Ukraina-Moskva

Ngã ba đường thập niên 1930
Bây giờ tôi muốn nói việc Beria được điều về Dân uỷ nội vụ Liên Xô là phó thứ nhất của Ezov. Beria trong thời gian ấy là Bí BCHTƯ ĐCS Gruzia. Khi tôi làm việc ở Moskva, tôi với Beria những quan hệ tốt, hữu nghị. Đó là một người thông minh, rất nhanh trí. Ông xử lý các vấn đề rất nhanh, điều mà tôi không thích. Tại những Plenum BCHTƯ Đảng chúng tôi ngồi luôn luôn bên cạnh nhau trao đổi theo cách phân tích vấn đề hoặc về những diễn giả này kia, luôn luôn có giữa các đồng chí gần gũi.
Năm 1934 tôi nghỉ ở Sochi. Khi hết hạn nghỉ, Beria, mời tôi quay về Moskva qua Tiflis. Lúc đó Tbilisi vẫn mang tên Tiflis. Tôi đi tàu thuỷ Batumi, rồi từ Batumi đi tàu hoả đến Tiflis và ở trọn đó một ngày. Sau đó tôi mua vé ở Tiflis về Moskva. Tàu hoả thời ấy đi từ Gruzia vào Nga chỉ qua Baku. Tôi nói trưởng toa tôi sẽ rẽ vào Bắc Kavkaz, Beslan (hình như, là tên ga). Đi theo đường quân sự Gruzia và ở Beslan gặp tàu hoả.
Ở Tiflis tôi quen một số đồng chí người Gruzia. Gruzia để lại cho tôi ấn tượng tốt. Tôi nhớ lại quá khứ, năm 1921, trong thời gian nội chiến, tôi ở Gruzia cùng với một bộ phận quân đội. Đội quân này đóng ở ga Azmatet dưới Kutais, ở Kutais có ban tham mưu. Một lần khác theo nghĩa vụ phục vụ tôi đi đến đó ở phía trên, thường xuyên từ Azmatet đến Kutais lội qua Rioni. Tôi giữ lại ấn tượng tốt từ thời kỳ này, và tôi rất thích mới đây nhìn thấy Gruzia, hồi tưởng lại thời gian trước đây, năm 1921. Stalin gọi đùa tôi “quân chiếm đóng”, khi tôi kể lại cho ông về những ấn tượng của mình ở Gruzia, đặc biệt trí thức Gruzia, quan hệ xấu với Hồng quân. Lần khác tôi đến cục chính trị Tập đoàn quân №11, ban tham mưu của nó đóng ở Tiflis. Ngồi trong toa cùng với những Gruzin trạc tuổi tôi, còn trẻ, tôi nói với họ bằng tiếng Nga, còn họ không bao giờ trả lời tôi, làm ra vẻ không hiểu tiếng Nga, mặc dù tôi thấy đây là những cựu sĩ quan quân đội Nga hoàng rành tiếng Nga. Nhân dân Gruzia thì khác. Nông dân gặp chúng tôi luôn luôn rất hiếu khách, nhất định thết đãi. Nếu dịp lễ tết gia đình, làm tiệc, người Gruzia đã làm điều này sang trọng. Còn Hồng quân, những người đã ngã xuống cho họ từng giờ, được lôi vào nhà, giữ lại và sao đó tiễn chân về đơn vị. Không bao giờ có một trường hợp tấn công Hồng quân, mặc dù họ có khả năng để làm: xung quanh là những bụi cây ngô, rừng.
Khi tôi kể lại điều này cho Stalin, ông bực tức:
- Anh bực người Gruzin à? Nhớ rằng, anh là quân chiếm đóng, các anh lật đổ Chính phủ mensevich Gruzia.
- Đúng thế, tôi hiểu và không phật ý, đơn giản tôi nói là thời ấy tình hình như thế.
Bây giờ, lần thứ hai, tôi làm quen với Beria và những người lãnh đạo khác Gruzia. Tôi thích những người cán bộ này, nói chung mọi người cũng rất thích. Duy nhất có lần quá lên, tôi kể cho Stalin sự quá quắt tiếp khách. Rất khó đứng vững, không bị ngã, điều này không hay.
- Đúng, họ có việc này - Stalin trả lời - điều này họ biết, tôi cũng biết họ.
Những năm ấy Stalin uống rượu còn rất hạn chế, thì tửu lượng của ông cũng đáng nể.
Một lần, khi tôi từ Kiev về Moskva, Beria từ Tbilisi về. Mọi người quây quần ở Stalin, Ezov cũng ở đó. Stalin đề nghị:
- Phải củng cố NKVD, phải giúp đỡ đồng chí Ezov, cho ông một người phó.
Stalin trước đây đã đặt vấn đề này, khi có mặt tôi, đã hỏi Ezov:
- Anh muốn ai làm phó cho anh?
Ezov trả lời:
- Nếu cần, cho tôi Malenkov.
Stalin ngừng một lát, tựa như nghĩ câu trả lời, mặc dù ông đã suy nghĩ mọi vấn đề rất lâu. Thực ra ông chờ đợi câu trả lời Ezov.
- Ừ, tất nhiên Malenkov là người tốt, nhưng đưa Malenkov cho anh thì chúng tôi không thể. Malenkov nắm Ban tổ chức BCHTƯ, và bây giờ lại phát sinh câu hỏi mới: bổ nhiệm ai vào đấy? Không dễ kiếm được người, nắm Ban tổ chức phải là người trong BCHTƯ. Nhiều năm rồi Malenkov nghiên cứu và biết cán bộ.
Tóm lại, Stalin từ chối Malenkov. Sau một thời gian lại đặt vấn đề trước đây:
- Ai là phó?
Lần này, Ezov không nói ai cả. Stalin nói:
- Anh nghĩ sao, nếu đưa Beria làm phó cho anh?
Ezov đột ngột giật mình, nhưng kìm được, trả lời:
- Đó là một ứng cử viên tốt. Tất nhiên đồng chí Beria có thể làm việc, không những phó. Ông có thể còn là Dân uỷ viên.
Cần phải nhận xét rằng thời ấy Beria và Ezov có những những quan hệ bạn bè. Có lần chủ nhật Ezov mời tôi và Malenkov đến nhà nghỉ của ông, ở đó có Beria. Điều này xảy ra không phải một lần. Khi Beria về Moskva. luôn luôn làm khách ở Ezov... Stalin trả lời:
- Không, ở Dân uỷ Beria ta không thích hợp, làm phó cho anh, Beria sẽ tốt đấy.
Ông đọc cho Molotov dự án bổ quyết định. Molotov luôn luôn viết dự án do Stalin đọc chính tả. Như thường lệ, các phiên họp như thế sau đó được kết thúc bằng bữa ăn trưa ở Stalin. Tôi đến gặp Beria, theo lối bạn bè chìa tay cho ông và chúc mừng ông. Beria nói với tôi một cách không độc ác, nhưng để tỏ thái độ, mặc dù kín đáo:
- Anh chúc mừng tôi cái gì? Chính anh không muốn về làm việc ở Moskva.
Điều này ông ta nói bóng gió Molotov đã đề nghị để người ta chuẩn y tôi làm phó chủ tịch Hội đồng dân uỷ Liên Xô. Stalin đồng ý điều này và cũng nói với tôi. Nhưng tôi rất không muốn sự bổ nhiệm như thế và đề nghị của Stalin không làm điều này. Stalin dường như đã theo lời tôi. Tôi nói:
- Đồng chí Stalin, sắp chiến tranh. Bây giờ tôi ít nhiều đã biết Ukraina, tôi hiểu nước cộng hoà này, biết cán bộ của nó. Người mới đến sẽ phức tạp hơn. Tôi có ích hơn nếu bây giờ ở Ukraina, hơn là về chỗ đồng chí Molotov, mặc dù đồng chí Molotov nhiều lần tôi khuyên tôi về chỗ ông ta.
Molotov có quan hệ tốt với tôi, ông đánh giá cao những hoạt động của tôi cả ở Moskva, cả ở Ukraina. Ông thường gọi điện về Kiev và khuyên vài vấn đề nào đấy. Chẳng hạn, khi bổ nhiệm Dân uỷ viên ruộng đất Benediktov, ông gọi tôi và hỏi:
- Anh nghĩ thế nào điều này, anh có biết Benediktov?
Tôi trả lời:
- Tôi biết. Dân uỷ viên là người tốt. Tất nhiên, Benediktov được trên điều lập tức từ giám đốc liên hợp về Dân uỷ, nhưng điều này sẽ là Dân uỷ tốt, hiểu biết, biết làm việc và tổ chức công việc.
Còn việc Malysev. Lúc ấy ông là kỹ sư trưởng nhà máy nồi hơi Kolomen. Tôi đi đến Kolomen và sau khi quay về Moskva nhiều lần kể cho Stalin về Malysev, vì ông ta gây cho tôi ấn tượng rất tốt. Sau đó Molotov gọi tôi và quan tâm:
- Anh nghĩ sao, nếu chúng tôi điều động Malysev làm Dân uỷ viên chế tạo máy?
Tôi trả lời:
- Một kỹ sư rất tốt. Tôi cho rằng ông ta cũng sẽ là Dân uỷ rất tốt.
Cũng như thế với những vấn đề khác, liên quan với mọi người mà tôi biết. Điều này chứng minh sự tin cậy và quan hệ tốt Molotov với tôi. Tôi đánh giá điều này như thế. Đúng, Molotov thời ấy làm tôi thích, nhưng tôi không muốn về Hội đồng dân uỷ Liên Xô.
Stalin đồng ý với luận cứ của tôi về việc chiến tranh sắp xảy ra và nói:
- Thôi được, cứ để Khrusev ở lại tại Ukraina.
Khi tôi chúc mừng Beria, chính điều này ông ta làm tôi nhớ lại:
- Anh cũng bị đẩy đi như thế phải không? Anh không muốn? Thế mà bây giờ lại chúc mừng tôi? Tôi cũng không muốn về Moskva, tôi ở Gruzia tốt hơn.
- Quyết định bổ nhiệm có rồi, và việc đã được được quyết định. Anh bây giờ là người Moskva, hãy tạm biệt Gruzia của mình thôi!
Beria được bổ nhiệm như thế. Stalin khi ấy suy nghĩ một điều gì đó nghĩ. Đơn thuần ông không làm một cái gì như thế. Hình như ông không tin Ezov hoặc là không phải là không tin, mà chỉ đơn thuần cho rằng Ezov làm công việc của mình và đến lúc ông ấy phải nghỉ ngơi, bây giờ cần dùng người khác. Lúc đó tôi nghĩ Stalin muốn có người Gruzin trong NKVD. Ông tin Beria, nhưng qua Beria muốn kiểm tra tất cả các việc Ezov. Sau khi bổ nhiệm Beria vào Dân uỷ nội vụ, tôi gặp ông ta khi tôi về Moskva. Tôi và ông lại có những quan hệ tốt. Ông kể cho tôi rằng người ta bắt giam nhiều người, và than phiền: đâu sẽ là giới hạn? Phải được dừng lại bằng cách gì đó, phải thực hiện một điều gì đó, người ta đang bắt giam những người vô tội. Tôi không đồng ý với ông. Tôi không có những số liệu như thế, nhưng Beria - phó Dân uỷ nội vụ, tôi tin ông và kính trọng ông: đây nhé một người cộng sản chân chính, ông nhìn thấy rằng các vụ bắt bớ sai được tiến hành, làm ông tức giận. Ông cũng nói với Stalin về điều này. Tôi biết chính xác, mặc dù ông tin tôi, về điều này không có những cuộc nói chuyện ở họ. Sau đó tôi hiểu rằng đây là một cách làm ranh mãnh: ông kể về điều này cho Stalin, để kề dao vào cổ Ezov và chính ông chiếm lấy chỗ Dân uỷ.
Stalin không hài lòng Ezov. Ezov đóng vai trò của mình, và Stalin muốn thay ngựa giữa đường, nhưng tiếp tục đi theo cùng một con đường và thực hiện cùng một việc. Để làm việc này, ông cần đến những những người khác. Trước đây Ezov, thay Yagoda, đã giết nhiều cán bộ, trong số này có cả những Chekist, từng làm việc với Yagoda. Giờ đây cho Stalin (như tôi hiểu điều này sau khi ông chết) cần kết liễu các cán bộ từng được đưa về chỗ Ezov. Beria cũng được dành cho việc này. Nhưng chúng tôi thời ấy cho là: mọi việc ở chỗ ông là người Kavkaz, một người Gruzin, gần Stalin không chỉ là một đảng viên, mà còn là một người cùng dân tộc với ông. Nhưng Stalin, như tôi sau này đã kết luận ngay sau khi ông chết, có những những mục đích khác nữa. Nhưng Ezov, trước đó đúng là đã mất tính người, nói toạc ra là ông say rượu đến nỗi, không nhận ra ông nữa. Tôi quen ông năm 1929, trong thời gian học tại Học viện công nghiệp, và thường gặp ông phụ trách Học viện. Học viện thuộc BCHTƯ Đảng, còn Ezov phụ trách Ban tổ chức BCHTƯ. Học viện - cái lò rèn cán bộ, thời ấy người ta nói, vì thế tôi thường được gọi lên BCHTƯ gặp Ezov, và tôi luôn luôn thấy ở ông sự hiểu biết. Ông là người thẳng thắn, công nhân Piter, nhưng thời ấy điều này có giá trị lơn, là công nhân, vâng, lại là Piter. Nhưng cuối đời, ông hoàn toàn là một Ezov khác. Tôi nghĩ, ông biết rằng cái gì sẽ xảy ra, điều này ảnh hưởng đến ông đến thế. Ông ta hiểu rằng, ông dùng Stalin như chiếc rìu để triệt hạ cán bộ, trước tiên cán bộ bolsevich cũ, và rót lương tâm của mình bằng rượu.
Sau này người ta đã kể cho tôi những chuyện sau. Cuối thời hoạt động của ông, vợ ông bị bệnh. Bà chữa ở bệnh viện trong Kreml, nhưng đã có quyết định, là ngay khi bà khoẻ, người ta sẽ bắt giam sẽ bắt giam. Stalin chấp nhận cách bắt như thế. Qua những bà vợ của những nhân vật cao cấp Stalin cố gắng khám phá “những âm mưu”, khám phá “những sự phản bội” của chồng họ - những nhân vật cao cấp. Những bà vợ phải biết những bí mật của chồng họ và có thể giúp đỡ nhà nước vạch mặt kẻ thù nhân dân. Như thế, các bà vợ của Mikhain Ivanovich Kalinin, Kulik, Budenyi, sau này cả Zemchuzina, vợ Molotov. Tôi thậm chí không biết, bao nhiêu người như thế, có lẽ, số lượng lớn những phụ nữ vô tội, những người bị thiệt hại do sự vô tội của chồng mình. Tất cả đã bị bắn hoặc lưu đày.
Vợ Ezov bắt đầu lành bệnh và chẳng bao lâu phải xuất viện, nhưng bỗng nhiên chết. Sau đó người ta đã nói rằng bà bị đầu độc. Hình như thế Stalin và Beria đã nói rằng trước lúc bà bị đầu độc, Ezov có rẽ vào bệnh viện, mang cho bà một bó hoa. Đó là dấu hiệu quy ước - một tín hiệu rằng bà sẽ bị bắt. Có lẽ, Ezov đoán được và muốn gạt bỏ những dấu vết hoạt động của ông có thể bị phanh phui. Khổ đến thế là cùng! Dân uỷ - kẻ thù nhân dân! Chúng tôi cho là: một khi bà ta bị đầu độc, thì bà được cắt đuôi và cắt đứt khả năng vạch mặt chồng mình. Vả lại, còn phụ thuộc vào việc bà ta có bị đầu độc hay không, Stalin từ lâu quyết định, chừng nào mà Beria là phó Ezov và Ezov - người kết thúc. Ông không Ezov nữa. Việc Ezov tiếp tục hoạt động không có lợi cho Stalin, và ông muốn thanh toán Ezov.
Người ta bắt Ezov. Tôi ngẫu nhiên lúc ấy ở Moskva. Stalin mời tôi ăn tối ở Kreml, tại nhà riêng của ông. Tôi đến. Ở đó có Molotov và thêm một ai đấy. Chúng tôi đến và ngồi vào bàn. Stalin nói rằng quyết định bắt Ezov, một con người nguy hiểm, và điều này cần phải làm chính xác ngay bây giờ. Ông luống cuống thấy rõ, điều hiếm xảy ra với Stalin, nhưng ông không thận trọng, khi thể hiện ở mình. Sau một lúc, có chuông điện thoại, Stalin cầm máy, nói và bảo rằng Beria gọi điện nói ổn rồi. Người ta bắt Ezov, bây giờ bắt đầu hỏi cung. Lúc đó mới tôi biết, người ta bắt không những Ezov, mà còn phó của ông. Trong số này  có Flinovski. Flinovski, tôi ít biết về ông này. Người ta nói rằng ông là một người nổi tiếng trong nội chiến trong quân đội, khoẻ mạnh, có một sẹo lớn ở mặt, thân hình cường tráng. Nghe kể:
- Khi đè Flinovski, thì Kobulov, một người to béo, tóm ông ở phía sau và vật ngã, sau đó trói ông.
Về điều này người ta kể như kỳ công nào đấy của Kobulov. Và thời ấy được chúng tôi chấp nhận là sự cần thiết.
Cho rằng chúng ta có kẻ thù bên trong, nên việc bắt đầu phanh phui chúng được quy định khi bắt quân nhân tên tuổi vào năm 1937. Họ giác ngộ. Họ đã nói rằng Yakir, tư lệnh Quân khu Moskva khi bị đem đi bắn và hỏi xem ông ta phục vụ ai, thì ông ta nói rằng ông ta phục vụ quân Đức và nhà nước Đức, ông tỏ thái độ bằng tuyên bố như thế trước khi chết. Sự thật, Yakir trong những giây cuối cùng của cuộc sống hô to:
- Stalin muôn năm!
Sau đó bị bắn. Khi người ta nói lại điều này cho Stalin, ông chửi rủa Yakir:
- Thằng đểu giả, thằng Juda. Khi giết, dù sao chăng nữa theo hướng điều tra của chúng ta, thể hiện rằng, hắn đã phản bội Stalin, phản bội đất nước.
Bắt đầu những hoạt động của Beria. Cối xay thịt làm việc như thế, mặc dù những cuộc hội thoại xuất phát từ bản chất tăng lên, chính từ phía Beria. Beria không nói cho Stalin một cái gì cả về sự kết án, sự đàn áp. Ông nói tiếng Nga rất kém. Thường là thế này:
- Rất... tôi nghe... rất nhiều đã giết cán bộ... cái gì sẽ... cái gì sẽ... Mọi người sợ làm việc.
Điều này ông nói đúng. Stalin hoàn toàn cách ly mình khỏi nhân dân và không giao thiệp với ai cả, trừ tay chân thân cận của mình. Nhưng Beria biết tâm trạng của mọi người, điệp viên ở chỗ ông rất nhiều đến nỗi thậm chí khó nói, có bao nhiêu. Cuối cùng chính Stalin cũng nói là có sự thái quá.
Một lần, tôi không nhớ theo lý do nào, Stalin bàn mưu với tôi về một việc. Hình như vì rằng có những chứng cớ về tôi. Khi tôi đi đến về Ukraina, ở đó chưa có Dân uỷ thương nghiệp. Tôi rất kính trọng Lusakov. Lusakov là thủ trưởng thương nghiệp ở Moskva. Khi Badaev tiếp thêm sự hợp tác, Lusakov lãnh đạo bộ phận hoa quả. Đây là một người tốt và rất hoạt động. Việc buôn bán thời ấy rất tồi, thực phẩm không đủ, đòi hỏi rất tháo vát. Tôi hỏi Stalin:
- Đồng chí Stalin, liệu tôi có thể mời Lusakov từ Moskva làm Dân uỷ thương nghiệp của CHXHCN Ukraina?
Stalin không biết Lusakov, nhưng đã nghe về ông ta từ tôi.
- Được, cứ mời đi.
Tôi đề nghị vì rằng khi ông chuyển về Ukraina, ông sẽ đặt trước tôi một câu hỏi: không lấy một ai từ Moskva, trừ những người BCHTƯ Đảng chọn cho tôi.
Làm việc ở chỗ chúng tôi không lâu, Lusakov bị bắt. Tôi rất buồn, vì rằng tôi đề nghị ông làm ứng cử viên ở Stalin. Trước đây tôi quen ông ở Moskva và rất kính trọng ông. Và bỗng nhiên, Lusakov - kẻ thù nhân dân! Điều này đối với tôi là một cú đánh vào tinh thần. Thế ư? Tôi nhìn thấy con người này, tin ông, kính trọng... Sao, làm gì? Tôi không nhớ, Lusakov ngồi tù bao lâu, còn sau đó người ta bỗng nhiên nói với tôi là Lusakov được thả. Ông về Kiev, tôi tiếp ông, nói chuyện với ông:
- Vâng, người ta tha tôi, tôi không có tội, tôi là người trung thực. Tôi đề nghị tin tôi như đã tin trước khi tôi bị bắt. Tôi muốn nói hết cho ông rằng khi tôi bị bắt, thì người ta đánh và hành hạ tôi. Người đặt một cái ghế băng, trên đó, doãng chân tôi, tôi phải đứng đến chân doãng chân hết. Nhúc nhích một chút là họ đánh tôi đến ngất đi và ngã xuống. Và hành hạ bằng làm cho mất ngủ, và áp dụng những phương pháp nhục hình. Nhưng anh có biết người ta đòi tôi cái gì không? Họ đòi tôi khai ra ông, dường như ông là người mưu phản, còn tôi theo lệnh ông đi ra nước ngoài để cài đặt mối liên lạc.
Quả là, có trường hợp như vậy, từ khi tôi còn làm ở Moskva. Chúng tôi không đủ hành và những hoa quả khác, trong nước không có hạt giống, đặc biệt là hành. Tôi không nhớ, ai nói rằng hạt giống có thể mua ở Ba Lan và ở các nước phương Tây khác, nhưng cần ngoại tệ. Tôi đề nghị Stalin cho ngoại tệ và quyết định cử Lusakov. Lusakov mua hạt giống, vận chuyển về, và chúng tôi đem về nước cộng hoà để trồng rau quả cho Moskva theo hợp đồng. Lúc ấy phương pháp như thế cũng được làm, như bắt vợ: bắt những người thân với những nhân vật cao cấp, thế là họ quyết định bắt Lusakov, để ông nói một điều gì đó về tôi. Lusakov tỏ ra là một con người vững chắc, cớ gì khi ấy vẫn còn sống được. Tất nhiên ông gặp may. Ông bây giờ vẫn còn sống, nhưng là người tàn tật, về hưu. Trong tù người ta đã làm ông thành người tàn tật.
Hai trợ lý của tôi ở Moskva cũng bị bắt. Điều này tôi xem như để kiểm tra cá nhân tôi. Một trong hai người - Rabinovich, một người trẻ, tốt, khiêm tốn. Người kia - Finkel, cũng là người rất tốt, rất trung thực và nhũn nhặn, tềnh toàng. Ông làm chủ yếu về xây dựng, còn chính bản thân lại là nhà kinh tế. Giới thiệu anh ta cho tôi là Vasinkovski, chủ bút báo “Vì công nghiệp hoá”. Đó là tờ báo của Sergo Ordzonikidze, Dân uỷ công nghiệp nặng. Về sau Stalin hỏi tôi:
- Người ta bắt trợ lý của anh đấy à?
Tôi trả lời:
- Vâng, đó là những chàng trai tốt và trung thực.
- Hừm? Nhưng người ta đã đưa những chứng cớ, họ thú nhận rằng họ là kẻ thù nhân dân. Họ cũng khai ra anh, rằng anh mang họ không phải của mình. Anh hoàn toàn không phải là Khrusev, mà một ai đấy.
Các nhân viên Cheka đã làm điều này để kẻ thù nhân dân không lọt vào và lén vứt tài liệu cho chúng tôi, tựa như có ai đấy cho họ chứng cớ. Và có chứng cớ về tôi, là tôi có vết đen nào đấy trong tiểu sử cách mạng của mình.
Tôi hiểu lời ấy nói cái gì. Lúc đó dù điếc, cũng nghe những tin đồn rằng Stalin trước đây đã từng cộng tác với mật vụ Nga hoàng và cuộc vượt ngục của ông khỏi nhà tù (ông phải thực hiện một số cuộc vượt ngục) đã được tổ chức bởi cấp trên, vì rằng không thể làm bao nhiêu cuộc vượt ngục thành công. Stalin không xác nhận, việc người ta nói bóng gió, khi chuyện trò với tôi, nhưng tôi giả thiết rằng tin đồn này có lần đến ta. Ông không nói cho tôi về chúng, mà chỉ đơn giản nói là chính các nhân viên Cheka lén vứt tài liệu giả.
Trong Trung ương cho là thế này: Beria đã đến và sẽ làm sạch tình hình. Quả là, xảy ra các vụ bắt bớ mới các Chekist. Tôi biết nhiều người và những người đáng kính trọng. Bắt cả Redens, người thân cận Stalin. Redens lấy người chị cả, Anna, còn Stalin lấy cô em Nadezda. Redens thường có mặt ở nhà Stalin, và tôi không chỉ một lần thấy ông ngồi ở bàn ăn gia đình của Stalin, mà tôi cũng được mời không phải một lần. Và bỗng nhiên ông được chuyển từ chức toàn quyền NKVD tỉnh Moskva và được gửi về Trung Á, Taskent. Sau đó ông bị bắt và bị tử hình. Những người khác. Cũng bị bắt. Yakov, Arganov - một người đáng mến, một Chekist cứng. Trước đây ông làm việc ở Ban thư ký của Lenin. Một người thông minh, trung thực, điềm đạm. Tôi rất thích ông. Sau đó ông là Toàn quyền đặc biệt về điều tra, phụ trách vấn đề Đảng uỷ công nghiệp. Đây đúng là một điều tra viên! Ông không cao giọng khi nói chuyện và cũng không chấp nhận nhục hình. Ông bị bắt và cũng bị tử hình.
Beria thanh toán những vây cánh của Ezov (theo nghĩa là giết) cán bộ Chekist người Do Thái. Những cán bộ tốt. Stalin bắt đầu, hình như mất tín nhiệm NKVD và quyết định nắm công việc của mọi người trực tiếp từ sản xuất, từ máy tiện. Đó là những người không từng trải, hoàn toàn không phát triển về mặt chính trị. Stalin đưa ra những chỉ dẫn chỉ dẫn làm việc và nói:
- Chủ yếu, bắt giam và đòi những lời thú nhận.
Và tất cả họ lập tức đã làm theo. Như người ta kể cho tôi nói về cuộc hỏi cung Chubaria, điều tra viên giải thích:
- Người ta nói cho tôi, đánh nó đến khi nó thú nhận rằng nó là “kẻ thù nhân dân”, thế là tôi đánh nó và nó nhận tội.
Ở NKVD có những cán bộ như thế. Sau đó lấy vào đó những người có chức vụ Đảng. Guồng máy đã khởi động và trong số cán bộ Đảng thực tế ít người không có tì vết.
Tôi nhớ, chẳng hạn, một trong như thế. Vysinski gọi cho tôi:
- Đồng chí Khrusev, chúng tôi cần cán bộ, và tôi muốn điều phó của mình là Rudenko, công tố viên Lugansk.
Rudenko ở Ukraina là người khá, và tôi đã nghe về ông ta. Vì thế tôi đề nghị không chọn ông về Moskva. Bản thân chúng tôi có ý để ông tại Ukraina. Sau này tôi thông báo:
- Các đồng chí, có lẽ, biết rằng về Rudenko có tương đối nhiều tư liệu? Những người bị bắt và bị tử hình khai ông ta là kẻ thù nhân dân. Các đồng chí biết không?
Vysinski trả lời:
- Tôi biết, nhưng tôi nghĩ rằng đây là điều vu cáo.
- Tôi cũng tôi nghĩ rằng đây là điều vu cáo. Nhưng việc điều về Moskva thì sao? Các đồng chí xem đánh giá sự việc sẽ như thế nào?
Đúng là Vysinski nhát gan, và Rudenko ở lại Ukraina. Chúng tôi điều vào Viện kiểm sát CHXHCN Ukraina với lý do là có những chứng cớ về ông và theo dõi ông. Sau đó ông trở thành Viện trường Viện kiểm sát Liên Xô và làm việc cho đến bây giờ ở chức vụ này. Nhiều người trung thực bị bôi nhọ và vu cáo như thế. Tôi nói khi đó những người mà người ta điều vu cáo họ, từng là những người trung thực, nhưng người ta đã làm tàn phế họ về thể xác và tinh thần, nhằm phục vụ cho công việc bẩn thỉu và vu cáo những người bạn riêng.
Ngắn gọn, công việc giết cán bộ tiếp tục. Và tiếp tục gần như đến trước khi Stalin chế, chỉ có ở những thời kỳ khác nhau bình diện khác nhau. Sự lãnh đạo Ukraina, về Đảng cũng như xô viết, đã bị giết hoàn toàn: các cán bộ BCHTƯ ĐCS(b) Ukraina, các bí thư, Các trưởng ban. Chủ tịch Hội đồng dân uỷ CHXHCN Ukraina Liubchenko bị bắn. Khi người ta rút Kosior về Moskva, thì bỗng nhiên một thời gian sau đài phát thanh trước đây mang tên Kosior, chuyển sang được gọi cái tên trước đây và đơn giản mang tên Đài phát thanh Kiev. Đó là tín hiệu, là Kosior không còn nữa. Bản thân tôi cũng biết chỉ theo tín hiệu là Kosior bị bắt. Nhưng chính ông là phó chủ tịch Hội đồng Dân uỷ, là phó Molotov. Postysev được triệu hồi từ Ukraina và được gửi về Kuibysev. Ở đó ông bị bắt cũng bị giết. Khataevich, bí thư tỉnh Dnepro-Petrovski, cán bộ cao cấp, cũng bị bắt. Nhưng chính Stalin kính trọng ông ta. Tôi nhớ, tại một Plenum của Đảng, Stalin gọi ông là “Chihginkhan”  vì khả năng mà Khataevich, khi làm ở Kuibysev, tích trữ đường. Ở Kuibysev không có đường. Khi có một đoàn tầu chở đường về Sibiri và Viễn đông. Khataevich cắt lại cho Kuibysev một số lượng toa như vậy đã giải quyết được vấn đề. Đây là quả là sự vi phạm kỷ kỷ cương nhà nước. Stalin phát biểu:
- Chúng ta có những Chihginkhan như thế, những người không xem ích lợi chung, ma làm vì lợi ích của tỉnh mình, Khataevich thế đấy!
Ở Dnepropetrovsk Khataevich có uy tín lớn. Đó là nhà hùng biện và nhà tổ chức giỏi. Sau đó - Pramek, từ Donbass, một cán bộ lớn. Trước ông, theo tôi, tại Donbass có Sarkisian, cũng cán bộ lớn, một người rất hoạt động, làm việc tốt cho Donbass. Cherniavski, bí thư Odessa, sau đó tỉnh uỷ Vinius, cũng bị giết. Liubchenko trước khi tự sát, đã viết mấy chữ cho Cheniavski đề nghị, nếu có gì xảy ra, đừng quên con trai ông. Ông có cậu con trai 15 tuổi. Khi bắt Cheniavski, người ta tìm thấy mẩu giấy và tóm luôn cậu bé này.
Ở Moskva và ngoại ô Moskva đã giết tất cả bí thư quận uỷ. Tôi bây giờ tôi không thể đếm được cụ thể, nhưng thực tế tất cả đã bị giết. Tôi đặc biệt chấn động, khi người ta bắt bà Kogan. Kogan vào Đảng từ năm 1907, một con người cực kỳ trung thực và nhân hậu. Bà làm vấn đề văn hoá. Trong thời gian bí mật trước cách mạng, ở Kiev, Kaganovich đã thu nhận bài giảng về chính trị-kinh tế học từ Kosior và Kogan. Có lúc Kogan là vợ Kuibysev. Người ta nói rằng bà thú nhận đã làm hại. Nhưng sau khi Stalin chết, người ta lôi lưu trữ ra, và biết rằng bà chẳng thú nhận một cái gì cả, mà còn vứt bỏ những điều buộc tội phản cách mạng và gọi những người bắt giam bà là phát xít. Bà cũng bị tử hình. Soifer, bí thư Quận uỷ Lenin, thành phố Moskva, một lão thành, một đảng viên từ 1905 hoặc 1903. Khi Sidelnikov Bí thư tỉnh uỷ Tula bị bắt, người ta lấy Soifer về làm việc ở Tula. Cúng tôi gửi Soifer đến đó. Và bỗng nhiên tôi biết Soifer cũng bị bắt. Nhưng chính Soifer - theo đúng nghĩa, là một đối với có lương tâm, một người trung thực. Và bỗng nhiên ông là kẻ thù nhân dân? Nicolai Aleksseevich Filatov, Chủ tịch tỉnh uỷ Moskva, sau đó ông là Hội đồng toàn quyền kiểm tra cùng Rostov. Ông cũng bị bắt và cũng bị giết.
Kulkov - một người hoạt động cũ ở Moskva có thâm niên bí mật, được điều động sang thành uỷ, cũng bị bắt. Tôi bây giờ cũng không thể nhớ tất cả, có nhiều người Moskva. Trước tiên đưa họ ra thay thế những người bị bắt “kẻ thù nhân dân”làm chỗ dựa để củng cố các tổ chức Đảng, còn sau đó, khi họ đến, bỗng nhiên chúng tôi biết, họ cũng bị bắt. Simochkin chết như thế. Người ta đưa ông từ Moskva về tỉnh Ivanovo-Voznesensk, và bắt ông ta ở đó bắt. Nhưng Margolin, bạn thân của Kaganovich thì sao? Tôi biết ông ta ở Kiev, sau đó chúng tôi cùng học tại Học viện công nghiệp. Ông được điều về làm Bí thư thứ hai Thành uỷ Moskva trong thời gian khi tôi bí thư thứ nhất. Sau đó ông được đưa về Dnepropetrovsk để củng cố đảng bộ địa phương sau khi Khataevich bị bắt và bị giết. Có thể làm một cuốn sách lớn, nếu chỉ liệt kê tất cả cán bộ Đảng, bị xử tử trong năm những ấy.
Tôi hầu như không đề cập ở đây những cán bộ quân sự, vì rằng tôi ít biết họ. Trong số đó, tôi biết rõ chỉ có Yakir và tư lệnh quân khu Belov. Quân nhân thời ấy từ chúng ta, các cán bộ Đảng, đóng ở xa, chúng tôi ít giao thiệp với họ, thậm chí với tư lệnh quân khu Moskva. Chi khi nào phát sinh những vấn đề gì đấy ở quân đội, thì tìm đến tôi. Tôi và họ chưa bao giờ nảy sinh vấn đề. Sự thật tôi biết Velichev, một quân nhân. Ông là bạn thân của Yakir, còn khi ông xuất hiện ở Moskva, ông rẽ thăm tôi, vì tôi quen ông từ hồi ở Kiev. Ông làm việc ở Phòng chính trị Quân khu Kiev nhiều tháng, khi tôi là Đảng uỷ khu vực Kiev. Velichev xuất thân thợ mỏ Donbass, tham gia nội chiến. Ông cũng bị bắt và bị giết.
Sau đó xuất hiện những tài liệu, theo tôi có một bức thư gửi BCHTƯ VĐCS(b) Liên Xô. Trong thư này mô tả cuộc đấu tranh với kẻ thù nhân dân, là sự kiện quái gở, cuộc đấu tranh này, như người nói, kẻ thù nhân dân leo cao vào cơ quan Cheka và đã giết nhiều cán bộ trung thành. Giờ đây tất cả đều rối beng, và khó được biết đâu là đúng sai. Điều chủ yếu đối với tôi là ở chỗ chính Stalin đã làm cho tất cả rối rắm. Trong một số trường hợp, chẳng hạn trong vụ cán bộ quân sự cao cấp, ông quả là “tin” rằng những quân nhân - kẻ thù nhân dân, bị Đức lôi kéo, những người này được Hittler chuẩn bị để phản bội tổ quốc, khi quân đội Hittler tấn công Liên Xô. Ca ngợi và gán cho công lao của Stalin rằng ông có khả năng vạch ra điều này. Sau đó quả là người ta tưởng tượng một cách hết sức đơn giản. Phương pháp này từng được biết trong lịch sử: người ta lén vứt tài liệu cho tài liệu kẻ thù của mình, kể tên những nhân vật dường như liên quan với tình báo nước ngoài, dùng bàn tay kẻ thù trấn áp những lãnh đạo tài năng nhất của quân đội. Bằng phương pháp thanh trừng tương tự nói chung tình báo được sử dụng rộng rãi. Tình báo chúng ta cũng dùng phương pháp này chống lại kẻ thù. Phương pháp như thế rất có tác dụng. Giống hệt tình báo Hittler quẳng tài liệu cho Stalin (theo tôi, qua Benes. Tổng thống Tiệp khắc). Thế là đủ để những người vô tội bị xử tử.
Thế là họp Plenum BCHTƯ Đảng. Ở đó tranh luận những phương pháp thành trừng của NKVD và thông qua một cách giải quyết thích ứng: ngừng! Plenum kết thúc, người ta nghiên cứu cách giải quyết tại chỗ, còn những phương pháp vẫn như cũ, các điều kiện vẫn như cũ “bộ ba” khét tiếng. Không có toà án và điều tra, người ta cứ bắt giam mọi người, rồi hỏi cung, rồi kết án một trong những người này. Công tố viên cũng làm những việc hèn mạt. Ông ta không có một chút ảnh hưởng và không thể theo dõi tính hợp pháp thủ tục tố tụng, việc bắt giam v.v... Tình hình là như thế, cái đó cho phép Beria kế tục cái điều mà trước nó Ezov đã làm.
Chính Beria sau này Plenum thường nói rằng với sự cầm quyền của ông ta, những việc đàn áp vô căn cứ được tạm ngừng:
- Tôi thông báo với đồng chí Stalin và nói: Ở đây chúng ta dừng được không? Bao nhiêu cán bộ đảng, cán bộ kinh tế, cán bộ quân sự đã bị giết.
Nhưng sau đó Beria tiếp tục như trước không phải trong diện nhỏ như trước đây. Đúng là không có sự bức thiết nào cả, vì rằng trước đó Stalin tràn đầy, bão hoà bằng sự chuyên quyền của mình và bản thân ông, hình như có chút khiếp sợ hậu quả. Ông bây giờ muốn kìm lại sự đàn áp và tiến hành một số biện pháp. Nhưng ông không thể dừng lại được, vì rằng ông sợ kẻ thù, do chính ông tự nghĩ ra. Tôi nói “tự nghĩ ra”, nhưng họ có thể tìm những người ti toe và nói:
- Gì thế, không có kẻ thù sao?
Không, kẻ thù có chứ. Chúng tôi chiến đấu với chúng và tiêu diệt kẻ thù. Nhưng điều này phải làm bằng điều tra, bằng phương pháp nhà nước, bằng toà án, và bằng xét hỏi trung thực, không phải đơn thuần xông vào nhà, tóm cổ người ta và đẩy người ta vào nhà giam, rồi ở đó đánh đập, đánh cho kỳ ra chứng cớ và, dựa vào những chứng cớ như thế, chẳng có được xác nhận tí nào nào cả, kết án người ta. Đấy là sự chuyên quyền. Tôi kiên quyết chống điều này.
Tôi nhớ những ngày đầu tiên của cách mạng. Sự thật tôi đã sống ở những nơi không hề xuất hiện phản cách mạng, nếu không tính đến lời phát biểu của thủ lĩnh người Kazak sông Don Kalednin Ở đó rất đơn giản được phân loại, ai là bạn, ai là kẻ thù. Sự làm hại, có thể có, và tồn tại, nhưng không đáng kể. Vâng không có nó thì cũng như vậy thôi, trong tư tưởng đã nứt vỡ. Sau đó - nội chiến. Nó cũng phân hoá mọi người và đơn giản hoá cuộc đấu tranh. Ai đấu tranh với ai, ai là bạch vệ, ai là Hồng quân, lập tức rõ ngay. Chính cuộc sống tiến hành phân chia giai cấp. Có kẻ thù vào phía sau và đấu tranh với chúng. Đấu tranh, cần thiết để bảo vệ thành quả cách mạng bảo vệ nhà nước  vô sản cách mạng.
Và bỗng nhiên trong thời kỳ, khi Đảng uỷ công nghiệp kết thúc, và tiến hành tập thể hoá, thì thậm chí biến mất sự đối lập trong Đảng và đánh dấu sự duy nhất độc quyền hoàn toàn của hàng ngũ Đảng và nhân dân lao động Liên Xô, khi đó bắt đầu chính xác sự thảm sát. Điều này không phải sự tiếp cận giai cấp. Nhan danh giai cấp, nhân danh thắng lợi và sự củng cố thắng lợi vô sản người ta chặt đầu, cả ai nữa? công nhân, nông dân và trí thức lao động.
Từ khi Beria nắm quyền Dân uỷ nội vụ và loại bỏ Ezov, đầu tiên trút tội bắt bớ hàng loạt và tử hình lên đầu Ezov. Nhưng cái gì trước đây được làm được làm ở Gruzia? Khi tôi đi đến Gruzia sau khi Stalin chết, thì những cán bộ Gruzia mà tôi quen năm 1934 ở Tbilisi, không còn ai cả, theo tôi, thậm chí không còn sống nữa. Sau khi bắt Beria năm 1953, một người Gruzin nào đấy gửi một bức thư tới BCHTƯ Đảng, đề tên tôi. Ông mô tả rằng Beria đã giết cán bộ ở Gruzi và hắn bước qua xác đồng đội để vào chính quyền. Beria - đây là kẻ thù nguy hiểm, tạo ta sự tín nhiệm tuyệt đối với Stalin. Tôi không biết bằng cách nào hắn quyến rũ Stalin. Có thể là cùng dân tộc?
Tôi khó giải thích mọi hoàn động của Stalin, động cơ của ông. Thỉnh thoảng ông cũng nói những phân tích tỉnh táo về những vụ bắt bớ và đôi lần phân tích chúng trong những cuộc nói chuyện với tôi. Nhưng ông không hiểu một cái gì cả. Và ông giết chết những người bị bắt này để làm gì? Ông đã giết các cán bộ trung thành với ông, và đưa những kẻ hám quyền, hám lợi kiểu Beria vào chỗ của họ. Chẳng có lẽ họ là những người tin cậy hơn? Ông giết Sergo Ordzonikidze, bạn thân của ông để làm gì? Dù Stalin đã giết nhiều cán bộ Dân uỷ công nghiệp nặng dưới quyền Sergo Ordzonikidze, một cán bộ mà Sergo rất tin. Tử hình anh ruột Sergo, sau đó nghi ngờ cả Sergo và đẩy ông ta tự sát.
Hơn nữa, theo mắt tôi thấy, Alesa Svanidze, người thân cận của Stalin là một người kín đáo và điềm đạm, một trí thức Gruzia, em trai người vợ đầu của Stalin, đã chết từ lâu. Tôi không biết bà, tất nhiên. Alesa thường có mặt ở chỗ Stalin, tôi thấy ông ở đó không phải một lần. Có thể nhận thấy là Stalin rất thích chuyện trò với Alesa. Họ thường nói về Gruzia, về lịch sử, văn hoá của nó. Tôi không nhớ, Svanidze học hành thế nào nhưng ông là một người có văn hoá, uyên thâm, và là một người bạn của các con của Stalin. Chú Alesa, như bọn trẻ thường gọi, ông thường qua đêm ở chỗ Stalin. Và bỗng nhiên Alesa trở thành kẻ thù nhân dân, nghĩa là, thành kẻ thù của Stalin. Chính là Stalin và nhân dân - không tách rời nhau. Khi tôi biết về việc bắt Svanidze, thì trong nháy mắt. Sao thế? Một người không gây ra ngờ vực nào, thế mà ông cũng có thể là kẻ thù nhân dân? Nhưng Svanidze đã trở thành kẻ thù nhân dân trong mắt Stalin và bị bắt. Điều tra kết thúc, ông bị kết án và bị bắn. Stalin dù sao chăng nữa cũng dao động. Stalin khó nhận ra vì sao Alesa Svanidze kết bạn với ông từng ấy năm và bỗng nhiên thành kẻ thù của Stalin, kẻ thù của Đảng, kẻ thù nhân dân? Stalin sau này thường quay lại chủ đề này: sao lại thế, Alesa bỗng nhiên - gián điệp? (người ta gán cho ông, hình như, gián điệp Anh). Beria tuỳ ý muốn làm gì thì làm, giả thiết như thế cũng lởn vởn. Ở Stalin xuất hiện ngờ vực vô căn cứ. Ông hỏi Beria:
- Trong các tài liệu trình tôi người ta viết là chính Alesa thú nhận rằng hắn là gián điệp phải đầu độc tôi. Nhưng hắn có thể làm điều này hoàn toàn không vội vàng. Nhiều lần hắn có cơ hội này, hắn ngủ ở chỗ tôi không ít lần. Thế sao hắn không làm điều này? Liệu có thể, hắn không phải gián điệp?
Beria giải thích:
- Đồng chí Stalin, gián điệp có nhiều dạng, có nhiệm vụ khác nhau. Có những gián điệp, nhiều năm nằm im, tạo ra sự tín nhiệm và sống quanh mọi người, mà hắn ta phải giết ở một thời Đảng nhất định. Alesa Svanidze - chính xác là điệp viên như thế, người cần không thể hiện bản thân, mà, ngược lại, giữ yên lặng. Khi hắn nhận tín hiệu, lúc ấy mới thực hiện nhiệm vụ được giao.
Tất nhiên, về nguyên tắc, có những điệp viên như thế, vì rằng chiến thuật tình báo muôn hình muôn vẻ. Tình báo sử dụng tất cả các phương pháp có được để làm hại kẻ đối địch của mình. Nhưng khuôn mẫu này, rõ ràng không khớp nhau với vụ Svanidze. Stalin cuối cùng đồng ý xử tử Alasa. Và dù sao chăng nữa Stalin, hình như vẫn còn ngờ vực nào đấy. Ông nói Beria:
- Anh thay mặt tôi nói nếu hắn sám hối và kể hết thì hắn sẽ được hắn.
Sau một thời gian Beria báo cáo là Svanidze bị bắn; người ta nói lại cho Svanidze lời Stalin, ông nghe và trả lời:
- Tôi không ân hận về điều này. Tôi có thể ân hận ở chỗ, nếu tôi một người trung thực, không làm gì chống Đảng, chống nhân dân, chống Stalin? Đơn giản là tôi không thấy, tôi phải ân hận.
Họ bắn ông. Stalin sau này nói:
- Alesa thế đấy, hãy nhìn đi! Một trí thức, nhu nhược, lại thể hiện sự cứng rắn như thế. Thậm chí không muốn tận dụng khả năng còn lại giữ mạng với điều kiện ân hận. Hắn không ân hận, ân hận. Một con người như thế.
Stalin có thật chân thành hay không, tôi không biết. Svanidze là một người thông minh và hiểu rõ rằng nếu ông sám hối, thì cũng chờ chết, nhưng sau một thời gian, và ông đơn giản không muốn bôi nhọ thanh danh của một người cộng sản.
Lakoba, một người rất gần Stalin, kính trọng Stalin là lãnh tụ Đảng của nhân dân Abkhaziс. Stalin hoàn toàn tin ông. Lakoba, khi về Moskva, luôn luôn ở chỗ Stalin, hoặc tại căn hộ, hoặc ở nhà nghỉ cuối tuần. Khi Stalin đi Sochi, thì Lakoba, sống không phải ở Sukhumi, Gagr mà ở Sochi, cạnh của Stalin. Lakoba một tay bi-a khá. Ông đi mang theo gậy bi-a, được xếp ở chỗ Stalin, như nhà mình, và chơi không thua. Đó là một người ốm yếu, điếc. Tôi không đứng về phía Lakoba, nhưng chúng tôi cũng có những quan hệ tốt với ông. Tôi thậm chí tôi nhớ, có lần nghỉ lúc ở Gagr, lúc ở Sochi, ông mời tôi, và tôi đến nhà nghỉ của ông, còn ông đáp lễ đến tôi mang theo vợ và con trai. Sau đó ông chết. Chết và chết. Tất cả mọi người có thể chết, không loại trừ. Nhưng đây mới là đáng quan tâm: sau này tôi biết khi người ta trình Stalin rằng Lakoba chết, thì ông cũng thương tiếc, nhưng không đặc biệt. Cái chết của ông không làm đau lòng những người thân nhất.
Sau một thời gian bỗng nhiên Beria tạo ra vụ về Lakoba: dường như người này là người mưu phản. Tôi bây giờ không nhớ cụ thể những sự kiện nào dẫn đến bằng chứng ông là người mưu phản mặc dù ông đã chết, nhưng thương ông ta làm gì. Thế là Beria làm điều này? Ông ta ra lệnh đào xác Lakoba, thiêu xác ông và vứt tro đi: đối với kẻ thù nhân dân không có chỗ thậm chí ở đất Abkhazi! Sau chiến tranh tôi biết rõ thêm Beria, tôi nghĩ rằng Beria đào xác Lakoba, không phải vì sự căm thù với ông. Ông cất giấu bí mật, có lẽ sợ rằng Stalin có thể nảy ra ý định ra lệnh đào xác và làm phân tích để biết vì cớ gì Lakoba chết? Có thể ông bị đầu độc? Tôi nghĩ rằng Beria sợ điều này, mặc dù Beria, và Ezov rất giỏi lái các vụ việc như thế. Họ có các bác sỹ, những người theo yêu cầu thay thế các cơ quan cơ thể con người và tạo những cơ quan này bị đầu độc, hoặc nếu cần - không bị đầu độc, để chứng minh một điều mong muốn: với người này quả là bị người ta đầu độc, trình việc như người ấy chết tự nhiên. Lúc ấy họ thừa khae năng không kinh nghiệm để làm. Và thế là Beria gây tội ác và làm những điều đê tiện: con trai Lakoba, cũng bị bắn theo lệnh Beria. Cái gì thúc đẩy Beria thanh toán Lakoba? Lakoba là người rất gần với Stalin, gần hơn Beria, và có thể nói về các vụ việc ở Gruzia, có thể nói hết về hoạt động Beria ở Gruzia. Nhưng Beria không muốn điều ấy. Beria muốn chính ông là kênh duy nhất thông tin về tình hình ở Gruzia. Thế là Lakoba là nạn nhân. Đây là sự kết án riêng của tôi. Tôi có thể chỉ xây dựng giả thuyết trên cơ sở linh cảm, chứ tôi không có bằng chứng tang vật bằng chứng nào cả.
Với vụ Zemchuzina. Zemchuzina - vợ Molotov, nhưng được biết không phải vì là vợ Molotov, mà là một người dễ nhận ra. Bây giờ bà còn sống, nhưng về hưu. Bà là một phụ nữ trẻ, và chăm chỉ, là một đảng viên tích cực, lãnh đạo công nghiệp mỹ phẩm. Sau đó bà trở thành Dân uỷ viên công nghiệp cá. Một phụ nữ khí phách. Tôi tiếp xúc với bà nhiều lần, khi còn làm bí thư thành phố Moskva. Bà gây cho tôi ấn tượng một công nhân tốt và đồng chí tốt. Một điều dễ chịu là - không bao giờ cho người ta cảm thấy bà chỉ là một đảng viên thuần tuý, mà còn là vợ Molotov. Bà chiếm được vị trí nổi bật trong tổ chức Đảng Moskva bằng những hoạt động đặc biệt về Đảng và nhà nước. Stalin kính trọng bà rất cao. Tôi thấy điều này khi chúng tôi gặp nhau. Đôi lần Stalin, Molotov, Zemchuzina và tôi cùng nhau ở Nhà hát lớn, ở lô giành cho Chính phủ. Đối với Zemchuzina có một kết luận: vợ một uỷ viên Bộ chính trị khác hiếm khi có mặt ở lô Chính phủ, cạnh với Stalin. Thật ra đôi khi cũng ở đó vợ Vorosilov Ekaerina Dadyvovna, nhưng hiếm hơn Zemchuzina. Trên ngực Zemchuzina đầy huân chương, nhưng tất cả đều chính đáng và không gây ra một sự đàm tiếu.
Bỗng nhiên, tôi và bây giờ không thể nào giải thích tại sao Stalin lại thịnh nộ với Zemchuzina. Tôi không nhớ, người ta buộc bà tội gì. Tôi chỉ nhớ tại Plenum BCHTƯ Đảng (tôi thời ấy còn làm việc tại Ukraina) đã nêu vấn đề Zemchuzina. Người phát biểu buộc tội cụ thể bà là Skiriatov - Chủ tịch Hội đồng kiểm tra Đảng thuộc BCHTƯ VĐCS(b). Skiriatov - lão thành bolsevich, nhưng Stalin đã biến ông thành chiếc dùi cui của mình. Ông chột, chính vì chột, ông làm mọi cái theo Stalin nói, và ông như điều tra viên, điều tra vụ Chubaria, bằng sự quỷ quyệt của mình đã lôi ra những lời thú nhận về những tội không tồn tại. Đôi lúc Stalin cần Ban kiểm tra Đảng và quả là sau này đã loại ra khỏi Đảng những người buộc tội, khi xác nhận là có sự nghi ngờ. Sau này không đủ tóc trên đầu để đếm hết việc Skiriatov đã làm. Nhưng ở đó việc khủng bố đã được giải quyết. Và bao nhiêu trường hợp như thế! Chết hàng nghìn người!
Zemchuzina phát biểu tại Plenum tự bảo vệ mình. Tôi khâm phục bà trong thâm tâm, mặc dù thời ấy tôi tin Stalin đúng, và đứng ở phía của Stalin. Nhưng bà bảo vệ một cách dũng cảm phẩm chất Đảng và thể hiện cá tính rất mạnh... Người ta bỏ phiếu loại bà ra khỏi Hội đồng trung ương khu VĐCS(b), và uỷ viên dự khuyết BCHTƯ. Và mọi người, tất nhiên, thông qua quyết định, mà những người báo cáo đã làm. Chỉ có một mình Molotov bỏ phiếu trắng. Sau này tôi thường đã nghe người ta quở trách Molotov và trực tiếp trước mặt, và sau lưng: là uỷ viên Bộ chính trị và BCHTƯ, mà không thoát khỏi quan hệ gia đình, giữ chức vụ cao chẳng Đảng mà không thể phán xét sai lầm của người thân của mình.
Vụ này vẫn chưa kết thúc kết thúc. Stalin dùng cách hèn hạ, nhằm xúc phạm lòng tự ái của Molotov. Nhân viên Cheka, bịa ra mối quan hệ của Zemchuzina với tay giám đốc thân với Molotov. Ông này có mặt tại căn hộ Molotov. Lôi ra ánh sáng những quan hệ trên gường, và Stalin gửi những tư liệu này cho các uỷ viên Bộ chính trị, ông muốn làm nhục Zemchuzina và châm chọc, đụng vào lòng tự ái của Molotov. Molotov thể hiện sự vững vàng, không bị nghiêng ngã với sự khiêu khích và nói:
- Tôi không tôi tin điều này, đây là điều vu cáo.
“Tác phẩm” này được viết bởi cơ quan NKVD, Molotov biết rõ hơn người khác, hình như ông được thông tin, vì thế hoàn toàn tin rằng đó tài liệu được sản xuất. Tôi nói ở đây về điều này để chỉ ra rằng thậm chí những biện pháp như thế được sử dụng. Tóm lại, có tất cả các phương tiện để đạt được mục đích, trong trường hợp đã nêu - để loại bỏ Zemchuzina. Sau chiến tranh người ta lại đàn áp bà, về điều này tôi sẽ kể sau. Nhưng đây là vấn đề khác, mà tôi cũng có nhiều thông tin.
Để chân dung của của Stalin được rõ thêm, tôi muốn kể thêm và Nicolai Aleksseevich Filatov, Đảng viên từ 1912 hoặc 1914. Chúng tôi quen nhau, khi tôi làm việc ở Moskva là bí thư Quận uỷ Bauman VĐCS(b), còn ông là bí thư, theo tôi, Quận uỷ Lenin. Khi tôi lên làm bí thư đảng bộ thành phố, Filatov về làm Bí thư Đảng tỉnh. Tôi biết ông khá rõ. Đó là một người đàn ông cao, đẹp trai, có bộ râu Pháp. Chúng tôi gặp nhau không những về công việc, mà còn từng sống ở nhà nghỉ cuối tuần, cùng trong một ngôi nhà Ogarev: tôi - tầng trên. Kolkov (bí thư đảng bộ thành phố) - ở chỗ cầu thang, Bulganin - nhìn xuống, đối diện Bulganin - Filatov.
Stalin có quan hệ tốt với Filatov. Filatov có tính ẻo lả, như chúng tôi thời ấy cho là thế, luôn luôn mang theo máy ảnh. Trong thời gian diễu hành ở Quảng trường Đỏ ông nhất thiết xuất hiện cùng máy ảnh và chụp cuộc diễu hành uỷ viên Bộ chính trị, thành viên Chính phủ và, tất nhiên, cả Stalin. Stalin, đôi khi, đùa:
- Filatov đến đấy, bây giờ bắt đầu chụp.
Filatov cười và bây giờ bắt đầu chụp. Mọi người đã quen với điều này. Sau đó ông được cử về Rostov làm toàn quyền Hội đồng kiểm tra vùng Bắc Kavkaz. Đó là một rất chức vụ lớn thời ấy, nhưng bỗng nhiên Filatov bị bắt và mất tích... Tất cả những người, mà Stalin biết là có quan hệ với Filatov, là những người tốt và tin Filatov - bỗng nhiên bị bị giết! Nguyên nhân gì đây? Chẳng có lẽ Filatov trở thành kẻ thù nhân dân? Động cơ nào? Đây là một người vô sản Moskva tham gia hoạt động bí mật trước cách mạng, sau đó tham gia nội chiến, xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa, được đưa lên chức vụ khá cao của Đảng. Có thể nói tính nhu nhược riêng của ông, hoặc cẩn thận? Vị tất. Sự thôi thúc nào khiến ông nảy sinh sự thay đổi? Không có sự thôi thúc nào cả, cớ gì Filatov chết, như hàng trăm, hàng nghìn người khác? Nguyên nhân chỉ có một. Suy nghĩ của mình về điều này tôi nói sau.
Có thể, thời ấy năm 1939 hoặc cuối 1938. Tôi về Donbass. Tôi về vùng đất quê hương, nơi tôi sống thời thơ ấu và thanh niên. Muốn gặp cũng bạn của mình, với những người cùng tôi làm việc ở nhà máy Bossе, ở các mỏ đá: Uspenski, Podsolkovе, Gorskovsk, Pastykhov, mỏ số 11, số 31, Voznesenk. Thời thơ ấu của tôi trả qua ở đó. Năm tôi 16 tuổi, bố tôi đưa tôi rời làng vào Donbass. Tuổi thơ ấu và, và thanh niên của tôi ở Donbass. Tôi vào hầm lò, nhớ lại quá khứ, gặp thợ chế biến, nói chuyện với thợ gương lò, nghe cạcc họp của họ, sau đó ra khỏi hầm lò, và nhân viên Cheka cùng với tôi, kết thúc. Một người trong họ (quên họ tên của ông), làm ở vùng Stalin, để lại ấn tượng một người thông minh, có học thức. Ông và báo cáo cho tôi về mọi vấn đề.
Cùng với tôi ở đó có Serbakov, sau đó được điều về Donbass, rồi sau nữa về Moskva, sau khi người ta bắt Bí thư đảng tỉnh Moskva và đảng uỷ thành phố - Ugarov về Moskva thay thế tôi, khi tôi về Ukraina. Trước đây, Ugarov là người Leningrad, là bí thư đảng uỷ ở Leningad, từng làm việc với Kirov, còn sau đó với Zdanov. Ugarov gây cho tôi ấn tượng rất tốt. Khi tôi làm việc ở Moskva, chúng tôi thi đấu với nhau. Thi đấu thuần thuý hữu nghị. Tôi thích ông, Ugarov cũng quý tôi. Mọi việc tốt đẹp, người ta chọn Ugarov về thủ đô, bỗng nhiên Stalin gọi tôi:
- Về ngay Moskva, chúng ta không yên ổn với Moskva.
Tôi về. Ông nói với tôi rằng Ugarov là kẻ thù nhân dân, kinh tế ở Moskva bị bỏ hoang, Moskva (đã là mùa thu) không có khoai tây khoai tây, không có hoa quả. Khi tôi là người lãnh đạo Moskva, chúng tôi giải quyết thành công vấn đề này và Moskva đảm bảo đủ khoai tây, bắp cải, và các hoa quả khác. Sự thật không phải nhiều mặt hàng, nhưng theo mức thời đấy những thực phẩm thiết yếu chúng tôi đảm bảo.
Chủ tịch Mossoviet thời ấy, theo tôi, Sidorov. Khi tôi là người lãnh đạo các cơ quan Moskva, ông làm việc giám đốc một liên hợp sữa và sản phẩm động vật. Sidorov là người không xấu, nhưng đây là nhận xét ba phải, cần cho tôi hồi tưởng. Stalin nói với tôi:
- Bỏ tất cả lại Ukraina, không xảy ra gì ở đấy đâu, chỗ chúng ta tại Moskva trong tình thế tuyệt vọng. Anh sẽ được bổ nhiệm toàn quyền BCHTƯ Đảng về vấn đề Moskva, đừng đi khỏi đó chừng nào chưa có đủ dự trữ khoai tây và hoa quả cho mùa đông thủ đô.
Lạ lùng thật, một cuộc nói chuyện. Nhưng lạ lùng khi tôi gọi cho Molotov, ông hỏi tôi:
- Khi anh đi khỏi Moskva, anh có duy trì mối liên lạc với hắn không?
Tôi trả lời:
- Không, chẳng có liên lạc gì cả.
- Nhưng vì sao?
- Chúng tôi có một quy tắc thế này: nếu đi khỏi chỗ cũ, thì mọi liên lạc với nó bị ngừng hẳn để không quấy nhiễu sự lãnh đạo mới. Sự liên lạc cần được duy trì không phải với từng cá nhân, mà với BCHTƯ.
- Ugarov là kẻ thù nhân dân. Nếu anh có liên quan với Moskva, thì, có thể, chúng tôi nhanh chóng biết vạch mặt hắn.
- Tôi, từ Kiev vạch mặt khó hơn ở Moskva, gần các đồng chí.
Nếu quả là nói điều này, người cần phải chịu trách nhiệm là trong các uỷ viên Bộ chính trị, thì chính thức ghi nhận rằng người chịụ trách nhiệm là Zdanov. Ông là bí thư tỉnh uỷ, Leningrad, bí thư BCHTƯ. Ông còn là bí thư thành uỷ Leningrad. Tôi cho rằng những than phiền về tôi là không có cơ sở.
Ừ cũng là sự tiếp cận hay ho, cần tìm người có tội, người này giả thiết rằng Ugarov trở thành kẻ thù nhân dân, mặc dù ông không phải là kẻ thù nhân dân như thế, đúng, không thể như thế.
Sau cuộc gọi của Stalin, tôi về công tác ở chỗ trước đây thành uỷ và bắt đầu làm tất cả để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ. Tôi có nhiều kinh nghiệm: tôi biết rõ Ukraina, Ukraina nơi cung cấp lớn nhất hoa quả. Ngoài ra, tôi biết các cán bộ Moskva. Chúng tôi đảm bảo chở đến hoa quả, tôi ngồi ở Moskva thời ấy khoảng nửa tháng. Chúng tôi tổ chức Plenum tỉnh uỷ. Stalin nói:
- Anh tiến hành Plenum và loại Ugarov khỏi chức vụ của hắn (Ugarov vẫn còn chưa bị bắt).
Tôi đặt vấn đề:
- Chọn ai?
Stalin suy nghĩ lâu, đi đi lại lại, lập luận đọc to thành tiếng, kêu:
- Serbakov.
Trước đây Serbakov lãnh đạo ở Siberi, trong tỉnh uỷ. Khi tôi về Ukraina, ông về Donbass, để tăng cường.
- Làm đi - Stalin nói - chọn Serbakov ở chỗ anh.
- Nếu cần, đồng chí cứ lấy. Cũng có những chứng cớ về Serbakov đấy. Người ta chỉ Serbakov là kẻ thù nhân dân: chứng cớ như thế, liệu có đáng tin tưởng. Ông nghĩ thế nào với ông ấy.
Stalin lại đi đi lại lại, suy nghĩ, sau đó nói:
- Thôi thế này. Dù sao chăng nữa, cứ lấy Serbakov, nhưng phải cử một bí thư thứ hai người Moskva kèm Serbakov, người đó chúng ta phải biết rõ, và phải nói với ông ta rằng rằng có những tư liệu nói là Serbakov liên quan với kẻ thù nhân dân, cảnh báo để ông ta theo dõi Serbakov. Nếu có cái gì tỏ ra nghi ngờ, hãy nói cho BCHTƯ.
Nhưng ai là người thứ hai? Người ta hỏi Malenkov. Malenkov trả lời:
- Popop.
Khi Popop làm việc ở chỗ Malenkov, Ban tổ chức, hình như là phó của Malenkov. Tôi quen Popop, nói với ông một cách tin tưởng bảo là, ông về tỉnh uỷ Moskva. BCHTƯ tin tưởng ông, còn ông, mặt khác, phải là con mắt của BCHTƯ, quan sát Serbakov. Serbakov từng làm việc ở Moskva trước đây: từng là bí thư thứ nhất Hội nhà văn Liên Xô trong thời Macxim Gorky. Có va chạm gì đó giữa ông với Gorky. Gorky chống Serbakov, vì rằng Serbakov can thiệp vào công việc cụ thể các nhà văn, và ông phải về Lenigrad, sau đó về Sibiri và Donesk. Plenum diễn ra tốt. Người ta chọn Serbakov. Nhưng tại Donbass, theo tôi, chúng tôi đưa một người địa phương từng làm việc ở chỗ Serbakov, làm Bí thư thứ hai tỉnh uỷ.
Trở lại Donbass. Tôi làm quen những hoạt động của hầm mỏ và các nhà máy, với các cán bộ, đi khắp các vùng cũ, nhớ lại quá khứ, khi tôi ở đó là công nhân và sau này là cán bộ Đảng. Tôi quyết định đi về Gorlovk. Người ta nói cho tôi, Gorlovk không yên ổn với bí thư Quận uỷ. Tôi nói với thủ trưởng NKVD địa phương: tôi đến đó và tôi xem xét, thảo luận với người ấy. Tôi đến. Tôi không quen Bí thư Quận uỷ. “Tài liệu” về ông ta, có. Người ta cũng cho tôi xem, và thủ trưởng NKVD không nghi ngờ, đó kẻ thù chưa chết, vẫn còn những tổ chức mưu phản. Người ta bắt ông ta khi tôi đến Gorlovk (quy mô chiến dịch rất lớn). Sau một vài giờ, có biên bản hỏi cung đầu tiên, và người này thú nhận: chỉ cái này... cái kia, người này lôi kéo ông... người kia cùng với ông... v.v... Lúc đó trong ban lãnh đạo có 3 Bí thư Quận uỷ: bí thư thứ nhất, thứ hai và thứ ba. Bí thư thứ nhất khai là bí thư thứ hai và ba cũng bị lôi kéo về phía sông ta.
- Việc như thế ư? - tôi hỏi thủ trưởng NKVD.
- Vâng, biết, như thế... như thế...
Bắt cả Bí thư thứ hai. Sau một thời gian người ta đọc cho tôi nghe biên bản hỏi cung. Tôi chú ý đến việc giải nghĩa sự thừa nhận của Bí thư thứ nhất và thứ hai trong việc phạm tội, nó giống nhau đến từng chữ, và được ghi bởi cùng một điều tra viên. Tôi nói:
- Sao có thể giống nhau đến từng chữ như thế? Liệu điều tra viên thẩm vấn họ riêng rẽ?
- Ông cũng biết, việc này chỉ có một người và một điều tra viên, viết theo mẫu.
Đối với tôi, điều này tỏ ra có những chỗ khuất tắt gây ngờ vực. Vả lại, có vấn đề giấy tờ, lập biên bản, theo thực chất, tôi tin rằng người ta thú nhận ra. Cả hai người đều chỉ ông Bí thư thứ ba - Gaevoi. Tôi xem tiểu sử ông: công nhân địa phương, mọi người biết ông. Tôi nói:
- Triệu tập đảng uỷ.
Phiên họp khu uỷ tiến hành. Thành phần khu uỷ có những người tuổi tương đối đáng kính trọng. Tôi nói:
- Thưa các đồng chí, bí thư thứ nhất và bí thư thứ hai (thủ trưởng NKVD có thể trình bày tỷ mỷ hơn) tỏ ra có liên quan với kẻ thù nhân dân.
Bí thư thứ nhất là như thế này... Một tổ chức thù địch với đất nước dường như do ông hình thành ra. Trước đó ông bị bắt. Và khi đó những uỷ viên khu uỷ, những người cao tuổi, phát biểu như thế này:
- Đồng chí Khrusev, chúng tôi không biết họ, họ là những người từ đâu đến, được cử đến chỗ chúng tôi, nhưng Gaevoi lớn lên ở làng này. Chúng tôi biết ông ta từ khi đó, khi ông mặc quần thủng đít, và chúng tôi biết thân sinh ông. Đây là người của chúng tôi, và chúng tôi bảo đảm cho ông ấy.
Tôi nói:
- Được. Lần này các ông bảo đảm, thì thủ trưởng NKVD, có mặt ở đây, còn kiểm tra một lần nữa, và đừng ai làm hỏng Gaevoi, dưới sự đảm bảo của các ông.
Gaevoi được thả tự do. Sau một thời gian ông được điều làm Bí thư thứ hai tỉnh uỷ Stalin, còn sau đó, hình như, thậm chí bí thư thứ nhất. Có thể bây giờ tôi không tiếp tục trình bày tất cả và trường hợp Gaevoi xảy ra từ trước khi Serbakov đến, vì rằng, theo tôi, chính Serbakov đưa Gaevoi làm Bí thư tỉnh uỷ. Nhưng việc không phải ở chỗ là đồng nghiệp của ông. Bằng phương pháp như thế, “kẻ thù nhân dân” được tạo ra. Và những tổ chức Đảng cao cấp, và những người lãnh đạo cao cấp thậm chí như tôi, có địa vị tương đối cao (tôi trong thời gian ấy là uỷ viên Bộ chính trị) tỏ ra có quyền lực hoàn toàn, cũng có những tài liệu, được các nhân viên NKVD đưa ra, mà những nhân viên NKVD quyết định số phận và của người này người khác Đảng viên hoặc không Đảng viên.
Khi đó tại Donbass tôi đụng phải việc một số giáo viên Viện mỏ mang tên Artem (tôi tốt nghiệp khoa lao động của trường này năm 1925), những người, mà tôi rất kính trọng, cũng là “kẻ thù nhân dân”.
Trong số kỹ sư mỏ, có Gerchikov, người Do Thái, nhà toán học rất giỏi và rất khoẻ mạnh, nhân thể nói thêm, nhà điền kinh. Sau đó ông làm việc ở công nghiệp than và là một kỹ sư mỏ. Bỗng dưng ông cũng rơi vào nhóm những người làm hại, nhưng không phải trong thời kỳ chiến dịch khám phá người làm hại, mà là trong thời kỳ vạch mặt “kẻ thù nhân dân”.
Dân uỷ viên công nghiệp nặng là Kaganovich đến Donbass, làm một bài phát biểu lớn, kể ra hàng chục kẻ thù nhân dân bị vạch mặt và đọc tên những người này, trong số đó có cả Gerchikov. Tôi đau lòng nhận ra rằng Gerchikov, người mà tôi biết rõ và kính trọng, cũng là kẻ thù nhân dân. Tôi về Donbass cuối năm 1938 và ngẫu nhiên gặp Gerchikov. Tuy nhiên đây không còn là Gerchikov như trước nữa, chỉ còn bóng dáng ông. Tôi hỏi:
- Ông khoẻ không?
Ông trông có vẻ buồn bã, kín đáo. Ông lầm rầm rằng ốm yếu, rằng bị bắt. Sau đó người ta kể rằng ông bị đánh đập tàn tệ, cướp đi sức khoẻ của ông, chẳng bao lâu thì ông chết.
Nói chung chuyến đi về Donbass được giải thích rằng ở đó không còn những người lãnh đạo công nghiệp than và chỉ còn những người phó. Phải đưa ra người mới. Kaganovich đưa ra những người tốt và lương thiện, nhưng ít được đào tạo, chưa được học hành tử tế. Người ta đưa cả Nikita Izotov, một công nhân rất tốt, một người lao động tiên tiến. Nhưng để là người lãnh đạo công nghiệp than, tất nhiên, ông không thích hợp. Và Diuakov cũng được đưa ra, nhưng cũng hoàn toàn không thích hợp. Người ta phàn nàn với tôi về Diuakov:
- Đồng chí Khrusev, Diuakov gọi một kỹ sư. Người kỹ sư báo cáo với ông. Và nếu một điều gì đó ông không vừa ý hoặc ông không hiểu, ông ta chỉ có một luận cứ như thế này: “Anh nhìn đi, tôi... phát vào mông anh đấy”. Và mỗi người chúng tôi, kỹ sư, hai lần trong một ngày đêm đến chỗ ông, để ông phát nó.
Tôi nói cho Stalin rằng không thể cất nhắc như thế. Chúng tôi có các kỹ sư, họ hoàn toàn có thể lãnh đạo. Stalin đồng ý với tôi. Người ta đưa Zasiadko vào loên hợp than Stalin. Sau chiến tranh ông trở thành phó chủ tịch hội đồng Bộ trưởng Liên Xô, bây giờ đã chết. Một người có nhược điểm lớn: ông uống rượu suốt ngày, một người đáng thương. Nhưng là một người quản lý hành chính và người tổ chức rất tốt, biết nghề mỏ một cách tuyệt vời. Lúc ấy, theo tôi, tại Donbass có một liên hợp trong ngành than và luyện kim, đứng đầu là các các kỹ sư mới. Tôi không tính đến và không nhớ tên tuổi của mọi người, lãnh đạo liên hợp hoặc đã chết trong thời gian ấy.
Dần dần tình thế trong nông nghiệp và trong công nghiệp bắt đầu đầu ổn định. Công nghiệp bắt đầu thực hiện những kế hoạch, cả than, cả luyện kim, và chế tạo máy. Nông nghiệp cũng bắt đầu lấy lại sức lực. Những cán bộ mới được bênh vực, sự đàn áp có yếu đi. Các vụ bắt bớ cũng không tràn lan, dường như chỉ lựa chọn những ai bị nhắc đến trong các biên bản đấu tranh khi bắt và hành quyết “kẻ thù nhân dân”.
Nông nghiệp tăng dần. Một hôm, Dân uỷ tài chính Zverev gọi tôi:
- Ông bán ít bánh mỳ trắng, đặc biệt bánh mỳ gối và bánh sừng bò.
Vấn đề là ở chỗ những thực phẩm này được bán theo giá cao như hàng hoá của bộ tài chính, doanh thu từ việc bán này đưa vào tích luỹ để công nghiệp hoá. Tôi cũng nhớ lại củ cải đường khi đó cũng chỉnh đốn tình hình. Và ngũ cốc cũng thế: luá mỳ thu mua hơn 400 triệu pud. Trong thời gian đó là một con số lớn đối với Ukraina. Sau chiến tranh vệ quốc, khi tôi trở lại công tác tại Ukraina, người ta cung cấp khoảng 700 triệu pud bánh mỳ. Nhưng đấy là thời gian khác. Nhưng vào thập niên 1930 Ukraina quả là người nuôi sống Liên Xô theo cách nghĩ ngũ cốc, đường và nói thậm chí không cần nói thêm nữa. Ngoài ra, còn trồng nhiều hoa quả, thuốc lá, hướng dương.
Khi tôi về Ukraina và khởi đầu cương vị của mình Bí thư BCHTƯ ĐCS(b) Ukraina, có lần viện sỹ Ukraina Paton gọi tôi. Trước đây tôi đã nghe về ông, nhưng chưa bao giờ gặp ông. Người ta thông báo cho tôi rằng đây là một người rất hay, nhà chế tạo máy giỏi, say mê vấn đề cấu trúc hàn cầu. Ông đề nghị tôi tiếp ông, và tôi tiếp ông. Một người rắn chắc, đã có tuổi, trọng lượng trung bình, tráng kiện, mặt như sư tử, mắt sắc. Chào hỏi xong, ông lôi từ trong túi một mẩu kim loại và đặt lên bàn:
- Đây, hãy xem, đồng chí Khrusev, viện chúng tôi có thể làm được cái gì. Đây là sắt viên (có lẽ độ dầy chừng 10 mm), và tôi hàn nó như thế này.
Tôi nhìn mối hàn. Bởi vì chính tôi là thợ luyện kim, tôi thường gặp các mối hàn. Đây là một mối hàn lý tưởng, vẻ bề ngoài nhẵn như tờ giấy. Ông nói:
- Đây là hàn trong chất lỏng phù trợ.
Từ “chất lỏng phù trợ” khi đó tôi nghe lần đầu tiên. Và Paton còn có những phát minh khác. Ông kể, những khả năng mối hàn làm tan dưới chất lỏng phù trợ, đem lại lợi ích như thế nào, giảm nhẹ sức lao động ra sao, nâng cao hiệu suất làm việc và chất lượng hàn và nói chung, đặc biệt là độ tin cậy của chúng. Ông say mêе ý tưởng hàn tất cả các cấu trúc sắt từ kim loại đen - cầu, vì kèo để làm mái nhà và v.v..., và chứng minh, chúng làm thuận lợi việc hàn không cần keo, vẽ ra trước mắt tôi một bức tranh, что chẳng bao lâu ông chế tạo máy hàn tự động dùng để hàn tàu thuỷ. Mắt của ông sáng lên, lời nói của ông đầy vẻ tự tin, ông buộc những người khác tin vào ý tưởng của ông. Ông biết cách để đạt được kết quả của mình cho những người không phải là người chuyên mô tin chúng theo đúng chứng cứ của mình.
Tôi bị quyến rũ bởi cuộc gặp và nói chuyện với Paton, những tiến bộ của ông, ý tưởng cách mạng kỹ thuật. Bây giờ могу nói rằng Evgeni Oskarovich - cha đẻ của hàn công nghiệp của Liên Xô. Con trai ông - bây giờ là Chủ tịch Viện hàn lâm khoa học Ukraina, hoàn toàn xứng đáng với người cha của mình. Sau cái chết của Paton (bố) tôi nhiều lần gặp gỡ với Boris Evgenievich nhiều lần nghe ông, ông cho tôi xem những mẫu mới đạt được trong lĩnh vực hàn. Một loạt công trình này vượt xa giới hạn của viện, chúng được đưa vào rộng rãi trong sản xuất. Tại cuộc gặp mặt đầu tiên Paton (bố) nói:
- Tôi có điều phàn nàn. Giám đốc nhà máy kiến trúc kim loại Dneprо-Petrovsk tại Kiev. Tôi mời ông ta tới viện xem công việc của chúng tôi. Tôi muốn biểu diễn việc hàn kết cấu lim loại để đưa vào nhà máy của ông ta, trước hết là hàn tự động dưới chất lỏng trợ lực. Ông ta không dành thời gian đến với tôi và lại chạy về Dnepropetrovsk. Thế đấy, những người xô viết thuộc về những người mới. Sự áp dụng hàn tự động đem lại sự tiết kiệm kim loại, đẩy nhanh xây dựng và nâng cao năng suất lao động.
Tôi trả lời:
- Cám ơn anh đã nói cho tôi. Ông giám đốc nhà máy sáng mai sẽ có mặt ở chỗ ông.
Ngay lúc có mặt ông tôi gọi Zadionchenko bí thư tỉnh uỷ Dneprо-Petrovsk. Ông là người rất hành động, hiểu ngay bản chất công việc và trả lời:
- Bây giờ tôi sẽ gọi ông ta, sáng mai ông ấy sẽ có mặt ở Paton.
Hôm sau giám đốc lại bay đến Kiev. Paton hài lòng gọi cho tôi và nói rằng ông giám đốc này đang ở chỗ ông, và họ tìm thấy tiếng nói chung.
Cuộc nói chuyện với Paton gây cho tôi những ấn tượng mạnh. Tôi viết thư cho Stalin, trong đó nói hết tất cả cái gì mà viện sỹ kể cho tôi và cái gì mà chính mắt tôi nhìn thấy, khi tới thăm viện của ông ta, tiếp xúc vớicông nhân của ông. Trong thư, tôi rất khen ngợi Paton, phấn khởi về công việc của ông và viết triển vọng lớn trong tương lai sử dụng phương pháp hàn này, nhấn mạnh, nhấn mạnh rằng phải đẩy mạnh рcông việc của Paton để nhanh chóng đưa chúng vào thực tế ở nhà máy chúng tôi.
Một thời gian ngắn sau, Stalin gọi tôi và đề nghị tôi về Moskva. Bây giờ tôi còn đi tàu hoả. Lúc đó uỷ viên Bộ chính trị và BCHTƯ Đảng không đi máy bay, có lệnh cấm. Lệnh cấm ấy xuất hiện một cách thú vị. Mikoian đã kể cho tôi có lần ông đi đến Belorussia, phi công đề nghị ông đi máy bay. Ông đồng ý bay. Điều này sau đó được viết trên báo. Stalin đọc, biết Mikoian bay bằng máy bay và phi công khi ấy thực hiện những cú nhào lộn dành cho phi công hạng cao, đề nghị tuyên án khiển trách Mikoian vì những liều lĩnh không cần thiết. Rồi ra một biên bản cấm các uỷ viên BCHTƯ VĐCS(b) và Bí thư nước cộng hoà BCHTƯ bay, điều này được coi là khá nguy hiểm. Chúng tôi chỉ bay trong thời gian chiến tranh.
Tôi rất thích máy bay và thường bay, khi có điều kiện mà không làm Stalin lo ngại. Tôi thường bay, khi làm việc tại Kiev những năm 1928-1929. Ở đó phi công Deych phục vụ. Tôi đi đến Rzinsev, và phi công Deych “đãi” lần đầu tiên trong đời bằng chuyếnmáy bay. Điều này gây cho tôi ấn tượng mạnh. Sau đó tôi thường bay trên “Younker.
Trên “Younker” khi đó thường chở tư lệnh không quân Liên Xô Baranov. Về sau này ông chết thảm khốc. Đó là một người tuyệt vời, bạn thân của Yakir. Trong thời gian chúng tôi, khi ông bay đến Kiev, cho phép tôi bay trên máy bay của ông. Như thế, trong thời gian ấy, tôi cũng đã là “con sói trên không.
Nhưng khi tôi công tác bí thư Thành uỷ Moskva, tôi đã bay thậm chí trên máy bay thí nghiệm “Stal-2”.
Trên đó tôi bay cùng với Dân uỷ viên hàng không dân sự. Bay tôi cả trên khinh khí cầu cũng với Dân uỷ viên hàng không dân sự. Nhưng, mặc dù tôi cũng đã bay nhiều, bây giờ lại bị cấm, vì thế tôi từ Kiev về Moskva chỉ bằng tầu hoả tàu hoả.
Về đến Moskva, tôi gặp Stalin, một lần nữa kể về Paton. Ông cướp lời tôi:
- Tôi gọi anh đến về vấn đề này. Tôi đọc thư và tôi rất thích nó. Tôi hoàn toàn đồng ý với ông đánh giá công trình này và muốn nói chuyện với ông, còn sau đó đưa vấn đề này cho BCHTƯ và viết quyết định đưa vào sản xuất. Nhưng Paton là người thế nào? Ý nguyện của ông ta thế nào? Ông ta còn khoẻ không, nếu chúng tôi cho ông làm Hội đồng Dân uỷ toàn quyền và cho ông thư uỷ nhiệm không hạn chế về việc áp dụng phương pháp hàn trong sản xuất. Ông ấy có thể ép những người quan liêu phải đưa việc hàn vào sản xuất?
Tôi trả lời:
- Chừng mực nào tôi biết Paton, nếu trao cho ông thư uỷ nhiệm như thế, những người quan liêu sẽ không còn gì bấu víu. Ông ấy sẽ dừng họ lẩn tránh. Ông ấy là người ý chí kiên trì lắm.
Lúc ấy Stalin bảo tôi không quay về Kiev, để gọi Paton lên nhận quyết định, cho phép ông toàn quyền tổ chức áp dụng trong sản xuất phương pháp hàn mới. Khi Paton đến, Stalin trao cho ông một số vấn đề và làm quen với ông. Ông cũng gây một ấn tượng lớn, rất tốt đối với Stalin: Paton là người có ý chí, có tổ chức, biểu thị rõ ràng và khúc chiết ý nghĩ của mình, mặt mũi có khí phách và sắc bén, con mắt nhìn thấu suốt. Ông buộc người ta phải coi trọng ông và ông có ảnh hưởng đến những người gặp ông. Điều này làm cho Stalin thích thú. Paton nhận thư uỷ nhiệm, và bây giờ tôi quiay về Kiev.
Tôi hỏi tỷ mỷ Paton về khả năng hàn, tôi nảy ra ý nghĩ dùng phương pháp này để hàn thân xe tăng hàng loạt. Tôi hỏi ông:
- Liệu có thể hàn thép xe tăng?
Ông suy nghĩ:
- Phải nghiên cứu. Tôi không thể bây giờ trả lời ông được. Nhưng thép bọc có độ dày bao nhiêu?
- Hình như gần 100 mm.
- Khó đấy, nhưng chúng tôi sẽ thử. Tôi nghĩ, làm được.
Tôi lại một lần nữa gặp Paton để biếttốt hơn, thép nào, chi tiết nào, kim loại nào và độ dầy nào ông có thể hàn bằng phương pháp của mình. Tôi hy vọng, phương pháp của ông có thể có ích để hàn thân xe tăng. Chiến tranh đang đến gần.
Khi tôi lại đặt vấn đề này, Paton nói cần biết thành phần. Tôi đề nghị ông đến nhà máy xe tăng Kharkov. Ban đầu đây là nhà máy, hình như, Gartman, còn sau đó được gọi là KhPZ (nhà máy sản xuất đầu tầu hoả Kharkov mang tên Quốc tế cộng sản), nhưng ở đó sản xuất cả những sản phẩm mới - xe tăng thành phẩm và động cơ diesel. Tôi nói:
- Tôi đề nghị giám đốc nhà máy và bí thư Đảng uỷ (giám đốc là Maksaev, còn Đảng uỷ - Episev (bây giờ Tổng cục trưởng Tổng cục chính trịquân đội và hải quân Liên Xô), họ để ông tiếp xúc với sản xuất và các nhà thiết kế. Ông tự nghiên cứu sản xuất và sau đó nói cho tôi suy nghĩ của mình.
Paton đến Kharkov, làm quen với sản xuất xe tăng, sau đó nói cần một thời gian suy nghĩ, nhưng tin rằng có thể tổ chức hàn tự động vỏ xe tăng dưới dung dịch trợ lực. Tôi nói ему:
- Đây là một thắng lợi to lớn đối với đất nước và đối với quân đội. Một công việc lớn.
Paton làm việc cùng với các nhà thiết kế xe tăng và các đốc công của nhà máy, những người chium trách nhiệm những chi tiết xe tăng mà họ hàn. Tôi muốn kết thúc kể về Paton và sự tham gia của ông trong sản xuất xe tăng, về đóng góp lớn của ông trong chiến thắng của Hồng quân, vì rằng xe tăng quả là bắt đầu được hàn, như miếng bánh tráng của lò do sự giúp đỡ của Paton. Khi chiến tranh lan rộng và những sự kiện dồn ép bất lợi cho chúng tôi, Hồng quân phải rút lui, nói riêng, Kharkov, chúng tôi bắt buộc phải sơ tán công nghiệp Kharkov về phía đông. Sản xuất xe tăng từ Kharkov chuyển đến Ural. Đảng uỷ thiết kế cũng đến đó. Cả Paton cũng đến đó. Ở đó nhanh chóng thu xếp sản xuất xe tăng ở chỗ mới. Paton đóng góp lớn vào tổ chức sản xuất xe quân sự. Đó là một người rất hay, lúc ấy không còn trẻ nữa và như đã nói, là sản phẩm của chế độ cũ về ý thức, được giáo dục trong thời Nga hoàng.
Năm 1943 tôi bay đến về Moskva theo lời gọi của Stalin. Stalin thường gọi tôi từ mặt trận về để nói chuyện. Thời kỳ này Paton ở Moskva. Ông đề nghị gặp tôi. Tôi tiếp ông, nghe, và ông trao cho tôi một bức thư cho BCHTƯ Đảng. Ông viết rằng cha ông phục vụ cho Nga hoàng, làm lãnh sự ở Italy, có lẽ ở Genue.
“Khi cách mạng thành công - ông viết - tôi cũng đã trưởng thành và, đương nhiên, thuộc về cách mạng một cách không nghiêm túc. Tôi cho rằng điều này không lợi đất nước ta, vì đã chống lại cách mạng tháng Mười. Nhưng tôi không có một hành động chống đối và không tham gia vào bất kỳ các tổ chức nào chống xô viết. Nếu có thể được biểu thị như thế, tôi chờ đợi rằng chính quyền này không tồn tại lâu lâu, nó sẽ bị tan rã, vì rằng nó không có tương lai và không vững chắc. Thời gian trôi đi. Tôi thấy thời gian đã thử thách chính quyền và chính quyền vẫn tồn tại. Sau đó chính quyền trở nên vững chắc, tỏ rõ khả năng tổ chức của mình, tỏ rõ hướng hoạt động, cái đó làm tôi làm hài lòng. Tôi hài lòng về những gì mà chính quyền xô viết đã làm. Với hàng năm sự hoạt động hấp dẫn chính quyền Xô viết lớn dần và tràn ngập lòng tôi. Tôi bắt đầu làm việc tốt hơn và trở thành hoà nhập với thực chất, được chính quyền xô viết xây dựng. Nhưng dù sao chăng nữa tôi không quên, tôi và chính quyền xô viết trong những ngày đầu tiên cách mạng, và vì thế tôi cho rằng tôi không có quyền có sự ủng hộ nào từ phía chính quyền Xô viết hoặc sự tín nhiệm đặc biệt với tôi. Tôi tiếp tục làm việc trung thực ở mảnh đất nơi tôi làm việc. Lúc ấy chiến tranh bắt đầu, và tôi được đưa đến chế tạo xe tăng. Tôi cho rằng tôi có đóng góp lớn vào sự phòng thủ đất nước ta, tổ chức sản xuất hàng loạt vỏ xe tăng, đưa máy hàn tự động dưới dung dịch trợ giúp theo khả năng của mình. Từ lâu, tôi đứng về chính quyền xô viết. Giờ đây tôi cảm thấy rằng tôi có quyền về mặt tinh thần gửi tới Đảng đề nghị nhận tôi vào hàng ngũ của mình. Vì thế tôi viết bức thư này và chuyển nó đến BCHTƯ tuyên bố về chấp nhận tôi vào Đảng. Tôi đề nghị ủng hộ tôi, tôi ước gì ngay bây giờ là một Đảng viên”.
Bức thư này làm tôi sung sướng, vì rằng Paton là người kiệm lời. Tôi cảm thấy lòng chân thật sâu sắc của ông thừa nhận chính quyền Xô viết là chính quyền nhân dân, thừa nhận ĐCS là nhà tổ chức chiến thắng kẻ thù. Tôi rất sung sướng về mong muốn của Paton- đăng ký chính trị để tham gia cuộc chiến tranh chống phát xít Đức, trở thành Đảng viên. Tôi nhận thư của ông và nói rằng tin tưởng ông sẽ được chấp nhận vào hàng ngũ VĐCS(b).
- Tôi trình đồng chí Stalin, và ông sẽ biết quyết định của BCHTƯ.
Tôi không nhớ, bao lâu sau, tôi gặp Stalin, kể hết tất cả với ông ta và trao cho ông bức thư này. Stalin cũng xúc động - ông hiếm khi thể hiện ý nguyện của mình - và nói:
- Ừ được, cứ giải quyết cho Paton, ông xứng đáng được kính trọng.
Và bây giờ tôi trình để ra quyết định:
- Chấp nhận đồng chí Paton vào đảng không tính đến thời gian thử thách.
Trong thời gian, chờ chấp nhận Paton vào Đảng, phải qua thủ tục, theo đó những người thành phần tư sản hoặc trí thức, nhất thiết phải qua thời gian thử thách kéo dài hai hoặc ba năm. Nhưng với Paton, thủ tục đó không cần, không được áp dụng. Có lẽ do công lao đặc biệt của ông trước tổ quốc và Đảng, ông được chấp nhận vào Đảng ngay lập tức. Tôi rất hài lòng. Thứ nhất, tôi vui mừng vì Paton và vì đất nước, vì công việc mà Paton đã cống hiến cho đất nước và quân đội. Thứ hai, tôi hài lòng rằng bằng trách nhiêkm của mình, tôi làm quen với ông, hiểu vai trò của ông và tuyển mộ một công việc lớn như thế: sản xuất xe tăng. Sau chiến tranh Paton quay về chúng tôi tại Viện hàn lâm Ukraina, trở thành phó chủ tịch Viện hàn lâm và tiếp tục công việc của mình một cách vững vàng như đã làm trong thời gian chiến tranh và trước chiến tranh.
Khi chúng tôi gặp bất hạnh, bất hạnh cả đối với Ukraina, và đối với khoa học - chủ tịch Viện hàn lâm khoa học Ukraina Bogomoles từ trần, ông được mọi người rất kính trọng, với đặt ra là sẽ là chủ tịch Viện hàn lâm? Người ta nói với rôi rằng các nhà khoa học Ukraina băn khoăn. Điều này là do nhiều người trong số họ nghĩ rằng BCHTƯ ĐCS(b) Ukraina sẽ giới thiệu chính Paton. Họ biết tôi kính trọng Paton, nghĩ rằng ứng cử viên này, không còn nghi ngờ gì nữa, được nêu ra. Lúc ấy cần nói rằng trong Viện hàn lâm khoa học Ukraina có nhiều ý kiến khác nhau về Paton. Tôi cho rằng đa số tuyệt đối các nhà khoa học kính trọng ông rất cao như một nhà bác học. Nhưng mọi người rất sợ tính cách của ông và vì thế sợ rằng ông trở thành chủ tịch Viện hàn lâm. Mọi người biết suy nghĩ của ông, không chịu nổi tính ba hoa khoác lác, cụ thể trong công việc. Ông có ý chí kiên trì rất cao. Tin đồn đến tai tôi là nếu chủ tịch Viện hàn lâm là Paton, là do Khrusev ủng hộ ông, và ông sẽ đuổi người thứ hai, thứ ba... và biến Viện hàn lâm khoa học thành một xưởng thực nghiệm cao cấp. Nghĩa là buộc tội ông theo chủ nghĩa thực hành. Vâng, đây chính là một con người biết đặt kiến thức khoa học vào phục vụ sự nghiệp. Ông không chịu đựng nổi những cuộc bàn luận trừu tượng và những cãi vã vô bổ dưới mác học thuật. Quả là, với những người như thế, ông có thể là mối đe doạ.
Chúng tôi biết tất cả những quan hệ như thế vớiông, và vì thế chúng tôi không nảy ra ý tưởng giới thiệu ông vào chức vụ chủ tịch Viện hàn lâm. Nếu phải “gây sức ép” khi bỏ phiếu, thì sẽ gặp những điều không tốt. Chính Paton cũng không thiên về điều này. Ông say mê công việc của mình và của viện mà ông lãnh đạo. Bây giờ viện này nổi tiếng không những ở nước ta, mà viện còn chiếm một vị trí tương đối cao trên thế giới về hàn kim loại. Sau khi Paton chết, lãnh đạo viện là con trai ông, Boris, bây giờ là chủ tịch Viện hàn lâm khoa học Ukraina.
Khi Paton chết, Tại Kiev, một chiếc cầu mới được xây xong qua sông Dnepr. Đó là chiếc cầu lớn nhất ở Kiev. Nó được hàn toàn bộ. Paton cố đạt được điều này, và tôi ủng hộ ông, để áp dụng cấu trúc hàn toàn bộ. Ông là nhà kỹ thuật, là người lãnh đạo hàn cầu. Trong thời gian tôi về công tác ở Ukraina. người Ukraina có ý định tặng tên tooi cho chiếc cầu. Điều này làm tôi ngạc nhiên, đặc biệt vì rằng trước đó chúng tôi đã quyết định cấm phong các xí nghiệp, cơ quan, nông trang và v.v... mang tên các nhà lãnh đạo Đảng và Chính phủ khi còn đang sống. Và thậm chí hàng loạt tên tặng thưởng được trước đây, chúng tôi bằng quyết định đặc biệt đã bỏ đi. Như tôi nói đùa, người ta tước đoạt hết quyền và vị thế của những người “khoắng” về mình những xí nghiệp, nhà máy và thành phố. Cuộc thi đấu như thế thậm chí là không lành mạnh, tên của họ được tặng cho một lượng lớn xí nghiệp và nông trang. Điều này là dã man! Khi Lenin còn sống điều này, theo tôi, chưa hề có. Sau đó có lúc tặng tên của Budenyi còn sống (anh hùng nội chiến). Cũng tặng tên những người đã chết để tưởng nhớ sự nghiệp mà họ thực hiện đối với Đảng và nhân dân.
Tôi hỏi người Ukraina:
- Vì cái gì các anh muốn tặng tên tôi cho chiếc cầu? Điều này vi phạm trắng trợn quyết định của BCHTƯ. Tôi chống, hơn nữa điều này vì chính tôi là người khởi xướng quyết định như thế. Các anh không hiểu đặt tôi vào tình thế như thế này? Tôi đề nghị các anh không mang cái đề nghị ấy đi đâu cả. Và chẳng cần tìm kiếm lâu ai xứng đáng hơn, để của nó được thưởng cho chiếc cầu này? Chẳng hạn, viện sỹ Paton. Tôi đề nghị, hãy đưa những đề nghị như thế, và Chính phủ chuẩn y nó.
Thế là chiếc cầu mang tên Paton. Và bây giờ этот мост, như người ta nói, sống và khoẻ mạnh, còn mọi người đi lại qua nó. Tôi nhớ đến lời của người xây dựng nó - viện sỹ Paton.