Chương 4

Là một người xuất thân từ một gia đình nghèo chỉ quen cấy lúa, trồng khoai ở một vùng xương rồng cát trắng, Triệu Quảng Thành thấm nỗi nhục của sự nghèo hèn nên đã gắng dùi mài kinh sử. Năm 24 tuổi, Triệu Quảng Thành đậu Cử nhân. Vua ban cho Triệu Cử nhân một chức quan nhỏ và hành sự ở ngay trong triều. Nhân mấy tỉnh miền tây có biến, Vua kén người ra biên cương dẹp loạn, Triệu Quảng Thành xin được xuất chinh. Vua cân nhắc rồi chuẩn tấu. Nhưng Triệu Quảng Thành còn trẻ, e rằng sẽ khinh xuất, Vua đã cử thêm một viên quan tuổi tuy dã cao nhưng đa mưu túc trí làm phó tướng giúp Triệu Quảng Thành những lúc "tiến thoái lưỡng nan". Qua gần hai năm gội sương tắm gió, Triệu Quảng Thành đã dẹp được giặc dữ. Hơn thế nữa, Triệu Quảng Thành đã làm cho dân vùng biên viễn một lòng với triều đình. Lần đầu xuất binh, Triệu Quảng Thành đã "mã đáo công thành" khiến Vua mừng lắm. Bốn năm sau, Triệu Quảng Thành vinh thăng vượt cấp cầm ấn Thượng thư Bộ Binh. Hễ vùng nào có biến là Triệu Quảng Thành có mặt và vùng đó mưa tạnh, gió ngừng. Võ công nối tiếp võ công, chẳng những thế, Triệu Quảng Thành còn có tài an dân. Do đó, năm 42 tuổi, Triệu Quảng Thành chỉ còn khuất sau có một bóng là Vua.
Đức Vua khai quốc ngày một già yếu. Là người có tầm mắt nhìn thấu trăm năm, Ngài biết những gì sẽ xảy ra sau khi người băng. Bởi vậy, Ngài đã cởi lòng cởi dạ với Thái tử. Trước hết, Ngài nói về Ngài: "Ta lập nghiệp gian nan những vì cứu dân nước lầm than, còn như chỉ vì vinh thân phì gia có khó gì. Nhưng đầu đội trời, chân đạp đất mà chỉ quanh quẩn với vinh thân phì gia thì sao xứng với một lần đứng trong trời đất. Hơn ba mươi năm đi qua bao lao lung tên đạn, ta mới nên cơ đồ. Nếu có một ai đó đủ tài đủ đức, ta sẽ giao giang sơn cho người đó không kể gì huyết thống. Vì sông núi đâu có là của riêng của một dòng họ. Cất được gánh nặng rồi, ta sẽ đến với suối, rừng, tùng, trúc. Những năm ta trị quốc chăn dân, ước muốn của ta mười phần mới làm được ba bốn phần. Có những việc, ý ta muốn làm cho dân yên vui, no ấm. Nhưng những vị quan chủ sự việc đó làm sai lạc đi khiến hàng vạn nhà oan ức, hàng nghìn người rơi đầu. Lỗi đó cuối cùng thuộc về ta. Ta không đau xót sao được! Lại có những vị quan làm gì cũng nói là làm theo ý ta, nhưng thật ra các vị đó lấy ta ra làm cái bình phong, mượn oai phượng hoàng để loè chim sẻ. Nếu làm theo ý ta, các vị quan đó không vơ vét của dân, không đục khoét quốc khố, không phè phỡn trên lưng dân, không kết bè kết cánh làm hại nhau. Từ cổ chí kim xem ra, những ai đó chưa có chút danh, chút quyền thì còn giữ được lòng, còn trọng tín nghĩa. Nhưng khi đã có chút danh chút quyền, mười người thì bảy tám người tìm mọi cách để được vinh thân phì gia, bất chấp nhân luân. Ngươi kế vị ta phải biết điều đó để xem  xét ai thanh, ai tham. Nước phải có Vua có quan. Vua và quan phải lo cho dân no, dân vui. Nếu không như vậy, Vua cũng như quan có là cái gì. Vua cũng có khối cái sai, đã sai thì phải nhận. Ông Vua dám nhận cái sai là ông Vua tốt". Thái tử cảm kích lắng nghe từng lời của Vua cha. Chàng biết đức Vua bộc bạch tâm can cũng là để răn dạy con cách trị quốc. Đức Vua phóng tầm mắt thấu suốt sông núi vạn dặm rồi nói tiếp: "Còn với Tể tướng, ông ấy là hộ quốc công thần công không phải là nhỏ. Nhưng ta e rằng, sau này ông ấy sẽ lộng hành. Vì ngươi chưa đủ sức át vía ông ấy. Nếu điều ấy xảy ra, người phải xử cho khéo để giữ vững phép nước mà vẫn không mang tiếng là một ông Vua tàn bạo. Làm Vua phải lấy phép nước làm đầu, lấy dân làm gốc, lấy đức làm trọng. Nhân từ mà vẫn giữ được phép nước, vẫn làm cho dân yên vui đó mới chính là một minh quân, có hay gì lưỡi gươm luôn dính máu…"
Thái tử nghe sự lòng của Vua cha mà thấy lo lo … Điều mà Thái tử lo không bao lâu sau đã xảy ra. Khi Vua cha băng, Tể tướng lo hậu sự cho đức Thái tổ rất long trọng, chu đáo. Trong mắt dân chúng, ngày ấy Tể tướng như cây cột đá chống đỡ triều đình. Nhưng chẳng bao lâu sau ngày Thái tử lên nối nghiệp Tiên Vương, Tể tướng đã ngấm ngầm lấn át Vua. Những tấu chương nào có lợi cho Tể tướng, ông ta dâng lên nhà Vua. Những tấu chương nào bất lợi cho Tể tướng, ông ta ỉm đi. Ai hẩu với Tể tướng chắc chắn sẽ được Tể tướng cất nhắc. Ai trái ý Tể tướng không sớm thì muộn cũng bị cách chức. Ông ta tự ý sắp xếp lại các lộ, các trấn. Lợi hay hại, ông ta không để tâm đến miễn sao thiên hạ biết bóng ông ta che rợp núi sông. Những việc ông ta làm có việc Vua biết, có việc Vua không biết. Cũng may, Vua cha đã tiên báo cho đương kim Hoàng thượng từ lâu rồi. Vì vậy, đức Kim thượng lặng lẽ đi những nước cờ thích hợp. Tuy Tể tướng chưa làm nghiêng đổ sông núi nhưng những việc làm của ông ta đã khiến cho nước thêm nghèo, dân thêm khổ. Tiếng oan thán nổi lên khắp nơi.
Tể tướng biết ông ta đã thất sủng. Ngôi cao mà không được lòng Vua thì cái đầu nay còn mai mất dễ như bỡn. Phải lấy lại quyền thế chốn triều trung, Tể tướng ngày đêm mưu tính. Chợt mắt Tể tướng sáng lên. Đức Vua còn khá trẻ, sức vóc cường tráng lại hào hoa chắc sẽ sập bẫy người đẹp. Vì mười vị Vua thì tám vị ham gái đẹp. Với người đẹp nghiêng nước nghiêng thành, nhiều vị Hoàng đế không khác gì con rối. Tể tướng quyết định đi nước cờ này. Vua mắc câu, Tể tướng thu lợi. Vua không mắc câu, tể tướng cũng không thua thiệt gì.
Tổng quản thị vệ là chỗ thân tình với Tể tướng. Ông ta có con gái tuổi trăng tròn mắt phượng mày ngài, cười như hoa nở, nói như chim ca, dáng đi nhẹ như sương thoảng. Tể tướng sẽ "mượn" con gái Tổng quản thị vệ thực hiện cuộc chơi. Ông ta bèn đến thăm nhà Tổng quản. Tổng quản thị vệ bèn gọi con gái ra chào khách cốt là để khoe "báu vật". Dù đã biết mặt con gái Tổng quản, Tể tướng vờ như mới gặp lần đầu. Người đẹp chào khách xong lui vào. Tể tướng nửa đùa nửa thật nói nhỏ với quan Tổng quản:
- Ngài có tài sản quý giá đáng nửa giang sơn mà không biết đặt đúng chỗ.
Tổng quản hỏi:
- Tể tướng nói gì tôi chưa hiểu.
Tể tướng cười khẩy:
- Công đức của đức Vua ngày nay đã gần ngang với đức Vua triều trước. Vậy mà Ngài vẫn buồn.
Tổng quản thị vệ lại hỏi:
- Đất nước thái bình thịnh trị, sao đức Vua lại buồn?
Tể tướng đáp:
- Nhà Vua mà thiếu người đẹp ấy là nỗi buồn của Ngài. Hoàng hậu không phải người mà nhà Vua yêu. Các Phi không ai sánh kịp Hoàng hậu.Tôi nói thế là ngài khắc hiểu.
Tổng quản thị vệ băn khoăn:
- Chắc gì Ngài vừa mắt con gái tôi.
Tể tướng khẽ cười:
- Việc đó là việc của tôi.
Tổng quản thị vệ mừng rỡ:
- Vậy trăm sự trông vào Tể tướng.
Tể tướng bày cách cho Tổng quản thị vệ mời Vua đi săn. Cuộc đi săn ấy, Tổng quản thị vệ cho người đẹp đi theo. Tể tướng là chỗ thân tình của Tổng quản thị vệ nên từ trước hai người vẫn đi săn với nhau. Cuộc đi săn này có cả Tể tướng là chuyện đương nhiên. Đúng như nhận định của người bày ra cuộc chơi, đức vua sững sờ trước vẻ đẹp trời đất cũng phải ghen của tiểu thư con Tổng quản thị vệ. Tể tướng mừng thầm lại giăng thêm bẫy...
Mấy ngày sau, Tổng quản thị vệ lại mời Vua đi săn. Vua chỉ chờ có thế. Lần này, Tổng quản thị vệ không cho tiểu thư đi theo. Vắng bóng người đẹp, Vua tỏ ra mất hứng. Những mũi tên của Vua bay đi hươu nai không rụng một cái lông. Lúc quay về, Tổng quản mời Vua quá bộ đến thăm nhà riêng. Vua bằng lòng ngay. Vua vừa vào tới dinh Tổng quản thị vệ, tiểu thư con Tổng quản đã ra vái lạy, tung hô vạn tuế rồi lui vào ngay.  Như bị chọc tức, Vua sa sầm nét mặt nhưng không nói gì. Vì dù sao Ngài đường đường là một vị Vua. Về tới cung, Vua truyền Tể tướng vào ngay. Có lệnh Vua truyền, Tể tướng mỉm cười biết bẫy sắp sập. Con mồi mà Tể tướng sắp bắt được là một vị Hoàng đế.
Vua biết rằng Tể tướng đang tìm cách lấy lòng Vua. Vì thế Vua bảo gì Tể tướng cũng nghe theo. Nhưng nhà Vua có biết đâu, ngài đang bước vào đường hầm tối tăm mà Tể tướng là phù thuỷ.
Tể tướng vào cung, lòng rất vui nhưng mặt cố tỏ ra sợ sệt. Ông ta vừa sụp trước bệ rồng, Vua đã quát:
- Khanh to gan thật! Khanh giám đùa bỡn cả trẫm.
Vẫn phục trước bệ rồng, Tể tướng kêu.
- Tâu đức Vua, oan cho thần. Cái đầu của thần trong tay đức Vua. Hạ thần gan có to bằng trời cũng không giám đùa bỡn. Hạ thần và quan Tổng quản có ý tốt với đức Vua nhưng còn e...
Vua phán:
- Có gì cứ tấu không phải e ngại.
Tể tướng cố lấy lại vẻ tự nhiên.
- Tâu đức Vua, quan Tổng quản muốn dâng con gái yêu vào cung.
Nghe được mấy lời của Tể tướng, Vua mừng lắm. Là Vua tất có cách nói của Vua, vừa che đậy ham muốn lại vừa tỏ rõ uy quyền:
- Đã là ý tốt thì cứ làm, việc gì phải e ngại, cho lui.
Vua đã sập bẫy thì phải khoá Tổng quản dù là thân tình. Bởi trong tay Tổng quản có hàng nghìn  tay đao, chúng như hùm sói. Không khống chế được chúng, cái đầu củaTể tướng cũng dè chừng. ống tay áo đã có Tổng quản bóp núi núi cũng phải nát. Tể tướng mời Tổng quản lên:
- Con gái của ngài được hầu Vua thì ngài là hổ thêm nanh. Năm ngày nữa, ngài đưa tiểu thư vào cung. Ngài phải cho người dạy dỗ tiểu thư cách hầu Vua. Những nước cờ sau, ngài và con gái ngài nhất nhất phải theo cách thức của ta. Cờ đã vào thế không được sai một nước. Bọn mọt sách thế nào cũng chống phá. Lúc đó, ta cần đến thanh gươm trong tay ngài.
 Tổng quản thị vệ là kẻ võ biền được Tể tướng "nghĩ" hộ thì vui lắm bèn nói:
- Tể tướng mưu kế hơn người đã sắp đặt việc này đâu ra đấy có lẽ nào tôi lại không nghe theo.
Được Tể tướng bày cho, Tổng quản thị vệ cho người tới mời chủ Hồng Lâu hí viện về dạy dỗ ngón nghề cho tiểu thư con Tổng quản. Được hầu hạ Vua là cơ hội nghìn năm có một của tiểu thư con viên quan gian ác nên cô ta dốc lòng dốc sức lĩnh hội bài bản... Đúng hạn, nghề đã giỏi, người đẹp lên kiệu vào cung. Khi người đẹp đã trong vòng tay Vua, Tể tướng nâng chén rượu cười một mình. Tổng quản thị vệ cũng mở tiệc lớn thết vây cánh.
Người đẹp quả là có sức mạnh nghiêng luỹ xô thành. Nó còn hơn thuốc mê nhiều lần. Lời nào của người đẹp cũng lọt tai Vua. Người đẹp muốn gì Vua cũng chiều. Một cái nhăn mặt của người đẹp Vua cũng áy náy. Một nét cười của người đẹp khiến Vua cũng mát lòng. Ngày ngày Vua đắm đuối bên người ngọc. Nghe nói nơi nào có cảnh đẹp là Vua dẫn người đẹp tới xem. ở đâu có chim quý, thú lạ là Vua sai lính rinh về cho người đẹp. Việc triều chính Vua giao cả cho Tể tướng. Đang là kẻ bị Vua ghét, thoắt một cái Tể tướng đã chui vào bụng Vua, quyền nghiêng cả thiên hạ. Người trung chính nhưng nhút nhát chỉ còn biết nín lặng thở dài.

Truyện Huyền sử Cỏ tiên Chươn!!!7963_5.htm!!! Đã xem 37318 lần. --!!tach_noi_dung!!--


Chương 5

--!!tach_noi_dung!!--
Một sự ngẫu nhiên, Hoàng Kiến Nghiệp trở thành Tổng đốc Hải Đông. Nguyên do là thế này: Ngày ấy, triều đình xếp Hải Đông vào vùng đất dữ "bất trị". Suốt một dải ngập mặn ven bể dài bảy tám chục dậm chỉ có sú, vẹt ngút tầm mắt. Nơi hoang vu đó, gió như ngựa hoang lồng lộn, sóng thét gào như đàn cá kình vùng vẫy. Bể xa sôi ù ù tựa xay lúa. Trên trời, chạng vạng tối, muỗi vo ve kết thành váng như mây. Dưới đất, rắn nước lổn nhổn bện vào gối sú, gốc vẹt. Đêm đêm, cáo hú rợn da, cú kêu xởn gáy. Cả một vùng mênh mông không tiếng chó sủa trăng, không tiếng gà gáy sáng. Dải đất này cách kinh thành hơn ba ngày ngựa chạy chồn chân, lại còn bị ngăn cách bởi hai con sông lớn. Bởi vậy, những kẻ coi trời bằng vung thả sức tung hoành. Hễ kẻ nào có máu mặt tạo được chút thế lực là chiếm đất xưng hùng xưng bá. Những cuộc chạm đao trừ khử nhau thường xuyên xảy ra. Cuộc sống chính của các vị anh hùng ngoài vòng cương toả ấy là cướp bóc dân lành. Manh lệ vùng Hải Đông khốn đốn bởi các hảo hán đó. Giá mỗi nhà như một con thuyền, chắc chắn nhà nhà sẽ sẽ đẩy thuyền đi nơi khác. Nhưng nhà không như thuyền dù nó chỉ như cái lều vó vẫn đủ cột cái, cột con găm xuống đất. Nó gắn rất chặt với âm gian có mồ mả cha mẹ, tổ tiên của từng gia đình thiêng liêng như sự sống vậy. Bởi thế, trẻ già dễ gì bỏ mồ mả cha ông mà đi. Vả lại, lạc thổ ở nơi nào? Nơi đó đã chắc gì hơn mảnh đất khốn khổ mà họ đang sống. Vì ở đâu cũng ông Vua ấy và những quan lớn, quan bé phải đội chữ trung lên đầu. Vua ấy, quan ấy tất phải có những kẻ triều đình riêng một góc trời… Thôi thì dân làng cứ phải cắn răng mà chịu. Chư vị hảo hán cướp của dân mãi đến một ngày dân không còn cái khố rách để mà cướp. Lúc ấy, các hảo hán chắc cũng sẽ chán.
Miền đất dữ ấy như cái gai đâm vào mắt triều đình. Mấy vị Tổng đốc tiền nhiệm phải nuốt hận chuyển đi nơi khác. Là vì các vị ấy đã lấy "dĩ cương chế cương" làm thượng sách. Nhưng những kẻ ăn thịt người không biết tanh, coi lao tù là chỗ ngủ trưa thì chúng có ngán gì búa rìu. Bởi vậy, các vị ấy chưa bạo tay thì loạn một, các vị ấy bạo tay thì loạn mười. Đến khi ấy, gia quyến của Tổng đốc, Tri huyện không bao giờ có giấc ngủ yên. Rồi đến một ngày, chuyện gì phải xảy ra nó đã xảy ra: Tuần phủ Đà Châu là viên quan khét tiếng tàn bạo. Cứ vùng nào nghịch nhất là triều đình điều ông ta tới. Hải Đông đã làm cho không ít quan nhỏ, quan to mất mặt. Triều đình bèn điều Tuần phủ Đà Châu về làm Tổng đốc Hải Đông. Ông ta hùng hùng hổ hổ về Hải Đông nhậm chức. Về tới "đất nghịch" hôm trước, ngay ngày hôm sau, ông ta đã xuống tay đàn áp giang hồ.
Nhiều vị hảo hán đã núng chí nhưng Ba Hổ một hảo hán đứng vào hàng nhất vùng cứ cười hoài. Một vị hảo hán bực mình hỏi:
- Anh em thất điên bát đảo chưa biết phải đối phó với tên tân Tổng đốc này như thế nào. Vậy mà ông cứ nhe răng ra cười. Thật là đồ vô lo.
Ba Hổ đáp ráo hoảnh:
- Các ông ngán lão ta thì các ông đứng sang một bên, để tên tàn ác đó cho tôi.
Mọi người không biết Ba Hổ dở ngón gì nên cứ im lặng chờ đợi.
Cuộc đời Ba Hổ có rất nhiều chuyện. Đầu tiên là cái tên. Thuở bé, Ba Hổ có tên là Đủ. Đủ là no đủ. Bố mẹ đặt cho con cái tên như thế những mong sau này con được no cơm, lành áo. Năm Đủ 17 tuổi, vùng bể Hải Đông mở hội vật mùa xuân. Đủ đánh ngã ba đô vật có tiếng trong vùng, đứng nhất hội. Ai đó gọi Đủ là Ba Hổ. Mọi người thấy hay hay cũng gọi Đủ là Ba Hổ. Chẳng bao lâu cái tên Đủ mờ đi, cái tên Ba Hổ mọi người lại nhớ. Đủ trở thành Ba Hổ là như vậy. Rồi Ba Hổ giao du với bè bạn trong vùng, anh ta trở thành một tay trộm đêm nổi tiếng từ lúc nào không ai nhớ nữa. Tuy làm nghề đạo chích nhưng Ba Hổ không khoét ngạch nhà nghèo khó. Ba Hổ luôn nhắm vào nhà bọn phú hào. Dịp tết là dịp Ba Hổ đào khoét dữ nhất. Dẫn đến, các nhà giàu có càng phải cẩn trọng khi tháng cùng, năm tận.
Một lần, vào ngày Ba Mươi tháng Chạp, nhà Ba Hổ không còn lấy một đấu gạo. Ban ngày, Ba Hổ bó gối ở nhà. Vì ánh ngày không là đồng  minh của Ba Hổ. Chỉ còn một đêm nữa thôi, nếu Ba Hổ không xoáy được gì thì ngày Mùng Một Tết cả nhà đành phèo vậy. Cân nhắc kỹ càng, Ba Hổ quyết định ra tay vào đêm Ba Mươi.
Tư dinh của Tri huyện là nơi Ba Hổ lựa chọn để kiếm chác. Nhằm lúc chạng vạng tối, mọi người trong nhà quan sơ hở, Ba Hổ lẻn vào  lãnh địa của Tri huyện tìm một chỗ thuận lợi ẩn nấp. Trời tối hẳn. Đêm Ba Mươi Tết tối như đêm ba mươi. Trong nhà Tri huyện, có bao nhiêu đèn đều được chong lên hết. Đèn giăng khắp nơi.  Cái kim nằm trên đất cũng hiện lên rõ mồn một. Lính canh, gia nhân trong dinh Tri huyện chia nhau coi các lối ra vào. Ba Hổ nhận thấy không thể hành sự như cách vẫn thường làm. Một tia sáng vụt lên trong đầu Ba Hổ. Như một con mèo rình chuột, Ba Hổ nép mình rình. Lát sau, một ông già uể oải đi tới. Ba Hổ phán đoán: "Có lẽ ông này là người hầu già". Nhẹ nhàng, Ba Hổ băng ra chịt cổ ông già lôi vào một chỗ kín. Ông già run cầm cập. Ba Hổ nói rành rọt đủ nghe:
- Tôi là Ba Hổ nhưng ông không phải sợ. Ông nghe tôi, tôi sẽ ơn ông. Ông kêu lên hoặc chống lại, buộc lòng tôi phải xuống tay…
Đã biết tiếng Ba Hổ lại thấy ánh dao lấp loáng, ông già run run đáp:
- Tôi xin nghe! Tôi xin nghe!
- Vậy thì cảm ơn ông. Nhà ông ở đâu?
- Nhà tôi ở Bích Cư.
- Có Tết chưa?
- Đã được về đâu mà Tết với nhất. May lắm, bà nhà tôi cũng chỉ lo được xẻo thịt bụng và vài đấu gạo.
- Cởi quần áo ra!
Hiểu ý, ông già cởi quân áo. Ba Hổ quẳng quần áo của mình cho ông già rồi vơ lấy qhỏi:
- Thế bố mẹ hai cậu đi đâu hở bà?
Bà già mếu máo:
- Khổ! Bố nó còn đã phúc. Năm kia, bố nó đi làm thuê cho một nhà tốt bụng. Nó chịu khó lại hiền lành, lúc vui chủ nhà cho mấy chén rượu nên nó lơ mơ say. Trên đường về, nó trượt chân ngã dúi vào kiệu của một công tử con quan. Công tử ấy cho rằng nó cố ý gây sự làm nhục nhau nên cho gia nhân đánh cho chín chết một sống. Về nhà, bố nó ngả bệnh, đói cơm, không thuốc nên đã chết.
Bà già lấy vạt áo rách tươm lau nước mắt rồi nói tiếp:
- Mẹ nó đi làm thuê gặp việc gì làm việc nấy, ngày về sớm, ngày về muộn, có việc thì con có cơm có cháo, không việc thì nhịn. Bố chết, mẹ đi cả ngày, tôi ốm yếu mù loà không bảo ban được nên chúng hỗn láo. Anh không nhường em, em không nhường anh, hễ đói là tranh ăn, đánh chửi nhau luôn.
Công tử nhìn bát cháo trên chiếc bàn tre đoán rằng đó là phần của bà giá bèn nói:
- Bà ăn cháo đi chứ kẻo nguội.
Bà già nói:
- Tôi nuốt làm sao được, để cho anh em nó ăn.
Có lẽ thằng nhỏ mười hai, mười ba tuổi không muốn người lạ biết được tính xấu của nó. Nó đứng dậy lừ lừ bước đến bên công tử. Bất ngờ nó tương một cú đấm rất mạnh vào mắt trái công tử khiến công tử ngã ngửa về phía sau. Hai tay ôm lấy mặt, công tử lồm ngồm bò dậy. Mấy đứa trẻ ngoài sân nhảy bổ vào nhà. Một đứa đỡ lấy công tử. Ba, bốn  đứa lao tới đánh thằng nhỏ đã đấm công tử. "Không được làm thế!" Mồm nói chân bước, công tử dang tay che cho thằng nhỏ hung hãn. Một đứa đi với công tử hỏi: "Mày có biết mày vừa đánh con ai không?" Công tử nói át đi ngăn bạn: "Con ai cũng thế thôi. Nào chúng ta về." Đợi cho mấy bạn cùng đi bước ra sân, công tử mới bước ra. Vẫn còn cay cú, một đứa quay lại nói: "May cho bà, hôm nay bà gặp con quan Ngự sử chứ gặp con quan khác cháu bà nhừ đòn." Bà già nghe nói đến con quan thì hết cả hồn. Bởi con bà đã mất mạng vì nhỡ có lỗi với con quan. Bà vái lấy vái để. Nhưng vì bà nằm ngửa nên cứ vài lên giời: "Xin công tử tha cho! Xin công tử tha cho!" Công tử không bằng lòng với bạn đã doạ bà già. Nếu cả bọn không vào xin nước thì làm gì có chuyện.
Về tới nhà, công tử làm ra vẻ thản nhiên lắm. Nhưng một bên mắt của công tử bị thâm tím dấu sao nổi. Quan Ngự sử bèn hỏi. Biết bố rất ghét nói dối, công tử bèn thuật lại chuyện đã xảy ra. Quan Ngự sử không hề giận con mà còn tỏ vẻ bằng lòng. Vài ngày sau, quan Ngự sử cùng con đến thăm bà già. Thấy quan Ngự sử đến, bà già sợ lắm. Cháu bà liệu có gặp cảnh đau lòng như con trai bà không? Hai đứa trẻ trốn biệt. Nhưng rồi bà già ngạc nhiên. Quan Ngự sử ân cần hỏi thăm và còn tặng quà cho bà. Thì ra vẫn còn có ông quan thương dân.
Hai đứa trẻ thấy quan Ngự sử đi rồi chúng mới về nhà. Bà của chúng không hề gì mà chúng còn được ăn quà của quan Ngự sử. Dù hung hãn dốt nát nhưng thằng con trai lớn đã thấy rằng vị công tử con quan Ngự sử không giống gã công tử đã gây ra cái chết cho bố nó. Thằng nhỏ ấy thấy thương thương công tử con quan Ngự sử.
Tết năm ấy, quan Ngự sử sai con mang gạo đến cho bà già và ba mẹ con thằng nhỏ nghèo khó ăn tết. Thằng nhỏ hung hãn làm thân với công tử con quan Ngự sử. Nó không bị từ chối. Thỉnh thoảng công tử còn đến chơi với nó. Không biết công tử tốt bụng thuyết phục nó thế nào mà tính hung hãn của hai thằng nhỏ cháu bà già mù đã bớt đi nhiều.
Từ ngày sư ông rầy la công tử con quan Ngự sử, lòng cứ thấy áy náy. Ông muốn đến tạ lỗi với quan Ngự sử nhưng lại không dám. Chuyện đã qua cứ để nó qua, đến tạ lỗi có khi lại chui đầu vào rọ. Dịp may đến, tết Nguyên tiêu quan Ngự sử cùng con trai viếng cảnh chùa. Kiệu của ngài vừa dừng trước tam quan, sư ông đã ra quỳ vái nhận tội. Sư ông thuật lại đầu đuôi câu chuyện xảy ra năm ngoái. Quan Ngự sử ôn tồn:
- Nhà chùa không có lỗi gì. Cũng may là con tôi biết lỗi nên không gây ra chuyện phiền phức.
 Sư ông đáp lời:
- Cậu nhà hiền từ, chững chạc lắm. Nhiều người lớn tuổi chưa chắc đã suy nghĩ được như cậu nhà. Gặp công tử khác, cửa từ bi này dễ gì đã yên.
Quan Ngự sử mừng thầm bởi con trai ngài không biến ngài thành hổ dữ để doạ người. Quả là con trai ngài đã có chữ nhẫn trong lòng. Có lẽ vì thế nên nó đã chững chạc ở cái tuổi mà nhiều đứa trẻ khác còn đang lêu lổng và chơi những trò chơi vô ích. Vậy là, những điều ngài thường ấp ủ đã bắt đầu hình thành trong con trai ngài.
--!!tach_noi_dung!!--

Hiệu đính: Chuột lắc
Nguồn: Vnmedia
Được bạn: Chuột lắc đưa lên
vào ngày: 25 tháng 7 năm 2006

--!!tach_noi_dung!!--
--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--