Dịch giả: Nguyễn Học
Một lần nữa về Ukraina

Năm 1938. Stalin gọi và nói:
- Chúng tôi muốn cử anh về Ukraina đứng đầu Đảng bộ ở đó. Còn Kosior sẽ chuyển về Moskva, chỗ Molotov, làm phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Dân uỷ kiêm Chủ tịch Uỷ ban kiểm tra xô viết.
Tôi từ chối, vì tôi biết rõ Ukraina và cho rằng điều này chưa đúng: công việc lớn quá sức tôi. Tôi đề nghị đừng cử tôi, vì rằng tôi chưa được chuẩn bị cho công việc mà tôi phải ngồi vào vị trí như thế. Stalin động viên tôi. Lúc đó tôi trả lời:
- Ngoài ra, còn có cả vấn đề dân tộc nữa. Tôi là người Nga; mặc dù tôi hiểu tiếng Ukraina, nhưng không phải cái đó cần cho người lãnh đạo. Tôi hoàn toàn không thể nói tiếng Ukraina được tôi, đó cũng là một điểm yếu. Người Ukraina, đặc biệt trí thức, có thể tiếp nhận tôi rất lạnh lùng, và tôi không muốn mình ở hoàn cảnh.
Stalin:
- Không, anh làm sao thế! Kosior - nói chung là người Ba Lan. Đối với người Ukraina vì sao người Ba Lan lại tốt hơn người Nga?
Tôi trả lời:
- Kosior - người Ba Lan, nhưng ông ấy biết tiếng Ukraina và có thể phát biểu bằng tiếng Ukraina, còn tôi lại không thể. Ngoài ra, Kosior có nhiều kinh nghiệm.
Tuy nhiên Stalin cũng đã quyết định và khẳng định rằng tôi phải làm việc tại Ukraina.
- Vâng - tôi trả lời - tôi sẽ cố gắng làm tất cả để xứng đáng sự tín nhiệm.
Trong thời gian chờ bổ nhiệm, tôi đề nghị Malenkov kiếm cho tôi một số người gốc Ukraina từ Đảng bộ Moskva (ở đó có nhiều) hoặc từ bộ máy BCHTƯ Đảng. Người ta nói cho tôi biết tại Ukraina do bị bắt bớ bây giờ chẳng còn một ông tỉnh uỷ viên thậm chí Chủ tịch Sovnakom  (là người phó của ông ta) cũng chẳng có nữa, không có tỉnh uỷ viên và thành uỷ viên thường vụ nữa, còn BCHTƯ ĐCS(b) Ukraina - không còn một trưởng ban nào cả. Người ta phải chọn Bí thư thứ hai. Malenkov bổ nhiệm đồng chí Burmistenko làm Bí thư thứ hai. Burmistenko là phó Malenkov - lúc ấy lãnh đạo Ban tổ chức BCHTƯ VĐCS(b). Tôi ít biết Burmistenko. Từng biết nhau. Ông để lại cho ấn tượng rất tốt, tôi và ông ta tính tình khá hợp,
Tôi trao cho Burmistenko quyền thu nhận những người, mà có thể kéo theo khoảng 15-20 người nữa. Ông gom được, hình như, 10 người từ các ban của BCHTƯ và cơ sở Đảng Moskva. Từ cơ sở Đảng Moskva có Serdiuk và một người nữa. Serdiuk lúc ấy là Bí thư thứ nhất hoặc thứ hai một Quận uỷ thủ đô. Ông là người gốc Ukraina, nói tiếng Ukraina rất tốt.
Mọi người đến Ukraina, gặp Kosior. Ông thông báo cho chúng tôi về tình hình phức tạp và làm quen với các cán bộ còn lại. Chúng tôi tiến hành Hội nghị toàn thể đảng Ukraina. Kosior giới thiệu tôi và Burmistenko cho Hội nghị toàn thể BCHTƯ ĐCS(b) Ukraina. Người ta bổ xung chúng tôi vào Plenum, bầu các uỷ viên Bộ chính trị và các Bí thư BCHTƯ. Kosior - không trúng. Grigori Ivanovich Petrovski trải qua tất cả các biến cố tại Ukraina, nhưng lại bảo thủ, mặc dù ông ta quả thật chưa gì đến thế.
Chúng tôi bắt đầu làm quen với công việc. Ở Ukraina dường như có cơn bão qua. Như tôi đã nói, chẳng còn lấy một bí thư tỉnh uỷ, một tỉnh uỷ viên. Thậm chí Thường vụ Thành uỷ Kiev cũng không có. Bí thư Đảng ĐCS(b) Ukraina là Evtusenko. Stalin có quan hệ tốt với ông. Tôi biết Evtusenko rất ít, chỉ gặp nhau ở Kreml, nhưng cho rằng Evtusenko xứng đáng ở vị trí này. Tôi thích ông. Bỗng nhiên có điện từ Moskva: “Evtusenko bị bắt”.
Tôi không biết tại sao ông bị bắt. Lúc đó chỉ có các lời giải thích “chuẩn” - kẻ thù nhân dân; một thời gian sau, người này “thú tội”, và lại sau một thời gian tự tay mình đưa ra bằng cớ với người nào đó tiếp theo, tạo ra ấn tượng xác đáng của vụ bắt giam.
Stalin gọi tôi về Moskva và đề nghị tôi thế chức của Evtusenko, ngoài Ban thư ký BCHTƯ ĐCS(b) Ukraina, còn có Ban thư ký Uỷ ban Đảng vùng và thành phố. Điều này không thể hình dung được. Nhưng Stalin nói:
- Anh hãy tự chọn những người giúp việc.
Tôi chấp thuận, nhưng sự chấp thuận của tôi cũng không cần thiết. Đã có sẵn người của BCHTƯ giới thiệu, và tôi phải đồng ý. Bí thư thứ hai thành uỷ được bầu Serdiuk, còn bí thư Đảng khu vực - Sevchenko. Chúng tôi bắt đầu làm việc. Dân uỷ viên nội vụ Ukraina là Uspenski. Tôi biết Uspenski, khi còn là bí thư Thành uỷ Moskva. Ông là toàn quyền Dân uỷ viên nội vụ ngoại ô Moskva, còn tôi thường hội đàm với ông. Báo cáo của ông cho tôi về tình hình công việc gây cho tôi lúc đó một ấn tượng tốt. Sau đó ông là được bổ nhiệm Tư lệnh Kreml, từ đây người ta cử ông làm Dân uỷ viên nội vụ Ukraina. Tôi cho rằng ông ta sẽ thông tin đúng cho tôi và giúp tôi.
Uspenski đẩy mạnh những hoạt động sôi sục. Như được giải thích sau khi Stalin chết, chính ông đã đánh gục BCHTƯ bằng các báo cáo về “kẻ thù nhân dân”. Các vụ bắt bớ được tiếp tục. Tôi nhớ, Uspenski đặt vấn đề bắt Rylski. Tôi phản đối:
- Sao thế anh? Rylski - nhà thơ nỏi danh. Người ta buộc tội ông ta theo chủ nghĩa dân tộc, nhưng ông ta là dân tộc nào? Ông là người Ukraina chính hiệu, phản ánh cảm xúc dân tộc Ukraina. Không thể người Ukraina, nói tiếng Ukraina, lại được coi là người dân tộc. Anh cũng là người Ukraina!
Nhưng Uspenski không thay đổi. Tôi thuyết phục ông ta:
- Hãy nhớ, Rylski đã làm thơ về Stalin, mà bài thơ đã thành lời một bài hát. Bài hát này tất cả Ukraina đều hát. Anh muốn bắt ông ta phải không? Chẳng được đâu!
Cá nhân tôi cũng không biết Rylski. Tôi biết bài thơ tiếng Ukraina của ông (không thể không biết bài này), đúng và chỉ thế thôi. Đó là một người có cá tính, biết bảo vệ lợi ích dân tộc Ukraina, bảo vệ ngôn ngữ của nhân dân Ukraina, phát biểu mạnh, dũng cảm bày tỏ về các vấn đề khác nhau. Điều này cũng là cái cớ để buộc tội ông theo chủ nghĩa dân tộc xếp vào hàng ngũ “kẻ thù nhân dân”.
Sau một thời gian Patozinski và Litvinchenko-Volgemut đến chỗ tôi. Tôi biết Patozinski, đúng hơn là biết ông ở chỗ Stalin, ông là ca sỹ, một con người. Họ kể rằng, trong tù người nhạc sỹ sáng tác nhạc trên theo lời thơ của Rylski về Stalin. Tất cả Ukraina hát bài này, còn ông ngồi trong tù - người theo chủ nghĩa dân tộc. Tôi ra lệnh Uspenski trình tôi lý do gì bắt nhạc sỹ. Uspenski mang tài liệu đến. Xem qua, tôi phát hiện rằng chẳng có cơ sở nào gian ông ta cả. Tôi nói Uspenski rằng ông ta đã hấp tấp khi bắt bớ. Tôi cho phải thả Patozinski ra. Tôi không nhớ, người ta thả Patozinski theo chỉ thị của tôi hoặc tôi đã báo cáo cho Stalin. Tóm lại, người ta đã thả Patozinski, và ông tiếp tục những hoạt động của mình. Sau này ông là Chủ tịch Hội nhạc sỹ Ukraina (ông mất sau chiến tranh). Cứ đến 1-5 hay lễ kỷ niệm cách mạng tháng 10 tôi nhận tôi nhận được những lời chúc mừng từ vợ và con gái. Tôi hiểu đó là sự cám ơn cứu ông khỏi tù và cái thòng lọng. Tình hình lúc đó là như thế đấy.
Người ta đã “đẩy” nhiều người tại Ukraina thành “kẻ thù”. Phó chủ tịch Hội đồng Dân uỷ tại Ukraina là con người tuyệt vời Tchianibeda. Tôi biết ông, từ khi ông là штейгером  tại Donbass và học khoá kỹ thuật ở trường trung cấp mỏ Yuzovkе. Sau đó, khi tôi là bí thư Quận uỷ Petrovsko-Marinski, thì ông làm việc cùng với tôi quản lý công nhân mỏ quặng Karpopsk (bây giờ là mỏ Petrovsk tại Voznesensk-Donesk. Tóm lại, đây là con người tốt, thẳng thắn человек, thậm chí từng chiến đấu trong hàng ngũ Hồng quân. Hiếm khi десник-штейгер  đồng lòng với người bolsevich và tham gia trong nội chiến ở phía Hồng quân. Bỗng nhiên người ta đề nghị bắt ông và người ta đã trình này “chứng cớ”.
Khi người ta bắt phó chủ tịch thứ nhất, thì Hội đồng Dân uỷ Ukraina trở thành “trắng”: không có Chủ tịch Hội đồng dân uỷ, mà cũng chẳng còn phó chủ tịch nữa. Tôi đặt vấn đề với Stalin là phải tìm một người vào chức Chủ tịch Hội đồng dân uỷ. Từ trước, chính Stalin nói với tôi là ở Dnepropetrovsk cũng không có Ban thư ký tỉnh uỷ. Tỉnh Dnepropetrovsk lúc đó rất rộng. Chiếm gần 1/3 Ukraina. Nó gồm Dnepropetrovsk ngày nay, Zaporosk thậm chí một phần tỉnh Nikolaievsk. Stalin, hình như lo ngại về вестоянии  дел ở Dnepropetrovsk, sợ ngành luyện kim sa sút. Trước đây Bí thư tỉnh uỷ ở đây là Khataevich, nhưng ông bị bắt từ trước khi tôi đến. Stalin đề nghị:
- Có thể cử Korochenko xuống đó được không?
Korochenko lúc ấy là bí thư tỉnh uỷ Smolensk. Tất nhiên tôi đồng ý ngay lập tức:
- Cho tôi Korochenko!
Chúng tôi thành lập tỉnh uỷ và thành uỷ. Tôi đi khắp ngả đến từng nhà máy, thảo luận sôi nổi, làm quen với mọi người, nghiên cứu tình hình. Đi đến Zaporoz, Dneprodzerzinsk. Tại Dneprodzerzinsk tôi làm quen với tổ đảng của công nhân và kỹ sư, trong số này có Breznev. Chúng tôi đã thúc đẩy công tác đảng, lập ra sự lãnh đạo của đảng. Lúc đó xuất hiện Kornies. Ông là bí thư Quận uỷ Dnievpetrovsin. Ngoài Breznev ở Dneprodzerzinsk còn đưa thêm người nữa, Bí thư Tỉnh uỷ tuyên huấn.
Tại Donbass Bí thư tỉnh uỷ là Pramek, người Litva. Ông đến Donbass làm, hình như, ở tỉnh Gorky và được coi là bí thư tốt. Đột nhiên Stalin gọi tôi và nói tôi cần phải về gặp Stalin, vì rằng Pramek bị bắt. Tôi cũng không gặp ông ta nữa. Người ta đưa Serbakov đến đó, Serbakov trong thời gian đó là bí thư Thành uỷ Moskva. Tôi được đề nghị tiếp một người không nổi tiếng. Chàng thanh niên đẹp trai và khoẻ mạnh biết bao. Anh tự giới thiệu, nói rằng anh giáo viên, bị bắt, ngồi trong tù, vừa mới được thả, đến thẳng chỗ tôi muốn thông báo rằng người ta đánh và hành hạ anh, tìm bằng chứng Korochenko là gián điệp hoàng gia Rumani vì nơi này đang là trung tâm gián điệp chống chính quyền Xô viết, lợi cho Rumani. Tôi cám ơn anh ta về thông báo nói rằng đó là điều vu cáo, công việc của kẻ thù. Chúng tôi nhận việc này, thấy yên tâm. Về cuộc viếng thăm này, tôi thông báo bằng văn bản cho Stalin, ông nổi giận. Nhưng khi người ta gọi tôi về Moskva về vấn đề gì đó, thì tôi cũng trao đổi ý kiến. Lập tức một điều tra viên về vụ việc nghiêm trọng được cử đến (theo tôi, đồng chí Seipin, bây giờ đã khuất) để làm rõ bản chất sự kiện. Té ra là trong vụ này có 3 hoặc 5 người nào đấy can dự. Họ đã xào xáo những lời buộc tội như thế chống Korochenko. Kết thúc như vậy và người ta bắt và bắn họ.
Stalin tàn nhẫn, giết cán bộ, nhưng mặt khác - ông cũng lo sợ trong lòng! Ông thể hiện nỗi lo sợ, thật ra, bằng phương pháp hà khắc, nhưng dù sao chăng nữa đây là nỗi lo sợ để bảo vệ cán bộ. Ông không rộng lượng những nhân viên an ninh này. Điều này cũng tạo điều kiện làm tăng mối thiện cảm của tôi với Stalin. Sự tàn nhẫn và sự bất công của ông, mà chúng ta bây giờ nhìn thấy, thời đó chúng tôi không thấy được. Ngược lại, những sự xấu xa của ông lại được coi là tính cương quyền và kiên định trong cuộc đấu tranh vì tổ quốc Xô viết, vì sự vững mạnh của nó chống lại kẻ thù. Về sau này Stalin rất hay trở lại trường hợp Korochenko. Lúc vui vẻ, ngồi ở bàn vài giờ liền ông thường nhớ lại:
- Chà, samurai thế nào?
Ông không gọi là Korochenko mà là samurai. Tại Đại hội 18 những đại biểu phát biểu thỉnh thoảng kết thúc bài nói của mình bằng một lời doạ chống Nhật bản: Đấy, samurai thế đấy! Korochenko rất cẩu thả trong những lời. Ông quên họ tên cả người thân, lẩn thẩn. Chữ Samurai với ông là không gẫy gọn, và vì thế ông kết thúc bài nói của mình như thế này:
- Chúng tôi sẽ cho những Samurai này chiếc ngòi bút!
“Samura” vẫn như thế. Stalin, nói một cách khác đi, cũng không gọi nữa cho đến lúc chết.
Tôi được Stalin gọi đến:
- Này, chỗ ấy samura thế nào?
Tôi trả lời:
- Vâng, Samura bị liên quan với hoàng gia Rumani.
Stalin đùa:
- Hay là với hoàng hậu? Hoàng hậu bao tuổi nhỉ?
Tôi trả lời:
- Vua hãy vị thành niên, nhưng còn thái hậu. Ông ta liên quan tới thái hậu.
Điều này làm cho chuyện buồn cười hơn. Tất nhiên đó là chuyện đùa rơi nước mắt, nếu nhớ lại tình hình lúc ấy. Chính người buộc tội Korochenko, xét ra, là những người ít học, nhưng họ được đào tạo để tìm kiếm kẻ thù nhân dân. Thế là họ tưởng tượng, thanh lọc, tìm kiếm, bắt bớ. Việc cộng tác với Rumani vì sao được nhắc đến? Khu vực này nằm ở Vinius giáp giới Bassarabia. Cheka phải làm việc chống tình báo Rumani. Có ai đó trong số Cheka nảy sinh ý nghĩ buộc cho một người nào đấy làm trùm gián điệp - ai thế? Chủ tịch Hội đồng Dân uỷ Ukraina Korochenko. Tôi giả thiết rằng chỉ riêng tình tiết này, Stalin biết Korochenko và cũng biết rằng Korochenko không có khả năng phản bội, đã cứu. Nếu như không có điều ấy, thì kết quả đối với Korochenko không biết ra sao?
Tại Ukraina, tất cả hàng ngũ cao cấp, trong một số bậc, lãnh đạo công nhân đã bị giết. Đôi lần người thay cán bộ và mới đây lại bắt và giết. Trí thức Ukraina, đặc biệt là nhà văn, nhạc sĩ, nghệ sỹ và bác sỹ, cũng bị theo dõi, bị bắt và trấn áp. Thậm chí cả nhà thơ nổi tiếng nhà hoạt động chính trị, như Mikola Platonovich Bazan, người mà sau này trở thành đảng viên, một người trung thực, dễ mến, trung thành với tổ quốc Xô viết và ĐCS, cũng bị công kích, đòi hỏi những luận chứng đặc biệt để không bắt giam ông. Còn Petro Panch? Cũng là một nhà văn lớn của Ukraina. Tôi không biết ông bảo vệ mình như thế nào. Người ta đã theo dõi ông và hơn nữa tố giác nhà văn, cùng với những người mà ông làm việc. Đáng tiếc, ông ta có phần nghiện rượu. Những bộ mặt này khiêu khích ông tại một cuộc hội nói chuyện nào đó, còn sau đó mọi việc được chuyển đi, được xào xáo, và thế là những giấy tờ bắt giam đã sẵn sàng.
Một số bộ mặt đơn thuần là những tên bịp bợm, được tuyển chọn bởi chuyên môn phanh phui kẻ thù nhân dân. Họ khủng bố tất cả mọi người, láo xược tuyên bố công khai: “Người này - kẻ thù nhân dân”. Buộc tội này cho một người, lôi cuốn sự chú ý, các cơ quan NKVD bắt đầu vào việc. Điều tra, tất nhiên, được làm bí mật, gán cho người này cái mác tình báo, sau đó chứng minh rằng quả thật đây là “kẻ thù nhân dân”. Tôi nhớ, có một tên vô lại như thế (quên họ tên của nó), thủ trưởng cơ quan “Năng lượng Kiev” (Uỷ ban năng lượng Kiev), hắn đi khắp nơi buộc tội mọi người theo lần lượt; ai cũng run sợ trước hắn. Tại cuộc họp Đảng uỷ thành uỷ, hắn buộc tội Serdiuk, bí thư thứ hai thành uỷ. Tại phiên họp sau tôi buộc phải chủ toạ phân tích điều buộc tội này. Những số liệu, để buộc tội những người trung thực, không tồn tại. Nhưng hắn khẳng định rằng kẻ thù nhân dân cũng ngồi ở đây. Bấy giờ thì chẳng cần chứng cớ, bằng chứng nào hết. Khá đủ cho bọn lưu manh hư hỏng.
Người ta kể cho tôi nghe một trường hợp khác. Bác sỹ Medved là một  chính khách Ukraina. Sau chiến tranh ông làm việc tại Bộ ngoại giao, là thành viên Đoàn đại biểu Ukraina do Dmitro Zakharovich Manuilsski dẫn đầu tới Liên hợp quốc. Tại đó ông giới thiệu tốt về Ukraina. Ông nói:
- Gầm lên, gầm lên con gấu Ukraina.
Quả thật ông ta cũng có giọng “gấu”, và tính khá lỳ. Nghe kể (trước đây, hình như, ông là phó lãnh đạo một cơ quan y tế ở Kiev, hay là Kharkov) trong một hội nghị đảng, một phụ nữ nào đấy bước lên và nói, chỉ vào ông:
- Tôi không biết con người này, nhưng theo mắt tôi nhìn, thì ông là “kẻ thù nhân dân”.
Các bạn có thể hình dung được không? Nhưng Medved (như người ta nói, ông cũng là một con gấu) không lúng túng và nói:
- Tôi không biết bà này, người vừa phát biểu chống tôi mà lần đầu nhìn thấy, tôi không biết bà, nhưng theo mắt tôi thấy thì bà là một con đĩ.
 Chỉ ông mới có từ ngữ truyền cảm hơn. Sau đó chuyện này trở thành tiếu lâm truyền miệng khắp Ukraina. Điều này cũng cứu Medved. Giả như Medved chứng minh rằng ông không phải lạc đà, không phải kẻ thù nhân dân, mà là một người trung thực, thì có thể làm cho người ta nghi ngờ mình. Coi đây là lời tuyên bố điên rồ, thú tội, tuy nhiên, cô ta không phản công câu nói của ông, ngược lại, còn cổ vũ. Lúc ấy tình hình khủng khiếp như vậy.
Quay lại việc tôi trở về Ukraina. Kosior ra đi. Người ta đưa ông đi cũng tương đối êm. Không phải thế, tất nhiên, phải đi kèm Kosior từ Ukraina, ông từng bao năm trong đảng bộ bao năm xây dựng đảng bộ Ukraina. Kaganovich kể cho tôi từ trước khi tôi về Ukraina rằng có một lần Kosior cho ông tiếp xúc với công tác đảng, bằng cách đọc bài giảng về chính trị kinh tế học trên đồi Vladimir ở Kiev:
- Chúng tôi đi dạo hiện lên cảnh đẹp bờ trái sông Dnepr, và tôi nghe ông ta. Thực tế đây là một bài học. Trong lúc đi dạo, Kosior đọc bài về chính trị kinh tế học.
Grigori Ivanovich Petrovski về tinh thần cảm thấy ở Ukraina rất chán. Tôi đã nghe nhiều về Petrovsk từ trước cách mạng. Chính Petrovski được bầu vào nghị viện từ tỉnh Ekaterinoslav. Bầu cho ông là công nhân Donbass Ekaterinoslav. Có lần trước cách mạng tôi được mời đến cuộc mit tinh chủ nhật tại một cái thung lũng thảo nguyên, ở đó Petrovski phát biểu. Tôi đến, mit tinh bắt đầu. Cảnh sát đánh hơi thấy ông ta, thế là không xong. Tại Donbass rất nhiều việc gắn tới tên Petrovski. Những mỏ, nơi tôi từng bí thư Quận uỷ năm 1925-1926, giờ gọi là mỏ Petrovski. Các mỏ bây giờ được gọi như thế. Chính trong vùng các mỏ này có những cuộc mit tinh... Grigori Ivanovich gần 60 tuổi. Có nhiều ý kiến phức tạp cho là ông không theo đường lối chung của đảng, vì thế có thái độ thận trọng đối với ông, tôi cũng thận trọng như thế. Sự thận trọng này tôi học từ Stalin. Tôi nói với Stalin rằng Grigori Ivanovich gần 60 tuổi, có phải khen thưởng, vì thế tôi muốn hỏi làm thế nào? Stalin nhìn tôi:
- 60 tuổi? Tốt. Làm bữa ăn mừng ông ấy tại gia đình. Mời ông cùng vợ con và người thân của ông ấy, chỉ thế thôi, không thêm ai.
Tôi cũng làm như thế. Trước đó Grigori Ivanovich gặp cảnh đau lòng trong gia đình: con trai ông bị bắt. Tôi biết con trai. Anh ta là tư lệnh sư đoàn vô sản Moskva. Khi công tác ở Moskva, tôi đã đến dự ngày lễ sư đoàn này trong trại hè. Lonid Petrovski khi đó được coi là một tư lệnh tốt. Anh con rể của Grigori Ivanovich (con trai Kosiubinski) cũng bị bắt và bị bắn. Con gái ông (vợ Kosiubinski) sống với Grigori Ivanovich. Bạn có thể tự hình dung tình hình trong gia đình phức tạp thế nào, Grigori Ivanovich mặc cảm thế nào và cư xử thế nào với ông: con trai ngồi tù, con rể bị bắn.
Bữa ăn được làm ở nhà nghỉ cuối tuần. Grigori Ivanovich được mời. Tham dự có gia đình tôi, gia đình ông, ăn uống, nhạc... chúc sức khoẻ ông. Grigori Ivanovich, tất nhiên, trông rất chua xót, cả tôi cũng không vui gì. Mọi việc xảy ra tương đối hình thức, căng thẳng, Grigori Ivanovich cáo từ rất nhanh và đi khỏi. Nhà nghỉ của chúng tôi ở bên cạnh, chỉ dăm bước chân từ nhà này sang nhà kia.
Sau này Stalin kể là Grigori Ivanovich được mời về Moskva. Sau đó, một nhân viên Cheka thuật lại cho tôi rằng suốt trên đường đi ông khá lo lắng, đặc biệt khi về Moskva, hình như chờ đợi bị bắt. Điều này có thể dám lắm. Stalin có thể làm mọi chuyện
Chúng tôi bây giờ đưa ra những người khác. Nhưng những người mà chúng tôi đưa ra lại không có thâm niên trước cách mạng, không có nguồn gốc, tông tích nếu nói về hoạt động cách mạng. Các đồng chí này phần đông là quân nhân. Vả lại, lúc đó đưa ra tất cả như thế.
Lại kể về đảng bộ Kiev. Bí thư thứ hai tỉnh uỷ Kiev lúc đó là Kostenko. Ông công tác ở chỗ tôi thời gian rất ngắn, ngắn chẳng bao lâu bị bắt. Tôi ngạc nhiên: người thẳng thắn, xuất thân nông dân, nông trang viên, sao lại liệt ông ta vào hàng ngũ với kẻ thù Liên Xô? Tôi không thể hiểu điều này và quyết định nói chuyện với ông ta. Tôi đến NKVD. Ông được dẫn từ phòng giam. Tôi hỏi ông, còn ông thì luôn xác nhận:
- Những người như thế... như thế... đã cộng tác với tôi trong việc này.
Tôi hỏi ông:
- Còn ai nữa?
- Chẳng còn ai nữa!
 Vậy, cũng tốt, tôi cũng vui lòng là ở đâu đó đã nhìn thấy điểm cuối. Ông quả thật kẻ thù nhân dân, tôi không còn nghi ngờ, vì rằng ông bình tĩnh xác nhận điều này. Dân uỷ nội vụ nói rằng ông ta sẽ bị kết án tử hình.
Trong thời gian ấy xảy ra một trường hợp, trước khi bị bắn người ta bất thình lình chỉ ra những nhân vật khác và như thế tạo ra một chuỗi bất tận kẻ thù. Tôi nói:
- Nếu Kostenko còn chỉ ra một người nào đó, thì tôi đề nghị không bắn, để việc này lại xem xét.
Thời gian trôi qua, Uspenski trình tôi là Kostenko đã bị bắn, nhưng trước khi chết, ông còn nhớ ra Cherepin, từng là Bí thư thứ hai đảng bộ vùng Kiev. Một con người tốt như thế, hiểu rõ công việc của mình, lại là nông nghiệp, gần gũi nông dân. Vả lại, không cần phải làm cho Cherepin thích ứng, vì rằng bản thân ông đã là nông dân.
- Tại sao - tôi hỏi - Các đồng chí đã làm như thế phải không? Tôi từng yêu cầu các đã bảo lưu ông ta để có thể đối chứng với ông ta. Tôi ngờ rằng Cherepin có thể can dự âm mưu nào đó. Còn bây giờ tôi không thể biết một điều gì nữa, vì rằng người khai ra ông ta đã chết. Làm sao có thể kiểm tra?
Tôi gọi Malenkov:
- Đồng chí Malenkov, người ta đưa bằng chứng về Cherepin, nhưng tôi không tin, không thể có điều này được.
- Ừ, anh không tin, cứ để cho người ta làm việc.
Thời ấy, đó là sự ủng hộ to lớn từ phía BCHTƯ đứng đầu là Malenkov: ông giữ ghế “Ban tổ chức”. Hai ba ngày sau, ông gọi cho tôi:
- Anh biết, có thể là thế, tốt nhất đưa Cherepin này đến chỗ khác? Ai biết ông ta? Có thể là tất cả... Có khả năng là ông ta quả thật bị lôi kéo?
Làm gì được gì nữa? Người ta chuyển ông. Tôi đưa ra phó Dân uỷ ông phụ trách nông nghiệp, chăn nuôi ra thay. Một bí thư tỉnh uỷ mới được đưa đến. Tôi đề nghị chia Ukraina thành từng vùng lớn hơn giảm bớt bao trùm công việc lãnh đạo. Chúng tôi chia vùng Sumskaia. Tôi gọi cho Malenkov:
- Dù sao chăng nữa tôi cho rằng chúng tôi hiểu đúng Cherepin, ông là một người trung thực. Tôi đề nghị đưa Cherepin làm Bí thư tỉnh uỷ Sumskaia.
Malenkov đồng ý, và Cherepin làm việc ở đó đến khi chiến tranh. Khi bắt đầu chiến tranh, chúng tôi điều động cán bộ vào các hội đồng quân sự liên quân. Tôi bổ nhiệm Cherepin làm uỷ viên một hội đồng quân sự, hoạt động ở Odessa.
Chiến tranh mở đầu với Hồng quân rất dở. Tôi biết Cherepin chết khi rút lui. Người chỉ huy bị giết hoặc bị bắn, còn Cherepin mất tích. Tôi cho rằng ông cũng bị giết. Ông là tướng, trong quân phục, và quân Đức biết rằng ông là người chỉ huy. Để nâng cao tinh thần quân đội của mình họ đã chôn theo nghi lễ kẻ thù của mình - các vị tướng của chúng ta. Vị tướng cũng được chôn danh dự, Cherepin mất tích. Ông kết thúc cuộc sống của mình như một người con trung thành của ĐCS, của nhân dân, của tổ quốc. Còn bao nhiêu người như thế nữa? Hàng nghìn, hàng nghìn!
Đúng, chính hàng nghìn những người vô tội đã bị bắt trong những năm đó, cả những đảng viên, những đảng viên dự bị, cả đoàn viên thanh niên. Nói riêng, tất cả giới lãnh đạo cao cấp đất nước. Tôi nghĩ rằng giới lãnh đạo này cũng bị bắt và chết chừng ba thế hệ lãnh đạo nếu không phải là hơn! Sự lãnh đạo bị tê liệt, không thể điều động được ai cả nếu thiếu sự chuẩn y từ phía NKVD. Nếu NKVD đánh giá người này người nọ là tốt, thì người đó được điều động, và chỉ có người này được điều động. Nhưng ngay cả sự chuẩn y của NKVD cũng không đem lại một đảm bảo nào cả. Xảy ra trường hợp, khi bổ nhiệm một người, chính xác sau một vài ngày người ấy lại bị bắt giam. Ở đây cũng có những lời giải thích: xuất hiện những cuộc hỏi cung thêm kẻ thù nhân dân, người này cho thêm nhiều bằng chứng vạch ra người khác, người đã giấu mặt khá kỹ và không bị vạch mặt kịp thời, được điều động vào lãnh đạo. Sau đó té ra là người ấy cũng nằm trong âm mưu và cũng là kẻ thù nhân dân. Tất nhiên đây là lời giải thích khuôn mẫu, nhưng nó có logic của nó, vì rằng quả là một người bị bắt nào đó đã khai ra những bằng chứng. Còn những bằng chứng tiếp theo cũng một người nào đó trước đây đã khai ra bằng chứng. Và như thế hình thành một chuỗi khép kín vô đạo đức của lãnh đạo, dựa trên sự tự tiêu diệt mình. Nó là như thế. Hôm nay người đại diện một đảng bộ nào đấy vạch mặt những người bị bắt sớm hơn, thì ngày mai cả bản thân nó cũng không còn, điều này cũng có lời giải thích, dường như, anh ta hăng hái vạch mặt, vì rằng chính anh ta cũng can dự và che dấu sự thật. Lời giải thích với các bạn như vậy!
Một thí dụ rõ ràng hơn là vụ Furze. Furze làm việc ở Ukraina năm 1920. Lúc đó tôi còn chưa biết ông, vì rằng ông là người thủ đô, thành phố, làm việc lúc thì Kiev, lúc thì Odessa, Kharkov, bây giờ thậm chí tôi không biết chính xác. Nhưng là một họ lớn. Một họ lừng danh, khi tôi làm việc ở Moskva thập niên 1930. Ông là nhà tổ chức rất tốt, nhà tuyên truyền giỏi và nhà quảng cáo cừ biết đưa số liệu, biết làm tốt quảng cáo. Thế, ông “phù phép” và chuẩn bị cất nhắc Nikita Izotov. Tôi nói rằng Furze “sinh ra” Izotov, Stakhanov. Ông tổ chức và tự tay mình “phù phép” chiến sĩ thi đua Izotov của mỏ, tổ chức in ấn và chiếu phim. Tóm lại, làm một quảng cáo lớn, và Izotov quả là trở thành anh hùng. Từ đó, đi đến một sự tuyên truyền đặc biệt của những thành tín như vậy. Thế là xuất hiện một người kế tục Izotov.
Có lần, tôi nhớ, Kaganovich hỏi tôi:
- Anh biết Furze chứ?
- Tôi biết trên mặt báo thôi, còn trong cuộc sống tôi chưa gặp ông ta.
- Tôi biết rằng đó là một người rất có khả năng. Giá như nhận anh ta về chỗ chúng ta ở Moskva.
- Tôi không biết nhận ông ta như thế nào, nhưng nếu có thể, thì cũng được. Đó là một người hữu ích cho công tác Đảng bộ Moskva.
Kaganovich khi ấy là bí thư BCHTƯ Đảng, thành ra đối với ông không khó khai thác những điều mong muốn. Tôi không biết, vì sao ông lại hỏi ý kiến tôi. Hình như muốn chuẩn bị tôi hiểu đúng sự bổ nhiệm. Và Fuzer chuyển về làm việc về Moskva, đảm nhận bộ phận dân vận, triển khai tốt và tôi hài lòng. Uy tín của ông trong thành uỷ và BCHTƯ là cao. Tôi nhớ, Molotov gọi tôi và hỏi:
- Anh thấy thế nào, nếu chúng tôi lấy Furze của các anh? Chúng tôi muốn bổ nhiệm ông ta lãnh đạo đài phát thanh.
Tôi trả lời:
- Tất nhiên Furze, hình như sẽ làm tốt việc đó, tôi chỉ tha thiết yêu cầu đừng lấy ông ta đi, vì rằng ở chỗ tôi ta làm việc vui vẻ và sống động. Đối với Thành uỷ Moskva đây là một mất mát lớn.
Molotov ngừng câu chuyện, nhưng tôi nghĩ, ông không đồng ý với tôi. Quả thực ông nghĩ nếu xuất hiện một cán bộ tốt, thì phải phải điều lên một chỗ cao hơn chỗ trước. Chúng tôi chuẩn bị họp. Furze đề nghị cho ông ta hai ba ngày chuẩn bị. Ông muốn ra ngoại thành, về nhà nghỉ ở gần hồ Khimki. Stalin và Molotov trong thời gian ấy không có mặt ở Moskva, họ nghỉ ở Sochi. Ở Moskva còn Kaganovich và Sergo Ordzonikidze. Tôi biết chính xác điều này, vì khi tôi rẽ đến Kaganovich, thường gặp Sergo ở đó. Họ thay thảo luận về các vấn đề khác nhau, chuẩn bị báo cáo cho Stalin. Trong thời gian ấy có vụ án không phải với Zinovev, cũng không phải Rykov, không phải một nhóm nào khác, mà tôi đến chỗ Kaganovich. Có Sergo ở đó, và tôi phải chờ ở phòng đợi cùng với Demian Bednyi. Kaganovich biết tôi đến, lập tức ra đón và dẫn vào buồng trong. Tôi đi theo. Demian Bednyi cũng đi cùng tôi. Ông được trao nhiệm vụ phát biểu chống lại một nhóm chống đảng, ông phải làm thơ và ngụ ngôn chế giễu và lên án họ. Buổi họp cũng như mọi lần. Ông đưa phương án một, sau đó phương án thứ hai, nhưng tất cả mọi người không chấp nhận. Còn phương án, mà ông mang đến khi đi cùng tôi, cũng không được chấp nhận, theo cách nghĩ của Kaganovich và Sergo. Người ta nhẹ nhàng phê bình ông ta. Demian, một người to lớn, béo ục ịch, bắt đầu giải thích vì sao không làm được:
- Không thể, tôi không thể. Tôi cố gắng hết sức, nhưng không thể, tôi tựa như cái giẻ rách, khi tôi bắt đầu nghĩ về chúng. Tôi không có năng lực sáng tạo.
Tôi kinh ngạc bởi quá cởi mở của ông. Demian Bednyi ra về. Tôi không nhớ Sergo Kaganovich phản ứng ra sao, hình như, ông chán ngán vì sự thú nhận thẳng thắn như thế. Điều này nghĩa là ông ta có sự thông cảm nào đấy với những nhân viên của mình. Đương nhiên, tôi không ở vị trí Demian Bednyi, vì tôi tin BCHTƯ Đảng và của Stalin không có lỗi.
Trở lại với Furze. Bất ngờ tôi nhận tin ông tự sát bằng súng. Tôi ngạc nhiên. Làm sao con người yêu đời, sôi nổi, trẻ khoẻ, lại bỗng tự sát? Lập tức người ta nhặt xác và giấy tờ mà ông phải chuẩn bị. Phát hiện những bức thư dài dòng văn tự, gửi cho cho Stalin và các uỷ viên Bộ chính trị. Việc bắt Livsis xảy ra trước vụ ông tự sát. Livsis là phó Dân uỷ giao thông liên lạc. Đó là người hết sức sôi nổi, một nhân viên Cheka trong thời gian nội chiến. Tôi không biết ông ta thời kỳ ấy, nhưng theo người ta nói, ông ta nổi tiếng là một cán bộ rất năng nổ. Từng có lúc ông đã ủng hộ Troski, nhưng những năm là phó Dân uỷ, thì ông đứng về phía đảng. Vấn đề chủ nghĩa Troski đi kèm với những khung cảnh và không là đối tượng tranh cãi, cái này, nói chung, là một thời kỳ của cuộc đời Livsis, bị phán xét và ghi vào sổ đen. Nhưng chứng tích này treo trên đầu Livsis, Ông là người bạn lớn của Furze. Sau đó người ta lại bắt một người nào đấy, cũng là người trong nhóm, gần gũi với Furze và Livsis.
Thư của Furze chủ yếu minh oan cho Livsis. Hình như tài liệu này được giữ ở lưu trữ. Tác giả rất đề cao Livsis, rằng đây là một người trung thực, vững tin vào đảng, không phải Troskit. Tóm lại, hình thức lịch thiệp, không thoá mạ (vì viết cho Stalin) ông muốn tác động đến Stalin để Stalin thay đổi quan điểm của mình ngừng các vụ bắt bớ hàng loạt. Furze cho rằng những người Cheka đang bắt bớ. Tác giả kết thúc bằng cách tự sát, vì không thể cam chịu với bắt bớ và tử hình những người vô tội. Ông nói nồng nàn về Stalin. Nói chung trong thư, ông gọi tất cả uỷ viên Bộ chính trị là những người ít nhiều có tính nịnh bợ.
Tôi mang thư này cho Kaganovich. Kaganovich đọc to thư cho tôi nghe. Ông khóc nức nở khi đọc. Phải một lúc lâu tôi mới bình tâm lại. Cái gì thế, Furze tự sát? Hình như Kaganovich quả là rất trọng Furze. Lúc ấy Kaganovich nói với tôi:
- Anh hãy viết một bức thư ngắn cho Stalin phân phát nó cho tất cả uỷ viên Bộ chính trị.
Tôi làm đúng như vậy. Dù trong vụ tự sát, Đảng né tránh chôn cất. Chôn cất Furze chính chúng tôi, Đảng bộ, và cả Uỷ ban Moskva.
Sau một thời gian, gần mùa thu. Stalin, sau khi nghỉ, quay về Moskva. Ông gọi tôi đến. Tôi đến, hoàn toàn không có gì ngờ vực cả. Stalin nói:
- Furze tự sát, một người hư hỏng!
 Tôi kinh ngạc vì rằng cho rằng Kaganovich ở mức độ nào đấy phản ánh sự đánh giá của Stalin. Kaganovich khóc nức nở khi đọc thư, thì bỗng nhiên quay ngoắt lại:
- Anh ta vơ vào mình sự dũng cảm, gán cho uỷ viên Bộ chính trị những tính cách, đã viết tất cả những lời thoá mạ nhằm vào uỷ viên Bộ chính trị. Điều này anh ta là một thằng giả dối. Anh ta là Troskit cả người đồng chí hướng với anh ta Livsis. Tôi kêu gọi đồng chí hãy nói về điều này. Anh ta không phải là một người trung thực, không cần thương tiếc anh ta.
Tôi rất đau khổ sau đó, tôi tin Fuzer và cho rằng đây là bức thư chân thật, một người được giải tội trước khi chết. Ông không nói gì xấu về Đảng, về lãnh đạo, chỉ viết cái gì Livsis và những người khác, người mà ông ta biết - những người tự trọng. Bằng cái chết của mình ông muốn thu hút sự chú ý của Đảng đối với sự thật là đang bị giết chết những người tự trọng và trung thành. Đối với tôi, đây là đòn mạnh. Kaganovich sau này không quay lại chuyện Furze. Trí nhớ ông bị kém. Kaganovich, hình như sợ rằng tôi có thể lúc nào đấy nói cho Stalin biết ông đã khóc như thế nào. Nói riêng, ông cũng gợi ý phát tán tài liệu này cho các uỷ viên Bộ chính trị và cho Stalin.
Bây giờ tôi nói vài lời về bản án công khai với Rykov, Bukharin, Yagoda, Zinovev, Kamenov. Tôi chỉ nhớ lờ mờ. Tôi có mặt tại những phiên toà này tất cả một hoặc hai lần. Một trong những các buổi xử ở phòng nhỏ nhà Liên bang. Người buộc tội là công tố viên Vysinski. Tôi không biết, cụ thể ai là người bào chữa, nhưng họ có mặt. Ở đó có cả đại diện các đảng anh em và thậm chí, hình như, cả đại diện báo chí các nước tư sản, nhưng tôi không dám chắc. Đúng, theo trí nhớ của tôi, và cũng chẳng đến nỗi quan trọng, vì nó được viết và in cả ở nước ngoài. Tôi nghe những cuộc hỏi cung những bị cáo, đã kinh ngạc và căm phẫn, những người cấp cao như thế, những lãnh tụ, uỷ viên Bộ chính trị, những người bolsevich có thâm niên cách mạng, lại liên quan với tình báo nước ngoài và tự cho phép tác động làm hại đất nước. Tôi muốn kể bản thân tôi đã hấp thụ những lời thú nhận của các bị cáo trong thời gian ấy. Người ta buộc tội Yagoda tiến hành từng bước để Macxim Gorky nhanh chết, những chứng cớ là: Gorky thích ngồi sưởi, họ thường qua lại thămn nhau. Yagoda chở đến nhiều củi nhằm làm cho Gorky bị cảm lạnh, chính điều này gây ra bệnh và giảm thọ Gorky. Tôi cũng khó hiểu điều này. Tôi cũng thích sưởi bằng củi và nói chung cũng thích. Một người khoẻ mạnh tự điều chỉnh củi. Không thể đưa Gorky vào đống củi hoặc nướng ông. Người ta đồn rằng, người ta làm cho Macxim Peskov, con trai Gorky, chết và sau đó cả Gorky cũng chết, còn Yagoda có vai trò nào đó trong vụ này.
Theo bản chất của vụ việc, tôi khó nói điều gì. Tôi chỉ thương tiếc cái chết Gorky, tôi đã nghe chứng cớ dẫn ra với chút phê phán. Yagoda không công nhận đốt những đống củi to nhằm mục đích này. Tôi nhớ công tố viên hỏi Yagoda:
- Ông và con dâu Gorky có những quan hệ nào không?
Yagoda bình tĩnh trả lời:
- Tôi đề nghị không đặt ra những câu hỏi như thế tôi không muốn làm đau lòng tên người phụ nữ này.
Công tố viên không đòi trả lời, sau đó vấn đề này đã kết thúc.
Rõ rằng, các bản án được thực hoàn thành - những bản án cũng lạ lùng. Tất cả những người này đều bị tử hình, bị giết như là kẻ thù nhân dân. Như thế cho đến bây giờ họ vẫn còn kẻ thù nhân dân. Nói thế, vì rằng sau Đại hội 20 chúng tôi minh oan hầu hết những người vô tội, nhưng còn những người bị xử công khai, chúng tôi không minh oan, nhưng không phải vì rằng có chứng cớ đúng. Thời ấy tình hình đã thay đổi. Tôi hỏi công tố viên:
- Đúng là có chứng cớ thật của những bị cáo không?
Chẳng có bằng chứng nào cả! Theo tài liệu, đã được thổi phồng trong vụ này, nói riêng, họ không đáng bị buộc tội, ngay cả việc bắt giam nữa. Công tố viên Rudenko báo cáo như thế cho uỷ viên Đoàn chủ tịch BCHTƯ Đảng thập niên 1950.
Vì sao không minh oan cho họ? Chỉ vì sau Đại hội 20, khi chúng tôi minh oan nhiều người bị bắt oan, nhiều người trong và ngoài nước phản ứng dữ dội. Những người lãnh đạo đảng anh em cũng lo ngại, vì sự kiện này làm lung lay đảng của họ. Phản ứng dữ dội bản án này là Đảng cộng sản Ý và Pháp. Trong bản án này, theo tôi, có mặt Moris Torez, Palmiro Toliatti và những người lãnh đạo ĐCS khác. Chính họ đã mắt thấy tai nghe, tay “sờ thấy” và đã hoàn toàn tin vào cơ sở buộc tội. Bị cáo tự thú nhận tội, vụ án đã rõ, và họ đã tin như thế khi về nước, mặc dù thời đó ở phương Tây, và cả ở Liên Xô những bản án này được bàn cãi rất mạnh. Kẻ thù của chúng ta sử dụng chúng tuyên truyền chống ĐCS, chống hệ tư tưởng, chống hệ thống xô viết. Các ĐCS bảo vệ, chứng minh tính hợp pháp, cơ sở của bản án, tất cả đều có cơ sở, tất cả được chứng minh bằng những chứng cớ và những lời thú nhận của chính những người bị kết án.
Toliatti (ĐCS Ý) và Torez (ĐCS Pháp) đã hỏi chúng tôi, và tuyên bố rằng nếu minh oan cho những bị cáo trong những bản án này, những bản án tiến hành công khai, thì sẽ tạo gây ra sự mất lòng tin đối với các đảng anh em, đặc biệt đối với những đại diện của các các Đảng mặt trong phiên toà. Là những người chứng kiến, họ đã báo cáo cho đảng mình và chứng minh rằng những bản án dựa trên cơ sở những chứng cớ vững chắc và theo đúng luật pháp. Chúng tôi thoả thuận sẽ không minh oan cho họ, nhưng sẽ chuẩn bị mọi việc cần thiết để làm điều này.
Cứ để công tố viên luận tội, chúng tôi xử kín, vì những người này cũng là nạn nhân sự chuyên quyền. Chúng tôi không công bố quyết định của mình, như người ta nói, để vì lợi ích của đảng, của hệ tư tưởng, sự nghiệp chung. Chúng tôi không muốn họ công nhận những chứng cớ vô căn cứ của bản án này để kẻ thù sử dụng chống đảng anh em, chống những người lãnh đạo của họ là Moris Torez, Palmiro Toliatti những người khác, những người những người Macxit-Leninit thực sự, đã cống hiến sức lực của mình cho sự nghiệp công nhân.
Chúng tôi không đề cập cái chết của Troski. Chúng tôi không vén bức màn này và thậm chí không muốn điều này. Chúng tôi đấu tranh với Troski về hệ tư tưởng, đã kết án ông ta, nhưng vẫn còn những kẻ đối địch hệ tư tưởng và quan điểm của ông. Troski gây thiệt hại không nhỏ cho phong trào cách mạng, hơn nữa ông ta lại chết không phải trên đất Liên Xô, chết không để lại vết tích gì.
Tôi nói ở đây chỉ vấn đề của những người kiểu Zinovev, Bukharin, Rykov, Lominadze và những người khác. Lominadze tự sát. Nhiều người có thâm niên trước cách mạng khi đó cũng chết, gần như tất cả lãnh đạo Đảng. Người ta có thể nói với tôi:
- Anh, bảo là, anh nói rằng người ta không công bố những cùng cớ, những vụ án công khai cũng vô căn cứ, vì rằng không có bằng chứng bằng tư liệu? Nói chung vụ việc với Troski thì sao?
Tôi xem rằng đấu tranh với Troski là đúng, vì rằng có sự bất đồng hệ tư tưởng, có những quan điểm khác nhau trong việc xây dựng CNXH, sự bất đồng với cánh Zinovev và với phái hữu. Tôi giả thiết rằng chúng tôi, là BCHTƯ Đảng và Stalin, lãnh tụ của chúng tôi, đấu tranh đúng đắn theo cách thức của Đảng bằng thảo luận, bằng tranh cãi vấn đề, bỏ phiếu trong các tổ chức Đảng. Lúc ấy chúng tôi sử dụng chính phương pháp Đảng, phương pháp Lenin. Có thể mặt này mặt kia có những chỗ chưa đúng thái quá, ấy là tôi giả định thế. Nhưng chủ yếu, cuộc đấu tranh tiến hành đúng trên cơ sở dân chủ. Không cần phải phân tích nữa. Lúc ấy có chuyên quyền, lạm dụng quyền lực. Điều này được xác nhận trong đề nghị của Lenin rằng Stalin có khả năng lạm dụng quyền và vì thế không thể để Stalin ở vị trí Tổng bí thư. Điều này đã chứng minh sự đúng đắn của Lenin.
Mặt khác, nếu như chúng tôi công bố những tư liệu đúng về vụ án công khai, té ra đó là bản chất trừu tượng: tất nhiên phải nói sự thật không úp mở điều này, sẽ mang lại thiệt hại thế nào cho phong trào cộng sản. Chính là không quay về những việc đã làm. Nếu nói, ai có lợi, thì chỉ có kẻ thù chúng ta, kẻ thù của CNXH, kẻ thù giai cấp công nhân. Còn chúng tôi không muốn điều này, vì rằng không xử sự như thế. Những vấn đề chính chúng tôi không ngại đưa ra tại Đại hội 20, công bố quyết định chính và nói cho nhân dân, Đảng những người cộng sản anh em tất cả những gì cần nói, để phục hồi danh dự và minh oan những người vô tội giết hại do lỗi của Stalin.
Đúng, chẳng tính đến hậu quả, chúng tôi không muốn làm điều này, khi những tư liệu đó quay ra chống lại phong trào cách mạng, chống hệ thống xô viết, chống Đảng ta, chống phong trào công nhân. Tôi cho rằng chúng tôi đúng lập luận. Chúng tôi nghĩ rằng thời gian nào dó qua đi, tất cả những người đang sống sẽ sang thế giới khác, vậy những tư liệu này phải được được công bố, phải là minh oan cho tất cả những người này, vì đây là những người trung thành và rất quý giá đối với Liên Xô, đơn thuần là cái nhìn như vậy. Lenin nhận xét rất hài lòng nhiều người trong số họ, mặc dù thỉnh thoảng cũng phê bình họ. Để chứng tỏ việc trấn áp họ là đúng, một ai đấy bấy giờ theo giọng phê bình từ phía Lenin nhằm vào một nhà hoạt động nào đấy và hoàn toàn lờ đi những việc làm tốt của họ và những những nhận xét hài lòng của Lenin về họ. Chẳng hạn, Bukharin - đây quả là một người yêu Đảng. Thế hệ tôi được nuôi dưỡng theo “ABC chủ nghĩa cộng sản”, do Bukharin viết theo chỉ thị BCHTƯ Đảng. Đó là gần như là một tài liệu chính thức, mà qua nó công nhân nghiên cứu những điều cơ bản của chủ nghĩa cộng sản. Cuốn sách cũng có tên như thế. Tôi còn chưa nói là trong suốt bao nhiêu năm, Bukharin là chủ bút “Sự Thật”. Đó là chủ bút đích thực, một một nhà tư tưởng. Lời phát biểu của ông: báo cáo miệng, và bài giảng, lời phát biểu và sách báo chống bọn Troskit và những kẻ thù khác của Đảng đã đem lại đóng góp rất lớn cho chiến thắng trong nội bộ Đảng. Nhưng sau đó những kẻ thù của ông đã tạo ra một tên gián điệp nào đấy, chứng minh rằng ông là kẻ bán nước. Bây giờ đó là chuyện cho trẻ con, nhưng về nguyên tắc - đó là điều vu cáo, có căn cứ.
Xuất phát từ những điều này, Chúng tôi thoả thuận trong Đoàn chủ tịch BCHTƯ Đảng khả năng xem xét những việc đã nhắc. Tôi, tất nhiên, tôi tiếc rằng, không làm được đến cùng xem xét các việc này và thu thập tất cả các tư liệu cần thiết. Người ta báo cáo cho tôi, nhưng trong những năm cầm quyền, tôi chưa thực hiện được điều này. Vâng, cái mà một người không làm được, thì sau đó những người khác sẽ làm. Nếu người khác không làm, người thứ ba sẽ làm, vì rằng lẽ phải không bao giờ bị chìm xuồng. Tôi cho rằng các Đảng viên thực hiện nghĩa vụ của mình trong vấn đề này, chừng mực nào có thể, làm hết sức để minh oan cho những người bị đau khổ, nhưng trong sự nghiệp là những Đảng viên chính trực và chính họ đã làm cho đất nước rất nhiều trong thời gian hoạt động bí mật, trong thời gian nội chiến, trong thời kỳ khó khăn sau Cách mạng tháng 10, khi xây dựng CNXH, phục hồi kinh tế quốc dân, xây dựng nhà nước vô sản.
Tôi muốn tiếp tục kể về bằng chứng khác, để chỉ ra cơ chế tiếp cận và suy nghĩ của Stalin thời kỳ lộng hành, sùng bái cá nhân. Tôi nhớ vụ đồng chí Zadionchenko (bây giờ ông đang bị bệnh). Tôi biết ông ở quận Bauman, Moskva. Năm 1931, tôi được bầu bí thư đảng uỷ quận, ông lãnh đạo, theo tôi, phòng văn hoá trường Uỷ ban quận. Hình có một tổ chức như thế, bây giờ tôi nhớ không chắc lắm. Tóm lại, tôi biết ông ta, từ khía cạnh tốt. Khi chúng tôi chia nhỏ quận thì biên chế phình to ra và ông là bí thư đảng của một trong những quận uỷ của Moskva, sau đó là Chủ tịch Hội đồng Dân uỷ Liên bang Nga, và làm tốt ở đó. Người ta điều động ông đến đó tôi không còn công tác Moskva.
Việc đưa Korochenko từ Dnepropetrovsk về giữ chức Chủ tịch Hội đồng Dân uỷ Ukraina, lại thành vấn đề, là đưa ai về Dnepropetrovsk? Stalin cho rằng chỗ đó cần một người trung thực, một cán bộ tầm cỡ, vì rằng Dnepropetrovsk luôn là nơi căng thẳng về chính trị kinh tế. Ngoài ra, Bí thư tỉnh uỷ ở đó một thời gian dài là Khataevich, một nhà tổ chức tốt và một người thông minh. Chúng tôi đề nghị:
- Hay là lấy đồng chí Zadionchenko, Chủ tịch Hội đồng dân uỷ Liên bang Nga.
Stalin biết Zadionchenko và đồng ý:
- Ông ta là Bí thư tỉnh uỷ không tồi, lấy ông ta đi.
Người ta điều ông về Dnepropetrovsk. Tôi cho rằng ông ở đúng chỗ, nghĩ ông hài lòng với sự điều động như thế theo đường lối tổ chức đảng. Nhưng tôi sai: ông đau khổ bởi vì sự kiện này, hình như, ông quen với cuộc sống yên tĩnh. Tôi không biết bằng cách nào ông vào Hội đồng dân uỷ Liên bang Nga. Thực tế tất cả mọi việc Liên bang Nga đều do Hội đồng dân uỷ Liên Xô làm, còn Zadionchenko chỉ lặp lại quyết định của nó.
Zadionchenko công tác tốt ở Dnepropetrovsk. Ông là một người thông minh, một nhà tổ chức tốt, người không ngồi yên một chỗ, không phải là người quan liêu.
Xảy ra một trường hợp bất ngờ. Ở Odessa có hội nghị BCHTƯ ĐCS(b) Ukraina. Korochenko đến Odessa. Hội nghị kết thúc, Korochenko quay về kể rằng trong thời gian nghỉ có một đại biểu hội nghị, hỏi:
- Bác tôi có khoẻ không?
- Bác nào? - Tôi hỏi ông.
- Zadionchenko - ông ta nói.
Tôi nhìn ông ta, vẻ ngoài giống người Do thái, còn Zadionchenko - người Ukraina. Chả lẽ họ có cùng huyết thống?
- Zadionchenko - là bác tôi, nhờ chuyển ông ấy lời chào.
Họ tên người này là Zaionchik, hình như thế. Korochenko, về Kiev, kể cho tôi như thế. Trong thời gian ấy, người ta lùng tất cả những người gốc slavơ, để không bị mắc lừa, không để kẻ thù lọt vào hàng ngũ chúng ta. Tôi nói:
- Tốt nhất hỏi thẳng Zadionchenko!
Tôi yêu cầu Burmistenko (người quen cũ của Zadionchenko). Tôi thuật câu chuyện với Burmistenko đề nghị ông giúp.
Burmistenko gặp Zadionchenko và nói chuyện. Burmistenko là một đồng chí rất tốt, biết xử lý tế nhị trong những trường hợp thế này. Sau đó ông đến chỗ tôi nói:
- Ông ấy chính là Zadionchenko.
Lúc đó chúng tôi xem nghĩa vụ của mình đã được sáng tỏ để không phải là những thằng ngốc. Chúng tôi hoàn toàn không tính rằng đây là điều vu cáo vu vơ. Chính Zaionchik tự hào bởi ông bác của mình và chuyển lời chào cho ông bác. Không còn nghi ngờ rằng có một lý do gì đối với đối với Zadionchenko, một con người, dường như, che dấu gốc gác dân tộc của mình và chắc chắn có một lúc nào đó ông lấy một họ khác để che giấu mình. Dân uỷ nội vụ thò tay vào vấn đề này. Vả lại, tôi nghĩ rằng người này trước đây có chân trong chúng ta, vì rằng cán bộ Đảng phụ thuộc nhiều vào cơ quan NKVD, hơn là họ phụ thuộc vào chúng tôi. Nói riêng, chúng tôi không lãnh đạo họ, còn họ cứ buộc chúng tôi theo ý họ, mặc dù vẻ bề ngoài có trật tự trên dưới. Bằng tư liệu, giấy tờ và hoạt động của mình, họ lái chúng tôi đi đến nơi họ muốn. Chúng tôi, trong hoàn cảnh ấy, nhất thiết phải tin những giấy tờ của họ, được trình cho đảng bộ.
Đối với NKVD, việc mới đòi hỏi nhiều sức lực. Sau này chúng tôi biết rằng Zadionchenko sinh ở một làng nhỏ Rzinsev, tỉnh Kiev, gần Kaneva. Bố ông - một thợ gò thủ công, mẹ làm thuốc lá ở Kremenchug, thu nhập không nhiều và là một phụ nữ nhân hậu. Bố chết, sau đó mẹ bị lao và cũng chết. Zadionchenko (lúc đó hãy còn là Zaionchik) là trẻ mồ côi, một người thợ nào đấy đã che chở ông. Ông sống ở đường, kiếm ăn ở những người tốt bụng. Ông lớn lên như thế. Lúc ấy cách mạng nổ ra, nội chiến. Chính Zadionchenko kể tiếp rằng có một đoàn kỵ binh đi ngang qua, và ông lần theo dấu vết. Hồng quân cho ông quần áo, giày, đồ ăn và cho ông một cái họ, không phải Zaionchik, một là Zadionchenko. Có thật thế không thì tôi không biết. Tóm lại, chúng tôi biết tất cả và việc này.
Tôi đôi lần gặp ông và nói:
- Đồng chí Zadionchenko! Đồng chí Burmistenko nói chuyện với ông, ông phủ nhận tất cả, còn bây giờ chúng tôi biết tất cả. Vì sao ông lại tự làm hại mình? Chúng tôi biết ông sinh ở thành phố Rzisev (bây giờ là thành phố), chúng tôi biết bố mẹ ông, cũng đã chết. Chẳng có gì phải giấu cả: ông - Zaionchik, bố ông - thợ thủ công, còn mẹ- công nhân.
Ông khóc nức nở:
- Vâng, tôi không có lòng dũng cảm nói ra lập tức. Tất cả là sự thật. Còn bây giờ tôi không biết cái gì sẽ đến với tôi. Tôi hối hận đã giấu việc này nhưng không có chút ám muội nào cả. Tôi giấu vì rằng nhiều năm tôi sống dưới cái họ Zadionchenko và quen với họ này, cắt đứt khỏi họ Zaionchik. Giờ đây tôi là Zadionchenko, thậm chí vợ tôi cũng không biết tôi người Do Thái. Điều này là một đòn giáng xuống gia đình tôi và tôi không biết ra sao và cái gì sẽ đến.
Tôi an ủi ông:
- Từ lâu người ta có nói rằng không có cái gì là không thể xảy ra, còn bây giờ, tất nhiên, việc phức tạp hơn, vì rằng NKVD thò tay vào và chúng tôi đã nhận được giấy tờ của họ. Đi đi, quay về Dnepropetrovsk, hãy làm việc, không nói cho ai biết việc này, thậm chí cả cho vợ nữa, giữ lấy thân, như trước đây, còn tôi sẽ trình BCHTƯ Đảng.
Ông là con người từng trải, hình như, lúc đó là uỷ viên BCHTƯ Đảng, hiểu ngay tình hình. Tôi lập tức gọi cho Malenkov: đây là vấn đề cán bộ trước tiên liên quan đến Malenkov. Tôi kể hết với ông ta. Malenkov biết rõ Zadionchenko và kính trọng ông.
- Sẽ phải nói điều này cho Stalin. Khi nào anh về Moskva, chính anh phải làm.
Tôi trả lời:
- Vâng.
Tôi về Moskva. Malenkov không kể cho Stalin gì cả, nhưng ông không giữ nổi và nói cho Ezov biết (có thể Ezov biết qua Uspenski, Dân uỷ nội vụ Ukraina). Tóm lại, khi tôi đi đến, Malenkov tôi cảnh báo:
- Zadionchenko, theo anh, người Do Thái, nhưng Ezov nói rằng Zadionchenko là người Ba Lan.
Đúng lúc ấy xảy ra vụ “săn” người Ba Lan, người ta coi tất cả người gốc Ba Lan là gián điệp của Pilssuski hoặc là nội gián. Tôi trả lời:
- Thế tôi có thể nói thế nào đây? Tôi biết chính xác rằng ông ta là người Do Thái. Chúng tôi biết cả nhà thờ Do thái, nơi nghi thức Do Thái được tiến hành khi đẻ con trai.
Tôi đến gặp Stalin, kể hết với ông. Ông nghe khá bình tĩnh.
- Đồ ngu - ông nói theo tiếng mẹ đẻ - không có gì là không xảy ra cả. Anh không nghi ngờ về sự chân thật của ông ta chứ?
Tôi trả lời:
- Tất nhiên tôi không nghi ngờ, đây là một người tuyệt đối trung thực, trung thành với Đảng. Giờ đây người ta bảo ông ấy là người Ba Lan!
- Vứt mẹ chuyện ấy đi! Phải giơ tay đỡ lấy hắn, hãy bao vệ nó.
Tôi trả lời:
- Tôi sẽ bảo vệ với sự giúp đỡ của đồng chí...
Chỉ vì một sự đổi tên thôi mà suýt nữa xảy ra thảm hoạ với một Đảng viên trung thành. Tôi không biết sau này ông có đổi họ không? Có thể là Hồng quân trêu chọc ông, vì ông là cậu bé Do Thái, còn ông muốn được cứu thoát khỏi cái trò đùa chẳng dễ chịu này.
Lần khác quả là lại một trò đùa không hay trong quan hệ người Do Thái ở người Nga cũng như ở người Ukraina. Ở người Ukraina thường xảy ra hơn, không phải vì người Ukraina - là những người bài Do thái hơn, mà vì rằng cạnh người Ukraina, người Do Thái đông hơn. Người Do Thái thường làm nghề tiểu thương hoặc thợ thủ công. So với người khác, họ va chạm thường xuyên hơn với người lao động Ukraina, gặp những nơi kiếm ăn được, ít làm việc. Trong làng chỉ nhìn thấy người Do Thái khi họ đi mua tơ và ngòi bút, đổi bằng kẹo, hoặc biết hoa tai lóng lánh. Tóm lại, Zadionchenko đổi họ không có ý nghĩ từ trước, nhưng người ta đã làm nó thành một người Ba Lan. Phải “làm” nó không phải Do Thái, mà là người Ba Lan, người Ba Lan - đây là gián điệp nước ngoài, do Pilssuski gửi sang. Những cánh tay chìa ra giúp đỡ tinh thần Zadionchenko. Tôi kể lan man chuyện này để mọi người hiểu thời kỳ chúng tôi đã sống, để hiểu vị trí chúng tôi sông trong thời kỳ ấy, tình hình rất phức tạp. Trong tình hình như thế chúng tôi đã sống và lao động. Chúng tôi không những đấu tranh với “kẻ thù nhân dân”, mà đấu tranh thực hiện kế hoạch, các kế hoạch được thực hiện tất cả (trừ một năm trước chiến tranh). Đó là năm khó khăn nhất, đen tối nhất đối với Đảng ta, cán bộ chúng ta, và chính trong ấy kế hoạch không hoàn thành: năm 1937.
Khi tôi được cử về Ukraina, Stalin cảnh báo:
- Tôi biết anh kém về kinh tế thành phố và công nghiệp. Tôi muốn cảnh báo anh, đặc biệt đừng lao vào vùng Donbass, vì anh cũng từ Donbass, chú ý nhiều vào nông nghiệp, vì đối với Liên Xô nông nghiệp Ukraina có ý nghĩa rất lớn. Làng mạc tổ chức dở lắm, con trong công nghiệp, cán bộ được tổ chức tốt hơn, và ở đó, hình như anh không thấy phát sinh khó khăn đặc biệt.
Đường lối như thế tôi đồng ý, mặc dù điều này với tôi cũng không nhẹ chút nào, vì tôi cảm thấy sức kéo đối với công nghiệp, đặc biệt than, chế tạo máy và luyện kim. Nhưng Stalin nói về nông nghiệp, nên tôi chú trọng nông nghiệp, nông thôn, đi khắp Ukraina, tìm kiếm những người giỏi, nghe họ và học họ.
Người ta điều những cán bộ mới cho chúng tôi, tỉnh uỷ, tỉnh uỷ viên và các cơ quan nước cộng hoà. Ở nông trang những vấn đề này được quyết định dễ hơn, mặc dù cán bộ nông trang cán bộ giảm mạnh.
Chúng tôi và Burmistenko về Ukraina tháng giêng hoặc tháng hai, thời gian chuẩn bị gieo hạt. ở miền nam mùa xuân đến sớm hơn, khi công việc trồng trọt bắt đầu vào tháng hai. Chúng tôi chuẩn bị chiến dịch trồng trọt thì bỗng nhiên có những những hiện tượng như sau: vùng phía tây (Kamenes-Podolski, Vinisa, Proskurov, Sepetovka), giáp với Ba Lan, ngựa chết hàng loạt. Tôi nghe, người ta nói ở Dân uỷ ruộng đất, đi đến tận nơi, nghe dân bản địa, được phân tích lâu, nhưng không thể hiểu nổi cái gì. Ngựa bị bệnh nhanh và chết. Vì nguyên nhân nào, không thể xác định, vì khi Ban thú y có các nhà khoa học có thể làm một cái gì đó, xáo tung công việc, lập tức người ta bắt giết họ coi như người làm hại, như người có lỗi làm ngựa chết.
Tôi nhớ trường hợp như thế ở tỉnh Vinius. Tôi đi đến một nông trang, bị chết rất rất nhiều ngựa, và hỏi người chăn ngựa, như người ta nói cho tôi, chính anh ta thấy, “kẻ thù” đầu độc ngựa. Anh ta nói với tôi:
- Tôi thấy, cái ống dài như thế này, dây dài thế này chất độc như thé này. Chúng tôi hiểu nó. Người ấy là ai? Bác sỹ thú y.
Người ta giải thích tất cả như vây. Những tỉnh này giáp với Ba Lan, và quân Đức qua Ba Lan, và chính những người Ba Lan làm tất cả để phá hoại kinh tế nông trang tước đoạt gia súc làm việc của chúng ta.
Quả là, quân Đức chuẩn bị chiến tranh. Ở mức độ nào đấy tước đoạt ngựa của chúng tôi là có logic - giáng về kinh tế, về nông nghiệp về khả năng quân sự, vì rằng ngựa trong thời kỳ ấy giống như tăng và hàng không bây giờ. Đó là đội quân cơ động. Chúng tôi từng sống trong nội chiến và ngựa có vai trò lớn trong chiến tranh. Lúc ấy có kỵ binh, thiếu nó quân đội không thể chiến đấu. Vì thế lời giải thích ngựa chết do hành động làm hại từ phía kẻ thù bên ngoài, phối hợp với kẻ thù bên trong, là quan niệm trong ở người dân. Nhưng tôi không thể đồng ý với sự giải thích như thế. Vì sao bò và cừu không chết, chỉ chết ngựa? Tôi muốn nghe các nhà khoa học, bác sỹ thú y, chuyên gia về thú, nhưng đội ngũ của họ, đặc biệt là những người chữa ngựa ngựa, giảm đi nhiều.
Tôi hỏi Dân uỷ nội vụ Uspenski:
- Chỗ ông có những người bị kết tội đầu độc ngựa không?
- Vâng, có.
- Họ là ai?
Uspenski nói tên giáo sư viện thú y Kharkov và giám đốc vườn thú Kharkov. Người thứ hai - Ukraina, người đầu tiên là Do Thái. Tôi cảnh báo:
- Tôi sẽ đến chỗ anh. Anh đưa họ đến buồng tôi. Tôi không muốn vào tù gặp họ, nói chuyện với họ ở chỗ anh.
- Họ hiểu rõ, họ có thể nói hết tất cả cho ông.
Trước đó, tôi nói với Dân uỷ:
- Nếu giáo sư đầu độc ngựa, thì cho phép ông ta nói với chúng tôi, đầu độc bằng chất độc nào đầu độc, và viết công thức hoá học chất độc.
Tôi muốn sau đó bằng công thức này thử nghiệm. Giáo sư đã cho công thức, tôi ra lệnh chế tạo chất đó. Chế tạo, đổ vào thức ăn cho ngựa, ngựa ăn, nhưng không sao cả không ốm. Thế là tôi nảy sinh ý muốn nói chuyện riêng với giáo sư.
Người ta gọi người bị bắt (từng người một, tất nhiên), người đầu tiên - giáo sư, 50 tuổi. Tôi hỏi:
- Ông có thể nói lý do được không?
- Tôi đã đưa chứng cớ và tôi chỉ có thể xác nhận, chúng tôi quả là gián điệp Đức, có nhiệm vụ đầu độc ngựa và tôi đã làm điều này.
- Thế ư? Ông nói đầu độc ngựa, tôi đề nghị ông đưa công thức hoá học chất độc. Chúng tôi làm chất độc theo công thức đó và cho súc vật ăn nhưng chúng không chết thậm chí không bị bệnh.
- Vâng, điều này có thể, vì rằng chúng tôi tự chế tạo, chúng tôi nhận thêm chất bổ xung. Từ những thành phần này chúng tôi trộn với nhau, những chất bổ xung chúng tôi nhận trực tiếp từ Đức.
Chính người này tự nói ra! Ông biết tôi bí thư BCHTƯ ĐCS(b) Ukraina, ông thấy, tôi quan tâm thậm chí khi tôi gọi ý, những lời thú nhận của ông, theo tôi, là vô căn cứ, súc vật không ai giết cả, ông không những không sử dụng những chất này, nhưng người ta đã làm thế để xác nhận chứng cớ và chứng minh sự đúng đắn nhân viên Cheka, những người đã buộc ông phải đưa ra những chứng cớ dối trá.
Tôi kinh ngạc thực sự: bao nhiêu kẻ thù! Nhưng vụ việc không tưởng tượng được: những người Đức - những người bài Do thái, và bỗng nhiên người Do Thái lại làm việc để bài Do thái. Tất cả được giải thích bằng đấu tranh giai cấp. Tôi kết thúc cuộc thẩm vấn.
Người tiếp theo - ông giám đốc. Ông cũng xác nhận, mặc dù không chắc chắn như thế, nhưng xác nhận. Tôi hiểu rằng thú tội như thế - không phải chuyện đùa, và tự giải thích rằng họ cố gắng tìm khả năng làm nhẹ số phận của mình bằng sự hối lỗi, bằng sự thú nhận chân thành... Tôi đến BCHTƯ, nhưng tôi còn ý nghĩ là có cái gì đó không ổn. Tôi quyết định đến Bogomols.
Tôi kính trọng chủ tịch Viện hàn lâm khoa học Ukraina, giờ đã khuất, Bogomolsу. Một nhà khoa học lớn, rất thú vị. Có lần ông kể cho tôi một trường hợp lạ lùng. Khi điền bản khai, trả lời những câu hỏi “Sinh ở đâu?”. Ông viết: “Trong nhà tù Lubianka”. Sau đó ông kể:
- Mẹ và bố tôi - những người dân tuý, bị bắt và tù ở Lubianka. Mẹ tôi có mang, tôi sinh ra ở đó.
Ông là người thông minh và rất tốt, không đảng phái, nhưng đó chỉ là hình thức, còn nói chung ông là người xô viết, có quan điển tiến bộ. Tôi đề nghị ông:
- Đồng chí Bogomoles, ông biết kẻ giết ngựa chứ? Tôi cho rằng cần thành lập một hội đồng gồm các nhà khoa học nhận trách nhiệm và xác định nguyên nhân. Không thể khoa học lại bất lực và không thể xác định nguyên nhân ngựa chết. Điều này phi lý ở thời đại chúng ta. Tôi muốn ông đứng đầu hội đồng này, vì rằng người đứng đầu hội đồng phải là những người được Ukraina, và cả Moskva tin. Ông đúng là người như thế. Ông hãy lấy những nhà chuyên môn - những người nuôi thú, thú y đi xuống tỉnh, nông trang, tới hiện trường, còn ông phải chỉ đạo.
Tôi biết rằng một vài hội đồng đã được dựng nên, nhưng thành viên hội đồng này kẻ bị bắt, người thì bị giết. Giờ đây mọi người sợ tham gia hội đồng, vì rằng điều này quyết định số phận mọi người. Bogomoles đồng ý, nhưng thiếu lạc quan. Tôi nói với ông ta:
- Bởi vì hội đồng bị bắt, nên mọi người sợ, nhưng nếu ông, chủ tịch Viện hàn lâm, làm Chủ tịch, những nhà chuyên môn sẽ đến. Tôi hứa với ông rằng tại tất cả mọi phiên họp toàn thể tôi sẽ đến và nghe báo cáo các nhà khoa học. Dân uỷ nội vụ Uspenski cũng sẽ đến để loại bỏ khả năng buộc tội một uỷ viên nào đấy hội đồng.
Ông đồng ý. Tôi đề nghị:
- Hãy thành lập hai hội đồng, làm việc song song. Nếu hội đồng này không đạt được kết quả, còn hội đồng kia.
Tôi theo đuổi mục đích làm sáng tỏ có thật có người làm hại? Vì thế nếu người làm hại rơi vào một hội đồng, thì hội đồng kia sẽ là những người tốt. Ngoài ra, hai hội đồng, hai kết luận, hai ý kiến. chúng tôi, những người lãnh đạo, sẽ dễ xử lý hơn trong những vấn đề chuyên môn phức tạp. Đứng đầu một hội đồng, hình như, giáo sư Dobrotko. Ai đứng đầu hội đồng thứ hai, bây giờ tôi không nhớ. Bogomoles liên kết cả hai công việc. Người ta đồng ý thành phần hội đồng với Dân uỷ ruộng đất Liên Xô. Lúc đó, theo tôi, ông này Benediktov. Tôi biết rõ ông. Khi tôi làm việc ở Moskva, Benediktov là giám đốc Liên hợp hoa quả Moskva, nhưng trước đó là giám đốc nông trường Serpukhov, ở vị trí cao như nhà tổ chức cũng như những nhà nông học. Tôi là một trong những người có khả năng cất nhắc ông ta làm Dân uỷ ruộng đất. Dân uỷ đề nghị xây dựng thêm một hội đồng thứ ba gồm các nhà khoa học. Tôi trả lời:
- Xin mời, tôi rất vui lòng.
Hội đồng thứ ba do giáo sư Vertinski đứng đầu.
Tất cả các hội đồng về các tỉnh miền tây Ukraina và triển khai công việc. sau một thời gian, Dobrotko đề nghị Bogomolsу gọi họ về Kiev để báo cáo. Hội đồng này nhanh chóng kết thúc những hoạt động của mình, vì rằng Dobrotko tiếp cận con đường đúng và xác định nguyên nhân ngựa chết. Ông cho rằng vấn đề bây giờ hoàn toàn sáng tỏ: không có ai đầu độc ngựa, còn ngựa chết là do vô trách nhiệm. Nông trang không kịp thời dọn dẹp rơm rạ từ máy gặt đập, rơm rạ nằm lại trên dồng, mưa xuân rơi xuống, ẩm mục. Sau đó người ta dọn dẹp để rơm rạ khỏi bị mốc. Nấm mốc này rơi vào dạ dày động vật, nhưng con vật không ốm. Gặp điều kiện thuận lợi - nóng ẩm ướt - nó phân chia thành một lượng lớn và tách rời những chất độc làm chết con vật. Ngựa, ăn rơm rạ nói trên, nhận một lượng lớn nấm mốc và chết. Nấm này không tác động đến bò và trâu. Dobrotko kết luận thế này:
- Khi tôi đi đến kết luận như thế, thì tôi tự gây bệnh cho mình bằng nấm mốc này. Tôi bắt đầu ốm, giống như ngựa. Đối với tôi vấn đề bây giờ hoàn toàn sáng tỏ.
Giáo sư Vertinski không xác nhận điều này và cho rằng việc nghiên cứu chưa kết thúc phải tiếp tục công việc. Vertinski - một giáo sư thủ đô, Dobrotko - người Ukraina. Điều này có một ý nghĩa nào đấy. Để không va chạm họ, tôi đề nghị tiếp tục công việc:
- Hãy làm nữa đi để vấn đề gần sáng tỏ. Chúng tôi lại mời các anh và nghe.
Họ lại đi. Sau đó, cả Vertinski cũng đồng ý với kết luận của giáo sư Dobrotko, và điều này có thể kết thúc công việc tại chỗ và tổ chức một phiên họp toàn thể. Họp tại Kiev, người ta đệ trình ra. Vertinski hoàn toàn đồng ý với kết luận Dobrotko. Dobrotko toàn thắng. Ông giải mã nguyên nhân ngựa chết. Cách phòng chống rất đơn giản - phải kịp thời dọn dẹp rơm rạ, để nó không bị tự ủ nóng ở dạng nguyên liệu, triệt tiêu điều kiện để phát triển nấm. Chúng tôi đã kiểm tra, tất cả được xác nhận. Sau đó đề ra một quy chế nghiêm ngặt dọn dẹp rơm rạ, giữ nó và cho gia súc. Việc súc vật chết bị chấm dứt.
Stalin biết rằng tại Ukraina xảy ra chuyện đầu độc ngựa và Ukraina có thể bị đình trệ nếu thiếu sức kéo. Vì thế, khi tôi đi đến về Moskva đệ trình kết quả làm việc của Hội đồng, ông rất hài lòng. Tôi đề nghị tặng thưởng mọi người. Giáo sư Dobrotko được tặng thưởng huân chương Cờ đỏ. Ông cũng xứng đáng nhận cả huân chương Lenin, nhưng lúc ấy Huân chương Lenin được tặng rất hà tiện. Những người khác nhận huân chương “Vinh quang”. Tôi đề nghị Vertinski (mặc dù ông chỉ có vai trò xúc tác: không làm một cái gì cả, mà chỉ xác nhận kết luận của Dobrotko) cũng tặng thưởng huân chương “Vinh quang”. Chính lúc đó còn thêm ý nghĩa, vì còn phân biệt: Moskva hoặc Kiev, người Ukraina hoặc người Nga. Và tôi cho rằng người Moskva không cần phật ý.
Đây không những là thắng lợi kinh tế - bảo toàn được gia súc, mà còn là thắng lợi tinh thần và chính trị. Bao nhiêu Chủ tịch nông trang, người chăn nuôi, nhà nông học, nhà nuôi thú, các nhà khoa học đau đầu “gián điệp Ba Lan-Đức”, đã chết! Tôi nhớ lại một giáo sư Kharkov, một giám đốc viện nghiên cứu, những người này cũng bị bắn, và nghĩ:
- Có thể như thế ư? Làm thế nào có thể như thế được? Những con người, bây giờ tất cả đã rõ, không có tội” Hình như tôi đã tìm thấy lời giải thích nào đó, tôi không nhớ cái nào. Tôi không thể и đệ trình, đây là hành động thù địch từ phía các cơ quan NKVD, tôi không thể có được ý nghĩ như thế. Sự cẩu thả? Vâng, có thể là sự cẩu thả. Các cơ quan này được coi là hoàn hảo, được gọi thanh gươm cách mạng, nhằm chống lại kẻ thù.
Thật ra khi Uspenski bị bắt, một cái gì đó được hé mở, nhưng tất cả mọi việc chúng tôi lại chỉ gắn với từng cá nhân và sự lạm quyền của họ. Vụ Uspenski bắt đầu như thế. Một lần Stalin gọi điện thoại cho tôi và nói rằng có những tài liệu, theo đấy phải bắt Uspenski. Tôi nghe không rõ, nhưng tôi nghe không phải Uspenski, mà là Usenko. Usenko là bí thư thứ nhất BCHTƯ Đoàn thanh niên cộng sản, có chứng cớ về người này, trên đầu hắn treo thanh gươm Demokla bị bắt.
- Ông có thể, bắt hắn không?
Tôi trả lời:
- Có thể.
- Việc này anh phải tự làm - và Stalin nhắc lại cho tôi họ tên.
Lúc ấy tôi hiểu rằng không phải bắt Usenko, mà là Dân uỷ Uspenski. Sau đó, Stalin lại gọi:
- Chúng tôi quyết định anh không phải bắt Uspenski nữa. Chúng tôi sẽ chở hắn về Moskva và chúng tôi sẽ bắt giam đây. Anh không phải nhúng tay vào việc này!
Bắt đầu chuẩn bị trồng trọt, nhưng tôi trước đó đi đến Dnepropetrovsk. Tôi đến Zadionchenko, trước chuyến đi tôi chỉ nói cho một mình Korochenko rằng Uspenski là kẻ thù nhân dân và người ta muốn bắt nó.
- Tôi đi, còn anh ở lại Kiev. Có vấn đề đấy, nhưng hoàn toàn đừng để người ta không nghi ngờ, cứ gọi cho Uspenski.
Sáng hôm đến tỉnh uỷ Dnepropetrovsk, bỗng nhiên có điện thoại từ Moskva, Beria bên máy. Beria trong thời gian ấy là phó Dân uỷ của Ezov.
- Này anh ở Dnepropetrovsk - ông nói giọng quở trách - Uspenski bỏ chạy!
- Bỏ chạy?
- Hãy làm tất cả để hắn không chạy ra ra nước ngoài!
- Vâng. Tất cả những gì có thể làm được, bây giờ chúng tôi sẽ làm. Chúng tôi sẽ đóng biên giới, tôi sẽ báo biên phòng để họ tăng cường canh biên giới trên bộ và trên biển.
Đêm ấy ở chỗ chúng tôi sương mù dày đặc. Tôi nói:
- Đêm nay ở chỗ chúng tôi sương mù dày đặc, vì thế hoàn toàn không thể đi bằng xe hơi từ Kiev đến biên giới được. Hắn không thể đi được đâu.
- Anh phải quay về Kiev - Beria khuyên.
Tôi ba chân bốn cẳng quay về Kiev. Nhiều thợ lặn thay chăng lưới ở hai bờ sông Dnepr, vì Uspenski để lại vài dòng với ám chỉ, bóng gió, sẽ tự sát, nhảy xuống sông Dnepr. Chỉ tìm thấy một con lợn chết, mà không thấy Uspenski. Hắn ta còn vợ và một con trai nhỏ, nhưng vợ con không thể nói cho chúng tôi một cái gì cả. Hình như chính họ cũng không biết chồng và bố đi đâu. Chúng tôi tiếp tục tìm kiếm cựu Dân uỷ. Tôi không nhớ bao lâu sau - hai, ba tháng người ta nói cho tôi biết đã tìm thấy Uspenski ở Voronez. Té ra, hắn đi bằng tàu hoả từ Kiev đến Ural, rồi từ Ural đến Voronez Ở đó hắn âm mưu tổ chức ở đâu đó (hoặc thậm chí đã tổ chức được rồi), nhưng bị bắt.
Sau vụ bỏ chạy của Uspenski, tôi về Moskva, Stalin giải thích cho tôi, vì sao hắn bỏ chạy:
- Tôi nói chuyện với anh qua điện thoại, nhưng hắn nghe trộm. Mặc dù chúng tôi đã nói qua đường tần số cao và thậm chí được giải thích rằng nghe trộm đường tần số cao là không thể, hình như mọi nhân viên Cheka có thể nghe trộm, và hắn nghe trộm. Vì thế hắn bỏ chạy.
Đây là một giả thiết. Giả thiết thứ hai như thế này. Stalin và Beria đưa ra giả thiết này. Ezov qua điện thoại gọi Uspenski về Moskva, hình như nói bóng gió cho hắn rằng sẽ bị bắt. Lúc đó người ta theo dõi cả Ezov cho ông là kẻ thù nhân dân. Khó tin: kẻ thù nhân dân - Ezov! “Bè cánh Ezov”! “Bọn Ezov”, Stalin gọi ông ta như vậy. Ezov đã từng là anh hùng nhân dân, thanh gươm sắc của cách mạng... Rồi bỗng nhiên Ezov - cũng kẻ thù nhân dân? Nhưng trong thời gian ấy, ông vẫn còn làm việc.
Bắt đầu các vụ bắt bớ các Chekist. Tại Ukraina người ta bắt hầu hết các Chekist, từng làm việc với Ezov. Tôi cũng hiểu có một cái gì đó trong vụ ngựa. Về vấn đề này điều tra viên về chuyên về các vụ án đặc biệt đã từ Moskva đến Kiev tiến hành điều tra. Tôi đã nhìn thấy nhìn người này, khi tôi bàn bạc với các giáo sư: một người trẻ tuổi, chừng 35, khoẻ mạnh và cao lớn. Ông ta có mặt, như là ông chủ, ngồi ngay ở cửa, giáo sư ngồi đối diện tôi, còn người điều tra viên - đằng sau tôi. Tôi sau đó rút ra kết luận rằng, khi tôi bàn bạc, người này, có lẽ, giơ nắm đấm khủng bố giáo sư và “động viên” ông xác nhận chứng cớ của họ. Ông ta đã làm như thế.
Sau đó người này cũng bị bắt bị bắn. Bằng cách như thế tra khảo, hành hạ, buộc một người trung thực thú nhận trong nhóm tội phạm mà anh ta chưa bao giờ ở trong đó. Tôi cũng nói rằng chính cái tội phạm ấy cũng không có, vì rằng nó không phải là hành động từ phía kẻ thù của chúng ta. Kẻ thù, tất nhiên, làm tất cả những gì có thể, chống chúng ta, nhưng té ra lại không có liên quan nào cả. Đó là kết quả của sự vô kỷ luật của chúng ta ở nông trang, thuần tuý dốt nát. Tình hình là như thế. Bao nhiêu người đã chết! Uspenski rót cho tôi hàng đống giấy, nhưng không phải giấy, mà là kẻ thù, kẻ thù, kẻ thù. Hắn gửi cho tôi bản sao, còn bản chính báo cáo lập tức viết cho Ezov ở Moskva. Ezov báo cáo cho Stalin, còn tôi tồn tại tựa như kiểm tra Đảng. Kiểm tra cái gì, khi các tổ chức Đảng nằm dưới kiểm tra của những người, mà người ta cần phải kiểm tra? Danh hiệu thiêng liêng của những người cộng sản, vai trò của nó, vị trí xã hội của nó bị giày xéo. Cheka đứng trên Đảng.