Dịch giả: Nguyễn Học
Những vấn đề quân sự và hoà bình

Như đã biết, chúng tôi tiến hành cắt giảm lính trong quân đội. Đó là cũng là một trong những vấn đề đâu đầu. Sinh thời, Stalin cho rằng chúng tôi ở ngưỡng cửa cuộc tấn công từ phía Mỹ. Liên Xô phải sẵn sàng chiến đấu. Và quân đội chúng ta rất lớn, hơn 5 triệu người. Rất tốn kém trong thời gian hoà bình có quân đội như thế. Nhưng không thể chiến đấu dù cắt giảm vũ khí, có một quân đội đông đảo. Không ai có thể tin lời đó được. Và không thể giữ bí mật quân đội, khi đó tình báo cũng biết bây giờ cũng biết quân đội của cả hai bên. Người Mỹ nói chung không giữ bí mật những số liệu cơ bản, bằng cách đưa trên trên báo chí. Chúng tôi che giấu, nhưng kết quả. Khi tôi đọc tóm tắt của báo nước ngoài hoặc tư liệu mật, thấy người Mỹ biết chính xác quân đội chúng tôi, và vũ khí của nó và thậm chí dạng vũ khí mới. Tôi có lần hỏi Malinovski:
- Cái gì thế này? Điệp viên nước ngoài nằm trong bộ tổng tham mưu của chúng ta? Làm sao kẻ địch biết nhanh chong tất cả tin tức của chúng ta?
Malinovski ưõn ngực:
- Có lẽ do công lao của trinh sát trên không và phương tiện kỹ thuật khác.
Chúng tôi muốn cho các nước đồng minh trước đây tin rằng cần từ bỏ chiến tranh như một áp lực chính trị và sự can thiệp vào công việc nội bộ các nước khác, kêu gọi cắt giảm quân đội, còn sau đó và giải trừ quân bị toàn diện. Quyết định biểu thị ý định hoà bình của mình, dỡ bỏ căn cức quân đội ở Phần Lan và rút quân đội từ Trung Quốc. Sau đó nghĩ tới cắt giảm số người trong quân đội. Chúng tôi tích luỹ một số đơn vị vũ khí hạt nhân và tên lửa mang, công suất nổ tăng gấp nhiều lần. Nhưng sức mạnh quân đội không phải là số lượng lính: chính sức mạnh của vũ khí sẽ đánh bại kẻ địch. Vì thế chúng tôi cho rằng chẳng có gì là liều lĩnh cả. Ngược lại, cắt giảm quân đội, làm giầu ngân sách và có khả năng sử dụng tài nguyên để phát triển sản xuất và nâng cao mức sống nhân dân. Đặc biệt vấn đề gay cấn về nhà ở. Đòi hỏi số tiền khổng lồ để xây dựng nhà ở, xoá bỏ sự thiếu thốn nhà ở và điều kiện sống cực khổ của nhân dân.
Kết luận là có thể cắt giảm quân đội xô viết, chúng tôi giảm bớt thậm chí số quân đóng ở CHDC Đức. Bản thân Đông Đức có khi đó quân đội không lớn. Nói chung chúng tôi giữ số lượng quân không quá 2,5 triệu. Quân đội Mỹ trong thời gian đó cũng khoảng chừng như thế, Tây Đức ban đầu có lực lượng nhỏ, sau đó tăng lên và bây giờ có tất cả các loại vũ khí, trừ vũ khí hạt nhân. Dù chúng tôi đã làm gương, nhưng các nước đồng minh cũ của chúng tôi vẫn từ chối một hiệp định nghiêm túc.
Người Mỹ đề nghị kiểm soát song song trên không tất cả các nước. Chúng tôi lúc đó không thể đồng ý, vì lực lượng vũ trang còn yếu hơn Mỹ và đồng minh của họ, và không muốn phơi bày điều này. Cho phép kiểm soát mình nghĩa là cho phép kẻ địch mạnh hơn thăm dò chúng tôi đóng quân và cân nhắc lực lượng hai bên có thể phát động chiến tranh. Chúng tôi chỉ có nhượng bộ cho kiểm soát một phần biên giới. Nếu ở khu vực biên giới có kiểm soát sâu, nó cho phép biết trước các tấn công bất ngờ của quân đội thường trực, và nói chung loại bỏ sự tấn công bất ngờ vào các nước láng giềng. Chúng tôi đồng ý thiết lập kiểm soát qua lại các sân bay có khả năng tập kết bộ đội theo hướng cần. Nhưng điều này cũng không đạt tới sự hiểu biết, hiệp định không đạt được.
Liên Xô còn một lối thoát duy nhất: tiếp tục tăng cường khả năng phòng thủ và phát triển vũ khí. Nhưng phát triển một cách hợp lý. Nhưng vũ khí nhanh chóng lạc hậu, sau đó phải chế tạo mới, tiêu thêm khoản tiền mới, và như thế không bao giờ kết thúc. Chạy đua vũ trang dẫn đến kiệt quệ đất nước và giảm mức sống của nhân dân. Tất nhiên giới quân nhân luôn luôn phát biểu hh tái vũ trang. Nhưng phát sinh vấn đề. Một người mà tôi rất kính trọng là Varensov, năm 1961 là nguyên soái pháo binh. Đường công danh của Varensov chấm dứt vì phản bội trung tướng thân cận của mình Penkovski, chỉ huy tình báo. Varensov đau lòng chịu đựng việc chuyển từ pháo sang tên lửa. Ông có câu nói nổi tiếng về điều này: “Tiếng pháo là bản nhạc, tiếng tên lửa là chói tai”.
Tất nhiên Varensov bực tức chống cắt giảm pháo. Vụ việc phức tạp ở chỗ các giới quân sự tranh cãi đã lâu, phương tiện chuyên chở tên lửa là bánh xích hay bánh hơi? Đây không phải vấn đề tào lao, mà là tầm đi xa, thời hạn phục vụ, tốc độ di chuyển. Các khoa học và các nhà thiết kế quyết định đúng, dùng bánh hơi. Nhưng đối với bộ binh, thì cần không những xe chở hàng, mà còn cả xe chở quân được bọc thép. Tuy nhiên nó làm phương tiện nặng nề, bù lại nó tạo bảo vệ chiến sĩ về tinh thần và thân thể. Chẳng cần phải cãi nhau. Tranh luận chỉ xích hay lốp chỉ là cớ. Còn nhiều xe bánh hơi chất lượng cao. Sau đó đặt vấn đề vận tải hàng không lượng lớn và tải lớn. Rồi máy bay lên thẳng. Nhà thiết kế Mil thiết kế họ máy bay lên thẳng độ bền cao, tin cậy và chở tải nặng. Trong các cuộc nói chuyện với ông tôi hướng Phòng thiết kế máy bay lên thẳng vào mục đích hoà bình, đặc biệt để khai thác đường dẫn dầu và khí đốt, tại những nơi khí hậu khắc nghiệt. Và cả những máy móc bổ xung vận tải hậu cần, vũ khí, phương tiện và bộ đội.
Ngoài Mil, trong lĩnh vực này còn có Kamov, nhà thiết kế thử nghiệm lão thành. Khi sang thăm Mỹ, tổng thống Mỹ Eisenhower và tôi cùng bay từ Washington đến Camp-Davide, đề nghị ông tác động để mua hai máy bay lên thẳng cho Chính phủ Liên Xô. Chúng tôi mua hai chiếc. Vì tôi muốn các nhà khoa học thiết kế chúng tôi học hỏi tốt kỹ thuật Mỹ, phải mua máy bay. Tôi không ít lần bay trên những chiếc máy bay lên thẳng sản xuất trong nước. Tuy nhiên độ bảo vệ khuyên tôi không nên dùng nhiều, vì thỉnh thoảng xảy ra tai nạn. Tôi sẽ không so sánh các máy bay lên thẳng khác nhau thuần tuý về mặt kỹ thuật. Tuy nhiên, khi bán máy bay lên thẳng cho Ấn độ, chúng tôi tổ chức ở đó thử các loại máy bay lên thẳng Liên Xô, Mỹ, và các mác khác. Máy bay của chúng ta chiếm vị trí số 1, sau đó Ấn Độ trở thành bạn hàng chính. Sau đó tại Krym và Kavkaz tổ chức đi tham quan bằng trực thăng tại các khu nghỉ mát. Trong những năm tôi lãnh đạo, không xảy ra một tai nạn trực thăng tại Liên Xô. Phi công, và phục vụ kỹ thuật ở mức tốt.
Nedelin phụ trách vấn đề xây dựng bộ đội tên lửa, rồi sau cũng phụ trách vấn đề chống tên lửa. Sau khi Nedelin chết, Moskalenko lên thay, rồi sau đó Krylov thay ông. Bởi vì sử dụng tên lửa, đương nhiên phát sinh vấn đề tên lửa chống tên lửa. Đây là việc phức tạp và đắt tiền. Nhưng chúng tôi bắt buộc bắt đầu công việc và xây dựng các Phòng thiết kế đứng đầu Kisunko. Đội ngũ của ông chế tạo tên lửa chống tên lửa những những vũ khí khác nhằm chống tên lửa của kẻ địch. Để động viên nhân dân và doạ địch, tôi công khai nói rằng chúng tôi có khả năng bắn trúng một ruồi trong vũ trụ, mặc dù chưa thể làm được như thế cho dù có phóng nhiều đầu đạn. Có chăng, diễn giải rằng chúng tôi cũng bỏ tiền để xây dựng lực lượng chống tên lửa.
Làm việc trên lĩnh vực này, ngoài những người khác, còn Chelomey. Thời tôi còn công tác, việc chống tên lửa cũng chưa làm được. Việc đạt được thoả thuận ngừng công việc chống tên lửa ép buộc bởi khuynh hướng không để đất nước bị chịu đe doạ của thảm hoạ chiến tranh và đồng thời không làm hao mòn tài nguyên. Thậm chí chẳng bao giờ có thể bảo vệ được tuyệt đối cho dù tốn kém thế nào. Các khoa học kẻ cho nghe về triển vọng các tia vũ trụ và laser. Tôi không biết, bây giờ công việc này ở mức nào, nhưng tôi giả thiết rằng khôn ngoan nhất, là thoả thuận được với tất cả các nước ngừng mọi công việc vũ khí chống tên lửa. Thời tôi và chẳng bao lâu sau, đó tổng thống Mỹ Jhonson ngừng cực đoan, và không tiền hành những công việc như thế. Khi Nixon vào Nhà Trắng tuyên bố bắt đầu xây dựng hệ thống chống tên lửa. Điều này buộc Liên Xô chạy đua vũ trang, yiêu hôa sức người, làm hao mòn kinh tế và ngân sách.
Báo chí nước ngoài khi gặp tôi tại cuộc họp báo, các nhà báo vác nước thường nâng vấn đề: có thể Liên Xô cùng hợp lực với Mỹ đẳy mạnh các chuyến bay lên mặt trăng và nói chung trong làm chu vũ trụ? Tôi thích ý tưởng này. Vào thập niên 60, chúng tôi làm rung động thế giới bằng việc phóng lên quỹ đạo và về phía mặt trăng một vệ tinh nhân tạo. Sau Gagarin là tiếp những người khác. Lúc ấy chúng tôi vượt Mỹ. Không phải ngẫu nhiên khi đó chúng tôi có ý nghĩ về hợp sức Liên Xô chia sẻ kinh nghiệm xây dựng tên lửa và động cơ. Tôi ở đây не tôi nói đến yêu cầu chính thức của các cơ quan Chính phủ các nước, nhưng thỉnh thoảng các nhà báo thực hiện nhiệm vụ của Chính phủ nước mình đưa ra ý tưởng, mà Chính phủ dường như không trả lời họ, tuy nhiên coi như ý tưởng này được phía kia chấp nhận.
Liên Xô vượt Mỹ động cơ tên lửa tàu vũ trụ. Tôi hiểu rằng đây chỉ là hiện tượng tạm thời. Những người khác không tưởng tượng được, vì rằng nguồn gốc xây dựng tàu vũ trụ khắp mọi chỗ là như nhau - khoa học và kỹ thuật. Nhưng về bản chất là chung. Và nếu thời kỳ này, lĩnh vực này chúng tôi vượt người kia, thì sau này người kia cố sức, cóthể lại vượt chúng ta. Chính thế, tôi nghĩ thoả thuậnь với Mỹ và các nước khác về việc xây dựng một tổ chức quốc tế làm chủ vũ trụ để mà tất cả chia sẻ không những vinh quang, mà cả vật chất. Tuy nhiên lúc tôi tại chức, chưa làm nổi việc này: hai bên còn giữ bí mật, và chưa cân bằng vũ khí. Mỹ tích cực tích luỹ nhiều vũ khí hạt nhân. Sự thật họ gắn trên máy bay ném bom, nhưng chẳng bao lâu sau gắn vào tên lửa.
Tuy nhiên đối với tôi không cần tranh cãi gì: người Mỹ đã thực hiện chương trình mà tổng thống Kenedi chuẩn y. Kenedi đặt trước các nhà khoa học và thiết kế nhiệm vụ làm tên lửa đưa người lên mặt trăng, và họ làm được. Các nhà du hành vũ trụ Mỹ đã ở trên mặt trăng. Nhưng bây giờ báo chí và TV chúng ta thuyết phục mọi người rằng, dường như chúng tôi ở phía trước. Điều này không nghiêm túc. Tất nhiên “Luna-16” và “Luna-17” làm việc từ lâu, làm chủ bề mặt mặt trăng và thông báo về cho quả đất - cũng là thành tựu lớn của các nhà khoa học chúng ta. Và tất cả những người đặt chân lên mặt trăng, không so sánh với máy móc thông minh với ở lại của con người, bởi vì nó là vật nhân tạo. Con người ở trên mặt trăng nhìn nó, chắc chắn biết thế giới mới tốt hơn là máy móc. Tôi ước mơ, người đầu tiên bay lên mặt trăng là Ivan của chúng ta. Nhưng đến năm 1964 tôi сoi khả năng thoả thuận được với Mỹ và các nước khác về một cơ quan tổ chức tập thể làm chủ vũ trụ. Vì lợi ích nhân loại, nên tập hợp sức mạnh hợp lý hơn. Điều này tạo điều kiện tiến bộ khoa học, kỹ thuật và xoá bỏ sự căng thẳng giữa các nước. Tôi cho rằng cần dũng cảm hơn hơn nhiều để đi lên phía trước.
Nhân đây tôi nói về Kurchatov. Không cần phải nói đến phẩm chất của ông như nhà khoa học nổi tiếng thế giới. Nhưng tôi muốn phát biểu suy nghĩ của mình về con người này. Tôi và ông gặp nhau nhiều lần và nghe ông nói không chỉ lề vật lý hạt nhân. Ông đến với tôi vì việc khác. Biết chỗ đóng quân của tôi gần ông, ông nhiều lần đề nghị giúp đỡ phải triển một ngành khoa học nào đấy. Tôi luôn luôn lắng nghe ông, tin ông, và cho rằng ông là người rất đứng đắn. Nhà khoa học cũng thỉnh thoảng hoàn toàn ích kỷ giống nhau với mọi vấn đề, cố gắng là một cái gì đó một điều gì đó để trội lên. Kurchatov không phải vậy, ông trước hết nghĩ về khoa học và thúc đẩy nó lên phía trước.
Kurchatov nổi bật hơn những nhà khoa học ở sự hiểu biết cần thiết san sẻ phương tiện với vũ khí. Ngay trước khi chết ông gặp tôi nói:
- Nếu còn xem tôi còn có ích, hãy chính thức chuẩn y là cố vấn cho ông về các vấn đề khoa học, nghĩa là cố vấn Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng Liên Xô.
Tôi rất hài lòng, ý nghĩ này đáng xem xét. Chúng tôi sẽ thảo luận, và cuộc gặp tới, phát biểu cho ông ý kiến của chúng tôi.
Than ôi, chúng tôi không gặp ông. Một vài ngày sau, con người thông minh và tuyệt vời đã qua đời đột ngột.
Khi Kurchatov đề nghị coi mình là cố vấn, tôi hiểu rằng chính tôi cần ông, người mà tôi hoàn toàn tin tưởng. Ông làm Chính phủ và giới khoa học gần nhau hơn. Điều này có ich cho khoa học và quốc phòng. Ông giúp đỡ lãnh đạo đánh giá đúng sự kiện và chia xẻ phương tiện cần thiết cho tiến bộ của hướng khoa học khác. Đúng là tôi chấn động với dự án của Sakharov xây dựng bom khinh khí. Tính toán của ông hoàn toàn đúng. Như được biết, sau này giữa lãnh đạo và ông có bất hoà về vấn đề thử bom khinh khí. Ở đây ông, khác với Kurchatov, thể hiện sự thiếu hiểu biết vì quyền lợi quốc gia. Bom khinh khí không phải dùng để tấn công nước khác, mà chỉ có để quốc phòng. Tôi và Sakharov không bất đồng theo thực chất vấn đề, và tôi đề nghị hiểu vị trí của tôi, khi tôi là một chính khách, một trong những nhà lãnh đạo đất nước nhất thiết dùng tất cả những gì có sẵn để tăng cường sức mạnh phòng thủ đất nước.
Các nhà khoa học và thiết kế bom nguyên tử cũng chưa được nêu tên, mặc dù không thể, chẳng hạn, khi ấy Zeldovich, Hariton và Budker. Zeldovich cùng tập thể cấu trúc bom khinh khí. Ông đã giúp chúng ta ngang với Mỹ về vũ khí hạt nhân. Người Mỹ trong một số trường hợp thậm chí cần nghĩ đến phòng thủ. Họ gọi nó là kiềm chế. Sau đó vai trò không nhỏ trong phòng thủ Liên Xô là các nhà khoa học làm động cơ nguyên tử cho hạm đội tầu ngầm. Tôi đôi lần gặp ông và biết họ. Động cơ nguyên tử cho tầu ngầm làm mơ ước ngàn đời, với động cơ này hạm đội tàu ngầm có thể hoạt động ở tất cả các đại dương. Không cần các căn cứ. Chỉ có động cơ nguyên tử mới cho phép tàu ngầm hoạt động lâu dài.
Người nước ngoài có giúp đỡ chúng tôi không? Phải nhắc đến Etele và Julius Rozenber, ở Mỹ, trao lại cho chúng tôi một số bí mật. Stalin rất nhận xét tốt về họ. Còn có những người khác, thân thiện với Liên Xô. Chúng tôi bày tỏ lòng biết ơn với những người hy sinh cuộc sống của mình, giúp đỡ tổ quốc Xô viết đương đầu với đế quốc.
Chúng tôi nghe các nhà khoa học về vũ trụ và vũ khí tên lửa hạt nhân, thường Keldys phát biểu. Keldys và Kurchatov lúc ấy khăng khít với nhau xây dựng tên lửa đạn đạo và đầu đạn hạt nhân. Vì thế chúng tôi kính trọng Keldys. Tại một phiên họp Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô, có mời chủ tịch Viện hàn lâm khoa học Liên Xô Nesmianov, mọi người phát biểu phê phán ông. Nesmianov bình tĩnh và rất lịch sự đề nghị:
- Có thể thay thế tôi, bổ nhiệm Keldys làm tchủ tịch Viện hàn lâm khoa học?
Chúng tôi ủng hộ ông:
- Chúng tôi sẽ bàn, suy nghĩ.
Chẳng bao lâu đi đến kết luận rằng quả là đưa Keldys làm chủ tịch Viện hàn lâm là có lợi. Nesmianov từ chức, giới khoa học ủng hộ Keldys, bầu ông làm chủ tịch.
Tin đồn rằng dai dẳng đến bây giờ là không phải tất cả các nhà khoa học hài lòng Keldys. Điều này không làm ai sửng sốt: giữ chức vụ như thế, khó làm vừa lòng hết mọi người. Trong khoa học nói chung mỗi người một tính, có hiểu biết và những yêu cầu riêng. Các đề nghị không thể là giống nhau đối với chủ tịch Viện hàn lâm. Tôi xem rằng đưa Keldys làm chủ tịch Viện hàn lâm là quyết định rất thành công.
Sự kính trọng cao phó chủ tịch Viện hàn lâm Liên Xô Lavrentev. Tôi và ông quen nhau, khi ông còn làm việc tại Viện hàn lâm CHXHCN Ukraina, với chức vụ phó chủ tịch. Tôi thích ông ở tính cứng rắn, kiên trì thực hiện chương trình và thiên tài trong khoa học. Ông cũng đóng góp nhiều cho quốc phòng đất nước, như cố vấn hàng loạt vấn đề xây dựng quốc phòng. Hình như, chính ông đưa ra ý tưởng xây dựng đạn nổ định hướng. Đạn nổ định hướng là vũ khí rất tác dụng chống vỏ thép xe tăng. Sau chiến tranh người ta hoàn thiện nó. Một lần Lavrentev đề nghị tôi đến thăm việc thử vũ khí:
- Tôi sẽ cho ông thấy đầu đạn có thuốc nổ, đặt nó lên tấm thép, chúng tôi nổ nó, và nó đâm thủng tấm thép này.
Tất cả xảy ra như vậy. Lavrentev giải thích rằng đầu đạn này không xuyên qua, mà làm nóng chảy thép. Ông đã làm một việc có lợi cho đất nước.
Thập niên 1950 tôi ủng hộ đề nghị của ông chi nhánh đặc biệt của Viện hàn lâm tại Novosibirskе. Tôi không quên một nhà khoa học lớn, sống đơn giản đi ủng, sống trong lều ở Siberi để xây dựng Viện hàn lâm. Sự tỉnh táo thông minh và sức kiên trì Lavrentev - làm tôi hài lòng. Tôi nhớ rõ, ông chứng minh cần phải xây dựng chi nhánh Viện hàn lâm ở Siberi, nói là đất nước ta rộng lớn, mà chỉ có một trung tâm khoa học lớn nhất ở Moskva, là không hợp lý và không đúng. Ông là người có ích xây dựng thành phố khoa học ở Novosibirskе, sau đó những thành phố khác cũng mở những trung tâm khoa học như thế. Tôi hỏi ông:
- Ai trong số các nhà khoa học đến đó? Đây là Sibiri, sau khi Stalin chết, vẫn còn là nơi lưu đày những người bị tù.
- Có, có người đấy.
Và ông chỉ một danh sách dài:
- Họ, đặc biệt là những thanh niên, sẵn sàng đến Sibiri.
Chúng tôi đưa vấn đề này ra Đoàn chủ tịch BCHTƯ Đảng và ủng hộ đề nghị Lavrentev, cung cấp phương tiện cần thiết. Cần rất nhiều tiền, đặc biệt xây dựng cơ quan để thời hạn ngắn nhất xây dựng cơ sở chi nhánh. Xây dựng khoa học - một quá trình liên tục phát triển khoa học, đòi hỏi có những phòng thí nghiệm cần, xây dựng những điều kiện sống và làm việc cho các nhà khoa học. Lavrentev là người có tinh thần mới. Tôi đôi lần thăm thành phố khoa học, khi có mặt ở Siberi, và xem xét tại chỗ công việc xây dựng. Lavrentev mang cả gia đình đến đó và sống rất nhũn nhặn, tềnh toàng, như tôi đã thấy, ông ăn trưa. Bây giờ cả nước tự hào về Novosibirsk! Sau đó ông đề nghị bắt đầu xây dựng trung tân như thế ở Viễn Đông. Nhưng theo khả năng vật chất, thì chưa đến lúc và tôi nói:
- Đừng vội, đất nước còn rất nghèo, tập trung vào trung tâm khoa học ở Novosibirsk, khi nào giàu có hơn, chúng tôi sẽ thảo luận đặt một Viện hàn lâm mới.
Vài lời về Kapisa. Tôi muốn sau khi tôi chết, còn lại cái nhìn đúng của tôi về nhà bác học lớn này, mà ở nhân dân ta người ta cho là lý lịch kinh tởm. Thời Stalin người ta đối xử không tốt với ông. Nhưng cả sau khi Stalin chết người ta tiếp tục tỏ ra thận trọng đối với к Kapisa. Liệu có cơ sở, khi chúng tôi tuôn ra những câu nói, biểu hiện sự không tin ông hoặc thậm chí trực tiếp nói rằng ông dường như là gián điệp? chẳng có chứng cớ nào cả, và cá nhân tôi không bao giờ nghi ngờ về lòng trung thực của ông. Một lần tôi ngẫu nhiên trở thành người làm chứng khi giải quyết việc bắt giữ Kapisa tội hãm hiếp ở Liên Xô. Trước đó, tôi không nghe một tý gì về việc này. Lúc tôi ở văn phòng Stalin, Stalin gọi phó Chủ tịch Hội đồng dân uỷ Liên Xô Valeri Mezlauk đến. Tôi rất kính trọng Valeri Ivanovich và tôi vô cùng tiếc rằng ông chết một cách thảm khốc bởi sự đàn ápcủa Stalin cũng như nhiều người vô tội khác. Khi Mezlauk trở thành Chủ tịch Uỷ ban kế hoạch nhà nước Liên Xô, tôi thường xuyên tiếp xúc với ông, và ông gây một ấn tượng tốt và là chính khách, hiểu biết công việc, và là một con người thực thụ.
Lúc ấy có một cuộc thảo luận giữa các nhà khoa học. Kapisa đến dự. Ông làm việc ở nước Anh, nhưng là công dân Liên Xô. Stalin trao cho Mezlauk nói chuyện với Kapisa, và sau đó Mezlauk báo cáo cho Stalin, Kapisa có ý không muốn ở lại Liên Xô. Kapisa chứng minh rằng để mà ông có được những kiến thức tốt, cần phải có những điều kiện tương ứng: thiết bị, dụng cụ, vân vân..., không có nó thì nhà khoa học không thể làm việc thực thụ, như ông làm với nhà khoa học Reserford và dưới sự hướng dẫn. Tại nước Anh, ông có tất cả những điều kiện. Stalin nói với Mezlauk:
- Nhắn lại cho Kapisa rằng chúng tôi sẽ làm tất cả để xây dựng những không được mong muốn cho ông ấy, chúng tôi sẽ làm, xây dựng cho ông ấy một viện đặc biệt, nhưng hãy nói thẳng rằng ông ấy sẽ không quay lại nước Anh đâu, chúng tôi không giải quyết cho ông ta đến đónữa.
Mezlauk truyền đạt như vậy và Kapisa ở lại.
Cá nhân tôi và ông cách xa nhau. Các uỷ viên Bộ chính trị và những người khác, thuộc về cơ quan nhà nước được phép nhận các tin tức tóm tắt của báo chí, biết rằng ở nước ngoài Kapisa được đánh giá rất cao. Tôi nghĩ Stalin đúng, vì lợi ích của đất nước. Chúng tôi cần dùng mọi khả năng để nâng cao khả năng chiến đấu và lôi cuốn các nhà khoa học xây dựng quốc phòng. Khi đó Kapisa làm một vấn đề cụ thể gì, tôi không biết. Khi có mặt tôi, Mezlauk trình cho Stalin:
- Vừa phấn khởi và đau lòng, nhưng Kapisa tựa như đồng ý ở lại.
Lúc ấy Stalin đề nghị xây dựng cho ông một viện ở đồi Barobev. Trước đó mảnh đất này được lấy để làm chỗ xây Đại sứ quán Mỹ. Đại sứ Mỹ tại Liên Xô là Bullit. Ông ban đầu được Stalin rất tín nhiệm và đưa ý tưởng xây dựng Đại sứ quán Mỹ ở đồi Barobev. Người dành ra một mảnh đất. Nhưng khi Bullit tỏ ra không phải là người mà chúng tôi muốn, Stalin bực mình và đề nghị:
- Chúng tôi xây dựng ở mảnh đất, nơi định xây cất Đại sứ quán Mỹ, một viện cho Kapisa.
Người ta thu hồi đất. Khi tôi về Moskva, tôi thích dạo chơi trên đồi Barobev, nhìn thấy một viện hoàn chỉnh và vui sướng nghĩ:
- Đây là chỗ của nhà khoa học-phù thuỷ dưới sự lãnh đạo Kapisa làm một công việc khoa học khác thường”.
Họ làm việc gì ở đó, tôi không biết, và cũng không hỏi. Thời Stalin có tồn tại một uy tắc: nếu người ta không nói cho anh, thì đừng hỏi, vì anh không liên quan đến điều này. Đâu như cuối chiến tranh vệ quốc vĩ đại Stalin tỏ ra không hài lòng Kapisa: dường như, Kapisa không cho cái gì có thể, không tỏ ra xứng đáng lòng tin cậy của chúng ta. Lời khiếu nại của Stalincũng có cơ sở đến chừng mực nào thì tôi không thể biết được, nhưng tôi tin Stalin: nếu ông nói thế, nghĩa là, phải như thế. Khi quả bom nguyên tử đầu tiên của Mỹ nổ, rõ ràng là chúng tôi lạc hậu. mối quan hệ đồng minh rạn nứt, bắt đầu “chiến tranh lạnh.
Nhưng khi chúng tôi nổ quả bom nguyên tử đầu tiên của mình, ồn lên trong báo chí tư sản: người Nga nhận quả bom này từ tay Kapisa, ông thật đáng khinh thế này, một nhà khoa học lớn, sống ở Anh, chỉ có ông mới có thể làm bom nguyên tử. Stalin thậm chí tức giận:
- Kapisa tuyệt đối chẳng có tham gia một chút gì vào việc đó, nói chung ông ta không quan tâm đến vấn đề này”.
Sau khi Stalin chết tôi vẫn giũ quan hệ hai mặt với Kapisa: một mặt, là nhà khoa học nổi tiếng thế giới, mặt khác - không giúp chúng tôi làm bom nguyên tử và không tham gia làm bom cho Liên Xô. Và vì thế tôi quan hệ với ông rất thận trọng. Một lần Kapisa đề nghị với tôi tiếp. Tôi lắng nghe ông chăm chú, ông kể về một đề tài quan trọng mà ông đang làm, và yêu cầu sự giúp đỡ ông, bởi vì ông bị sa thải khỏi viện. Tôi hỏi hai nhà khoa học, kể cả Kurchatov, thì họ giải thích rằng đề tài đã nêu không là trọng điểm khoa học của nhà nước. Chúng khi đó xem đề tài trọng điểm khoa học là những đề tài làm tắng khả năng quốc phòng, chủ yếu là đề tài quân sự.
Sau một thời gian Kapisa lại đề nghị tôi tiếp, tôi tiếp ông và nói với ông ta:
- Đồng chí Kapisa, tại sao ông không nhận lấy một đề tài có giá trị quốc phòng? Chúng tôi rất cần cái đó.
Ông dài dòng văn tự giải thích cho tôi mối quan hệ của mình với vấn đề quân đội:
- Tôi không thích làm cái đó, tôi là nhà khoa học, mà nhà khoa học giống nghệ sỹ: thích những công việc mà mọi người nói, viết, hiện ra trong điện ảnh, còn đề tài quân sự lại là bí mật. Gắn với nó nghĩa là bị cách ly, tự chôn mình trong bốn bức tường của viện, tên tuổi biến mất trên báo chí. Điều mà tôi muốn công chúng biết về công việc của tôi.
Cuộc nói chuyện này cho tôi ấn tượng, và không có lợi cho Kapisa. “Chúng tôi bắt buộc - tôi trả lời - phải làm các đề tài quân sự, khi mà còn tồn tại hệ thống quốc gia đối lập. Để đứng được, chúng tôi cần làm nó, nói khác đi họ bóp cổ và xé xác chúng tôi.
- Không, tôi không muốn làm đề tài quân sự! - ông không đồng ý.
Tôi khó hiểu, một người xô viết, nhìn thấy nhân dân chúng tôi khổ sở do chiến tranh mang lại, có thể suy nghĩ như thế. Chúng tôi làm hết sức không lặp lại, đã làm tất cả để nâng đỡ kinh tế, khoa học, văn hoá. Biết rằng không có khoa học không thể xây dựng quốc phòng hùng hậu. Nhưng một nhà khoa học lớn có tên tuổi trên thế giới từ chối giúp đỡ chúng tôi? Lời của Kapisa làm tôi chết điếng. Và tôi quyết định kiềm chế bản thân, hỏi Lavrentev:
- Ông đánh giá như thế nào về Kapisa?
Lavrentev chỉ có một việc là đánh giá cao Kapisa. Nhân thể nói thêm về cuộc gặp lần thứ hai của tôi với Kapisa, ông nói rằng ông muốn ra nước ngoài. Tôi hỏi Lavrentev:
- Kapisa muốn ra nước ngoài. Ý ông ra sao?
- Cái này dở à? Cho ông ta đi.
- Ông có coi ông ta là một người trung thực không?
- Tôi tin tuyệt đối - Lavrentev nói - Ông ta là người cực kỳ đứng đắn, và không những ông, mà còn cả các con ông. Kapisa - một người yêu nước, còn con trai ông, một nhà địa lý tuyệt, cũng là ng yêu nước.
Những lời này ít nhiều làm an lòng tôi, nhưng tôi tiếp tục nghi ngờ.
- Còn quan hệ của ông với đề tài quân sự? - tôi tiếp tục hỏi.
- Kapisa là người chính trực - Lavrentev trả lời - và quả là nhìn đề tài quân sự như nói với ông.
Tôi bắt đầu nghiêng đến quyết định cho Kapisa ra nước ngoài.
- Thôi được, chúng tôi cho ông ra nước ngoài, liệu ông ta biết đề tài quân sự mà các nhà khoa học đang làm không? - tôi nêu tiếp câu hỏi.
- Tất nhiên ông ấy biết tất cả. Các viện sỹ giao tiếp với nhau, thảo luận các vấn đề khoa học, đọc sách văn học, đây là nhà bác học cỡ lớn, chẳng có gì bí mật đối với ông ta cả.
Điều này làm tôi lại chú ý.
- Liệu ở đâu đó ông ta lỡ miệng về vấn đề không mong đợi không?
- Tôi hoàn toàn khó nói về ông, nhưng tôi tin ông là nhà khoa học tốt và rất yêu nước, không bao giờ trở thành kẻ phản bội.
Tuy nhiên tôi không tin: một việc - phản bội, việc kia - đơn giản chỉ làm lộ bí mật, là hai việc khác nhau. Chúng tôi trao đổi những ý kiến trong Đoàn chủ tịch BCHTƯ Đảng và quyết định không giải quyết cho ông đi.
Đầu thập niên 50, Liên Xô nằm ở thế yếu về vũ khí nguyên tử, và chúng tôi không muốn những người bất đồng biết cặn kẽ một cái gì đấy, mặc dù gián tiếp hoặc ngẫu nhiên. Chúng tôi chưa tin tưởng hoàn toàn, rằng trong những cuộc chuyện trò với những nhà khoa học quen biết mà Kapisa có ở nước ngoài rất nhiều, ông lại không nói một cái gì quá. Tiếc, nhưng vẫn phải từ chối giải quyết cho ông đi.
Về sau này ông lại ra nước ngoài, có sự ầm ỹ, trở thành viện sỹ danh dự các nước và vân vân... Tôi mừng và hài lòng vì cuối cùng ông tìm thấy ở nước ngoài chỗ đứng xứng đáng. Có thể bây giờ tôi thậm chí hối tiếc vì sự sốt sắng nào đấy là tôi, khi có thể, quyết định vấn đề nêu trên. Giờ đây có thể chẳng còn lợ gì gửi hầu như bất kỳ ai ra nước ngoài, mặc dù chúng tôi và không tin vào họ. Bí mật quả là như thế! Không có loại trừ đặc biệt trong giới khoa học cả. Nhưng trách nhiệm của tôi là Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng Liên Xô đòi hỏi thận trọng, và tôi thể hiện như thế. Nhưng liệu đây có phải là tàn tích của thời Stalin? Có thể, có thể lắm. Bao nhiêu năm tôi làm việc dưới sự lãnh đạo của Stalin. Không phải ngay lập tức thoát khỏi những đè nặng tinh thần, thậm chí cả những người bị kết tội. Tôi không phủ nhận điều này. Cần phải có thời gian để mọi người tỉnh ngộ và dứt bỏ những cái không cần.
Về nguyên tắc, tôi nhìn thấy việc giữ đóng cửa biên giới đối với công dân của mình, đối với những người nước ngoài muốn thăm viếng Liên Xô? Sau khi Stalin chết, sau vài năm chúng tôi mở cửa tương đối rộng để qua lại từ hai phía. Qua lại là những người có suy nghĩ khác nhau và lòng tin chính trị khác nhau. Một số người ra khỏi Liên Xô không quay lại. Có những đoàn kịch ra nước ngoài và ở lại. Tôi đau lòng, nhưng đặc biệt không lo lắng. Có trường hợp, người ta không quaynlại, nhưng một thời gian lại yêu cầu giải quyết cho người ta quay về tổ quốc. Có thể chúng tôi mắc sai lầmы? Hoàn toàn. Nhưng khi tiếp cận vấn đề đứng ở vị trí của Stalin, người luôn nghi ngờ tất cả công dân xô viết là có thể bị lôi kéo, vì thế tốt hơn khoá chặt họ ở trong nước và theo dõi tất cả. Như thế sinh ra điều kiện rất nặng nề cho cuộc sống của mọi người, đặc biệt các nhà khoa học hoặc những người làm công tác nghệ thuật.
Tôi nhớ thời kỳ nội chiến. Khi tôi làm việc ở cục chính trị №9 tập đoàn quân Kuban, sống tạm ở một gia đình tư sản. một người trong gia đình là một phụ nữ ăn nói sắc sảo, thể hiện lòng dũng cảm trong cuộc nói chuyện với người cộng sản. Bà nói:
- Các ông nắm chính quyền. Các ông đốt tất cả. Chẳng có lẽ các ông đánh giá, ví dụ, nghệ thuật yếu ớt như balet?
Bà nói đúng. Chúng khi đó tôi hoàn toàn chẳng hiểu gì về nghệ thuật balet. Nếu thấy diễn hình ảnh vũ nữ balet thì tôi cho rằng phụ nữ phơi bày không lịch sự. không ít lần người ta gièm pha Lunacharski, người cống hiến nhiều sức lực để bảo tồn nhà hát cổ. Người ta cho rằng đây là nhược điểm, ra khỏi chuẩn mực cộng sản. Tất nhiên chúng tôi, công nhân, thợ mỏ và nông dân, khi đó còn xa vời với nghệ thuật cao. Bây giờ, giá tôi gặp người phụ nữ ấy, tôi nói với bà rằng:
- Bà còn nhớ cuộc nói chuyện năm 1920 không? lời tiên tri của bà chính quyền xô viết đốt hết tất cả các loại nghệ thuật? Bây giờ bà thấy, balet chế độ xô viết được nâng cao chưa?
Người ta có thể hỏi, vì sao tôi không chấp nhận thước đo này trong quan hệ Kapisa? Vì đây là vấn đề quốc phòng - không phải balet. Tôi không có quyền liều, thậm chí nếu ai đó bây giờ nói rằng Khrusev không đối xử chu đáo với nhà khoa học lớn như Kapisa. Có thể, tôi sai lầm, có thể mọi cái chết cũng sai lầm. Tuy nhiên cả Kapisa cũng sai lầm, khi ông từ chối tham gia vào công việc quốc phòng. Nghĩa là, chúng tôi hoà nhau.
Đương nhiên, nhiều thứ được coi là bí mật. Khi chúng tôi phóng tên lửa vào vũ trụ, không ai biết, trừ những người theo dõi và chế tạo chúng. Không ai biết tên Korolev, Glusko. Glusko đóng góp không ít hơn sự đóng góp của Korolev. Korolev làm vỏ và ruột tên lửa, còn Glusko làm động cơ. Động cơ của ông làm chấn động thế giới. Không có động cơ, chúng tôi không phóng được tên lửa. Giảm nhẹ vai trò của người làm động cơ, không đúng. Một phi công giỏi nói:
- Với một động cơ mạnh, tôi có thể bay trên quan tài.
Tất nhiên không cần phải có giống nhau dường như, có động cơ có thể chổi cũng bay được. Cả hai phần cân tương xứng nhau. Nhưng tôi quay về những anh hùng ẩn danh. Ai biết nhà thiết kế tầu ngầm nguyên tử xô viết. Thời tôi, không ai biết. Điều này đúng không? Hình như thế. Chính tình báo kẻ thù trước điều này cũng bị dừng lại. Tại sao lại công khai cho họ địa chỉ và tạo điều kiện cho họ tiến hành công việc chống Liên Xô? Còn Kapisa - đây là một người yêu hoà bình. Và tôi cũng là người yêu hoà bình, chỉ khi xã hội những điều kiện loại trừ chiến tranh. Chừng nào chúng tôi còn sống trên thế giới, nơi cần nhìn cả hai phía và bị ngả sang tâm lý hoà bình chỉ một bên, mà không tính đến bầu không khí quốc tế, đó làm nguy hiểm. chúng tôi sẽ thất bại.
Khi chúng tôi đẩy mạnh chế tạo tên lửa, tham gia vào kế hoạch đầu tiên là Korolev. Tôi nhiều lần gặp con người rất nể và khao khát làm việc. Quả là không thể liệt ông vào những người không chống lại tội ác. Korolev biết cách thúc đẩy những điều cần thiết, biết bênh vực ý tưởng của mình. Đây là tốt. Tôi, nghe và khâm phục ông. Ai là người đầu tiên mở đường vào vũ trụ? Lên mặt trăng? Korolev! Phải được thấy ông, khi ông báo cáo, cảm thấy sự nồng cháy của ông, cảm thấy sự thông minh nổi bật của ông. Một nhà thiết kế tuyệt vời! Sau này ông chia tay với Glusko. Đáng tiếc. Glusko cũng đóng vai trò lớn trong việc chế tạo tên lửa. Vì sao họ không đi chung với nhau nữa? Sự bất đồng đã xé tan họ, và họ khó cùng nhau làm việc.
Tôi cố gắng dàn hoà hai người. Có lần tôi mời cả hai người và vợ đến nhà nghỉ của tôi. Tôi muốn họ đem sức mình làm lợi cho đất nước, mà không phí sức cãi nhau lặt vặt. Nhưng không thành. Korolev sau này hoàn toàn cắt đứt mối liên hệ công việc với Glusko và chọn Kuznesov, một người tương đối trẻ, nhưng cũng là nhà thiết kế động cơ tài năng. Chính Korolev còn đọng lại trong trí nhớ mọi người là người đầu tiên táo bạo đưa người vào vũ trụ. Ông không được khoẻ mạnh, nhưng là người có kiến thức sâu, có khả năng tổ chức tuyệt vời, ý nguyện vô bờ và sức lực kiên trì. Ông đã chết một cách kỳ cục. Tôi biết rằng ông ở bệnh viện, và biết rằng chuẩn bị mổ. Đã nghe bác sỹ nói là ca mổ không phức tạp. Các nhà phẫu thuật đã rửa tay, cho là tất cả đã kết thúc một cách bình yên, thì bỗng nhiên do sốc, Korolev không còn nữa.
Trong số những người xây dựng ngành hàng không Liên Xô tôi biết rõ Tupolev- bố. Chúng tôi và ông quen nhau từ năm 1931, khi tôi được bầu bí thư Đảng khu vực. Tupolev lãnh đạo SAGI (Viện hàng không quốc gia) - là cơ quan duy nhất của chúng ta lúc ấy làm về hàng không. Ông nổi bật trong số các kỹ sư. Ông là nhà bác học tương đối trẻ và là nhà thiết kế, nhưng cũng được công nhận. Stalin về sau này bắt giam ông và bắt tù. Ở đó Andrey Nicolaievich tổ chức Phòng thiết kế. Tôi biết ông ở trong tù, nhưng Stalin không nói điều này, quy định của Stalin là không hỏi. Vả lại, người ta biết rằng kết tội Tupolev, là tước đi tất cả các kiến thức có lợi cho tổ quốc.
Có lần Tupolev báo cáo riêng với tôi về một vấn đề. Khi mọi người được thả, thì ông vẫn bị tù:
- Thưa đồng chí Khrusev, tôi muốn đề nghị ông một yêu cầu. Tôi còn dở dang công việc mà tôi lại ngồi trong tù? Tôi yêu cầu đúng đánh giá vai trò của tôi và minh oan cho tôi. Nói khác đi những bức tường nhà tù không những cho tôi, mà còn cho các con của tôi.
- Tất nhiên, đồng chí Tupolev - tôi trả lời - hãy bình tĩnh làm việc, tôi hứa chúng tôi sẽ thảo luận vấn đề này và sẽ nói để huỷ bỏ những tài liệu liên quan tới ông để không còn trong giấy tờ ông phải rằng ông từng bị bắt.
Tôi rất thường sau này gặp Tupolev, nghe ông nói về các vấn đề phát triển máy bay ném bom và máy bay dân dụng.
Nhà bác học lớn này cũng có một mẹo rất thực tế. Khi TU-95 tỏ ra không có khả năng thực hiện được chức năng máy bay ném bom, không chịu được phòng không của Mỹ, người ta đề nghị không sản xuất nó nữa. Tupolev gặp tôi và nói:
- Tôi hiểu các nhà quân sự đề nghị thôi sản xuất TU-95. Nhưng máy bay ném bom khác bây giờ cũng chẳng còn nữa, TU-95 vẫn còn phục vụ đất nước. Ngoài ra, có thể cải tạo nó thành máy bay hành khách.
Tôi thívj ý nghĩ này và đặt vấn đề ra Đoàn chủ tịch BCHTƯ Đảng, và chúng tôi chấp nhận đề nghị Tupolev, sau đó ông xây dựng máy bay hành khách tầm xa TU-114, lúc ấy, đây là máy bay tuyệt vời. Nó gây ấn tượng mạnh, khi tôi ngồi nó sang thăm Mỹ theo lời mời của tổng thống Eisenhower sau chuyến bay không dừng Moskva - Washington. Điều này gây tiếng vang mạnh có lợi cho Nhà nước xô viết. Tupolev chế tạo những máy bay ném bom khác, cũng máy bay chở tên lửa. Ông là nhà thiết kế rất thành công và chế tạo hàng loạt máy bay tốt nhất.
Có lần tôi và Tupolev ngồi trên bờ biển Krym, Hắc hải. Ông mang theo bản vẽ hình ảnh chiếc máy bay đẹp tương lai TU-144. Máy bay hành khách siêu âm, và chỉ cho tôi những đặc tính của nó. Chúng tôi lúc ấy, chấp nhận nhận đề nghị của ông chế tạo máy bay ấy. Bây giờ ông đã xong phân thử nghiệm. Hiện nay trên thế giới tồn tại 2 loại máy bay tương tự “Concrord” của Pháp-Anh và máy bay của chúng tôi chẳng bao lâu nữa sẽ đưa ra sử dụng. “Concrord” cũng không tồi, còn người Mỹ chưa có loại máy bay như thế. Chưa chắc ở nước ta, ai địch nổi Tupolev.
Tất nhiên còn có các nhà thiết kế khác chế tạo máy bay ném bom, máy bay tiêm kích, máy bay dân dụng và máy bay dùng trong nông nghiệp. Antonov máy bay hành khách mạnh có tải trọng lớn và bán kính hoạt động xa. Ông còn có những máy bay có ích lợi trong nông nghiệp, và cho Bắc cực. Tôi không muốn hạ thấp phẩm chất của nhà thiết kế tuyệt vời Iliusin. Ông cũng đóng góp nhiều vào chiến thắng của chiến tranh vệ quốc, chế tạo những máy bay cường kích. Những máy bay được bọc thép này làm quân thù khiếp sợ. Sau đó ông chế tạo một loạt máy bay hành khách tốt nhất. Thời tôi, Il-62 chưa được thử nghiệm. Khi tôi con công tác, máy bay này đã lăn bánh ra sân bay, nhưng một số năm chưa đưa vào sử dụng trong hàng không dân sự bị giữ lại. Trên báo chí nhìn thấy rõ Sergei Vladimirоvich dù sao chăng nữa đạt được nguyện vọng của mình. Máy bay Il-62 đấu thập niên 70 trở thành máy bay tầm xa tốt nhất trong hạng của mình và về tải trọng, và về tốc độ.
Tôi nhớ lại buổi nói chuyện với Tupolev và đề nghị của ông máy bay ném bom động cơ nguyên tử. Khi tôi nghỉ ở nhà nghỉ cuối tuần gần Livadi, Tupolev thường tới thăm tôi, nhà nghỉ của ông đến nhà nghỉ của tôi chừng bảy phút xe. Ông thường mang theo một cặp chỉ ra một cái gì đó. Nhưng lần này ông mang đến một đề nghị cụ thể:
- Tôi muốn trình bày suy nghĩ của tôi về khả năng chế tạo máy bay ném bom động cơ nguyên tử.
Ông bắt đầu làm máy bay, còn động cơ nguyên tử thì nhà thiết kế Kuznesov làm. Kuznesov sau này tiến rất xa trong việc chế tạo động cơ cho máy bay và tên lửa. lời nói của Tupolev rất quyến rũ. Ông đề nghị làm máy bay tầm xa không hạn chế. Chúng tôi mơ ước có chiếc máy bay tầm xa 20 nghìn kilomet. TU-95 đạt được 18 nghìn, nhưng nó chưa đạt yêu cầu. Vấn đề, tuy nhiên, không những tầm xa, mà còn tốc độ, tầm cao và tải trọng.
- Chúng sẽ ra sao đây? -tôi hỏi Tupolev.
- Tầm xa hầu như không hạn chế, tầm cao cũng như TU-95, và tốc độ cũng thế, nghĩa là máy bay tốc độ dưới mức âm thanh.
- Nhưng, Andrey Nicolaievich - tôi phản đối - tầm cao và tốc độ đó chúng tôi chưa vừa lòng. Máy bay còn chịu hoả lực phòng không của địch chứ.
- Chừng nào khoa học và kỹ thuật chưa cho được những khả năng, thì chúng tôi sẽ không làm tốt hơn được.
- Tại sao lại có ý nghĩ xây dựng nó bây giờ? - tôi ngạc nhiên.
- Vâng, đây là việc của ông giải quyết, nhưng tôi báo cáo rằng có khả năng về mặt kỹ thuật làm máy bay ném bom động cơ nguyên tử.
Trong câu trả lời, tôi cố gắng biểu hiện không đồng ý, nhưng tôi không làm được.
- Có thể làm máy bay hành khách động cơ nguyên tử được không? - tôi đặt vấn đề ngược lại.
- Ồ! Không, không! Không thể nói về máy bay hành khách- Tupolev khua tay - Động cơ năng lượng hạt nhân hiện thời chưa hoàn thiện. Chúng tôi không thể đảm bảo hoàn toàn tránh cho khách khỏi bị bức xạ. Còn nhiều khó khăn và phải bảo vệ tổ lái, mà máy bay khách đòi hỏi trọng lượng rất lớn. Điều này không thể. Máy bay như thế sẽ làm ô nhiễm sân bay.
- Nếu không thể, chúng tôi từ chối.
Bây giờ chính xác tôi không nhớ, bao nhiêu chiếc máy bay như thế giá bao nhiêu tiền. Tupolev nói một con số khổng lồ. Đòi hỏi công việc thực nghiệm và khoa học khổng lồ, cũng cần tiền và thời gian dài. Andrey Nicolaievich khi đó không thể hiện sự hăng say như ông thường có, mà đơn giản chào một món hàng cho người mua, còn người mua quả là cứ tự quyết định lấy hàng hoá của ông chào không.
Chúng tôi thoả thuận gạt vấn đề này. Việc xây dựng máy bay hành khách cũng chẳng nghĩ được cái gì hơn, còn máy bay ném bom như thế chưa làm chúng tôi vừa lòng. Chúng tôi không có ý định ném tiền qua cửa sổ. Tất nhiên việc khai thác nó có thể có hữu ích trong tương lai. Nhưng bây giờ tiêu một món tiền khổng lồ sẽ làm kiệt quệ ngân sách.
- Thế này nhé - tôi nói - chúng ta giới hạn trong việc khai thác lý thuyết, bỏ tiền chỉ để cho công tác nghiên cứu. Có thể tiếp tục làm chúng, nhưng không cần phải nỗ lực. Có thể cái mà ngày nay không thể làm, thì ngày mai trở thành hiện thực.
Trong thời gian ấy, Liulka cũng xây dựng động cơ nguyên tử. Mẫu của ông ta rất nặng đến nỗi không thể cất cánh được. Chúng tôi không đặc biệt đau lòng, vì đã chấp nhận quyết định tập trung vào phóng tên lửa và tiến hành hàng loạt công việc cần thiết.
Tupolev và tôi luôn luôn có những cuộc nói chuyện thú vị. Thỉnh thoảng ở vài nhà thiết kế cũng tỏ ra như thế này, nếu không chấp nhận ý tưởng của ông, thì lập tức ông tỏ ra hờn dỗi và lạnh mặt. Ở Tupolev tôi không bao giờ cảm thấy như thế. Những cuộc nói chuyện cho tôi ấn tượng ông muốn trao đổi những suy nghĩ về vấn đề đã nêu, vì những ý tưởng hoàn toàn mới của ông chưa chín muồi. Ông nói những suy nghĩ của mình những một nhà khoa học và nhà thiết kế, còn sau đó chăm chú nghe lời lời phê bình của tôi. Chúng tôi hiểu nhau và có cách giải quyết đúng. Quay về Moskva, tôi nói với lãnh đạo đất nước về cuộc nói chuyện này (tôi luôn luôn cố gắng để những quyết định như thế được quyết định tập thể). Tính cá nhân cần phải thể hiện sáng kiến, nhưng quyết định lớn mang ý nghĩa nhà nước nhất định phải chấp nhận trên cơ sở tập thể. Khi tôi lãnh đạo Chính phủ và BCHTƯ Đảng, không bao giờ quyết định duy nhất cá nhân kiểu này được chấp nhận. Và không thể chấp nhận chúng trong điều kiện xã hội mới mà tôi đang tạo điều kiện xây dựng nó.
Trở lại thập niên 30, tôi nhớ về máy bay hành khách lớn nhất thời đó của Tupolev, tên gọi “Macxim Gorky”. Nó cất cánh mang theo hơn 50 người. Đáng tiếc, nó bị rơi, nhưng không phải do lỗi thiết kế, mà do tính ngang tàng của viên phi công đi kèm nó trên máy bay tiêm kích I-5, bay kèm bên cạnh để so sánh với kích thước của chiếc máy bay khổng lồ này. Tôi giữ nguyên trong óc sự kiện đáng buồn này, một ngày mù xuân. Tôi ở nhà nghỉ cuối tuần, nghe rằng máy bay “Macxim Gorky” rơi. Về nó, báo chí một dạo om xòm, vui mừng rằng chúng tôi có chiếc máy bay chở nặng như thế. Chúng tôi khi đó tính rằng một chiếc máy bay hành khách có thể sẽ được dùng như máy bay ném bom hoặc như phương tiện vận tải quân sự. Nhưng viên phi công ngang tàng này dường như muốn biểu diễn nhài lộn trên không, đã bay cách chiếc “Macxim Gorky”, và chính anh ta toi mạng kéo theo cái chết của tất cả hành khách đang thực hiện chuyến bay ăn mừng ngày lễ trên bầu trời Moskva.
Sau đó tôi, bí thư thứ nhất Thành uỷ Moskva tổ chức lễ tang. Stalin rất giận và trút cơn giận cho tôi và Chủ tịch Mossoviet Bulganin. Việc chôn cất tiến hành ở lò thiêu. Người ta chở xác đến, thiêu, rồi đưa tro vào gian nhà cột Dinh Liên bang. Đi đưa tang là nửa thành phố. Stalin, như để trừng phạt chúng tôi gây thảm hoạ, nói một cách độc ác:
- Hãy để Khrusev và Bulganin mang lọ tro đi khắp phố.
Nhưng tôi coi là vinh dự cho bản thân tham gia lễ tang, những trên đường tới lò hoả táng luôn nghĩ luôn nghĩ về màu đỏ nó tương phản với chiếc máy bay tiêm kích bất hạnh bị nhuộm màu.
Ngày chủ nhật hửng nắng đã khép lại, mà thứ bảy hôm trước còn mưa tầm tã. Những bó hoa trồng trong bìng đặt ở hiên. Thật ngạc nhiên: cứ ba mét có một chỗ bị mưa đá, và chỗ không việc gì, có chỗ thì những bông hoa bị gẫy dập, còn những bông khác bên cạnh vẫn nguyên vẹn, dường như bị cắt bằng dao. Thiên nhiên là như thế. Vì sao mưa đá gay khổ sở ít hơn hạn hán. Mưa đá không bao giờ lan rộng trên một diện tích lớn, còn hạn hán có thể đưa điều này đến đói khổ.
Chạy đua vũ trang hay cùng chung sống hoà bình?
Hôm nay, 8-5-1970, sáng mai nước ta kỷ niệm Ngày Chiến thắng. Chúng tôi giành chiến thắng với vũ khí trong tay. Nhưng ngày nay những người mà tôi, thường hỏi tôi về chạy đua vũ trang, giữa các cường quốc thù địch. Cuộc chạy đua say mê tàng trữ vũ khí. Giá như ngừng chạy đua vũ trang, chúng tôi còn giữ được nhiều tiền, mà nhân dân buộc phải dành ra cho vũ khí. Điều này - mơ ước của lãnh đạo Liên Xô.
Thời mình, tôi có gặp tổng thống Mỹ Eisenhower, khi cả chúng tôi phát biểu vì giải trừ quân bị, tuy nhiên không đi đến kết quả chính vì rằng chúng tôi không thể thoả thuận được về ngừng chạy đua vũ trang. Nhưng ngày nay liệu có một tia loé sáng? Xuất hiện ли khả năng kéo dịch tất cả các nước về phía hiểu sự cần thiết ngừng chạy đua vũ trang? Theo tôi, có ánh sáng cuối đường hầm. Не phải nhát gan và không cho ai đe doạ mình, lãnh đạo nước ta có cái nhìn tỉnh táo về tương quan lực lượng trên thế giới để tiên đoán tương lai, dũng cảm đi theo con đường giải trừ quân bị. Nếu Chính phủ vẫn bị lôi cuốn vào chạy đua vũ trang không ngừng và không thể hiện lòng dũng cảm làm tất cả những gì để ngừng cuộc chạy đua này, thì chính sách như thế dẫn đến kiệt quệ tài nguyên đất nước, và cuộc chạy đua không có tương lai.