Phần 5 (phần cuối)

38
Trong nhà Chi. Trên chiếc ghế xa-lông rách, Thúy Vinh ngồi nép vào một góc sợ hãi. Bà Dung ôm Chi ngồi ở ghế, Chi vẫn nước mắt sụt sùi.
Khôi ra treo tấm biển: "Nghỉ không bán hàng" rồi khép cửa lại đi vào.
Khôi đi đi lại lại trước mặt ba người. Khôi ra rút soạt con dao bầu lăm lăm trong tay.
Khôi dừng lại trừng mắt hỏi Chi:
- Thế hiếp dâm mày nó là thằng nào?
Chi sợ hãi chỉ Thúy Vinh.
Chi nhìn con dao trên tay Khôi, khiếp đảm:
- Con không biết… Bố hỏi chị ấy!
Khôi quay sang Thúy Vinh, uy hiếp.
Khôi dứ con dao trước mặt Thúy Vinh:
- Nó là thằng nào? Nói!
Thúy Vinh sợ hãi, lắp bắp:
- Ông ấy… Ông ấy là Nguyễn Quốc Lương, một quan chức bự…
Khôi cười nhạt:
- Thế thì nó là một thằng có tóc… Được rồi! Tóm thằng có tóc không ai tóm thằng trọc đầu! Tốt lắm! Thế thì tốt lắm! Thế thì nó chết đầu nước với tao… Tao sẽ cho nó đi tù phen này… Thế mày quen nó lâu chưa?
Thúy Vinh sợ hãi, khép nép nhìn con dao trong tay Khôi:
- Quen vài lần?
Khôi hỏi:
- Nhà nó ở đâu?
Thúy Vinh lúng túng:
- Cháu không biết. Cháu chỉ có số điện thoại di động.
Khôi cười gằn:
- Điện thoại di động? Hừ! Văn minh đấy! Rồi nó sẽ chết vì thứ văn minh đồi bại này cho mà xem… Bây giờ phải làm đơn kiện.
Mày phải ký tên vào đấy làm chứng. Phải mang con bé nhà tao đi vào bệnh viện để khám màng trinh… Mẹ chúng mày chứ? Chiểu theo khoản 1, điều 112 Bộ luật Hình sự thì tội hiếp dâm trẻ em phải chịu từ 7 cho đến 15 năm tù. Lại còn bồi thường tiền nữa, ít nhất cũng phải ngót nghét tỷ đồng…
Khôi đi đi lại lại suy nghĩ rất lung. Ba người đàn bà co rúm lại nhìn theo bước đi hung dữ của Khôi.
Khôi bỗng bật cười, thói lưu manh nổi dậy trong người ông ta.
Khôi gật gù, dứ dứ con dao:.
- Tái ông thất mã… Hay quá! Phen này thằng Nguyễn Quốc Lương sẽ phải rũ tù. Một mặt bây giờ phải làm đơn kiện, tao sẽ đứng tên cựu chiến binh để ký đơn này. Một mặt mẹ mày (chỉ vào Dung) phải ngay lập tức đưa con bé này vào trong bệnh viện, phải xin bằng được chứng chỉ mất trinh… Cô Vinh, cô phải đứng về phe của chúng tôi, tức là những người bị hại để mà làm chứng. Ra công đường, không có tình nghĩa gì đâu mà chỉ có lý mà thôi. Không có tang chứng vật chứng thì rồi ăn cứt… Một mặt khác nữa, phải tìm ngay ra địa chỉ, nhân thân của tay Lương này để đòi bồi thường thiệt hại… Tái ông thất mã. Mất ngựa rồi tìm ra ngựa… Chẳng lẽ mất trinh mà không tìm ra được thứ gì à?
Khôi vứt dao xuống đất, quát mẹ con Dung, Chi:
- Đứng lên đi! Đi vào bệnh viện. Vẫn còn ngồi đây thút thít thì làm được cái trò gì?
Vừa lúc ấy, lại một chuyến tàu sầm sập chạy qua.
Khôi chạy ra ngoài gọi mấy chiếc xe ôm.
Khôi bắt Thúy Vinh đi theo hai mẹ con Dung, Chi.
Khôi giao hẹn trước với Thúy Vinh:
- Bằng bất cứ giá nào cũng phải lấy được chứng chỉ xác nhận của bệnh viện là con bé mất trinh. Nếu không - Khôi khẳng định như đinh đóng cột - thằng này sẽ sống chết với cô. Cô cứ về đóng quan tài trước đi là vừa!
Thúy Vinh biết, với loại người như Khôi thì đấy không phải là một câu nói đùa.
39
Trong phòng làm việc của Đức ở trụ sở công an: Đức và một nữ đồng nghiệp đang làm việc trên máy vi tính. Ở các bàn khác cũng có những người khác mặc quân phục đang ngồi làm việc.
Đức đi đi lại lại bực bội:
- Thật tức quá! Tội phạm sờ sờ trước mặt, biểu hiện rõ ràng mà không làm gì hắn được.
Người nữ đồng nghiệp của Đức tìm ra được một số liệu gì đó trên máy vi tính, reo lên:
- Anh Đức! Anh xem đây này. Những con số này có ý nghĩa gì?
Đức nhìn vào máy vi tính, làm một vài thao tác máy, xem xét số liệu trên màn hình.
Đức giơ tay lên trời:
- Đúng rồi! Đúng rồi! Đây là gói thầu số 8… Tôi cũng đã kiểm tra số liệu gói thầu này! 25 triệu đô-la mà thất thoát tới 9 triệu đô-la thì kinh khủng quá!
Vừa lúc ấy, một người công an mở cửa phòng bước vào. Người này bảo Đức:
- Anh Đức! Vừa có tin gấp về Nguyễn Quốc Lương.
Đức vội vã đi theo người công an.
Đức hồi hộp. Đức đã theo dõi Nguyễn Quốc Lương từ 5 năm nay. Tìm hiểu Lương, Đức công nhận Lương có những phẩm chất hơn người: tính quyết đoán trong công việc, đầu óc tổ chức giỏi, trong quan hệ với mọi người không phải không có tình có lý. Thậm chí, Lương còn là một kẻ vị tình. Chính điều đó đã làm cho không ít người lợi dụng Lương, nếu không muốn nói là còn làm hại Lương trong công việc nữa.
Đức nhận thấy Lường thiếu phẩm chất của một thủ lĩnh. Thái độ không tin cậy bạn cộng sự là một nhược điểm. Lương hay sa vào những việc sự vụ. Một mặt khác, Lương còn hay tham vặt.
"Nhưng lòng tham thì ai chẳng có?" Đức tự hỏi mình. Chính Đức nhiều khi cũng tham danh lợi. Tuy nhiên, Đức vẫn luôn nhớ lời người xưa: "Ham cái lợi phải là cái lợi chung cho thiên hạ, ham cái danh phải là cái danh cho muôn đời". Đức luôn phải tự nhủ mình giữ gìn danh dự.
Đức biết công việc của mình là một công việc khó và hay bị hiểu lầm. "Không có cảnh sát thì không có văn minh". Đức mong muốn góp một phần công sức cho sự văn minh của đất nước, một việc tưởng là dễ nhưng khó vô cùng.
40
Trời nắng như thiêu. Không khí oi bức lạ thường. Hà Nội đang trong những ngày cuối hè, đầu thu, mưa nắng thất thường.
Trước cửa nhà Chi ven đường tàu hỏa đông nghẹt người. Ở ngoài cửa, Khôi, bố của Chi đã cho treo tấm biển đề: "Nghỉ cửa hàng. Nhà bị hại" to tướng.
Trong nhà và ngoài cửa xúm xít rất đông những người đứng tò mò xem.
Ở giữa nhà có kê một cái bàn làm việc.
Khôi đang ngồi đối diện với một người công an phường và ông chủ tịch phường.
Trên tay người công an là một tập giấy tờ Khôi vừa trình báo.
Khôi nước mắt lưng tròng:
- Thưa các chú… Con bé mới có 13 tuổi đầu, trong trắng, ngây thơ… Xác nhận y tế rõ ràng "ở trong âm đạo có xác tinh trùng".
Giời ơi là giời. Thế là thế nào? Thằng Nguyễn Quốc Lương là yêu râu xanh chứ còn gì nữa? Đạo đức ở đâu? Luật pháp ở đâu? Tôi gửi đơn kiện này với đủ tang chứng, vật chứng rõ ràng. Chúng tôi bị hại? Chúng tôi có quyền đòi hỏi lẽ phải. Hiếp dâm trẻ em là tội tày đình, trời không dung, đất không tha. Không thể tha thứ cho thằng ấy được.
Ông chủ tịch phường ngăn lại:
- Bác Khôi! Bác cứ bình tĩnh! Cái gì cũng có pháp luật, bác cứ yên tâm. Chúng tôi rồi sẽ xem xét…
Khôi đỏ mặt tía tai:
- Vâng! Tôi yên tâm chứ… nhưng xin cha nội không thể cứ cưa mũi tên như thế. Tôi sẽ gửi đơn kiện này lên thành phố, lên cao nữa… Phải làm cho ra môn ra khoai.
Người công an xem xét giấy tờ, nhận xét:
- Chứng thực của bệnh viện này là rất quan trọng. Nó là cơ sở pháp lý để khởi tố vụ án.
Khôi vội vàng lấy trong ngăn kéo ra một tập giấy in:
- Đây? Các anh cầm thêm một bản sao nữa cho chắc chắn. Tôi đã photocopy ra 50 bản! Chữ trinh đáng giá ngàn vàng. Các cụ ngày xưa đã nói thế rồi. Nó là đạo đức, cũng là tiền bạc. Nó phi vật chất mà là vật chất. Danh dự của con gái tôi cũng là danh dự của tôi, của cả nhân dân phường này. Tôi nói như thế có đúng không nào?
Nhiều tiếng đồng tình: "Đúng! Đúng!" "Phải làm cho nó ra nhẽ!"
Khôi đứng lên, hướng về đám đông, vung tay lên như diễn thuyết:
- Thưa bà con! Đạo đức đứng về phía tôi! Đạo đức là gl? Đạo đức chỉ có ở những người nghèo khốn khổ. Chúng ta có thừa đạo đức! Chúng ta đạo đức nên thế chúng ta mới khổ! Đây là một cuộc đấu tranh pháp lý mang tính đạo đức, mang tính nhân văn…
Ông chủ tịch phường vội vàng kéo Khôi ngồi xuống:
- Thôi thôi! Bác Khôi, bác cứ bình tĩnh. Chúng tôi nhận đơn của bác sẽ về trình báo. Bác cứ yên tâm…
Ông chủ tịch phường và người công an đứng lên.
Đám đông đi ra. Vừa lúc ấy, một chuyến tàu đến. Mọi người bỏ chạy tán loạn.
Ngay sáng hôm sau, trên các báo hàng ngày đã đưa tin "Nguyễn Quốc Lương hiếp dâm trẻ em". Có đến hơn chục tờ báo đưa tin một lúc.
Trước một quầy bán báo. Rất đông người mua báo.
Mấy đứa trẻ bán báo đang rao báo.
- Báo đây! Báo đây? Khởi tốvụ án Nguyễn Quốc Lương hiếp dâm trẻ em!
Những đứa trẻ khác cũng rao ầm lên như thế.
Thúy Nga mua một tờ báo, đứng đọc ngay giữa đường. Một chiếc ô tô đi đến. Người lái xe quát to:
- Muốn chết à?
Thúy Nga vội vã tránh lên hè.
Thúy Nga lo lắng, gọi điện thoại di động cho Nguyễn Quốc Lương nhưng không có tín hiệu trả lời.
- Thế là nguy rồi - Thúy Nga nghĩ - Khinh suất, kiêu ngạo… Thế là anh ấy đã tụ chuốc họa vào mình.
Thúy Nga biết một khi báo chí đã đưa tin rầm rộ thì nghĩa là sự nghiệp của Lương đã đi đứt vô phương cứu chữa.
Bất giác, cô thở dài, luống cuống không biết mình đang ở đâu, định đi đâu.
41
Lương choáng người khi đọc xong tập báo mà người thư ký mang vào buổi sáng. Mồ hôi rịn ra hai bên thái dương.
Thế là mất hết! Thế là vô phương cứu vãn.
Ô nhục! Làm sao có thể thanh minh được với mọi người khi mà chứng cớ đã rất rõ ràng, lại được đăng tải ở tất cả các tờ báo lớn?
Lương vò nát tờ đơn kiện của gia đình Khôi. Phen này ra tòa là chắc. Làm sao thoát khỏi búa rìu pháp luật?
Lương lo lắng nghĩ. Điều Lương lo sợ lúc này là sự việc không phải chỉ dừng ở mức có thể ỉm đi cho xong chuyện được. Từ việc này sẽ lan sang việc khác. Hay là đã có kẻ nào gài bẫy? Không? Không đời nào! Tất cả chỉ là do sự khinh suất không đáng có.
Lương đi đi lại lại, đầu ong ong như có muôn vàn mũi kim đâm vào. Không còn có mặt mũi nào để nhìn vợ con, thiên hạ.
Chỉ còn cái chết giải thoát tất cả - Lương nghĩ - Sống sẽ chỉ chuốc ô nhục vào mình…
Lương sợ hãi khi nghĩ đến buổi sáng nay khi đến công sở. Tất cả mọi người đều lảng tránh Lương. Ngay cả viên thư ký trung thành cũng biến đâu mất. Khi Lương vào phòng, chỉ thấy có một tập báo in sự việc của Lương ở trên mặt bàn.
Lương khóa cửa phòng ngồi im suy nghĩ cả ngày, không ăn, không uống. Đã hết giờ làm buổi chiều rất lâu, Lương mới lén mở cửa phòng trông ra ngoài. Mọi người đã về từ lâu, không còn bóng một người nào.
Lương lén lút rời khỏi công sở, gọi một chiếc xe bảo đi về cầu Thăng Long. Lương đứng giữa cầu, nhìn xuống dòng n='height:10px;'>
Thúy Vinh lẩm bẩm:
- Con nỡm! Đúng là Tiểu long nữ.
Vừa lúc ấy, chiếc taxi chở Nguyễn Quốc Lương đỗ ở trước cửa khách sạn. Nhân viên khách sạn ra mở cửa xe. Lương vào. Chiếc xe vụt đi Thúy Vinh niềm nở chạy ra đón Lương:
- Gớm! Chờ anh đến mỏi cả mắt.
Lương có vẻ bối rối.
Lương nhìn quanh, khẽ hỏi:
- Thế nào?
Thúy Vinh cười:
- Xong rồi! Chìa khóa phòng đây. Anh lên đi Phòng 201. Em chờ ở dưới.
Lương mỉm cười, lấy ra một cái phong bì dày đựng tiền đưa cho Thúy Vinh. Thúy Vinh nhận tiền, vui vẻ.
Thúy Vinh hôn gió:
- Cảm ơn anh!
Thúy Vinh tiễn Lương lên đến giữa cầu thang gác thì dừng lại.
Thúy Vinh đẩy nhẹ vào người Lương:
- Em xuống đây. Chúc anh vui vẻ nhé!
Lương bước lên cầu thang gác. Chiếc cầu thang hun hút. Chỉ nghe thấy tiếng giày của Lương lạnh lùng.
Lương dừng bước trước cửa phòng 201, lấy chìa khóa mở cửa, lóng ngóng mãi mới mở được khóa. Lương không biết rằng cũng trong lúc đó, ở nhà mình, trước bàn thờ, bà Quỳnh vẫn đang ngồi tụng kình. Tiếng mõ dồn dập. Bát hương trên bàn thờ bỗng nhiên phát hỏa: các chân hương cháy ngùn ngụt.
Bà Quỳnh vẫn ngồi yên tụng kinh gõ mõ. Tiêng mõ như thúc giục rồi từ từ thưa thớt. Bà Quỳnh ngã quy dưới bàn thờ, ngất đi.
34
Lương bước vào phòng, hơi hoa mắt.
Phòng tối um. Lương đưa tay lần sờ để bật công tắc điện. Những ngón tay Lương lóng ngóng. Đèn bật sáng.
Trên giường nệm trắng tinh, Chi nằm khoả thân úp mặt xuống giường, trên lưng có hình con rồng nhỏ rất đẹp.
"Tại sao mình lại ở đây? - Lương nghĩ - Người ta đã giáo dục mình như thế này đây"
Chi cựa mình. Những sợi tóc xoã trên bờ vai mềm mại. Tất cả những chi tiết trên thân thể cô đều nhỏ nhắn, xinh xắn.
"Báu vật… Đúng là một báu vật - Lương nghĩ - Tại sao mình lại ở đây? Mình đang làm gì? Tội lỗi…". Lương loay hoay, chính Lương cũng cảm thấy bàng hoàng.
Lương gần như nín thở. Chi nhắm nghiền mắt. Khi Lương ngồi xuống bên cạnh, Chi hé mắt nhìn, nở nụ cười rực rỡ với Lương.
Lương giật thót mình. Chưa bao giờ Lương nhìn thấy một nụ cười nào vừa ngây thơ, vừa phóng đãng đến thế. Nó ở trên môi một bé gái và điều ấy khiến Lương bất giác sợ hãi, run bắn người lên. Chết thật! Tại sao mình lại ở đây? Ma xui quỷ khiến thế nào mà lại chước vào nghiệp chướng này?
Lương nhắm mắt lại. Hồi xưa, khi còn thơ ấu Lương cũng đã từng có một cô bạn gái bằng tuổi Chi đây. Có lần, ở trong đống rơm sau nhà, hai đứa chơi trò vợ chồng. Tuy nhiên, lúc ấy, mặc dầu trần truồng nằm bên cạnh nhau, Lương không hề có một cảm giác gì về dục vọng. Mối tình trẻ thơ trong trắng cứ in mãi trong lòng Lương. Với Lương, hình ảnh những người phụ nữ bao giờ cũng là hình ảnh về cái đẹp, sự thánh thiện và lòng nhân từ. Chỉ cho đến khi Lương bước trên con đường công danh thành đạt, lúc ấy sự tha hóa mới gặm nhấm dần tâm hồn Lương.
Lương trở nên một người khác hẳn, vị kỷ và nhiều khi độc ác.
- Có ai thương xót mình đâu - Nhiều khi Lương nghĩ - Không ai hiểu được những gì ta đã eống hiến cho đời. Tất cả mới chỉ nhìn thấy một mặt của quyền lợi… và sự đố kỵ, hằn thù từ bốn phía. Không ai biết ta đã đêm ngày lao lực thế nào, mất công mất sức thế nào… Rồi thì cái chết, không biết cái chết nó sẽ đến từ đâu, lúc nào? Lương vẫn hình dung cái chết sẽ đến với Lương bất ngờ, không hề hẹn trước. Số mệnh của Lương là thế. Định mệnh… Và một bản năng ở đâu đó mách thầm Lương:
- Hãy sống đi… Mỗi ngày sống là một ngày hoan lạc…
Lương giơ tay ra, bỗng nhiên như người chóng mặt, hoa mắt. Lương cảm thấy con rồng trên lưng Chi như cựa quậy, trừng mắt nhìn mình. Lương đưa tay lên trán bóp nhẹ.
Tất cả căn phòng như chao đảo, quay tròn.
Chi sợ hãi, nhỏm dậy:
- Ông… Ông… Anh làm sao thế?
Lương đứng dậy, gần như không hiểu tình thế của mình.
Lương lắp bắp:
- Em… Cô… Cô mặc quần áo vào đi!
Chi vội vã nhỏm dậy, ôm tấm chăn che người, lùi vội vào một góc giường nhanh nhẹn như con thú, mắt quắc lên sợ hãi.
Lương bước đi một bước.
Chi lùi xa hơn nữa, xua tay:
- Đừng… đừng đến gần tôi…
Lương dừng bước. Chi rút ra một con dao nhọn nhỏ vẫn dùng để gọt khoai tây giơ ra để thủ thế.
Lương giật lùi, xua xua tay:
- Cô. Xin cô đừng sợ…
- Ông đi đi… Đi đi..
Chi lấy gối ném vào người Lương. Cô trở nên hung dữ lạ thường.
Lương lùi, dựa lưng vào tường, không còn tự chủ được nữa. Lương vội lấy vài viên thuốc trong túi ra, lấy chai nước trên bàn uống thuốc.
Chi ôm chặt cái chăn trước ngực sợ hãi theo dõi Lương, một tay vẫn cầm dao.
Lương tỉnh lại, lặng lẽ rút trong ví ra tờ 100 đô-la Mỹ đặt lên đầu giường rồi đi ra.
Lương xuống cầu thang, bước đi lảo đảo.
Thúy Vinh đang ngồi chờ, vội vã đứng lên, chạy lại, giơ tay:
- Anh… Sao nhanh thế? Có vừa lòng không?
Lương gạt tay Thúy Vinh ra, bước nhanh ra cửa. Chiếc taxi từ đâu không biết phóng đến đón Lương. Lương mở cửa xe bước lên.
Chiếc taxi vọt đi ngay, để Thúy Vinh ở lại sững sờ không hiểu ra sao nữa cả.
35
Lương mở khóa cổng, xách cặp bước vào nhà. Lương hơi ngạc nhiên vì thấy căn nhà vắng lặng.
Trong phòng khách, tiếng tích tắc của chiếc đồng hồ treo tường nghe rõ mồn một.
Bộ xa lông Hàn Quốc sang trọng lạnh lẽo đến rợn người. Trên tường, bức tranh thảm dệt hình một con hổ nằm dữ tợn, oai nghiêm như đang trừng mắt nhìn xuống.
Lương ngó vào trong bếp. Căn bếp tựa như đã lâu không có người sử dụng. Lương hơi giật mình. Đã nửa tháng nay gần như
Lương không ăn cơm nhà, ngày nào cũng tiệc tùng chè chén liên miên. Công việc đòi hỏi Lương phải thù tiếp xã giao, nhiều khi muốn tránh cũng không tránh được. Thành đang đi thực tập không có ở nhà. Chẳng lẽ bà Quỳnh nhịn đói, không nấu nướng gì?
Một tình cảm xót thương vợ nhói lên trong lòng Lương. "Một ngày nên nghĩa". Đằng này, hai người chung sống với nhau đã mấy chục năm trời. Lương ân hận, tự trách mình ích kỷ.
- Nếu như bà ấy mệnh hệ thế nào thì mình ân hận suốt đời - Lương nghĩ - Tiền tài, danh vọng lúc ấy phỏng ý nghĩa gì? Nỗi ân hận sẽ theo mình xuống tận đáy mồ…
Lương đi ra, vứt cặp lên ghế, bước lên cầu thang. Như có linh tính, Lương hốt hoảng, chạy vội vào phòng nơi bà Quỳnh vẫn ngồi thờ Phật.
Trên bàn thờ Phật khói hương nghi ngút.
Bức tượng Phật cổ ngồi trầm mặc thoáng ẩn hiện dưới làn khói hương. Khuôn mặt tượng Phật như chau lại.
Bà Quỳnh nằm ngã ngất đi dưới bàn thờ.
Lương chạy lại đỡ bà Quỳnh, nước mắt ràn rụa. Lương lấy tay lay mặt bà Quỳnh.
Lương nức nở:
- Mình… mình… Tỉnh lại đi! Mình… mình… Mình tỉnh lại đi.
Bà Quỳnh từ từ mở mắt ra, mệt mỏi.
Lương úp mặt xuống mặt bà Quỳnh, khóc oà lên. Tiếng khóc của Lương rất thành thực, đau đớn.
Tiếng khóc của Lương vang lên giữa ngôi nhà mênh mông, vắng lặng.
36
Nhà của Chi trên đường tàu hỏa.
Chiếc xích lô chở Thúy Vinh và Chi dừng ở cửa. Chi khóc thút thít. Họ xuống xe.
Thúy Vinh dỗ dành:
- Nào! Nào… Nín đi, nín đi!
Thúy Vinh kéo Chi vào nhà.
Ông Khôi, bố của Chi ra đón.
Khôi hơi ngạc nhiên, cau mày:
- Sao thế con? Sao mày lại khóc?
Chi giằng khỏi tay Thúy Vinh, vứt cái túi xắc lên chiếc ghế xa-lông rách, quăng đôi giày cao gót đỏ rồi trèo lên gác, khóc to hơn, nằm úp mặt kéo chăn trùm đầu.
Thúy Vinh ngồi phệt lên ghế xa-lông.
Khôi quát vợ vẫn đang mải băm thịt:
- Bà để đấy! Lên xem con bé thế nào!
Dung chùi tay, vội vã trèo lên gác.
Khôi hỏi Thúy Vinh, vẻ ngờ vực, hai mắt hấp háy:
- Em nó sao thế hả cô? Sao nó lại khóc?
Thúy Vinh dằn dỗi nói:
- Biết sao được? Đồng bóng còn gọi con ông là cụ…
Khôi cười lấy lòng, xoa hai tay vào nhau:
- Thì nó mới còn trẻ con mà cô. Mới có 13 tuổi đầu ở tuổi nó, một ngày tôi cười ba lần, sau đó lại khóc ba lần…
Khôi rót nước, đưa cho Vinh:
- Uống nước đi cô… Thế cháu nó làm cho cô thế nào? Buổi đầu, cái gì cô cũng phải dạy, cũng phải bảo ban cho nó. Như thế gọi là nghĩa tình quân sư phụ. Ngày xưa, Khổng Tử có bảo Nhan Hồi là ta với ngươi có tình thày trò, nhưng nghĩa là nghĩa cha con ruột thìt.
Khôi cầm cái túi xách mà Chi vứt trên ghế xa-lông ngắm nghía:
- Của cô đây à?
Thúy Vinh lắc đầu:
- Không! Của em Chi đấy!
Khôi mở "phéc-măng-tuya" lấy ra gói báo, mở ra thấy tờ 100 đô-la và xấp tiền dày, ngạc nhiên. Mặt Khôi tái dần đi:
- Chết? Sao nó lại có nhiều tiền thế này?
Thúy Vinh chỉ hếc mắt nhìn, không trả lời vẫn giữ vẻ hậm hực.
Khôi căn vặn:
- Cô trả cho nó đấy à?
Thúy Vinh không trả lời. Bằng kinh nghiệm riêng trường đời, Khôi lờ mờ hiểu ra tình thế, vẻ mặt từ từ thay đổi.
Khôi cầm tập tiền chìa ra, hoạnh hoẹ:
- Cô bán nó rồi phải không? Có đúng không? Có đúng hay không?
Thúy Vinh ngồi lùi ra, giằn dỗi:
- Ai bán con ông?
Khôi sừng sộ:
- Không bán sao có nhiều tiền thế này? Cô nói thật đi! Không cô sẽ chết với tôi!
Thúy Vinh sợ hãi, lúng túng, lắp ba lắp bắp:
- Bác… Bác làm gì thế?
Khôi điên tiết:
- Làm gì à? Cô bán trinh nó phải không? Cô giết con tôi… Mày! Mày giết con tao mất rồi!
Khôi ném cái túi vào người Thúy Vinh nhưng tay kia vẫn cầm chặt tiền.
Thúy Vinh lùi vào góc chiếc ghế, hoảng sợ:
- Bác… Bác? Bác làm gì thế?
Khôi dồn Thúy Vinh, mặt đỏ tía tai:
- Bác cháu cái gì? Mày khai thật đi! Mày bán trinh nó phải không? Nếu không thì tao giết mày.
Vừa lúc ấy vợ Khôi kéo Chi đang khóc nức nở xuống gác.
Dung lu loa, rít lên:
- Giời ơi! Ông ơi… Con bé nó bị hiếp dâm… nó nói nó bị hiếp dâm đây này…
Khôi lao vào Thúy Vinh đấm túi bụi vào mặt cô ta. Thúy Vinh sợ hãi lấy túi che đỡ…
Khôi ngồi phệt xuống đất, lấy hai tay đấm xuống đất, gào lên:
- Giời ơi là giời! Giời ơi là giời…
Đúng lúc ấy, tàu hỏa sầm sập chạy qua.
Những viên sỏi bắn cả vào trong nhà.
37
Trong một phòng làm việc của cơ quan công an, có năm, sáu người ngồi ở hai bên bàn, có người mặc thường phục, có người mặc quân phục, có cả người phái viên ở Bộ chủ quản của Lương. Đức mặc quân phục trung tá đang nói.
Đức nhìn mọi người, chém mạnh tay vào không khí:
- Tôi nghĩ rằng phải bắt Nguyễn Quốc Lương. Những biểu hiện tham nhũng, tham ô tài sản nhà nước là rất rõ ràng.
Người phái viên trầm ngâm, vặn lại:
- Nhưng chứng cứ ở đâu? Bằng chứng chúng ta không có.
Một người khác băn khoăn:
- Nguyễn Quốc Lương làm việc độc lập, không có phe nhóm, đã xơi là xơi một mình. Hắn khôn ngoan như cáo, lạnh lùng như sói. Không có bằng chứng, không có tang vật thì không thể bắt hắn vì tội tham nhũng được.
Một người khác nữa cũng nói:
- Chúng ta không thể bắt hắn vì cảm tính. Ra pháp luật, tất cả phải có lý lẽ, phải có tang chứng, vật chứng rõ ràng. Hơn nữa Nguyễn Quốc Lương là người có lý lịch tốt, hắn thực sự là người có công trạng lớn.
Đức bực mình:
- Chẳng lẽ chúng ta bó tay sao? Chúng ta bế tắc trong chính những quy định pháp lý mà chúng ta dựng ra hay sao?
Người sĩ quan đeo lon đại tá lắc đầu:
- Không phải thế. Nếu có tội thì dù kiểu gì cũng phải trả giá. "Lưới trời lồng lộng, tuy thưa nhưng không lọt", Bao Công ngày xưa chắng nói như thế là gì.
Một người khác cũng bảo Đức:
- Chúng ta vẫn đủ thời gian chờ đợi cơ mà. Anh Đức, anh đã theo hắn 5 năm nay rồi, chờ thêm 5 ngày nữa cũng không được sao?
Đức mỉm cười, gật đầu:
- Được? Tôi sẽ chờ? Nhất định tôi sẽ tóm được con cá mập này?
Cuộc họp kết thúc, Đức ngồi lại sắp xếp các giấy tờ. Anh nhìn đồng hồ, hốt hoảng. Đã đến giờ phải vào bệnh viện thăm vợ. Vợ anh đang còn rất yếu…