Một sự thay đổi quang cảnh

Sau khi bắt tay Kiều Quán Hoa với tư cách là trưởng đoàn của Trung Quốc vào Liên hợp quốc ngày 14 tháng 11 năm 1972, tôi cảm thấy cuối cùng đã giải quyết xong một vấn đề mà từ lâu tôi đã gắn mình vào. Trung Hoa đã giành lại cho ngồi hợp pháp của mình ở Liên hợp quốc. Và trong tháng 4, tháng 5 năm 1975, trong một khoảng thời gian ngắn 3 tuần lễ không thể tin được các lực lượng cách mạng ở Campuchia. Việt Nam và Lào, theo đúng thứ tự như vậy, cuộc đấu tranh lâu dài của họ đã giành được thắng lợi và hoà bình đã được lập lại ở Đông Dương. Tôi chắc chắn rằng còn thêm ba vấn đề nữa mà tôi đã gắn bó một cách chặt chẽ sẽ được giải quyết trong tương lai trước mắt: tình hữu nghị chiến đấu giữa nhân dân ba nước Đông Dương hun đúc trong cuộc đấu tranh chung chống những kẻ thù chung: những quan hệ chặt chẽ phát triển với Trung Hoa của mỗi nước; sự bảo đảm một “nền hoà bình trong thời đại chúng ta” ở khu vực đó của thế giới.
Như nhiều người theo dõi châu Á, trước hết là những người có thiện chí đối với châu Á, chưa bao giờ tôi phạm một sai lầm lớn hơn trong cách đánh giá tình hình lúc đó. Tự nhiên suy nghĩ của tôi phải chuyển về miền Nam châu Phi là nơi mà nhân dân nhiều nước đang đấu tranh cho nền độc lập của mình. Ở đó cũng có một Angola. một Mozambia và một Ghi-nê Bít-xao tương xứng với một Việt nam, một Campuhia và một Lào. Tất cả đấu tranh chống một kẻ thù chung: chủ nghĩa thực dân Bồ Đào Nha.
Trong vòng ba ngày sau “cuộc đảo chính của các đại uý” tại Bồ Đào Nha, tôi đã có mặt ở Lisbon với sự quan lâm đặc biệt nhằm tìm xem liệu các “đại uý” đó có thành thật trong việc thực hiện chương trình của họ đòi phi thực dân hoá các nước châu Phi của họ không.
Sau những cuộc thảo luận dài với các sĩ quan chủ chốt của cuộc đảo chính, mà không phải tất cả đều là đại uý, tôi tin rằng họ chân thật. Trong nhóm của họ có thiếu tá Me-lô An-tuyn, kiến trúc sư chính trị của cuộc đảo chính; đại uý Ô-tê-lô Xa-rây-va đờ Các-van-hô, kiến trúc sư quân sự và đại tá Va-xô Đôx Xi-lôx Gông-can-vết, người tham mưu vạch kế hoạch chính trị quân sự sau hậu trường. Thực vậy cuộc đảo chính đã được thực hiện vì chế độ phát-xít đã không chịu xét gì ngoài những giải pháp quân sự đối với những cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở các thuộc địa. Nhưng cũng có những lực lượng khác mà hiện thân là tướng An-tô-đi-ô đờ Xpi-nô-la, Chủ tịch của Hội đồng quân sự thay cho chế độ phát-xít, được lãnh tụ xã hội Mario Xoa-rết kín đáo ủng hộ. Xoarết không đóng vai trò gỉ trong cuộc đảo chính: đã tán thành bám vào các thuộc địa bằng công thửc này hay công thức khác nhất là bám vào Angola giàu có vì dầu, kim cương và cà phê.
Tôi rất ngạc nhiên khi thấy tôi chẳng gặp khó khăn gì trong việc tiếp xúc với các sĩ quan đó. Tuy họ sống tách ra khỏi phần lớn các nhà báo. Lý do của tình hình đó lại càng đáng ngạc nhiên hơn nhiều. Một số sách của tôi về Việt nam đã được một nhà phát hành tìm cách lọt qua được “những người kiểm duyệt” để xuất bản. Nhưng theo yêu cầu của Sứ quán Mỹ quyển Việt nam: Câu chuyện bên trong của chiến tranh du kích đã bị tịch thu, trừ những bản được phân phát bằng bưu điện và một vài trăm quyển mà Học viện quân sự Bồ Đào Nha đã mua. Tại Học viện này các “đại uý” tương lai đã học theo quyển sách đó mà nó đã trở thành sách giáo khoa mà tất cả các sinh viên kể cả các sinh viên bổ túc đều phải đọc. Tiền đề của việc đó là các chiến thuật mà Việt Cộng đang sử dụng ngày nay sẽ được các du kích sử dụng ngày mai. Khi tôi hỏi đại uý pháo binh, người đã báo cho tôi việc này, phản ứng là như thế hào, thì anh ta nói: “Ngay người cánh hữu ngu xuẩn nhất cũng có thể nắm được thực tế rằng, nếu một nước như nước Mỹ, với những nguồn tài nguyên, kinh tế và quân sự không hạn chế,, không thể thắng được một nước nhỏ và lạc hậu như Việt nam, thì làm thế nào nước Bồ Đào Nha nhỏ, lạc hậu lại có thể thắng ở các lãnh thổ châu Phi, lớn hơn Bồ Đào Nha 20 lần và với số dân gấp đôi?”.
Đối với Mê-lô A-tuyn và Ô-tê-lô Đờ Các-van-hô ba lần làm nghĩa vụ quân sự ở các thuộc địa đã làm cho họ tin rằng, các thuộc địa phải giành được nền độc lập của họ và con đường duy nhất đưa lại kết quả đó là phải lật đổ chế độ này.
Một tháng sau ngày đảo chính Hội nghị “phi thực dân hoá” đầu tiên, về Ghi-nê Bítxao đã được mở ra ở London. Hội nghị đó đã chẳng đi đến đâu, bởi vì tất cả điều mà ngoại trưởng Mario Xoa-rết đưa ra là một cuộc ngừng bắn quân sự và quyền tự quyết sẽ được quyết định bằng một cuộc trưng cầu dân ý do Bồ Đào Nha điều khiển. Thiếu tá Pê-trô Pi-rét, đứng dầu phái đoàn Ghi-nê Bít-xao - Cáp Ve nói với tôi: “Tự quyết có thể coi là rất kỳ diệu, đối với năm 1945 chứ không phải năm 1974. Chúng tôi dă được gần 90 nước thừa nhận như một quốc gia độc lập. Chúng tôi có quy chế quan sát viên tại Liên hợp quốc. Hơn hai phần ba đất nước chúng tôi đã được giải phóng một cách vững chắc. Tại sao chúng tôi lại phải thảo luận việc Bồ Đào Nha giám sát “quyền tự quyết” của chúng tôi? Nhân dân chúng tôi đã xác định điều mà họ muốn rồi: nền độc lập đầy đủ và hoàn toàn mà chẳng hề có dây ràng buộc nào”.
Các cuộc nói chuyện đã bị tan vỡ sau 4 ngày trao đổi vô ích. Một điều giống như vậy cũng xảy ra với Mozambia, nhưng nhanh hơn. Mặc dù cuộc gặp đầu tiên đầy xúc động và được chụp ảnh nhiều giữa Xoa-rét và nhà lãnh đạo Phrê-li-mo Xa-mô-ra Maen, các cuộc nói chuyện đã nhanh chóng sa lầy và bị hoãn lại một ngày sau đó. Phải đợi đến lúc Xpi-nô-la bị cách chức nguyên thủ quốc gia trên thực tế và các cuộc hội đàm giao cho An-luyn, mà về sau thay Xoa-rét làm ngoại trưởng, mới có thể có tiến bộ. Nền độc lập hoàn toàn cho các đảo Ghi-nè Bít-lao và Cáp Ve cũng như cho Mozambia đ khi khai thác được những lời thú tội đầy đủ đã được nhấn mạnh trong một tài liệu tổng hợp những kinh nghiệm khi hỏi cung tại một phiên họp nghiên cứu của Nhóm 21 thuộc Khmer đó, lúc đó phụ trách trung tâm Tun Xleng. Tài liệu đề ngày 23 tháng 7 năm 1977, đỉnh cao của chiến dịch tàn sát toàn quốc, nói như sau:
Trong lúc hỏi cung, chúng tôi phân tích lý lịch của mỗi kẻ thù để hiểu sâu sắc xu hướng chính trị, trung tâm hoạt động, các quan hệ, nghề nghiệp và gia đình của hắn ta. Chúng tôi nghiên cứu những ảnh hưởng đó trong quá trình tác động đến hắn với một cách nhìn cả về lượng lẫn về chất và cuối cùng thì phát hiện hắn là một tay sai của CIA...
Đối với phương pháp tra tấn, chúng tôi phải triệt để rút ra những kết luận đúng đắn và luôn luôn tránh những biện pháp đưa lại cái chết... sai lầm? Chúng tôi không làm việc thực sự tốt, chúng tôi không có tiến bộ. Đó là để nói rằng chúng tôi không có nhảy vọt thực sự. Tất cả chúng tôi chẳng làm được tốt như vậy!
Ngày 7 những 1 năm 1979, khi các lực lượng Pôn Pồt sụp đổ và chạy từ Phnompenh xuống phía nam trong cuộc tháo chạy hỗn loạn, 14 trong 16 giường tại Tun Xleng đầy những thi thể nhiều thi thể bị chặt đầu, một số bị mổ bụng, những thi thể khác có những vềt cắt sâu ở họng. Hồ sơ, ảnh và tất cả đều bị bỏ lại, bên cạnh đó còn bốn thanh niên và bốn trẻ em tuổi 4, 8, 11 mà bố mẹ đã bị giết đó cũng bị bỏ lại. Những thanh niên đó là những nghệ sĩ mà cuộc đời đã được kéo dài vì bị buộc phải làm việc 16 giờ một ngày để đắp tượng nửa người cho Pol Pot. Họ đắp thế nào mà Pol Pot giống Hoa Quốc Phong, nguyên thủ Trung Quốc một cách kỳ lạ Đó là những người duy nhất, không kể nhân viên Nhóm 21, đã ra khỏi Tun Xleng sau khi đã vào qua cửa của nó.
Trong những chuyến đi thăm tiếp theo, tôi thấy rằng ở mỗi tỉnh mà tôi đến thăm như Xiêm Riệp, Công-pông Xpơ Prây-veng. Xoài Riêng và Công Pông Chàm đâu đâu cũng đều có những trung tâm chuyên việc sát hại những nhà trí thức như vậy. Những “người bất bình” đối với các điều kiện lao động nô lệ và đối với chế độ ăn chết đói, đều bị giải quyết ngay tại chỗ.
Sự tàn ác thực hiện ở những nơi tra tấn và cách giết hại cũng giông như sự đã man áp dụng cho mỗi người, từ người già đến phụ nữ, trẻ con trong các cuộc tấn công vào các làng biên giới của Việt nam. Nói chung. những tin về tình hình này đã bị phương Tây cho phần lớn là tuyên truyền của Việt nam. Nhưng đối với các xã ở Thái Lan cũng bị đối xử giống như vậy, như đoạn trích sau đây của một công hàm phản đối do Bộ Ngoại giao Thái Lan công bố ngày 31 tháng 1 năm 1977 nói rõ:
Vào 2 giờ đêm thứ sáu ngày 28 tháng 1 năm 1977 những đơn vị lực lượng vũ trang lớn của Campuchi dân chủ, ước tính khoảng 300 lính Khmer Đỏ trang bị những vũ khí mạnh giết người, đã xâm nhập lãnh thổ Thái Lan và không hề có lời cảnh cáo nào đã tiến công ba mặt vào ba xã Thái Lan... Những binh lính Khmer Đỏ nói trên bắn vào những người Thái vô tội và đốt sạch tất cả nhà cửa. Những tên sát nhân đó không những bắn chết bất kỳ ai chúng trông thấy, kể cả những phụ nữ bất lực mà cỏn làm biến dạng các thi thể và cắt họng trẻ con và trẻ sơ sinh. Trước khi chúng bị đẩy trở về bên kia biên giới đơn vị tàn sát của Khmer Đỏ đã tìm cách đốt mùa màng, và giết hại gia súc để hoàn thành nhiệm vụ khát máu của chúng...
Công hàm phản đối đó tiếp tục trích những tin của tạp chí Tuần châu Á, tạp chí Thời báo, Tuần tin tức và những tạp chí khác với những chi tiết khủng khiếp. Những tường thuật như vậy hầu như phù hợp từng chữ một với những tường thuật về những cuộc tấn công tương tự chồng lại các xã Việt Nam trên toàn biên giới Campuchia, bắt đầu từ tháng 5 năm 1975. Những tường thuật của những người chứng kiến tại chỗ cũng nhận lấy sự hung hãn của bọn tấn công. Công hàm phản đối của Thái Lan vạch rõ ràng, trong thư trả lời của họ, chế độ Pol Pot - Ieng Sary không cải chính những điều nói về tội ác, nhưng rêu rao rằng ba xã đó là của Campuchia, nên Campuchia có “mọi quyền sáp xếp lại công việc nội bộ của nó”.
Tính hung ác tính thích làm hại, tính bài ngoại và tính muốn làm chúa tể là những biểu hiện tính đại rồ dại của Khmer Đỏ. Bằng cách chọn cái tên Ăngca để chỉ quyền lực tối cao đối với mọi hành động và luật lệ Pol Pot muốn chứng tỏ rằng y muốn đồng nhất chế độ của y với uy tín của Đế chế Ăng-co. Lý do tấn công Việt nam và Thái Lan là nhằm khôi phục một phần lãnh thổ của đế chế trước đây. Bằng cách xem lại các sự kiện dọc theo biên giới cuối năm 1978 và năm 1979 tôi thấy khó chấp nhận được những tuyên bố của những lính Khmer Đỏ bị bắt, rằng mục tiêu của chúng là chiếm đóng bằng sông Cửu Long của Việt nam, thậm chí chiếm cả Sài Gòn. Tôi cảm thấy quá gượng gạo và, do luôn luôn không muốn đưa cho các bạn đọc của tôi những tin mà tôi không tin lắm, nên tôi đã không tường thuật về những tuyên bố đó. Tôi xem đó như những ảo tưởng của một tên lính không có học thức hoặc là những lời khoác lác của những tên chỉ huy hoặc những sẽ quan cũng không có học thức như hắn.
Khi người ta đã đọc Sách đen của Bộ Ngoại giao Khmer Đỏ xuất bản, thì không thể có kết luận nào khác ngoài kết luận rằng ít nhất Pol Pot, Ieng Sary và tên chỉ huy quân sự của chúng Son Sen, đã tự lừa mình là có thể tấn công quân đội Việt nam và thắng quân đội đó. Chúng thậm chí còn khoe khoang rằng chính chiến công quân sự của chúng đã đánh bại Mỹ ở Campuchia và ở Việt nam. Trên thực tế, như Sihanouk đã vạch ra, chính các lực lượng của tướng Giáp đã đóng vai trò quyết định trong bốn cơ hội quyết định, trong việc đánh bại chế độ Lon Nol được Mỹ ủng hộ. Nhưng như Sihanouk tiết lộ, Pol Pot làm ra vẻ như đó là nhờ “thiên tài quân sự” của chính hắn ta.
Với mọi tính chất nghiêm trọng của nó, Pol Pot, Ieng Sary, Khieu Samphan và những kẻ khác rêu rao rằng với những vũ khí thô sơ và nguyên thuỷ, quân đội của chúng đã thành công trong việc quét sạch hầu hết các sư đoàn bộ binh, các đơn vị thiết giáp và các phi đoàn của địch.
Tất nhiên yêu nước là tốt, nhưng cố tình có thái độ sô-vanh và thiếu thim hàng mấy chục triệu người Mỹ sẽ đi bỏ phiếu trong vòng chưa đầy chín tháng nữa để bầu ra một Tổng thống. Từ ngày 21 đến ngày 28 tháng 2, Nixon sẽ có nhiều giờ truyền hình và truyền thanh không tốn kém hơn bất kỳ một ứng cử viên nào có thể mơ đến. Cuộc vận động bầu cử năm 1972 đã bắt đầu từ khi ông ta bước ra khỏi chiếc máy bay Không lực số 1 tại sân bay Bắc Kinh. Ông ta đã được hoá trang cho việc truyền hình cả đêm lẫn ngày. Công chúng Mỹ thấy Nixon trong vai trò của một siêu ngôi sao mới, giao du đến cuối địa cầu với tư cách là người làm ra hoà bình, một anh hùng sắp tạo ra cho các cử tri Mỹ và các thế hệ mai sau của con cháu họ một thế giới an toàn. Chưa hề bao giờ một người đang tranh cử Tổng thống lại có được những hậu cảnh như Cố Cung, Lâu đài vua Chúa, Lâu đài mùa hạ, Trường Thành, và những ngôi mộ nhà Minh. Ri-sớt Mi-lớt và Pat Nixon được Giang Thanh (lúc này chưa phải là kẻ đứng đâu bị phỉ báng của “Lũ bốn tên”, mà là phu nhân Mao Trạch Đông đầy uy tín) hướng dẫn đến nhà hát xem buổi biểu diễn vũ ba-lê “Đội nữ hồng quân” (được thai nghén và thực hiện dưới sự hướng dẫn rất cá nhân của Giang Thanh). Trừ cuộc đổ bộ xuống mặt trăng, cho đến nay, đây là một màn truyền hình lớn nhất. Nhưng nó là trên đất và còn tiếp tục và tiếp tục.
Nếu Nixon xem tất cả các câu chuyện đó là một biện pháp để giành được thắng lợi trong cuộc bầu cử, thì Kissinger xem đó là biện pháp để giành được thắng lợi trong chiến tranh, một biện pháp chắc chắn để đóng một cái nêm giữa Trung Quốc và Việt nam. Nixon đã mang theo mình một vài miếng mồi phản bội đầy cám dỗ, kể cả đề nghị trao đổi các phái đoàn thương mại và đã nói rõ ràng rằng sẽ có những phần thưởng to lớn bằng tín dụng đôla nếu Trung Quốc ngừng viện trợ cho Việt nam.
Luôn luôn là một nhà ngoại giao hoàn hảo, Sihanouk đã rút lui về Quảng Châu trong cuộc đi thăm của Nixon để tránh làm cho chủ tịch Mao bối-rối vì có một Quốc trưởng thù địch tại Thủ đô, trong khi tiếp kẻ thù của Quốc trưởng đó. Nhưng còn nhiều hon thế nữa: trước đây Kissinger đã khước từ một khả năng tiếp xúc với Sihanouk vì nó có thể làm giảm ảnh hưởng của Khmer Đỏ và tránh được thảm kịch tiếp theo. Kissinger thừa nhận trong hồi ký của mình, và các nhận trò chơi không thành thật mà Bắc Kinh tiến hành có hại cho Hà Nội. Kissinger tiết lộ rằng vào đêm trước khi Kiều Quán Hoa đưa phái đoàn Trung Quốc vào Đại hội đồng Liên hợp quốc (và Ngoại trưởng Đài Loan Chow Shu-kai dắt đoàn của mình ra), ông ta đã dự một bữa cơm tối với Kiều Quán Hoa tại Câu lạc bộ Thế kỷ đặc biệt của New York.
“Đường lối của Kiều là một phương án còn ôn hoà hơn là điều mà chúng tôi đã đi đến thừa nhận là lập trường tiêu chuẩn đối với Trung Quốc: cảm tình với Hà nội, nhưng không chi vốn cho đồng minh của mình.
Trong việc kêu gọi một lần nữa cuộc ngừng bần ở Campuchia, tôi đã nhấn mạnh rằng lợi ích của Mỹ và Trung Quốc là phù hợp với nhau bởi vì cả hai chúng tôi muốn một Campuchia trung lập, độc lập không bị bất cứ nước nào thống trị. Ông ta không tranh chấp gì điều này, trái lại ông ta hỏi liệu tôi có sẵn sàng gặp Sihanouk vào chuyến thăm Trung Quốc sắp tới của tôi (định vào tháng 1-1973). Tôi tránh câu hỏi cụ thể đó nhưng đã trả lời chung chung rằng chúng tôi không chống Sihanouk nếu ông có thể thiết lập một quốc gia độc lập”.
Rồi Kissinger trích lời của Kiều Quán Hoa như sau:
“Tôi có thể nói riêng với ông rằng có thể đi đến một sự hiểu biết với Thủ tướng (Chu Ân Lai) để đối xử đúng với những lo ngại của Thái tử Sihanouk. Nếu chiến tranh tiếp tục ở Campuchia thì chúng tôi phải duy trì lập trường hiện nay của chúng tôi. Nhưng điều mà chúng tôi muốn ở Campuchia, nếu nói thật rõ ràng ra đó là giữ Campuhia không trở thành một phần phụ thuộc của Hà nội.
Ngày tiếp theo, khi tôi báo lại với Nixon cuộc nói chuyện đó, tôi lặp lại quan điểm của tôi rằng sau khi có một cuộc ngừng bắn ở Campuchia, Sihanouk một lần nứa trở thành một nhân tố và có thể “trở lại đúng lúc”.
Đáng ra tôi có thể quan tâm đến một cuộc gặp gỡ với Sihanouk để sắp xếp một cuộc ngừng bắn, nhưng thương lượng với ông ta có thể không thành công, chừng nào ông ta còn là người đứng đầu trên danh nghĩa của các lực lượng cộng sản đòi thắng lợi hoàn toàn.
Chuyến đi thăm Bắc Kinh của tôi mà cuối cùng được ấn định vào tháng 2 năm 1973, là cơ hội sớm nhất cho một cuộc họp như vậy (nhưng ngẫu nhiên, Sihanouk không có mặt ở Bắc Kinh lúc đó. Như là một biểu hiện của thái độ chúng tôi và nhận thức của Trung quốc về vấn đề đó Chu Ân Lai yêu cầu chúng tôi lo đến sự an ninh của Sihanouk trước những tin đồn về âm mưu chống lại Thái tử trong chuyến ra nước ngoài của ông ta. Chúng tôi thực sự chấp nhận (chúng tôi cũng đã sắp xếp sau đó để cho mẹ Sihanouk đi một cách an toàn từ Phnompenh đến Bắc Kinh). (Xem quyển Những năm ở Nhà Trắng của Henry Kissinger).
Việc Kissinger coi Sihanouk là “người ở đứng đầu trên danh nghĩa của các lực lượng cộng sản” đã phản ánh lòng tin chống cộng mù quáng. Điều đó đã làm sai lạc sự đánh giá của ông ta về tình hình thực sự của công việc. Và Sihanouk đã giải thích một cách đúng đắn sự quan tâm đột ngột của Kissinger đến một cuộc họp để sắp xếp một cuộc “ngừng bắn” như là một sự thừa nhận rằng: (a) chế độ Lon Nol được Mỹ ủng hộ đang thua và (b) Sihanouk phải bán rẻ những người đang chiến đấu để giữ lấy địa vị đặc quyền của mình. Kissinger đã đánh giá sai lầm con người đó một cách tồi tệ đó là một lý do tại sao Sihanouk “không có mặt ở Bắc Kinh” lúc đó.
Vào ngày thứ tư trong thời gian thăm Bắc Kinh, sau những cuộc nói chuyện dài với Chu Ân Lai xen kẽ với những hoạt động tham quan, Nixon tổ chức một tiệc đáp lễ cũng lại lễ đường lớn như chủ nhà đã làm. Tại mỗi chỗ ngồi của khách quanh bàn có một danh thiếp có chữ ký của Tổng thống Nixon trong một túi Lucite (bằng nilông - ND) cũng như những cốc uống sâm-banh mà khách coi như có thể lấy làm kỷ niệm. Thức ăn, may thay, cũng là thức ăn Trung Quốc và Mao Đài, bia được tăng thêm bằng sâmbanh California ngon. Đoàn nhạc cũng là đoàn trong bữaố, nhóm tìm kiếm phát hiện năm cái hố mới đào trong một vùng đất cát. đằng sau nhà tù thấp, tường trắng, trên bờ một ruộng ngô non. Một bàn chân người thò ra trên một hố đó. Cỏ xung qaanh các hố bị dẫm nát và có nhiều vết máu. Trên mặt đất còn một nửa tá thanh sắt đầy máu. một vài cái còn dinh tóc người. Khi bắt đầu đào lên, thì thấy rõ trong các hố là thi thể của khoảng 100 cán bộ MPLA đã bị giam ở nhà tù Cô-mác-cô. Những thi thể còn mới bị vứt lung tung vào hố, rải lên trên một lớp đất nát. Những chậu rửa mặt trong buồng tắm còn dính máu. Có lẽ ở đây các kẻ hành hình đã tắm rửa để xoá sạch dầu vết trước khi cùng với các lực lượng UNITA tháo chạy khỏi thành phố. Khi nhìn thấy thi thể mà bàn chân lòi ra ngoài là của một người phụ nữ mặt mày đã bị băm nát, không thể nào nhận ra được nữa, một người trong nhóm tìm kiếm lẩm bẩm một cách chua xót: “Đó là mặt thật của Xa-vim-bi Trên đường phố chính của Biê một nhóm những người hốc hác lê bước với một khẩu hiệu: Hoan nghênh MPLA vinh quang”, “Chúng tôi là những g người sống sót của Trường huấn luyện cảnh sát Angola ở Bi-ê” (trích quyển Nam Phi đứng lên của Winfred Burchett - ND) Theo Đô-min-gô An-tô-niô Nê-tô, một thân hình chỉ còn là bộ xương, rách nát và một người trong nhóm hoan nghênh các lực lượng vũ trang MPLA, thì trường Bi-ê có 720 học sinh. Khi liên minh UNITA - FNLA chiếm Huambô, chúng đưa khoảng 100 người vào lực lượng mỗi bên của chúng và tổng số còn lại vào một trại tập trung cũ của Bồ Đào Nha. Khi các lực lượng MPLA - Cuba đến gần Bi-ê, những học sinh đó bị đưa từng toán 10 đến 20 người ra bắn, xác của họ ngã xuống hoặc bị vứt xuống sông Quy-quy-na gần đó. Các tiểu đội xử bắn không thể giết được hết, do đó Ô-ming Nê-tô và nhóm của anh ta nằm trong số khoảng 75 người sống sót của 500 tù nhân.
Về sau, khi các báo cáo được tổng hợp lại thì ước lượng khoảng 10.000 người đã bị hành hình ở vùng Huambô- Biê mà phần lớn là trước cuộc tháo chạy hỗn loạn của các lực lượng UNITA - FNLA. Con số của tôi sưu tập từ báo cáo của những người sống sót, sau 48 giờ làm việc, thì vào khoảng hơn 2.000 người. Việc này đã được thực hiện trực tiếp theo lệnh của Xa-vim-bi. lúc đó có quyền tối cao ở khu vực này.
Thật là một vấn đề gay go và phức tạp khi những mối thù chủng tộc và bộ lạc lại chồng chất lên cuộc đấu tranh sinh tử giành chính quyền. Quyền lực của Xa-vim-bi là dựa vào những người O-vim-bun-đu ở vùng Trung Nam, một bộ lạc lớn nhất, chiếm khoảng 2 triệu người - Mặc dù UNITA liên minh với FNLA ở cấp chóp bu nhưng những người Ô-vim-bun-đu không có tình cảm êm dịu với 750.000 người Ba-công-gô ở phía bắc cơ sở quyền lực cho Hôn-đen Rô-béc-tô. Nếu người ta có thể nói đến căn cứ quyền lực tự nhiên của MPLA thì đó là l,5 triệu người Mbun-du của vùng Trung-bắc và hầu như là tất cả các trung tâm đô thị. Nê-tô đã tìm cách làm nản lòng đối với những ai muốn đa cực hoá các nhóm bộ tộc; MPLA là phong trào duy nhất trong ba phong trào, được tổ chức trên cơ sở toàn Angola và đó là nguồn sức mạnh chính của phong trào.
Trên đường về từ Bi-ê đến Huambô, tại một điểm ngoặt của đường chính về phía nam dẫn đến biên giới Na-mi-bi-a, nhóm báo chí nhỏ của chúng tôi gặp một đơn vị cơ giới xe tăng và trọng pháo của Liên Xô. Một phóng viên TASS với máy quay phim sẵn sàng trên tay, nhảy ra khỏi xe để tìm một cố vấn Liên Xô nhưng khi anh ta trở lại thì có phần tiu nghỉu. Nhưng may mắn anh ta đã tìm được một người Cuba nói được trong Nga. Người Cuba ấy nhanh chóng yêu cầu không được dùng máy quay phim. Đó là một đơn vị hỗn hợp Cuba - LAPLA (lực lượng vũ trang MPLA) đang được nghỉ trước khi làm nhiệm vụ đuổi những người Nam Phi ra khỏi biên giới Na-mi-bi-a. Kli họ cùng nhau hút thuốc và uống cà-phê, thỉ khó mà phân biết ai là Cuba ai là Angola, nhất là vì một tỷ lệ lớn quân Cuba là người da đen; tất cả họ mặc đồng phục màu xanh như nhau. Cũng có một số phải chăng những người “Angola trắng” (những người Bồ Đào ra sinh tại Angola) tham gia LAPLA từ đầu và nắm các ngành kỹ thuật. Do đó sĩ quan “Cuba” đầu tiên tôi tiếp xúc bằng tiếng Tây Ban Nha đã trả lời bằng tiếng Bồ Đào Nha (nhiều người chì huy LAPLA mà tôi gặp về sau nhất là ở xa về phía nam, thường là người Angola trắng hoặc là những người lai, vì lý do đơn giản là chỉ có họ mới có đủ trình độ học thức để sử dụng các vũ khí hiện đại).
Ấn tượng đầu tiên về những quan hệ tự do và dễ dàng giữa các sĩ quan và binh sĩ trong quân đội Cuba và giữa người Angola và người Cuba trong các đơn vị hỗn hợp, đã được khẳng định trong phần còn lại của chuyến đi thăm đầu tiên này và hai chuyến đi thăm tiếp theo.
Một trong những mỗi quan tâm chính của tôi trong chuyến đi thăm Angola và 2 chuyến đi Mô-dăm-bich trong năm 1976 là tìm xem mọi thứ đã nổ ra như thế nào sau gần 500 năm thống trị của Bồ Đào Nha. Và tại sao, đứng về mặt lịch sử mà nói, lại gần đồng thời trong những năm đó? Đó có phải là một sự phối hợp có tổ chức không? Khác với Việt nam, Campuchia và Lào, giữa Angola, Mô-dăm-bích và Ghi-nê Bít xao không có biên giới chung. Sự liên kết là ở đâu, là cái gì, và ngòi nổ?
Một điểm rõ ràng của mối liên kết đó là sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai ở các thuộc địa của Bò Đào Nha phát-xít không bộc lộ mạnh mẽ bằng các thuộc địa của các nền dân chủ nghị trường Anh, Pháp và Bỉ. Các nước dân chủ này có những phương tiện giáo dục lớn hơn nhiều và ít nhất cũng có một số tiếp xúc với thế giới bên ngoài và cũng có những nhóm gây sức ép bên trong các quốc hội nữa. Hơn nữa các nước đó đã tương đối bị kiệt quệ về kinh tế trong chiến tranh thế giới thứ hai hơn là Bồ Đào Nha. Họ không thể duy trì các cuộc chiến tranh thuộc địa và khi họ cố gắng làm, như trường hợp của Pháp ở Đông Dương và An-giê-ri và của Anh ở Ma-lai-xi-a và Kê-ni-a thì tổn phí vô cùng to lớn. Trong tinh thần “lợi ích ích kỷ có tính toán”, họ bắt đầu đưa lại nền độc lập bằng những phương pháp hợp hiến. Do đó những năm 1950 đã trở thành thập kỷ trong đó 26 thuộc địa Anh, Pháp và Bỉ giành được nền độc lập của họ (Ga-na giành được độc lập năm 1957), tất cả 11 thuộc địa của Pháp đều giành được độc lập của họ trong nn hoá tôn giáo, truyền thống, tục lệ, đạo lý của xã hội cũ và bằng những biện pháp đã man nhất để đập tan mọi sự chống đối và mọi mầm mống của sự chống đối. Kết quả cuối cùng của sự đại rồ dại đó là khoảng 3 triệu người bị giết hoặc chết đói, các cơ cấu kinh tế - xã hội hầu như hoàn toàn bị phá huỷ và một dân tộc bị chấn thương dần dần tìm cách gắn đời sống của chính mình và đời sống của đất nước lại với nhau. Chế độ Khmer Đỏ sẻ đi vào lịch sử như một trong những chẽ độ tàn ác nhất và một số đông những người bạn cánh tả của tôi sẽ bối rối vì đã bảo vệ nó quá hăng hái và quá lâu.
Sau khi Sihanouk đến Pháp cuối tháng 11 năm 1979, tôi hỏi ông ta liệu những người bạn Trung Quốc của ông ta có giải thích gì vì đã bỏ ông ta trong cơn nguy hiểm chết người của cuộc đời ông, cho đến lúc các lực lượng Pol Pot bị buộc phải chạy khỏi Phnompenh không. Ông ta cười khẩy một cách cay đắng và nói: “Bà Chu Ân Lai giải thích rằng vì Campuchia là một quốc gia độc lập và có chủ quyền nên Trung Quốc không thể can thiệp vào cỏng việc nội bộ của nó. Đó là lố bịch. Trung Quốc nắm mọi thứ ở nước Campuchia của Khơme đỏ”.
Ông ta cũng tiết lộ bằng cách ngụ ý rằng, Chủ tịch Mao biết rất rõ điều gì đang xảy ra dưới chế độ Pol Pot tháng 10 năm 1975, ngay trước khi Sihanouk và một bộ phận của gia đình ông ta trở về Phnompenh. Mao nói với Khieu Samphan - trước sự có mặt của Sihanouk - rằng ông ta, vợ ông ta - bà Monic - và hai đứa con của hai vợ chồng đó không được bị giết. Ông ta nói để khuyến khích Sihanouk tiếp tục xin về nước.
Trong cuộc nói chuyện một tiếng đồng hồ của chúng tôi, Sihanouk rất ngạc nhiên và có phần xúc động được biết rằng một nhóm đặc công Việt nam - Campuchia đã tìm cách cứu ông ta và gia đình trước ngày chiếm Phnompenh vì sợ rằng Pol Pot sẽ giết ông ta trước khi bỏ thành phố. Ông ta bình luận: Tôi biết Khmer Đỏ có sợ một việc như vậy và họ luôn luôn thay đổi chỗ ở của tôi. Vào những ngày cuối cùng, nhà mới nhất mà chúng chuyển chúng tôi đến đã bị một trung đoàn bao vây và buồng trong đó Monic và tôi ngủ được chiếu sáng bằng những đèn chiếu rất mạnh cả ngày lẫn đêm, làm cho tôi rất khó ngủ.