Dịch giả: Nguyễn Học
Xung những người nổi tiếng

Serbakov thò tay vào một việc không tốt này. Tôi muốn nhớ lại một cảnh, khi Serbakov nổi tiếng “thợ xây dựng sũng cảm” của Hồng quân, khi rơi vào hàng ngũ những thợ xây dựng ấy, không nổi tiếng vì cái này. Trong thời kỳ quân ta rút lui ở mặt trận, đặc biệt đầu năm 1942, đã có nhiều bài báo phê bình, trong đó mổ xẻ những khuyết điểm của hồng quân và phê phán những chứng cớ có thật của việc rút lui. Những bài báo phê phán rất mạnh đó, nói riêng, là của Aleksandr Petrovich Dovzenko, một nhà đạo diễn điện ảnh tuyệt vời, một nhà báo tốt. Ông có sự thông minh thực sự và ngòi bút dũng cảm. Vì thế bài báo của ông làm cú quất đau, đồng thờ chúng vạch ra sự tâng bốc và khoác lác ở Stalin. Năm 1943 ông viết kịch bản phim “Ukraina trong đạn lửa.
Rất một kịch bản rất ấn tượng. Đa số các cảnh trong kịch bản ông mượn trong số những bài báo của mình. Bản thân tên gọi “Ukraina trong đạn lửa” cũng lôi cuốn sự chú ý. Quả là, khi đó tất cả Ukraina nằm trong đạn lửa. Tác giả không tiếc những lời phê bình gay gắt với Hồng quân, mà đặc biệt phê bình những người từng có trách nhiệm về sự chuẩn bị cho Hồng quân chiến đấu, và chỉ ra rằng việc chuẩn bị đó không xứng với điều kiện hiện thời.
Dovzenko trình kịch bản cho BCHTƯ ĐCS(b) Ukraina. Tôi làm quen với ông. Đọc kịch bản này có cả Malenkov và những nhân vật khác, bây giờ tôi cũng không nhớ ai là chính. Dovzenko muốn in nó để rồi trên cơ sở của nó, dựng thành phim. Có một lần Stalin gọi tôi về Moskva, hỏi:
- Ông đọc kịch bản của Dovzenko chưa?
- Vâng, tôi có đọc.
Thật ra, tôi chưa đọc hết, nhưng đã nghe qua. Đích thân Dovzenko đọc nó cho tôi nghe. Lúc đó là những phút căng thẳng đối với tôi (vì lý do khác), và tôi không thể tập trung chú ý đến nó. Điều này xảy ra khi bắt đầu cuộc tấn công bọn Đức vào vòng cung Kursk, tháng bẩy 1943. Ba phần tư suy nghĩ của tôi dành cho cuộc chiến đấu này, còn Dovzenko đọc hết cho tôi nghe tất cả và đôi lúc nói rằng tôi hoàn toàn có thể lấy các bài báo này, bài báo kia của ông để đọc. Tôi biết được rằng đây là một tác phẩm sắc bén, tốn nhiều thời gian, mổ xẻ khuyết điểm. Stalin gọi tôi:
- Anh làm quen với kịch bản chưa?”- ”Có ạ.
Tôi kể cho Stalin, trong bối cảnh như thế để ông có thể làm quen với nó. Stalin cho rằng đây là sự thoái thác đơn giản của tôi, và bắt đầu phê bình kịch bản. Ông quát mắng Dovzenko đến nỗi làm tôi làm ngạc nhiên: chính Stalin trước đây có quan hệ rất tốt với tác giả này, đánh giá và ủng hộ ông, dù rằng trước đó gặp một số người từng theo dõi Dovzenko hoặc thậm chí trực tiếp buộc tội ông là người theo chủ nghĩa dân tộc Ukraina và những tội khác. Những tội khi đó có thể đào bới, cả những tội có tồn tại và những tội không tồn tại, hầu như ở một một người có văn hoá của dân tộc Ukraina. Trong thời gian hoạt động của mình tại Ukraina, Kaganovich cũng có phần đóng góp. Ông tuyên bố rằng mỗi người Ukraina - một người dân tộc chủ nghĩa tiềm tàng. Thật là ngu ngốc!
Có lần, vào buổi chiều Stalin mời tôi đến gặp ông. Serbakov cũng đến đó. Serbakov bắt đầu xem xét kịch bản đã nêu. Lúc ấy tôi hiểu là có chuyện rồi. Malenkov không im lặng, mặc dù biết kịch bản và chúc mừng Dovzenko. Theo tôi, cá nhân Serbakov chấp nhận Dovzenko. Serbakov có một bài nói nói giọng điệu công tố, kích Stalin và chửi mắng tác phẩm của Dovzenko là “dân tộc chủ nghĩa cực đoan”, trong đó dường như phê bình tất cả cơ sở xô viết. Stalin lập tức nổi khùng: Tôi sẽ không nói về mình. Nhưng hiểu tính Stalin, tôi phải trải qua cái gì trong trường hợp này. Còn Stalin không cần sự xem xét, đề nghị tôi gọi một loạt lãnh đạo Ukraina, thành viên Chính phủ và bí thư BCHTƯ về tuyên huấn, ngoài ra, cả Korneychuk, Bazan, Tychin và, hình như, Rylski. Dovzenko cũng có mặt. Stalin đánh Dovzenko tơi tả. Kết thúc là tương lai của Dovzenko là người hoạt động nghệ thuật bị treo giò, đe doạ thậm chí to hơn. Stalin đề nghị tôi rằng, trên cơ sở “trao đổi những suy nghĩ” này, chúng tôi ra nghị quyết về tình thế không ổn định trên mặt trận tư tưởng Ukraina.
Chúng tôi, lãnh đạo Ukraina, lập nghị quyết và qua hai, ba ngày đem nộp Stalin. Chúng tôi tự làm. Ngoài chúng tôi, không ai trong số uỷ viên BCHTƯ VĐCS(b) tham gia trong vụ. Chúng tôi trao nghị quyết cho Stalin, còn ông ông nhìn dự án này thấy nhiều người tham gia. Ông rất lấy làm thoả mãn, nói:
- Đúng, tốt, hoàn toàn chấp nhận được!” Sự thật nghị quyết được chúng tôi thảo ra một cách tự phê bình trong một số địa chỉ riêng. Nhưng nhị quyết là tốt vì chúng tôi tự thảo nó, như người ta nói, tự mình đâm mình, tuy nhiên sao cho nó không đâu, và nghị quyết ấy được chấp nhận. Serbakov cảm thấy mình như ở trên mây. Sau này tôi lâu-lâu lại bị ho bởi tác phẩm này của Dovzenko. Trong tất cả trường hợp thuận lợi, Serbakov độc ác xui khiến Stalin, để Stalin nhớ về kịch bản.
Tôi từng nghe, khi Gorky lãnh đạo Hội nhà văn Liên Xô, người ta đã đặt Serbakov là Bí thư cho Hội, và lo toan vấn đề hệ tư tưởng để mọi công việc trong Hội nhà văn Viên Xô do Gorky lãnh đạo theo đúng đường lối. Tuy nhiên Macxim Gorky không phải là người như vậy để Serbakov cưỡi cổ ông. Kết thúc là Gorky yêu cầu đuổi Serbakov đi. Đây là một trong số những bằng chứng tính thâm độc, ác nghiệt của Serbakov. Tôi lần đầu tiên biết ông, khi ông năm 1942 là Cục trưởng tổng cục chính trị Hồng quân. Những hoạt động của ông tiến hànhchủ yếu là rút ra được bằng cả bằng cái đúng lẫn cái sai, gom góp quá trình chiến dịch hàng ngày (để làm việc này ông có một Đảng uỷ riêng) và, tận dụng sự tín nhiệm đối với Stalin, trao chúng sớm hơn Cục tác chiến Bộ tổng tham mưu. Nhưng chính đây mới đúng chức năng của bộ phận tác chiến! Như thế tất cả cán bộ cục tác chiến đặt vào tình thế phụ thuộc với Serbakov. Chẳng bao lâu bắt đầu thời kỳ chiến thắng của chúng tôi trên mặt trận. Giải phóng các thành phố Liên Xô, bộ đội ta tiến lên thành công - Serbakov là người đầu tiên hiến tất cả những điều này cho Stalin và ông “đảm bảo” điều ông nó. Điều này lố bịch bây giờ, nhưng khi đó chính là như thế và công việc như thế. Tôi đánh giá công lao của Serbakov, đồng thời với những mặt rất xấu. Tất nhiên người có lỗi chính, dù sao chăng nữa, là Stalin. Ông xây dựng một bầu không khí, trong đó những thứ như thế có thể nảy sinh.
Dovzenko lập tức dường như ngồi trong giếng nước lạnh. Tinh thần ông sa sút, những quan hệ trước đây đã thay đổi với ông. Tóm lại, ông bị thất sủng. Điều này cũng ảnh hưởng đến cả hoạt động của ông. Tôi thật đáng tiếc nhìn ông, nhưng tôi không thể làm được điều gì, vì rằng còn phải chịu một sự phê bình lớn hơn Aleksandr Petrovich. Và tình thế đó được giữ hầu như đến khi Stalin chết. Sau đó chúng tôi lại đề cao công lao Dovzenko và đưa ông trở lại, chừng mực nào điều này có thể, với những hoạt động có ích. Ông lại bắt đầu sáng tạo phim, sau khi ông chết kịch bản của ông, người vợ của ông Solnsevaia làm được một cuốn phim rất tốt. Tôi thật sự hài lòng, khi xem nó. Phim này quả là phảng phất tư tưởng của Dovzenko.
Tôi coi Dovzenko là người lương thiện, trung thành và thẳng thắn. Có lần, ông phát biểu những việc không làm hài lòng các nhà lãnh đạo. Nhưng chính đây lại là tốt, vì rằng nghe tất cả từ một người trung thực tốt hơn từ quân thù. Có thể giải thích cho một người bạn, nếu ông không đúng, hoặc tính đến lời phê bình đúng của ông. Sau cái chết của Aleksandr Petrovich, tôi đề nghị người Ukraina:
- Đặt tên xưởng phim Kiev mang tên Dovzenko, vì rằng ông làm rất nhiều để phát triển điện ảnh ở Ukraina, làm việc rất nhiều và hoàn toàn xứng đáng để tên ông làm đẹp cho xưởng phim Kiev.
Việc này được thông qua.
Còn một cảnh nữa, điển hình cho Dovzenko. Ngay sau khi Beria bị bắt, Dovzenko đề nghị gặp tôi và kể câu chuyện thế này:
- Tôi muốn ông biết về sự thật, mà tôi rất quan tâm. Có một lần đạo diễn điện ảnh Chiaurely mời tôi đến chỗ ông ta. Ông ta là tác giả phim “Berlin thất thủ”.
Chiaurely ựa vào sự ủng hộ của cá nhân Stalin và Beria. Không phải ngẫu nhiên ông dựng cảnh Stalin thực hiện công việc chính của người đứng đầu Tổng hành dinh trong gian phòng ở đó chỉ có những chiếc ghế trống. Chỉ có Stalin hiện diện với ông Poskrebysev, Trưởng ban an ninh BCHTƯ Đảng.
“Một tác phẩm nịnh bợ của nghệ thuật!”. Tôi tự nhủ thế. Sau khi Stalin chết và bắt giam Beria, chúng tôi đề nghị Chiaurely, ra khỏi Moskva. Ông đến đâu đó ra vùng ngoại ô và tiếp tục công việc. Tôi không biết, ông ta ngày nay chiếm vị trí nào trong nghệ thuật và chừng mực nào có kết luận đúng cái điều mà người ta chỉ cho ông.
Aleksandr Petrovich Dovzenko tiếp tục câu chuyện:
- Chiaurely nói với tôi: “Đồng chí Dovzenko, tôi khuyên ông đi gặp đồng chí Beria. Beria rất quan tâm đến ông đấy. Anh sẽ có lợi ở chỗ ông ta và nghe ông ấy”. Vì cái gì Chiaurely đề nghị tôi điều này? Tôi không đến và không ở chỗ Beria, vì rằng tôi không có vấn đề gì liên quan tới Bộ nội vụ. Vì cái gì tôi phải đến đó?
Còn tôi nói với Aleksandr Petrovich Dovzenko:
- Chiaurely nói ông đến đó để ông làm điệp viên của Beria. Beria cho rằng Dovzenko - một người có ảnh hưởng cả ở Ukraina, cả trong nghệ thuật. Trong những bước đi mà Beria dự tính ở Ukraina, hắn muốn biến ông thành đồng minh, dựa vào cả ông để tiến hành những cuộc đàn áp đẫm máu. Chiến dịch này chỉ có thể đẫm máu, vì rằng Beria không chấp nhận các phương pháp khác.
Serbakov vẫn tiếp tục những hoạt động hèn mạt của mình. Tôi không biết, ở mức độ nào đó, ông có tật nghiện rượu. Nhưng tôi không nghĩ rằng ông bản thân ông thích thú gì rượu. Nhưng bởi vì Stalin thích rượu, nên chính ông và phải chịu uống rượu mạnh và khác lôi kéo những những người khác nghiện rượu để làm vừa lòng Stalin. Tôi nhớ một sự cố. Beria, Malenkov và Mikoian đã nói cô gái bưng bê rượu vang để cô ta mang cho họ những chai rượu vang, nhưng đổ nước vào đấy và thêm chút ít rượu vang hoặc nước hoa quả ép để có mầu. Như thế, trong cốc vại nhìn thấy thứ nước có màu cần thiết: nếu vang trắng, thì pha chất lỏng trắng, nếu vang đỏ - thì nước đỏ. Nhưng những thứ này thực chất là nước lã, và họ uống nó. Nhưng Serbakov vạch mặt họ. Serbakov uống “rượu vang” từ những chai như thế, nếm và thét lên:
- Họ uống không phải vang!
Stalin nổi khùng vì họ lừa ông, và một vụ scandal lớn đối với Beria, Malenkov và Mikoian. Tất cả chúng tôi tức giận Serbakov, vì rằng không muốn uống vang, nhưng nếu quả là phải uống, thì cũng uống một lượng tối thiểu để thoát khỏi Stalin, nhưng không bị say rượu, không tự giết mình. Serbakov cũng khổ sở vì điều này. Tuy nhiên không những chỉ có con người xun xoe, độc ác này nịnh bợ mà còn cả những người khác và những người khác cũng làm như ông ta. Ông chết một cách thảm hại. Beria khi đó nói rằng Serbakov chết vì uống quá nhiều. Uống nhiều thì chết.
Thật ra Stalin nói rằng Serbakov ngu - vừa mới khỏi ốm xong, ngay sau đó không nghe lời khuyên của bác sỹ và chết vào đêm, khi cho phép mình làm tình với vợ. Nhưng chúng tôi biết rằng ông chết vì uống quá nhiều để chiều lòng Stalin, mà không phải ham muốn rượu vang. Tôi vẫn có ấn tượng khó chịu nhất về con người, vô kỷ luật và có khả năng đối với tất cả những gì có lợi. Ông không có lấy một chút lương tri. Có thể làm tất cả để nâng bản thân mình, và sẵn sàng làm người ta chìm trong lừa dối. Nhưng Stalin lại khoái điều này. Stalin thích chúng tôi sợ, và ông dung túng và củng cố thâm nhập tư chất đểu giả của Serbakov.
Khi chuyển về Moskva công tác, đối với tôi, tất nhiên, có vinh sự lớn làm việc trực tiếp dưới sự lãnh đạo của Stalin và trực tiếp giao thiệp với ông. Tôi nói rằng đây là có lợi cho công việc. Chính từ Stalin, chúng tôi gom góp được những điều lợi không nhỏ, vì ông chính khách lớn. Đặc biệt tốt, khi đầu óc ông ông tỉnh táo và khoẻ mạnh. Lúc đó ông cho những người thân cận những lời khuyên và chỉ dẫn có ích. Tôi nói thật rằng tôi đánh giá cao về ông và rất kính trọng ông. Nhưng tôi chịu khổ sở ở đây nhiều hơn ở Ukraina, tách xa đây. Hầu như chiều nào cũng có chuông điện thoại:
- Đến đây đi, chúng ta cùng ăn cơm.
Đấy là những bữa ăn thật lạ lùng, đáng sợ. Tôi về nhà vào buổi sáng, trong lúc chính tôi cần giải quyết công việc. Tôi cố gắng ngủ đến 10 giờ, sau khi ăn cơm trưa, tôi cố ngủ một chút, luôn luôn treo một mối đe doạ: không ngủ, mà Stalin gọi, thì sau này sẽ bị lơ mơ. Ngồi cùng bàn ăn với Stalin mà lơ mơ, đều kết thúc xấu.
Thật không tưởng tượng được những điều mà thỉnh thoảng Stalin làm. Ông ném cà chua vào mọi người, chẳng hạn trong thời gian chiến tranh, khi chúng tôi ngồi trong hầm tránh bom. Chính mắt tôi nhìn thấy. Khi chúng tôi tới gặp ông về vấn đề quân sự, thì sau khi chúng tôi báo cáo xong, ông nhất định mời về hầm của ông. Bắt đầu ăn, và bữa ăn thường kết thúc bằng việc ném hoa quả, đôi lúc vào tường và vào trần, bằng tay bằng muôi, bằng dĩa. Điều này làm tôi giận:
- Tai sao một lãnh tụ đất nước và một người thông minh có thể uống say đến thế này và cho phép mình làm những điều như thế?
Các tư lệnh mặt trận, bây giờ là các nguyên soái Liên Xô, cũng gần như phải trải qua những thử thách ấy, nhìn thấy cảnh tượng xấu hổ như thế. Việc này bắt từ năm 1943 và xảy ra sau này, khi Stalin tin chắc chúng tôi chiến thắng. Nhưng trước đây ông đi lại như một con gà rù. Lúc đó tôi không nhớ, liệu có bữa ăn nào đấy có uống rượu không. Ông bị ức chế đến nỗi, một hối tiếc đơn giản cũng không có.
Có một chi tiết, đặc trưng cho tính cách Stalin. Nhưng là mặt khác. Sau chiến tranh ở Ukraina nghề mỏ phát triển nhanh. Ukraina khôi phục nông nghiệp, công nghiệp, và cải thiện thích hợp mối quan hệ của Stalin với ban lãnh đạo Ukraina, kể cả tôi - Chủ tịch Hội đồng Dân uỷ CHXHCN Ukraina và Bí thư thứ nhất BCHTƯ ĐCS(b) Ukraina. Một lần, cãi nhau kịch liệt về nhà máy sản xuất máy kéo. Mikoian nói về máy kéo diesel KD-35, sản xuất tại Belorussia. Đây là máy kéo tốt, nhưng đắt. Mikoian khen ngợi máy kéo này. Stalin hỏi ý kiến tôi, và tôi cũng khoác lác với ông. Sự thật tôi thấy, máy kéo ấy vẫn còn chưa hoàn hảo công suất nhỏ, tuy động cơ diesel. Stalin cũng thích máy kéo diesel, vì rằng nhiên liệu rẻ hơn. Và bỗng nhiên Stalin nảy ra ý nghĩ (hoặc ai đấy đã nói với ông), rằng nên chuyển cho nhà máy khác sản xuất máy kéo diesel. Và Stalin đề nghị chuyển việc sản xuất những máy kéo ấy trước hết cho nhà máy Kharkov.
Tôi cố gắng chứng minh rằng không thể làm điều này. Dân uỷ máy kéo công nghiệp Akopov cũng phát biểu chống lại việc này và giúp tôi những số liệu cần thiết. Nhưng Stalin không nghe và ghi ý tưởng của mình vào nghị quyết Bộ chính trị.
Ý tưởng của ông, tuy nhiên, không được phổ biến cho thậm chí tất cả uỷ viên còn lại Bộ chính trị, trong số này có cả Beria, một điều hiếm xảy ra, cho nên họ cũng đứng về phía chúng tôi. Tranh luận kịch liệt. Sau một thời gian Stalin nhớ lại, hỏi:
- Đã chuyển cho nhà máy Kharkov sản xuất KD-35 chưa?
- Không - tôi nói - chưa chuyển.
Stalin nổi giận. Akopov bị khiển trách vì không thực hiện nghị quyết. Lúc ấy Beria, Malenkov và Mikoian giơ tay: họ tính rằng đừng làm một cái gì cả một khi Stalin muốn điều này.
Tôi vẫn tiếp tục đấu tranh. Một lần Stalin, đang nghỉ ở Sochi, gọi tôi từ Ukraina đến đó. Tôi đến. Ở đó đã có Malenkov, sau đó thêm Beria và Molotov tới. Ông lại đặt vấn đề về vụ máy kéo và quát mắng tôi, như người ta nói là đánh tơi tả. Nhưng tôi chứng minh cho ông:
- Thưa đồng chí Stalin, đừng làm điều này, sẽ gây ra thiệt hại. Hãy nhìn xem, KD-35 có 35 mã lực, mà chúng tôi bây giờ cũng đã sản xuất tại nhà máy Kharkov máy kéo 54 mã lực. Mỗi ngày xuất xưởng 100 máy kéo. Nếu bắt đầu chuyển sang model mới, thì lại bắt đầu từ con số không, mất nhiều thời gian, và chính là chúng ta không đủ máy kéo. Nông nghiệp bị thiệt hại, giảm giảm năng suất lao động. Bây giờ một thợ lái lái máy kéo 54 mã lực, lại hoá ra lái máy kéo 35 mã lực. Máy kéo 54 sức ngựa kéo bộ cày 5 lưỡi, còn chiếc 35 ngựa trong trường hợp tốt nhất kéo được bộ cày 3 lưỡi, bình thường chỉ 2 lưỡi thôi. Như thế giảm năng suất lao động hơn 2 lần khi cày.
Nhưng Stalin vẫn khắc nghiệt.
Beria và Malenkov nói thầm với tôi:
- Đừng cãi nữa. Anh đâm đầu nhảy vào lửa đấy à? Anh cũng nhìn thấy, điều này là không thực tế.
Tôi vẫn bảo lưu ý kiến của mình. Và cũng đáng chú ý (đây cũng là tính cách của Stalin): con người này khi giận dữ có thể phạm tội ác lớn. Nhưng khi anh chứng minh sự đúng đắn và đưa cho ông những số liệu sống động để ông hiểu rõ, thì ông trở nên có ích và ủng hộ. Tôi hơi bất ngờ, mùa thu Stalin về Moskva và tôi cũng từ Kiev về. Chúng tôi gặp nhau. Tôi thấy Stalin ở tâm trạng tốt. Ông đi đi lại lại trong phòng làm việc của mình. Chúng tôi ngồi vào chỗ của mình. Bỗng nhiên ông nói:
- Thế nào, chú nhóc? (Ít khi ông dùng từ này). Có thể, chúng tôi nhượng bộ anh, đồ quỷ? - và chìa tay cho tôi.
Tôi quay về chứng minh sự cư xử tốt của ông.
- Được - ông tiếp tục - chúng tôi nhượng bộ anh về vụ máy kéo.
Nhưng sau này tôi nói với ông:
- Đồng chí Stalin, ông đã làm một việc tốt. Chúng tôi mất hang nghìn máy kéo, vì rằng thực tế nhà máy Kharkov ngừng sản xuất chúng.
Vâng, có những trường hợp như thế, khi kiên trì phản đối ông, và nếu ông vào sự sự đúng đắn của anh, thì ông sẽ từ bỏ quan điểm của mình và chấp nhận quan điểm của người đối thoại. Điều đó, tất nhiên, là phẩm cách tích cực. Nhưng, đáng tiếc, có thể đếm trên đầu ngón tay những trường hợp, xảy ra như thế. Thường là như thế này: quả là nếu Stalin nói, khôn hoặc dại, lợi hoặc hại, đằng nào cũng thế, bắt người ta làm. Và người ta đã làm như thế!
Một số người stalinit cho rằng đây là phẩm cách tốt đối với lãnh tụ. Tôi cho rằng đây là phẩm chất xấu. Bây giờ, khi tôi viết hồi ký của mình và cố gắng nhớ lại những thời điểm rõ ràng nhất của thời đã qua, thì tôi nhớ đến cả những người bị hại được kể trong đời sống xã hội. Về mặt tích cực trong cuộc sống Liên Xô, bây giờ tôi nói đến vì rằng nó được viết nhiều trong báo chí chúng tôi, có thể là, thậm chí có chút đánh bóng và tô hồng. Chính vì lịch sử phát triển nhà nước xô viết, chiến thắng CNXH ở Liên Xô mà chỉ nói đến những điều tích cực. Nếu ngoảnh lại nhìn con đường chúng ta đã đi sau 50, chúng ta đã trải qua và trưởng thành thì tất cả sẽ rõ hơn.
Có sự khác nhau trong việc đánh giá con đường đã qua ở chỗ một số cho rằng tất cả mọi chiến thắng - đúng là công lao của Stalin. Đúng, trong những thành công đó, công lao của Stalin cũng lớn. Nhưng đây là thành công của nhân dân, mà cơ sở của nó - Lenin, ý tưởng của ông. Bởi vì áp dụng ý tưởng của Lenin, họ cho những kết quả tich cực, dùng Stalin bóp méo quan điểm của Lenin và những chỉ dẫn của Lenin. Học thuyết Mác-Leninlà học thuyết tiến bộ nhất, làm phong phú nhân dân chúng tôi, củng cố và trang bị cho họ. Chính trên cơ sở học thuyết này chúng tôi đạt được những kết quả của mình.
Nhiệm vụ của một người viết hồi ký, tôi cho rằng phải nói hết những tặy tiêu cực của những sự kiện. Lúc ấy không phải là sai lầm, một là sự lạm quyền. Nếu như không có sự lạm quyền, mà Stalin đã làm, thì chúng tôi có có nhiều lần hơn những thành tựu cao. Chính thế tôi tập trung hồi ức lại để giúp đỡ loại trừ khả năng lặp lại những thiệt hại đối với cả giai cấp công nhân, cả nông dân, cả trí thức xô viết, tất cả nhân dân lao động Liên Xô và cả các nước xã hội chủ nghĩa khác, vì rằng Liên Xô đã đem những sai lầm của mình và sự lạm quyền của Stalin tới tất cả các nước anh em.