Nàng công chúa biển

 
Gã thuê một apartment 80 USD/đêm ở Tuần Châu, dúi cho chú lái xe 300.000đ bảo tìm chỗ cất xe và trú ngụ qua đêm. Sau bữa tối nhẹ nhàng với ly rượu cô-nhắc, gã thả bước dọc theo bờ biển, để cho tâm hồn phiêu lãng cùng với sóng nước và mây trời. “Ngũ thập tri thiên mệnh”, gã qua ngũ thập mấy năm rồi, mệnh của gã chỉ còn mấy năm nữa là về hưu, điều này ghi rõ ở Luật công chức viên chức nhà nước, khỏi cần tài giỏi gì cũng biết.
Gã để đôi chân trần được cát ướt vuốt ve. Bãi cát nhân tạo ở Tuần Châu có nhiều hạt thô ráp không mịn như những bãi cát tự nhiên. Quay đầu nhìn về phía sau, gã thấy những vết chân của gã bị sóng chồm qua xoá nhoà như chúng chưa hề có.
Bỗng gã thấy một con cá bé xíu kẹt lại trên bờ, nó quẫy mạnh hòng ném mình xuống nước nhưng càng quẫy nó càng rơi xa mặt nước hơn nên đợt sóng kế tiếp không liếm được đến chỗ nó. Gã dừng lại, tò mò xem số phận con cá ra sao. Đời gã nhiều lần sa vào cảnh như con cá nọ và cũng nhiều lần chính gã đẩy người khác vào chỗ cùng quẫn không kém.
Con cá mỏi mệt và tuyệt vọng, nó cất tiếng người, giọng nhẹ như tơ: “Ông ơi cứu tôi với!”. Ngạc nhiên, gã nhặt con cá lên, đặt vào lòng bàn tay. Con cá bé nhỏ này rất lạ, thân nó lóng lánh ngũ sắc, đặc biệt rất nhiều vây, hai hàng vây cạnh sườn giống như những mái chèo con thuyền đua trên sông Hàn.
Thay vì thả con cá xuống biển, gã chạy vội về căn hộ sang trọng kiếm cái xô mang ra múc đầy nước biển và thả con cá vào đó. Con cá bình tĩnh trở lại, ngon lành đớp từng ngụm nước biển quen thuộc, ngước mắt nhìn gã cảm ơn.
Thế là nhà gã có thêm một bể cá mới, bể cá nước mặn. Trong phòng ăn gã đã có con hồng long giá mười triệu, ngoài sân gã có hòn non bộ với tám con cá vàng một con cá đen (số lượng đúng theo phép phong thuỷ). Riêng con cá mới nhặt được ở Tuần Châu gã để trong phòng ngủ, bể cá gã thuê làm bằng kính dày 1,5cm, chạy dài suốt cả bức tường. Con cá rất đẹp, gã nhờ người hỏi xem là giống cá gì mà không ai biết, kể cả mấy chuyên gia ở Viện Hải dương học. Tuy được gã đặc biệt quan tâm, con cá vẫn buồn bã, không hề ăn bất cứ thứ gì gã cho, nó lờ đờ bơi quẩn quanh ống xục khí như nhớ thương cố hương biển cả mênh mông của nó.
Hàng tuần gã nhờ chú lái xe ra Tuần Châu lấy dăm bảy can nước biển mang về đổ vào bể thay cho lượng nước được hút ra làm sạch. Trong một lần thay nước như vậy, chú lái xe phát hiện thấy con cá bé nhỏ ăn mấy cọng rong biển, từ đó lần nào chú cũng cố tìm những sợi rong biển non nhất mang về cho cá.
Một đêm thu dịu mát, gã mở bản Ánh trăng, châm điếu thuốc thơm, lim dim mắt hưởng thụ giây phút thư thái sau một ngày vật lộn với bốn năm cuộc họp căng thẳng. Gã ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Bỗng từ trong bể cá một cô gái xinh đẹp bước ra, áng chừng chưa đến 15 tuổi. Gã từng biết nhiều người đàn bà, nhiều tấm thân nõn nà người mẫu, nhưng đẹp và thuần khiết như cô gái này thì những lúc mơ mộng nhất gã cũng chưa bao giờ tưởng tượng nổi.
- Thưa chú, cháu cảm ơn chú đã cứu sống cháu. Nhưng cháu không thể sống trong cái bể chật hẹp này được, cháu phải về với cha mẹ cháu, với đại dương của cháu.
- Nàng là ai, hỡi nàng tiên xinh đẹp của ta?
- Không dấu gì chú, cháu là con gái Thuỷ Tề, hôm đó ham đi chơi xa bị sóng đánh lên bờ, nhờ chú cháu mới thoát chết, nay cháu xin chú cho cháu trở về biển cả.
- Ô, nàng hãy ở lại đây với ta, hãy làm vợ ta. Ta với nàng có duyên gặp nhau là trời đã định rồi, nàng đừng từ chối.
- Nhưng cháu còn bé lắm chú ơi.
- Ta đợi nàng lớn thêm mấy năm nữa.
- Nhưng chú đã có vợ rồi, vợ chú nằm ngay phòng bên cạnh kia thôi!
- H h h ừm, ta với bà ấy chỉ là nghĩa thôi, không còn tình nữa.
- Không được đâu chú ơi, cô bé oà khóc rồi biến vào bể trở lại thành con cá bé nhỏ.
Bàng hoàng chợt tỉnh, gã đăm đăm nhìn con cá đang lờ đờ bơi ở một góc bể, không biết câu chuyện vừa rồi là thật hay mơ. Gã chạy sang hỏi vợ, người phụ nữ đã về hưu đang ngồi lần tràng hạt lẩm bẩm đọc kinh Phật:
- Bà có nghe thấy tiếng động gì trong nhà không?
- A di đà phật, ông làm tôi giật mình, tôi có nghe thấy gì đâu?
Vợ chồng gã lấy nhau đã gần ba mươi năm. Hồi đó gã vừa tốt nghiệp khoa VTĐ ĐHBK là xung phong đi bộ đội ngay, thời ấy hầu hết thanh niên là như vậy. Gã được đưa về đơn vị thông tin thuộc một Sư trong đoàn 559, làm quen với cô bác sỹ quân y xinh đẹp có đôi mắt mở to như chú nai vàng trong thơ Lưu Trọng Lư. Một năm sau hai người làm đám cưới giữa hai đợt bom B52 của Mỹ. Ba tháng sau đám cưới, gã nhận lệnh về đi học Học viện quân sự ở nước ngoài, còn cô bác sỹ mắt nai thì chuyển về một bệnh viện ở Hà nội. Hoá ra bố cô bác sỹ là một vị tướng Tư lệnh quân khu!
Có bằng cấp, có lý lịch tốt, có quá trình ở chiến trường, gã leo tắt những bậc thang danh vọng nhẹ nhàng như người ta làm xiếc. Cô gái mắt nai nay đã nhìn rõ sự đời, nhìn rõ tâm can của gã, chỉ còn muốn an lạc nơi chốn Phật, mặc gã tự do với nhưng mưu đồ chính trị và đám gái gọi chạy xe Dylan.
Đêm hôm sau gã giả vờ ngủ gật, cô Công chúa biển lại hiện lên:
- Nếu chú thả cháu, Vua cha sẽ tặng chú 100 ngàn đôla.
- Từng ấy không bằng số tiền ta đã chi ra cho cậu út sang Mỹ ăn học.
- Một triệu đôla!
- Cái nhà này của ta có giá còn cao hơn.
- Thế thì một viên ngọc minh châu trường sinh!!!!7978_14.htm!!! Đã xem 30921 lần.

Đánh máy: Phan Chí Thắng
Nguồn: Vietnamthuquan-TVonline
Được bạn: TTL đưa lên
vào ngày: 3 tháng 9 năm 2006

Bé Ngọc Hà láu lỉnh nhìn mẹ:
- Tụi con phải đi đây, mẹ trả tiền nước cho tụi con luôn nhé!
Hai người nói cho nhau nghe về mình, về những sự kiện trong cuộc sống sau khi chia tay nhau. Họ có hạnh phúc không? Hình như có mà cũng hình như không. Trong cuộc đời có ai hạnh phúc trọn vẹn? Lạ một điều là họ trao cho nhau name-card như hai nhà ngoai giao. Vào phút chia tay, nàng mở bóp tặng lại anh chiếc bút bi ba màu, chiếc bút mà anh gài lên áo nàng ngày nào!
x
x x
Về Hà nội, vừa bật máy tính anh đã thấy có mail của Hà:
“Anh ơi, em vẫn tin là sẽ có ngày gặp lại anh và em đã được gặp anh. Lúc ở quán cafe, em không kịp nói với anh một điều: ”Ngày đó chưa hẳn là em đã yêu anh, có thể đó chỉ là một thoáng rung động đầu đời. Nhưng sự kính trọng và trìu mến anh để lại nơi em đã làm cho em luôn cảm thấy, nếu có một người đàn ông cho một đời đàn bà của em thì người đó chính là anh”. Bây giờ chúng ta đều có tổ ấm của riêng mình, em xin chúc anh và gia đình luôn vui vẻ và hạnh phúc”.
Anh không trả lời mail của Hà vì tin là nàng biết anh sẽ đọc nó.
Năm tôi đã xong phổ thông, tập trung học tiếng để đi học nước ngoài, thì một chuyện buồn cười (buồn cười đối với bọn mới lớn chúng tôi hồi đó) xảy ra với Tuấn - cậu bạn vừa hàng xóm vừa cùng lớp với tôi: Tuấn có em bé!
Bố Tuấn là bộ đội, ông đi chiến trường lúc Tuấn mới hơn một tuổi, mười lăm năm sau trở về đã là một bác thương binh đầy thương tật và bệnh tật. Tuổi xuân của mẹ Tuấn trôi qua trong đợi chờ, tần tảo nuôi con và kết thúc bằng việc sinh ra cho Tuấn một em bé gái (trước khi mẹ sinh em, bố Tuấn đã qua đời).
Nếu bớt đi dăm tuổi hẳn chúng tôi đã trêu chọc Tuấn chuyện có em bé đến phát khóc mới thôi, chẳng hiểu vì sao lần này không ai làm việc đó, thậm chí mấy bạn gái còn đến giúp may tã, kiếm vải cũ may áo may mũ cho em. Bé trở thành đứa em chung của nhóm bạn chúng tôi.
Gần sáu năm sau tôi về nước, Tuấn bạn tôi đang ở chiến trường. Tôi mang cho em, cô học sinh lớp hai, con búp bê lật đật. Lần đầu tiên biết tôi, em rụt rè không dám nhận, nhưng sau thì không rời xa con lật đật một phút nào. Sau này tôi ân hận mãi, sao không cho em một con búp bê tóc vàng mắt xanh xinh đẹp, lại cho em con lật đật để sau này cuộc đời em lận đận kéo dài.
Rồi tôi lại đi xa, lần này về em đã 9-10 tuổi. Phố tôi có cái vỉa hè vào loại rộng nhất Hà nội, bao thế hệ trẻ con đá bóng trên vỉa hè này. Chiều chiều đi làm về tôi dừng lại xem chúng đá bóng, ngạc nhiên thấy cô em của chúng tôi cũng đang lăn xả tranh chấp quả bóng với bọn con trai cùng trang lứa. Mái tóc xõa bay, hai mắt long lanh, mỗi khi ghi bàn thắng bé khua khua chiếc áo sợi cộc tay quanh đầu. Từ đó chiều nào tôi cũng ghé qua Hàng Bông mua que kem đậu xanh gói vào tờ báo mang về cho em. Nhìn em đứng mút kem, mắt liếc về phía bọn nhóc trai đầy tự hào và khiêu khích, tôi thấy lòng mình ấm áp lạ thường.
Ngày đám cưới tôi, em đã là một cô gái dậy thì. Em vít đầu tôi xuống thì thầm: “Sau này lớn lên em sẽ lấy một người như anh”. Như anh ư, tôi nghĩ, quá dễ, người như anh vô khối!
Những ngày có mặt ở Hà nội, bao giờ tôi cũng dành thời gian dạy thêm cho em. Không có kỹ năng sư phạm nên tôi không dạy em cụ thể môn gì, giúp em giải bài toán bài lý nào. Tôi chỉ muốn gieo vào lòng em niềm đam mê kiến thức, ham muốn học hỏi, phương pháp tư duy chặt chẽ và quan trọng nhất là tính nghi ngờ khoa học, điều rất cần thiết cho những ai làm công tác nghiên cứu. Than ôi, nếu như em không quá thông minh, không hề biết nghi ngờ là gì thì đến giờ này em đâu phải cô đơn như vậy.
Em học rất giỏi, được đi nước ngoài, ở lại chuyển tiếp nghiên cứu sinh. Ngày về nước, em nhắn tôi ra sân bay đón. Một người không còn là thiếu nữ nhưng chưa nhuốm bụi trần ai chạy ào đến hôn vào má tôi. Nhớ lại, chỉ có mẹ hay hôn vào má tôi hồi tôi còn bé và hai đứa con tôi khi chúng còn chưa lớn.
Nhận việc ở một viện nghiên cứu, em khá bận rộn. Trưa chủ nhật nào em cũng đến nhà tôi, lăng xăng giúp vợ tôi nấu nướng, hỏi bài hai đứa con tôi và đến chiều thể nào hai anh em cũng đi xem đá bóng, hạng A hạng B gì cũng xem. Em hiểu và yêu bóng đá như cách của một người thông minh đã từng chơi bóng đá. Thật thú vị mỗi lần anh em tranh nhau bình luận, em hăng lên quên cả việc tôi hơn em đến gần một thế hệ, nói năng rất ngầu.
Cứ thế ngày tháng trôi đi, tôi không một lần dám hỏi chuyện chồng con của em. Đó là khu cấm địa trong quan hệ hai anh em chúng tôi. Cho mãi đến ngày con gái lớn tôi làm đám cưới, tôi vít đầu em xuống thì thầm: “Bao giờ đến lượt cô?”
Trong mắt em một nỗi buồn sâu thẳm mà tôi bắt gặp lần đầu. Em ngoảnh mặt nhìn ra hướng khác không trả lời.
Chắc hẳn nhiều chàng trai đã đến với em, nhiều người giỏi giang, đẹp đẽ và giàu có. Sao em không chọn cho mình một người trong số đó, một người để chia sẻ với em những buồn vui cuộc đời, một người để mỗi ngày đi làm về em cảm thấy náo nức đúng nghĩa mấy chữ trở về nhà? Hay có một kẻ trai nào đó đã làm em thất vọng? Hay không có trên đời này một tấm đàn ông nào xứng đáng với em?
Tết này em đang ở Pháp thỉnh giảng. Tôi viết bài này tặng em, cô bé đá bóng thủa nào...
(02/01/2004)
 
--!!tach_noi_dung!!--

Đánh máy: Phan Chí Thắng
Nguồn: Vietnamthuquan-TVonline
Được bạn: TTL đưa lên
vào ngày: 3 tháng 9 năm 2006

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--