Dịch giả: Bồ Giang
Phần III - Chương 1

Tôi cảm thấy nhẹ nhõm vì sân ga có vẻ thưa thớt người. Tuy nhiên, trong lúc băng ngang, tôi vẫn có cảm tưởng như mình là một kẻ đào tẩu. Chỉ có một chiếc tắc xi duy nhất trên bến xe ở bên ngoài. Tôi đưa một ngón tay ra dấu cho viên tài xế và trông thấy anh ta hoa tay làm hiệu.
Tôi bước vào băng sau của tắc xi và bảo:
- Khách sạn Lovelace, ngả tư đường Berkeley và Piccadilly.
- Vâng.
Anh ta cho máy xe nổ và lách ra nhập đoàn với các loại xer cộ đang lưu thông một cách lưa thưa dọc theo Albert Embankment. Chiếc tắc xi quẹo vế phía Nam, trực chỉ Cầu Vauchall. Tôi nghiêng mình tới trước và nói với anh ta lúc anh ta vừa quẹo xe:
- Trước khi đưa tôi tới Lovelace, ông hãy chạy một vòng đường Stratton và cho xe qua thật chậm trước số mười. Không chừng có một người đang chờ tôi ở đó.
Viên tài xế đáp:
- Vâng, Dù sao, tôi cũng phải chạy qua con đường này.
Một trong những điểm kỳ cục của tôi là tôi rất say mê tìm hiểu tên của các địa phưong và đường phố. Đặc biệt nhất là ở Luân Đôn, nơi mà những tên đường như những trang sử sáng chói. Như bao nhiêu lần khác, tôi lại kiểm điểm tên nhũng con đường giữa Park Lane, Maxket Stree: Down Street, Queen Stree. Xe rẽ sang trái vào đường Stratton, và chạy rề rề qua phía trước số Mười, là nơi tôi có một căn phòng ở tầng trên cùng dể xử dụng những khi không cần phải lánh xa mấy ông cảnh sát. Tôi ngồi một cách tự nhiên trên ghế và chăm chú nhìn vìa đường phía bên kia. Quả thất đúng như tôi dã dự đoán, hai cảnh sát viên đang đứng phía trước lối vào nhà tôi và đang nói chuyện với một gã đàn ông vạm vỡ mặc thường phục chắc chắn là một viên thanh tra mật thám.
Người tài xế tắc xi ngoảnh đầu lại nhìn tôi với một vẻ mặt hiểu biết:
- Ông đã trông thấy họ rồi?
- Phải, tôi đã trông thấy. Nhưng không phải phe của tôi. Ông cứ tiếp tục chạy và cho tôi xuống ở Lovelace.
Tôi không biết người tài xế có nhận ra tôi đã từng đi trên xe của anh ta hay không. Tôi trông anh ta không có nét gì quen thuộc. Nhưng tôi rất ít khi đi tắc xi ở Luân Đôn, chỉ thường dùng xe buýt hoặc tàu điện hầm.
Tôi gần như nín thở khi xe chạy vào đường Berkeley, sắp sửa tới Lovelace. Nhưng ở nơi này không có một người nào chờ tôi. Người gác cửa xách hộp đựng máy chữ và hành lý cho tôi, và tôi ký tên vào sổ không một chút ngượng ngịu, dùng cái tên Mackensie mà tôi đã nói với George Renata. Tôi cố lên thật nhanh để vào trong căn phòng rộng lớn và đẹp mắt. Tôi đưa cho người bồi phòng một lô áo quần để ủi, rồi đi rửa tay và mặt. Sau đó, tôi xuống cầu thang và ra ngoài đườn,g Piccadilloy theo ngả phòng rượu của khách sạn, chứ không qua cửa chính như ban nãy.
Vừa bước chân ra đưòng tôi đã có quyết định những gì tôi sắp làm. Tôi sẽ đi Ba Lê để cố tìm Monique. Không phải bởi vì tôi ước mong gặp nàng, mặc dầu Chúa đã hiểi nỗi khao khát của tôi mãnh liệt đến mức nào, mà bởi vì nàng có thể dẫn tôi tìm lại dấu vết của Ted. Đó là điều tối thiểu cần phải làm. Sau một buổi sáng suy nghĩ, niềm hy vọng dâng tràn trong lòng tôi.
Trong văn phòng hãng BEA ở đườn,g Regent, một con đường phố hình vòng cung, số người đang sắp hàng chờ đợi không nhiều lắm. Lúc tôi bước vào cuối hàng, phía sau ba người khác, tôi chợt nhận thấy một gã đàn ông đã đi theo tôi vào trong phòng và cũng sắp hàng sau lưng tôi. Trước đó, tôi đã không lưu ý đến y, nhưng tôi tin chắc một cách đáng ngại rằng y đã theo dỏi tôi từ Lovelace.
Tôi xdoay người lại, cốt nhìn y cho thật rõ, nhưng làm bộ như đang nhìn về phía cuối căn phòng dài. Tôi chắc chắn ngay y không phải là một cảnh sát viên. Y là một gã đàn ông thấp lùn, mảnh khảnh, mặc một chiếc áo choàng kiểu cũ và đội một cái mũ dạ xám dơ bẩn. Y phục của y không phải của dân Anh, trông hình như đã được sản xuất từng loạt tại một xưởng cắt may nào đó ở Trung Âu. Đám râu đen lún phún mọc lên từ dưới nên da vàng như sáp chứng tỏ y cần phải cạo thường xuyên hơn.
Nhưng khuôn mặt của y lại có vẻ dễ thương một cách kỳ lạ. Y khiến tôi liên tưởng một giáo sư không có tham vọng và không được đãi ngộ một cách tương xứng đi tị nạn từ Hung Gia Lợi, hiện giảng dạy môn sử học Âu Châu cận đại trong một trường đại học hạng nhì ở Mỹ.
Tôi không thể hiểu nổi y tìm ra tôi bằng cách nào ngoại trừ trường hợp cô gái trong phòng vô tuyến của chiếc Queen Victoria đã nghe lóm trôi trong lúc tôi nói điện thoại và kể lại cho một kẻ khác hay. Và nếu thế thì gần như chắc chắn rằng cảnh sát cũng biết tôi hiện đang ở đâu. Tôi chợt cảm thấy một cơn lạnh bò lên sau lưng.
Tôi không chú ý tới gã đàn ông trong một lúc bởi vì cô gái ở quầy vé hỏi tôi cần nàng giúp việc gì?
Tôi bảo:
- Tôi muốn đi Ba Lê sáng mai, nếu cô có một chuyến bay.
- Vâng, thưa ông, chúng tôi có một chuyến bay lúc mười giờ hai mươi. Ông vui lòng đợi tôi xem lại còn chỗ nào không.
Đoạn nàng nhác điện thoại và nói vào máy với thứ tiếng lóng thông dụng trong các quầy vé đường hàng không khắp nơi trên thế giới.
Trong lúc nàng còn dang nói chuyện, tôi bỗng toát mồ hôi lạnh. Tôi đã quên một điều chính yếu. Tôi không thể đi Ba Lê. Tôi không thể xuất trình sổ thông hành ở trạm cuối của bất cứ một đường bay nào, vì e rằng tôi đang bị truy nã. Nhất định cảnh sát đang kiểm soát kỹ các phi cảng.
Nhưng tôi vẫn để nàng kết thúc cuộc điện đàm. Nếu quả thật gã đàn ông sau lưng đang theo dỏi tôi, ít nhất tôi cũngt có thể lừa phỉnh y một phen. Nàng viết xong vé và đóng khuôn dấu. Tôi trả tiền mặt cho nàng, bởi vì tôi không muốn dùng chi phiếu du khách với tên họ tôi ghi rõ ràng trên đó. Tôi bước ra khỏi hàng người và đi ra đường Regent, tới ngả tư rồi quẹo trở về đường Piccadilly.
Trong lúc quẹo ở góc đường, tôi quay nhanh người lại tựa hồ tôi vừa quên một chuyện gì. Tôi gần như đụng mạnh vào người viên giáo sư sử học nhỏ thó. Y đi sát sau lưng tôi, cách tôi chưa đầy ba bước. Y nhảy qua một bên để tránh và lẩm bẩm một câu xin lỗi bằng một giọng Trung Âu nhưng không rõ nước nào. Y cúi đầu đi vòng quanh tôi và tiếp tục bước về phía khách sạn Lovelace theo đường Piccadilly. Tôi đứng chờ hai phút sau mới đi theo y.
Tôi không thể trông thấy y trong đám đông về phía trước mặt tôi, nhưng tôi đoán rằng, nếu y là kẻ biết việc, y sẽ dừng lại ở một chỗ nào đó và chờ cho tôi bước qua. Y đã làm đúng như thế thật. Tôi trông thấy y ở ghi sê của tiệm bán đồ da B. Lewis, đang liếc nhìn tôi đi qua. Y quay mặt lại và lần này lại còn mỉm cười với tôi trong lúc tôi bước qua trước tiệm.
Mãi tới lúc bấy giờ tôi mới chợt có ý nghĩ rằng, sự vụng về của kẻ đang theo dỏi tôi chắc không phải vô tình. Nếu y là người của Aneon, người của Oui- Dire, có lẽ y muốn tôi hiểu rằng tôi luôn luôn ở trong vòng giám thị của Aneon.
Một điểm khiến tôi đặc biệt lưu ý: nếu Oui- Dire biết tôi hiện ở đâu và tôi chưa bị cảnh sát chộp, thì rõ ràng Oui- Dire không muốn cảnh sát biết tôi ở đâu, hoặc không có ích lợi đích dáng nào trong việc giúp họ tìm bắt tôi.
Buổi tối hôm ấy, chuông điện thoại trong phòng tôi tại Lovelace đã reo vang một lần. Tôi hơi do dự trước khi trả lời. Khi tôi dở máy lên, trong đường dây không có một tiếng nói nào, ngoại trừ một hơi thở mạnh và chậm. Viên giáo sư sử học đang làm một cuộc kiểm soát thông thường để biết chắc tôi còn ở trong phòng.
Tôi liền nói vào máy:
- Vâng, tôi hãy còn đây. Tôi sẽ không đi đâu hết, ngoại trừ xuống quán Buttery vào khoảng mười một giờ khuya để uống một ly trước khi đi ngủ.
Y đáp:
- Ông Dunbar, ông không chơi đúng theo luật lệ.
Lần này, nhờ nghe rõ hơn một chút, tôi xác định được giọng nói của y. Đó là giọng Tiệp Khắc. Phát giác này cũng làm tôi nhớ lại những lời cuối cùng của Allen.
Tôi bảo:
- Matuachek, tôi có luật lệ riêng của tôi. Chào ông và chúc ông nhiều ác mộng.
Bây giờ tôi đã biết chắc rằng kẻ giết Martin Allen đang bám sát tôi theo lệnh của Oui- Dire.
Sau một ngày dài và một ly đôi whisky trước khi lên giường nằm, tôi đã ngủ say được bốn tiếng đồng hồ đầu tiên. Rồi tôi bỗng tỉnh dậy vào khoảng ba giờ sáng, với cảm tưởng vửa nghe ai gọi tên mình. Lúc tỉnh táo hẳn, tôi mới hiểu rằng đó chỉ là tiếng gọi trong một giấc mơ. Nhưng giọng nói không thể nào lầm được. Chữ «I » trong tên tôi có âm điệu đặc biệt của vùng Ile de France. Tôi nằm thao thức một hồi thật lâu, cố xua mờ hình ảnh khuôn mặt trái xoan xanh xao và mái tóc đen của nàng trên chiếc gối của tôi.