Dịch giả: Nguyễn Học
Về Albani

Tôi muốn bây giờ được dừng lại ở những quan hệ với Chính phủ Albani và với Đảng lao động Albani. Trong thời kỳ Stalin, chúng tôi không có sự va chạm nào trong những quan hệ giữa Liên Xô và Albani, giữa Đảng cộng sản chúng tôi và Đảng lao động Albani. Họ đáng ra phải là ở giữa các nước xã hội chủ nghĩa. Liên Xô làm tất cả để giúp đỡ Nhà nước Albani mạnh lên sau thất bại Hittler đạo quân lớn và đuổi quân đội Ý ra khỏi lãnh thổ của họ. Nhân dân Albani thống nhất thời ấy sức mạnh của mình với Nam Tư, và họ tiến hành cuộc đấu tranh cùng nhau chống kẻ thù chung - Đức Hittler và phát xít Italy. Như đồng chí Tito kể cho tôi, ĐCS Nam Tư có sự giúp đỡ lớn lao cho nhân dân Albaniу trong việc tổ chức đấu tranh chống phát xít. Điều này là đương nhiên, vì rằng ĐCS Nam Tư được tổ chức tốt hơn và giàu truyền thống cách mạng hơn. ĐCS Albani, như thời ấy gọi nó, là yếu và cần giúp đỡ, mà Các đồng chí Nam Tư có được cho họ. Tito kể, ông cử bạn chiến đấu của mình Vukvanovich đến Albani, để tổ chức Đảng lao động.
Khi những quan hệ giữa Liên Xô và Nam Tư tốt nhất, Tito được Stalin tin cậy tuyệt đối, tôi nhớ, có mặt tôi, Stalin đọc (chính tả) một bức điện cho Tito, nội dung, tới đây mối quan hệ tương hỗ với Albani cần xuất phát từ việc Albani sẽ tham gia Liên bang Balkan. Bức điện như thế được gửi đi. Tất nhiên Albani không biết điều này. Stalin ấp ủ ý tưởng xây dựng Liên bang Balkan và thường phát biểu chủ đề này ở một số hẹp người quanh ông. Đối với Chính phủ tương lai Liên bang Balkan thậm chí người ta bắt đầu xây dựng một cung điện gần Belgrad. Khi tôi ở Nam Tư, tôi đã thấy chỗ này. Người ta chở đến đó khá nhiều bê tông sắt, nhưng sau này lại bỏ đi tất cả. Ghép Albani vào nhà nước Nam Tư không đi ngược ý tưởng của Stalin về xây dựng Liên bang các nước Balkan. Khi cắt đứt mối quan hệ hữu nghị với Nam Tư thì Stalin căm ghét Tito, ý tưởng Liên bang Balkan bị chôn vùi.
Tôi không biết hết nguyên nhân làm xấu mối quan hệ giữa Nam Tư và Liên Xô, nhưng một cái gì đó tôi biết. Stalin gửi chúng tôi một số bức điện, do đại sứ xô viết ở Nam Tư gửi về. Trong những bức điện này, đại sứ chúng tôi vạch ra những hoạt động Tito dưới ánh sáng dân tộc chủ nghĩa và làm tất cả để cho thấy rằng đây không phải hữu nghị của nước, mà ĐCS Nam Tư dưới sự lãnh đạo Tito tiến hành công việc phá hoại chống ĐCS Liên Xô. Trong đó cụ thể đại sứ buộc tội Nam Tư, tôi bây giờ tôi không nhớ. Lúc đó tôi làm việc tại Ukraina và ít tham gia các quốc tế vấn đề, vì rằng tôi dường như bị cách ly trong những vấn đề này và không nhận được các tài liệu tương ứng. Mặc dù tôi là uỷ viên Bộ chính trị VĐCS(b), những tài liệu, lẽ ra phải gửi cho tôi, lại không đến. Lúc ấy Stalin thống trị. Ông nói gửi- tất cả được gửi, còn nếu không nói, thì không gửi một cái gì cho ai cả.
Sau khi Stalin chết, chúng tôi vẫn phải thừa kế những quan hệ xấu với Nam Tư. Chúng tôi nghĩ vấn đề này giải quyết như thế nào. Trong vấn đề này chính tôi nảy ra sáng kiến. Vì sao? Tôi luôn luôn phấn khích bởi những hoạt động của du kích Nam Tư. Du kích Nam Tư trong cuộc đấu tranh với chủ nghĩa phát xít tự thể hiện mình liệu có phải không, không tốt hơn những người khác. Điều này được nhiều người biết và được nhiều người công nhận. Họ xây dựng quân đội, có sự chỉ huy từ trung tâm của mình và tiến hành cuộc đấu tranh thành công với Đức, giải phóng khá nhiều lãnh thổ, trên đó khu du kích được thành lập. Ngoài ra, từ trước chiến tranh tôi đã nghe về hoạt động của Tito. Đó là một người cộng sản, rất nổi tiếng trong Quốc tế cộng sản. Khi là cựu binh của quân đội Áo-Hung ông làm tù binh của Nga và trải qua trường học đầu tiên của mình trong thời gian cách mạng tháng Mười. Khi theo dõi điều này tôi có sự thiện cảm với ông, mặc dù cá nhân tôi gặp ông rất ít.
Tôi gặp Tito cũng ở chỗ Stalin. Tôi có lần ở Moskva, Stalin nói rằng Đoàn đại biểu Nam Tư sẽ đến. Stalin nói điều này với thiện cảm và với sự vui mừng mong đợi: Họ sẽ đến đấy! Nhưng tôi không chờ Đoàn đại biểu này tới và quay về Kiev. Sau đó Stalin gọi tôi và nói rằng Tito sẽ quay về nước qua Kiev, và đề nghị:
- Anh ở đó tiếp Tito và các đồng chí khác. Họ là những người bạn tốt.
Tôi đã làm như thế. Tito, Kardele, Ginlas và những người khác đến Ukraina. Chúng tôi đã làm tất cả những gì cần thiết: giới thiệu cho họ thành phố, pháo đài, đến nông trang, xem hát, tiến hành những cuộc trao đổi. Chúng tôi nói chuyện, tất nhiên về cuộc sống Ukraina, về hoạt động BCHTƯ ĐCS(b) Ukraina, còn những vấn đề khác chúng tôi không đụng chạm.
Thời ấy, chúng tôi sống bởi lý tưởng khi hình thành một nước xã hội chủ nghĩa mới, thì đồng thời cần hình thành sự lãnh đạo nào đáy của họ không những về những vấn đề chính trị Đảng mà còn về những vấn đề kinh tế: một điều gì đó tựa như Uỷ ban quốc tế đại biểu công nhân toàn thế giới của những nước cộng hoà như thế. Với điều này, tất cả chúng tôi được nuôi dưỡng. Vì thế chúng tôi với tình yêu như thế và sự tin cậy với từng nhân dân tham gia trên con đường xây dựng CNXH, hơn thế nữa ĐCS của họ. Chúng tôi đã làm cho từng nhân dân và cho bản thân, khi cho là sự liên kết tất cả các cán bộ Đảng, khoa học, vật chất kỹ thuật của chúng tôi tập trung sức của mình trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản thế giới. Tôi cho rằng đây là là một bằng chứng trong lòng tốt mọi người, đứng trên vị trí cộng sản.
Khi xảy ra sự đổ vỡ, tất cả lập tức thay đổi hẳn. Stalin suýt nữa tấn công Nam Tư. Tôi nhớ, một lần người ta đặt tôi là tiến hành bí mật gửi nhiều người từ Odessa vào Balkan. Chúng tôi đã gửi bằng tầu thuỷ, có lẽ, đến Bulgari. Những người tổ chức việc gửi người đi báo cáo tôi, có một binh đoàn đấy được hình thành, và mặc dù những người này mặc áo dân sự, nhưng trong valy chẳng họ có quân phục và vũ khí. Người ta nói với tôi, rằng chuẩn bị giáng một đòn nào đó khắp Nam Tư. Vì sao Stalin không làm, tôi không thể nói được. Hơn nữa, từ chính Stalin nói chung tôi không nghe về điều này, nhưng người ta báo cáo tôi những người thực hiện chiến dịch này, họ là những người tổ chức gửi người đi và đưa họ lên tầu thuỷ. Tâm trạng của họ là tâm trạng của những người xâm lược:
- Đưa cho họ người của chúng ta! Thế là họ được gửi đi và chẳng bao lâu bắt đầu thấy hiệu ứng.
Trong các lời nói, họ không hề có sự hối tiếc về sự việc xảy ra.
Vì sao tôi bây giờ chú ý mạnh đến Nam Tư, mặc dù đang nói về Albani? Vì rằng những vấn đề này có liên quan qua lại với nhau. Vì sao chính tôi thể hiện sự quan tâm cải thiện mối quan hệ với Nam Tư, mà không phải ai khác? Việc này cần phải rõ ràng cho nhân loại, ít nhiều suy nghĩ về chính trị và biết thời gian ấy. Khi chúng tôi có quan hệ xấu với Nam Tư, tôi ở Ukraina và, mặc dù nằm trong chóp bu lãnh đạo ĐCS LX, nhưng không tham gia việc vị Nam Tư “xấu xa” này.
Khởi xướng cuộc này liệu có phải là Molotov, Suslov, Vorosilov và những người khác? Trong thời gian ấy, họ khá gần gũi với Stalin. Tôi đã nói ở đây không chỉ những người gần Stalin, mà còn cả bao nhiêu người xung quanh Stalin: mọi chính sách chống Nam Tư, do Stalin chỉ huy, đều qua tay họ, và họ là những người trực tiếp thi hành nó, đặc biệt Molotov. Molotov trong vấn đề này là cánh tay phải của Stalin.
Những người này học ở Stalin ý nghĩ từ vị thế chủ nghĩa sô vanh nước lớn và áp dụng chuẩn mực này cho tất cả các ĐCS, trong số này, tất nhiên, có cả Nam Tư. Vì thế họ không hiểu sự cần thiết phải cải thiện mối quan hệ của chúng tôi và loại bỏ xung đột với Nam Tư, nói chung họ không muốn hiểu vấn đề này. Khi tôi đặt vấn đề đó, có sự hiểu biết và ủng hộ hơn nữa từ phía Anastas Ivanovich Mikoian. Ông cho rằng phải thực hiện những bước như thế. Molotov, Vorosilov, Suslov không đồng ý với tôi. Mây mù che khuất mắt họ: Chúng ta là nước lớn như thế, thắng Đức Hittler, rồi đi đến Nam Tư?
Trước đó chính họ là những kẻ dối trá, nói dối một lần và nhiều lần, bằng cách sau đó lặp đi lặp lại sự dối trá của họ, bắt đầu tin vào chuyện bịa đặt rằng Nam Tư là nước tư bản chủ nghĩa, không còn tý gì xã hội chủ nghĩa; rằng Nam Tư trở thành phản bội CNXH và liên kết với chủ nghĩa đế quốc. Rất thú vị rằng bây giờ Trung Quốc cũng sử dụng luận điệu này phê bình nước chúng tôi. Ở Bắc Kinh người ta tuyên bố rằng Liên Xô ký một liên minh bí mật với đế quốc Mỹ, và đó là sự ngu ngốc. Đáng tiếc, điều tương tự này, hai mươi năm trước trước đây chúng tôi đã nói về Nam Tư. Tất cả điều này đều do Stalin nghĩ ra, còn các nhà báo chộp lấy. Nhiều giấy mực đổ xuống sông xuống biển. Gánh nặng quá khứ đổ vào tất cả chúng tôi, và không dễ dang như thế thời ấy lập tức có một bước đi mới.
Vì vậy tôi đề nghị:
- Các đồng chí, chúng ta hãy xây dựng một Uỷ ban gồm các nhà khoa học và trao cho họ nghiên cứu, bây giờ Nam Tư là quốc gia kiểu gì - tư bản chủ nghĩa hoặc xã hội chủ nghĩa? Nếu là nước tư bản chủ nghĩa, thì yếu tố nào chứng tỏ họ không phải nước xã hội chủ nghĩa?
Tôi không còn nhớ ai tham gia Uỷ ban này, nhưng tôi nhớ rõ trong đó có chủ bút báo “Sự Thật” Sepilov. Uỷ ban này lẽ ra phải công nhận rằng Nam Tư chẳng thể nào được coi là nước tư bản chủ nghĩa, rằng trong sự xây dựng nước này có mặt tất cả các yếu tố của nề nếp xã hội chủ nghĩa: không có sở hữu cá nhân về phương tiện sản xuất, không có sở hữu riêng về ngân hàng, tất cả những thứ này thuộc về nhân dân. Buôn bán chủ yếu cũng nằm trong tay nhà nước. Không xác định được chỉ có vấn đề nông nghiệp nông trang hầu như không có và phổ biến là kinh tế cá thể. Tuy nhiên hình thái như thế cũng có ở các nước khác, đang trên đường xây dựng CNXH, như thế Nam Tư về mặt này không hề tách rời trong số các nước như Rumani. Hungary, Bulgari, Tiệp Khắc, Ba Lan. Tôi quả là chưa nói về CHDC Đức.
Trong số tất cả các nước trên con đường xây dựng CNXH, thì Albani tiến hành chính sách chống Nam Tư mãnh liệt nhất. Trong thời kỳ đáng nhớ ấy, điều này được Liên Xô thích thú và cổ vũ. Nhưng khi chúng tôi quyết định phải thực hiện những bước bình thường hoá mối quan hệ Liên Xô-Nam Tư, để đặt con đường đầu tiên đi tới đoàn kết, tới sự vững mạnh của lực lượng cách mạng, thái độ của Albani đã làm hỏng việc của chúng tôi.
Trước khi thực hiện những bước đi cụ thể bình thường hoá mối quan hệ Liên Xô-Nam Tư, chúng tôi thảo luận các ĐCS anh em. Tôi không nhớ bây giờ, ai phản đối, nhưng đa số đồng ý với chúng tôi. Nhưng chúng tôi rất kiên trì cố đạt được điều này. Albani không đồng ý. Những người lãnh đạo Đảng và nhà nước rất khó đồng tình với những đề nghị của chúng tôi chứng minh rằng những người Nam Tư - là những người không tin cậy, rằng họ không phải là những người cộng sản. tất cả điều này được phát biểu với giọng độc ác. Đặc biệt Enver Hodga rất hay tức giận. Tính ông này rất ác, và, khi ông nói về cái gì mà ông không thích, thì mặt ông co giật và nghiến răng kèn kẹt.
Chúng tôi bình tĩnh chứng minh rằng phải có quan niệm và sự sáng suốt để phân tích lại những mối quan hệ quốc tế: sự bình thường hoá sẽ có lợi cho cả Albani, cho cả Nam Tư, và phong trào cộng sản thế giới. Chia rẽ vì cái gì? Phải thấy rằng ở có nhiều người Albani sống ở Nam Tư, và mặc dù các nước xã hội chủ nghĩa đã bóp méo số liệu thống kê, khi đó điều này là có lợi, nhưng Tito sau này nói với tôi, rằng ở Nam Tư người Albani nhiều hơn số người Albani ở tại nước họ. Tôi cho là điều này không có gì xấu cả, đặc biệt, cũng không thấy, tình anh em giữa các quốc gia. Albani buộc phải đồng ý với chúng tôi, nhưng không phải vì chúng tôi tin họ, vì rằng họ không có lối thoát khác.
Đoàn đại biểu Liên Xô đến Nam Tư (tôi sẽ nói riêng), và chúng tôi bình thường hoá quan hệ. Sự thật cả sau khi bình thường hoá những mối quan hệ cũng không phải bằng phẳng: có sự bá vai choàng cổ, và cũng có cả những lạnh nhạt. Nhưng trong mọi trường hợp cái gì xảy ra ở thời Stalin, sẽ không lặp lại nữa. Chúng tôi tiến tới thắt chặt mối quan hệ tốt đẹp và đã làm những bước đi tạo điều kiện thống nhất lực lượng chúng tôi cả trong chính sách cũng như trong kinh tế. Điều này gây ra sự bất lợi lớn ở Albani. Trong thời gian ấy, chúng tôi đi đến vấn đề dường như từ vị trí một đồng chí cũ: làm gì, nếu họ không hiểu? Họ đang trưởng thành, không có gì băn khoăn ở đây, nói riêng, không có. Và chúng tôi giải thích vị trí chúng tôi để những người Albani hiểu chúng tôi tốt hơn.
Từ phía Albani, chúng tôi đã xây dựng những mối quan hệ anh em không đơn giản. Chính những mối quan hệ anh em - đó là những quan hệ bình đẳng. Nhưng ở đây, với quan điểm sự giúp đỡ phát sinh những quan hệ cũ đối với mới. Chúng tôi tiêu rất nhiều phương tiện, tiền bạc để giúp đỡ Albani. Với các nước khác, chúng tôi có sự giúp đỡ bằng tín dụng ư đãi, còn Albani, chúng tôi trên cơ sở khác, chủ yếu là tặng không. Chúng tôi nói chung hoàn toàn nhận trách nhiệm trang bị cho quân đội Albani: cung cấp cho họ đồng phục, thực phẩm, đạn dược, vũ khí, và tất cả là không phải trả tiền.
Vì sao? Có lý do của nó, và bất kỳ ai đầu óc sáng suốt, sống trong bầu không khí mà chúng tôi thời ấy đã sống, hiểu và tìm thấy sự đúng đắn hành động như thế của chúng tôi. Phải thấy rằng trong thời gian ấy, NATO hình thành. Nhưng Albani có một vị trí chiến lược ở Địa Trung Hải, và chúng tôi xem nó như một căn cứ của các nước xã hội chủ nghĩa ở biển này. Vì thế tình thế nước đôi đặt ra: liệu chúng tôi có mặt ở đó, nói một cách thô thiển, quân đội của mình hoặc xây dựng cho Albani quân đội riêng của mình? Đương nhiên, Albani có thể duy trì một lượng quân không nhiều và họ không gây một ấn tượng nào cả đối với kẻ địch. Họ thực tế không sản xuất vũ khí, có lẽ chỉ có súng trường. Vì thế chúng tôi quyết định giúp đỡ về mặt vật chất để xây dựng theo khả năng quân đội Albani đông người, nhưng, tất nhiên, không đến nỗi điều này làm khổ nền kinh tế Albani. Điều này cần thiết là quân đội này phải gây một ấn tượng đe doạ, được trang bị phương tiện chiến đấu hiện đại. Vì thế quân đội Albani nhận tăng, pháo, súng mới. Đấy là chưa kể đồng phục và đồ ăn. Nếu Albani trích tiền từ ngân sách của mình để nuôi quân đội thì họ không còn đủ tiền làm những việc cần thiết khác: phát triển kinh tế, công nghiệp hoá đất nước, cải tổ xã hội chủ nghĩa. Và chúng tôi biết cần Albani.
Từ sau chiến tranh, mới đây mối quan hệ Liên Xô các nước tư bản chủ nghĩa bị nặng nề, chúng tôi không loại trừ khả năng xung đột quân sự. Với vị trí của mình, Albani đe doạ nghiêm túc những hoạt động của NATO ở Địa Trung Hải. Vì thế chúng tôi thoả thuận với Albani là chúng tôi kéo cả tàu ngầm đến. Chúng tôi đã làm thế vì lợi ích tất cả các nước xã hội chủ nghĩa.
Quyết định bố trí ở đó 12 tầu ngầm. Các bạn có biết một quả đấm tương đối mạnh - 12 tầu ngầm ở Địa Trung Hải. Với những quả đấm như thế, đối thủ của chúng tôi bắt buộc phải coi trọng. Những tàu ngầm này chúng tôi cũng muốn chuyển cho Albani. Thuỷ thủ chúng tôi đến Albani với đày đủ phương tiện trên biển và sửa chữa, để đào tạo, và, xây dựng đội ngũ sĩ quan chỉ huy Albani đối với tầu ngầm. Chuyển cho họ những tàu ngầm này. Bước đi này chứng minh chúng tôi tin họ như thế và, tôi đã nói, với tình yêu như thế chúng tôi đối với người bạn Albani. Đoàn đại biểu Albani đến gặp chúng tôi đôi lần đứng đầu là Enver Hodga và Mehmet Sehu. Giữa chúng tôi có những quan hệ tốt nhất, chưa kể tới nhân dân Albaniе.
Những người Albani nhiều lần đề nghị chúng tôi mời Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Chính phủ chúng tôi tới thăm họ. Người ta quyết định rằng tôi đứng đầu Đoàn đại biểu như thế. Và chúng tôi đến Albani. Trước khi đi, chúng tôi báo cho những người bạn Albani rằng chúng tôi không muốn khi chúng tôi có mặt, không tiến hành công khai chỉ trích Nam Tư và những người lãnh đạo của họ. Trong thời gian ấy, Albani giữ những quan hệ rất căng thẳngvới Nam Tư và tiến hành một cuộc đấu súng bằng lời trên báo chí. Tôi cho rằng điều này mang đến sự thiệt hại. Vì thế chúng tôi tư vấn với nhau và nói với Enver Hodga rằng chúng tôi không muốn trong thời gian có mặt Đoàn đại biểu ở Albani tiếp tục cuộc cãi nhau này trên báo chí giữa Albani và Nam Tư. Chúng tôi báo trước rằng họ đừng lôi kéo chúng tôi vào cuộc thảo luận như thế và ở mít tinh. Chúng tôi nói chung không muốn rằng trong các cuộc mit tinh các đồng chí Albani đưa vấn đề này và chính họ đã buộc chúng tôi có lần phản ứng. Đương nhiên, chúng tôi không thể ủng hộ cuộc đấu khẩu như vậy, vâng, lại còn ở cấp cao đại diện hai nước. Điều này chẳng thể nào phục vụ những bước cải thiện mối quan hệ của chúng tôi với Nam Tư và có thể lĩnh hội được thông báo một cuộc chiến tranh về mặt tư tưởng và chính trị giữa nhân dân chúng ta, giữa các quốc gia chúng ta. Chúng tôi không muốn điều này và đề nghị Albani tính đến nguyện vọng chúng tôi.
Trong thời gian chúng tôi ở thăm, trong các cuộc mit tinh và những cuộc họp khác, Albani ngừng phê bình Nam Tư. Nhưng dễ nhận thấy rằng đối với họ là khó đạt được. Trong các cuộc nói chuyện cởi mở, Albani thuyết phục chúng tôi rằng không thể hoà giải với Nam Tư, rằng những người Nam Tư không phải là những người cộng sản, v.v... Chúng tôi không thể đồng ý với họ, mặc dù cũng không phải ủng hộ tất cả những gì đang tiến hành ở Nam Tư. Chúng tôi thậm chí phát biểu ý kiến như thế công khai, nhưng chỉ trong nước, và không muốn làm điều này ở Albani. Chúng tôi hoàn toàn không thể, chúng tôi nói chung không thể, đồng ý rằng những người lãnh đạo Nam Tư không phải những người cộng sản, rằng Nam Tư không phải nước xã hội chủ nghĩa. Đó là một giai đoạn phải đi qua theo thế giới quan chúng tôi. Về những vấn đề cụ thể, chúng tôi còn trao đổi, đôi lúc chửi mắng nhau, nhưng chúng tôi cho rằng về cơ bản, họ - những người cộng sản, mặc dù và họ diễn giải tình hình thực tiễn và lý lý thuyết theo cách của mình.
Trong thời gian chúng tôi ở Albani những người Albani xem chúng tôi như những người bạn, và giữa chúng tôi không phát sinh mắc míu gì cả. Về Nam Tư, trong các cuộc mit tinh, họ không nói gì cả, như thế, không đặt chúng tôi vào tình thế của người hoặc là phải phớt lờ, hoặc là phải tham gia cùng với họ cãi nhau. Nhưng chúng tôi không muốn điều này điều khác. Chúng tôi ở đó một số ngày, thăm thủ đô Tirana và các thành phố khác, thăm làng mạc, cảng... Mọi nơi mọi chốn chúng tôi gặp quan hệ vui mừng không tưởng tượng đượcđối với Liên Xô, với nhân dân Liên Xô, với Đảng chúng tôi từ phía Đảng lao động Albani, cũng như từ phía Hodga và Sehu. Tôi không thấy một đám mây đen đe doạ hoặc, như người Ukraina thường nói, không có những bóng mây che phủ mặt trời tình hữu nghị, mà chúng tôi muốn được thưởng thức cuộc sống và xây dựng quan hệ anh em tiếp tục giữa Liên Xô và Albani. Giữa chúng tôi không phát sinh mâu thuẫn.
Chúng tôi không có tham vọng: Albani rất nghèo, và họ không có một thứ gì mà chúng tôi có thể quan tâm theo nghĩa tài nguyên. Những quan hệ kinh tế của chúng tôi chỉ vì lợi ích Albani. Thậm chí một lượng nhỏ nhoi dầu mỏ, mà Albani khai thác cũng nhờ chúng tôi, chúng tôi cũng không mua của họ. Dầu mỏ của họ chất lượng thấp đến nỗi không thể đem ra thị trường tư bản chủ nghĩa, và chúng tôi bắt buộc nhận số dầu mỏ này trừ vào khoản nợ và suy nghĩ rằng sẽ dùng nó như thế nào trong nền kinh tế chúng tôi. Chúng tôi đã làm điều này, vì lẽ nếu chúng tôi không nhận nó, thì không ai mua nó cả. Rồi cũng từ bỏ khai thác dầu mỏ ở Albani. Sau đó chúng tôi cho Albani máy kéo. Lãnh thổ của họ nhỏ, đất cày không nhiều. Nhưng chúng tôi muốn giúp đỡ xây dựng kinh tế Albani ở mức hiện đại, làm Albani như viên ngọc trai, để lôi kéo thế giới đạo Hồi về nó, đặc biệt Trung Đông và châu Phi, đi theo chủ nghĩa cộng sản. Thế là chúng tôi tiến hành ở đó những biện pháp như thế, chính sách như thế.
Chúng tôi đề nghị Albani xây dựng đài phát thanh mạnh để tuyên truyền. Chúng tôi muốn dùng đài phát thanh vào mục đích tuyên truyền lý tưởng chúng tôi, chính sách chúng tôi, chính sách của tất cả ĐCS, mục đích chung của chúng tôi trong cuộc đấu tranh vì chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Chúng tôi cũng xây dựng một cảng biển lớn ở Albani. Tóm lại, chúng tôi cung cấp cho họ tất cả những gì mà Albani cần, và người ta đã làm tất cả để Albani trở thành một đồng minh vững chắc tình hữu nghị xã hội chủ nghĩa, để Albani trở thành một tấm gương sáng cho các nước giải phóng khỏi ách thực dân, và biểu thị ưu thế của phe xã hội chủ nghĩa.
Những cuộc nói chuyện với lãnh đạo tiến hành trong bầu không khí hữu nghị. Tôi quả là chưa nói về những cuộc gặp với nhân dân. Nhân dân bày tỏ tình cảm to lớn tình hữu nghị và sự giúp đỡ lòng biết ơn Đoàn đại biểu chúng tôi và qua chúng tôi tới Liên Xô, tới chính sách chúng tôi. Nhân dân đánh giá đúng sự giúp đỡ của chúng tôi, còn sự giúp đỡ này nhận thấy ở mọi nơi và mọi chỗ. Tất cả những cái mới được làm, đều với sự giúp đỡ của chúng tôi, từ tín dụng của chúng tôi, bởi những nhà chuyên môn và công nhân. Điều này tất cả thấy rõ, và nhân dân đánh giá rất cao sự giúp đỡ này và mối quan hệ hữu nghị đối với sự cần thiết của họ. Albani - một đất nước nhỏ. Nhưng một dân tộc nhỏ sống ở địa hình khó khăn, nơi có nhiều mâu thuẫn khác nhau của châu Âu, và những người bất đồng của nó cũng nhiều.
Trong các cuộc hội đàm, Albani thường đặt vấn đề về Hy Lạp. Giữa họ có những cuộc cãi nhau nào đấy về lãnh thổ, bây giờ tôi không nhớ. Nguyện vọng, luôn luôn có thể tìm khả năng duy trì những quan hệ với láng giềng trong tình trạng tranh cãi, vì rằng không có một biên giới có thẻ thoả mãn cho tất cả, và ai đấy luôn luôn có khả năng tham vọng với sự đúng của nó. Lãnh đạo phải tỉnh táo, phải kiểm tra nguyện vọng này, nén kìm chúng, xử lý nghiên túc và với sự hiểu biết đối với láng giềng của mình, tạo ra điều kiện sống trong tình hữu nghị và hoà bình với chúng. Điều này có thể chỉ khi có khát vọng qua lại. Nếu không có khát vọng qua lại và một nước thì muốn, còn nước kia không muốn điều này và không công nhận biên giới thực tại, thì dường như không muốn sống trong hoà bình và hữu nghị, đáng tiếc, điều này không nhận được.
Albani biên giới vẫn yên ổn. Biên giới Albani biên giới không gây ra một lo ngại gì với chúng tôi. Chúng tôi đã tin những người Nam Tư không có mưu đồ chống Albani. Tôi không biết, người Albani chừng mực nào chân thật. Nhưng tôi cảm thấy họ với sự hiểu biết liên quan đến vấn đề biên giới, mặc dù biên giới với Nam Tư họ không dàn xếp chúng. Trong các cuộc hội đàm họ đã nói rằng rất nhiều người Albani sống trên đất Nam Tư. Nhưng điều này giống như các chuyện cổ tích, không có mọi yêu sách và điều ám chỉ, bóng gió rằng họ một điều gì đó mưu đồ và muốn chúng tôi ủng hộ họ. đàm phán những người Albani không đặt ra những cuộc nói chuyện như thế và họ không thoả mãn. Họ cho rằng những người Albani ở Nam Tư chịu khổ sở, rằng người ta áp bức họ. Những vấn đề nội bộ này liên quan chỉ có Albani và Nam Tư. Những người Nam Tư cho rằng những người Albani ở Nam Tư được sử dụng tất cả mọi quyền lợi của nhân dân Nam Tư. Tôi nghĩ rằng nó là như thế.
Những tình tiết khác, liên quan đến biên giới. Tôi không nhớ, Bộ trưởng Bộ ngoại giao nào hoặc một nhà hoạt động xã hội Hy lạp đến Liên Xô. Tôi cũng tiếp ông. Những người Albani - rất đa nghi. Họ có ấn tượng, rằng chúng tôi với Hy lạp tiến hành các cuộc thương thuyết về sự thay đổi biên giới Hy Lạp-Albani có lợi cho Hy lạp. Tất nhiên Hy Lạp không đặt ra vấn đề như thế, và họ quả là khôn ngoan, hợp lý, vì rằng chúng tôi đứng ở phía bảo vệ quyền lợi Albani. Phải tự hình dung, dường như chúng tôi có thể tiến hành các cuộc thương thuyết nào đấy với Hy lạp, mà nó sẽ đem lại thiệt hại về lãnh thổ của Albani! Sự ngu ngốc, nông nổi thô thiển, kết quả của sự tưởng tượng bệnh hoạn! Nhưng, đáng tiếc, Albani phát biểu những ý nghĩ như thế cho một ai đấy trong số chúng tôi. Nhưng khi sau này giữa chúng tôi có căng thẳng về quan hệ, thì họ lại nói một cách chính thức và trực tiếp đã nói rằng chúng tôi thoả thuận với Hy lạp chiếm đoạt từ Albani một vùng đất nào đấy có lợi cho Hy lạp. Lời nói điên rồ! Chiếm đoạt như thế nào? Nếu thậm chí Hy Lạp phát biểu những yêu sách như thế và có sự đồng ý điên rồ nào đấy với họ, thì những vấn đề tương tự không được giải quyết mà không có chiến tranh. Nhưng ai sẽ chiến đấu? Chả lẽ chúng tôi vì Hy Lạp mà chiến đấu với Albani? Đơn giản chỉ là những lời mê sảng! Nhưng lời mê sảng này, đáng tiếc, người Albani phát biểu.
Tất nhiên trong thời gian chúng tôi ở thăm, những vấn đề này còn chưa phát sinh. Mọi thứ vẫn như trước. Tóm lại, cuộc đi thăm Đoàn đại biểu chúng tôi ở Albani là dễ chịu. Những cuộc nói chuyện, chúng tôi tiến hành, chỉ một việc hữu nghị, và chúng tôi về nước ở tâm trạng tốt và với suy nghĩ tốt về thành tựu của họ. Sự thành công của Albani còn thật sự lớn hơn. Chúng tôi vui mừng: một dân tộc nhỏ bé chấn chỉnh năng động nền kinh tế của mình, mặc dù liếc qua như nông dân Albani rất, rất nghèo. Sự nghèo khổ, hoang sơ bao trùm mọi nơi. Nhưng đó không phải là lỗi nhân dân Albani và Đảng lao động Albani. Như phức tạp lịch sử, và phải lao động nhiều loại bỏ nghèo khổ và nâng mức sống nhân dân nhân dân. Chúng tôi đứng ở vị trí này và có sự giúp đỡ mọi măth cho Albani.
Tại Đại hội 20 ĐCSLX, chúng tôi trình bày về sự quái gở, sự lạm quyền và những vụ hành quyết sai, do Stalin thực hiện Chúng tôi, đương nhiên, chân thật đứng về phía dân chủ hoá đời sống chúng tôi, mặc dù và không phải tất cả cùng như thế, như sau này sẽ giải thích. Một số người muốn quay ngược bánh xe lịch sử, cản trở việc phanh phui Stalin. Lúc ấy tôi nói với nhiều đồng chí, ở cùng trong một tập thể. Nhưng chúng tôi nắm con đường dân chủ hoá cuộc sống xã hội xã hội Liên Xô. Nhiều ĐCS khác bắt chước chúng tôi. Một ai đấy chân thành chia xẻ quan điểm chúng tôi, một cái gì đó không đồng ý dưới áp lực xã hội, như Đảng viên và những người ngoài Đảng. Quá trình dân chủ hoá cuộc sống xã hội đã đi.
Tất cả những vấn đề này được bàn cãi sôi nổi trong các hội nghị Đảng trong các nước Đông Âu. Ở Albani vấn đề đã chuyển hướng đặc biệt. Nhân viên Đại sứ quán chúng tôi ở Tirana kể cho tôi một hội nghị Đảng Tirana rất lạ lùng. Đây là một hội nghị kéo dài một số ngày, và Enver Hodga phải chịu đựng. Người ta phê bình ông và thậm chí nêu vấn đề thay Hodga, Sehu, Bekir Baluka, tất cả bộ ba này. Tôi không nhớ, ai bị phê bình trong số cán bộ Đảng ở Tirana. Nhưng tôi chú ý đến sự kiện này vì rằng Enver Hodga, hình như, có giá trị quyết định sự phát triển tiếp theo mối quan hệ giữa ĐCS Liên Xô và Đảng lao động Albani, giữa hai quốc gia.
Dù sao chăng nữa Hodga vẫn nhô lên. Ông, và Sehu, và Baluka còn nằm lại trong ban lãnh đạo. Nhưng biến cố này làm họ hoảng sợ khủng khiếp. Ngoài ra, họ nói chung, bị chấn động. Họ tự cho mình là lãnh tụ, tuyệt đối uy tín. Và như thế đây là những người cả gan cao giọng trong những người cốt cán và làm lung lay uy tín của họ? Và cũng không phải chỉ làm lung lay, mà đúng suýt nữa lật nhào vị trí lãnh đạo của họ. Khi Mao Trạch Đông tiến hành đường lối chính sách chống xô viết, nhằm cắt đứt với ĐCS Liên Xô, thì không phải, như người ta nói, là người thông minh mới hiểu rằng sự liên minh của Trung Quốc trong chính sách này là Albani. Mao mời Đoàn đại biểu Đảng lao động Albani sang Trung Quốc. Mehmet Sehu cầm đầu đoàn.
Trong thời gian ấy, chính chúng tôi phê bình Nam Tư, họ, dường như, người xét lại, xa dời học thuyết Mác-Lenin và v.v... Tôi bây giờ tôi không đi sâu xem xét vấn đề này, đối với tôi là giai đoạn đã qua. Sau đó giữa chúng tôi phát triển những những quan hệ khác nhau, xảy ra cả sự nhạy cảm. Trong toàn bộ quan hệ của chúng tôi với Nam Tư tình hữu nghị đã chiến thắng, và đến cuối đời mình tôi còn có những quan hệ tốt nhất với đồng chí Tito và các nhà hoạt động khác của ĐCS Nam Tư. Tôi kính trọng cao Tito. Nhưng người Trung Quốc quyết định sử dụng sự phê bình của chúng tôi đối với Nam Tư, còn sau đó sử dụng sự hoà giải, mà sự hoà giải này biến thành tình hữu nghị giữa các Đảng chúng ta và giữa lãnh đạo Liên Xô và Nam Tư. Người Trung Quốc khôn khéo ủng hộ Albani phê bình Nam Tư như là cuộc đấu tranh với những người xét lại, cuộc đấu tranh với Tito với tư cách người mang tất cả vi trùng chống chủ nghĩa cộng sản và chống xã hội chủ nghĩa, không thể là tình hữu nghị.
Những hạt giống này rơi xuống mảnh đất trồng đã chuẩn bị sẵn. Lúc ấy cũng không cần trợ sức đặc biệt từ Trung Quốc, vì rằng Albani tự mình tìm kiếm người ủng hộ họ. Trung Quốc - một đất nước rộng lớn, đông dân và nhiều người theo đạo Phật. người lãnh đạo Albani nhìn nhận Trung Quốc, như người ta nói, như những quân cờ trong tay, để phục thù. Tôi cho rằng họ là những người thiển cận và hạn chế. Vì thế họ xác định chính sách bằng số học. Không đòi hỏi kiến thức đặc biệt về toán, cũng đủ có đưa ra 4 phép tính số học, để xác định, bao nhiêu dân Trung Quốc và bao nhiêu dân các nước xã hội chủ nghĩa khác. Tất cả các nước xã hội chủ nghĩa không có tổng cộng bao nhiêu dân, một Trung Quốc. Tiếp theo, Trung Quốc là cái rốn của quả đất. Như thế, hình như Hodga và Sehu xác định đường lối của mình. Họ hoàn toàn liên kết với Trung Quốc trong cuộc đấu tranh chống Liên Xô, chống ĐCS Liên Xô.
Vì vậy tôi cũng lưu ý rằng một Đảng viên cốt cán Tirana, nơi quyết định số phận Hodga, phát biểu thời ấy chống Hodga. Những người cầm đầu Albani lĩnh hội chính sách chống xô viết do Mao cầm đầu. Không phải Mao ràng buộc họ, mà họ bản thân sẵn sàng tiếp nhận chính sách này không tồi hơn Trung Quốc, xuất phát từ tình hình nguy hiểm, phức tạp đối với họ sau Đại hội 20 ĐCSLX. Họ hiểu, trong đó đã kết luận bản chất sự kết án sùng bái cá nhân, sự kết án độc quyền, sự kết án tiêu chuẩn chống dân chủ trong cuộc sống và trong Đảng. Điều này làm chóp bu Albani lo sợ và không chỉ có họ.
Một số người khác cũng lo lắng: dân chủ, tất nhiên, tốt, nhưng trong điều kiện dân chủ, mà chính quyền, không nhòm ngó đến nhân dân và không lắng nghe nhưng mà anh ta lãnh đạo, là bài toán khó. Lúc ấy đòi hỏi thông minh hơn, đòi hỏi kỹ năng hiểu nhiệm vụ, đất nước đặt ra, kỹ năng nghe những những người mà anh lãnh đạo. Phải luôn luôn cảm thấy sự phụ thuộc của mình vào quần chúng: anh ở trong ban lãnh đạo, nhưng không phải vì rằng anh muốn lãnh đạo. Cần phải, để anh hiểu rằng anh có thể lãnh đạo chỉ có ở điều kiện, mà những người muốn điều này lại là người do anh lãnh đạo. Nhưng điều này có thể chỉ ở một điều kiện: người lãnh đạo sẽ là máu là thịt của nhân dân của mình, Đảng của mình, xuất phát từ quyền lợi nhân dân, một không phải là xu hướng cá nhân, ích kỷ, háo danh, làm chủ các kiến thức cần thiết, nhũn nhặn, tềnh toàng và có kỹ năng sống trong tập thể, tiến hành công việc, ứng với trách nhiệm và vị trí chính trị của mình, thì hãy vào Đảng. Anh không được đứng trên Đảng! Không, anh là nô bộc của Đảng và anh có thể nằm lại ở chức vụ này chừng nào Đảng ủng hộ anh, hài lòng bởi anh và những hoạt động của anh.
Những điều này không tương ứng với những hoạt động thực tiễn Hodga, Sehu và Baluka. Khi giữa chúng ta có những quan hệ đã căng thẳng và vượt quá thành thù địch, một số đồng chí Albani đến chỗ chúng tôi và rơi nước mắt, kể, tình hình phát sinh ở nước họ và к чему bây giờ họ gạt bỏ. Tito kể cho tôi, trước đây ông bí thư thứ nhất ĐCS Albani là một đồng chí rất tốt. Những người Nam Tư biết ông ta và ủng hộ. Bản thân ông xuất thân từ công nhân. Nói riêng, ông là nhà tổ chức ĐCS Albani. Nhưng Hodga, Baluka và Sehu tổ chức chống âm mưu của ông. Người ta kể rằng Sehu tự tay bóp cổ người này. Chẳng bao lâu chúng tôi biết những trường hợp dã man: bóp cổ người ta, rằng thủ tiêu. Ở Albani tình hình phức tạp như thế này: nếu ai đó bị phạt, do Hodga quyết định. Hai người - Sehu và Baluka, thực hiện bản án. Nếu cả bộ ba nhất trí rằng người này có hại, thì họ tìm cách thủ tiêu bí mật anh ta. Người này nhanh chóng biến mất.
Tất cả điều này rất giống rất với hệ thống mà Stalin vận hành. Ông cũng đã làm như thế qua Beria và qua những nhân vật khác tương tự. Bằng cách như thế nhiều người đường hoàng đã bị giết bởi Stalin. Tình hình này cũng xảy ra ở Albani. Tình hình này được gây ra sự sợ hãi dân chủ hoá đất nước, sợ hãi của cuộc sống xã hội và Đảng. Nhưng con đường này tôi xem là không thể tránh khỏi. Chính do điều này chúng tôi đã đổ vỡ. Sự đổ vỡ này phát triển theo từng giai đoạn như thế nào? Trước hết, chúng tôi biết rằng Albani với Trung Quốc tiến hành các cuộc thương thuyết, nhằm chống ĐCSLX và những người khác các đảng anh em. Những yếu tố khác chúng tôi trước đây không có.
Trong thời gian Đoàn đại biểu Albani từ Trung Quốc qua Liên Xô. Có một phụ nữ Albani trung thực nhất đến gặp BCHTƯ chúng tôi. Tôi nghĩ rằng bây giờ họ bóp cổ bà ta, một người đáng thương. gestapo không bóp cổ bà ta, còn “người anh em” của mình bóp cổ bà vì bà là một người cộng sản chân thật tới BCHTƯ chúng tôi và kể lại Trung Quốc nói chuyện với Albani về cái gì và Albani đồng ý với Trung Quốc nhe thế nào. Chúng tôi quá ngây thơ, ngay khi biết về điều này, chúng tôi chạy đến gặp Sehu, ông còn nằm ở bệnh viện của chúng tôi, và kể cho ông ta nghe tất cả và hỏi, sao lại có thể tiến hành một cuộc một cuộc nói chuyện như thế ở Trung Quốc? Sehu bật dậy từ giường bệnh và lập tức bay về Albani.
Sự đổ vỡ quyết định được hình thành, khi ở Bucarest tiến hành Đại hội thường kỳ ĐCS Rumani. Chúng tôi quyết định họp ở đấy và trao đổi những suy nghĩ về vấn đề quốc tế, bao gồm những vấn đề mối quan hệ giữa những ĐCS và, cụ thể hơn, sự phân tích giữa các ĐCS khác và ĐCS Trung Quốc. Tôi nói ở đây không những về ĐCSLX và ĐCS Trung Quốc. Không. Vấn đề này động chạm đến các đảng anh em khác. Khi chúng tôi họp, thì hoàn toàn bất ngờ đối với tôi, phía Albani thẳng thắn phát biểu chống chúng tôi và ủng hộ Trung Quốc. Tôi không nhớ họ tên đại diện Đảng lao động tại Đại hội ở Bucarestе. Nhưng tôi hỏi ông:
- Việc gì thế này?
Ông trả lời:
- Đồng chí Khrusev, chính tôi cũng không hiểu cái gì cả. Nhưng tôi đã nhận chỉ thị ủng hộ Trung Quốc.
Chúng tôi nghĩ rằng chưa phải mất hoàn toàn, và muốn làm tất cả để phục hồi những quan hệ hữu nghị của chúng tôi với Albani. Tuy nhiên, dù chúng tôi đã cố hết sức, cũng không dẫn đến điều này.
Năm 1960 ở Kreml họp Hội nghị quốc tế tất cả các ĐCS và các Đảng anh em. Hodga đọc một bài phát biểu buộc tội và chống xô viết. Ông chỉ ra nanh độc hơn chính người Trung Quốc. Lúc đó bà Dolores Ibarruri phát biểu rất tốt, bà là một lão thành cách mạng, trung thành với phong trào cộng sản. Bà nói:
- Điều này là thế nào? Lời phát biểu của Hodga tương tự như một con chó, được người ta cho bánh mỳ, và cắn tay người cho ăn.
Điều này là rất rõ ràng. Xung đột với Albani xảy ra theo vấn đề hoàn toàn nguyên tắc.
Giới chóp bu Albani bằng phương pháp giết người công khai và bí mật, đã xây dựng Đảng, được duy trì đoàn kết bằng sự sợ hãi. Họ không thể chấp nhận cách giải quyết Đại hội 20 ĐCSLX. Vì thế trong cuộc đấu tranh chống ĐCS Liên Xô họ, cũng như Trung Quốc, đặt một lá chắn tên Stalin. Stalin - đấy là lý tưởng! Stalin - đây là một người mác xit, đây là một người Leninit, còn tất cả những người còn lại - đều là những người xét lại. Có những người xét lại phát biểu các vụ giết người công klhai và bí mật, có người phát biểu vì dân chủ hoá cuộc sống của Đảng và đất nước. Những người lãnh đạo Albani tỏ ra không theo con đường với những người như thế. Điều đó, tất nhiên, thảm hoạ thật sự cho nhân dân Albani. Không ai, không một người suy nghĩ bình thường có thể thể cho rằng sự lãnh đạo như thế lại có khả năng sử dụng lòng tin và kính trọng của nhân dân của mình, Đảng của mình. Họ bất đắc dĩ chịu đựng. Không chạy đâu được! Chính xác như thế, thời Stalin: Stalin tiến hành giết các cán bộ lãnh đạo Đảng, hàng nghìn cái đầu của những người chân thật, nhưng tất cả kêu to:
- Stalin muôn năm! Stalin - người bạn tốt nhất của nhân dân, Stalin - cha già dân tộc!
Hodga, hình như người ta không gọi như thế: ông còn trẻ theo tuổi tác, nhưng ông muốn điều này. Theo hiểu biết của ông, có thể đạt được điều này, chỉ bằng cách giữ Đảng và nhân dân trong sự sợ hãi, bắt nhân dân phụ thuộc vào mình bằng hăm doạ và bạo lực. Mao cũng tiến hành chính sách như vậy. Bây giờ anh hãy bật radio và nghe. Cái Trung Quốc nói, cái Tirana nói. Ngôn ngữ khác nhau, nhưng bản chất là một. những người lãnh đạo của chúng xuất phát từ một quan niệm rằng: nhân dân- cứt, còn lãnh tụ - thiên tài. Vì thế ở họ không phải lãnh tụ sợ nhân dân, mà ngược lại, nhân dân sợ lãnh tụ. Còn khi tôi gặp và bàn bạc với Mao trong thời kỳ mối quan hệ chúng tôi tốt nhất, thì trong nhiều câu tôi có cách nào hiểu Mao. Lúc đó tôi xếp vị trí ông ta thuộc vào đặc điểm nào đấy của ý nghĩ Trung Quốc, thuộc vào đặc điểm lịch sử của dân tộc Trung Quốc. Sơ đồ sự bàn luận của ông, đối với tôi, là khá sơ sài, lần khác ông bật ra trong sự phân tích rất phức tạp. Tôi cũng nhắc đến có lần về khẩu hiệu “Trăm hoa đua nở”, có nghĩa là hãy thúc đẩy thúc đẩy tác cả các xu hướng văn hoá. Giờ đây ai cũng biết rõ ràng đây là sự khiêu khích. Khẩu hiệu này được tung ra để kêu gọi mọi người cởi mở, còn sau đó sự cởi mở này bị trấn áp với “hoa”, không có lợi theo mùi hoặc hoặc màu.
Hoặc một khẩu hiệu khác, được Mao đưa ra và Hodga đớp lấy: “Không sợ chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa đế quốc - chỉ là hổ giấy”, nghĩa là có con hổ không nguy hiểm. chúng tôi thật không hiểu điều này. Người ta tung ra khẩu hiệu như thế từ thời ấy, khi chúng tôi còn giữ những quan hệ tốt. Chúng tôi không thể lúc ấy coi thường khẩu hiệu này, mà phải coi trọng nó, vì rằng đưa nó ra là Mao, người bạn chúng tôi, lãnh tụ nhân dân Trung Quốc. Khẩu hiệu “hổ giấy” tồn tại một thời gian dài, nhưng bây giờ họ một điều gì đó ỉm đi, và không nhắc lại nó. Tôi không biết, người ta vứt bỏ nó hoặc nó được sử dụng, để người ta đi đến những khẩu hiệu khác. Điều này không tưởng tượng được: đế quốc Mỹ - hổ giấy? Dù sao hổ - ác thú tương đối nguy hiểm, còn Mỹ - lại không phải là giấy.
Khi tôi bị từ chức, một lần tôi đã nghe trên đài phát thanh cuộc một nhà văn Mỹ nào đấy phỏng vấn Trần Nghị của. Nhà văn đặt câu hỏi thẳng: có lẽ, dựa trên lời phát biểu của Mao, Mỹ cho rằng các ông muốn gây chiến, điều đó liệu có đúng không? Trần Nghị trả lời:
- Không, chúng tôi không muốn chiến tranh và sẽ không đánh nhau chỉ trong trường hợp, nếu có cuộc cuộc tấn công trực tiếp vào lãnh thổ nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa.
Cho dù điều này lời kêu gọi không có ẩn ý với đế quốc Mỹ về cuộc tấn công vào Bắc Việt nam. Nhận được thế này: người Mỹ đúng hiểu Mao và gây chiến với Bắc Việt nam. Trung Quốc không can thiệp vào cuộc chiến tranh này, bộ đội của họ không bảo vệ Việt nam. Mặc dù là “hổ giấy”, nhưng họ biết rằng con hổ ấy có thể vồ lấy cổ họng. Sự tuyên bố khiêu khích tương tự khích lệ bọn xâm lược Mỹ và thúc giục họ tấn công thẳng Bắc Việt nam.
Hodga cũng giữ tình thế như thế. Đặc biệt còn có thể nói về Albani? Hôm nay nói Albani, không thể không nói về Trung Quốc. Chính sách của Albani, đó là sự phản ánh chính sách, mà Trung Quốc tiến hành với phương Tây. Hoặc chúng tôi lấy một khẩu hiệu của Mao: “Gió Đông thổi bạt gió Tây”. Dường như chỉ là những khái niệm hoàn toàn về khí hậu hoặc địa lý. Nhưng ông đe doạ mọi người Trung Quốc: chính là gió đông có thể thổi mạnh.
Tôi kể thêm một cảnh nữa trong cuộc xung đột của chúng tôi với Albani. Như tôi đã nói, chúng tôi cho họ 12 tầu ngầm. Khi quan hệ căng thẳng, chúng tôi quyết định lấy lại tất cả tàu ngầm và thiết bị đi kèm, mà chúng tôi cho họ. Albani phản đối điều này. Có ba chiếc tàu ngầm hoàn toàn do người Albani chỉ huy, một hoặc hai chiếc do người cả hai bên. Chúng tôi đưa về được tám, chín tầu, còn lại ba hoặc bốn ở lại Albani, chúng tôi không thể lấy đi được. Nhưng chúng tôi chờ đợi cả phản ứng mãnh liệt từ phía Albani khi chúng tôi lấy đi tàu ngầm, thì tầu chiến của chúng tôi, tôi không nhớ bao nhiêu, lởn vởn ở bờ biển Albani đề phòng bất trắc. Nếu chính quyền Albani dùng sức mạnh giữ tàu ngầm chúng tôi, thì tàu chiến chúng tôi buộc phải đe doạ họ.
Như thế đánh dấu sự đổ vỡ hoàn toàn với Albani. Tôi không biết, Albani có thắng từ điều này không. Tôi nghĩ rằng họ thua: chúng tôi ngừng giúp đỡ họ, tất cả chấm dứt. Мне không biết, sự khó khăn lúc ấy ở Albani, nhưng tin đồn là Trung Quốc quyết định giúp đỡ họ. Trung Quốc sau này có giúp đỡ, nhưng tôi không biết trong mức độ nào, như chúng tôi. Tôi nghĩ rằng chưa chắc, vì rằng bản thân Trung Quốc trong thời gian ấy cũng rất khó khăn. Sự thật sự cần thiết của Albani so với Trung Quốc là rất nhỏ, để Trung Quốc có thể làm một điều gì đó. Bây giờ tôi không có khả năng thậm chí xác định gần đúng về định lượng vì lẽ Đại sứ quán Liên Xô ở Albani bị cô lập và người Albani ngừng đến đó. Họ đã giết những người như thế. Nhưng chúng tôi bị tước mất khả năng nhận thông tin.
Tiếp tục ra sao đây! Tôi xem rằng phải làm hết sức để sự xung đột giữa ĐCSLX và các ĐCS khác với Trung Quốc, thu hẹp và tan đi. Đi tới đạt được tình thế mà phong trào cộng sản là một khối và duy nhất. Điều này cần đạ ra là mục đích chính. Phải làm tất cả để làm mềm đi mối quan hệ chúng tôi và sau đó biến chúng thành tình hữu nghị. Điều này sẽ vì lợi ích của nhân dân Liên Xô, vì lợi ích của tất cả nhân dân yêu chuộng hoà bình, vì lợi ích nhân dân Trung Quốc, vì lợi ích cuộc đấu tranh vì hoà bình, vì sự cùng tồn tại hoà bình. Lãnh đạo Trung Quốc nhiều lần chửi rủa Liên Xô, ĐCSLX vì khẩu hiệu chung sống hoà bình. Tuy nhiên, khi những nhà báo tư sản hỏi dồn Mao, chính ông lặp lại rằng Trung Quốc cũng ở vị trí chung sống hoà bình. Nhưng Trung Quốc không phải luôn luôn làm thế. Họ phát biểu vì chung sống hoà bình, thì lại chống. Albani vẫn theo đuôi Trung Quốc.