộc của Toby, toàn bộ người xem im ắng trong chốc lát rồi bỗng vụt đứng dậy reo hò khiến cả rạp rung chuyển.
Toby cúi mình chào, đợi đến mấy phút cho yên tĩnh trở lại mới làm vẻ ngây ngô hỏi. "Như thế mà kêu bằng nồng nhiệt chào đón ư?" Tất cả cười ầm. Anh lại nghe thấy tiếng cười của khán giả rồi.
Hôm sau, tờ Variete viết rằng. "Hàng trăm người kéo nhau đên để chôn cất Toby rồi ngồi lại tung hô anh bởi đã bị anh chinh phục hoàn toàn. Chưa nghệ sỹ nào có được sức hút lớn như con người có một không hai này. Một buổi tối chỉ có tiêng cười và tiêng vỗ tay. Những ai may mắn được tận mắt chứng kiến sẽ không thể quên nổi…".
Còn tờ Hollywood Reporte thì thật là ý nhị.
"Khán giả tới rạp để thấy ngôi sao lớn của họ trở lại nhưng Toby Temple đã cho thấy rằng anh chưa hề đi đâu".
Còn nhiều lời ca ngợi trên nhiều tờ báo nữa. Và điện thoại nhà Toby lại liên tục đổ chuông, hòm thư lại đầy ắp những giấy mời, thư yêu cầu ký kết hợp đồng biểu diễn…
Họ tới tấp gõ cửa nhà anh. Jill đã đúng như mẹ anh từng đúng vậy.
Toby lại có mặt trên sân khấu lớn của các thành phố lớn trên toàn nước Mỹ. Nào Chicago, Washington, New York, nào Texas, Boston... và tới đâu anh cũng được hoan nghênh hơn, được khán giả trông ngóng hơn, bởi ngoài sự ngưỡng mộ họ còn thêm cái sự tò mò về hình ảnh mới của Vua Hài. Theo đà ăn khách, những bộ phim cũ do anh đóng vai chính được mang ra trình chiếu bằng hết.
Ngay các đài truyền hình cũng nghĩ ra trò phát lại các chương trình tạp kỹ của anh.
Rồi còn búp bê, trò chơi, sách tiếu lâm đến cả áo phông, quần đùi… miễn mang nhãn hiệu Toby Temple là lập tức bán chạy. Rồi các quảng cáo cho xà phòng, cà phê, rượu, thuốc lá và thuốc đánh răng... kể cả cây gậy tập đi, hoặc còn gọi là can, là ba-toong gì đó, cho người già…
Rồi anh xuất hiện trong một phim ca nhạc của Hãng MGM. Rồi anh ký hợp đồng với các chương trình tạp kỹ lớn. Rồi xuất hiện trong chương trình Làm quen với Toby hàng tuần trên truyền hình.
Rồi vân vân và vân vân…
Rồi lại tiệc tùng chiêu đãi, cắt băng khánh thành, khai trương nhà hàng… Nghĩa là tất cả lại lặp lại y hệt như trước cái ngày đen tối ở Cannes ấy. Như cái ngày đen tối ấy chỉ là một trong vô vàn chuyện vui của Toby vẫn kể ra cho khán giả cười.
Có khác một chút. Đó là sự ngưỡng mộ không chỉ còn dành riêng cho một Toby nữa. Bây giờ luôn có Jill kèm theo. Ai nhớ thì thôi, ai quên, Toby sẽ khéo léo nhắc bằng cách chỉ vào Jill mà nói rằng nếu không có nàng thì sẽ không thể có cuộc gặp gỡ này. Còn bất kỳ khi nào có dịp, dù Jill ở hay không ở bên, anh đều kể lại cuộc chiến đấu của nàng với căn bệnh mà các chuyên gia y tế hàng đầu đã tuyên bố bó tay. Báo chí xưng tụng đó là chuyện tình thế kỷ. Tạp chí Time in ảnh họ lên trang bìa cùng với bài viết ở trang trong đại ý rằng không ngôn từ nào đủ để ngợi ca Jill.
Ký xong cái hợp đồng năm triệu đôla với Hãng truyền hình, Jill bảo Toby. "Đang là giữa tháng Sáu mà tháng Chín chương trình này mới bắt đầu, mình đi đâu nghỉ ngơi mấy tháng cho anh khoẻ lên mà vào công việc mới nhé. Em bắt đầu sợ cái sự bận rộn của anh rồi".
Anh ôm vợ vào lòng, hôn nhẹ lên trán, thầm thì. "Mình bị nhốt trong nhà quá lâu, anh thèm được hoạt động quá. Anh chẳng biết nói năng cái gì cho ra hồn trừ ba cái chuyện hài hước, châm chọc. Nhưng anh thực sự muốn em biết rằng cuộc đời anh chỉ đáng sống từ ngày gặp em".
Rồi anh vùi mặt vào tóc nàng để giấu đi những giọt nước mắt.
Cuối cùng Toby cũng thu xếp thành công chuyến lưu diễn châu Âu chỉ với chương trình độc diễn của anh. London, Paris, Rome và kết thúc bằng cái hợp đồng gây ấn tượng nhất: Moskva.
Hôm ấy trời rất đẹp. Toby mời khoảng chục vị khách trong đó có Sam Winters và Hai tay ấy lên chiếc du thuyền mang tên Jill chạy theo hướng Cataha. Từ sau đêm độc diễn ra mắt, O'Hanlon và Rainger, tức Hai tay ấy, lại được Jill trọng dụng và nàng mời họ viết tiết mục chính cho chương trình truyền hình mới của Toby. Khách khứa đang ngồi ở sa lông tán gẫu.
Không thấy Toby trong đó, Jill bước lên boong và bắt gặp anh đang tựa vào lan can, mắt nhìn ra xa.
"Anh vẫn ổn chứ?" Nàng hỏi.
"Anh nhìn biển, em yêu".
"Và thấy đẹp?"
Anh gật đầu. "Rất đẹp" Rồi bỗng rùng mình.
"Song lúc gặp cá mập? Anh sợ nước lắm. Anh không muốn chết. Anh sợ tất cả những gì mênh mông. Giữa những con người, anh là người nổi tiếng nhưng còn ở cái chỗ mênh mông ấy… làm gì có khán giả, làm gì có tiếng cười".
Câu lạc bộ Friars mở tiệc mà khách mời danh dự là Toby Temple và Jill Castle. Hai người được mời ngồi trên bục cao cùng Sam Winters và chủ tịch Hãng truyền hình đã ký cái hợp đồng năm triệu đôla với Toby, còn có thêm vài danh hài cũng được mời ngồi trên đó nữa.
Người dẫn chương trình của bữa tiệc mời Jill đứng lên chào quan khách. Và toàn thể quan khách đứng dậy hoan hô nàng.
Jill như nở từng khúc ruột. Người ta đang hoan hô nàng, chính nàng, chứ không phải hoan hô Toby và người vợ của Toby.
Dẫn chương trình là người phụ trách mục Đối thoại với khán giả truyền hình phát sóng mỗi ngày.
Ông ta nói. "Tôi không thể nói hết được sự vui mừng của mình khi tóm được Toby ở đây, bởi nếu không, chúng ta sẽ phải mở tiệc ở Forest Lawn".
Có tiếng cười khúc khích. "Hăy tin tôi, lạy Chúa, đồ ăn ở đấy phát khiếp lên được. Các vị đã thưởng thức chưa? Thực đơn của họ là các món ăn thừa của bữa tối hôm trước".
Quan khách cười ầm.
Ông ta hướng về phía Toby. "Chúng tôi, và hàng triệu người nữa, thực sự yêu mến anh và tự hào về anh. Chúng tôi cũng đã biết ngành khoa học đã xin anh hiến một phần cơ thể cho họ và họ sẽ trưng bày nó trong một bình thuỷ tinh tại Y khoa Harvard. Anh chấp nhận ngay" chúng tôi cũng đã biết. Vấn đề là ngành khoa học đã không kiếm đâu ra chiếc bình đủ lớn để chứa nó".
Quan khách cười ngặt nghẽo.
Trên chiếc bàn kê ở góc xa nhất, gần nhà bếp, ngồi lẫn với mấy người xem ra không vai vế gì và không ai quen biết ai, là Clifton Lawrence.
Phải nài ép đám bạn bè cũ Clifton mới có được cái chỗ ngồi khốn khổ này. Từ ngày bị Toby từ chối cộng tác, Clifton không thể kiếm nổi một việc gì cho ra việc. Sau những thất bại liên tiếp với các hãng đại lý cả lớn lẫn nhỏ, cuối cùng ông phải nhận công việc thư ký lĩnh lương hàng tuần cho một đại lý mới khai trương. Bây giờ thì tiền lương một tuần của ông cũng không bằng món tiền ông đã từng xài một tối ở nhà hàng Bistro ngày nào.
Clifton khó mà quên được ngày đầu nhận việc ở cái chỗ mới khai trương đó. Sếp của ông là ba gã trẻ ranh, chưa gã nào sống đến ba chục năm trên cái cõi đời này. Vậy mà có hai gã cũng đã râu ria xồm xoàm, và cả ba đều quần bò, áo phông với giầy thể thao không tất. Tuy đều là các ông chủ trả lương cho Clifton nhưng họ đều gọi lúc thì ông bô, lúc lại ông khốt khiến Clifton không khỏi chạnh lòng mà nhớ lại cái Hollywood này đã từng tôn vinh ông thế nào, đã lễ phép với ông ra sao…
Người đại lý lừng lẫy về cả tài lẫn tiền trước kia nay là ông già sống trong đau buồn, vì cuộc sống thực sự của ông đã đi theo Toby Temple, và vì ông không nguôi nghĩ về những ngày tươi vui đã qua ấy. Tất nhiên, nghĩ nhiều nhất là về Jill Castle. Ông buộc tội nàng, chỉ mình nàng thôi, về những đau buồn ông phải gánh chịu hôm nay, chẳng mảy may trách cứ Toby. Ông biết Toby không phải con người vong ơn bội nghĩa, chỉ vì quá yêu nên anh đã nghe theo lời xúc xlểm của con điếm ấy. Ông sẽ phải trả mối thù này.
Đúng lúc Toby được hoan hô rầm rộ, Clifton nghe một gã ngồi cùng bàn ông nói. "Thằng con hoang số đỏ thật. Giá mà tôi cũng được nhét con cu của mình vào mồm vợ nó. Cô ả có rất nhiều trò mê ly trên giường".
"Sao mày biết?". Gã ngồi bên hỏi với vẻ khích bác.
"Tao vừa xem hôm trước ở rạp Heo Nái. Cô ả chơi vai chính mới chúa. Mẹ kiếp, tao tưởng ả mút cả lòng ruột gã Mehico ra".
Cố gắng lắm Clifton mới nói ra được thành lời. Nước bọt biến đi đâu hết cả. "Anh có chắc… có chắc là Jill Castle không?"
"Chắc như tôi đang là tôi đây này. Chỉ cái tên là không phải. Josephine gì gì đó…" Rồi gã bỗng chăm chú nhìn ông, giật giọng hỏi. "Thế ông có phải là Clifton Lawrence không?"
Hollywood nói riêng và Los Angeles nói chung không phải chỗ nào cũng đẹp như trên phim. Nó cũng lắm hang ổ tối tăm, nhiều hắc điếm và cả không ít những rạp chiếu phim mà chỉ những kẻ bệnh hoạn tình dục mới năng lui tới. Heo Nái là một trong số đó.
Phòng chiếu rộng và tối. Khi đã quen mắt, Clifton thấy iác đác có vài chục người xem, cả đàn ông lẫn đàn bà, và nếu là một cặp thì thường là người đàn bà ngồi lên lòng, úp mặt vào người đàn ông, lưng quay về màn ảnh, cứ nhấp nhổm, nhấp nhổm.
Bây giờ, mọi tâm trí Clifton đều hướng lên màn ảnh, xét nét từng khuôn mặt của các nữ diễn viên.
Bộ phim kể chuyện một giáo sư đại học còn trẻ hằng đêm lén đưa các nữ sinh viên vào buồng mình để thực hiện chương trình dạy thêm-học thêm mà nhà trường không đặt ra. Các nữ sinh đều rất trẻ, đẹp, nở nang và đều tỏ ra thông thạo bài vở. Kết thúc giờ học, bao giờ cả thày lẫn trò cũng đều thoả mãn ra mặt.
Phim hết. Chưa thấy Jill đâu cả. Nhưng rạp vẫn tối om. Chắc chưa hết chương trình. Đúng vậy.
Màn ảnh lại sáng lên. Bộ phim tiếp theo bắt đầu.
Và Clifton rùng mình khi thấy Jill Castle trần truồng xuất hiện với vẻ đẹp rực rỡ, phô trương chứ không đằm thắm như bây giờ. Chính xác là Jill rồi!
Dù căm giận nhưng Clifton cũng không khỏi thèm thuồng trước những biểu hiện của Jill trong phim.
Người ông lâng lâng trong cảm giác đắc thắng.
"Con điếm, mày chết rồi!". Ông lẩm bẩm khi thấy cái tên Josephine Czinski hiện ra trên màn ảnh.
Clifton đi vào phỏng máy: Người thợ chiếu phim hé cửa khi nghe thấy tiếng gõ và nói ngay.
"Khu vực cấm, ông bạn. Gõ nhầm cửa rồi".
"Tôi muốn mua bản sao của cuốn phim vừa chiếu", Clifton không úp mở gì.
"Đây đâu phải cửa hàng, ông bạn. Đã bảo gõ nhầm rồi mà".
"Một trăm đôla một bản sao. Và chỉ tôi với anh biết".
Anh ta định sập cửa lại.
"Hai trăm".
Anh ta nhìn vào mắt Clifton. Một cái nhìn chờ đợi "Ba trăm".
"Tiền mặt?"
"Chính xác!"
Mấy hôm sau, Clifton mang cuốn phim đến nhà Toby. Phim đâu, ông khấp khởi nghĩ, một trái bom thì đúng hơn. Chắc chắn diễn viên Jill Castle, hay con điếm Josephine Czinski, hay bà Temple sẽ tan như xác pháo.
Một người đàn ông ra mở cửa. "Vào thưa ông Temple là có ông Clifton muốn gặp. Chuyện về bà Jill Castle". Ông nói như ra lệnh.
"Thưa ngài, ông Temple hiện không có ở đây".
"Đưa tôi vào phòng khách. Tôi sẽ chờ".
"Tôi e là không được, thưa ngài. Sáng nay ông bà Temple đã lên đường sang châu Âu".