Tập 1- H

Ngủ chiều
Lúc nhỏ ở nhà, tôi hay ngủ trưa với bà nội, hoặc có khi ngủ một mình. Nhiều lần ngủ quá buổi, sang lỡ buổi chiều, hoặc chập choạng tối mới thức dậy. Ngủ chiều dậy thấy ánh đèn dầu đỏ đỏ một cách ma quỷ thì khóc ùa lên. Mỗi lần như vậy là một lần chết đảm, giật thột đến phần sâu kín nhất của linh hồn. Cha mẹ tôi và mọi người đều nói là tôi bị mộc đè. Người lớn lại bảo tôi phả tránh ngủ gần cột nhà, nhất là cột lim hay cột dẻ, cột táu, nghĩa là các thứ gỗ hồng sắc, vì người lớn tin rằng từ các cột ấy toả ra một luồng không khí nặng, nó đè lên giấc ngủ của trẻ con. Dù sao thì lúc tôi tỉnh dậy đã hoàng hôn, tranh tối tranh sáng, mà trong nhà lai vắng người thì tim tôi như bị giật thót, tôi bàng hoàng như nửa tỉnh nửa mê. Bà tôi hoặc thầy tôi phải đến lay tôi dậy và bắt tôi đứng thẳng lên và đi cho ra khỏi cái luồng mộc đè. Có khi, vừa bị mộc đè, lại ra sân nhìn núi cháy đỏ rực một đám, lửa lườm lườm như cái lưỡi khổng lồ liếm hết cả cây cối một vùng. Ấn tượng bàng hoàng ấy lúc ngủ chiều dậy cứ ám ảnh tôi mãi cho đến lớn. Có lẽ không phải chỉ bóng cột nhà, mà cả bóng núi Mồng Ga, bóng rừng sau núi cũng đã đè lên giấc ngủ chiều của đứa trẻ. Cho nên tôi có thưa với các cụ bà cụ già không nên để các cháu ngủ chiều, tránh cho chúng nó cái giật thột, cái hoảng sợ khi bóng chiều dần yếu, khi bóng đêm đang lên, khi trời ở trong phút giờ chập choạng.
Con trẻ ngủ chiều hay giật thột
Khóc inh vỡ cả nắng ngày tàn
Bà ôm dỗ mãi, hờn không ngớt
Tiếng nấc nằm mê ngực vẫn ran.
Cát phừng ngoài bãi, bóng trong vườn
Gió chảy theo sông tự nước nguồn
Có phải đã vào trong giấc trẻ
Làm ra xao động của hoàng hôn
Bà ơi ngày hạ nhiều hương nắng
Chớ để say hương cháu ngủ chiều
Hồn trẻ chưa quen nghe vắng lặng
Trong từng hạt gió thổi ngày xiêu.
Thầy học Khai Tâm của tôi
Lúc tôi lên 6 tuổi thầy tôi đã cho tôi học chữ Hán. Tôi còn nhớ rõ mẹ đi chợ mua về cho tôi một xấp giấy bản trắng tinh, thầy tôi đóng thành quyển vở chữ Hán và lồng vào đó một cái thiếp chữ mẫu để tôi đề theo. Có khi thầy tôi hoặc ông thầy học trong xóm viết đầy trang giấy mấy hàng chữ mẫu với bút son, và tôi cứ thế mà đồ lại. Tôi thấy đi học như vậy cũng hay hay, cũng mấy bạn ê a suốt buổi. Nhưng lúc đó (1925) Hán học đã suy tàn, lớp học của tôi là một sự hấp hối của nền học cũ. Mấy tháng sau, lớp này cũng tự nhiên giải tán, vì các gia đình có con em học ở đó đều rút về cho đi học trường tổng (trường Pháp Việt) hoặc trường Phụng công ở bên kia sông. Tôi cũng ở trong trường hợp ấy. Tôi còn nhớ ông ngoại lên thăm bố mẹ tôi có gọi tôi đến gần mà hỏi: “Tại sao mi chưa đi học quốc ngữ”. Nghe ông hỏi tôi sợ quá, trả lời liều: “Thưa ông, tại con ăn phải trái khế rơi giữa bãi cứt trâu nên chắc là con tối dạ, không đi học được!”. Ông tôi nghe nói thì cười và bảo tôi: “Tối dạ, thì mi uống nước nhiều để rửa cứt trâu trong bụng đi rồi sẽ sáng dạ và phải đi học ngay lập tức”. Ông vừa nói vui nhưng nét mặt lại rất nghiêm, mắng tôi biếng nhác, và la rầy mẹ tôi.
Sau khi ông về, mẹ tôi và bố tôi đem tôi xuống nhà bác hương Thự, gửi cho bác nhờ bác dạy quốc ngữ cho tôi cùng một số trẻ khác tại nhà bác. Bác Thự (họ Cù Hoàng), kém thầy tôi vài ba tuổi, có học chữ Hán, và đã học qua tiểu học Pháp Việt. Bác là người thông minh và lấy việc dạy trẻ trong nhà là một niềm vui. Phương pháp dạy của bác thì cũng là bắt học thuộc lòng, và bắt viết tập nhiều. Bác rất nghiêm khắc khi bắt học trò đọc bài, đứa nào không thuộc thì bác bắt ngồi lại học cho kỳ thuộc, mới cho về. Về sau đông học trò bác chuyển lớp sang nhà bác Hợi là anh ruột bác. Tôi đã nhờ bác Hợi gái mua cho tôi gói phẩm tím ở chợ Nướt. Đem pha với nước chè xanh mực tím đặc quánh, viết lên mực ánh tím rất đẹp.
Tôi còn nhớ, mấy ngày đầu đến nhà bác Thự tôi lười học, cứ trốn về nhà. Sau đó mẹ tôi và chú tôi phải trói tôi lại gánh tôi bằng một cây tre như gánh lợn đi chợ, mẹ đi trước chú đi sau, đến giao cho bác Thự. Sau này gặp tôi bác Thự cứ nhắc mãi: “Đi học phải mẹ và chú gánh như gánh lợn mà bây giờ lại giỏi thế nào! Âu cũng là cái số”. Bác Hợi gái khi còn sống, lúc đó răng rụng hết, mặt giăn gieo gặp tôi thì cứ hỏi: “Có nhớ cái lọ phẩm tím pha nước chè xanh không, anh Cận?... tôi học ở nhà bác chưa đầy nửa năm thì tôi được vào học trường tổng Dị Long (1926) bắt đầu học lớp năm, rồi tháng 9-1927 lên học lớp tư. Tháng 10-1927, mợ Vân về đón tôi đi vào Quảng Điền (Thừa Thiên) để học với cậu tôi... Tôi rất biết ơn bác Thự thầy học khai tâm của tôi. Sau này mỗi kỳ nghỉ hè về thăm nhà bác. Mỗi lần tôi cũng có chút quà tặng bác, gọi là nhớ ơn thầy, bác rất cảm động và nói: “Tôi đã dạy hàng trăm học trò, nhưng chỉ có anh là người còn nhớ thầy, còn thương thầy”. Tình thầy trò bây giờ không như xưa nữa! Năm 1981, có người ở quê ra cho tôi biết bác Thự vừa mất, thọ 87 tuổi. Tôi có làm bài thơ viếng bác, đã in trong tập thơ Hạt lại gieo, xin trích đây vài đoạn:
Có người ở quê ra
Đưa tin thầy học chết
Bác Thự, thầy đầu tiên
Dạy tôi học, tôi viết.
Năm lăm năm trước mắt
Xã An Phú quê nhà
Một cuộc đời vụt tắt
Nghe lòng con xót xa.
Con lười đến nhà thầy
Mẹ và chú phải gánh
Lọ phẩm tím đeo tay
Pha chè xanh đặc quánh.
Cùng học chữ với bác
Tôi thuộc mỗi bờ cây
Mỗi một làn gió mát
Mỗi đồi cao, ruộng lầy.
Tôi thuộc mỗi con chim
Bay qua nhà lạnh hót
Thuộc giọt tranh quanh thềm
Những ngày mưa không ngớt.
Về sau tôi tập viết
Về sau làm thơ ca
Trong mỗi vần mỗi nét
Lại bâng khuâng quê nhà.
Được tin bác mất đi
Tôi bồi hồi suốt buổi
Bác, thầy học khai tâm
Cho hồn tôi có tuổi.
Chúa Bồn trên rú Trùa
Trên rú Trùa đằng sau núi Mồng Ga có chùa Bồn, cảnh chúa rất đẹp, xung quanh chùa có mấy cây sơn trà (một thứ cây muỗm trái nhỏ mà chua) có nhiều cây hoa trang (tức là hoa mẫu đơn), và sau lưng chùa có mấy cây hoa mộc. Hồi nhỏ tôi cùng chúng bạn đi trâu hay lên chùa Bồn hái trái sơn trà, và riêng tôi lại thích hái trộm hoa mộc của chùa bỏ vào túi áo, vì hoa mộc có một mùi hương mê mẩn. Mãi về sau này tôi vẫn thích ngửi mùi hoa mộc, và mỗi dịp đi thăm cảnh chùa nào là tôi cũng tìm xin hoa mộc của cửa Phật. Ở chùa Bồn cũng như ở nhiều chùa khác có xây hình địa ngục và thiên đường trong một gian khuất đằng sau, hơi u tối. Thiên đường thì ở trên cao, bọn nhỏ tôi không thấy rõ, nhưng địa ngục thì ở tận mặt đất thấy rõ ràng từng cảnh đày đoạ, người bị quăng vào vạc dầu, người bị chó ngao cắn, người bị cưa xẻ dọc làm đôi... Bôn tôi sợ, nhưng cũng sợ vừa vừa thôi, chỉ có tò mò xem thử các tội ác được trừng phạt như thế nào... Còn để thì giờ đi leo cây sơn trà hái trái chua lét:
Nhớ những trưa hè tuổi bé thơ
Trốn cha, theo bạn rủ lên chùa
Trèo nhăm quả muỗm chua chua lét
Phượng thắm, ve sầu nhịp mõ khua
Rồi kéo nhau vào trong hậu tự
Xem thôi địa ngục lại thiên đàng
Thiên đàng cao quá không nhìn rõ
Địc ngục phơi bày thật thảm thương...
Nhớ mãi đầu bươu thằng quỷ sứ
Mắt thòi ra nửa, lưỡi cong liềm
Tây cầm chày giã đàn bà chửa
Thai phọt ra ngoài đọng máu đen
Lại có những người bị lửa thiêu
Những dầu nhúng vạc cháy xèo xèo
Những thân cưa dọc như cưa gỗ
Cưa cả mắt nhìn, cả miệng kêu.
Bọn tôi nhìn kỹ mới hay rằng
Họ giống bà con trong xóm làng
Cũng áo quần nâu gầy guộc mặt
Ở đây không thấy kẻ giàu sang...
Tôi sợ nhưng mà sợ ít thôi
Không bằng cái sợ của bà tôi
Đi qua địa ngục bà run gậy...
Đâu đó dường như đã thấy rồi...
Chùa Bồn bây giờ đã bị phá trụi, chỉ còn cái nền cỏ mọc xanh um; thiên đàng, địa ngục cũng không còn dấu vết. Cả mấy cây muỗm (cây sơn trà) cũng không còn, nhưng cảnh rú Trùa vẫn đẹp, sườn núi vẫn tươi xanh. Mỗi lúc về quê, tôi lại lên thăm rú Trùa. Trong ánh nắng hè oi ả, gió thoang thoảng, tôi lại cảm nghe cái vị chua lét của trái sơn trà tuổi nhỏ...
Trèo lên cây mít
Lúc năm, sáu tuổi, tôi thường hay leo lên cây mít sau nhà. Cây mít này có một nhánh nằm ngang, và trổ nhánh đâm ra lại có một mặt bằng phẳng do trước đây bố tôi đã cưa một nhánh gãy. Mặt bằng ấy như cái bàn tròn cao quá mặt đất chừng ba thước. Tôi leo lên đất, ngồi suốt buổi, vắt đất làm đồ chơi, có khi mang lên đó những con giống ngũ sắc, bằng bột nếp mà mẹ hoặc bà đã mua ở chợ Nướt về cho tôi. Tôi cứ ngồi chơi tẩn mẩn một mình như vậy hàng giờ không chán. Tôi nhìn lên trời theo dõi từng đám mây bay, theo dõi những con chim bay qua vườn hoặc nhảy chuyền từ cành này qua cành khác. Có lúc tôi lại leo lên cây hồng bên cạnh nhà chú, cây hồng không có cái bàn như cây mít, nên tôi cứ đứng hàng giờ, lấy một chiếc gậy khèo những quả hồng chín, có khi cả quả hồng xanh nữa. Khi bố mẹ tôi về nhà, đã biết nơi “giải trí” của tôi, nên cứ ra gốc mít mà gọi tôi xuống. Bố mẹ6cũng chẳng la mắng gì, chỉ dặn leo lên leo xuống phải cẩn thận. Ở dưới gốc cây mít có một đám lá lốt rất tốt, mẹ tôi thường ra hái để nấu canh, nhất là nấu canh hôn (một thứ rùa mu trơn, ở trong ruộng). Có khi tôi cũng hái một nắm lá lốt vò đi cho vào nồi nấu, cho một tí nước mắm rồi xì xụp ăn rất ngon.
Lần đầu tiên nói láo
Tôi sáu, bảy tuổi gì đó, thường ở nhà coi nhà và bồng em. Đến khi bố mẹ về tìm đồ đạc không thấy thì hỏi dồn tôi” Con thấy đâu không?”. Thấy thì chỉ đã đành, nhưng thường tôi có để ý gì đâu, nên đụng đến là tôi lia lịa trả lời không. Rồi nói mãi như vậy tôi thấy ngượng, tôi thêm thắt vào: “Con không biết”. Nhưng gặp gì bố mẹ cũng hỏi tôi, mà ngụ ý rằng tôi phải biết. Tôi thấy người lớn tin ở tôi nhiều quá, tôi phải cáng đáng lấy một phần trách nhiệm mà người lớn giao cho tôi. Và từ đó tôi nói quanh: “Khi nãy con thấy nó chỗ này, bữa qua bố cất trong kia”. Nói láo mọc mầm từ đấy, lúc đầu chỉ là một cách thối thác, sau dần dần mới thành bịa đặt. Tôi nghĩ rằng trẻ con bắt đầu nói láo thường cũng ở vào cùng một trường hợp với tôi. Bắt chúng phải có trách nhiệm quá sức, là bày cho chúng tôi nói liều đắc sách nhất. Cũng như bao nhiêu người tầm thường mà thiên hạ có cho một công việc quá sức, phải khoác loác làm càn, hoặc quanh co trốn việc.
  Mụ Giao và ông Đĩ Đoá
Chưa một lần nào mẹ tôi nghi ngờ bố tôi đi đánh bài bạc vì mê gái. Nhưng mối nghi ngờ hình như đã đến với cái tên mụ Giao đi cặp kè với ông Đĩ Đoá. Mụ Giao người nhà quê mà khí cốt giang hồ. Người mụ trắng, đẹp và hai con mắt của mụ rất quyến rũ. Người ta đồn rằng mụ hay nằm lang với nhiều người và vào sòng bạc là mụ !!!7898_9.htm!!! Đã xem 63332 lần.