Những cuộc gặp không chính thức

Việc cách chức Chernomưrdin và bổ nhiệm Kirienko gần như trùng hợp với cuộc gặp gỡ nổi tiếng “không chính thức” của ba nguyên thủ quốc gia: Yeltsin, Kohl, Chirac. Cuộc gặp đó diễn ra vào ngày 26 tháng 3 năm 1998, vào đúng thứ năm.
Hiện nay Chirac vẫn đang đương chức Tổng thống Pháp. Còn tôi và Kohl đã rời chức gần như cùng một thời gian.
Kohl cầm quyền được đánh giá là vào thời điểm mang tính lịch sử, diên ra những sự kiện trọng đại - thống nhất hai miền nước Đức kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, còn thời gian cầm quyền của tôi là sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản, tan rã đế chế Xô-viết, thay đổi chế độ chính trị.
Nhưng chúng tôi dù sao vẫn ra đi khác nhau. Kohl nắm quyền lực gần mười lăm năm, tiếp tục ra tranh cử với hy vọng là vẫn giữ được chức vụ đứng đầu Nhà nước. Tôi biết là nhiều người khuyên Helmut Kohl không nên ra tranh cử nữa. Mặc dù nhà lãnh đạo đã thống nhất đất nước Đức rất được kính trọng, nhưng nước Đức cũng đã quá mệt mỏi về tâm lý đối với Kohl. Nhưng ông ta không chịu lắng nghe và đã thất bại.
Qua thí dụ của Kohl, tôi lại suy ngẫm về việc biết ra đi đúng lúc - đó là một phần trong công việc của Tổng thống, một phần công việc của chính trị.
Nền đại chính trị - đó là vận mệnh của những người có khí chất và ý chí mạnh mẽ. Cuối cùng, nếu không có ý chí vươn tới quyền lực thì không thể trở thành nhà lãnh đạo quốc gia.
Quyền lực giữ cho con người, phong toả con người nói chung. Đó không phải là một sự thể hiện bản năng nào đó, từ một phía ta chỉ có cảm giác là quyền lực - một thứ gì đó ngọt ngào, nhưng tôi tin tưởng rằng trên thực tế sau nhiều năm nắm quyền lực rất nhiều người trở nên trống trải về cảm xúc. Không, vấn đề không phải là do bản năng. Do cuộc đấu tranh với hoàn cảnh, do lô gích chính trị và chiến thuật luôn bủa vây, do công việc căng thẳng luôn đeo đẳng đòi hỏi phải tiêu tốn biết bao trí lực và thể lực.
Đúng, những khoảnh khắc tận tâm, tận lực như vậy có ai cũng làm được đâu.
Quyền lực đã lôi cuốn, hấp dẫn.
Trái với những ý kiến khác nhau, tôi không bao giờ cố bám giựt, bao giờ tôi cũng sẵn sàng ra đi. Năm 1996 và năm 1999 vấn đề này đã được đặt ra với tôi: ra đi hay ở lại - đối với tôi vấn đề là: tôi để lại cái gì, kế thừa ra sao, di sản thế nào?
Chẳng phải một hay hai lần tôi đã đề cập đến chủ đề này với những người thân cận nhất của mình về việc từ chức trước thời hạn, nêu ra những lý lẽ: tôi đã mệt mỏi quá rồi, đất nước cũng chán ngấy tôi rồi. Nhưng tôi lại thấy và lại khẳng định rằng không có tình thế để lựa chọn.
Không thể ra đi nếu như còn có mối đe doạ là quá trình dân chủ, quá trình cải cách có thể bị dừng lại, đất nước bị lùi lại quá khứ.
Ai có thể đề xướng được trong số những chính trị gia mới này một người có thể nắm vai trò người lãnh đạo toàn dân? Ai sẵn sàng nhận trách nhiệm đối với một đất nước có nền kinh tế chuyển đổi, khủng hoảng, với một Quốc hội tả khuynh, với những tiêu chí của một xã hội công dân chưa hoàn chỉnh?
Để mặc nước Nga cuốn theo dòng thác của những mưu đồ chính trị mới thì tôi không có quyền làm như vậy.
Thượng Đế sẽ chứng giám là tôi thật lòng.
Trở lại “cuộc gặp không chính thức” của chúng tôi. Ý tưởng này tôi đã nêu ra từ năm 1997 ở Strasburg, khi ở hành lang của hội nghị chủng tôi cùng với Chirac và Kohl trả lời các phóng viên, nhà báo. Tại đó chúng tôi đã thoả thuận gặp nhau.
Lúc đầu tôi muốn tổ chức “cuộc gặp không chính thức” ở Ecaterinburg, quê hương tôi. Đây là nơi có thể đi bộ từ Âu sang Á. Để gây ấn tượng trên thực tế địa lý của châu Âu. Để tôi có thể tâng bốc với bạn bè về một Ural vĩ đại. Đây là một kế hoạch rất hay và gây ấn tượng. Tuy nhiên kế hoạch đó cần phải được cả ba lãnh đạo thống nhất, ít ra cũng phải hai, ba ngày, riêng tôi thì hoàn toàn không muốn hoãn cuộc gặp này.
Do vậy chúng tôi đành chuyển địa điểm về Matxcơva, ở khu an dưỡng “Bor” ngoại ô Matxcơva. Chirac và Kohl bay hết gần sáu tiếng đồng hồ ban đêm, còn sáng hôm sau lại bay về ngay. Cuộc gặp tuy ngắn ngủi nhưng để lại bao ấn tượng.
Kohl và Chirac đối với tôi không chỉ là đồng nghiệp. Không chỉ đơn giản là đối tác.
Cả ba chúng tôi - đều là những đứa trẻ sinh ra thời chiến tranh. Những người cùng một thế hệ và cùng một tính cách - cởi mở, thẳng thắn và chân thành. Ngay từ giờ phút ban đầu chúng tôi đã có cảm tình chân thực với nhau.
Báo chí Nga đã viết về cuộc gặp tay ba này rất thắm thiết. J.Chirac thì gọi đó là “buổi công diễn thế giới đầu tiên”. Còn những quan sát viên có khó tính đến mấy cũng phải thừa nhận đã diễn ra một cái gì đó khác thường. Báo chí phương Tây gọi đó là “nền ngoại giao không đeo ca vát” (không chính thức), bàn đàm phán không chính thức hoàn toàn không đe doạ đến tình đoàn kết xuyên Đại Tây Dương.
Thật vậy, kỷ luật trong nội bộ NATO rất chặt chẽ. Tôi cũng tin rằng Kohl cùng với Chirac đồng ý để cả ba chúng tôi tiếp xúc với người Mỹ. Nhưng người Mỹ phản ứng rất bình tĩnh.
Nhưng biết đâu dấy vẫn có người nghi hoặc xung quanh những cuộc gặp không chính thức này lại ẩn giấu những mưu mô gì chăng?
Người Anh bộc lộ lo ngại trước tiên. Theo các kênh ngoại giao khác nhau, họ bắn tin cho Bộ Ngoại giao chúng ta rằng họ cũng sẵn sàng tham gia. Một mặt, tôi phấn khởi. Nhưng mặt khác... Thứ nhất. do tôi không muốn mở rộng cái quy tắc đã được ấn định từ trước; thứ hai, sự có mặt của anh chàng Tony Blair vừa mới trúng cử sẽ làm hỏng mất bầu không khí tâm lý và chính trị ấm cúng và cái khung cảnh đặc biệt của cuộc gặp gỡ Anh và Mỹ - cái trục thép của NATO. Những cuộc tiếp xúc đặc biệt của Đức, Pháp, Nga - chỉ là một yếu tố tự do nhỏ nào đó ngay trong cái còng của khối Bắc Đại Tây Dương.
Yếu tố tự do nếu không có nó đôi khi cũng cảm thấy nghẹt thở...
Nhưng đối với tôi điều chủ yếu là Blair thuộc thế hệ khác, thuộc hình thái khác. Nếu có mặt anh ta, cuộc gặp sẽ quá chính thức. Còn ý nghĩa chính của cuộc gặp là sự giao tiếp thân thiện rất cá nhân của ba vị lãnh đạo. Một nhân tố rất con người. Nói ngắn gọn là chúng tôi đánh tín hiệu cho Bộ Ngoại giao Anh hiểu rằng lúc đầu “cuộc gặp không chính thức” chỉ là thử nghiệm dưới hình thức này. Còn sau đó chúng ta sẽ xem xét.
Sau này, trong quá trình chuẩn bị cho cuộc gặp cả Italia và các nước khác cũng muốn tham gia. Nhưng chúng tôi vẫn tiếp tục chuẩn bị cho phương án cuộc gặp tay ba.
Tôi đề nghị Kohl và Chirac thảo luận chủ đề về một “châu Âu lớn”. “Châu Âu lớn” tức là châu Âu kéo đến Ural, là một không gian đối với một nền chính trị của châu Âu hoàn toàn mới. Không phải cho một nền chính trị của các khối, các liên minh, mà là để cho việc xây dựng những mối quan hệ hoàn toàn mới, cho những cuộc tiếp xúc của con người trong nội bộ “châu Âu lớn”. Còn đây là danh mục những chương trình quốc tế mà chúng tôi đã thảo luận: máy bay vận tải của thế kỷ XXI (trên cơ sở máy bay AN-70); hành lang vận tải London - Paris (qua đường hầm Mancher) - Berlin - Varshava - Minsk - Matxcơva, trong tương lai sẽ còn Ecaterinburg và Siberi bao gồm cả đường bộ và đường sắt cao tốc; thành lập các đội phản ứng nhanh chống tai nạn chuyển hoá gen và thiên nhiên; trao đổi sinh viên và nghiên cứu sinh giữa các trường đại học của Nga, Pháp, Đức, thành lập một trường đại học chung Nga Đức, Pháp; bảo đảm công nhận những bằng cấp chứng chỉ của cả ba nước. Chúng tôi cũng thoả thuận tiến hành một cuộc triển lãm lớn “Matxcơva - Berlin - Paris”. Các nhà khoa học sẽ chuẩn bị viết một sách giáo khoa “Lịch sử châu Âu thế kỷ 20”. Lịch sử sẽ không hề có màu sắc của hệ tư tưởng.
Chúng tôi đều hiểu rằng cái bộ ba của chúng tôi nói chung sẽ được thừa nhận để cân bằng cục diện đã trở nên nghiêng diễn ra ở châu Âu sau khi NATO tiến gần tới biên giới nước Nga. Kohl nói như sau: “Pháp và Đức sẽ chịu trách nhiệm chính về chính sách của EU và muốn làm tất cả để không một ai - trên thế giới hay Matxcơva - có ấn tượng rằng những quá trình diễn ra ở châu Âu dẫn đến cách ly nước Nga”. Trong cuộc gặp với giới báo chí, tôi đặc biệt nhấn mạnh đến ý tưởng của tôi về “châu Âu lớn”: “Những điểm trắng ở châu Âu sẽ không còn nữa. Chỉ có hoà bình trên lục địa này. Lục địa của chúng ta”.
Ngay trong bầu không khí của cuộc gặp đã nảy sinh một ý tưởng chủ yếu và ý tưởng đó đã được thấm nhuần: cần phải làm cái gì đó để đối trọng với Mỹ, cần phải có một ý chí vươn tới sự hợp tác, một ý chí châu Âu hoàn toàn độc lập...
Lúc đó tôi rất phấn chấn, tôi có cảm giác rằng một triển vọng mới, sáng sủa đang mở ra trước châu Âu. Nét mặt của Kohl và Chirac hoàn toàn khác hẳn với khi tham dự những cuộc gặp hay những hội nghị chính thức, tôi nhận thấy trong ánh mắt của họ có một sự thông cảm.
Còn giờ đây, khi hai năm đã trôi qua, thì thấy rõ lúc đó chúng tôi môi người có một cách tiếp cận khác nhau đối với nhiệm vụ của “bộ ba” này. Họ là những người bảo đảm cho sự ổn định chính trị trong nội bộ châu Âu, muốn cảnh báo những hành động kiên quyết và những tuyên bố gay gắt của tôi về việc mở rộng NATO; tôi thì mơ ước tạo nên một con đường tuy mới chỉ đơn thuần là nhân đạo, nhưng đã có thể cảm nhận được cái trục của nó: Matxcơva - Berlin - Paris.
Tôi không bao giờ quên ý nghĩa lớn lao của những cuộc gặp như thế đối với nước Nga. Dù sao nước ta không ngẫu nhiên trở thành thành viên đầy đủ của nhóm G-8. Trở thành một thành viên đầy đủ tham gia đối thoại quốc tế. Mỗi một cuộc gặp thượng đỉnh. mỗi một cuộc gặp gỡ giữa những nguyên thủ quốc gia của tám nước đối với chúng ta đều là nghiêm túc và là một kỳ thi sát hạch thực thụ.
Vì vậy bất cứ một sự trợ giúp, một sự ủng hộ nào của bạn bè tôi đều rất quan trọng. Tôi cảm thấy cứ mỗi lần gặp gỡ thượng đỉnh diễn ra thì vị thế của Nga lại được củng cố thêm, vững chắc hơn. Trong vấn đề này chính là nhờ có kinh nghiệm chính trị của tôi và các mối quan hệ không chính thức. Có ai đó có thể tranh cãi với tôi, không nhất trí với tôi - rằng nền ngoại giao chính thức có ý nghĩa hơn nhiều so với một tâm lý nào đó. Nhưng, chỉ những ai từng tham dự những cuộc gặp thượng đỉnh thì mới thấy mọi thứ đều phụ thuộc rất nhiều vào bầu không khí, vào mối quan hệ giao tiếp của mọi người. Chính cái cơ sở vững chắc cho nền an ninh, cho sự tin cậy là nhờ cái “nền ngoại giao không thắt ca vát” này, nhờ “nền ngoại giao thân thiện”.
Đã có cái bùa hộ mệnh cho cái “bộ ba không đeo ca vát” - đó là món quà do các nhà chế tác khéo tay của Ural làm nên: một chiếc chìa khoá vàng đặt dưới quả địa cầu, trên đó nổi lên thủ đô ba nước và ba chiếc gáo bạc. Cần phải quay quả địa cầu và biến những chiếc gáo đó thành biểu tượng của hoà bình. Tôi bắt đầu quay quả địa cầu - chẳng thấy gì cả. Tôi cho gọi Yastrzemski. Tất cả đều cười vỡ lên. Chật vật lắm mới quay được. Tôi chỉ cho các vị khách và phóng viên xem - nhưng sao chỉ có một chiếc chìa khoá! Còn hai chiếc nữa đâu? Trong tình huống đó thì làm gì đây? Kohl bao giờ cũng hiểu tôi. Kohl cười lớn và nhanh trí:
- Hiểu rồi. Boris, chìa khoá thì để lại chỗ anh. Chìa khoá để lại ở nước Nga. Nhưng nó thuộc về tất cả chúng ta.
Tôi rất muốn có một thứ tặng phẩm nào đó dành cho hai vị lãnh đạo hai nước mang tính chất tinh thần, để lưu lại trong trí nhớ của họ như một bức tranh mãi mãi. Thật may là đã tìm được? Cháu gái có cái tên là Pelagea tài năng theo yêu cầu của tôi đã hát tặng các vị khách những bài hát tiếng Nga. Giọng hát của cháu nhẹ nhàng mà mượt mà, còn Kohl và Chirac không chỉ xúc động bởi cháu bé mà còn xúc động bởi những bài hát tuyệt vời. Chirac xúc động đến nỗi thậm chí còn mời cháu sang Paris biểu diễn. Pelagea mặc bộ đồng phục dân tộc Nga. Đó là biểu tượng một nước Nga thực thụ, sống động, hồn nhiên và kiều diễm. Cho đến bây giờ tôi vẫn thầm cám ơn cháu bé đã tham gia vào “nền chính trị lớn”. Không phải bất cứ nhà ngoại giao nào trong thời gian diễn ra các cuộc gặp quốc tế lớn đều có thể có sự giúp đỡ có giá trị như vậy.
Thế giới nói tiếng Anh phản ứng với cuộc gặp thượng đỉnh “tay ba” với sự ghen tị. Báo chí Anh viết rằng cuộc gặp tay ba là một bước tiến tới “gần như một khối chống Mỹ được nguỵ trang khéo léo ở châu Âu”. Nhưng nhìn chung phản ứng quốc tế là tích cực, tất cả đều hiểu được triển vọng của kiểu tiếp xúc không chính thức này.
Kiểu lễ tân quốc tế bao giờ cũng làm cho tôi thấy có gì đó cản trở Tôi thường hay vi phạm quy định. Chỉ đơn giản do tâm lý muốn được tự do, chính vì vậy tôi thường bị áp lực của cái bóng đen nền ngoại giao Xô-viết trước đây đè nặng. Nhưng khi vi phạm quy định lễ tân, tôi ý thức rất rõ ý nghĩa của nó - kinh nghiệm nhiều thế kỷ cho thấy người đứng đầu quốc gia bắt buộc phải xử sự không chỉ đơn giản như những người bạn, mà phải là người bảo vệ lợi ích quốc gia, là đại diện đầy đủ của nước mình. Làm sao mà kết hợp được cả nguyện vọng thật sự chân thành, tự do và phong cách lễ tân chặt chẽ, nghiêm ngặt đây?
Đôi khi những tuyên bố của tôi thoạt đầu có vẻ tưởng đột ngột và những thư ký báo chí của tôi, trước hết là Sergei Yastrzemski, rồi sau đó là Dmitri Yakushkin rất vất vả.
Nhưng tất cả những tuyên bố đó đều đã có trong những thoả thuận cụ thể, những cuộc hội đàm rất khó khăn với các nhà lãnh đạo khác của nhóm G-8. Thực sự là có. Nhưng nhiều khi báo chí không hiểu được nội dung và ám chỉ là tôi không ngoại giao lắm.
Tôi có cảm giác là ngay từ khi mới bắt đầu ở cương vị Tổng thống, tôi đã đi theo hướng này. Tôi không sợ phải thể hiện chính mình. Điều đó đã mang lại kết quả cho tôi.
Tôi thấy thật thú vị nhớ lại cuộc gặp với Chirac hồi cuối tháng chín năm 1997, khi ông thăm Nga, tôi và vợ đã mời ông đến... khách sạn nhà hàng. Thông thường trong chương trình một chuyến thăm chính thức bao giờ cũng tổ chức một cuộc chiêu đãi trọng thể ở Kremli, nhưng lần này bỗng dưng lại thay đổi hẳn. Tôi muốn cho Chirac thấy một điều gì đó, cho trái tim người Pháp thấy - một nhà hàng tư nhân, nơi bất cứ một người bình thường nào kiếm tiền khá, nhà kinh doanh, đại diện của tầng lớp trung lưu đều có thể đến đây và thưởng thức món ăn.
Cũng giống như ở Paris.
Những điểm như vậy ở Matxcơva có hàng trăm, có cả đắt giá, có cả giá cả phải chăng, nhưng nếu chỉ biết trên lý thuyết thì là một chuyện, còn được trực tiếp nhìn thấy một nhà hàng bình thường ở Nga như thế nào thì lại là chuyện khác rồi. Chúng tôi dừng chân tại một khách sạn có tên “Cuộc đi săn của Sa hoàng” cách nhà nghỉ ngoại ô Matxcơva của chúng tôi chẳng bao xa. Việc chọn nhà hàng nào cũng là vấn đề rất quan trọng và tôi giao cho Sergei Yastrzemski. Anh ta suy nghĩ mãi, lục trong trí nhớ ra để làm sao nơi đó phải vừa tiện lợi, vừa ấn tượng, sau đó anh ta đề xuất: “Chỉ có nhà hàng “Cuộc đi săn” là thích hợp với ngài và Tổng thống Chirac. Đây là nhà hàng Nga mốt nhất hiện nay”.
Sergei đã không nhầm. Nhà hàng rất độc đáo, toàn bằng gỗ, trên các bức tường treo da những chú gấu, súng săn, các chiến lợi phẩm của những cuộc đi săn. Hơn nữa, việc đi nhà hàng đối với tôi là một sự kiện đặc thù rất ấn tượng. Tôi không tài nào nhớ nổi khi nào tôi đã từng vào một nhà hàng bình thưởng lần cuối cùng, chứ không nói đến những cuộc chiêu đãi chính thức, chứ không phải ở dinh thự? Không, tôi không nhớ nữa. Có thể lần cuối cùng tôi vào nhà hàng là ở Sverdlovsk?
Đối với một Tổng thống, đi nhà hàng nó có tính chất ngoạn mục, quốc dị. Ngồi cùng với những con người bình dị. Nếu xét về lý do an ninh và về một loạt lý do khác nữa thì chưa từng bao giờ xảy ra như vậy.
Nhưng tôi và Chirac đã phá vỡ cái lệ, cái truyền thống đó. Một năm sau Tổng thống Pháp cũng dẫn tôi đến một nhà hàng nhỏ của Pháp đầy đủ tiện nghi.
Có điều tôi không cho những người bình thường biết. Tất cả những ai đã đăng ký trước với nhà hàng vào tối hôm đó (chắc hẳn chủ nhà hàng đã cảnh báo trước với các khách hàng thường xuyên là tối hôm đó ai sẽ đến), thì cảnh vệ đều cho vào hết. Các gian hàng đều mở cả để cho “buổi phục vụ đặc biệt”: Chúng tôi ngồi vào bàn dành cho tám người: Chirac cùng vợ Bernadett và con gái Klod, tôi với Naina và Tania và hai phiên dịch nữa. Tôi rất quý cô phiên dịch riêng của Tổng thống Pháp, một cô gái nhỏ nhắn, tóc vàng xinh xắn, phản ứng rất nhanh và biết tiếng Nga rất thành thạo. Chirac khá am hiểu những món ăn Nga và thật sự muốn thử tất cả các món. Hơn nữa ngay từ nhỏ Chirac đã say mê Pushkin, thích thú với những vần thơ của thi sĩ này!
Các món ăn được chọn khá đạt, chúng tôi ngồi tách biệt để không ai quấy rầy chúng tôi.
Trong số những đồ uống Chirac thích uống nhất là loại rượu trắng vốt-ca “Yuri Dolgoruki”. Chúng tôi trò chuyện sôi nổi, cười nói vui vẻ, kể cho Chirac và Bernadett nghe những phong tục, truyền thống, món ăn Nga. Thanh toán cho buổi ăn tối đó, tất nhiên là tôi - chủ nhân. Không có một phóng viên và thợ chụp ảnh nào, chỉ có toàn người của mình, nên một buổi tối thật nhẹ nhàng và thoải mái.
Còn nếu nói đến những cuộc gặp không chính thức giữa tôi với Helmut Kohl, về cùng đi câu cá, đi nhà tắm hơi thì sẽ rất dài. Thật lòng mà nói, tôi và Kohl quen nhau khá nhiều, hơn nữa lại trong một hoàn cảnh mà không cần có ngoại giao nghi lễ, chúng tôi đã coi nhau như bạn bè từ lâu.
Sau đó là một luồng gió lạnh ập tới. Khi phân tích sự thụt lùi mạnh mẽ này diễn ra đúng trong một năm trời, tôi có thể nêu ra mấy nguyên nhân đã tác động lên quan điểm của phương Tây.
Tháng 8 năm đó bùng lên cơn sóng thần tài chính. Cơn sốt mùa thu liên quan đến việc bổ nhiệm Thủ tướng cũng không thể không tác động. Thế là cuộc gặp gỡ tay ba không chính thức đành phải hoãn lại vào thời điểm khác. Sau đó là cuộc khủng hoảng...
Những nhà lãnh đạo Tây Âu có thái độ rất thông cảm với cuộc khủng hoảng tài chính ở Nga, thường xuyên gọi điện cho tôi, đề nghị trợ cử chuyên gia sang giúp về kỹ thuật, phát biểu công khai ủng hộ và thông cảm. Nhưng dù sao, vấn đề không thanh toán nợ đối với nền chính trị quốc tế, thì đó là vấn đề rất nhạy cảm.
Cuộc chiến tranh ở Nam Tư đã tạo điều kiện cho Mỹ buộc các nước khối Bắc Đại Tây Dương phải trở lại đoàn kết theo đúng quỹ đạo cần thiết. Vấn đề ở chỗ khác là châu Âu trả giá như thế nào, “sự thống nhất đổ máu” để được cái gì?
Nhưng không có gì diễn ra đều vô ích. Tôi tin tưởng sâu sắc rằng những nhà lãnh đạo hiện nay sẽ trở lại ý tưởng “châu Âu lớn”. Trở lại xây dựng một nền văn minh châu Âu mới, nhân đạo - cùng với nước Nga. Trở lại “những cuộc gặp gỡ không chính thức” với truyền thống của mình.
Thời gian sẽ qua đi, và tất yếu nó sẽ diễn ra. Nhưng ta hãy trở lại một năm rưỡi trước đây. Năm 1997.
Ngày 1 tháng 11 năm 1997, ở vùng ngoại ô của Thành phố Krasnoiarsk, tôi đã cùng với Thủ tướng Nhật Bản Riutaro Hasimoto đi câu cá.
Nhưng cuộc gặp không chính thức này lại hoàn toàn khác, có đặc thù riêng. Chúng tôi chọn Thành phố Krasnoiarsk không phải ngẫu nhiên - đó là thành phố nằm giữa khoảng cách của Matxcơva và Tokyo. Cũng không phải ngẫu nhiên, bởi vì chúng tôi muốn tránh xa những con mắt tò mò của người ngoài, kể cả các phóng viên. Người ta có thể nghĩ đó là dấu vết một chuyến du lịch của hai nhà lãnh đạo trên con sông lớn của Siberi vĩ đại.
Nhưng trên thực tế rất nhiều vấn đề đã được giải quyết tại cuộc gặp này. Vấn đề đau đầu nhất là những hòn đảo Nam Curil dai dẳng giữa Nga và Nhật Bản, nó cản trở việc hợp tác giữa hai nước. Nhưng vấn đề chủ yếu là vấn đề này đã không cho chúng ta ký được Hiệp ước hoà bình giữa hai nước suốt bao nhiêu năm kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai.
Tôi và Riutaro không chỉ câu được cá ở sông Enisei, mà còn câu được cả hoà bình. Một nền hoà bình thực thụ dựa trên nền tảng của những thoả thuận rõ ràng.
Thống đốc Thành phố Krasnoiarsk lúc đó là Zubov đã chuẩn bị cho chúng tôi một cuộc câu cá ở hai ngôi nhà tuyệt hảo, nơi hai đoàn đại biểu cư ngụ ở đó cả ngày lẫn đêm. Địa điểm đó có tên gọi là “cây thông”. Rồi không biết từ đâu đó, trong cái không khí khô lạnh, chiếc thuyền nhỏ chở chúng tôi rời bến.
Riutaro khoác trên mình chiếc áo gilê màu vàng chói trông giống như một phóng viên nhiếp ảnh. Đúng ra với tư cách như vậy ông ta phải thường xuyên chụp ảnh mới đúng. Nhưng cuối cùng thì Thủ tướng Nhật cũng với lấy chiếc máy ảnh của mình và mỉm cười Mặc dù trời mưa lâm thâm, lạnh buốt và những làn gió thấu xương, thiên nhiên của chúng ta - rừng xanh, những con suối róc rách, không khí thật trong lành - đã gây ấn tượng mạnh đối với vị Thủ tướng Nhật Bản.
Ông mỉm cười, rồi cười lớn và đùa vui. Không ai biết có những tình huống rắc rối phiền phức nào đang chờ đón chúng tôi.
Người ta nói với chúng tôi rằng cuộc câu cá sẽ được tổ chức cách xa dinh thự những mấy kilômét. Gió lạnh đến thấu xương, nhiệt độ ngoài trời chỉ hai độ dương. Ngay ở trên bờ một cái lều được dựng lên vội vã che đậy bằng da thú để ở đó có thể tránh được gió và mưa. Rồi còn có một vài cái lều khác được dựng lên, từ đó bốc lên mùi cháo cá. Trong bụng tôi suy nghĩ, nếu không chuẩn bị nồi nấu cháo cá, thì đi câu cá để làm gì?
Bản thân cái vũng hồ đã tạo nên như mấy cái bể bơi nhân tạo được kè xung quanh bằng những viên đá. Người ta giải thích với tôi rằng khúc sông chỗ này sau dòng chảy cho nên dòng nước ở đây chảy không xiết lắm. Thôi được không sao cả. Những chiếc cần câu dài đã được chuẩn bị sẵn nằm la liệt trên mặt đất. Điều này thì tôi không thích lắm: lẽ ra tôi phải tự cấm lấy cần câu và tung cần xuống sông chứ?
Hasimoto chủ động ra cầm một chiếc cần câu nhấc lên và ông ta sung sướng hét lên: đã có một chú cá mắc vào lưỡi câu của ông. Đúng là một món quà tặng cho vị khách. Trong bộ phim hài “Những cánh tay kim cương” của chúng ta đã chẳng có một trích đoạn như thế sao.
Tôi nhìn Riutaro ngạc nhiên: Thế nào đã câu được rồi à? Còn chính tôi thì mỉm cười.
Nhưng điều thú vị nhất lại diễn ra sau đó. Enisei là một con sông lớn, nước chảy cuồn cuộn. Câu cá ở sông này không thích hợp lắm. Do gió lớn, sông cuộn sóng, chao đảo, làm tan hết những bờ rào nhân tạo. Vì thế cá đi hết. Tôi hiểu ngay điều đó Nhưng chúng tôi vẫn tiếp tục câu.
Trời đổ mưa tầm tã, gió thổi ào ào, còn chúng tôi và Hasimoto vẫn đứng ở bờ vực cầm cần câu. Tôi không biết nói gì với ông ta và ông ta cũng không biết nói gì. Cứ như thế gần một tiếng đồng hồ trôi qua, khi chúng tôi còn chưa thấy chán.
Chỉ có thể sưởi ấm bằng nước nóng, nhưng vào thời điểm này tôi lại không được phép. Còn sưởi ấm sau khi câu cá thì không thể ngay lập tức được. Rồi Hasimoto lại câu được một con cá nữa, và ông ta mỉm cười. Lều da, vốt-ca và chiếc áo vàng đã bảo vệ ông ta tránh được cái rét.
Một phần hội đàm phức tạp nhất cũng được chúng tôi tiến hành trong khung cảnh dị thường - trên thuyền.
Cả tôi và Hasimoto đều hiểu tình huống. Nếu như không ký được Hiệp ước hoà bình thì đất nước chúng ta không thể sống như vậy. Hiệp ước này cuối cùng phải xuất hiện như Hiệp ước Helsinki năm 1975 bật đèn xanh cho việc làm dịu tình hình căng thẳng như việc thống nhất nước Đức. Nhưng đối với bất cứ người Nhật nào thì vấn đề này cũng đều liên quan đến vấn đề “phần lãnh thổ phía Bắc”. Nó đã ăn sâu vào tiềm thức, từ ngay trong sữa mẹ rồi. Trong vấn đề này nước Nhật không bao giờ nhượng bộ. Nhưng chúng ta cũng không thể nhân nhượng, vì toàn vẹn lãnh thổ Nga đã được ghi trong Hiến pháp của chúng ta. Còn tôi, là người bảo đảm bắt buộc phải đứng trên quan điểm bảo vệ Luật cơ bản của đất nước. Cả Quốc hội, cả dư luận đều không đồng ý cho phép xem xét lại một cách tự nguyện và đơn phương đường biên giới sau chiến tranh.
Ngõ cụt.
Nhưng trong nền chính trị quốc tế không thể có ngõ cụt! Ký kết hiệp ước hoà bình với Nhật Bản là điều rất quan trọng đối với chúng ta. Bởi vì trong tương lai nguồn đầu tư lớn lao của Nhật Bản sẽ đổ vào nền công nghiệp Siberi, vào năng lượng, đường sắt. Trên thực tế khởi đầu khôi phục kinh tế của Nga không phải bắt đầu từ phương Tây, mà từ phương Đông. Nhưng còn mặt khác, Nam Curil - đây là phần lãnh thổ của chúng ta trên đó biết bao thế hệ người Nga đã sống. Nào hãy cứ thử giải quyết điều bí ẩn địa chiến lược đi nào!
Vấn đề “lãnh thổ phương Bắc” đã được thảo luận từ lâu. Người Nhật đề nghị những phương án rất khác nhau: cùng sở hữu, cùng khai thác, cho thuê chín mươi chín năm v.v... Nhưng cơ sở của tất cả các phương án đó có một điểm rất quan trọng, nhưng không chấp nhận được đối với chúng ta: Người Nhật cho rằng đó là những hòn đảo của họ. Đã có lúc trong khi hội đàm, tôi đã suy nghĩ: hay là dùng một trái đấm để phá tung vấn đề khó gỡ này ra? Có một phương án pháp lý để người Nhật có thể sử dụng những hòn đảo này nhưng không gây thiệt hại gì đến toàn vẹn lãnh thổ của chúng ta.
Nhưng tôi kiên quyết phản đối phương án đó. Thời gian của những Nghị định thư bí mật đã vào quá khứ. Nếu nêu ra bây giờ thì cũng chẳng có gì hay ho.
Nhưng, tôi và Hasimoto không thể chia tay nhau mà không có kết quả.
Chúng tôi đi bằng cách khác.
Chúng tôi đề nghị Nhật Bản không gắn vấn đề lãnh thổ với vấn đề hợp tác kinh tế. Những người Nhật gọi đó là “ba nguyên tác mới”: tin cậy, cùng có lợi và triển vọng lâu dài.
Tin cậy được triển khai ngay tại đây, trên bờ sông Enisei, nơi chúng tôi gọi nhau là anh, tôi: Riu và Boris. Quan hệ cá nhân của chúng tôi đã được nâng lên “một mức mới về chất”, như báo chí đã viết. Thực tế chúng tôi cảm thấy thoải mái hơn và hiểu nhau hơn. Cả tôi và Hasimoto đều muốn để lại cho đất nước cái gì đó kế thừa cho tương lai của hiệp ước hoà bình. Tại cuộc họp báo chúng tôi đã kể lại một số quyết định cụ thể của chúng tôi - chẳng hạn như về việc cùng đánh cá và những đảm bảo của ngân hàng cho việc đầu tư của Nhật Bản - và chúng tôi tuyên bố rằng chúng tôi đã nỗ lực để Hiệp ước hoà bình giữa Nga và Nhật Bản có thể ký kết được vào năm 2000.
Đáng tiếc là cả tôi và Hasimoto đều không thực hiện được lời hứa của mình. Nhưng bắt đầu từ chính Krasnoiarsk bầu không khí quan hệ của chúng ta với Nhật Bản đã được cải thiện đáng kể.
Khi chia tay, Riu tạng tôi một món quà - một bộ quần áo cho đứa cháu trai của tôi mới sinh, Vanca.
Tôi thật hài lòng mang bộ quần áo đó về Matxcơva. Trong danh mục những chuyến thăm chính thức và làm việc của tôi, thì chuyến thăm Vatican có ý nghĩa đặc biệt. Giáo hoàng Jean Paul Đệ Nhị - một trong những câu chuyện huyền thoại của thế kỷ 20, một nhân vật bí ẩn, vĩ đại. Sau cách mạng, tức là trong suốt gần một thế kỷ chúng ta không có quan hệ ngoại giao với Vatican. Việc khôi phục mối quan hệ này chỉ được khôi phục từ năm 1990 và cũng nhờ những nô lực của chính Giáo hoàng. Ông là người ngồi trên ngai vàng Đấng tối cao hơn hai chục năm trời có lẽ đã nói chuyện với hàng trăm vị Tổng thống và Thủ tướng. Nhưng hình như ông vẫn nhớ được buổi nói chuyện với tôi.
Trước hết là chúng tôi đã nói bằng tiếng Nga với nhau...
Giáo hoàng sống ở Ba Lan sau thời kỳ chiến tranh, nên ông chưa quên tiếng Nga. Tôi thật ngạc nhiên khi ông cẩn thận chọn từ ngữ, lựa lời sắp xếp câu. Lúc đầu ai cũng cảm tưởng đây là một ông già bị gù, khô khan và đang ốm yếu. Nhưng bỗng nhiên đôi mắt từ dưới vầng trán rộng sáng lên, toả sáng và tôi thật ngạc nhiên trí tuệ uyên thâm ẩn giấu trong đôi mắt ông. Tôi nói với Giáo hoàng rằng bản thân tôi muốn rằng khi nào đó ông đến Matxcơva. Tuy tôi biết rằng câu nói như vậy hơi mạo hiểm, bởi vì trong vấn đề này còn phụ thuộc rất nhiều vào quan điểm của Nhà thờ Chính thống giáo Nga. Nhưng tôi không thể không nói câu đó được - những nỗ lực cải cách, hoạt động truyền giáo của ông làm cho tôi thật kính phục. Những Giáo hoàng trước đây không bao giờ thừa nhận tội lỗi của những người tiền nhiệm. Nhưng Đấng tối cao hiện nay đã thừa nhận: nhà thờ trước đây cũng đã mắc những tội lỗi và trong đó có “phá hoại sự thống nhất của các con chiên”, “chiến tranh tôn giáo”, “giáo hội pháp đình”, “vụ Galile”. Phá hoại nhà thờ Thiên chúa giáo là tội lỗi đầu tiên.
Ngay trong Toà thánh Vatican những tội lỗi được Giáo hoàng thừa nhận trong lịch sử hiện đại cũng có, trong đó - “thờ ơ trước chủ nghĩa độc tài”.
Bản thân Giảo hoàng luôn luôn đấu tranh chống chủ nghĩa cộng sản (có thể nhờ điều đó lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại một người không phải Italia trở thành Giáo hoàng). Tôi cũng hiểu điều đó. Điều lý thú nữa là Giáo hoàng là một người rất lắm tài: một triết gia, một vận động viên, ca sĩ, thi sĩ, và hài kịch, một chính khách.
Nhưng điều thú vị nhất mà tôi quan tâm: không hiểu bằng cách nào mà ông có thể sửa đổi được kinh thánh chặt chẽ của nhà thờ Cơ đốc giáo, đưa được sự lo lắng khát vọng của mình vào cuộc sống khoan thai, đưa được những ý kiến cá nhân của mình vào đây? Chắc hẳn đây là bí ẩn của ông.
Tôi thật hài lòng tặng ông tập thơ của ông được dịch và phát hành ở Nga. Ông cám ơn tôi, chúc tôi khoẻ mạnh và đột nhiên hỏi: liệu có thể làm quen với đoàn đại biểu Nga được không? Tôi trả lời: tất nhiên rồi. Nói thật lòng trong thực tế đời tôi chưa từng bao giờ thấy xảy ra chuyện như thế cả: trong gian phòng lớn của Toà thánh Vatican tất cả những ai đến Italia, cả lái xe, cảnh vệ, tạp vụ, cố vấn, phiên dịch đứng thành một hàng dài...
Gần ba mươi người cả thảy. Ai ông cũng bắt tay, tặng cho một tràng hạt làm quà kỷ niệm và nhìn thẳng vào mắt họ.
Đó là hành động của một vị linh mục. Một vị linh mục không phải ở trong công việc mà là ở trong tâm hồn. Trong danh mục những cuộc gặp gỡ không chính thức, tự do, tôi nhớ mãi chuyến thăm Nhà nước đầy trọng trách đối với tôi (về mặt lễ tân): đó là chuyến thăm Matxcơva của Nữ hoàng Anh Elezabet Đệ Nhị và Hoàng tử Philipp, Huân tước Edinburg năm 1994.
Đối với báo chí chúng ta, với giới thượng lưu chính trị thậm chí những nghi lễ sang trọng là hoàn toàn mới mẻ, những nghi lễ của Hoàng gia nó xa lạ và thủ tục lễ tân phải thực hiện chính xác đến từng chi tiết nhỏ nhặt nhất đến nỗi những quan chức của chúng ta ở Kremli trong những ngày đó mặt cứ xanh như tàu lá vì lo lắng.
Chuyện này có nguyên nhân của nó. Chẳng hạn, không phải ai cũng biết mặc áo đuôi tôm. Trong tủ quần áo của mọi người không phải ai cũng có. Những bộ quần áo đuôi tôm trong tủ quần áo của Bộ Ngoại giao đã nhanh chóng hết veo. Có ai đó đã nhanh chóng đến nhà hát để mượn tạm nhưng ở đó người ta khẳng định rằng những bộ quần áo đó không hợp.
Thực tế là cuộc đón tiếp Nữ hoàng Anh ở Nga nói chung là một hiện tượng dị quốc. Đây là lần đầu tiên Nữ hoàng Anh tới thăm Nga. Hơn nữa, đã hàng thập kỷ nay từ thời dòng họ Hoàng đế Vinzdorov, bàn chân của Hoàng đế Anh chưa bao giờ đặt chân lên đất Nga. Sau cách mạng điều đó lại càng không thể thực hiện được vì gia đình Hoàng đế Nga Romanov bị bắn chết - đó là những người thân của Vinzdorov. Nữ hoàng không thể đến thàm một đất nước không biết ăn năn hối lỗi sau cuộc bắn giết đẫm máu đó.
Đây là chuyến đi thăm Nga đầu tiên và cuối cùng của Nữ hoàng Anh, được coi là sự thừa nhận lịch sử một sự thật là đất nước chúng ta hội nhập hoàn toàn với cộng đồng các dân tộc văn minh.
Tôi hiểu điều đó. Tôi hiểu rằng quy chế của Hoàng gia Anh rất sang trọng, rằng phải coi chuyến đi này mang tính chất biểu tượng lịch sử.
Nhưng Nữ hoàng Anh và phu quân Philipp - là những con người thực. Tôi rất muốn để những ngày Nữ hoàng Anh ở Nga sẽ trở thành những ngày thắm thiết và ngày hội.
Chúng tôi đã cùng nhau xem vở kịch “Zizel” ở Nhà hát lớn. Nữ hoàng Elizabet ở Lon don đã xem vở kịch này từ hơn bốn mươi năm trước, khi lần đầu tiên Nhà hát lớn đi công diễn ở nước ngoài. Vai chính lúc đó do Galina Ulanova đóng.
Còn bây giờ vai chính là do học trò của Gahana Sergeevna - diễn viên Nadezda Gracheva đóng. Tôi có cảm giác giác Nữ hoàng Elizabet chủ yếu là xem các điệu vũ ba lê trong vở kịch này - bởi vì nó làm cho người ta nhớ lại thời trẻ trung, nhớ lại những hình ảnh và ấn tượng đôi khi đi mãi suốt đời mình. Tôi còn nhớ cả đội hình của Elizabet ngồi trong lô ở nhà hát - đó là biểu tượng của nền quân chủ Anh vẫn được gìn giữ đúng nghi lễ.
Nói chung ngoài việc thăm những di tích lịch sử và văn hoá của Nga (Kremli, Cung điện Mùa Đông, các lâu đài và cung điện, Đài tưởng niệm Pikarevski), Nữ hoàng Anh Elizabet còn có điều kiện tận mắt nhìn thấy cuộc sống của chúng ta không phải từ góc độ lễ tiết. Chẳng hạn Nữ hoàng đến thăm Trường Trung học số 20 của Matxcơva, một trường có “truyền thống rất Anh”, nơi đang chuẩn bị vở kịch “Hamlet” bằng thứ tiếng của tác giả. Nữ hoàng cũng tiếp xúc với các bạn trẻ Matxcơva và họ cũng được tận mắt nhìn thấy Nữ hoàng. Cho đến bây giờ tôi còn nhớ mãi món quà của Hoàng gia Anh để lại sau chuyến đi đó.
Đó chỉ đơn giản là chiếc hộp gỗ đã được đánh bóng. Tôi mở hộp ra và thấy như một câu chuyện dân gian của trẻ thơ: trong hộp có rất nhiều ngăn. Trong các ngăn chứa những hạt. Đó là những hạt hoa quả trong vườn của Hoàng gia. Một món quà rất Anh!
Naina, Lena và Tania nghiên cứu rất kỹ những hạt của các loài hoa này, sau đó đem gieo những hạt đó. Tất nhiên khí hậu Nga không thể làm cho tất cả các loài hoa trong bộ sưu tập của Hoàng gia Anh được đưa từ những miền thuộc địa xa xôi của Anh có thể mọc được. Đáng tiếc là một số hạt đã bị chết. Nhưng một số loài hoa vẫn mọc đến bây giờ. Những cây hoa đó mọc lên và trông thật thích mắt. Hoàng gia Anh mãi mãi để lại ấn tượng trong khu vườn gia đình tôi.
Có thời vai trò các thứ bậc đẳng cấp nhà thờ các nhân vật được đăng quang trong chính trị có ý nghĩa quyết định. Giờ đây điều đó chỉ còn là kỳ dị. Hoặc là đã được loại bỏ khỏi các quy định.
Một trong những trường hợp được loại bỏ ra khỏi các quy định đó là Hoàng đế Tây Ban Nha Joan Carlos Đệ Nhất.
Lai lịch của ông ta - là một nghịch lý lịch sử chính trị của thế kỷ 20. Nhà độc tài Franco, một người mang quan điểm cực hữu quyết định khôi phục lại chế độ quân chủ ở đất nước mình để mãi mãi khẳng định chế độ Franco ở Tây Ban Nha. Để thực hiện được điều đó Franco đã đưa người thừa kế lúc đó mới là một cậu bé mười tuổi đầu về học ở Tây Ban Nha (có thoả thuận với cha Joan Carlos, Công tước Barselonski). Năm 1969, Joan Carlos được Franco đưa lên ngôi. Nhưng vị Quốc vương trẻ tuổi này hoàn toàn không chấp nhận mối thù của viên tướng này đối với chế độ cộng hoà, dân chủ của xã hội. Ngược lại Joan Carlos lại trở thành người bảo đảm cho những cải cách ở Tây Ban Nha.
Sau khi Franco chết năm 1975, ông cho tiến hành một đợt ân xá rộng rãi, khôi phục những đảng phái chính trị, thay đổi Chính phủ và cuối cùng là năm 1981 ngăn chặn được một cuộc đảo chính quân sự. Tây Ban Nha trở thành một nước dân chủ. Cho đến bây giờ đất nước này vẫn biết ơn Quốc vương. Chính nhờ lập trường kiên định của ông mà đã ngăn chặn được nhiều cuộc khủng hoảng khác nhau.
Tôi rất thú vị được gặp Quốc vương và Hoàng hậu kiều diễm Sofia của ông (con gái út của Quốc vương Hy Lạp) năm 1994 tại Madrit và tại Matxcơva năm 1997. Đó là một cặp Quốc vương và Hoàng hậu tuyệt vời, hoàn toàn dân chủ và rất vui nhộn. Naina nói chuyện với Hoàng hậu về nghệ thuật, còn tôi nói chuyện với Quốc vương về săn bắn. Hoá ra ông cũng là người sành săn bắn. Nói chung chuyến thăm Tây Ban Nha năm 1994 để lại trong tôi những ấn tượng thật sự về một bầu không khí thắm thiết. Có thể điều đó còn liên quan đến ấn tượng riêng của tôi: tại Barcelona tôi đã gặp lại bác sĩ phẫu thuật, người đã cứu sống tôi, phẫu thuật cho tôi sau khi tôi bị một tai nạn máy bay.
Thật là dễ chịu khi lại được gặp con người luôn thường trực trên môi nụ cười này... Chắc là tôi hoà mình được với người Tây Ban Nha bởi một tình cảm đặc biệt nào đó chính là nhờ “cuộc gặp không chính thức” trong khách sạn, nơi người ta đã phẫu thuật xương sống và loại trừ được bệnh bại liệt cho tôi. Tình cảm đó đi với tôi khắp mọi nơi. Còn khi Quốc vương và Hoàng hậu giới thiệu Viện bảo tàng Prado với những phong cảnh tuyệt hảo, kể cho tôi nghe về Goie, Velaskes, thì tôi thấy ông không phải là bậc quân vương, mà chỉ thấy ông là một con người rất đáng mến, nhờ số phận đặc biệt khác thường của mình trở thành biểu tượng tinh thần của cả nước rây Ban Nha, một con người được tất cả dân chúng Tây Ban Nha mến mộ. Tôi hơi ghen với ông - bởi ông luôn luôn có thể giữ khoảng cách không can thiệp vào các công việc chính trị hàng ngày, tránh những khát vọng và bê bối thường ngày mà tất yếu đi liền với hoạt động chính trị.
Tôi vẫn nhớ là tôi đã nhìn Quốc vương: Không, không phải đơn giản mà loài người không muốn đoạn tuyệt với chế độ quân chủ, mặc dù loài người sắp bước vào thiên niên kỷ thứ ba. Trong việc này nó có cái gì đó. Dù sao thì ít nhất là đối với Tây Ban Nha, một đất nước khó khăn lắm mới bứt ra khỏi chế độ độc tài và Quốc vương trở thành vị cứu tinh dân tộc.
Những cuộc gặp không chính thức của chúng tôi với Chủ tịch nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa Giang Trạch Dân cũng thú vị biết bao.
Trung Quốc sau nhiều năm “hững hờ nguội nhạt” đã dần dần trở thành một trong những đối tác chủ yếu của chúng ta trên thế giới. Đất nước này với nền kinh tế đang phát triển như vũ bão, ủng hộ một thế giới đa cực, có quan điểm đa nguyên đối với việc giải quyết các vấn đề quốc tế. Trung Quốc là một cường quốc trong lĩnh vực chính trị, quân sự. Song đã có thời Trung Quốc cộng sản hoàn toàn cách ly thế giới bên ngoài, đã từng là mối đe doạ tiềm tàng an ninh châu Á. Còn giờ dây, Trung Quốc vẫn giữ tất cả tính đặc thù của mình, vẫn duy trì truyền thống từ thời Mao Trạch Đông, nhưng đã là một đất nước khác hẳn, một đất nước hiện đại, năng động và hùng cường.
Là một đồng minh rất quan trọng của Nga.
Chính vì vậy năm 1997 đã diễn ra những cuộc gặp không chính thức với Trung Quốc, phía Trung Quốc đã đề nghị cuộc gặp cấp cao tiếp theo ở Matxcơva biến thành một cuộc đối thoại không chính thức. Điều đó đối với chúng ta và đối với người Trung Quốc không hề đơn giản. Hình ảnh Trung Quốc xưa nay luôn luôn trong bộ quần áo đại cán cài kín cúc chưa ra khỏi suy nghĩ của mọi người. Chúng tôi cùng với Giang Trạch Dân, người nói tiếng Nga cũng không đến nỗi tồi, cố gắng động viên các trợ lý làm sao thay đổi được diện mạo.
Cuộc gặp tiếp theo diễn ra ở Trung Quốc trong bầu không khí đầm ấm. Đại sứ Igor Rogachov của chúng ta ở Trung Quốc đã hỗ trợ rất nhiều. Đó là một chuyên gia về Trung Quốc, sống lâu năm ở đây và hiểu Trung Quốc đến từng chân tơ kẽ tóc. Ông là đại sứ duy nhất ở Bắc Kinh mà đi ra đường phố ai cũng biết và cũng chào hỏi.
Rogachov nói lại rằng Giang Trạch Dân là người rất thích hát những bài hát Nga, đặc biệt là hai bài hát: - “Có mỏm đá ở Volga” và bài “Chiều Matxcơva”. Ông thật sự hát và hát say sưa. Cả gian khánh tiết như sôi động vui nhộn hẳn lên, tình cảm dạt dào. Sau đó Boris Nemtsov ngẫu hứng cũng quyết định hát một bài hát Nga. Rồi Boris Nemtsov bắt đầu hát... như vịt kêu. Tôi phải nói với anh ta: “Này Boris Efimovich, hãy tập hát đi đã trước khi đi đến những cuộc gặp gỡ quốc tế cấp cao”.
Còn trong cuộc gặp cuối cùng năm 1999, Rogachov tự mình chơi piano đệm nhạc cho Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân hát. Trong tôi vẫn có suy nghĩ khi nhớ lại những cuộc gặp không chính thức: đúng là “những cuộc gặp không đeo ca vát!” Bắc Kinh là một thành phố rộng lớn, nhộn nhịp, thoải mái. Trong thành phố đó đang diễn ra một cuộc sống nóng bỏng, luôn luôn có những ấn tượng ngoạn mục khác thường, rất khác thường mà đôi khi ta rất dễ bị lạc.
Trước khi máy bay trở lại Matxcơva chuyện đó đã xảy ra với Tania. Tania dậy sớm để thu xếp cho tôi. Chỉ mặc áo choàng, nó thu dọn đồ đạc, sau đó trở lại căn buồng của mình, thì không thấy chiếc va li quần áo đâu cả. Tania hoảng hốt đi tìm. Hoá ra Naina đã chuyển chiếc va li đó ra sân bay cùng với những đồ dụng khác.
Thế là Tania ở lại Bắc Kinh một giờ mà không có quần áo. Làm thế nào nhỉ? Những phụ nữ của tôi gọi điện đi đâu đó, chạy lăng xăng trên các tầng nhà để tìm kiếm bộ đồ cho Tania, còn tôi... cười hết cỡ và không thể dừng lại được.
- Ba ơi, ba cười cái gì đó! Làm sao con đi được? - Tania có vẻ giận dõi.
Nhưng khi trên máy bay, mặc bộ đồ của ai đó không hợp cỡ bên cạnh tôi... Tania bỗng nhiên cười phá lên. Tôi rất nhớ và nghĩ rằng ở Trung Quốc khi chúng tôi đến thăm luôn luôn cảm thấy tự do, nhẹ nhàng và được đưa tiễn hết sức phấn khởi và thân thiện.
Tôi rất nhớ buổi ăn tối với gia đình Giang Trạch Dân.
Chúng tôi gồm ba người: Tôi Naina và Tania. Những bức tranh truyền thống của Trung Quốc trang trí trong bếp ăn làm tôi hết sức ngạc nhiên, - thật huyền bí về màu sắc, làm cho căn bếp sáng toả. Đặc biệt tôi rất thích bức tranh mùa hoa đào nở. Những cành đào như sống động, chìa bàn tay đón tôi. Tôi chăm chú quan sát, và không thể không thán phục.
Có điều, chúng tôi mang một bức tranh từ Trung Quốc về - đó là bức tranh màu đỏ vẽ trên nền trắng. Đó là tặng phẩm mà hiện nay chúng tôi đang treo ở nhà.
Đám phụ nữ trao đổi về những món ăn ưa thích: món ăn Trung Hoa. Món ăn Trung Hoa thật sự hấp dẫn và ngon. Tôi rất thích món chè Trung Quốc. Giang Trạch Dân cứ mỗi lần gặp thể nào cũng tặng tôi những bộ pha chè của “Hoàng đế Trung Hoa”. Ngoài chè ra, chúng tôi còn uống rượu vang vàng của Trung Quốc: một chiếc ly nhỏ được đặt trong bát nước nóng và chỉ sau đó mới uống.
Tôi cho rằng người Trung Quốc có sứ mệnh riêng trên mảnh đất của mình - họ sống ở một đất nước với một nền văn hoá liên tục, một lịch sử liên tục. Đã qua bao thế kỷ họ vẫn giữ truyền thống của mình, triết lý của mình. Tôi thật thấm thía khi Giang Trạch Dân mời tôi về dinh thự riêng của mình và dẫn tôi ra nơi “đàm đạo dưới ánh trăng” - một địa điểm không gian được bố trí trên bờ kênh. Hoàn toàn trống vắng. Đây là nơi để chiêm ngưỡng thiên nhiên. Chúng tôi cùng ngồi trên ghế, chiêm ngưỡng và ôn lại quãng đời đã qua. Chúng tôi nhớ về quá khứ, những năm 50, khi ông còn làm việc ở Matxcơva trong nhà máy chế tạo ô tô “ZiL”, ông đã thực tập ở nhà máy này. Chúng tôi nhớ lại cái thời đói kém, nhưng vui nhộn, khi coi sữa đặc có đường là đặc sản cả đối với người Nga cũng như người Trung Quốc. Sữa đặc có đường trong những hộp màu xanh là một món ngọt đến mức khó chịu, nhưng lại là một món huyền bí. Thế mà đã bao năm trôi qua rồi. Đã xảy ra biết bao sự kiện chính trị. Đã biết bao cuộc xung đột diễn ra trên trái đất của chúng ta. Đã biết bao nhà lãnh đạo xuất hiện trên sân khấu chính trị và ra đi. Nhưng đến bây giờ chúng tôi vẫn nhớ sữa đặc có đường.
Khi tôi kể cho Giang Trạch Dân nghe câu chuyện đứa cháu trai Vanca rất thích của ngọt, thì Giang Trạch Dân tự nhiên phấn chấn và kể lại câu chuyện về đứa cháu nội mình. Đứa cháu nội của ông đã lớn, đang sống và học ở một thành phố khác. Có lần nó gọi điện cho nhà lãnh đạo Trung Quốc, ông nội nó, và yêu cầu: “ông ơi, ông giải cho cháu bài toán đại số, cháu giải không ra!”. Nhà lãnh đạo Trung Quốc hoảng hốt, ông không muốn bẽ mặt trước đứa cháu nội, ghi lại những điều kiện của bài toán và nói với cháu gọi điện lại sau năm phút. Suy nghĩ đầu tiên của ông nội là chắc phải nhờ đến Viện Hàn lâm khoa học. Nhưng sau đó ông quyết định dù sao mình cũng phải tự giải lấy. Và ông đã giải được! Có lẽ không phải bất kỳ một thành công quốc tế nào của Trung Quốc cũng đem lại cho Giang Trạch Dân một sự hài lòng như việc ông giải được bài toán vừa qua...
Ngày 23 tháng 11 năm 1998, nhà lãnh đạo Trung Quốc đến thăm tôi tại bệnh viện. Đó là chuyến viếng thăm của một người bạn. Tôi chưa bao giờ tiến hành một cuộc gặp gỡ quốc tế trong Bệnh viện Trung ương, nhưng đối với Giang Trạch Dân đó là một ngoại lệ. Chúng tôi rất cần gặp nhau, thống nhất quan điểm. Còn cuối năm 1999, tôi lại đi thăm Trung Quốc. Các bạn lưu ý về thời gian. Khi tôi đã đi đến quyết định cuối cùng là tôi sẽ từ chức. Nhưng chưa ai biết điều đó. Chính Trung Quốc là nơi tôi tiến hành chuyến công du cuối cùng với tư cách là nguyên thủ quốc gia. Đó không phải là một sự ngẫu nhiên.
Trung Quốc bao giờ cũng ủng hộ quan điểm thế giới đa cực Hơn nữa cuộc đối thoại Nga - Trung trong những năm gần đây là một trong ít những đòn bẩy thực sự để đưa quan điểm đó vào cuộc sống.
Đối tác chiến lược với Trung Quốc ở châu Á là một cái trục, tôi có thể gọi là cái trục chính kiềm chế những cuộc xung đột Giờ đây, khi biên giới các quốc gia SNG với Afganistan và Pakistan thỉnh thoảng lại bùng lên “điểm nóng”, khi thì lại xảy ra những cuộc xung đột cục bộ với sự tham gia của quân Taliban và các phần tử Hồi giáo cực đoan, thì việc hợp tác quân sự với Trung Quốc có ý nghĩa hoàn toàn mới và chất lượng mới. Chúng ta cần có sự hỗ trợ của Trung Quốc trong việc thiết lập một hệ thống an ninh tập thể ở khu vực này. Nếu như chúng ta để cho lò lửa căng thẳng bùng lên, thì nó sẽ lây lan ra khắp thế giới, tấn công vào nền văn minh của thế giới hiện nay. Buôn bán với Trung Quốc là một trong những vấn đề tối quan trọng trong việc phát triển kinh tế của Nga. Từ hợp tác công nghệ vũ trụ và quốc phòng đến những hàng hoá tiêu dùng sinh hoạt được đưa qua biên giới. Những điều đó sẽ đem lại công ăn việc làm và phương tiện tồn tại cho hàng triệu người bình dân. Điều rất quan trọng là làm sao để việc buôn bán đó văn minh, giúp cho nó có sự đảm bảo, hỗ trợ của Nhà nước. Còn nhiều vấn đề mà quan điểm trùng hợp của Nga và Trung Quốc có thể làm thay đổi tình hình quốc tế tốt hơn - đó là quan hệ của các quốc gia ở Nam Á (Ấn Độ và Pakistan), vấn dề Triều Tiên và những vấn đề khác. Nhưng điều quan trọng trong các cuộc hội đàm của tôi với Giang Trạch Dân là: sự thấu hiểu tình hình quốc tế của ông.
Tình hình đó hiện nay không còn đối đầu rạch ròi trắng đen như mươi, mười lăm năm trước đây. Những quá trình phức tạp nhất của thế giới ngày này là - toàn cầu hoá kinh tế, sự phát triển công nghệ thông tin, những cuộc đối thoại nhộn nhịp về quyền con người, - đã buộc chúng ta phải có sự hiểu biết mới về thể chế thế giới. Ai sẽ lớn tiếng quyết định chiến lược thế giới, ai sẽ “áp đặt” luật chơi đối với tất cả các nước còn lại, ai có thể giải quyết những vấn đề quốc tế trên cơ sở cân nhắc đến lợi ích của tất cả các dân tộc?
Chúng ta với Trung Quốc có sự hiểu biết chung nhiệm vụ này: không thể cho phép một ai đó có quyền bấm “nút” cho diễn biến tình hình quốc tế. Không thể chỉ trông chờ vào một hệ thống bảo đảm an ninh thế giới - là Mỹ. Không thể chỉ vì nhũng giá trị dân chủ, mà Mỹ đòi hỏi để rồi độc đoán giành được mục đích của họ. Nhưng cũng không thể để quay trở lại cái vũng lầy “chiến tranh lạnh”. Cần phải có những cuộc đối thoại thường xuyên của các đối tác bình đẳng.
Trong các cuộc hội dàm với Giang Trạch Dân chúng tôi đã cố gắng nhất quán, từng bước làm cho quan điểm gần gũi nhau hơn, cố gắng xây dựng một thế giới đa cực, phức tạp nhưng không có sự độc đoán.
Tảng băng trong quan hệ giữa hai nước chúng ta đã tan từ lâu. Dòng sông đang chảy - một dòng sông của sự tin cậy rộng lớn, của các cuộc tiếp xúc rất tình người.
Tôi thật sự thầm cám ơn những “cuộc tiếp xúc không đeo ca vát”.