Dịch giả: Cao Tự Thanh
Đánh máy: BacQuai
Hồi 3(a)
Gió Cát Sa Mạc

Các sư trong chùa thấy Tiêu Mộc viên tịch đều đau thương khóc lóc. Có người băng bó giúp vết thương cho những người bị thương, dìu vào khách xá.
Chợt nghe trong cái vạc đồng dưới cái chuông có tiếng leng keng không dứt, không biết bên trong là quái vật gì các sư ngẩn mặt nhìn nhau, tay chân luống cuống, lúc ấy đồng thanh tụng Cao vương kinh, nào ngờ trong tiếng Cứu khổ cứu nạn. A di đà Phật, cái vạc vẫn không ngừng Khua vang, sau cùng có mười mấy người to gan xúm lại hợp lực dùng dây kéo cái chuông lớn lên, vừa mới mở hé cái vạc đồng, bên trong đã có một khối thịt tròn lăn ra, các sư cả kinh chạy tứ tán. Chỉ thấy khối thịt tròn ấy nhảy phắt dậy thở ồ ồ, chính là Hàn Bảo Câu. Y bị nhốt trong chảo, không biết đoạn cuối của trận đánh, thấy Tiêu Mộc viên tịch, nghĩa huynh nghĩa đệ ai cũng bị trọng thương, lo lắng quát ầm lên, cầm Kim long tiên định tới đập xuống Khưu Xử Cơ. Toàn Kim Phát gọi Tam ca, không được!. Hàn Bảo Câu tức giận nói: Tại sao? Toàn Kim Phát hông đau nhói lên, chỉ nói: Ngàn.., ngàn vạn lần không được.
Kha Trấn ác hai chân trúng kiếm, bị thương không nhẹ nhưng thần trí vẫn còn sáng suốt, mò trong bọc lấy thuốc giải độc ra, bảo các sư chia ra cho Khưu Xử Cơ và Hàn Tiểu Oanh uống, một mặt đem việc đã qua kể lại cho Hàn Bảo Câu. Hàn Bảo Câu cả giận, xoay người phóng ra, muốn đuổi theo giết Đoàn Thiên Đức. Kha Trấn ác quát ngăn lại, nói: Thằng ác tặc ấy thong thả sẽ tìm cũng không muộn, ngươi mau cứu chữa cho các huynh đệ bị nội thương.
Chu Thông và Nam Hy Nhân bị nội thương rất nặng. Toàn Kim Phát bị trúng một cước vào hông cũng không nhẹ. Trương A Sinh xương vai gãy nát. Trước ngực bị thương, nhất thời ngất đi nhưng khi Tĩnh lại cũng không đáng ngại lắm. Lúc ấy mọi người ở lại dưỡng thương trong chùa.
Giám tự chùa Pháp Hoa sai người tới chùa Vân Thê ở Hàng Châu báo tin cho Khô Mộc thiền sư, một mặt sắp xếp hậu sự cho Tiêu Mộc thiền sư.
Qua vài hôm Khưu Xử Cơ và Hàn Tiểu Oanh đã giải hết chất độc trong người. Khưu Xử Cơ hơi biết y đạo viết phương thuốc cho bọn Chu Thông điều trị, lại dạy cho từng người cách xoa bóp riêng. May là mọi người đều có căn bản võ công, nội thương ngoại thương đều dần dần giảm hẳn, qua vài ngày sau đều có thể ngồi đứng đi lại. Hôm ấy tám người hội họp trong một gian tăng phòng, nghĩ lại chuyện bị gian nhân chia rẽ làm bấy nhiêu bậc đại hành gia trên giang hồ đánh lầm giết lầm lẫn nhau, đến nỗi ai cũng bị trọng thương, lại phải bù thêm một mạng Tiêu Mộc thiền sư, tất cả đều rầu rĩ không nói gì.
Qua một lúc Hàn Tiểu Oanh lên tiếng trước Tiếng tăm anh hùng của Khưu đạo trưởng thiên hạ đều biết, bảy anh em chúng tôi cũng không phải là kẻ mới bước vào giang hồ, lần này mọi người lại hồ đồ vướng phải thủ đoạn của gã vô danh kia, chuyện này mà đồn ra nhất định sẽ bị hảo hán giang hồ chê cười.
Chuyện này làm sao kết thúc cho hay, còn xin đạo trưởng dạy bảo cho.
Khưu Xử Cơ trong mấy hôm ấy cũng tự trách mình quá lỗ mãng, nếu không nóng nảy như thế, chỉ cần bình tĩnh nói chuyện với Tiêu Mộc. ắt sẽ có thể hiểu được mọi chuyện, lúc ấy nhìn Kha Trấn ác nói: Kha đại ca, ngươi nói nên làm sao?.
Kha Trấn ác tính tình vốn kỳ quái, sau khi hai mắt bì mù lại càng ương ngạnh, lần này bảy anh em đều bị một mình Khưu Xử Cơ đả thương, quả thật là một nỗi sỉ nhục lớn trong đời, thêm vết kiếm thương trên đùi đau không chịu nổi lại càng tức giận, lúc ấy cười nhạt nói:
- Khưu đạo trưởng chống kiếm ngang dọc thiên hạ, đời nào coi ai ra gì? Chuyện này cần gì phải hỏi anh em bọn ta!.
Khưu Xử Cơ ngẩn người, biết y chưa hết tức tối, lúc ấy đứng lên xoay quanh vái bảy người một vái, nói:
- Bần đạo không có công lao gì, làm việc hồ đồ, quả thật rất xấu hổ, xin tạ lỗi với các vị ở đây.
Bọn Chu Thông đều đáp lễ. Kha Trấn ác thì làm ra vẻ không biết, lạnh lùng nói:
- Chuyện giang hồ anh em bọn ta cũng không còn mặt mũi nào nói tới nữa. Bọn ta ở đây ai đánh cá cứ đánh cá, ai đốn củi cứ đốn củi, chỉ cần đạo trưởng không tới đây kiếm chuyện nữa thì bọn ta có thể yên ổn sống nốt quãng đời còn lại rồi.
Khưu Xử Cơ bị y dồn cho một chặp, mặt thoáng đỏ bừng, im lặng không đáp, ngồi ngây ra một lúc rồi đứng lên nói:
- Lần này bần đạo làm hỏng việc, từ nay trở đi quyết không dám đặt chân lên đất Hoài nữa. Mối thù của Tiêu Mộc đại sư thì bần đạo xin gánh vác, ta nhất định sẽ mổ bụng thằng gian tặc kia để rửa mối hờn này. Bây giờ bần đạo xin từ biệt ở đây. Nói xong xoay quanh vái dài một vái, quay người bước đi.
Kha Trấn ác quát:
- Khoan đã?
Khưu Xử Cơ quay lại hỏi:
- Kha đại ca có gì sai bảo?
Kha Trấn ác nói:
- Ngươi đánh tất cả anh em bọn ta bị trọng thương mà chỉ bằng vào một câu ấy là xong chuyện à?
Khưu Xử Cơ nói:
- Ý của Kha đại ca thế nào? Chỉ cần bần đạo làm được thì quyết không từ chối.
Kha Trấn ác cúi đầu trầm giọng nói:
- Khẩu khí ấy bọn ta nuốt không trôi, xin đạo trưởng chỉ giáo thêm.
Giang Nam thất quái tuy hành hiệp trượng nghĩa nhưng người nào cũng tâm cao khí ngạo, hành sự quái dị, nếu không thì làm sao mà có được cái danh hiệu Thất quái? Họ võ công đã cao, lại người đông thế mạnh, giao thủ với người trong võ lâm chưa lần nào thất bại. Năm xưa họ bất hòa với bang Hoài Dương, đôi bên động thủ, bảy người đánh bại hơn một trăm hảo hán của bm, lại như trong lòng có trăm mối tơ vò không sao gỡ được, trong lòng đột nhiên lạnh buốt, thấy như vẻ mặt của vợ y lúc sắp chết. Hoàng Dung rất giống người mẹ đã chết, tình trạng lúc bấy giờ từng khiến Hoàng Dược Sư như ngây như điên, tuy việc đã mười lăm năm nhưng hàng ngày vẫn như hiện ra trước mắt, bây giờ đột nhiên nhìn thấy trên vẻ mặt con gái, biết nàng đã yêu thương Quách Tĩnh vô cùng, nghĩ thầm đây chính là tính nết si tình của cha mẹ nàng, không sao hóa giải được lúc ấy thở dài một tiếng, ngâm:
- Thả phù trời đất là lò chừ, thợ ấy hóa công! Âm dương là tro chừ, vạn vật đại đồng!
Hoàng Dung đứng ngẩn người ra, nước mắt từ từ lăn xuống.
Hàn Bảo Câu kéo vạt áo Chu Thông một cái, hạ giọng nói:
- Y ngâm gì thế?
Chu Thông cũng hạ giọng đáp:
- Đây là văn chương của một người họ Giả thời Hán làm ra, nói người ta và vạn vật trên đời này cũng như đặt vào một cái lò lớn bị nung đúc khổ sở thế nào.
Hàn Bảo Câu nói:
- Y luyện được bản lĩnh to lớn như thế, còn khổ sở gì nữa?
Chu Thông lắc đầu không đáp.
Hoàng Dược Sư dịu dàng nói:
- Dung nhi, chúng ta về thôi, từ nay trở đi vĩnh viễn không gặp thằng tiểu tử này nữa.
Hoàng Dung nói:
- Không, cha, con còn phải tới Nhạc Châu, sư phụ bảo con làm bang chủ Cái bang mà.
Hoàng Dược Sư cười khẽ một tiếng, nói:
- Làm kẻ đứng đầu bọn ăn mày thì phiền phức lắm, cũng chẳng có gì hay mà chơi đâu.
Hoàng Dung nói:
- Con đã ưng thuận với sư phụ rồi.
Hoàng Dược Sư thở dài nói:
- Vậy thì cứ làm thử mấy ngày đi, nếu thấy dơ dáy thì cứ lập tức giao lại chức vụ cho người khác Từ nay về sau con còn gặp thằng tiểu tử này nữa không?
Hoàng Dung nhìn Quách Tĩnh một cái, thấy y nhìn mình chằm chằm, ánh mắt đầy vẻ yêu thương, thâm tình vô hạn, ngoảnh lại nói với cha:
- Cha, y muốn cưới người khác thì con cũng lấy người khác. Trong lòng y chỉ có con thì trong lòng con cũng chỉ có y.
Hoàng Dược Sư nói:
- Hô, con gái của đảo Đào Hoa không thể thua thiệt, như thế cũng không sai. Nếu người ngươi lấy không cho ngươi gặp y thì sao?
Hoàng Dung nói:
- Hừ, ai dám cản con? Con là con gái cha mà.
Hoàng Dược Sư nói:
- Nha đầu ngốc, cha sống không bao lâu sẽ chết thôi.
Hoàng Dung buồn rầu nói:
- Cha, y đối xử với con như thế, chẳng lẽ con còn sống được lâu sao?
Hoàng Dược Sư nói:
- Vậy ngươi còn đi cùng thằng tiểu tử vô tình vô nghĩa này không?
Hoàng Dung nói:
- Con đi cùng y thêm một ngày thì vui sướng thêm một ngày.
Lúc nói câu ấy dáng vẻ thê thảm như muốn chết.
Hai cha con một hỏi một đáp, Giang Nam lục quái tuy tính tình quái dị nhưng nghe thấy bất giác cũng ngẩn người. Nên biết thời Tống rất để ý tới chuyện lễ giáo Hoàng Dược Sư không phải người khinh Thang Vũ mà bạc Chu Khổng nhưng hành sự luôn muốn làm ngược lại thế tục mới bị người ta đặt cho ngoại hiệu Đông tà. Hoàng Dung từ nhỏ được cha rèn luyện, nghĩ vợ chồng là vợ chồng, tình yêu là tình yêu, trong đầu óc bé nhỏ nào có nghĩ gì tới chuyện trinh tháo tiết liệt? Lần trò chuyện kinh thế hãi tục này, người ngoài nghe thấy không khỏi lắc đầu lè lưỡi, nhưng hai cha con y lại nói ra rất tự nhiên, như lúc nhàn rỗi trò chuyện trong nhà.
Bọn Kha Trấn ác cho dù khoát đạt cũng không khỏi ngấm ngầm lắc đầu.
Quách Tĩnh trong lòng rất khó xử, muốn nói vài câu an ủi Hoàng Dung, nhưng y vốn chất phác, lúc ấy càng không biết nói thế nào là tốt. Hoàng Dược Sư nhìn nhìn con gái, lại nhìn nhìn Quách Tĩnh, ngẩng đầu lên trời hú dài một tiếng, âm thanh rung động ngọn cây, hang núi dội tiếng lại, làm một bầy chim khách giật mình bay vọt lên. Hoàng Dung kêu lên:
- Chim khách chim khách, đêm nay Ngưu lang gặp Chức nữ, còn không mau mau bắc cầu đi!
Hoàng Dược Sư nhặt một viên đá nhỏ dưới đất thẳng tay ném ra, hơn mười con chim khách nhao nhao rơi xuống chết lăn dưới đất, y quay người lại lãng đãng bước đi, mọi người chỉ chớp mắt một cái, bóng áo xanh của y đã khuất hẳn sau rừng cây.
Đà Lôi không hiểu họ nói gì, chỉ biết Quách Tĩnh không chịu xóa bỏ lời hẹn ước cũ, trong lòng vô cùng vui sướng, nói:
- An Ðáp, mong ngươi sớm thành việc lớn, về bắc gặp nhau.
Hoa Tranh nói:
- Đôi bạch điêu này ngươi cứ mang theo, ngươi nên mau mau về sớm!
Quách Tĩnh gật gật đầu, nói:
- Ngươi nói với mẹ ta rằng nhất định ta sẽ giết chết kẻ thù, trả thù cho cha.
Triết Biệt, Bác Nhĩ Truật hai người cũng từ biệt Quách Tĩnh, bốn người lên ngựa nối nhau ra khỏi rừng.
Hàn Tiểu Oanh hỏi:
- Quách Tĩnh! Ngươi tính thế nào?
Quách Tĩnh nói:
- Con... con định đi tìm Hồng sư phụ.
Kha Trấn ác gật đầu nói:
- Đúng thế. Hoàng lão tà tìm tới nhà bọn ta, người nhà nhất định sẽ rất nhớ nhung. Bọn ta cũng phải về thôi. Ngươi gặp Hồng bang chủ thì mời lão nhân gia người tới Gia Hưng dưỡng thương.
Quách Tĩnh vâng dạ, từ biệt sáu vị sư phụ, cùng Hoàng Dung về Lâm An.
Đêm ấy hai người trở vào đại nội, tìm kiếm khắp nơi quanh nhà bếp, nhưng nào thấy bóng Hồng Thất công. Hai người bắt mấy tên thái giám tra hỏi, đều nói mấy hôm nay trong cung hoàn toàn không có gian tế thích khách. Hai người cũng hơi yên tâm, đoán Hồng Thất công tuy bị mất hết võ công nhưng với cơ trì kinh nghiệm của bậc đại cao thủ như y thì nhất định có kế thoát thân, lúc ấy đã sắp tới ngày đại hội của Cái bang, không thể chần chừ được nữa, sáng sớm hôm sau liền lên ngựa đi về phía tây.
Lúc ấy một nửa Trung Quốc đã bị người Kim chiếm cứ, phía đông lấy Hoài Thủy, phía tây lấy Tản Quan làm ranh giới, nhà Nam Tống chỉ còn có Lưỡng Chiết, Lưỡng Hoài, Giang Nam đông tây lộ, Kinh Hồ nam bắc lộ, Tây Thục bốn lộ, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây cộng mười lăm lộ mà thôi, đang lúc thế nước suy vi, thế vong quốc có thể nhón chân mà nhìn. Một hôm hai người tới địa giới lộ tây Giang Nam, qua một rặng núi dài, chợt một trận gió mát thổi qua, phía đông có một đám mây đen lớn bay mau tới. Lúc ấy đang mùa hè, mưa rào nói tới là tới, đám mây đen chưa tới đỉnh đầu thì một tiếng sấm vang rền, mưa đã như hạt đậu vàng rào rào rơi xuống.
Quách Tĩnh xòe ô ra che trên đầu Hoăng Dung, nào ngờ một trận gió mạnh xô tới, xé lớp vải ô cuốn ra xa, Quách Tĩnh trong tay chỉ còn có cái cán ô.
Hoàng Dung hô hô cười rộ, nói:
- Tại sao ngươi cũng đánh được Đả cẩu bổng thế?
Quách Tĩnh cũng bật tiếng cười lớn. Nhìn thấy trước mặt có một rặng núi dài, phóng mắt ra xa không thấy có chỗ nào tránh mưa được, Quách Tĩnh cởi áo ngoài ra định che cho Hoàng Dung. Hoàng Dung cười nói:
- Che một lúc cũng bị ướt thôi!
Quách Tĩnh nói:
- Vậy thì chúng ta chạy mau lên.
Hoàng Dung lắc lắc đầu nói:
- Tĩnh ca ca, có một quyển sách chép một câu chuyện. Một hôm trời đổ mưa lớn, người đi đường nhao nhao bỏ chạy, chỉ có một người thong thả bước đi. Người chung quanh ngạc nhiên, hỏi y sao không chạy. Y đáp: Trước mặt cũng có mưa lớn, chạy đi đâu mà không ướt như nhau?
Quách Tĩnh cười nói:
- Đúng thế.
Hoàng Dung trong lòng đột nhiên lại nhớ tới việc Hoa Tranh:
- Trước mắt nhất định phải chịu lo lắng đau lòng, bất kể tìm cách nào thì rốt lại cũng không tránh được, không chạy khỏi, cũng như việc chúng ta mắc mưa ở rặng núi này.
Lúc ấy hai người thong thả bước đi dưới cơn mưa rào, đến khi qua khỏi rặng núi mới thấy một nhà nông dân bèn vào tránh mưa.
Hai người quần áo đều ướt đẫm, hỏi mượn áo quần của nhà nông dân ấy để thay. Hoàng Dung mặc một chiếc áo rách của bà già nhà quê, đang thấy thú vị chợt nghe Quách Tĩnh bên kia vách luôn miệng kêu khổ, vội bước qua hỏi:
- Cái gì thế?
Chỉ thấy y mặt mày thiểu não, tay cầm bức tranh Hoàng Dược Sư cho. Nguyên là trong lúc mưa lớn mới rồi, bức tranh đã bị nước mưa làm hỏng. Hoàng Dung luôn miệng kêu lên:
- Đáng tiếc!
Ðón lấy bức tranh nhìn kỹ, thấy giấy đã bị mùn ra, vết mực loang lổ, đã không còn cách nào sửa chữa, đang định ném xuống chợt thấy cạnh chỗ bài thơ của Hàn Thế Trung viết rõ ràng có thêm mấy hàng chừ. Bèn giơ lên nhìn kỹ, té ra mấy hàng chữ ấy viết dưới lớp giấy bồi, nếu bức tranh không bị ướt quyết không bao giờ lộ ra, chỉ là mưa thấm nát giấy, nét chữ cũng nhòe đi khó nhìn rõ, chỉ thấy chữ viết có hàng có lối, nhận ra tất cả có bốn hàng. Hoàng Dung nhìn kỹ, chậm rãi đọc “.., thư Vũ mục,... Thiết Chưởng,.., giữa, trên đốt.., hai.
Còn lại đều đã mất hết chữ, bất kể thế nào cũng không đọc được.
Quách Tĩnh kêu lên:
- Đây là nói về di thư của Vũ Mục!
Hoàng Dung nói:
- Chắc chắn là thế. Thằng giặc Hoàn Nhan Hồng Liệt đoán di thư của Vũ Mục được cất giấu cạnh Thúy Hàn đường trong cung, nhưng tuy lấy được cái hộp đá mà bộ di thư thì không thấy đâu, xem ra bốn hàng chữ này là có quan hệ rất lớn với bộ di thư... Thiết Chưởng.., giữa.., đốt... Nàng trầm ngâm hồi lâu, nói:
- Hôm trước ở Quy Vân trang từng nghe Lục sư ca và sáu vị sư phụ của ngươi bàn về lão khốn lừa đảo Cừu Thiên Nhận, nói y là bang chủ bang Thiết chưởng gì đó, lại nói bang Thiết chưởng oai chấn Xuyên Tương, thịnh thế rất lớn, vô cùng lợi hại. Chẳng lẽ bộ di thư của Vũ Mục này lại có quan hệ với Cừu Thiên Nhận?
Quách Tĩnh lắc đầu nói:
- Chỉ cần Cừu Thiên Nhận giở trò thì nói thế nào ta cũng không tin.
Hoàng Dung cười khẽ nói:
- Ta cũng không tin.
Ngày mười bốn tháng bảy, hai người vào tới địa giới lộ nam Kinh Hồ, chưa đến giờ Ngọ hôm sau đã tới Nhạc Châu, hỏi rõ đường đi, bèn giục ngựa thả điêu thẳng tới lầu Nhạc Dương.
Lên tới trên lầu, hai người gọi rượu thịt, nhìn ra phong cảnh hồ Động Đình chỉ thấy mênh mông cuồn cuộn mút mắt, một vùng xanh biếc trải rộng muôn khoảnh, bốn phía núi non vây quanh lô nhô, đúng là gấm lụa tranh vanh, chót vót hùng tráng, so với cảnh khói sóng ở Thái Hồ lại khác hẳn. Nhìn ngắm một lúc rượu thịt đưa tới, thức ăn ở Hồ Nam rất cay, hai người đều thấy không hợp khẩu vị, chỉ là bát lớn đũa dài, cũng rất có hào khí.
Hai người ăn một ít thức ăn, lại nhìn những thơ từ đề vịnh trên bốn bức vách.
Quách Tĩnh im lặng đọc bài Nhạc Dương lâu ký của Phạm Trọng Yên, đọc tới hai câu:
Lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ.
Không kìm được cao giọng khen ngợi.
Hoàng Dung nói:
- Ngươi biết hai câu này nói gì không?
Quách Tĩnh im lặng đọc lại, trong lòng suy nghĩ, không trả lời ngay. Hoàng Dung lại nói:
- Phạm Văn Chính công làm bài văn này năm xưa oai chấn Tây Hạ, văn tài võ lược có thể nói là vô song trên đời lúc bấy giờ.
Quách Tĩnh bảo nàng kể lại sự tích Phạm Trọng Yêm một lượt, nghe nàng nói ông ta lúc nhỏ nhà nghèo, cha mất sớm, mẹ cải giá, trải nhiều đau khổ sau khi giàu sang lại vô cùng tiết kiệm, chuyện gì cũng nghĩ tới bách tính, bất giác tự nhiên kính ngưỡng, rót đầy rượu vào bát ăn cơm, ngửa cổ lên uống một hơi cạn sạch, nói:
- Lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ, bậc đại anh hùng, đại hào kiệt phải có lòng dạ như thế!
Hoàng Dung cười nói:
- Người như thế cố nhiên là tốt nhưng thiên hạ điều lo thì nhiều mà điều vui lại ít chẳng phải y suốt đời không được vui vẻ sao? Ta thì không làm được.
Quách Tĩnh cười khẽ một tiếng. Hoàng Dung lại nói:
- Tĩnh ca ca, ta bất kể thiên hạ lo hay vui, nếu ngươi không ở bên cạnh ta thì ta vĩnh viễn không biết vui sướng là gì.
Nói tới đó, giọng nói chìm xuống, vẻ mặt buồn rầu.
Quách Tĩnh biết nàng nghĩ tới chuyện chung thân của hai người nhưng không thể khuyên giải an ủi, cúi đầu không nói gì.
Hoàng Dung chợt ngẩng lên cười nói:
- Thôi đi, cho dù như thế thì Phạm Trọng Yêm cũng có làm một bài Tích ngân đăng, ngươi nghe người ta hát chưa?
Quách Tĩnh nói:
- Tự nhiên là ta chưa nghe. Cô đọc cho ta nghe đi.
Hoàng Dung nói:
- Nửa sau của bài từ này nói: Người đời chẳng ai trăm tuổi. Nhỏ lo già, già thành kém cỏi, chỉ có giữa đời, ở tuổi thiếu niên. Nỡ bởi phù danh, này quan nhất phẩm nọ thiên kim. Hỏi tóc trắng, làm sao tránh khỏi?
Kế đem ý nghĩa lời lẽ của bài từ giải thích qua một lượt. Quách Tĩnh nói:
- Ông ta khuyên người ta đừng đem thời giờ mà làm chuyện cầu danh, thăng quan, phát tài, nói thế cũng rất đúng.
Hoàng Dung hạ giọng ngâm nga:
-Rượu tới lòng sầu, thành lệ tương tư chảy.
Quách Tĩnh nhìn nàng một cái, hỏi:
- Đây cũng là bài từ của Phạm Văn Chính công à?
Hoàng Dung nói:
- Đúng đấy, đại anh hùng, đại hào kiệt cũng không phải là kẻ vô tình.
Hai người đối ẩm vài chén. Hoàng Dung nhìn tửu khách trên lầu, thấy ở chiếc bàn vuông phía đông có ba ông già ăn mặc theo lối ăn mày, quần áo trên người tuy vá chằng vá đụp nhưng đều rất sạch sẽ, xem dáng vẻ thì là nhân vật quan trọng trong Cái bang tới tham gia đại hội của Cái bang tối nay, ngoài ra đều là loại thương nhân thân sĩ tầm thường.
Chợt nghe trên một gốc liễu lớn ngoài lầu tiếng ve kêu ran, Hoàng Dung nói:
- Con ve suốt ngày không ngừng kêu lên: Biết rồi, biết rồi, nhưng không biết nó biết cái gì, té ra trong đám sâu bọ cũng có loại khốn khiếp khoác lác không biết xấu hổ, khiến ta nhớ tới một người, lại lo cho y.
Quách Tĩnh vội hỏi:
- Ai thế?
Hoàng Dung cười nói:
- Là vị Thiết chưởng thủy thượng phiêu Cừu Thiên Nhận bịa đặt khích bác.
Quách Tĩnh hô hô cười rộ nói:
- Lão già lừa đảo ấy....
Câu nói chưa dứt, chợt nghe góc phía tây có người nói the thé:
- Ngay cả Thiết chưởng thủy thượng phiêu Cừu lão mà cũng không coi ra gì, khẩu khí lớn thật.
Quách Hoàng hai người quay nhìn chỗ phát ra giọng nói, chỉ thấy ở góc lầu có một lão ăn mày già mặt như bị hun khói đang ngồi xổm, quần áo rách rưới, nhìn hai người cười hì hì. Quách Tĩnh thấy là nhân vật Cái bang, lập tức yên tâm, lại thấy y vẻ mặt hòa hoãn, lập tức chắp tay nói:
- Lão tiền bối, xin mời qua cùng uống vài chén được không?
Lão ăn mày già nói:
- Hay lắm!
Rồi lập tức bước tới. Quách Hoàng sai tửu bảo mang thêm bát đũa, rót một chén rượu cười nói:
- Mời ngồi, uống rượu đi.
Lão ăn mày nói:
- Ăn mày không đáng ngồi ghế.
Rồi ngồi xuống sàn lầu, lấy trong cái bao gai trên vai ra một cái bát mẻ, hai chiếc đũa tre, chìa bát ra nói:
- Những thức các ngươi ăn còn thừa, cứ đổ vào đây cho ta là được.
Quách Tĩnh nói:
- Thế thì không khỏi có chỗ bất kính quá đáng, tiền bối thích ăn gì, chúng tôi sẽ gọi nhà bếp nấu.
Lão ăn mày nói:
- Ăn mày có dáng vẻ của ăn mày, nếu hữu danh vô thực, vỗ ngực làm phách thì rõ ràng không phải là ăn mày. Các ngươi chịu bố thí thì cứ bố thí, còn không chịu thì ta tới chỗ khác xin cơm.
Hoàng Dung nhìn Quách Tĩnh một cái, cười nói:
- Không sai, ngươi nói đúng lắm.
Lúc ấy đem tất cả cơm canh còn thừa đổ vào cái bát mẻ của y, lão ăn mày già lấy trong bao ra một nắm cơm nguội, chấm chấm thức ăn thừa, ăn uống có vẻ rất ngon lành.
Hoàng Dung thầm đếm số bao trên vai y, thấy có ba cái chồng thành một chồng, tất cả có ba chồng, tổng cộng có chín cái, lại nhìn qua ba người ăn mày ngồi bên bàn phía đông, trên lưng mỗi người cũng đều có chín cái bao gai, chỉ là trên bàn của họ bày đầy rượu thịt, rất là thịnh soạn. Ba người ấy đối với lão ăn mày già này như không nhìn thấy, thủy chung không hề nhìn y một cái, nhưng trong thần sắc thấp thoáng có vẻ không ưa.
Lão ăn mày ăn uống rất mau lẹ, chợt nghe dưới thang có tiếng bước chân vang lên, mấy người bước lên. Quách Tĩnh quay đầu nhìn ra chỗ cửa cầu thang, chỉ thấy hai người đi đầu chính là hai người ăn mày đón Dương Khang ở thôn Ngưu Gia phủ Lâm An, người thứ ba vừa thò đầu lên, chính là Dương Khang. Y chợt thấy Quách Tĩnh chưa chết, vô cùng hoảng sợ, sau khi sửng sốt, lập tức xoay người quay xuống, lúc trên bậc thang không biết nói mấy câu gì, người ăn mày béo mập bước xuống, người ăn mày gầy thấp thì bước tới bàn của ba người ăn mày phía đông, hạ giọng nói mấy câu. Ba người ăn mày kia lập tức đứng dậy, xuống lầu đi ra. Lão ăn mày già ngồi dưới đất chỉ lo ăn uống, không đếm xỉa gì tới.
Hoàng Dung bước tới cửa sổ nhìn ra, chỉ thấy mười mấy người ăn mày xúm xít đưa Dương Khang về phía tây. Dương Khang đi không bao xa, ngoảnh đầu nhìn lại, vừa chạm vào ánh mắt của Hoàng Dung, lập tức quay đầu lại, gia tăng cước bộ rảo chân bước đi.
Lão ăn mày già ăn xong, lè lưỡi liếm sạch cái bát, chùi đôi đũa vào áo mấy cái rồi bỏ lại vào bao. Hoàng Dung nhìn kỹ thấy y mặt đầy nếp nhăn, vẻ mặt trông rất sầu khổ, hai bàn tay cực to, gần gấp đôi bàn tay người thường, trên mu bàn tay gân xanh nổi lên, rõ ràng một đời vất vả. Quách Tĩnh đứng lên chắp tay nói:
- Xin mời tiền bối ngồi, chúng ta dễ nói chuyện hơn.
Lão ăn mày cười nói:
- Ta không quen ngồi ghế. Hai người các ngươi là đệ tử của Hồng bang chủ, tuổi tác tuy nhỏ nhưng chúng ta ngang hàng với nhau. Ta lớn hơn vài tuổi, các ngươi gọi ta một tiếng đại ca là được. Ta họ Lỗ, tên Lỗ Hữu Cước.
Quách Hoàng hai người nhìn nhau một cái, cùng nghĩ thầm:
- Té ra y đã sớm biết lai lịch chúng ta.
Hoàng Dung cười nói:
- Lỗ đại ca, cái tên của ngươi nghe rất thú vị.
Lỗ Hữu Cước nói:
- Thường có câu: ăn mày không gậy bị chó nhờn. Ta không có gậy, nhưng có một cái chân thối tha. Nếu chó lớn xông vào cắn, ta cứ nhắm giữa đầu đá cho con bà mày một cái cũng đủ bắt nó phải cụp đuôi cuống cuồng bỏ chạy.
Hoàng Dung vỗ tay cười nói:
- Tốt tốt, nếu lũ chó biết được ý nghĩa của tên ngươi, thì phải chạy thật xa!
Lỗ Hữu Cước nói:
- Ta nghe Lê Sinh Lê huynh đệ kể, đã biết việc hai vị làm ở huyện Bảo ứng, đúng là có chí không cần lớn tuổi, không chí uổng sống trăm năm, khiến người ta rất kính phục, chẳng trách Hồng bang chủ coi trọng như thế.
Quách Tĩnh đứng lên khiêm tốn mấy câu. Lỗ Hữu Cước nói:
- Mới rồi nghe hai vị nói tới Cừu Thiên Nhận và Thiết chưởng bang, thanh thế của Thiết chưởng bang ở một dải Lưỡng Hồ Tứ Xuyên rất lớn, bang chúng giết người cướp của, không điều ác nào không làm. Lúc đầu chỉ câu kết với quan phủ, bấy giờ thì càng ngày càng hung dữ công nhiên đem tiền bạc đút lót quan trên, mình cũng ra làm quan. Đáng hận nhất là chuyện tư thông với nước Kim, câu kết với nhau làm chuyện trong ứng ngoài hợp.
Hoàng Dung nói:
- Lão già Cừu Thiên Nhận chỉ biết lừa đảo, tại sao lại có thanh thế như thế?
Lỗ Hữu Cước nói:
- Cừu Thiên Nhận rất lợi hại, cô nương đừng coi thường y.
Hoàng Dung cười nói:
- Ngươi gặp y chưa?
Lỗ Hữu Cước nói:
- Chuyện đó thì chưa, nghe nói y ẩn cư trong núi sâu, tu luyện Thiết chưởng thần công, đã mười mấy năm nay chưa từng xuống núi.
Hoàng Dung cười nói:
- Ngươi mắc lừa rồi, ta đã gặp y mấy lần, còn giao thủ với nhau nữa, chứ nói tới chuyện Thiết chưởng thần công gì đó của y, ha ha...
Nàng nhớ tới Cừu Thiên Nhận giả đau bụng trốn đi, chỉ nhìn Quách Tĩnh cười khanh khách.
Lỗ Hữu Cước nghiêm trang nói:
- Họ giở trò lừa dối thế nào, tuy ta hoàn toàn không biết gì nhưng Thiết chưởng bang mấy năm nay rất hưng vượng, quả thật không thể coi thường.
Quách Tĩnh sợ y tức giận, vội nói:
- Lỗ đại ca nói đúng lắm, Dung nhi cứ thích nói đùa.
Hoàng Dung cười nói:
- Ta nói đùa bao giờ? úi chà, ái chà, đau bụng quá” Nàng giả giọng nói của Cừu Thiên Nhận, ôm bụng kêu la.
Quách Tĩnh nhớ lại tình trạng hôm ấy, bị nàng chọc cười cũng không kìm được cười phá lên.
Hoàng Dung thấy y cũng cười, lại lập tức lấy vẻ mặt nghiêm trang, chuyển qua chuyện khác, hỏi:
- Lỗ đại ca, ba người ăn mày ăn uống bên kia mới rồi có quen với ngươi không?
Lỗ Hữu Cước thở dài một tiếng nói:
- Hai vị không phải người ngoài, chắc đã nghe Hồng bang chủ nói qua trong bang bọn ta chia ra hai phái áo dơ và áo sạch chứ?
Quách Tĩnh và Hoàng Dung cùng nói:
- Chưa nghe sư phụ nói qua.
Lỗ Hữu Cước nói:
- Trong bang chia phái, vốn không phải là chuyện hay, Hồng bang chủ rất không thích, nhưng lão nhân gia người mất rất nhiều tinh thần khí lực mà thủy chung vẫn không thể hợp nhất hai phái làm một. Dưới trướng Hồng bang chủ trong Cái bang, tất cả có bốn vị trưởng lão.
Hoàng Dung nói chen vào:
- Chuyện đó thì ta đã nghe sư phụ nói qua.
Nàng vì Hồng Thất công còn sống nên không muốn nói ra chuyện y giao lại chức bang chủ Cái bang cho nàng.
Lỗ Hữu Cước gật gật đầu nói:
- Ta là trưởng lão Tây lộ, ba vị mới rồi cũng đều là trưởng lão.
Hoàng Dung nói:
- Ta biết, ngươi là thủ lĩnh của phái áo dơ, họ là thủ lĩnh của phái áo sạch.
Quách Tĩnh nói:
- Ủa, sao cô biết?
Hoàng Dung nói:
- Ngươi xem quần áo của đại ca rất dơ, quần áo của họ lại rất sạch sẽ. Lỗ đại ca, ta thấy phái áo dơ không tốt, quần áo trên người vừa dơ vừa hôi, không thoải mái chút nào. Tất cả người trong phái áo dơ các ngươi giặt sạch quần áo thì hai phái chẳng phải cũng như một sao?
Lỗ Hữu Cước tức giận nói:
- Ngươi là tiểu thư có tiền, tự nhiên chê ăn mày hôi hám.
Rồi giẫm chân đứng dậy. Quách Tĩnh đang định xin lỗi, Lỗ Hữu Cước đã không hề ngoái đầu, nổi giận đùng đùng bước xuống thang lầu.
Hoàng Dung lè lè lười nói:
- Tĩnh ca ca, ta đắc tội với vị Lỗ đại ca này, ngươi đừng mắng ta.
Quách Tĩnh cười một tiếng. Hoàng Dung nói:
- Mới rồi ta lo quá!
Quách Tĩnh nói:
- Lo chuyện gì?
Hoàng Dung nghiêm trang nói:
- Taác vị thì không biết mặt. Bần đạo đánh cuộc với các vị là về chuyện này. Cho nên cách thức là thế này...
Hàn Tiểu Oanh cướp lời nói trước:
- Bảy người bọn ta đi cứu Lý thị, ngươi đi cứu Bao thị xem ai thành công trước phải không?.
Khưu Xử Cơ cười khẽ nói:
- Nếu cứu người thì tuy không dễ nhưng cũng khó nói là anh hùng hảo hán. Chủ ý của bần đạo còn khó hơn nhiều, tốn công hơn nhiều.
Kha Trấn ác nói:
- Còn phải làm gì nữa?.
Khưu Xử Cơ nói:
- Hai người đàn bà ấy đều đã có thai, cứu được họ rồi phải thu xếp cho họ yên ổn, chờ họ sinh con, sau đó ta dạy đứa nhỏ họ Dương, bảy vị dạy đứa nhỏ họ Quách...
Giang Nam thất quái thấy y càng nói càng lạ lùng, đều há hốc miệng. Hàn Bảo Câu nói:
- Để làm gì thế?
Khưu Xử Cơ nói:
- Qua mười tám năm, hai đứa đều mười tám tuổi, chúng ta sẽ gặp nhau ở lầu Túy Tiên phủ Gia Hưng, mời anh hùng hảo hán giang hồ tới uống rượu một bữa. Sau khi say rượu nóng tai, để hai đứa nhỏ tỷ thí võ nghệ xem đồ đệ của bần đạo cao minh hay đệ tử của bảy vị thắng?
Giang Nam thất quái ngơ ngác nhìn nhau, im bặt không nói nên lời.
Khưu Xử Cơ lại nói:
- Nếu bảy vị đích thân tỷ thí với bần đạo, cho dù thắng được lần nữa chẳng qua cũng là lấy nhiều thắng ít, cũng chẳng có gì vinh quang. Để khi bần đạo đem bản lĩnh một đời dạy một người, bảy vị cũng đem tuyệt nghệ dạy một người, cho hai người bọn họ một chọi một đấu với nhau, lúc bấy giờ nếu đệ tử của bần đạo thắng thì thất hiệp các vị phải tâm phục khẩu phục.
Kha Trấn ác hào khí trào lên trong lồng ngực, dằn mạnh thiết trượng xuống đất một cái kêu lên:
- Hay lắm, chúng ta đánh cuộc nào.
Toàn Kim Phát nói:
- Nếu lúc ấy Lý thị đã bị Đoàn Thiên Đức hại chết thì làm sao?
Khưu Xử Cơ nói:
- Đó cũng là đánh cuộc với số phận. Trời không muốn cho chúng ta thắng thì còn nói gì nữa?.
Hàn Bảo Câu nói:
- Được, cứu người cô độc, thương kẻ lẻ loi vốn là việc người hiệp nghĩa phải làm, cứ cho là không thắng được ngươi thì bọn ta cũng làm được một chuyện tốt.
Khưu Xử Cơ giơ ngón tay cái lên, lớn tiếng khen ngợi:
- Hàn tam gia nói rất đúng. Bảy vị chịu gánh vác việc giáo dưỡng đứa con côi họ Quách thành người, bần đạo xin thay mặt Quách huynh đã chết lạy tạ.
Nói xong chắp tay vái khắp chung quanh. Chu Thông nói:
- Cách của ngươi không khỏi có chỗ bịp bợm. Bằng vào mấy câu ấy mà bắt bảy anh em bọn ta phải lo lắng cho ngươi suốt mười tám năm à?.
Khưu Xử Cơ biến sắc, ngẩng đầu lên trời cười lớn. Hàn Tiểu Oanh vội hỏi:
- Có gì đáng cười thế?
Khưu Xử Cơ nói:
- Từ lâu ta đã nghe đại danh Giang Nam thất quái, trên giang hồ đều nói thất hiệp giúp người nguy khốn, đúng là anh hùng hào kiệt hành hiệp trượng nghĩa, nào ngờ hôm nay nhìn thấy, hà hà!
Hàn Bảo Câu và Trương A Sinh đồng thanh hỏi:
- Thấy thế nào?
Khưu Xử Cơ nói:
- Đó chỉ là hư danh may mà có được, thấy mặt chẳng bằng nghe danh.
Giang Nam thất quái nổi giận. Hàn Bảo Câu đập tay xuống ván giường một cái, đang định lên tiếng. Khưu Xử Cơ nói:
- Xưa nay bậc đại anh hùng chân hiệp sĩ kết giao với người là liều thân cho bạn, chỉ cần là việc nghĩa phải làm là giao cả tính mạng cho bạn bè, có gì là quá đáng? Chẳng lẽ không từng nghe ngày xưa Kinh Kha. Nhiếp Chính đâu tính toán gì. Chu Gia. Quách Giải phù nguy cứu nạn, giúp người lúc khó khăn cũng chưa từng ra giá gì cả.
Bị dồn cho một chặp. Chu Thông sắc mặt trắng bệch, thầm thấy xấu hổ, lập tức xòe cái quạt ra nói:
- Đạo trưởng nói không sai, huynh đệ biết lỗi rồi. Thất quái chúng tôi gánh vác chuyện đó là phải lắm.
Khưu Xử Cơ đứng lên nói:
- Hôm nay là ngày hai mươi bốn tháng ba, giữa trưa ngày này mười tám năm sau, tất cả chúng ta sẽ gặp nhau ở lầu Túy Tiên, mời khắp anh hùng hảo hán trong thiên hạ tới xem ai là hán tử chân chính.
Rồi phất tay áo một cái, gió mát đầy phòng, lập tức bước ra khỏi cửa.
Hàn Bảo Câu nói:
- Ta phải đuổi theo Đoàn Thiên Đức nếu không y rút cổ rùa đen lại, không bóng không hình, làm sao mà động thủ cước. Trong thất quái chỉ có một mình y không bị thương, lập tức ra cửa lên ngựa cưỡi con danh câu Truy phong hoàng đuổi theo Đoàn Thiên Đức và Lý thị. Chu Thông vội kêu Tam đệ, tam đệ, ngươi không nhận ra được họ đâu!
 Nhưng Hàn Bảo Câu tính rất nóng nảy. Truy phong hoàng lại là con ngựa như tên gọi, quả nhiên phóng đi như gió, trong chớp mắt đã xa rồi.
Đoàn Thiên Đức kéo Lý Bình chạy mau ra ngoài, quay dầu thấy trong chùa không ai đuổi theo mới hơi yên tâm, chạy tới ven sông thấy một chiếc thuyền nhỏ bên nhảy lên đầu thuyền, vung đao quát thuyền phu rời bến. Giang Nam là vùng sông nước, sông ngòi giăng mắc như mạng nhện, thuyền nhỏ là vật thay chân rất thông thường, cũng như lừa ngựa và xe ở phương Bắc cho nên trước nay có câu Người Bắc cưỡi ngựa, người Nam đi thuyền. Thuyền phu thấy một võ quan hung ác đâu dám chậm chạp, lập tức nhổ neo Khua chèo đưa thuyền ra khỏi thành.
Đoàn Thiên Đức nghĩ thầm: Mình gây ra đại họa như thế, nếu trở về Lâm An, người khác thì không nói chứ ông bác mình nhất định sẽ lấy mạng mình, chỉ còn cách lên biên giới phía Bắc tránh nạn cái đã. Tốt nhất là lão đạo sĩ giặc cướp ấy và bọn Giang Nam thất quái đều trọng thương chết hết, ông bác mình lại tức giận chết luôn, lúc ấy sẽ trở về làm quan cũng không muộn.
Lúc ấy bèn giục thuyền phu đi thẳng lên phía bắc. Con ngựa của Hàn Bảo Câu tuy đi nhanh, nhưng trên đường cứ phải dò đông hỏi tây, tự nhiên là không thể tìm được y.
Đoàn Thiên Đức liên tiếp đổi thuyền mấy lần, lại bỏ y phục võ quan, bắt Lý thị cũng thay đổi quần áo Sau hơn mười ngày qua sông tới Dương Châu, vào khách điếm nghỉ lại, nghĩ có chỗ yên thân đang định ngụ lại, nói ra cũng vừa khéo, chợt nghe có người hỏi thăm chủ khách điếm về tung tích của mình. Đoàn Thiên Đức cả sợ, nhìn ra khe cửa thấy một hán tử béo lùn tướng mạo xấu xí và một thiếu nữ xinh đẹp, cùng nói giọng Gia Hưng, nghĩ là nhân vật trong Giang Nam thất quái, may mà chưởng quỹ không thạo ngôn ngữ của hai người lắm, đôi bên nhất thời không hiểu nhau, y bên lập tức kéo Lý Bình mở cửa sau bỏ chạy, thuê thuyền đi tiếp.
Y không dám chần chừ, xuôi theo Vận Hà lên phía Bắc, đi một mạch tới dịch trạm Lợi Quốc cạnh hồ Huy Sơn trong địa giới Sơn Đông.
Lý Bình tay thô bàn chân to, dung mạo vốn xấu, lúc ấy bụng chửa vượt mặt, cả ngày kêu khóc mắng chửi. Đoàn Thiên Đức tuy là kẻ hạ lưu nhưng đối với nàng cũng không có ý phi lễ. Hai người hàng ngày đối mặt chỉ đánh nhau chửi nhau, không có lấy một phút yên ổn.
Qua mấy hôm, hán tử béo lùn và thiếu nữ kia lại đuổi tới Đoàn Thiên Đức chỉ muốn ở yên trong phòng, không ngờ Lý Bình biết là có cứu tinh tới, cao giọng gọi lớn. Đoàn Thiên Đức vội lấy khăn bịt chặt miệng nàng, hung dữ đánh nàng một trận. Lý Bình liều mạng cào cấu la thét, tuy chưa bị anh em Hàn Bảo Câu. Hàn Tiểu Oanh phát hiện nhưng cũng vô cùng nguy hiểm.
Đoàn Thiên Đức dắt nàng cùng trốn, vốn là muốn lấy nàng làm con tin, lúc nguy hiểm có thể bắt địch nhân không dám bức bách quá, nhưng tình thế trước mắt đã thay đổi, thầm nghĩ một mình dễ bỏ trốn hơn mang một người đàn bà kè kè bên cạnh như thế này quả thật là mầm mống tai họa rất lớn, chẳng bằng một đao chém chết luôn cho đỡ vướng víu chân tay, đợi anh em họ Hàn đi xa rồi lập tức rút đao ra.
Lý Bình lúc nào cũng chờ cơ hội định liều mạng cùng chết với kẻ thù giết chồng, nhưng cứ đến tối đi ngủ lại bị y trói chân tay, không thể cử động, lúc ấy thấy y mắt lộ hung quang, lầm rầm khấn khứa: Khiếu ca. Khiếu ca, xin âm hồn chàng giúp đỡ thiếp giết chết thằng ác tặc này. Thiếp sẽ tới cùng chàng tương hội. Lúc ấy lập tức rút thanh đoản kiếm mà Khưu Xử Cơ tặng cho, thanh đoản kiếm này nàng giấu trong người, chưa bị Đoàn Thiên Đức khám xét cướp mất.
Đoàn Thiên Đức cười nhạt một tiếng vung đao chém thẳng xuống. Lý Bình đã quyết ý liều chết, không hề sợ hãi đem hết sức bình sinh nhảy xổ vào y. Đoàn Thiên Đức chỉ thấy hơi lạnh xông thẳng vào giữa mặt, rút đao gạt một cái, định đánh rơi thanh đoản kiếm, nào ngờ thanh đoản kiếm quá sắc bén, chỉ nghe leng keng một tiếng, thanh yêu đao đã bị tiện đứt một nửa rơi xuống đất, mũi kiếm đã đâm thẳng vào bụng mình. Đoàn Thiên Đức cả sợ nhảy lùi về phía sau, soạt một tiếng, vạt áo phía trước đã bị rọc rách một đường dài từ ngực tới bụng, một vệt máu đỏ hiện ra, chỉ cần Lý thị khỏe mạnh hơn một chút thì mũi kiếm đã đâm thủng ngực gây ra tai họa. Y qua cơn kinh hoàng, vội nhấc cái ghế lên chống đỡ, quát lớn:
- Mau rút đao lại, ta không giết ngươi nữa.
Lý Bình lúc ấy cũng đã tay mềm chân nhũn, toàn thân vô lực, đồng thời cái thai trong bụng lại quẫy đạp, không thể tiếp tục liều mạng với y ngồi xuống đất thở dốc một hồi, tay vẫn nắm chặt thanh đoản kiếm không buông.
Đoàn Thiên Đức sợ bọn Hàn Bảo Câu quay trở lại nếu một mình chạy trốn lại sợ Lý Bình tiết lộ dấu vết của mình cho kẻ đối đầu, vội ép nàng lên thuyền đi tiếp, vẫn theo Vận Hà lên phía bắc, qua Lâm Thanh. Đức Châu vào địa giới Hà Bắc.
Mỗi khi lên bộ tạm nghỉ, bất kể ẩn náu thế nào thì không bao lâu lại có người tìm tới, về sau ngoài hán tử béo lùn và cô gái còn có thêm một người mù cầm thiết trượng, nhưng rốt lại ba người đất, không nhận ra y, đều là y ở chỗ sáng mà đối phưng ở chỗ tối, đều có thể kịp thời trốn tránh, cũng là giữa nguy hiểm mà thoát thân.
Không bao lâu lại thêm một chuyện rất đau đầu là Lý Bình chợt lên cơn điên, trong khách điếm hay trên đường đi thỉnh thoảng lại lớn tiếng nói bậy bạ khiến người ta chú ý, có lúc thì xõa tóc xé áo, đủ trò kỳ quái. Đoàn Thiên Đức lúc đầu còn cho rằng nàng gặp biến cố lớn nên thần trí không được tĩnh táo, nhưng qua mấy hôm đột nhiên tĩnh ngộ, té ra là nàng sợ người đuổi theo bị mất manh mối nên cố ý lưu lại dấu vết, nếu cứ thế mà muốn thoát khỏi sự truy tìm của địch nhân thì càng khó khăn. Lúc bấy giờ mùa hè dần qua, gió thu vừa nổi.
Đoàn Thiên Đức trốn tránh những người theo đuổi đã lên tới phía Bắc, tiền bạc mang theo cũng đã gần hết mà kẻ thù vẫn đuổi riết không tha, không khỏi tự oán trách. Lúc đầu lão tử làm quan ở Hàng Châu, thịt béo rượu ngon, tiền bạc như đất, khoái lạc biết bao, chẳng có nguyên cớ gì lại đi tham tiền của người ta, tới thôn Ngưu Gia giết thằng cường đạo chồng mụ ác phụ này, để bây giờ phải chịu tội sống. Y mấy lần muốn bỏ rơi Lý Bình, một mình lén lút trốn đi nhưng nghĩ lại thì lại không dám, ám toán hay làm hại nàng thì chưa lần nào thành công.
Đạo bùa hộ thân này đã trở thành một cục nợ bỏ không được, giết không được, lại còn phải canh cánh đề phòng nàng trả thù cho chồng, đúng là muôn phần khổ não.
Một hôm, tới Yên Kinh đô thành nước Kim. Đoàn Thiên Đức nghĩ rằng kinh sư Đại Kim đất rộng người đông, tìm một chỗ vắng vẻ yên tĩnh nương náu, chỉ cần chờ thời cơ giết con ác phụ này thì kẻ thù cho dù có bản lĩnh lớn bằng trời cũng không tìm được mình.
Y cảm thấy tính toán như thế là phải, không ngờ vừa tới cổng thành, trong thành có một đội quân Kim kéo ra, không hỏi han gì, bắt luôn hai người, bắt phải gánh vác. Lý Bình thân thể thấp lùn, quân Kim bắt nàng gánh nhẹ hơn. Đoàn Thiên Đức trên vai phải gánh hai cái thúng nặng hàng trăm cân, khiến y luôn miệng kêu khổ.
Đội quân Kim này là tùy ân nhận thua">
  • Hồi 11(a)
  • Hồi 11(b)
  • Hồi 12(a)
  • Hồi 12(b)
  • Hồi 13(a)
  • Hồi 13(b)
  • Hồi 14(a)
  • Hồi 14(b)
  • Hồi 15(a)
  • Hồi 15(b)
  • Hồi 16(a)
  • Hồi 16(b)
  • Hồi 17(a)
  • Hồi 17(b)
  • Hồi 18(a)
  • Hồi 18(b)
  • Hồi 19(a)
  • Hồi 19(b)
  • Hồi 20(a)
  • Hồi 20(b)
  • Hồi 21(a)
  • Hồi 21(b)
  • Hồi 22(a)
  • Hồi 22(b)
  • Hồi 23(a)
  • Hồi 23(b)
  • Hồi 24(a)
  • Hồi 24(b)
  • Hồi 25(a)
  • Hồi 25(b)
  • Hồi 26(a)
  • Hồi 26(b)
  • Hồi 27(a)
  • Hồi 27(b)
  • Hồi 28(a)
  • Hồi 28(b)
  • Hồi 29(a)
  • Hồi 29(b)
  • Hồi 30(a)
  • Hồi 30(b)
  • Hồi 31(a)
  • Hồi 31(b)
  • Hồi 32(a)
  • Hồi 32(b)
  • Hồi 33()
  • Hồi 34(a)
  • Hồi 34(b)
  • Hồi 35(a)
  • Hồi 35(b)
  • Hồi 36(a)
  • Xem Tiếp: Hồi 3(b)


    © 2006 - 2024 eTruyen.com