Dịch giả: Nguyễn Học
Sau Đại hội 20 ĐCSLX

Ngay sau Đại hội 20, trong tất cả các ĐCS, đặc biệt Pháp và Ý bắt đầu xúc động. Cũng dễ hiểu rằng đó là những Đảng vô sản, đông quần chúng, mà tại những phiên toà xử “kẻ thù nhân dân” lại có mặt Torez và Toliatti, hai ông này về sau làm nhân chứng cho nước họ rằng những người bị khép tội là đúng luật. Thế mà bây giờ tất cả xoay ngược lại! Tình tiết này cũng ngăn họ không công bố tư liệu phiên toà công khai, mặc dù cũng chẳng có tội ác nào cả và các bản án chỉ có tính ý nguyện và không chứng minh được tội ác của những bị cáo “tự thú nhận”.
 Bắt đầu mây đen ở Ba Lan. Sau Ba Lan, lan sang Hungary. Sau khi người lãnh đạo Ba Lan là Berut qua đời, tôi, đại diện toàn quyền BCHTƯ ĐCSLX, đến Warsawa, tham dự Plenum BCHTƯ Đảng công nhân thống nhất Ba Lan. Tôi không có mặt tại các phiên họp này để người ta không buộc tội Liên Xô can thiệp vào nội bộ Đảng anh em. Các phiên họp tiến hành rất sóng gió, các uỷ viên BCHTƯ Đảng công nhân thống nhất Ba Lan bày tỏ không hài lòng với Liên Xô. Những người trong BCHTƯ Đảng Ba Lan, thân với chúng tôi, đã kể như thế. Điều này làm chúng tôi không sung sướng gì, nhưng chúng tôi cho rằng đây là thể hiện dân chủ - một yếu tố tích cực. Tuy nhiên, sau một thời gian, ở đấy xảy ra những sự kiện làm chúng tôi lo ngại.
Tại Plenum, Okhab được bầu làm Bí thư thứ nhất BCHTƯ Đảng công nhân thống nhất Ba Lan. Chúng tôi cũng có những quan hệ cá nhân tốt với Okhab. Tôi kính trọng ông, theo tư liệu, ông hoàn toàn xứng đáng điều này. Một người cộng sản lão thành, trải qua trường học cách mạng trong tù. Và thoạt đầu, chúng tôi cho rằng ông xứng đáng tin cậy. Sau khi ông được bầu làm Bí thư thứ nhất, chúng tôi hội đàm với ông, và tôi đặt vấn đề:
- Tại sao Gomumka lại ngồi ngồi tù ở Ba Lan?
Khi tôi nói điều này với Berut, thì ông ta trả lời tôi như thế này:
- Tôi và chính tôi cũng không biết, tại sao Gomumka ngồi tù và ông bị buộc tội gì.
- Ông nghĩ xem, có thể tha ông ấy được không?
Thế là Okhab bắt đầu chứng minh với tôi rằng không thể tha được. Ngồi tù không chỉ một mình Gomumka: mà còn cả Slykhanski, cả Loga-Sovinski, Klisko và nhiều người khác. Điều này làm tôi lo ngại, và tôi không thể nào hiểu, vì sao họ bị giữ trong tù. Tôi thảo luận hầu như với tất cả các vị lãnh đạo Đảng công nhân thống nhất Ba Lan, và họ đều chứng minh rằng không thể làm một cái gì cả, không thể tha những người này.
Sau một thời gian, Okhab dẫn đầu Đoàn đại biểu đến Trung Quốc. Khi họ quay về nước, ghé qua Moskva, tôi lại bàn bạc với Okhab. Trước đó Gomumka được tha, và tôi hỏi Okhab:
- Liệu chúng tôi chúng tôi có thể mời Gomumka đến Liên Xô, nghỉ ở Hắc hải, ở Krym hoặc Kavkaz, nơi có khí hậu tốt lành để nghỉ hơn là ở Ba Lan.
Ông trả lời không rõ ràng và quay về Warsawa. Điều này làm tôi lo ngại, thậm chí còn băn khoăn. Và đúng sau một vài ngày đại sứ của chúng tôi ở Ba Lan cho biết ở Ba Lan bùng ra sự kiện là nhiều người Ba Lan phỉ báng Liên Xô và suýt nữa thì đảo chính, do những người chống Liên Xô tiến hành. Phát sinh mối đe doạ tuyến giao thông, liên lạc của chúng tôi ở CHDC Đức, qua Ba Lan. Nhưng sự kiện ở Ba Lan chúng tôi rất lo ngại và có những nguyên nhân khác nhau, và chúng tôi quyết định áp dụng các biện pháp để đảm bảo cho chúng tôi tự do qua lại Ba Lan và đảm bảo liên lạc với quyết định Liên Xô ở CHDC Đức. Chúng tôi dự định cử một Đoàn đại biểu đến Ba Lan, nhưng trước khi đi, chúng tôi gọi điện cho phía Ba Lan. Tình hình ở đó tiếp tục nóng bỏng. Báo chí Ba Lan mạnh mẽ phê bình Liên Xô, dường như Liên Xô cướp bóc Ba Lan, mua than của họ theo giá rẻ và bán cho họ quặng sắt theo giá cao. Những việc này quả thật xảy ra thời Stalinе, khi chúng tôi mua bán với các nước dân chủ nhân dân không theo giá thế giới, mà là áp đặt. Lãnh đạo Ba Lan khuyên chúng tôi không đến vào lúc này. Nhưng điều này lại càng làm chúng tôi lo ngại hơn, vì lẽ những người Ba Lan rõ ràng chứng minh rằng họ không muốn gặp chúng tôi Và chúng tôi quyết định nhanh chóng cử một Đoàn đại biểu đến đó gồm: Khrusev, Mikoian, Bulganin và một số người khác.
Chúng tôi bay đến Warsawa. Ở đó chúng tôi gặp Okhab, Gomumka, những đồng chí khác. Cuộc gặp rất lạnh lùng. Khuôn mặt của Okhab lộ rõ vẻ lo âu. Tất cả kéo đến dinh thự, cung điện ở Larenka nơi bắt đầu đàm phán ở mức gay gắt. Chúng tôi cảnh cáo về việc làn sóng chống xô viết tăng lên ở Ba Lan và tuyên bố rằng chúng tôi kiên quyết đảm bảo giao thông, liên lạc của mình với quân đội xô viết ở CHDC Đức. Đó là áp lực thẳng thừng từ phía chúng tôi. Okhab nổi khùng:
- Ông đưa yêu sách cho tôi phải không? Bây giờ tôi không phải là bí thư BCHTƯ. Ông đi mà hỏi người khác.
Và ông ta chỉ sang Gomumka. Lời nói của Okhab lộ ra vẻ không hài lòng. Chúng tôi khi ấy có một ấn tượng nặng nề về tình hình trong ban lãnh đạo Ba Lan. Chúng tôi không biết thực chất tình hình và sợ rằng chính quyền rơi vào tay những người đang tiến hành chính sách chống Liên Xô. Nhưng chúng tôi không muốn trở lại những quan hệ của chúng tôi với Ba Lan như trước chiến tranh, mà chúng tôi vẫn chưa phai trong đầu.
Gomumka cố gắng xua tan nghi ngờ của chúng tôi. Ông đồng ý rằng tình thế ở Ba Lan là phức tạp và làn sóng chống xô viết tăng lên. Nhưng ông cam đoan tình hữu nghị với Liên Xô cần thiết sống còn đối với Ba Lan và mối quan hệ của chúng tôi không bị phá huỷ. Tôi tin rằng trong một thời gian ngắn, thì làn sóng không hài lòng sẽ bị bớt đi và tình hình trở lại bình thường. Tuy nhiên sau này bắt đầu thên sự kiện ở Hungary. Lúc đó, theo tôi, có hai ĐCS, mà lãnh đạo không yên ổn. Ở Hungary thời Stalin cũng nhiều người bị bắt bắt, tôi cho rằng không phải Stalin khởi xướng bao nhiêu thì Rakosi làm bấy nhiêu. Điều này được làm thông qua cố vấn của chúng tôi do Stalin cử đến ngồi ở Ba Lan, Hungary, và các nước anh em khác. Qua những người này, Stalin hành xử ở đó với cùng một phương pháp hành xử ở Liên Xô. Sau các cuộc thương thuyết ở Warsawa chúng tôi quay về Moskva dưới một ấn tượng lời tuyên bố căng thẳng nhưng chân thật của Gomumka rằng tình hữu nghị của Ba Lan với Liên Xô cần hơn tình hữu nghị của Liên Xô với Ba Lan. Ông nói:
- Chẳng có lẽ chúng tôi không hiểu tình thế mà chính chúng tôi không có Liên Xô không giữ được biên giới phía tây của mình. Chúng tôi tự xem lại các vấn đề nội bộ, những quan hệ với Liên Xô vẫn là, vẫn là tình hữu nghị không thay đổi và liên minh.
Mặc dù ông nói điều này hơi cao giọng, nhưng không đến nỗi khó để tin. Và tôi tin ông, nói với các đồng chí của mình:
- Tôi nghĩ rằng chúng tôi không có cơ sở để không tin Gomumka. Ông được bầu Bí thư thứ nhất BCHTƯ Đảng công nhân thống nhất Ba Lan. Phần đông các đồng chí Ba Lan tin ông. Tôi cảm thấy rằng lời tuyên bố của Gomumka được những người khác ủng hộ. Chính ông nói điều này không phải là bí mật, mà là công khai, tại cuộc họp lãnh đạo. Tất cả mọi người đã nghe thấy. Phải cho rằng lần này không ai, tất cả đều đồng ý.
Tuy nhiên một thời gian dài tình hình ở Ba Lan vẫn căng thẳng và làm chúng tôi rất lo ngại.
Trước mắt chúng tôi còn có cả những mối quan hệ với các nước làng giềng. Thời kỳ đó, vấn đề nghiêm trọng nhất - chất lượng sản phẩm của chúng tôi. Đáng tiếc, chúng tôi không cách nào đuổi kịp các nước tư bản. Nhưng để thi đua thành công với họ, để chủ nghĩa xã hội lôi cuốn mọi người, chúng tôi cần làm tốt nhất. Chúng tôi phải ngả mũ kính chào chủ nghĩa tư bản. Điều này thật xấu hổ. Đáng tiếc, anh hãy dùng radio, ô tô, máy ghi âm của chúng ta sản xuất. Chất lượng ra sao? Chúng tôi ghi nhận 50 năm cách mạng tháng Mười bằng việc mua ở “chủ nghĩa tư bản thối nát” nhà máy ô tô mác “Fiat”.
Chắc chắn những ô tô này ở đó là lỗi thời, mà những người tư bản không phải là ngu: họ bán cho chúng ta model thải ra khỏi sản xuất, chính họ lại lắp model mới. Đáng tiếc, chúng tôi vẫn còn không thể làm việc chúng tôi mong muốn. Tôi nói rằng chúng ta vẫn còn lạc hậu. Nhưng những người lạc hậu, từng có một lúc nào đó sống ở Nga, đã chết từ lâu rồi. Hãy lấy Nhật Bản làm thí dụ: Nhật Bản hoàn toàn tiêu điều sau chiến tranh, bây giờ chiếm vị trí hàng đầu trên thế giới. Nhật Bản cũng đọ sức trong vấn đề tiến bộ kỹ thuật với Mỹ và Tây Đức cũng một phần nào nằm trong đống đổ nát.
Thật ra trong một số lĩnh vực khoa học và kỹ thuật chúng tôi đang ở phía trước. Chẳng hạn, chúng tôi phát minh ra phương pháp rót thép nóng chảy thép liên tục. Chúng thậm chí chúng tôi đã bán hát minh cho Mỹ. Nhưng những thí dụ như thế chỉ là nhỏ so sánh với cái chúng tôi mua từ họ. Khi chúng tôi cố sức mở rộng khai thác dầu mỏ, chúng tôi cần chất chỉ thị buryl. Chúng tôi làm được những chất chỉ thị tốt, tuy nhiên chất chỉ thị của Mỹ không thể so sánh được với chúng ta. Lúc ấy Mỹ vượt xa Liên Xô. Chất chỉ thị buryl tốt nhất này được sản xuất ở Rumani. Tôi hỏi Georgy-Degia về điều này. Ông mỉa mai: người ta nói chúng tôi là ở Mỹ có một nhà tư bản người Rumani trong ngành công nghiệp dầu mỏ. Ông ta giúp đỡ chúng tôi đánh cắp bản thiết kế của Mỹ. Các thiết bị của Rumani làm theo bản thiết kế của Mỹ. Chúng tôi muốn mua của Rumani bản thiết kế này. Tôi nói Georgy-Degia:
- Cho chúng tôi bản thiết kế nhé!
Ông nói:
- Cầm lấy đi.
Cầm lấy đi... với người Rumani giữa từ “cầm lấy đi” và “nhận đi” - một khoảng cách rất xa.
Nói chung lãnh đạo Rumani còn trẻ. Họ thúc đẩy nhanh nền công nghiệp của mình, xây dựng nông trang nhanh và tốt. Rumani về văn hoá trước đây đứng dưới các nước Đông Âu, bây giờ thì cao hơn, chẳng hạn, nông dân mù chữ. Nhưng, dù thế, Rumani chẳng bao lâu nữa sẽ đi lên. Tất nhiên Rumani có điều kiện thiên nhiên thuận lợi hơn các nước xã hội chủ nghĩa khác. Họ, nói riêng, có nhiều dầu mỏ, khí đốt, rừng, bánh mỳ. Các nước xã hội chủ nghĩa khác cũng chưa phải có đủ lương thực, còn Rumani xuất khẩu bột mỳ. Chúng tôi thường giận Rumani rằng họ bán bột mỳ cho thế giới tư bản, mà không bán cho các nước xã hội chủ nghĩa. Nhưng nếu lấy thí dụ Ba Lan có thừa ngũ cốc, họ có lẽ, khôn hơn Rumani. Họ có thể bán lúa mỳ cho CHDC Đức bằng hàng hoá giá trị. Nhưng chính là mỗi quốc gia đều muốn có ngoại tệ và chạy ra thị trường thế giới. Vì thế không thể giận Rumani.
Nhân đây, tôi nhớ lại có lần Gomumka đến Moskva và đề nghị bán cho Ba Lan lúa mạch ngoài kế hoạch, mà cái đó chính lại là bánh mỳ của chúng ta. Tôi thấy Gomumka khôn lỏi, không nói thật, và tôi nhận xét:
- Ông muốn mua luá mỳ, nhưng tôi biết rằng Ba Lan tự cung cấp được lúa mạch. Ông muốn mua ngũ cốc của chúng tôi để nuôi lợn và bán thịt thăn hun khói cho Mỹ.
Gomumka luống cuống, sau đó trả lời:
- Đúng.
- Và ông nghĩ rằng chỉ có người Ba Lan biết làm điều đó, còn người Nga - là những người ngu sao? Ông mua ngũ cốc ở Canada bao nhiêu cũng được, biến thành thịt và bán thịt đi.
- Nhưng ở đó phải trả ngoại tệ.
Vấn đề thế đấy. Mối quan hệ tương hỗ giữa các nước xã hội chủ nghĩa cũng có thể rất phức tạp, và có những lý do khác nhau. Sau cuộc đàm phán này với Gomumka tất cả chúng tôi cung cấp ngũ cốc cho Ba Lan. Nhưng chẳng có lẽ đây là một một trường hợp duy nhất, khi Liên Xô bớt miệng để giúp đỡ những người bạn?
Bao nhiêu lần, đôi khi, chúng tôi đồng ý kế hoạch, nhưng sau đó Gomumka hoặc lại có ai đấy gọi:
- Đồng chí Khrusev, tôi đề nghị tiếp tôi, chúng tôi có vấn đề hóc búa.
Người ta đến.
- Đồng chí Khrusev, ông cung cấp cho chúng tôi chừng này quặng với hàm lượng sắt chừng này, chúng tôi không hoàn thành kế hoạch. Hãy giúp chúng tôi, cho chúng tôi nhiều quặng hơn, hàm lượng sắt cao hơn.
Nhưng cái đó nghĩa là gì? Chúng tôi cho họ số quặng, mà để có được điều này chúng tôi phải chế biến từ quặng sắt hàm lượng thấp. Lại chuyện cà chua Bulgari. Chúng tôi nhận những thứ không ra gì. Người Bulgari quen nghic rằng người Nga ăn mọi thứ rác rưởi, xin lỗi vì cách nói này, thế là họ hái cà chua còn xanh, và làm chín đỏ chúng khi vân chuyển. Đó là những thứ kém phẩm chất! Họ cũng chở cà chua đến Tây Đức, nhưng không phải loại cà chua như thế, vì rằng sẽ không ai mua, ở đó là sự cạnh tranh. Nhưng họ bán để người tiêu dùng nước ta ăn. Đấy là cà chua kỳ diệu. Bulgari - nước trồng trọt tốt nhất thế giới. Nhưng cà chua ngon, chỉ khi hái chúng vào buổi chiều, còn buổi sáng thì mang lên bàn.
Nhiều vấn đề khác nhau nảy sinh quan hệ giữa các nước xã hội chủ nghĩa. Nếu không đề cập và giải quyết, thậm chí có thể gây ra xích mích. Chúng tôi giận là nhiều nước xã hội chủ nghĩa nhìn Liên Xô như con bò sữa. Nhưng chính chúng tôi còn sống khổ hơn nước nước mà chúng tôi giúp đỡ. Mức sống được xác định bằng sự tiêu thụ trên một đầu người dân. Thí dụ tiêu thụ thịt. Năm 1964 ở CHDC Đức 75 kg đầu người một năm, ở Tiệp Khắc là 65, Ba Lan - dưới 50, sau đó là Hungary, sau đó chỉ có - Liên Xô, và thấp hơn là Bulgari - 26 kilogam. Có lần nói với Ulbrich:
- Walter, tôi không cần bình quân đâu, nhưng phải hiểu tình thế chúng tôi. Chúng tôi chiến thắng, chúng tôi đánh tan Đức Hittler, và chúng tôi cho CHDC Đức ngũ cốc và hàng hoá giá trị ngoại tệ, để ông có thể bán cho nước ngoài, mua về thịt và đảm bảo tiêu thụ trên đầu người là 75 kg. Nhưng ông có lo cho chúng tôi không?
Những tư duy chính trị, đặc biệt trong quan hệ CHDC Đức cũng ảnh hưởng đến các vấn đề như thế. Người ta muốn mức sống Đông Đức phải hơn Tây Đức. Chỉ riêng điều đó có thể lôi kéo tất cả người Đức chạy về phía chúng ta. Nhưng hiện thời chưa có thế.
Vấn đề bồi thường chiến tranh cũng đáng quan tâm. Các nước phương tây bỏ khoản bồi thường chiến tranh, mà Tây Đức phải trả cho họ, còn CHDC Đức tiếp tục trả chúng ta những cái gì có thể. Khi Stalin qua đời, chúng tôi một lần nữa đặt vấn đề này: nếu chúng tôi muốn Đông Đức có thể chạy đua về mức sống với phương Tây, cần cho họ khả năng nâng cao kinh tế mạnh hơn. Nếu tiếp tục trả bồi thường chiến tranh và nuôi quân đội Liên Xô ở CHDC Đức bằng tiền của họ, thì không thể làm được điều này. Và chúng tôi bỏ khoản bồi thường chiến tranh, và chúng tôi nhận về mình khoản nuôi quân đội. Người Ba Lan cũng thích điều này, và họ cũng vặt lông và kiếm lợi ở chỗ bộ đội chúng tôi vì lợi ích của chính Ba Lan đóng trên lãnh thổ Ba Lan. Nhiều vấn đề phức tạp tồn tại trong mối quan hệ tương hỗ giữa các nước dân chủ nhân dân, như người ta gọi sau chiến tranh. Ba Lan có than cốc. Một lần người Tiệp yêu cầu Ba Lan cung cáp than cho họ. Người Ba Lan đề nghị chúng tôi cung cấp dầu mỏ bổ xung cho họ, và chúng tôi vạch ra điều kiện: chúng tôi đưa cho các ông dầu mỏ theo tương đương với lượng than cốc các ông cho Tiệp Khắc. Những người Ba Lan khi đó đúng là nắm yết hầu người Tiệp. Nếu chúng tôi cũng làm như vậy, thì chúng tôi bóp cổ Ba Lan, nền công nghiệp của họ thấp kém, họ không thể bước ra thuộc trường thế giới và cạnh tranh với tư bản, lập tức mức sống của họ giảm đi, và điều này làm bùng nổ không hài lòng của dân chúng Ba Lan. Chính những người Ba Lan - mà không phải người Nga, không thích chịu đựng.
Nhớ về Tiệp khắc - nhớ ngay về nền công nghiệp phát triển cao của họ. Khi chúng tôi còn cởi truồng chui bàn, thì người Tiệp đã làm được những thứ làm sửng sốt thế giới. Chẳng hạn, những cỗ pháo phòng không của họ cùng chúng tôi trải qua chiến tranh. Trước chiến tranh, người Tiệp đã bán cho chúng tôi nhà máy Skoda nổi danh, chúng tôi sử dụng chúng trong sản xuất đến tận 1945. Có lần năm 1948 Gotwald nghỉ ở Krym với Stalin. Stalin gọi cho tôi:
- Gotwald ở đây, ông đến đi.
Hôm sau tôi bay đến. Mọi người tụ họp ăn cơm ở chỗ Stalin. Gotwald uống say (ông có nhược điểm này) và nói:
- Đồng chí Stalin, tại sao các ông lại cho người ăn cắp bản quyền sáng chế của chúng tôi? Ông cứ nói với chúng tôi, và chúng tôi tặng tất cả không lấy tiền đâu. Khi người của các ông ăn cắp, mà người dân chúng tôi nhìn thấy các ông ăn cắp như thế, họ phật ý đấy. Chúng tôi có thể cho các ông không những bản quyền phát minh. Hãy nhận chúng tôi gia nhập Liên Xô, chúng tôi hài lòng gia nhập Liên Xô, và tất cả những gì chúng tôi có, sẽ là của chung.
Stalin từ chối, nổi giận bởi chữ ăn cắp. Nhưng trên lời nói, bởi vì chúng tôi tiếp tục ăn cắp, thỉnh thoảng cũng theo thói quen cũ, như người Digan được được hỏi:
- Nếu anh là Sa hoàng, thì anh làm gì?
Người Digan trả lời:
- Tôi lập tức ăn cắp đàn ngựa và chạy biến đi.
Lại còn một vấn đề phức tạp - chi phí phòng thủ khối xã hội chủ nghĩa. Đúng ra thì phải chia đều, hết bao nhiêu, chia đều cho đầu người. Tôi nghĩ rằng chúng tôi có lẽ bớt đi được một nửa chi phí quân sự của Liên Xô. Nhưng việc ra sao? Chúng tôi có lần trong khuôn khổ khối Warsawa thoả thuận rằng mỗi nước cần phải tăng cường khả năng phòng thủ của mình. Rumani nhận bao nhiêu xe tăng, và nó phải đóng bao nhiêu tàu ở Hắc hải. Sau đó Bộ trưởng quốc phòng báo cáo tôi rằng người Rumani chẳng làm gì cả, không thực hiện giao ước. Lúc ấy người Tiệp hỏi tôi: Chúng tôi đã làm xe tăng cho Rumani, nhưng họ không mua chúng, nói rằng không có tiền. Tôi nói với người Tiệp:
- Thế ai còn dư tiền để tiêu chi phí phòng thủ cho họ? không có ai cả. Đây là sự cần thiết bắt buộc.
Suy nghĩ của người Rumani rất đơn giản: Liên Xô bảo vệ chúng tôi, chẳng ai tấn công chúng tôi, họ sợ Liên Xô, cứ để người Nga tốn tiền phòng thủ, còn chúng tôi sẽ nâng cao mức sống của mình. Nhưng đây là chủ nghĩa dân tộc thuần tuý. Đáng tiếc, nó lại xảy ra trong mối quan hệ tương hỗ giữa các nước xã hội chủ nghĩa.
Tôi nhớ một trường hợp tiêu biểu. Chúng tôi năm 1943 đứng trước bức tường Stalingrad. Chúng tôi đã bao vây quân Paulius, còn Ulbrich bằng loa điện yêu cầu quân Đức đầu hàng. Ông làm việc đó suốt đêm, khi chúng tôi ăn cơm với ông, tôi nói với ông bao nhiêu lính Đức ra hàng. Đôi lúc đùa:
- Hôm nay không có ăn đâu nhé.
- Vì sao?
- Chẳng có thằng lính Đức nào ra hàng cả.
Một lần ông đến và nói:
- Hôm nay tôi có bữa ăn rồi.
Nhưng tôi trả lời:
- Đúng đấy, có ăn. có một lính ra hàng, nhưng lại là lính Ba Lan.
Tôi đích thân thẩm vấn người lính Ba Lan. Anh ta nói rằng anh ta ra hàng vì không muốn đánh nhau. Và tôi đề nghị anh ta:
- Chúng tôi xây dựng quân đội Ba Lan, anh tham gia nhé?
- Không, tôi vào trại tù binh.
- Thế ai sẽ giải phóng Ba Lan?
- Người Nga.
Anh ta bình tĩnh trả lời như thế. Và tôi ra lệnh:
- Tống cổ mẹ nó đi!
Luôn luôn người Nga, lại người Nga... Nếu tâm trạng ỷ lại như vậy được thúc đẩy tiếp tục, nếu mọi người hy vọng rằng người Nga đem cho, người Nga bảo vệ, thì có thể kết thúc thảm hại phexã hội chủ nghĩa.
Lại còn một hòn đá cản đường - vấn đề biên giới. Bây giờ, chúng ta công khai xung độ với Trung Quốc, lại nổi lên vấn đề biên giới giữa các nước xã hội chủ nghĩa. Vấn đề này luôn luôn có. Nhưng lần đầu tiên trong lịch sử xô viết phát sinh xung đột quốc tế với nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Thông thường luôn luôn đạt được giải quyết vấn đề, bằng cách nhượng bộ lẫn nhau và làm rạch ròi biên giới. Lúc bắt đầu xung độ với Trung Quốc, chúng tôi tìm cách giải quyết vấn đề, cũng nghĩ nhượng bộ Trung Quốc chỗ đất nào đó đổi lấy chỗ đất ngang bằng Trung Quốc trong các vùng dàn quân cả hai phía. Trung Quốc đưa yêu sách cho chúng tôi, đông viên người Trung Quốc. Malinovski, Gromyko và tôi họp nhau. Chúng tôi nghĩ rằng lập tức chúng tôi giải quyết tất cả. Tôi lấy bút chì và vạch một đường, kéo dài dường như chia đôi theo đề nghị. Biên giới được thẳng hơn.
Chúng tôi không chờ đợi những phức tạp hơn nữa, vì rằng phần lớn vùng đất này là bỏ hoang: chẳng có người dân của chúng tôi, chẳng dân Trung Quốc sống ở đó. Đôi lúc, có thể là, những người thợ săn và người chăn thả súc vật đến đó. Tóm lại, là tranh cãi vô bổ. Nhưng người Trung Quốc chính muốn tạo ra xung đột, từ chối tham gia đàm phán và áp đặt Liên Xô những đòi hỏi phi lý, tư bản chủ quyền của họ ở Vladivostok, Pamir vân vân... Giờ đây, sau năm năm chúng tôi lại gặp nhau. Thứ trưởng Bộ trưởng Bộ ngoại giao Vasili Kuznesov đến Bắc Kinh. Có thể lại sau năm năm gặp người Trung Quốc. Lúc ấy cuộc xung đột thực chất không phải là vấn đề biên giới, mà “chính sách lớn” quốc tế. Ai chị đựng được.
Nếu vụ việc chi là về biên giới, có thể dễ dàng thu xếp được. Với Iran chúng tôi vẫn chưa có một đường biên giới xác định rõ ràng từ thời Sa hoàng. Chúng tôi vạch ra ở đó đường biên giới năm 1955, có nhượng bộ một số vùng, gần như sa mạc. Nhưng thỉnh thoảng vẫn tranh cãi! Với Iran phát sinh chỉ có một vấn đề nguyên tắc: số phận làng Firiuza ở Turmenia. Khi Sa hoàng vạch biên giới với Iran, làng Firiuza cần phải đưa về Iranу. Tôi không biết, vì sao Sa hoàng không nhường ngôi làng Firiuza. Trong thời kỳ xô viết, người Turmenia xây một nhà nghỉ ở đó. Và khi Iran đặt vấn đề làng Firiuza, chúng tôi nói cho họ:
- Hãy giải quyết trên tinh thần anh em. Chúng tôi bây giờ khó trả lại làng Firiuzaу, ở đó có nhiều nhà nghỉ của chúng tôi, chúng tôi đã phát triển khác chỗ này so với lúc vấn đề phát sinh lần đầu tiên vấn đề. Chúng tôi sẵn sàng đổi làng Firiuza, nhường một làng khác cho các ông?
Họ đồng ý, ký một hiệp ước, và bây giờ không còn cãi nhau nữa. Với láng giềng không còn vấn đề gì tranh cãi về biên giới nữa, trừ Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc đòi hỏi cái gì?
Bắc Kinh nói:
- Chúng tôi yêu cầu ký một hiệp định về biên giới, những đường biên giới trước đây được hình thành trước đây tại thời điểm có hiệp ước không bình đẳng ký với Sa hoàng.
Chẳng có một người thông minh nào ký cả. Hiệp ước không bình đẳng nghĩa là gì? Nếu tôi ký theo lời của họ, thì tiếp theo cũng phải từ bỏ những cái gì mà chúng tôi làm chủ trên cơ sở những hiệp ước tương tự. Nhưng tất cả các nước xã hội chủ nghĩa chấp nhận biên giới của mình từ thời Sa hoàng, đế quốc và Nữ hoàng xa xưa. Nếu từ quan điểm này chúng tôi có thể tạo ra mối quan hệ tương hỗ của mình và điều này sẽ đi xa hơn nữa! Nói chung trong vấn đề biên giới tồn tại nhiều khía cạnh có thể lý giải một cách khác nhau, đặc biệt ở châu Âu. Chúng tôi không có biên giới với Hungary, không có tranh cãi về biên giới nhưng ở vùng Zakarpat sống 120 nghìn người Hung. Janos Cadar không tham vọng vùng đất này. Vì sao? Người Hung có thời lợi dụng Zakarpat (Ukraina) gia nhập đế quốc Áo-Hung, và đẩy người Ukraina kên núi, chiếm vùng đất phì nhiêu Tise. Nếu bây giờ đòi Cadrar vùng đất này?
Tuy nhiên Hungary và Nam Tư có cãi nhau lớn về biên giới. Tại Nam Tư có hai triệu người Hung sinh sống. Hung và Rumani cãi nhau về vùng Transivania. Người Rumani sùi bọt mép chứng minh rằng đây là tỉnh xa xưa của Rumani, còn người Hung nói rằng Transivania luôn luôn là của Hung, ở đó có văn hoá Hungary và tiếng Hung. Người Rumani đảo ngược lại tất cả từ trên xuống dưới, làm cỏ sạch tất cả người Hung. Tranh cãi to về biên giới giữa Albani và Nam Tư. Tôi nghĩ rằng người Albani sống ở Nam Tư nhiều hơn tại chính Albani, nhưng Enver Hodga rất sợ Nam Tư. Nhưng những người Albani sinh sống ở Nam Tư, xem mình hoàn toàn không phải là người Albani và họ không về Albani. Ở Nam Tư о sống tốt hơn. Đúng là Tito làm chính trị thông minh hơn.
Hodga - đây là một tên kẻ cướp thực thụ. Chẳng có lẽ đây là chính khách? Ông ta có một phương pháp: tròng thòng lọng vào cổ và treo lên. Chính sách điển hình của Stalin. Hodga có những sát thủ bí mật, đâm những người đối lập: lùng họ trên đường và đâm. Hoặc đột nhập vào nhà và đâm. Còn Mehmet Sehu? Mehmet Sehu trước kia là Bí thư BCHTƯ Đảng, một công nhân, người rất thông minh. Ông là người sáng lập ĐCS Albani, còn Hodga đích thân bóp cổ Sehu. Vì sao? Sehu có quan điểm xây dựng liên minh Albani với Nam Tư. Đó là ý tưởng của Stalin. Trong thời kỳ nào đấy, có thể, đây là khôn ngoan, hợp lý, sau đó - thì không phải. Nhưng nếu điều này làm phật ý ai đó, sao lại bóp cổ người ta?
Ngoài biên giới, còn phát sinh nhiều vấn đề khác. Chủ nghĩa xã hội là gì, có phải giữ con người trong vòng không? Đội ngũ công minh là thế nào? Thiên đường là gì? Tất cả mọi người đều muốn rơi vào thiên đường. Đấy không phải là thiên đường, vì người ta muốn chạy khỏi thiên đường mà cửa thì sập lại. Nếu Thượng đế cho tôi tiếp tục hoạt động, có lẽ tôi mở cửa, mở toang cả cửa ra vào, cả cửa sổ. Và tất cả bỗng nhiên chạy đi Lenin từng mở biên giới Liên Xô sau nội chiến. Một số bỏ đi. Saliapin, Andreev, Kuprin, những người nổi tiếng khác. Nhưng sau này có người quay về, người khác lâu lâu xin quay lại. Chẳng có lẽ có thể tất cả nhân dân bỏ đi? Có bao nhiêu người nước ngoài chạy sang chúng ta và không quay về nước mình... Vì sao chúng tôi phải sợ điều này?
Ở Ba Lan ai thích đi, cứ đi. Và sao? Nhiều người sau đó quay về. Đại sứ chúng ta, gửi bức điện từ Israel nói rằng một số người bỏ Liên Xô đến Israel, đã yêu cầu dứt khoát quay về. Tôi có một phụ nữ quen (bà là người bất hạnh, bản thân bà hai lần ngồi tù thời Stalinе, chồng bị bắn, em bị bắn và em rể bị bắn, trong chiến tranh, quân Đức thiêu bố mẹ bà, còn cái gì có thể tệ hơn?), và bà kể cho tôi một người họ hàng ruột thịt của bà sang Israel, khách mời, nhìn thấy ở đó người ta sống như thế nào và nói rằng nói chung người Do Thái sống không tồi, nhưng những người già hình thành cá tính dưới chính quyền Xô viết, cũng buồn. Bà cũng muốn quay về, nhưng những vẫn còn sống chẳng để làm gì. Thanh niên, thật ra, không không muốn quay lại. Vì lẽ gì? Giải thích:
- Chúng tôi đã chán ngấy nghe người ta gọi tôi là bọn ăn bám.
Nói chung chúng tôi khó đặt quan hệ với Israel. Israelе tiến hành nhiều vách để cải thiện mối quan hệ này, nhưng chúng tôi không thể đi đến dùng vì tình hữu nghị với thế giới Ả-rập. Bao nhiêu lần, đại sứ Israel đề nghị tôi tiếp. Bản thân tôi cũng muốn tiếp ông, nhưng tôi không thể làm vì làm những người Ẩ rập nổi khùng. Khi Israel đóng vai trò gián điệp của đế quốc Mỹ ở Trung Đông, chúng tôi không muốn những người Ả rập xa rời chúng tôi, mà muốn lôi kéo họ, và thế là phải giữ một khoảng cách với Israel. Nếu xem xét bộ mặt chính trị của Israel, thì hộ không những không tồi, mà thậm chí còn tốt hơn những nước tư bản chủ nghĩa khác, và với Israel có thể dàn xếp những quan hệ bình thường. Ở Israel, nông nghiệp được tập thể hoá không kém gì Ba Lan. Ở Ba Lan cũng không có nông trang, chỉ xây dựng tổ đổi công như cấp đầu tiên của tập thể hoá nông nghiệp. Đất đai ở Ba Lan thuộc về tư nhân, còn thu nhập trong tổ đổi công phụ thuộc vào lượng đất đóng góp.
Tôi không bao giờ là người bài Do thái. Tôi từng sống ở Yuzovk, và làm việc cùng với những người Do Thái. Tôi cũng có nhiều bạn người Do Thái. Từ hồi còn trẻ con, tôi làm việc ở nhà máy với một người Do thái, Yakov Issakovich Kutikov - một người tốt. Ông là thợ nguội và nhận 2 rúp một ngàyь, nhưng tôi nhận cao hơn và giúp đỡ ông 25 cô pếch một ngày. Những kẻ đểu giả ở đâu đâu cũng có - cả người Nga, cả người Do Thái, và người nào cũng được. Thậm chí không có cái gì có thể so sánh Ả rập và Israel, ở Israel người ta sống giàu hơn. Trong nông nghiệp đã có hệ thống thuỷ nông tự hành - một phương pháp tiến bộ nhất đối với cây trồng. Mối quan hệ tương hỗ của Israel với thế giới Ả rập rất nặng nề. Nếu như cứ tiếp tục, thì kết thúc xấu cho Israel. Israel luôn lo ngại các nước Ả rập. Nhưng thực lực thì hai bên ngang nhau. Cuộc chiến tranh sáu ngày, năm 1967 cần phải dạy cho những người Ả rập một bài học. Tôi nhớ Petro I. Khi quân Thuỵ Điểm đánh tập hậu ông ở Narva, ông hiểu: cám ơn bài học, sau đó ông đánh tan quân Thuỵ Điển ở Poltava. Thời gian sẽ trôi đi, và nếu người Israel không chịu hiểu, thì người Ẩ rập sẽ đánh tan họ.
Vả lại, nếu anh ai tổ chức công việc tốt thì không sợ ai, mà người khác sợ anh. 2,5 triệu người Do Thái tổ chức như thế này để trong sáu ngày đánh tan hàng chục triệu người ở Ai Cập, Syri, và các nước đồng minh. Chỉ huy quân sự của Israel là Daian từng là sĩ quan quân đội Anh. Nhưng ở đó còn bao nhiêu người, từng phục vụ trong quân đội chúng tôi? Đó cũng là một lực lượng của họ. Người Ả rập đặc biệt không biết đánh nhau, chỉ cưỡi lạc đà, còn người Do Thái chiến đấu khắp các cuộc во всех chiến tranh. Israel xuất hiện như thế nào? Đây là ý tưởng của những người Sionit. Hai năm trước đó, có một người già, thành lập đảng Sionit. Nước Anh kiểm soát Trung Đông, đồng ý chia một vùng cho Israel, bằng cách cắt đất của những người Ả rập. Chúng tôi lúc đó thời gian không biểu quyết vấn đề này ở Liên Hiệp Quốc, còn sau đó cũng cho chỉ thị đồng ý thành lập Israel. Bây giờ thủ tướng Israel là Golda Mayer. Bà là đại sứ đầu tiên của Israel tại Liên Xô. Bà sinh ra ở Odessa, lúc bà sáu tuổi, bố mẹ đưa bà sang Mỹ. Bà biết tiếng Nga giỏi. Khi bà đến Nga, thì phát triển mạnh những hoạt động của những người Do Thái xô viết, và Stalin đuổi bà đi. Lúc đó những quan hệ của chúng tôi cũng xấu đi.