Dịch giả: Bồ Giang
Chương 7

Anson ngừng lại ở cánh cửa phòng tận cùng trong hành lang dẫn về phía ngôi nhà gần phòng tôi. Ông ta đặt bàn tay lên quả nắm và nhìn tôi.
- Em ông đã tỉnh lại. Thứ thuốc mê đã được dùng để giữ yên ông ấy là một thứ không gây hại, mặc dầu ông ấy có vẻ hơi choáng váng đầu. Ông ấy đã được thông báo sẽ có ông đến thăm. Ông ấy cũng đã được báo cáo tất cả những gì đã xảy ra kể từ khi ông ấy rời khỏi Hoa Thịnh Đốn. Tôi sẽ không vào với ông. Ông ấy còn có ác cảm với tôi hơn cả ông nữa.
Ông ta cười một tiếng ngắn và mở cửa. Tôi vừa bước vào, ông ta đã đóng ngay cửa lại.
Ted đang ngồi trên một chiếc ghế bành êm ái bên cạnh lò sưởi trong một căn phòng giống hệt phòng tôi. Trong lúc tôi bước vào, Ted ngước mặt nhìn tôi một cách mơ hồ.
Tôi lên tiếng trước:
- Kìa, Ted! Tôi đã đi tìm chú suốt nhiều ngày nay.
Ted chống tay lên ghế đứng dậy, run run bước về phía tôi và đưa bàn tay ra. Tôi liền nắm chặt lấy tay của Ted.
Lúc bấy giờ Ted mới nói:
- Chúa ơi, Stuart, em đã làm cho cả hai an hem mình cùng bị nguy hại. Một vụ nguy hại ghê rợn. Tất cả chỉ vì em.
- Ted, chú hãy ngồi xuống đi. Mình cần phải nói với nhau một vài chuyện.
- Em biết anh sắp sửa nói gì: “Edward, chú làm sao đến nỗi lâm vào con đường cùng này?”
- Lúc này không phải là lúc nói chuyện đó, Ted à. Lúc này còn có chuyện trọng đại hơn sự an nguy của chú.
Tôi nhìn sát vào mặt Ted trong lúc Ted ngồi xuống. Tôi có thể trông thấy rõ Ted không mang dấu vết bệnh hoạn nào sau một thời gian dài bị chích thuốc mê. Tóc trên chiếc đầu bị cạo trọc của Ted đã khởi sự mọc lún phún, và tôi thấy một miếng băng nhỏ dán lên vết thương.
Ted bảo:
- Họ đã kể hết cho em nghe.
- Nhưng chắc bọn chúng chưa kể cho chú nghe chúng đang làm trò gì trên Saint Sudra?
- Chưa. Em chưa nghe chuyện đó.
Khi tôi kể xong, Ted nhìn sững tôi với một đôi mắt mở tròn. Mặt Ted vẫn tỉnh, nhưng mắt đẫm lệ. Ted nhắm nghiền lại. Một giọt nước chảy xuống từ khóe trong của con mắt bên trái. Ted chùi bằng lưng bàn tay và dụi mắt. Trông Ted giống như hình ảnh buổi sáng mùa hè năm xưa khi tôi lôi Ted ra khỏi mấy đứa bé đang bị Ted đánh tơi bời vì bọn chúng đã giết chết ba con mèo con.
Ted nói bằng một giọng nghẹn ngào:
Chúa ơi! Thì ra đó là một điều Jacques đang định kể với em. Em cũng không hề hay biết bọn chúng đã giết Jacques, nhưng dù sao cũng đã quá muộn.
Ted gục đầu vào hai bàn tay, cùi tay chống lên hông ghế.
- Chú đã cho Anson biết cách kiện toàn bộ máy vô hiệu hóa hiện tại của y?
Ted ngửng mặt lên.
- Không, Stuart. Em xin thề với Chúa…
Tôi chận lời:
- Chú làm sao biết được? Chú ở trong tình trạng mê man kể từ khi rời khỏi Hoa Thịnh Đốn kia mà.
- Thế thì em làm sao mà…
- Bọn khốn nạn đó có những thứ thuốc khá công hiệu. Bọn chúng đã thí nghiệm với tôi một lần ở Luân Đôn, và tôi đã phải cho chúng biết điều chúng cần, vô phương chống cự.
- Nếu bọn chúng đã biết được những gì cần biết về mạch điện còn thiếu trong chiếc hộp đen, anh có tin bọn chúng vẫn để cho em sống tới bây giờ hay không?
- Chú nói cũng có lý. Chú ở đây bao lâu rồi?
- Mới đêm hôm qua. Trước đó bọn chúng đã nhốt em ở một nơi nào em không rõ. Em chỉ nhớ mơ hồ em đã nằm trên một chiếc giường nhỏ trong một kho chứa đồ.
Tôi bảo:
- Có lẽ đó là ở Murra. Nhất định chú đã bị chích một thứ thuốc tương tự Scopolamine1 (Chú thích 1: Scopolamine: một hóa chất có ký hiệu C17H21NO1 lấy từ rễ cây scopolia, dùng chung với morphine sẽ khiến người bị chích ngủ mê man (c.t.c.d.g)) mà không hay biết và mất hết lý trí. Đưa tay tôi xem thử - cả hai cánh tay.
Ted liền cuốn tay áo lên. Tôi xem kỹ những mạch máu lớn chạy qua phía trong của cùi tay. Không có dấu kim chích nào như dấu Matuschek đã để lại trên cánh tay của tôi. Nhưng điều này cũng không hoàn toàn xác nhận Ted không bị chích thuốc mê vào người.
- Anson đã nói chuyện với chú sau khi y đánh thức chú dậy? Sau khi chú tới đây?
- Không nói chuyện anh vừa kể. Y chỉ bảo y sẽ triệu tập một hội nghị các kỹ sư điện tử của y. Em đã đoạn định rằng y định bắt em nói một chuyện gì trong ngành điện tử cho đám này nghe. Nhưng em không hỏi tới.
- Thế nào y cũng dở trò. Y chỉ cần chích một mũi thuốc như đã chích cho tôi, và chú sẽ nói, chú tin tôi đi.
- Stuart, em…
- Chú khỏi lo, Ted, tôi cần rõ ngay bây giờ. Chú hãy cho tôi biết hiệu lực chiếc hộp đen của Ménard như thế nào. Bọn chúng hiện đang sử dụng thứ đó.
Ted dần dần tỉnh trí trở lại.
- Nó vừa đủ hiệu nghiệm để bảo vệ hòn đảo này, căn cứ theo lời anh vừa kể cho em nghe về vị trí của đảo. Tầm hoạt động chỉ dưới bốn mươi dặm, như thế nó không thể có tác dụng gì với một hòn đảo gần nhất trong quần đảo Hebrides. Nhưng hiệu lực của nó sẽ rất ghê gớm từ đây cho tới đó, theo độ cao của nơi này.
- Có cách gì tấn công đảo được hay không? Chẳng hạn tiềm thủy đỉnh?
Ted từ từ lắc đầu:
- Không. Tiềm thủy đỉnh có thể được che chở khỏi bị ảnh hưởng của chiếc hộp đen nhờ có nước ở phía trên, tức lmáy?
- Kalwitz đã nói với em. Không cần thêm máy nào nữa, vì đảo nhỏ và cao, trong lúc tầm hiệu lực của mỗi máy tới bốn mươi dặm. Anson đang định dùng CEFSA để chế tạo thêm khi y khởi sự điều khiển tất cả nước Anh.
Tôi biết cần phải làm gì nhưng tôi muốn nghe chính miệng Ted nói ra, nên vẫn hỏi:
- Thế là chỉ có một máy vô hiệu hóa. Vậy tính sao bây giờ?
Ted quả quyết:
- Mình sẽ phá hỏng bộ máy trước khi trốn đi. Em có thể làm công việc này ngay bây giờ. Có lẽ trên đó chỉ có một người.
Tôi lắc đầu.
- Không được đâu, vì nhiều lý do. Mình không có cách nào gửi thông điệp ra ngoài để người ta có thể kịp thời tổ chức một cuộc tấn công trên đảo. Vả lại các hỏa tiễn đã được dự trù để tự động phóng lên, trong trường hợp những tủ điện hoặc đài kiểm soát bị trúng đạn. Mình phải phá hỏng máy vô hiệu hóa ngay lúc trốn đi, giả sử mình có thể tẩu thoát. Mình không thể rời khỏi nơi này trước mười hai giờ khuya ngày mai tức là giờ hẹn với tiềm thủy đỉnh. Nếu mình phá máy bây giờ và tìm được cách ra khỏi đây, mình phải chờ hai mươi tám tiếng đồng hồ nữa. Trên hòn đảo nhỏ xíu này, với năm trăm người trang bị vũ khí, chắc chắn bọn chúng sẽ tìm ra mình trước giờ hẹn – và chúng cũng có thể sửa chữa lại lại bộ máy hoặc thay thế bằng một máy mới.
Ted cau mày:
- Tại sao mình phải chờ? Trong vịnh thiếu gì tàu?
- Những chiếc tàu được canh phòng cẩn mật. Mình không có hy vọng nào đâu. Dù có chiếc tiềm thủy đỉnh đi nữa, hy vọng cũng rất mỏng manh. Trừ phi mình cũng có thể phá hỏng luôn các hỏa tiễn.
- Không thể được. Hoặc có thể cũng không chừng? Để em nghĩ kỹ lại xem sao. Điều rắc rối là toàn thể đã được ráp đầy đủ cho nên nếu mình phá hủy tủ điện hoặc cắt đứt hệ thống dây tức là mình làm cho hỏa tiễn tự động phóng lên. Kalwitz bảo rằng họ đã ráp hệ thống này để nếu có một cuộc tấn công nào có thể thoát qua khỏi bộ máy vô hiệu hóa và bắn phá đài kiểm soát, tất cả hỏa tiễn sẽ tiêu diệt mười hai đô thị lớn nhất của nước Anh. Theo lời Anson thì bọn chúng đã thông báo điều đó trong bức tối hậu thư gửi cho Thủ Tướng.
Tôi bảo:
- Khi cần phải phóng từng hỏa tiễn một, chắc chúng sẽ điều động bằng tay? Từ tủ điện?
- Phải. Tại sao?
- Tôi không biết. Tôi chỉ nghĩ tới mọi chi tiết. Tôi không hiểu Anson có chịu gia hạn hoặc thương lượng thêm trước khi phóng hay không?
Mắt Ted chợt mở rộng.
- Em có một ý kiến. Nếu em có thể lọt vào đài kiểm soát đủ thời giờ, em có thể điều chỉnh lại một hai hỏa tiễn đầu, đổi hướng để cho nó lệch về phía tây thay vì phía đông. Như vậy hỏa tiễn sẽ không bắn trúng một mục tiêu nào hết.
Tôi bảo:
- Chú đã không còn yếu kém tinh thần như thường lệ. Nếu chú vào được trong đó – một việc rất khó thành sự thật – chú bắt buộc phải điều chỉnh lại tất cả hỏa tiễn.
- Việc này cũng đáng để em thử một phen.
Không thể làm trong ba tiếng đồng hồ cuối cùng của mình trong đêm mai, nếu mình được tự do. Chú đã thấy bọn lính gác mang tiểu liên. Chú đừng mơ tưởng chuyện đó nữa.
- Theo em hiểu thì anh không tin Anson sẽ để cho mình đi?
- Chú có tin được không? Dù sao mình phải có một kế hoạch phòng hờ. Nếu mình có thể phá hỏng máy vô hiệu hóa và thoát xuống bãi biển, và nếu mình có thể tin bọn chúng chỉ có một máy, mình có thể chuyển giao nội vụ cho Hải quân Hoàng Gia – nếu mình dặn trước họ đừng bắn vào đài kiểm soát.
- Anh Stuart, em đếm tới ba tiếng “nếu” trong câu anh vừa nói. Tóm lại mình không biết gì chắc chắn cả. Hơn nữa, bây giờ anh lại bàn tính trái ngược với ban nãy. Tại sao lại có sự thay đổi đó.
Tôi bảo:
- Vấn đề thời gian. Tôi muốn nói mình không thể phá hủy máy vô hiệu hóa lúc này. Nhưng mình phải làm việc đó trong đêm mai.
Ted nhe răng cười với tôi như một lễ sinh trong ca đội của một giáo đường.
- Chắc anh sắp “nếu” nữa.
- Tôi linh cảm mình sẽ gặp may. Mình phải liều. Điều khó chịu nhất là mình không thể trù định mà phải tùy cơ ứng biến. Đối với một việc trọng đại như thế này không cần tính tới chuyện may rủi.
Ted nói trong lúc miệng vẫn còn cười:
- Điều thú vị là nếu mình không biết mình sẽ phải làm gì, thì kẻ địch của mình cũng không biết. Bây giờ mình nên ngủ một giấc trước khi ăn tối. Mình sẽ có dịp cần nhiều sức khỏe.
Tôi bảo:
- Im lặng tức là yên nghỉ.
Nói đoạn tôi trở về phòng riêng.
Sau bữa cơm tối, tôi cố gắng tìm hiểu một cách thận trọng trong một phạm vi rất nhỏ hẹp. Tôi đi ra ngoài, bước dọc theo hành lang rộng, và bấm nút xuống bên cạnh cửa thang máy. Nó đang rần rần chạy lên. Khi tới tầng có tôi đang đứng, cánh cửa chợt mở ra một cách im lặng. Tôi nhìn vào bên trong buồng thang máy sáng rực ánh đèn, thẳng vào bộ mặt của Nelson và họng khẩu tiểu liên của y. Matuschek đứng bên cạnh y, tựa người vào vách buồng, khói đang tỏa thẳng đứng từ điếu thuốc lá y kẹp giữa hai ngón tay theo kiểu Âu châu. Matuschek mỉm cười để lộ cả hàm răng đen sì.
- Ông muốn tìm phòng tắm, phải không ông Dunbar? Ở tầng bốn phía tay phải.
Vừa nói y vừa bấm nút ở bên trong thang máy. Cánh cửa đóng trở lại. Tôi lại nghe nó rần rần chạy thẳng xuống tầng dưới cùng.
Trở về phòng riêng, tôi nhìn những khung cửa sổ một lần nữa. Mặc dầu chìm trong bóng tối, chỉ có một chút ánh sáng phản chiếu qua những ngõ ngách của tòa lâu đài, tôi vẫn thấy rõ không thể thoát ra bằng cách leo tường. Tôi không tưởng tượng được vì sao lần thứ hai tôi lại nghĩ rằng ban đêm có vẻ khá hơn. Tôi cố đừng lạc quan, và biết rằng kẻ bi quan là người được hưởng mọi thứ ngạc nhiên thú vị.
Bức tường dốc đứng chạy thẳng xuống gần sát bờ vực. Về phía tây, khoảng cách từ tường ra tới bờ vực chưa tới nửa thước. Về phía bắc thì chẳng có gì cả. Tôi nghiêng mình ra ngoài để nhìn. Bức tường của tòa lâu đài không bằng phẳng. Có nhiều lỗ để níu tay và chân đục vào trong đó, nhưng chỉ để cho một người leo núi thật giỏi, với đủ dây và móc sắt có thể cắm sâu vào mặt đá. Tôi chỉ là người lái thuyền giỏi, nhưng lại là một người leo núi thuộc vào hạng tồi. Kinh nghiệm leo núi độc nhất của tôi cách đây mấy năm ở Thụy Sĩ đã khiến cho tôi không còn ước muốn thử lại một lần nữa.
Tôi đã nghĩ rằng nếu tôi có thể tuột xuống dải đất hẹp đó, về phía tây, tôi có thể men lần tới sâu. Nhưng tôi biết không có hy vọng tuột xuống đó.
Chỉ còn một lối thoát là thang máy. Hoặc Anson.
Cửa phòng của Monique không khóa khi tôi đi tìm nàng lúc mười giờ đêm. Nàng đang ngủ. Lửa trong lò sưởi đã cháy thành những cục than hồng với lớp tro bên ngoài. Tôi lặng lẽ bước qua tấm thảm dày tới bên cạnh giường của nàng và nhìn xuống chiếc đầu màu đen trên mặt gối. Nàng đang nằm ngửa, một cánh tay gác trên gối bên cạnh đầu, lòng bàn tay quay lên và mấy ngón tay hơi co vào.
Tôi sờ một ngón tay vào một bên cổ nàng, chỗ mềm mềm ngay phía dưới vành tai. Trong giây lát, nàng vẫn nằm yên, mở mắt. Đôi mắt của nàng to và đen ánh trong căn phòng mờ tối.
Nàng nói bằng một giọng ngái ngủ:
- Stuart! Em tưởng anh sẽ không bao giờ đến được.
Tôi ngồi xuống trên cạnh giường của nàng. Nàng liền ngồi dậy và choàng hai cánh tay quanh cổ tôi. Tôi giữ nàng như thế suốt một phút, không muốn lên tiếng kể cho nàng nghe những gì tôi phải kể về sự liều lĩnh của chúng tôi. Một lúc sau nàng mới rút tay ra, đưa lên khỏi vai và buông xuống trên gối.
Tôi bảo:
- Anh xin lỗi đã làm em thức giấc. Anh đang cảm thấy buồn chán và muốn được gần một người bạn. Ted không đúng là thứ bạn anh cần.
- Ồ, Stuart, anh đã tìm được Ted?
- Ted hiện ở trong phòng sát đây. Em sẽ gặp Ted sau. Bây giờ thì khoan đã. Mình có nhiều chuyện cần nói với nhau.
Nàng mơ màng bảo:
- Anh vẫn luôn luôn là một người nói nhiều.
- Anh tự biết. Nhưng đây là chuyện rất quan trọng.
- Anh cứ chồm lên mình em như thế này thì làm sao nói chuyện cho được.
Mãi một lúc lâu sau đó tôi mới bắt đầu kể cho nàng nghe, trong lúc chính tôi cũng cảm thấy buồn ngủ. Tôi không chắc lời nói của tôi có lọt được vào tai nàng hay không. Cuối cùng, tôi cảm thấy nàng ngủ gục trên vai tôi. Tôi không muốn đánh thức nàng. Một lát sau nàng khẽ cựa mình và đặt bàn tay lên miệng tôi, mấy ngón tay rà quanh cằm tôi, và nàng nói:
- Stuart, anh ngừng nói rồi sao? Giọng anh nghe êm tai quá. Em có thể cảm thấy tiếng nói của anh rung động từ ngực anh qua ngực em.
- Em làm gì có ngực.
- Lẽ tất nhiên bên dưới những gì tượng trưng cho người đàn bà em cũng có ngực chứ. Anh hãy nói chuyện thêm cho em nghe.
- Khỏi cần nữa. Em hãy ngủ lại đi.
Nhưng nàng đã ngủ thiếp trở lại trước khi tôi nói xong tiếng cuối cùng. Mấy ngón tay của nàng trên mặt tôi duỗi ra và cào nhẹ trên má tôi trong lúc bàn tay của nàng tuột xuống.
Một lát sau, tôi cũng nhắm mắt ngủ. Trí óc tôi đã quá bận rôn suốt một thời gian dài. Song le chắc hẳn tôi đã ngủ. Điều cuối cùng mà tôi còn nhớ được là tôi đã trông thấy ánh sáng mờ xám của buổi bình minh giả tạo, bàn tay trái của buổi sáng trên bầu trời ở ngoài cửa sổ. Khi tôi nhìn trở lại thì trời đã chan hòa ánh nắng.
Tôi bỗng giật mình. Chiếc đồng hồ tay của tôi cho biết chỉ còn mấy phút là tám giờ. Monique mặc áo ngủ đang đứng bên cạnh một trong những khung cửa sổ cao nhìn ra ngoài biển. Tôi đến sát mình nàng và nhìn ra ngoài với nàng. Nàng luồn cánh tay của nàng dưới cánh tay của tôi và ép sát nó vào mình nàng, không nói gì.
Buổi sáng đã đến dưới một bầu trời u ám nặng trĩu. Tôi lo lắng nhận thấy hôm nay là ngày hẹn mà biển lại động hơn hẳn ngày hôm qua. Gió thổi mạnh khiến cho những làn sóng bạc đầu vươn cao trên mặt biển và làm bay tung bọt nước khắp nơi về phía dưới chúng tôi.
Tôi bảo:
- Có phải anh đã làm cho em không ngủ được?
- Anh đừng nói bậy. Em ngủ ngon lắm mà.
Nhưng trông nàng có vẻ phờ phạc và dưới mắt nàng có hai quầng thâm.
- Em đã nghe được những gì về vụ này?
Nàng quay người để nhìn lên mắt tôi.
- Khá đủ. Và em đã qua phòng bên cạnh, nói chuyện với Ted. Ted đã kể với em thêm nhiều điều.
- Em đừng lo ngại. Dù thế nào đi nữa, đêm nay mình sẽ dời khỏi đây. Anh thấy em đã để dành thức ăn điểm tâm cho anh.
Chiếc bàn lăn vẫn còn ở gần lò sưởi, bình cà phê đang được bắc trên một bếp lửa để luôn luôn nóng.
Nàng tiến tới bàn.
- Người ta vừa mới đưa vào. Em còn chưa ăn miếng nào. Anh uống một chút cà phê nhé?
Tôi uống cà phê và ăn bánh croissant với nàng. Chúng tôi nói chuyện rất ít. Rồi tôi trở về phòng riêng để cạo râu và thay áo quần.
Khi tôi trở qua nàng đã thay y phục xong. Nàng mặc một bộ áo quần và mang một đôi giày, tất cả là loại đặc biệt dùng lúc đi trượt tuyết. Một chiếc áo choàng ngắn dày bằng len liệng ở chân giường.
Tôi chắc lưỡi:
- Em tính giỏi lắm. Đã ấm mà lại màu đen, chắc sẽ rất tiện lợi. Tối nay em nhớ mặc vào người.
- Anson đã yêu cầu em đi một vòng xe với ông ta ngày hôm nay. Em đoán ông ta muốn nói chuyện về thỏa ước.
- Tại sao em lại đem quần án đèn ống. Một dãy gồm mười hai cái tủ điện thẳng hàng trên mặt trong của bức tường tiếp giáp căn cứ đặt hỏa tiễn, phía dưới những khung cửa sổ kiên cố. Tôi trông thấy Ted chăm chú nhìn các tủ điện.
Rồi Ted hỏi Kalwitz:
- Tại sao mỗi hỏa tiễn phải có một tủ điện riêng? Phối hợp làm một đâu có khó khăn gì?
Kalwitz trả lời:
- Đúng thế. Nhưng hệ thống chúng tôi đang dùng là một hệ thống hoàn toàn mới do chúng tôi sáng chế ra. Mục đích đầu tiên là làm cho các hỏa tiễn độc lập đối với nhau, như vậy nếu một tủ điện nào bị trúng đạn của kẻ địch – tuy đây là chuyện tối vô lý – hỏa tiễn sẽ tự động phóng lên. Một mục đích khác nữa là công việc thay đổi chương trình hướng dẫn của mỗi hỏa tiễn sẽ được dễ dàng và nhanh chóng. Ông đến đây để tôi chỉ cho xem.
Tôi nhìn quanh căn phòng trong lúc Ted và Kalwitz cúi xuống quan sát một tủ điện. Tôi bước dọc theo chiều dài của căn phòng, trông thấy máy điện thoại móc trên tường, rõ ràng để liên lạc với những cơ sở khác trên đảo. Ted có vẻ u buồn hơn lúc tôi trở lại nơi hai người đang đứng.
Ted nói với tôi:
- Ông ấy nói đúng.
Đoạn quay sang Kalwitz.
- Tôi đoán loại hỏa tiễn này dùng nhiên liệu đặc.
- Đúng thế. Một loại đặc biệt chế tạo tại Đức. Ở đây chúng tôi không thể dùng lox1 (Lox: oxygen hóa lỏng để dùng để hỗn hợp với nhiên liệu cho hỏa tiễn – c.t.c.d.g) vì nó không được bền. Bây giờ các ông hãy tới đây với tôi. Tôi có chỉ thị cho các ông xem đầu đạn. Tất cả đầu đạn, nếu các ông muốn. Nó chỉ khai hỏa khi nào hỏa tiễn được phóng đi.
Ông ta dẫn chúng tôi trở qua khung cửa duy nhất và đi quanh tới cổng hàng rào. Ông ta mở ỗng khóa vĩ đại và xoay cánh cửa qua một bên rồi bảo:
- Mình bắt đầu với hỏa tiễn gần nhất.
Tới bên cạnh cái nắp hầm hình tròn, ông ta sờ vào một nút bấm trên một tấm bảng gắn cách mặt đất chừng một thước trên một cột sắt. Tôi nghe một tiếng gầm vang lên từ phía dưới đất. Nắp hầm đường kính độ hai thước rưỡi, từ từ mở ra, xoay quanh bản lề. Tôi có thể trông thấy ngay phía dưới miệng hầm, cái mũi bằng của hỏa tiễn với hình dáng thật xấu xí. Kalwitz cúi xuống, hai bàn tay loay hoay một lát bên đầu hỏa tiễn. Cái mũi bằng từ từ mở ra cho đến khi chúng tôi có thể từ chỗ đang đứng trông thấy được những gì ở bên trong. Ted ngồi chồm hỗm xuống và nhìn kỹ. Kalwitz liền bật mấy ngọn đèn ống ở chung quanh mép hầm. Ông ta không nói một tiếng. Lúc này không cần phải nói gì. Mặt của Ted tái mét khi Ted đứng trở dậy.
Ted bảo:
- Được rồi. Như thế là đủ. Tôi đã thấy rõ.
Tôi nói theo:
- Tôi cũng vậy.
Kalwitz vẫy tay quanh một vòng.
- Các ông có muốn xem những cái khác?
Ted lắc đầu:
- Tôi tin lời giáo sư. Có phải tất cả đều được trang bị để đốt cháy không khí?
- Đúng vậy. Với chiều cao độ chừng một ngàn tám trăm bộ1 (1800 bộ (feet) = 540 mét).
- Giống như Nagasaki và Hiroshima?
Kalwitz đáp:
- Tương tự như thế. Nhưng thứ này mạnh hơn nhiều.
Ông ta nhún vai và nhăn mặt. Tôi hiểu rằng ông ta không hứng thú một chút nào với công việc này. Trong một thoáng, tôi chợt nghĩ cách lợi dụng sự chán chường của ông ta. Nhưng hy vọng tiêu tan ngay khi ông ta trả lời câu hỏi cuối cùng của Ted.
Ted nói:
- Tôi muốn hỏi giáo sư những thứ này được chế tạo tại đâu. Nhưng tôi không hy vọng giáo sư sẽ trả lời.
Kalwitz tỏ vẻ buồn rầu:
- Phải. Tôi không được phép trả lời câu hỏi đó, vậy xin ông đừng hỏi nữa. Nhưng ông chắc phải nhớ rằng người Hoa Kỳ đã từ lâu không còn giữ độc quyền nữa. Không phải người ta đã đánh cắp những tài liệu mật. Khi mình đã cho công khai nổ tung một trái bom như thế và cho thấy nó có thể được chế tạo, thì sự bí mật kể như không còn nữa. Bất cứ một nhà vật lý học giỏi nào cũng có thể làm ra được. Và hiện giờ có rất nhiều phương pháp dễ hơn xưa. Khoa học kỹ thuật về khối lượng mà ông thường dùng ngay nay đã lỗi thời. Hiện giờ, ngay cả Do Thái cũng có thể làm bom.
Tôi bảo Ted:
- Ông ấy nói đúng. Một nhà vật lý học Đức mà chúng tôi đã giải thoát khỏi một trong những trại tù binh ở Nagasaki đã nói chuyện đó với tôi hồi tháng Tám 1945.
Chúng tôi không nói gì nữa trong lúc Kalwitz lái xe đưa chúng tôi trở về lâu đài. Vẻ xanh xao, tiều tụy vẫn còn hiện rõ trên khuôn mặt của Ted. Mới cách đây hai mươi phút Ted đã nhìn vào trong cửa địa ngục. Ted đã trông thấy cánh cửa mở ra một chút rồi đóng lại. Ted hiểu rằng lần sau khi đã mở ra được rồi nó sẽ không đóng lại nữa, và Ted phải chịu một phần trách nhiệm. Tôi cũng đã trông thấy, và thật là đau đớn khi biết rằng chính mình đã tiếp tay nối giáo cho giặc.