Dịch giả: Nguyễn Học
Làm quen với Stalin

Cuộc viếng thăm ăn cơm gia đình Stalin đặc biệt dễ chịu, lúc mà Nadezda Sergeyevna còn sống. Bà là một người đảng viên nguyên tắc và cũng thời kỳ này còn là nội trợ. Tôi rất thương khi bà chết. Ngay trước đêm bà chết là lễ kỷ niệm cách mạng tháng Mười... Có tuần hành, và tôi đứng dọc lăng Lenin. Alliluev bên cạnh tôi, chúng tôi nói chuyện với nhau. Trời lạnh, còn Stalin đứng trên lăng trong bộ áo choàng dạ (ông ta như thường lệ vẫn đi lại trong bộ áo choàng dạ). Gió thổi, Allilueva ngó nhìn và nói:
- Tôi không mang theo mũ, bị cảm và lại ốm mất thôi.
Mọi chuyện đều có tính chất gia đình, tôi không có ý nghĩ gì về Stalin, về lãnh tụ.
Sau khi tuần hành kết thúc, mọi người giải tán.
Ngay hôm sau, Kaganovich triệu tập các bí thư đảng khu vực Moskva và nói rằng Nadezda Sergeyevna chết đột ngột. Lúc đó, tôi nghĩ “Chẳng lẽ thế ư? Tôi và bà ta hôm qua còn nói chuyện với nhau. Một người phụ nữ xinh đẹp, tươi như hoa”. Tôi tiếc thương:
- Thôi, mọi cái đều có thể xảy ra, người ta ai cũng chết...
Một hoặc hai ngày Kaganovich lại triệu tập thành phần như trên nói:
- Tôi truyền đạt ý kiến của Stalin. Stalin nói rằng Allilueva không chết, mà là bị bắn chết.
Vẻn vẹn chỉ có thế. Nguyên nhân, tất nhiên, người ta không giải thích cho chúng tôi. Bị bắn, chỉ có thế. Rồi chôn bà ấy. Stalin đưa chân bà đến nghĩa địa. Nhìn mặt, rõ ràng là ông rất đau khổ, khóc bà ấy.
Sau khi Stalin qua đời, tôi mới biết vì sao mà Nadezda Sergeyevna chết. Việc này cũng có tư liệu. Khi chúng tôi hỏi Vlasik, Đội trưởng cảnh vệ của Stalin:
- Lý do nào đưa Nadezda Sergeyevna phải tự sát?
Anh ta kể:
- Sau diễu hành, như thường lệ, mọi người kéo đến nhà Vorosilov để ăn trưa (ở Kreml ông có một căn hộ lớn). Tôi cũng ăn ở đó đôi lần. Tới đó chỉ hạn hẹp một số nhân vật: người chỉ huy diễu binh, lần đó, theo tôi, theo tôi, Kork, tham gia diễu binh - đó là Uỷ viên dân uỷ Vorosilov, và một số uỷ viên Bộ chính trị thân cận nhất với Stalin. Mọi người đi thẳng về từ Hồng trường. Lúc đó cuộc tuần hành kéo dài cũng khá lâu. Tại đó họ ăn, uống vui vẻ. Nadezda Sergeyevna không có mặt ở đó. Mọi người về hết rồi, cả Stalin cũng đi. Stalin đi nhưng không về nhà. Lúc đó đã muộn rồi. Nadezda Sergeyevna bắt đầu có triệu chứng bất ổn - Stalin đâu? Nadezda Sergeyevna gọi điện đi tìm. Trước tiên, bà gọi về nhà nghỉ.
Thời ấy họ sống ở Zabalova, nhưng không phải ở nơi mà Mikoian sống những ngày cuối cùng, mà sau cái khe hẻm. Người trực nhấc máy. Nadezda Sergeyevna hỏi:
- Đồng chí Stalin đâu?
- Đồng chí Stalin ở đây.
- Với ai?
- Với vợ Gusev.
Sáng sớm, khi Stalin về, vợ đã chết.
Gusev - là một quân nhân và anh ta cũng có mặt tại bữa ăn nhà Vorosilov. Khi ra về, Stalin kéo vợ Gusev theo mình. Tôi chưa bao giờ nhìn thấy vợ Gusev, nhưng Mikoian nói rằng cô ta rất xinh. Khi kể lại câu chuyện này, Vlasik cũng bình luận:
- Có trời mới biết ông ta. Thằng trực nhật là một thằng ngu: bà ta hỏi, mà nó cứ trả lời thẳng như thế!
Lúc ấy đã có người đơm chuyện rằng chính Stalin giết vợ. Những tin đồn như thế, tôi cũng nghe được. Hình như Stalin cũng biết điều này. Mỗi lần có tin đồn thì tất nhiên nhân viên Cheka lại ghi chép và làm báo cáo. Sau đó người ta nói rằng lúc Stalin vào giường ngủ thì phát hiện ra Nadezda Sergeyevna đã chết rồi; ông đến không phải một mình mà đi cùng với Vorosilov. Thật hư, rất khó nói, khó nói. Vì sao lại phải bất thình lình đi với Vorosilov vào buồng ngủ? Còn nếu muốn kiếm lấy một chứng cớ thì nghĩa là Stalin biết nó cũng chẳng có? Ngắn gọn là cho đến nay vụ việc vẫn nằm trong bóng tối.
Nói chung tôi ít biết về cuộc sống gia đình Stalin. Tôi có thể đoán điều này chỉ qua các bữa ăn mà chúng tôi có dịp gặp nhau và theo từng mẩu đối thoại. Một lần, khi say, Stalin nhớ lại:
- Này, đôi khi, tôi vào giường, còn bà ấy thì đập gõ và thét: “Ông không là người nữa. Tôi không thể sống và ông được”.
Stalin cũng kể lại khi tức giận Svetlana bé nhỏ lặp lại lời của mẹ:
- Ông không phải là người nữa. - Và cô bé nói thêm - Con không trách bố đâu.
- Thế con trách ai?
- Người nấu ăn.
Người đầu bếp chỗ cô bé là người có uy tín nhất.
Sau khi Nadezda Sergeyevna mất, đôi lúc tôi thấy ở chỗ Stalin có một phụ nữ trẻ, dáng người vùng Kavkaz. Cô ta thường tránh mặt chúng tôi trên đường. Chỉ có mắt ngước lên nhưng lập tức lại cụp xuống. Sau này người ta nói cho tôi biết người phụ nữ này là bảo mẫu của Svetlana. Nhưng việc này diễn ra ngắn ngủi, rồi cô ta cũng biến mất. Theo nhận xét của Beria, tôi hiểu rằng đó là người được Beria che chở. Beria là người biết chọn những “bảo mẫu”.
Tôi thương tiếc Alliluev còn vì tình người nữa. Bà là người vui tính. Khi bà học tại Học viện công nghiệp, khoa dệt, đã hiểu biết về chuyên ngành hoá học làm sợi nhân tạo, nên bà được tổ Đảng chọn và đi đến thống nhất với tôi mọi vấn đề. Lúc đó tôi luôn nhìn quanh: bà ấy về nhà và kể cho Stalin những lời của tôi... Vinichenko có câu chuyện “Pinhia”. Pinhia được cử làm nhóm trưởng trong buồng tù, vì thế anh ta giải quyết thay cho mọi người. Tại Học viện công nghiệp, người ta bầu tôi làm bí thư đảng uỷ, còn tôi cảm thấy mình như Pinhia. Nhưng có lần tôi kể chuyện này cho Nadezda Sergeyevna nghe hoặc là những chuyện khác. Đúng vậy, trong cuộc sống bà là người khiêm tốn. Bà đến Học viện chỉ bằng xe điện, ra về cùng với mọi người không bao giờ tỏ ra là “vợ ông to”. Có một chân lý cổ: số phận nhiều khi cướp đi những người tốt nhất trường chúng ta.
Tôi thích Stalin cả trong sinh hoạt, khi tôi gặp ông ta tại bữa ăn. Lần khác gặp trong khung cảnh gia đình tôi đã nghe ông đùa như thế nào. Ở Stalin, những chuyện đùa đối với tôi khá không bình thường. Tôi say đắm cá tính của ông vì thế tôi bất cứ câu đùa nào của ông tôi đều cho là không bình thường.
Tôi cũng kể là Stalin thường nhớ lại những công việc của tôi tại học viện, còn tôi thì nhìn và băn khoăn: Làm sao ông ấy biết? Sau đó tôi hiểu vì sao Stalin lại biết một số tiểu tiết trong cuộc sống của tôi. Hình như Nadezda Sergeyevna kể cho ông về sinh hoạt đảng bộ Học viện công nghiệp trong thời gian tôi học ở đó, còn sau đó cũng lãnh đạo đảng bộ. Có lẽ, bà đã giới thiệu tôi hết lời như một nhà hoạt động chính trị. Vì thế Stalin biết tôi qua bà. Ban đầu tôi ghi nhận sự thăng tiến của tôi trong công tác Đảng ở Moskva là công lao của Kaganovich, vì tôi biết rõ Kaganovich ở Ukraina, nơi tôi quen ông, chính xác là từ những ngày đầu tiên của cách mạng tháng Hai. Sau đó tôi rút ra kết luận là hình như sự thăng tiến đó không phải do Kaganovich, mà do Stalin. Điều đó, tất nhiên, làm hài lòng Kaganovich. Có lẽ, Nadezda Sergeyevna có lời khen tôi trước Stalin.
Tôi hài lòng với gia đình họ. Ở chỗ Stalin, tôi gặp ông của Allilueva và vợ ông, một phụ nữ lụ khụ. Có cả Redens cùng vợ, chị cả của Nadezda Sergeyevna là Anna Sergeyevna, và cả em trai bà. Ông em trai này tôi cũng mến, đó là một chàng trai trẻ đẹp mang phù hiệu chỉ huy nhưng không phải là pháo binh mà là binh chủng tăng... Đó là những bữa ăn gia đình thoải mái như thế, với những câu nói vui v.v... Trong những bữa ăn đó, Stalin rất con người, điều này làm tôi hài lòng. Tôi còn kính trọng Stalin hơn vì ông nhà hoạt động chính trị, mà sống chan hoà với mọi người xung quanh. Lúc đó tôi quả là tôi sai lầm. Bây giờ tôi thấy rằng tôi hiểu chưa thấu. Stalin quả thật vĩ đại, giờ đây tôi xác nhận điều đó, và cả trong những người quanh ông, ông cũng cao hơn nhiều cái đầu. Ông còn là một nghệ sĩ, người quỷ quyệt. Ông có khả năng tạo ra cuộc chơi để khẳng định tỏ mình.
Tôi muốn tả một cuộc gặp với Stalin gây một ấn tượng mạnh cho tôi. Điều này xảy ra, khi tôi học ở Học viện. Lớp học viên ra trường đầu tiên của Học viện khoảng năm 1930. Lúc đó giám đốc Học viện Kaminski, một người bolsevich, một đồng chí tốt. Tôi quý và kính trọng ông ta. Chúng tôi đề nghị ông nói với Stalin tiếp những đại diện đảng bộ Học viện công nghiệp khoá đầu tiên. Chúng tôi muốn nghe lời dặn dò của đồng chí của Stalin. Chúng tôi lên kế hoạch vào một buổi chiều tại nhà Liên bang, dành để cho học viên tốt nghiệp, và chúng tôi đề nghị Stalin phát biểu tại buổi lễ này. Người ta thông báo rằng chúng tôi cử đại diện 6 hoặc 7 người để Stalin tiếp. Trong đó có cả tôi, bí thư đảng bộ. Những người còn lại là những Học viên tốt nghiệp Học viện công nghiệp, còn tôi là người đứng đầu đảng bộ.
Chúng tôi tới, ông tiếp chúng tôi và bắt đầu nói chuyện. Stalin nói:
- Phải học, phải làm chủ kiến thức, nhưng không học lung tung, mà biết vấn đề cụ thể và chi tiết. Cần phải có những người lãnh đạo không phải những chuyên gia chung chung gì đó, về công việc lãnh đạo chung chung gì đó mà phải là những người có kiến thức sâu sắc trong chính công việc của mình. Lúc ấy ông đưa một ví dụ: Nếu lấy một nhà chuyên môn của chúng ta, một kỹ sư Nga, thì đây là một nhà chuyên môn có được học hành và phát triển nhiều mặt. Anh kỹ sư này có thể tiến hàng cuộc nói chuyện về những chủ đề bất kỳ, từ thế giới phụ nữ đến vấn đề văn học, nghệ thuật. v.v... Nhưng khi yêu cầu anh ta những kiến thức cụ thể, chẳng hạn ô tô bị dừng lại, thì anh ta bây giờ đi tìm người chữa xe cho mình. Còn người kỹ sư Đức thì buồn hơn. Nhưng nếu nói cho anh ta bằng xe hỏng, anh ta sẽ cởi áo, đi găng lấy cờ-lê, tìm chỗ hỏng và sửa. Đấy, chúng ta cần những người nhứ thế chứ không phải người có mớ kiến thức chung chung, điều đó cũng rất tốt, nhưng chủ yếu họ phải biết chuyên môn của mình và biết sâu về nó và dạy được mọi người.
Chúng tôi rất thích. Tôi đã nghe quan điểm này từ trước, ngay khi học ở trường nghề. Lúc đó, những ý tưởng như thế diễn ra trong cuộc sống, tất nhiên chúng tôi cần trường đại học, nhưng chủ yếu cần nhiều hơn nữa các trường trung cấp để không phải để có được những người được đào tạo sơ sài biết tý chút nghề nghiệp, có bao nhiêu nhà chuyên môn tốt nghiệp trung cấp, nếu nói đơn giản- là những người thợ, biết việc sâu hơn một kỹ sư cùng chuyên môn. Khi đó chúng tôi chẳng có tranh luận, chúng tôi đều chung quan điểm như thế. Đúng là lúc ấy tôi cho quan điểm này đúng. Vì thế những lời của Stalin tạo cho tôi ấn tượng tốt: Con người đó biết bản chất và đi đúng hướng thông minh, nhiệt huyết của chúng tôi để giải quyết nhiệm vụ cụ thể công nghiệp hoá điều này, đẩy mạnh công nghiệp. Trên cơ sở này nâng cao sự thịnh vượng của nhân dân.
Cuộc nói chuyện kết thúc. Stalin nói:
- Tôi không thể cùng các bạn nữa, Mikhail Ivanovich Kalinin sẽ tới chỗ các bạn. Ông đang chờ các bạn đấy.
 Xong cuộc gặp Stalin, chúng tôi bắt đầu cuộc gặp tại trường và chúng tôi phải chạy về đó. Chúng tôi rời Kreml về trường, thì bản báo cáo đã xong. Theo tôi, đọc báo cáo là Kaminski. Sau đó các học viên đã kể lại là Mikhail Ivanovich phát biểu. Tất cả chúng tôi kính trọng ông và chăm chú. Nhưng ông nói những điều ngược lại với những gì mà Stalin vừa mới nói. Thật ra ông cũng xác nhận rằng phải học, làm chủ kiến thức và là những người lãnh đạo lành nghề công nghiệp chúng ta:
- Các bạn là những người chỉ huy cần biết không những chuyên môn của mình, mà cần phải đọc văn học, cần phải phát triển mọi mặt. Phải không là những người am hiểu chuyên môn của mình, máy móc và dụng cụ của mình, các bạn cần phải là những người am hiểu văn học, nghệ thuật, lịch sử của chúng ta và v.v...
Những người từng nghe Stalin đưa mắt nhìn nhau. Chính chúng tôi mới vừa ở chỗ Stalin về, còn Kalinin về vấn đề này nói ngược với những người đã nghe Stalin nói. Tôi đứng về phía Stalin, cho là ông đặt những nhiệm vụ cụ thể hơn, mà trước hết chúng tôi phải là những nhà chuyên môn, những thợ cả công việc của mình, không học lung tung, khác đi chúng tôi sẽ không còn giá trị nữa. Ai hiểu biết sâu hơn đối tượng của mình, sẽ có lợi hơn cho tổ quốc và cho công việc.
Thời kỳ bắt đầu công tác về Đảng của tôi ở Moskva, tháng giêng 1931, có hội nghị đảng khu vực. Lúc đó hội nghị tổ chức sau nửa hoặc một năm. Tại một hội nghị tôi được bầu làm bí thư đảng bộ vùng Bauman, còn Korochenko - Chủ tịch Uỷ ban vùng. Đảng bộ nhà máy trong Uỷ ban là đồng chí Treyvas, một đồng chí rất tốt. Theo dõi bộ phận dân vận, theo tôi, là đồng chí Pozov, một người hoạt động cũng rất tốt. Sau đó còn Surov. Đường công danh của ông cũng hết: tôi không nhớ, hình như bị bắt giam hoặc ông tự tử ở Siberi năm 1937.
Treyvas trong thập niên 1920 nổi tiếng là một nhà hoạt động thanh niên. Đó là người bạn nhỏ của Xasa Bezymenski. Họ cùng nhau là những người tích cực tổ chức thanh niên Moskva. Treyvas - một người rất thông minh, rất tốt. Nhưng Kaganovich cảnh báo tôi, bảo là, Treyvas hư hỏng chính trị: trong khi diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt với Troski, thì anh ta ký cái gọi là tuyên bố gồm 93 đoàn viên thanh niên ủng hộ Troskit. Bezymenski cũng ký nó.
- Vì thế - Kaganovich nói - cần thận trọng, dù bây giờ Treyvas hoàn toàn theo đảng, không bị nghi ngờ nữa, được BCHTƯ giới thiệu.
Bây giờ, sau nhiều năm trôi qua, tôi cần phải nói rằng Treyvas làm việc rất tốt, cởi mở và tích cực. Đó là một người thông minh, tôi được lòng anh ta. Nhưng tôi không làm việc với Treyvas được lâu, sau đó tôi được bầu làm bí thư Đảng vùng Kraskaia Presnia. Đây là một nấc thang cao chính trị, vì Kraskaia Presnia có một vị thế chính trị cao hơn Bauman, Do quá khứ yếu kém của nó - khởi nghĩa 11-1905, tổ chức Đảng Kraskaia Presnia lãnh đạo các cơ sở đảng ở Moskva. Treyvas vẫn ở lại vùng Bauman. Còn bí thư mới của đảng bộ Bauman đã được bầu, theo tôi, là Margolin.
Treyvas chết thảm khốc. Ông được bầu làm bí thư Đảng thành phố Kaluga và làm việc rất tốt ở đó. Nổi danh, nếu nếu có thể nói như thế, thì đó là đảng bộ thành phố Kaluga. Nhưng khi được bắt đầu “cối xay thịt” năm 1937, thì ông cũng không thoát khỏi. Tôi gặp lại Treyvas, khi ông ngồi tù trong tù.
Stalin lúc đó nẩy ý tưởng là các bí thư đảng bộ cần đi vào nhà tù và kiểm tra xem hoạt động của các Cheka có đúng không. Vì thế tôi cũng đi. Tôi nhớ, Redens lúc đó giám đốc công an Moskva. Điều này cũng khá thú vị. Redens, một người đáng thương, cũng chết thảm khốc. Ông là bị bắt và bị bắn, mặc dù đã cưới em gái Nadezda Sergeyevna Alliluev, nghĩa là anh em cọc chèo với Stalin. Tôi nhiều lần gặp Redens tại căn hộ chỗ Stalin, trong các bữa ăn, mà tôi cũng được mời đến vì là bí thư Đảng bộ Moskva, còn Bulganin - là Chủ tịch Uỷ ban Moskva.
Chúng tôi và Redens đi và kiểm tra nhà tù. Đó là một bức tranh khủng khiếp. Tôi nhớ, tôi tạt qua khu giam phụ nữ của một nhà tù. Nóng bức, phòng gian đầy người... Redens cảnh báo tôi rằng có thể gặp một cái gì như thế... như thế... và cả những người quen. Quả thật, ngồi ở đây là một phụ nữ rất thông minh, xinh đẹp, tích cực Betty Glan. Bà ta bây giờ hình như còn sống và khoẻ mạnh. Bà là người giám đốc thứ hai Công viên văn hoá và giải trí Gorky ở Moskva. Bà không những là giám đốc, mà thực tế là một trong những người sáng lập công viên này. Lúc đó tôi không tiếp khách ngoại giao, còn bà do sinh ra trong gia đình tư sản, thông thạo xã hội trên, nên Litvinov luôn mời bà đến đó để bà giới thiệu đất nước ta với khách. Giờ đây tôi gặp bà trong tù. Như những người khác, bà cởi trần, vì nóng bức. Bà nói:
- Đồng chí Khrusev, tôi mà là kẻ thù nhân dân ư? Tôi một người trung thực, một người trung thành của Đảng.
Chúng tôi bước ra, vòng vào nơi giam đàn ông. Lúc ấy tôi gặp Treyvas. Treyvas cũng nói với tôi:
- Đồng chí Khrusev, chẳng lẽ tôi đáng khinh thế này ư?
Tôi hỏi Redens, nhưng ông trả lời:
- Đồng chí Khrusev, tất cả họ đều thế. Tất cả họ đều phủ nhận. Họ đơn thuần là kẻ thù.
Lúc đó tôi hiểu rằng vị thế của bí thư Đảng khu vực rất khó: công cụ điều tra nằm trong tay Cheka, họ thẩm vấn, viết biên bản điều tra, còn chúng tôi, nói riêng, như là “nạn nhân” của Cheka này và chúng tôi chính mắt nhìn. Như thế, đây không thể gọi là kiểm tra, mà là hư cấu, là cái bình phong che đậy những hoạt động của họ. Sau này tôi nghĩ: Vì sao Stalin làm như vậy? Rõ ràng là Stalin chủ ý làm việc này, ông tưởng tượng ra một việc để khi cần đến, có thể nói: “Đảng bộ đấy à. Chính họ đang làm, họ nhất định sẽ làm”.
 “Sẽ làm” nghĩa là gì? Làm như thế nào? Cheka không thuộc quyền đảng bộ chúng tôi. Do vậy, ai sẽ làm thay ai? Thực tế Đảng bộ không làm thay Cheka, mà Cheka làm thay đảng bộ, làm thay lãnh đạo đảng.
Trong thời gian ấy tôi thường gặp và nghe Stalin: tại các phiên họp, thông báo, hội nghị, nghe và thấy những hoạt động của ông khi gặp ông ở nhà riêng và trong bầu không khí làm việc một tập thể lãnh đạo - Bộ chính trị BCHTƯ. Trong khung cảnh này, Stalin hiếm khi bị tách rời, bởi ông giảng giải rất rõ ràng. Tôi rất vừa lòng. Tôi chỉ tâm tưởng là trung thành vào BCHTƯ Đảng đứng đầu là Stalin, trước tiên là Stalin.
Một lần tôi có mặt tại một cuộc họp hẹp những nhà kinh tế. Đây là năm 1932, khi Stalin giải nghĩa “sáu điều kiện” chức năng thành công của kinh tế. Lúc đó tôi là bí thư đảng vùng Bauman. Tôi được mời tới Bộ chính trị nghe Stalin phát biểu. Tôi đến BCHTƯ, thấy khá đông người. Phòng họp không lớn, chứa tới là 300 người, không còn một khe hở. Stalin nói, tôi cố gắng không bỏ qua một lời nào, ghi được một số lời của ông. Sau đó bài nói của ông được công bố được công bố. Tôi nhắc lại, việc diễn tả ngắn gọn, giải thích rành rọt nhiệm vụ đã nêu, làm tôi hài lòng chỉ còn biết kính trọng Stalin có phẩm chất đặc biệt của người lãnh đạo.
Tôi gặp và quan sát Stalin cả trong những cuộc hội thảo cởi mở. Có lần tại nhà hát. Stalin thỉnh thoảng mời tôi đến nhà hát. Tôi đến hoặc một mình hoặc cùng với Bulganin. Thường thì ông mời chúng tôi, khi ông chuyện gì đấy muốn vừa ngồi nghe, vừa có thể trao đổi ý kiến về những vấn đề liên quan đến thành phố Moskva. Chúng tôi luôn chú ý nghe ông, cố gắng làm đúng theo lời ông khuyên. Lúc ấy ông có những lời khuyên tốt nhất trên tinh thần đồng chí.
Một lần, có lẽ, trước Đại hội đảng 17, người ta đưa cho tôi số máy điện thoại nào đó. Tôi biết rằng đây là số máy điện thoại căn hộ của Stalin. Tôi gọi. Ông nói với tôi:
- Đồng chí Khrusev, tôi nghe tin đồn Moskva có vấn đề bất tiện về nhà vệ sinh. Thậm chí mọi người chạy loạn “đi tiểu” và cũng họ không biết chỗ nào để giải quyết “bầu tâm sự”. Khu vệ sinh bé và bất tiện. Anh bàn với Bulganin và những người khác xây dựng những nhà vệ sinh ở những nơi thích hợp.
Việc nhỏ nhặt như thế, nhưng lại làm tôi hài lòng hơn: đến việc như vậy mà Stalin lo lắng và khuyên chúng tôi. Chúng tôi, tất nhiên, Bulganin và những người khác, thanh tra tất cả nhà và cung điện mặc dù các cung điện chủ yếu là trụ sở công an. Sau đó Stalin đưa nhiệm vụ: phải xây dựng nhà vệ sinh trả tiền. Rồi cái đó cũng được làm. Những nhà vệ sinh riêng biệt đã được xây. Và tất cả những điều này cũng do Stalin nghĩ ra.
Tôi nhớ, hồi ấy có một cuộc hội nghị, không phải là hội nghị các đồng chí từ các tỉnh về. Eikhe (hình như, ông là bí thư Đảng ở Novosibirsk) giọng người Ladvia hỏi tôi:
- Đồng chí Khrusev, người ta đồn không rõ có đúng không, rằng việc anh dọn dẹp thành phố Moskva - là theo chỉ thị của đồng chí Stalin?
- Đúng thế - tôi trả lời - tôi làm nhà vệ sinh và để giải toả nỗi lo cho nhiều người, những nhà vệ sinh trong thành phố lớn như thế này - những công sở thiếu nó mọi người không thể đi lại được ngay cả những thành phố khác huống gì Moskva.
Chuyện vụn vặt thế, chứng tỏ rằng Stalin cũng chú ý những điều nhỏ nhặt. Lãnh tụ của giai cấp công nhân thế giới, như người ta đã nói, lãnh tụ đảng, nhưng lại không bỏ qua những chi tiết nhỏ quan trọng trong sinh hoạt con người, chẳng hạn nhà vệ sinh thành phố. điều này làm chúng tôi hài lòng.
Lại có những việc khác liên quan tới những hoạt động của Stalin. Tôi nhớ, có lần tại cuộc họp Bộ chính trị có một vấn đề về một cán bộ ngoại thương ta tại một nước châu Mỹ latinh. Người ta gọi nhân vật này vào. Anh ta đến rất bối rối, trạc 35 tuổi. Bắt đầu phán xét. Stalin hỏi anh ta:
- Hãy kể cho chúng tôi nghe tất cả cái gì đã xảy ra, đừng giấu diếm một cái gì cả.
Người này kể rằng anh ta đến nước đó để đặt hàng. Bây giờ tôi không nhớ chính xác nữa anh ta từ cơ quan nào. Nhưng điều này không quan trọng. Lúc ấy Stalin nghe rất thích thú, còn anh ta tiếp tục:
- Tôi vào một nhà hàng. Ngồi xuống và gọi món ăn. Có một thanh niên đến chỗ tôi ngồi và hỏi:
- Ông là người Nga?
- Vâng, tôi là người Nga.
- Anh có biết chơi nhạc không?
- Tôi thích nghe, nếu người ta chơi violon tốt.
- Anh đến đây mua gì đấy?
- Tôi đến mua thiết bị.
- Anh đã phục vụ trong quân đội Nga chứ?
- Vâng, tôi từng tại ngũ.
- Binh chủng nào?
- Kỵ binh, tôi là kỵ sỹ, tôi vẫn còn thích cưỡi ngựa đến bây giờ, dù không tại ngũ.
- Anh có biết bắn không? Anh từng là lính cơ mà?
- Tôi bắn tồi lắm.
Hôm sau họ chở tôi đi để báo chí viết về tôi. Đơn giản là tôi bị quẫn. Té ra anh ta là nhà báo, chủ bút của một tờ nào đó, nhưng anh ta không giới thiệu cho tôi mà tôi thiếu kinh nghiệm lại trò chuyện và trả lời anh ta những câu hỏi. Anh ta viết rằng có một người như thế đến đây, sẽ đặt hàng với số tiền như thế... (tất cả đều là bịa)... rằng thích đi lên trên, là một kỵ sỹ thực thụ, là người bắn cung giỏi và một vận động viên thể thao, bắn cái gì đó rơi xuống từ một khoảng cách xa thế này, anh ta thích violon và v.v... Tóm lại, có bao nhiêu nhưng điều vớ vẩn được viết ra làm tôi khiếp sợ, nhưng tôi không thể làm cái gì được. Sau đó, Đại sứ quán bảo tôi về nước. Thế là tôi đến đây và báo cáo với các đồng chí cái gì đã xảy ra. Tôi thiết tha đề nghị tha thứ vì tôi không làm điều gì ác ý cả.
Trong lúc anh ta kể, mọi người cười khúc khích trêu chọc anh ta, đặc biệt là những người ở xa được được mời đến. Nhưng các uỷ viên BCHTƯ và chính uỷ luôn có mặt tại phiên họp, tỏ ra thận trọng, chờ cái gì sẽ đến. Tôi nhìn anh ta, thương anh: anh như một nạn nhân của vụ thảo luận tại Bộ chính trị? Anh ta nói điều này rất chân thật, nhưng luống cuống. Stalin khích lệ:
- Kể đi, kể đi! - nhưng giọng bình tĩnh và thân ái. Bỗng nhiên, Stalin nói - Nào thôi, người này đáng tin và là nạn nhân chẳng bọn du đãng của ăn cướp... Chẳng có chuyện gì nữa đâu phải không?
- Không có gì cả.
- Hãy xem vấn đề là không có. Trong tương lai, cần thận trọng hơn.
Tôi rất thích lối phân tích như thế.
Sau đó tuyên bố nghỉ. Lúc đó Bộ chính trị bàn lâu, một hoặc hai giờ hoặc hơn, rồi nghỉ, mọi người kéo sang phòng khác có bàn ghế và uống trà, ăn bánh kẹp thịt. Hồi đó là thời kỳ đói kém ngay cả đối với những người như tôi, có vị trí tương đối cao, cũng sống tềnh toàng thậm chí không phải lúc nào cũng có thể ăn uống thoả thê ở nhà. Vì thế, có dịp vào Kreml, ăn cho no bánh mỳ kẹp xúc xích hoặc giăm bông, uống trà đường và tận dụng tất cả phúc lợi, được ưu đãi bằng những món ăn của nhà bếp cao lương mỹ vị. Thế là, khi tuyên bố nghỉ, mọi người chạy vào chỗ “phàm ăn” - như chúng tôi thường gọi đùa nó - còn anh ta, người đáng thương, tiếp tục ngồi hình như rất sợ hãi bởi tai bay vạ gió đối với anh ta, nếu ai đó không nói phiên họp đã kết thúc, có lẽ anh ta ngồi như chôn chặt ở đấy.
Tôi rất thích tình người và mộc mạc Stalin, quan điểm của ông về tình người. Có lẽ con người cũng tuyệt vọng, bị mang ra mổ xẻ vụ việc. Tôi nghĩ rằng, có thể tin tình báo nào đó đã đến tai Stalin, sau đó chính Stalin đặt vấn đề này ra Bộ chính trị để tỏ ra rằng ông cũng giải quyết vấn đề như thế.
Thêm một chuyện. Có lẽ, vào năm 1932 hoặc 1933. Lúc đó trong xã hội nảy ra một phong trào, như chúng tôi khi đó gọi, những người xuất sắc. Những người trượt tuyết, những công nhân Nhà máy sản xuất đồ điện Moskva, là nhà máy tiên tiến tại thủ đô lúc ấy, quyết định thực hiện cuộc trượt tuyết từ Moskva đến Sibiri hoặc Viễn đông. Họ đã thực hiện thành công, quay về và được đề nghị tặng thưởng. Họ được thưởng một cái huy hiệu gì đó thậm chí cả huân chương. Tất nhiên, quanh chuyện này cũng nhiều tiếng xì xào. Sau đó những người Turkmen quyết định cưỡi ngựa từ Askhabat đến Moskva và cũng hoàn thành chuyến đi của mình. Người ta cũng vinh danh họ, tặng quà và lại thưởng. Sau đó cả trong nhiều thành phố và các vùng khác cũng dấy lên “phong trào những người xuất sắc”.
Bỗng nhiên Stalin nói phải kết thúc việc này, hay nói khác đi là sẽ bất tận: nếu chúng ta cổ vũ, tất cả mọi người sẽ đi và nói là “tiên tiến” và sao nhãng sản xuất:
- Chúng ta - ông nói - đang biến thành lêu lổng, nếu chúng ta còn cổ vũ trò lêu lổng ấy và thậm chí tặng thưởng vì nó. Cần phải chấm dứt!
Thế là “phong trào những người tiên tiến” tiêu luôn.
Tôi cũng rất thích điều này: thứ nhất, có những lời đồn không cần thiết; thứ hai, quả thật hướng đi sai lầm của việc cổ vũ lêu têu, tạo ra những cuộc đi bất tận. Stalin theo cách nhìn của người quản lý đặt vấn đề: cần hướng sức lực mọi người vào hướng khác để nâng cao sản xuất tạo khả năng đoàn kết nhân dân nhằm thoả mãn đòi hỏi của nó và v.v... Chuyến đi thể thao trượt tuyến thực hiện tốt, nhưng điều này về nguyên tắc chẳng có một giá trị đặc biệt nào cả, vì rằng thể thao thật sự phải thúc đẩy mọi người trên cơ sở khác.
Một trường hợp khác làm tôi kinh ngạc. Hình như, xảy ra năm 1932. Moskva bị đói, còn tôi - bí thư thứ hai đảng bộ thành phố tốn nhiều sức để tìm khả năng nuôi giai cấp công nhân. Chúng tôi nuôi thỏ. Stalin tự nẩy ý tưởng này, còn tôi thì say mê với lòng nhiệt thành, thực hiện chỉ thị của Stalin thúc đẩy nuôi thỏ. Từng xí nghiệp và từng nhà máy (thậm chí cả những nơi không có khả năng) đều nuôi thỏ. Sau đó lại bận rộn với các kỷ lục: xây hầm, đào hào. Một số nhà máy cung cấp thực phẩm cho nhà ăn, nhưng mọi phong trào quần chúng, thậm chí tốt hơn thường dẫn đến những điều quái gở. Vì thế xảy ra nhiều tình huống chẳng hay ho gì. Nền kinh tế không phải luôn luôn được bù lỗ, các nhà máy thường là lỗ và không phải tất cả giám đốc đều ủng hộ. Khi phân phát tem phiếu mua thực phẩm và hàng hoá xảy ra nhiều trò gian lận. Luôn là thế này: tem phiếu nghĩa là thiếu, xô đẩy những người đặc biệt dao động, tránh né luật. Trong điều kiện như thế trộm cắp nảy sinh. Kaganovich nói với tôi:
- Anh chuẩn bị báo cáo lên Bộ chính trị bắt đầu cuộc đấu tranh Moskva để lập lại trật tự trong hệ thống tem phiếu. Phải truất tem phiếu của những người thu lợi chúng phi pháp bằng cách ăn cắp.
Tem phiếu cũng chia ra cho người làm việc và không làm việc. Với người làm việc - cũng nhiều loại khác nhau, điều này cũng một trong những kẽ hở đưa người ta đến những cái xấu thậm chí cả sự lạm quyền. Chúng tôi kiểm tra công việc này bằng tất cả các cơ quan, kể cả công đoàn, công an và Cheka. Hàng trăm nghìn tem phiếu đã tiết kiệm. Chính lúc ấy xảy ra cuộc đấu tranh vì bánh mỳ, thực phẩm, vì sự thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. Phải trước tiên đảm bảo thực phẩm cho những những người có khả năng thành công kế hoạch 5 năm.
Đến hôm, phải báo cáo với Bộ chính trị. Kaganovich nói tôi sẽ đọc cáo. Điều này tôi rất không yên tâm, thậm chí hoảng: phát biểu tại một phiên họp uy tín như thế, nơi Stalin sẽ đánh giá báo cáo của tôi. Chủ toạ tại phiên họp là Molotov, thời kỳ ấy Stalin không bao giờ chủ toạ. Chỉ sau chiến tranh, Stalin mới chủ toạ các phiên họp. Vào thập niên 1940 tại phiên họp Bộ chính trị thường bao trùm sự thận trọng. Nhưng vào thập niên 1930 sự phân tích một số vấn đề thường là sôi nổi, đặc biệt nếu ai đó tự cho phép mình biểu thị xúc động. Có lần, chẳng hạn, Sergo nổi cáu, nói chung ông là người rất nóng tính, suýt đánh dân uỷ ngoại thương Rozengols...
Tôi báo cáo, kể rằng chúng tôi có thành công lớn. Còn Stalin phản ứng:
- Chưa đủ, chưa đủ đâu, đồng chí Khrusev ạ. Còn nhiều, còn rất nhiều kẻ cắp đấy, còn đồng chí nghĩ rằng đã thực hiện xong.
Điều này làm tôi chết điếng: quả thật, tôi cho rằng chúng tôi đúng, thanh trừ hết bọn ăn cắp, còn Stalin tuy không ra khỏi Kreml, nhưng nhìn thấy bọn lừa đảo còn rất nhiều. Thực chất thì đúng vậy. Nhưng khi chính ông đưa ra phản ứng làm tôi rất mừng. Điều này cũng nâng Stalin trong mắt tôi.
Còn bây giờ tôi lại một chuyện không dễ chịu của tôi. Một thời gian sau, tôi biết rằng thành phố Leningrad sẽ làm một báo cáo như thế. Tôi thích thú xem họ làm thế nào? Chúng tôi vẫn thường ganh đua với Leningrad mọi vấn đề cả công khai lẫn không công khai.
Đến ngày họp Bộ chính trị. Tôi đến dự (chỗ không đánh số, nhưng khách lạ bị cấm). Bí thư đảng bộ Leningrad đọc báo cáo. Bí thư thứ nhất là Sergei Mironovich Kirov, nhưng ông không đọc, mà bí thư thứ hai, mang cái họ người Litva. Tôi ít biết về ông ta. Nhưng ông là bí thư đảng bộ Leningrad vì thế tôi cũng kính trọng. Ông làm báo cáo rất tốt: Người Leningrad cũng làm việc nhiều, duy trì kinh tế và tiết kiệm nhiều tem phiếu.
Giờ nghỉ, mọi người kéo vào “phàm ăn”, còn tôi có lần bị giữ lại. Stalin, hình như đang chờ, trong khi những người ghế sau đi qua. Và thế là tôi trở thành một nhân chứng bất đắc dĩ, khi Stalin trao đổi vài câu với Kirov về ông bí thư nọ. Ông hỏi Kirov xem ông này là ai. Sergei Mironovich trả lời Stalin câu gì đó có thể là tích cực. Stalin nói lại, hạ nhục và xúc phạm ông bí thư này. Đối với tôi, đây là đòn tinh thần quá mạnh. Thậm chí ngay cả trong ý nghĩ tôi không cho rằng Stalin, lãnh tụ của Đảng, lãnh tụ giai cấp công nhân, lại có cách cư xử khiếm nhã đối với đảng viên.
Trong những năm đầu tiên của cách mạng, trong nội chiến tất cả đều ngược lại. Tôi nhớ, chúng tôi tấn công và chiếm thành phố Maloarkhagensk của bạch vệ; một giáo viên đến chỗ tôi, người này ngu ngốc hỏi chúng tôi cho hắn chức vụ nào nếu hắn vào Đảng. Tôi giận quá nhưng kìm được và nói:
- Chức vụ cao nhất đây!
- Chức gì?
- Người ta đưa súng trường vào tay anh và bảo anh bắn bọn bạch vệ. Đó là “chức vụ cao nhất” đấy. Vấn đề là chính quyền Xô viết tồn tại hay không tồn tại. Có thể có nhiều cách trả lời?
- Chà, nếu như thế này, thì tôi không vào đảng.
Tôi nói:
- Tốt nhất là anh đừng vào!
Tôi đi lạc vấn đề. Stalin, lãnh tụ, người mà tôi cần phải học hỏi quan hệ tốt với mọi người và hiểu họ, thế mà họ phản ứng như vậy. Bao năm trôi qua, tất cả lời của ông vẫn đọng trong óc tôi như một kỷ niệm. Mọi người lưu lại những ý nghĩ không thiện cảm về Stalin. Lời ông tỏ ra khinh bỉ mọi người. Ông bí thư kia, người Litva, theo người ta nói, là người thẳng thắn, xuất thân từ công nhân. Lúc đó có nhiều người Litva hoạt động cách mạng. Chẳng hạn, tôi gặp một người Litva chỉ huy trung đoàn №72, sư đoàn №9. Còn trong Đảng, trong kinh tế và cả trong hồng quân có nhiều người Litva, và tôi luôn kính trọng họ. Nói chung, chúng ta đừng phân chia theo dân tộc. Nên phân chia theo sự trung thành sự nghiệp: theo hay chống cách mạng? Đó là chính. Sau đó lại còn phân chia theo quan hệ tiểu tư sản: còn dân tộc? Trước đây chỗ đứng trí trong xã hội mới là có ý nghĩa: anh là công nhân, nông dân hay trí thức? Trí thức, như người ta nói, khi đó là đáng nghi ngờ. Có lẽ trong những năm đầu cách mạng tương đối ít những người lao động trí thức trong hàng ngũ ĐCS.