Trước và sau phẫu thuật

Chuyện này xảy ra ngày 26 tháng 6, trước khi diễn ra bầu cứ vòng hai mấy ngày.
Sau khi làm việc xong tôi đi đến nhà nghỉ ngoại ô lúc mười bảy giờ. Đó là một ngày làm việc căng thẳng, mệt mỏi. Tôi đi dạo vài vòng ở khu đồi xung quanh. Sau đó ngồi vào ghế. Tôi quyết định nghỉ một chút ở đây, rồi sau đó lên tầng hai thay quân ao. Bỗng nhiên tôi cảm giác thấy khó chịu, cứ như có ai đó tống anh vào trong cái túi vải ngột ngạt và xách đi. Ai đó to lớn, sức khoẻ phi thường. Không hề thấy đau đớn gì, nhưng lại xuất hiện một nỗi hoảng sợ thần bí nào đó. Tôi vừa mới ở chỗ kia, sao bây giờ lại ở chỗ này... Tôi có cảm giác như đang đối mặt với cái gì đó khác thường, với một thực tại hoàn toàn khác mà chúng ta không hề biết. Dù sao cũng có...
Và thế là cơn đau nổi lên. Đau dữ dội, đau không tưởng tượng nổi.
Lạy Chúa, may thay bác sĩ riêng Anatoli Grigorevich đang trực bên cạnh. Anh ta hiểu ngay có chuyện gì đang xảy ra với tôi. Anh tiêm cho tôi những liều thuốc trợ tim cần thiết để hạ cơn đau. Thực tế chỉ có mấy phút. Họ đặt tôi lên giường ở ngay buồng đó và mang máy móc đến. Vợ con tôi hoảng hồn, sợ hãi. Chắc hẳn là nét mặt của tôi kinh khủng đến mức nào. Dòng suy nghĩ lướt nhanh trong tôi: “Ôi lạy Chúa, sao tôi không may thế này! Bởi vì sắp đến bầu cử vòng hai rồi, thời gian chỉ còn tính bằng ngày”.
Ngày hôm sau tôi phải lấy hết sức cố gắng để ăn bằng được Tôi luôn luôn nhắc đi nhắc lại: “Tại sao, tại sao lại vào đúng lúc này!”. Naina cố an ủi tôi: “Boria, thôi đừng lo lắng, mọi việc sẽ đâu vào đấy, anh đừng lo nghĩ gì nữa!”. Tôi quyết định không thể huỷ bỏ cuộc gặp với Lebed.
Ngày hôm sau, sau khi xảy ra vụ bị nhồi máu cơ tim, ngày 28 tháng 6 phòng khách được mọi người bố trí thành buồng làm việc. Chuyên viên kỹ thuật (của Kremli) đã sáng tạo để trong căn phòng nếu có hiện lên hình ảnh thì chẳng có gì phải nghi ngờ, đặc biệt vẫn có chiếc đàn piano bên cạnh chiếc giường mà tôi vẫn nằm. Những thiết bị máy móc y tế đã được che bằng những tấm vải. Naina cầu khẩn: “Boria? Đừng có đứng dậy! Cứ ngồi trên ghế bành! Anh không được đứng dậy!”. Nhưng tôi không thể chịu đựng được, tôi phải lấy hết sức bình sinh đứng dậy bắt tay khách.
Lebed rất hài lòng với cuộc gặp. Anh ta đã được báo trước là tôi bị cảm lạnh, nên anh ta không hỏi những vấn đề không cần thiết. Không hiểu sao tôi vẫn nhớ cái dáng bên ngoài khác thường của anh ta: Đi giày đen, bít tất trắng và áo vét kẻ màu sáng. “Anh ta mặc theo kiểu mùa hè”, - và điều đó không có ý nghĩa chính trị gì.
Trong vòng đầu bầu cử ngày 16 tháng 6 năm 1996 Alexandr Lebed thu được mười lăm phần trăm phiếu úng hộ. Còn ngày 18 tháng 6 tôi bổ nhiệm anh ta làm Thư ký Hội đồng an ninh. Chúng tôi thoả thuận là Lebed ngay bây giờ không cần chờ đợi đến kết quả vòng bầu cử thứ hai hãy nhanh chóng thành lập Chính phủ mới, tiến hành công việc ở Chesma, đó là những việc quan trọng đối với anh ta và cả đối với tôi. Cuộc gặp ngắn ngủi ở Bakhvich trước vòng bầu cử thứ hai có ý nghĩa hết sức quan trọng. Tôi không thể nào huỷ bỏ cuộc gặp đó được.
Dần dần tôi lấy lại sức. Tuy vậy các bác sĩ vẫn kiên quyết cấm tôi đi lại. Nhưng đến ngày 3 tháng 7 (bầu cử vòng hai) chỉ còn vài ngày nữa. Vấn đề đặt ra: Tổng thống và gia đình sẽ bỏ phiếu ở đâu? Naina đề nghị tôi là “bệnh nhân” nên cứ để người ta đưa hòm phiếu đến nhà. “Thế là đúng luật!” - vừa nói nhưng trên nét mặt Naina nước mắt ngắn dài tuôn ra. “Đúng, theo luật định, nhưng anh muốn bỏ phiếu cùng với mọi người”. - “Còn em đề xuất thế nào?” Tôi cho gọi Tania và chúng tôi thảo luận tất cả các phương án. Thứ nhất - nếu bỏ phiếu ở khu vực bầu cử của Matxcơva - Osenia. Phương án này bị bác bỏ ngay lập tức: Hành lang dài hun hút, rồi cầu thang, rồi phải đi một chặng đường dài trên phố. Thậm chí tôi có cố gắng đến mấy, cũng không thể thực hiện được. Phương án thứ hai: trại an dưỡng ở Bakhvich, cách không xa nhà nghỉ. Ở trại an dưỡng người ta vẫn bỏ phiếu là chuyện bình thường, có khu vực bỏ phiếu và mọi việc hoàn toàn theo luật định và đúng đắn. Có thể mời các phóng viên đến đó.
Nhưng tôi vẫn còn nghi ngờ: “Nhưng bỏ phiếu kiểu gì thế này, toàn những bệnh nhân?”.
Tania động viên tôi: “Ba ơi, sẽ mời phóng viên đến ít thôi, ba hãy tin con chỉ cần không nhiều - quan trọng là phóng viên truyền hình, các hãng thông tấn như mọi khi”. “Nhưng giải thích với họ làm sao trước vòng bầu cử thứ hai, ba lại đi nghỉ ở Bakhvich?” - “Ai cũng biết là ba đã vi hành khắp đất nước, đã tiêu hao nhiều sinh lực cho cuộc vận động bầu cử. Chẳng ai ngạc nhiên giữa vòng một và vòng hai, ba có quyền được nghỉ ngơi. Ba cũng cần phải nghỉ”.
“Không thuyết phục lắm” - Tôi vẫn còn nghi hoặc. Nhưng cuối cùng tôi cũng phải đồng ý.
Điều hoàn toàn rõ ràng là tôi cùng với Ziuganov cạnh tranh nhau gần như với tỷ lệ tương đối ngang nhau và phần còn lại chỉ tuỳ thuộc ở Lebed và Yavlinski. Nhân dân sẽ bỏ phiếu cho ai? Và nói chung có đi bỏ phiếu hay không? Nguồn nội lực dự trữ của Yeltsin đâu rồi, cần phải huy động cho vòng bầu cử thứ hai này đây. Chính là điều đó chứ không phải sự tự tin của tôi làm cho xã hội lo lắng. Chính các phương tiện thông tin đại chúng đã viết về điều này.
Nếu như cơn nhồi máu cơ tim diễn ra trước đó độ một tháng, chắc chắn kết quả bầu củ sẽ khác rồi. Nếu như ngăn chặn tốc độ và phạm vi vận động bầu cử có lẽ không thể làm được. Và chắc chắn Ziuganov đã thắng cử nhờ “món quà của số phận”. Lúc đó sẽ là một viễn cảnh kinh khủng. Tôi cố gắng không nghĩ đến điều đó - tôi nằm trên giường bệnh. uống thuốc trao đổi với các bác sĩ, với gia đình và nhẩm tính từng ngày cho đến khi bầu cử. Nhanh lên! Nhanh lên!
Ngoài gia đình tôi, về bệnh nhồi máu cơ tim của tôi chỉ có những bác sĩ điều trị, một vài người trong nhóm cảnh vệ và một vài người nữa biết thôi. Không phải là những người thân cận mà phải là rất gần gũi mới biết chuyện này.
Ngay ngày hôm sau tôi bị nhồi máu cơ tim, ngày 27 tháng 6, Tania và Chubais đã gặp nhau tại “Hotel - Tổng thống”, nơi đóng đại bản doanh bộ chỉ huy vận động bầu cử. Toàn bộ lịch trình giữa vòng một và vòng hai. các chuyến đi, các cuộc gặp gỡ đều phải huỷ bỏ với một lý do có vẻ chính đáng - thay đổi chiến thuật: rằng Tổng thống có vẻ tin chắc ở thắng lợi. Và tuyệt đối không được để lọt tin ra ngoài về bệnh tật của Tổng thống.
Lẽ dĩ nhiên là làm như thế tôi và những trợ lý của tôi như đang sử dụng con dao hai lưỡi: Làm sao có thể giấu xã hội một cái tin như vậy? Nhưng cho đến bây giờ tôi vẫn tin tưởng rằng nhường thắng lợi cho Ziuganov hay hoãn thời hạn bầu cử còn là việc làm tồi tệ hơn nhiều.
Ngày chủ nhật, vào đúng ngày bầu cử vòng hai, tôi phải lấy hết sức lực cố gắng lắm mới cùng Naina đi đến khu vực bầu cử được. Những ống kính truyền hình của các kênh truyền hình ORT, RTR, NTV, những phóng viên và nhà báo của các hãng thông tấn cả thảy khoảng hai mươi người chăm chú theo dõi từng động tác của tôi. Tôi dồn hết trì lực, cố mỉm cười và nói đôi câu: “Các bạn biết đấy, tôi đã nhiều lần trả lời các câu hỏi của các bạn rồi...”.
Tôi đành phải nằm trên giường bệnh để chờ đợi kết quả bầu cử.
Chiến thắng như một liều thuốc ngọt ngào khuyến khích tôi Dù sao thì đó cũng là một thắng lợi ngoạn mục, thắng lợi phi thường? Tôi đã giành thắng lợi mà hồi đầu năm thì không có ai, nói chung không ai, kể cả những người thân cận của tôi có thể tin vào điều đó! Tôi đã chiến thắng trái hẳn với mọi dự đoán, trái với uy tín ban đầu rất thấp, trái với cơn nhồi máu cơ tim và những cuộc khủng hoảng chính trị xảy ra dai dẳng trong suốt nhiệm kỳ đầu của tôi.
Tôi vẫn nằm trên giường bệnh, căng thẳng nhìn lên trần nhà, nhưng tôi muốn bật dậy và nhảy múa! Bên cạnh tôi lúc nào cũng có người thân và bạn bè túc trực. Họ ôm hôn tôi, tặng hoa và trong khoé mắt một số người ngấn lệ.
Giờ đây mới có thời gian để nhớ lại những ngày gian khổ của cuộc vận động bầu cử căng thẳng. Đúng tôi đã trải qua những tháng ngày thử thách gay go quyết liệt.
Các bác sĩ luôn bám sát tôi, còn hơn cả cảnh vệ. Lúc nào trên tay họ cũng kè kè chiếc cặp dụng cụ, nhưng nét mặt luôn luôn sợ sệt làm tôi không muốn nhìn mặt họ nữa. Tôi cũng không muốn nghe mãi một câu nhàm chán: “Thưa Boris Nicolaevich, ngài làm gì đấy! Ngài hãy ít vận động? Ngài làm sao vậy!”. Chẳng còn biết làm gì? Họ đang thực hiện chức năng của mình một cách mẫn cán. Họ theo dõi từng động tác của tôi. Chỗ nào cũng vậy, sau lưng tôi luôn luôn là mũi kim tiêm và thuốc viên. Họ phải chuẩn bị như thế bởi vì tim tôi đang tổn thương. Hơn nữa lại bị tổn thương nặng, dễ bị tắc nghẽn.
Tôi đã được nghe dân chúng kháo nhau: Yeltsin đang nhảy cẫng lên. Đúng, có một lần như thế. Lần đó, tôi cùng với ca sĩ Zenia Osin thực tế là có nhảy trên sàn diễn. Không hề có tim tiếc gì hết, không hề có bác sĩ nào có thể ngăn được sự hứng chí, phấn khích và quyết tâm của tôi giành chiến thắng.trong trận chiến đấu này. Có lẽ đây là lần đầu tiên tôi tham gia vào một cuộc vận động bầu cử rộng khắp như vậy: đi khắp nước, mỗi ngày gặp gỡ không biết bao nhiêu người, phát biểu ở sân vận động, ở cung thể thao, ở rạp hát dưới những tiếng ồn huyên náo và những tràng vỗ tay của giới thanh niên. Trước cuộc hoà nhạc có thể gọi là rủi ro ở Rostov, Tania khuyên tôi: “Ba ơi, con đề nghị ba đừng có nhảy!”. Nhưng tôi không thể làm khác được Những cảm xúc dâng trào không cản trở chúng ta sống, mà chỉ có giúp cho ta mà thôi.
Cho nên ở đây, nhảy nhót thì chẳng có vấn đề gì cả. Sự mệt mỏi đã quá sức, những tình huống gay go phức tạp đã quá nhiều. Còn bây giờ đây là lúc có thời gian để suy ngẫm: chuyện gì đã xảy ra với tôi? Chuyện đó được bắt đầu từ bao giờ? Và nó sẽ dẫn đến đâu?
Ngay từ trước khi tiến hành bầu cử, tập thể bác sĩ đã gửi cho Korzakov một bức thư, trong đó họ nói rõ tình trạng bệnh tim của tôi rất xấu. Nhưng tôi không được đọc bức thư đó và gia đình cũng vậy. Mãi sau này tôi mới được đọc.
“Kết luận của hội đồng chẩn đoán.
“Hai tuần gần đây tình trạng sức khoẻ của Tổng thống Liên bang Nga Boris Nicolaevich Yeltsin ngày càng xấu đi. Những thay đổi này là do gánh nặng công việc về thể chất cũng như về tinh thần tăng lên đột ngột. Việc thường xuyên thay đổi múi giờ và khí hậu trong các chuyến bay đường dài đã gây ảnh hưởng nhất định. Thời gian để ngủ chỉ còn không đến ba, bốn giờ trong một ngày. Chế độ làm việc như vậy sẽ đe doạ thực sự đến sức khoẻ và cuộc sống của Tổng thống”.
Mười bác sĩ đã ký vào bản kết luận hội chẩn này.
Korzakov không giấu giếm nội dung bức thư, đã nhiều lần nhắc nhở Tania là nếu có chuyện gì xảy ra với tôi thì Tania sẽ chịu trách nhiệm. Còn chính bức thư đó thì anh ta không đưa cho ai xem. Còn giờ đây khi đã nằm trên giường bệnh, tôi nhớ lại một bức thư khác do các bác sĩ viết cho tôi nửa năm trước đây rằng tôi phải làm điện tâm đồ động mạch vành tim - tức là khám nghiệm mạch tim. Ngoài các bác sĩ chỉ có tôi và Korzakov biết nội dung bức thư này. Tôi cũng không cho gia đình biết nội dung bức thư đó...
Trời ơi, nếu như chuyện tim mạch mà diễn ra không phải vào đúng cái năm bầu cử, mà là sớm hơn thì hay biết bao!
Nhưng biết làm thế nào được... Chúng ta biết làm thế nào đây? Tôi là bệnh nhân, nhưng không phải đã hết hy vọng các bác sĩ không dám khẳng định một trăm phần trăm rằng mọi việc sẽ suôn sẻ. Có không ít yếu tố nguy hiểm. Họ chỉ dám khẳng định tỷ lệ năm mươi trên năm mươi.
Nhưng việc thông động mạch chủ là việc phẫu thuật thông thường vẫn làm. Các nhà phẫu thuật đã quá thuộc công việc này. Kinh nghiệm của họ được tích luỹ khá nhiều. Họ đề nghị: “Nếu ngài muốn ở nước ngoài cũng được hoặc ở đây cũng được. Nhưng xin nói trước với ngài: ở nước Nga kinh nghiệm ít hơn, còn ở nước ngoài bệnh viện thực hành nhiều hơn và tốt hơn, nói chung họ thông động mạch vành thường xuyên. Nhưng ở đây lại tiện lợi hơn. Nói chung phải là các bác sĩ của ta phẫu thuật cho Tổng thống Nga”
“Còn nếu tôi không chịu phẫu thuật thì sao?” Một khoảnh khắc im lặng. “Như vậy tình trạng sức khoẻ của ngài sẽ ngày càng xấu đi. Lúc đó lúc nào ngài cũng cần có bác sĩ trợ giúp. Khả năng làm việc của ngài cũng sẽ giảm nhanh chóng. Ngài sẽ sống được bao lâu nữa - một năm, hai năm hay ba năm, mà có thể còn ít hơn nữa, - chúng tôi không thể nói chính xác được,,
Không, tôi không thể sống một cuộc sống như vậy. Cần phải quyết định. Cần phải phẫu thuật.
Tôi hỏi các bác sĩ: “Khi nào thì phẫu thuật?” - “Không sớm hơn tháng chín. Trước hết cần khôi phục sức khoẻ cho ngài sau cơn nhồi máu cơ tim, tiến hành xét nghiệm”. Thế là tốt. Có nghĩa là có thời gian để suy ngẫm, cân nhắc mọi thứ. Rồi nhớ lại tất cả.
Việc chuẩn bị cho lễ tuyên thệ nhậm chức đã được triển khai. Ngày 9 tháng 8 tại bục diễn thuyết của Cung Đại hội, tôi phải đặt tay lên cuốn Hiến pháp Liên bang Nga và trịnh trọng tuyên thệ.
Cung Đại hội. Những màu gì ở đó nhỉ? Hồng, xanh lá cây hay xanh lơ? Ngột ngạt, mặc dù là đã có lắp điều hoà nhiệt độ. Mắt dễ bị chói. Chưa bao giờ trong đời tôi thấy căng thẳng như vậy.
Nói thật trong thâm tâm tôi không thích nghi lễ, cứ như phải đi trên dây. Đặc biệt là hôm nay.
Dù cho các bác sĩ có cố gắng bao nhiêu, nhưng chính vào thời điểm trịnh trọng này tôi vẫn cảm thấy sờ sợ cho dù các bác sĩ đã tiêm thuốc an thần cho tôi.
Trước đó tôi và Anatoli Chubais đã đau đầu vì chuyện làm sao cắt ngắn được thủ tục của buổi nghi lễ này.
Egor Stroev, Chủ tịch Thượng viện trao cho tôi chiếc vòng biểu tượng Tổng thống và hoa, còn Giáo chủ Alexi II đứng bên cạnh và tất cả những ai có mặt hôm đó đều lo lắng cho tôi. Tôi nhận thấy điều đó.
“Nhưng không có gì phải lo lắng. Yeltsin vượt qua được Và đã vượt qua được”.
Bài phát biểu tuyên thệ trịnh trọng, nghiêm trang được phát đi. Đối với tôi bài phát biểu đó nặng nề đến trăm lần nhưng cũng rất quý giá.
Còn gì tiếp nữa nhỉ?
Cần phải có một khoảng thời gian nhất định để khôi phục thể lực trước khi bước vào phẫu thuật. Trước hết là tôi ở Zavidovo. Một địa điểm mà tôi yêu thích. Tôi muốn được thở hít bầu không khí trong lành, êm dịu trước khi vào viện. Nhưng bỗng nhiên tôi cảm thấy không thể được. Mỗi ngày tôi lại cảm thấy mình yếu hơn, không muốn ăn, không muốn uống, chỉ muốn nằm... Tôi cho gọi bác sĩ. Thế này là thế nào, chả lẽ lại đến ngày tận số hay sao? Các bác sĩ khẳng định, không thể như vậy được! Mọi việc đều đúng như dự kiến. Còn chính người nhà tôi thì mặt lại tái xanh tái mét hoảng hốt. Cả Tania, Len và Naina đều hoảng hốt. Mấy ngày liên tôi gầy hốc hác đi. Hoá ra tôi bị thiếu máu. Đó là cơn khủng hoảng đầu tiên trước khi phẫu thuật. Chính vì vậy cuộc phẫu thuật đã bị hoãn sau một tháng.
Giờ đây tôi mới hiểu không phải do mệt mỏi tác động lên sức khoẻ, cũng không phải do thuốc men - các bác sĩ thường xuyên túc trực bên tôi, mà có lẽ do cái gì đó. Tâm lý chứ không phải cái gì khác. Có lẽ cần phải thông báo cho toàn quốc, cho thế giới biết về bệnh tật của tôi.
Đó lại là một thử thách nặng nề nữa đối với tôi.
Tôi vốn là người ủng hộ lập trường cứng rắn (điều đó rất phổ biến dưới thời Xô-viết): nhân dân càng biết ít về bệnh tình của người đứng đầu Nhà nước thì nhân dân càng yên tâm hơn. Cuộc sống luôn luôn phức tạp, lại còn báo chí nữa chứ, họ sẽ thắc mắc, tại sao như vậy? Bệnh tình của Tổng thống - đó là công việc riêng của ông ta. Tôi không tuyên thệ là phải cho họ xem những tấm phim X quang của mình.
Tania thuyết phục tôi:
- Ba ơi, nhưng điều đó sẽ rất kỳ cục. Ba lẩn đi đâu ngần ấy thời gian.
Tania mang đến cho tôi xem bức thư của Reagan được dịch từ tiếng Anh gửi nhân dân Mỹ, trong đó nói rõ rằng bệnh thiên đầu thống đã đến thời kỳ nghiêm trọng và không thể thay đổi được hoạt động của não. Thực tế Ronal Reagan trong bức thư đó muốn chia tay nhân dân Mỹ. Như vậy, điều đó sẽ không xảy ra như trước đây. Những câu nói thật giản đơn, rất giản đơn... Dường như chỉ là những ghi chép trên mảnh giấy nhỏ viết trên gương bệnh. Cứ như viết cho người thân.
Tôi suy ngẫm: liệu tôi có nên công khai, hoàn toàn chân thành bộc bạch rất tình người với dân mình như thế được không? Những người thâu cận của tôi khuyên: sau khi tôi đã tiến hành một cuộc vận động bầu cử chân thực, cởi mở như vậy, thì tôi không nên giấu giếm việc tôi phẫu thuật. “Đó không phải là công việc riêng của Boris Yeltsin và gia đình ông ta” - Thư ký mới của tôi Sergei Yastrzemski đã viết trong thư gửi cho tôi như vậy. Bức thư đó được Tania trực tiếp đem về Zavidovo cho tôi, các trợ lý không muốn gửi qua đường công văn mật của Tổng thống. Tạm thời chưa ai biết về phẫu thuật, thông tin được giữ kín tuyệt đối.
Chính tại đây, Zavidovo, tôi đã quyết định: Đúng phải công khai cho mọi người biết sự thật.
Tôi đã trả lời phỏng vấn phóng viên Mikhail Lesin ở ngay vườn mùa đông của Zavidovo. Tôi nhớ là mình ấp úng. Thật khó phát âm cụm từ “phẫu thuật tim”. Khi được xem những thước phim trên truyền hình, bỗng chốc tôi suy nghĩ: Thế là bước sang một cuộc sống khác. Nhưng đó là cuộc sống nào?
Đầu tháng 8 Hội đồng hội chẩn còn mời thêm các bác sĩ của trung tâm tim học: Renat Akchurin và Yuri Beelenkov.
Họ chẩn đoán động mạch vành...
Ngay từ buổi tiếp xúc trao đổi đầu tiên với nhà phẫu thuật cho tôi sau này, tôi đã cảm thấy yên tâm, tin tưởng: ông ta nói năng rành mạch, rõ ràng và dễ hiểu. Khoa động mạch vành là một môn nghiên cứu khá phức tạp: Dung dịch i-ốt sẽ thấm qua ống dẫn động mạch. Máu được “ngấm” i-ốt sẽ đi qua động mạch vành đến tim. Trên mài hình các bác sĩ đã nhìn thấy máu “màu” đang xuyên toả tìm đường đi.
Cảnh tượng chắc hẳn là đẹp lắm. Nhưng việc xét nghiện này rất nguy hiểm: Có thể gây ra cuộc truỵ tim mới.
Các bác sĩ chuẩn bị rất lâu và kỹ lưỡng.
Tôi cứ cố hình dung xem quả tim của mình được máu đổ vào đó ra sao, rồi máu được đưa vào các tâm thất như thế nào thậm chí tôi còn muốn xem các tấm phim, biểu đồ... Nhưng tôi không thể hình dung được.
“Thế thì cái máu “màu” đó của tôi cuối cùng nó đi đâu nhỉ?”. Các bác sĩ chẳng còn tâm trí đâu để đùa. Việc xét nhhiệm đã cho thấy bức tranh xấu đi rất nhiều hơn họ tưởng: máu rất khó lưu thông, động mạch thì co lại. Các bác sĩ nói rằng phải phẫu thuật “theo chỉ số sống”. “Thế có nghĩa là gì nhỉ?” - “Thế có nghĩa là không thể không phẫu thuật”.
Nhưng lại có vấn đề với trung tâm tim học: trung tâm này do Chazov, cựu Cục trưởng cục Bốn, cựu Bộ trưởng Y tế Liên Xô có thời phụ trách các Uỷ viên Bộ Chính trị Đảng cộng sản Liên Xô.
Ông là một chuyên gia giỏi, nhưng khi nghĩ đến việc phải gặp ông là tôi lại nhớ đến năm 1987. Lúc đó tôi cũng nằm viện sau kỳ họp của Uỷ ban Trung ương Đảng cộng sản Liên Xô, khi tôi đã có những phát biểu phê phán để rồi bị các Uỷ viên Bộ Chính trị khác kiên quyết phản đối tôi. Không hề có một ai ủng hộ.
Còn việc cách chức tôi phải do Hội nghị Đảng uỷ Matxcơva, mà việc đó đối với một người ốm đau là một hành động trừng phạt nặng nề.
Chazov đến bệnh viện gặp tôi và nói:
- Mikhail Sergeevich yêu cầu anh có mặt tại Hội nghị Đảng uỷ Matxcơva, cần phải đến.
Tôi có thể chết hoặc không chết sau sự kiện này - nhưng điều đó không quan trọng. Người ta tiêm thuốc cho tôi và ấn tôi lên xe. Tại hội nghị tôi cảm thấy rất khó ở, tưởng chừng tôi sẽ chết ngay tại đây, tại hội nghị. Naina năn nỉ:
- Sao lại vậy! Dù sao ông ta cũng là thầy thuốc!
Thầy thuốc thì đã sao? Thầy thuốc thì cũng là nhân vật nô lệ. Lúc đó không hề có thầy thuốc, thầy giáo nào hết, tất cả dù muốn hay không muốn đều là những người lính của Đảng. Những người lính của Nhà nước. Nhưng khi vừa nhìn thấy Chazov qua bao năm trời, tôi mỉm cười bắt tay. Tuy rất khó khăn.
Vâng, tôi lại ở chỗ Chazov. Thật là kỳ cục. Không biết bao nhiêu năm trời rồi tôi vẫn còn giữ được những cảm giác tự phụ từ thuở tuổi lên mười: tôi có thể làm được tất cả! Đúng, tôi có thể làm được tất! Tôi có thể leo lên cây, có thể bơi trên bè dọc theo dòng sông, có thể đi xuyên qua rừng rậm tai ga, có thể mấy ngày liền không cần ngú, mấy giờ liền ngâm mình trong nhà tắm hơi, có thể đập nát sọ bất cứ địch thủ nào, có thể làm gì cũng được. Nhưng quyền năng vô hạn đối với chính bản thân mình bỗng nhiên bị biến mất. Có ai đó đang nắm quyền lực đối với thân thể của anh - đó là thầy thuốc, là số mệnh. Nhưng những người thân có cần đến “tôi” nữa không? Tôi có cần cho đất nước nữa không?
Chính vào những ngày đang chuẩn bị phẫu thuật, Lena và Tania đã nhắc tôi nhớ đến kỷ niệm ngày cưới của chúng tôi. Đến tháng chín là kỷ niệm lần thứ bốn mươi rồi. Suốt từ sáng sớm tôi cứ thấy khuân bát đĩa nhộn nhịp. Lúc đầu tôi còn chưa hiểu chuyện gì đây. Trên cái lót đĩa có hai chiếc nhẫn, một chiếc có hạt xoàn dành cho Naina, một chiếc nhẫn cưới giản đơn dành cho tôi. Sự thực tôi chưa hề có nhẫn cưới bao giờ. Tôi nhớ là khi chúng tôi cưới nhau, tôi phải xin tiền của ông nội đi thuê nhẫn đồng. Chỉ để đăng ký thôi. Và từ đó đến bây giờ, tôi chẳng bao giờ đeo nhẫn cưới cả.
- Nào xin mời các bạn trẻ ngồi xuống!
Naina hình như lúc đầu chưa hiểu chuyện gì xảy ra. Còn tôi thì không hiểu, không nghĩ là chúng nó định làm cái gì, muốn cái gì. Và đột nhiên tôi nhận thức rằng trong tôi tình cảm ấm áp, cảm xúc muốn bày tỏ sự biết ơn những đứa con gái của mình...
- Nào, ba mẹ hôn nhau đi! Trao nhẫn cho nhau đi?
Ánh sáng ngoài cửa sổ thật đẹp, cuộc sống tươi đẹp làm sao! Thật tươi đẹp - bất kể có chuyện gì đi nữa.
Đúng, chúng mang đến cho chúng tôi những chiếc nhẫn. Cười cũng được, mà khóc cũng được. Nhưng chẳng ai khóc cả. Quả thật, chúng tôi cũng không thể uống để chúc mừng bọn trẻ được nữa.
Trong suốt thời gian phẫu thuật tôi chẳng có gì để viết. Tôi chẳng bao giờ có thể quên được nhóm bác sĩ phẫu thuật do Renat Akchurin đứng đầu. Tôi đã lựa chọn đúng đắn: phẫu thuật ở nước Nga. Những người thân thiết đã giúp đỡ tôi. Chỉ có giúp đỡ mà thôi.
Nhưng tôi cũng không thể quên được nhà phẫu thuật người Mỹ Michael Debeiki, người đã theo dõi trên máy suốt quá trình phẫu thuật tôi. Sau này tôi đã tiếp chuyện ông ta, đùa vui và chăm chú theo dõi nét mặt ông ta. Trời ơi, tôi cũng muốn có được sức khoẻ như ông khi vào tuổi tám mươi - vẫn nhanh nhẹn; tươi cười, đặc biệt rất lạc quan và biết mọi người cần mình và hiểu được cuộc sống của mình! Ông ra hiệu làm sao tôi phấn đấu để đạt được đích - sống đến tám mươi lăm tuổi! Nhưng đến được cái tuổi già hạnh phúc đó đối với tôi còn khá lâu...
Thế là đã đến mồng 5 tháng 11.
Chúng tôi dậy khá sớm. Tôi chỉ đi một mình. Gia đình ở cả nhà. Mọi người tiễn tôi lúc sáu giờ sáng, tất nhiên là hồi hộp, lo âu. Mọi người dự định sẽ đi sau đến trung tâm tim học. Thật khó có thể mô tả tại sao tôi lại bình tĩnh, mà không, tôi không chỉ bình tĩnh, mà còn thấy hào hứng, đầy sinh lực nữa là khác. Tania là người đầu tiên nhận thấy điều đó: “Ồ ba, cả nhà thì lo lắng, hồi hộp, còn ba thì cứ coi như không có chuyện gì. Ba giỏi thật”.
Tôi đi đến bệnh viện không dùng xe của Tổng thống thường ngày, mà dùng xe thường, còn chiếc xe của Tổng thống thì cho đi trước dẫn đường. Cháu ngoại Masha của tôi vặn hỏi: Sao lại thế - “Để không ai biết. Nếu không các phóng viên lại bu lấy. Chẳng có gì đáng để họ chụp ảnh cả. Và để họ khỏi phải lăng xăng” - Tôi giảng giải cho cháu gái.
Chúng tôi phóng nhanh vượt qua cổng. Kim đồng hồ hình như chỉ sáu giờ ba mươi phút. Thời tiết ẩm thấp, bầu trời ảm đạm. Lất phất mấy hạt mưa. Gió nhẹ tạt vào mặt. Ngay tại tiền sảnh của bệnh viện cả một đoàn bác sĩ khoác áo choàng trắng đang đợi tôi. Có thể nói nét mặt của họ tỏ ra rất quan trọng và lo âu. Một không khí trắng toát. Tôi nhớ để làm cho không khí bớt căng thẳng, tôi đã nói đùa với tổ trưởng nhóm hội chẩn Sergei Mironov:
- Thế nào, dao kéo các anh đã chuẩn bị sẵn sàng chưa?
Bấy giờ mọi người mới cảm thấy nhẹ nhõm và mỉm cười.
Cuộc phẫu thuật được bắt đầu vào đúng tám giờ sáng. Và kết thúc vào đúng mười bốn giờ chiều.
Động mạch (những động mạch chính cắt từ chân tôi) đáng ra chỉ cần có bốn như dự tính ban đầu, thì phải dùng đến năm. Tim tôi hoạt động được ngay khi vừa mới rút máy trợ tim ra. Suốt quá trình phẫu thuật Debeiki và hai bác sĩ người Đức là Tornton Vaner và Aksel Haverik do Helmut Kohl cử đến luôn túc trực bên tôi. Và lẽ dĩ nhiên là các bác sĩ của chúng ta - Belenkov, Chazov và cả một đội hình.
Naina và các con gái tôi chỉ được ở phòng chờ. Lạy Chúa, họ không được vào phòng phẫu thuật. Tôi không biết nếu như họ được chứng kiến thì họ sẽ chịu đựng thế nào.
Trước đó hai sắc lệnh đã được chuẩn bị và đã được ký sẵn - về việc chuyển giao quyền lực cho Thủ tướng Victor Chernomưrdin (trong thời gian phẫu thuật) và về việc chuyển giao lại quyền hạn đó cho tôi. Nếu sau khi thuốc mê hết hiệu lực nữa thì phải chuyển giao ngay sắc lệnh thứ hai cho tôi vào lúc sáu giờ đúng.
Sau này báo chí viết rằng ngay sau khi Yeltsin hồi tỉnh đã đề nghị đưa bút cho ông để ký sắc lệnh nắm lại quyền hạn của Tổng thống. Dường như đó là bản năng quyền lực cứ như là sợ bị mất quyền lực hay sao đó! Đó cũng chỉ là kiểu ba hoa của phóng viên báo chí mà thôi. Đơn giản là mọi việc đều theo đúng kế hoạch. Đúng như đã dự kiến. Từng bước một. Thật sự là tôi cần phải thực hiện theo đúng kế hoạch, rõ ràng đến từng chi tiết trong lúc này.
Sau khi tôi phẫu thuật người ta đem đến cho tôi một chiếc gối nhỏ màu hồng - đó là món quà của cộng đồng những bệnh nhân Mỹ từng trải qua phẫu thuật tim. Trên chiếc gối đó tôi đọc thấy hàng chữ: “Thưa Boris Nicolaevich kính mến, chúng tôi thành thật mong muốn ngài mau chóng...” Chiếc gối đó cần phải áp sát vào ngực và để khi ho thì đờm đọng lại trong phổi nhanh chóng thoát ra ngoài.
Khó chịu nhất và đau đớn nhất là đường chỉ khâu khá lớn ở ngực. Nó luôn như nhắc tôi nhớ đến phẫu thuật vừa qua. Tôi rất ngán ngẩm khi bị những cơn đau đớn hành hạ. Gia đình tôi biết rõ điều đó, còn các bác sĩ cũng rất hiểu tôi. Nhưng lần này rất may là phương pháp điều trị tiến bộ khoa học trùng hợp với tâm trạng của tôi có đến một trăm, hai trăm phần trăm, nên tôi hồi phục rất nhanh.
Đến ngày 7 tháng 11, các bác sĩ đã đặt tôi ngồi trên ghế. Còn đến ngày mồng tám tôi đã bắt đầu đi lại nhờ các bác sĩ và y tá dìu dắt. Tôi chỉ đi quanh giường bệnh khoảng năm phút. Lồng ngực cảm thấy đau nhói: Khi phẫu thuật các bác sĩ đã bẻ cả xương ra, sau đó gắn nó lại bằng những chiếc nẹp kim loại. Những cơn đau còn ở cả chân đã bị đục khoét. Cảm giác yếu đuối chưa bao giờ như vậy trong tôi. Mặc dù vậy, tôi cảm thấy thật tự do, nhẹ nhõm, hưng phấn: Tôi hít thở! Tim không còn đau! Hoan hô?
Ngày 8 tháng 11, dù cho các bác sĩ có thuyết phục thế nào đi chăng nữa, tôi cũng trở về Bệnh viện Trung ương, bỏ qua cả giai đoạn hồi phục sau phẫu thuật.
Xin cám ơn tất cả các bác sĩ, y tá, hộ lý. Tôi không thể nêu tên tất cả trong cuốn sách này, nhưng tôi luôn ghi nhớ khuôn mặt và quý mến các bạn.
Cám ơn những người thân gia đình tôi.
Thật tình cám ơn Naina, người lo lắng cho tôi hơn tất cả. Bệnh viện Trung ương, nơi tôi nằm an dưỡng có điều kiện để tôi suy tư.
Nói chung tai hoạ liên quan đến cuộc sống kéo dài suốt cả đời. Viêm đại tràng, viêm cột sống sau lần tai nạn máy bay ở Italia, nhồi máu cơ tim, rồi những cuộc phẫu thuật và những cơn đau khủng khiếp. Nhưng những thời kỳ bệnh tật, khó chịu thông thường đều do hậu quả của những ngày làm việc đến hai mươi tiếng một ngày, với những công việc gấp rút và với gánh nặng quá sức chịu đựng. Tôi từng bị dập xuống, lại đứng lên và chạy tiếp. Tôi cần phải như vậy. Nếu không, tôi làm sao có thể sống được.
Còn giờ đây, tôi đang nằm điều trị tại Bệnh viện Trung ương, tôi hiểu rằng từ đây tôi phải có lối sống khác đi. Song cảm giác tự do, cảm giác dễ thở vẫn còn. Không đau đớn gì! Đó là cái chính yếu! Tôi lại sắp được trở về với công việc!
Ngày 20 tháng 11, các bác sĩ tháo chỉ khâu cho tôi. Lần đầu tiên tôi ra vườn chơi. Tôi dạo chơi cùng Naina, Tania, cháu ngoại Masha. Tôi nói đôi câu với các phóng viên rằng tôi sắp trở lại công việc.
Không khí trong vườn hoa im ắng, lạnh lẽo và khô quạnh. Tôi chậm rãi lần từng bước trên con đường nhỏ trong vườn hoa và nhìn bầu trời thu tháng mười một. Mùa thu của Tổng thống.
Ngày 22 tháng 11, tôi trở về Bakhvich. Tôi giục giã các bác sĩ: Khi nào? Bao giờ? Các bác sĩ cho biết chỉ sau khi đón năm mới, tức là tháng giêng thì tôi mới được trở lại Kremli. Thế là trong tôi phấn chấn hẳn lên. Tôi có cảm giác được làm lại từ đầu. Tôi không thể quen với cảm giác là tim mình không đau nưa. Không biết bao tháng rồi, không phải, không biết bao năm rồi tôi đã trải qua với quả tim bị kìm hãm, dường như có ai đó đè nén, đè nén ngày càng mạnh hơn, nhưng không thể đè nén hơn được nữa...
Gia đình tôi phấn khởi hơn với tình trạng sức khoẻ của tôi. Lần đầu tiên tôi đem đến cho gia đình niềm phấn khởi. Chỉ có niềm phấn khởi mà thôi.
Nếu như tình trạng sức khoẻ cứ tiến triển như vậy, thì chỉ một năm sau tôi sẽ thoát khỏi sự bảo trợ của các bác sĩ khoa tim mạch. Bác sĩ Belenkov tinh ý hiểu được tâm trạng của tôi đã đề nghị:
- Thưa Boris Nicolaevich, ngài đừng quá sức. Điều đó chỉ dẫn đến kết quả tồi tệ thôi. Đừng có phí sức.
Ngày 4 tháng 12, tôi chuyển từ trại an dưỡng về khu nhà nghỉ Gorki, hay có thể nói là được về nhà. Những người thân trong gia đình nhận xét rằng tôi đã thay đổi nhiều. Tôi hỏi lại: “Thay đổi gì cơ?”. Cháu gái Masha hóm hỉnh: “Ông trở nên hiền lành hơn. “Thế ông vẫn độc ác à?” “Không, chỉ đơn giản là ông đã quan tâm đến xung quanh. Nhìn nhận khác hơn, phản ứng khác hơn”.
Đúng, tôi cũng tự nhận thấy mình có cái gì đó thay đổi bên trong sau khi phẫu thuật. Xung quanh tôi bỗng nhiên thế giới trở nên rõ ràng, rộng lớn, chi tiết, dường như trong đó mọi thứ đều đáng yêu và gần gũi.
Ngày 9 tháng 12, tôi đi máy bay lên thẳng đến Zavidovo để hồi phục sức khoẻ.
Helmut Kohl đã đến đây gặp tôi. Đây không phải là chuyến thăm xã giao chính thức. Helmut Kohl chỉ đơn giản là muốn thăm tôi. Gặp tôi sau khi phẫu thuật. Tôi thật sự biết ơn ông ta về nghĩa cử này. Hành động đó thật mang tình người, chân thành. Tôi mời cơm Helmut Kohl. Và tôi để ý thấy hình như Helmut Kohl muốn lôi cuốn tôi yêu cuộc sống hơn bằng cách biểu hiện khoái khẩu của mình: ông thử ăn tất cả các món và uống cả bia Nga. Kohl thật tài tình, trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng đều có thể xử sự rất tự nhiên, ăn rất ngon lành. Nói chung tôi rất hài lòng.
Tôi giới thiệu Sergei Yastrzemski, Thư ký báo chí mới của tôi với Helmut Kohl. Ông ta nhìn Sergei một thoáng rồi mỉm cười nhận xét: “Hiểu rồi, Boris, anh sử dụng nhà ngoại giao này để dễ đánh lừa các phóng viên chứ gì”.
Sau này tôi thường hay nhớ lại câu nói có vẻ như đùa rất tình cờ... Công việc của Sergei Yastrzemski đôi khi không phải dễ dàng.
Ngày 28 tháng 12, tôi trở lại Kremli - hai tuần sau khi các bác sĩ lập cho tôi một lịch trình “tăng tốc” thể lực. Tất cả mọi người xung quanh đều ngạc nhiên để ý thấy tôi gày hẳn đi và đi lại nhanh nhẹn khác lạ. Sự thực là tôi không đi bình thường, mà đi nhanh như chạy. Tôi nói năng cũng nhanh hơn. Ngay bản thân tôi soi gương cũng không nhận ra mình nữa. Cân nặng của tôi giảm đi, cảm giác trong thân thể cũng khác và với nét mặt cũng thay đổi.
Tôi có cảm giác là mình vừa mới từ một chuyến công tác xa dài ngày trở về. Về thể lực, trong tôi đầy hưng phấn và khát khao được muốn làm việc. Với tâm trạng hứng khởi như thế tôi đến gặp các phóng viên truyền hình và hỏi: “Thế nào, trong nước có chuyện gì xảy ra! Chúng ta tiến đến đâu rồi...?”. Nhưng thực chất đất nước vẫn vậy. Chỉ có tôi là có cảm giác ngạc nhiên: tôi đã thay đổi thành một con người khác hẳn! Tôi có thể giải quyết bất cứ vấn đề gì!
Tôi vùi đầu vào công việc nên năm mới đã đến gần mà không hề nhận thấy.
Tôi muốn không chỉ được quan sát tình hình ở Kremli quen thuộc, mà còn muốn ngắm nhìn mọi người ngoài dường phố. họ làm gì, chuẩn bị đón năm mới thế nào. Đó là cảm xúc thời gian rất nhẹ nhàng, tươi sáng và tinh tế.
“Tôi rẽ vào một cửa hiệu để mua đồ chơi tặng cho các cháu” - Tôi suy nghĩ như vậy.
Trên đường từ nơi làm việc trở về nhà, chúng tôi rẽ vào cửa hàng “Con cò” trên đại lộ Kutuzov. Những người bán hàng vây quanh lấy tôi, cùng đồng loạt đề nghị tôi mua thứ này, kể về thứ kia. Hình như cả trăm năm nay tôi không vào cửa hàng đồ chơi trẻ em. Trời ơi, sao mà lắm thứ thế! Đủ các thứ đồ chơi, các kiểu, các loại cho trẻ em, chỉ cần có tiền...
Tôi mua một chiếc xe khá to cho cậu Gleb, tôi rất thích đồ chơi lớn. Như thế cốt để nghe thấy phản ứng của nó khi thốt lên: Ồ, thế mới đã!
Ngày 31 tháng 12, tôi đi mua “cây thông”. Tại Kremli cũng có buổi chiêu đãi trọng thể do Yuri Luzkov tổ chức.
Các bác sĩ khuyên tôi không nên đi. Naina cũng phản đối. Nhưng tôi không nghe ai cả. Tôi ra lệnh cho các trợ lý chuẩn bị.
Con đường đến Kremli quen thuộc chẳng cách xa bao lâu. Chiếc xe lướt nhẹ trên các phố Matxcơva rực ánh đèn sao lấp lánh. Thế chứ, có chăng thế mới có cảm giác của ngày lễ chứ.
... Ngay từ giây đầu tiên có mặt ở gian Đại sảnh Kremli tôi đã có cảm giác gì đó mới mới, khác lạ. Sau một thời gian vắng mặt khá lâu, tôi cảm thấy dường như có hàng trăm ánh mắt hướng về phía tôi. Sự nhạy cảm của tôi sau phẫu thuật hình như cũng khác hẳn. Cứ như da trở nên mỏng hơn. Đó là điều tôi không trù tính trước được...
Hình như suốt bao năm trong hoạt động chính trị luôn luôn xuất hiện xung quanh anh một lớp vỏ bọc vô hình nào đó. Và anh đã quen với điều đó - sau lưng là vệ sĩ, rồi bác sĩ thường trực luôn bên cạnh anh, rồi đến với đám đông, bắt tay, phòng chờ đâu đâu cũng có người quanh ta, đến cả không gian xung quanh anh bao giờ cũng như trống rỗng. Thói quen đã giúp ta tránh được những hành vi và từ ngữ bất tiện.
Dường như sau phẫu thuật có lúc nào đó tôi đã mất thói quen đó. Xuất hiện một tình cảm hoàn toàn khác lạ - thấy bất tiện, thấy lúng túng khi mọi người nhìn mình. Khó khăn lắm tôi mới cầm được ly sâm-panh, đợi một chút và bắt đầu phát biểu.
Sau lễ đón năm mới được mấy ngày thì tôi vào nhà tắm hơi.
Tôi cố khẳng định mình: thôi, bệnh viện thế là đủ rồi, tôi là một người bình thường. Tôi đi làm hàng ngày, uống sâm-panh, vào nhà tắm hơi. Tôi đã đến nhà tắm hơi. Thay quần áo. Nhưng hơi trong nhà tắm còn chưa đủ nóng...
Ngày 7 tháng Giêng, các bác sĩ lại lôi tôi vào Bệnh viện Trung ương vì nghi tôi bị viêm phổi.
Cho đến bây giờ Naina vẫn không tha thứ cho tôi vì đã cảnh báo tôi rồi.